Thường hay vô thường

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

* GIÀ CHẾT
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri già chết,
tuệ tri tập khởi của già chết,
tuệ tri đoạn diệt của già chết,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết
,
chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết?

Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi là già. Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự mai một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, từ biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết.
Già như vậy và chết như vậy; chư Hiền, như vậy gọi là già chết.

Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết; từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết.

Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là: Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Ðịnh.
* SANH
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri sanh,
tuệ tri tập khởi của sanh,
tuệ tri đoạn diệt của sanh,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh
;
chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh?

Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh.

Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh; từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh;

và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
* HỮU
tuệ tri hữu,
tuệ tri tập khởi của hữu,
tuệ tri đoạn diệt của hữu,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu
;
...........................

* THỦ
tuệ tri thủ,
tuệ tri tập khởi của thủ,
tuệ tri đoạn diệt của thủ,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ
;
...........................

* ÁI
tuệ tri ái,
tuệ tri tập khởi của ái,
tuệ tri đoạn diệt của ái,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái

...........................

* THỌ
tuệ tri thọ,
tuệ tri tập khởi của thọ,
tuệ tri đoạn diệt của thọ,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ

...........................

* Xúc
tuệ tri xúc,
tuệ tri tập khởi của xúc,
tuệ tri đoạn diệt của xúc,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc

...........................

* SÁU XỨ
tuệ tri sáu xứ,
tuệ tri tập khởi của sáu xứ,
tuệ tri đoạn diệt của sáu xứ,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu xứ

...........................

* DANH SẮC
tuệ tri danh sắc,
tuệ tri tập khởi của danh sắc,
tuệ tri đoạn diệt của danh sắc,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc

...........................

* THỨC
tuệ tri thức,
tuệ tri tập khởi của thức,
tuệ tri đoạn diệt của thức,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức

...........................

* HÀNH
tuệ tri hành,
tuệ tri tập khởi của hành,
tuệ tri đoạn diệt của hành,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành

...........................

* VÔ MINH
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh; khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh?

Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh.

Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh;

và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri vô minh như vậy,
tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh như vậy
;

khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm
* LẬU HOẶC
tuệ tri lậu hoặc,
tuệ tri tập khởi của lậu hoặc,
tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc
;

Chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 22/03/13 05:11 với 1 lần sửa.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

* VÔ MINH (1)
-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Cho đến như thế nào, một người là vô minh?

4-8) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu
không biết rõ sắc,
không biết rõ sắc tập khởi,
không biết rõ sắc đoạn diệt,
không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt,

không biết rõ thọ...

không biết rõ tưởng...

không biết rõ các hành...

không biết rõ các thức ... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt
.

9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.
Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
lại nữa, này Hiền tỷ! như thế nào là Sắc, như thế nào là Sắc Tập Khởi, như thế nào Sắc Đoạn Diệt, và như thế nào là Con Đường Đưa Đến Sắc Đoạn Diệt?

ở đây, này Hiền tỷ!
* SẮC
này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc?
- Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đấy được gọi là sắc.

Do các thức ăn tập khởi nên sắc tập khởi.

Do các thức ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt.

Và con đường đưa đến sắc đoạn diệt là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm
* THỌ
này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?
- Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.
* TƯỞNG
này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng?
- Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng.

Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.
* HÀNH
này các Tỷ-kheo, thế nào là hành?
- Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi.

Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.
* THỨC
này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?
- Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi.

Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt.

Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm
..........................

như vậy, này Hiền tỷ! là các Pháp do Thế Tôn đã thắng tri, đã hoàn toàn Giác ngộ và tuyên bố. Vị ẩn sĩ với tên gọi Rohitassa đã không có Minh phần và Giải thoát nên không thể thấy các Pháp hoàn toàn với trí tuệ; vị ấy có thần thông và dùng thần thông làm phương tiện (pháp hữu vi-vô thường) nên dầu cho đi đến chết vị ấy vẫn không thể đến được nơi mình muốn. Như vậy, này Hiền tỷ! là ý nghĩa của "cầu không được là Khổ" trong danh tự "cầu không được là Khổ" thuộc về Khổ Thánh đế, không phải ý nghĩa "cầu quyền lực,giàu sang, tiền tài, danh vọng..." mà những người thế tục thường hay nói, đó là những mong cầu của phàm phu.

Ý nghĩa ở đây là cầu cho được Giải thoát mà không được giải thoát là Khổ. (Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.)

như vậy này Hiền tỷ! là Khổ Thánh đế với đầy đủ 6 chi phần: "Sanh", "Già", "Bệnh", "Chết", "Cầu Bất Đắc Khổ", "5 Thủ Uẩn" được nói với đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ Duyên Sinh và Duyên Diệt.
Như vậy, Pháp hoàn toàn được giác ngộ bởi Như Lai.

này Hiền tỷ! như có lần Hiền tỷ đã dẫn giải và chia sẻ ý nghĩa về Như Lai - Tathàgata:
biển tâm đã viết:Kinh Thế Giới, Tăng Chi bộ-Chương 4 Pháp- Phần (2-23)

1. - Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác.
Như Lai không hệ lụy đối với đời.

Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác.
Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận.

Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác.
Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ.

Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác.
Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập.

2. -
Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát,
tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai.

Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.

3. - Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai.

(chủ đề "Như Lai - Tathàgata", box Nghiên Cứu Kinh Luận - Nghiên Cứu Phật Pháp)
như vậy, này Hiền tỷ! là các Pháp cùng duyên khởi của chúng đã được giác ngộ, đã được đoạn tận, đã được tu tập, đã được tuyên bố; không có gì khác hơn nữa. kinhle

như lời Thế Tôn dạy: "Nhiều, này Tỷ-kheo, là pháp ta thuyết giảng: Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng. Này Tỷ-kheo, nếu ai hiểu nghĩa một bài kệ có BỐN CÂU, hiểu pháp và thực hành pháp tùy pháp, người ấy được gọi là vị nghe nhiều, trì pháp"

ở đây, cđ xin đút kết lại những gì đã nói lên:

'Pháp giới sanh do Nhân,
Nhân diệt Pháp giới Diệt.
Ai chứng được nghĩa này,
Người ấy thấy Như Lai.'


(danh tự 'Pháp giới' có thể thay bằng "Thế giới")

P/s: Kính Hiền hữu alphatran! cđ mượn đề tài của Hiền hữu để nói lên ý nghĩa về các Pháp, mong rằng không gây gì phiền nhiễu và đem đến ích lợi cho các đồng Phạm hạnh kinhle

Kính chúc Chư Hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính quý đạo hữu. tangbong
Kính đạo hữu hlich. tangbong
Kn xin được chia sẽ một ít, phần còn lại mỗi đạo hữu tự chứng thực lấy.

Tà kiến, thân kiến với Tam bảo.

1_ Một người được hướng dẫn nghe giảng pháp và tự mình tư duy suy nghĩ tìm hiểu, hoặc nghe giảng pháp từ một người thầy không đủ trí tuệ hiểu biết đúng và thiếu kinh nghiệm tu tập đúng theo chánh pháp (vô văn phàm phu), người được hướng dẫn này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, người này được gọi là người vô văn phàm phu nghe kinh.

2_ Một người được hướng dẫn nghe giảng pháp từ một người thầy đầy đủ trí tuệ hiểu biết đúng và đầy đủ trí tuệ kinh nghiệm tu tập đúng theo chánh pháp (đa văn thánh đệ tử), người này tự mình tư duy suy nghĩ tìm hiểu lấy, người được hướng dẫn này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, người này được gọi là người vô văn phàm phu tụng kinh.

3_ Một người được hướng dẫn nghe giảng pháp từ một người thầy đầy đủ trí tuệ hiểu biết đúng và đầy đủ trí tuệ kinh nghiệm tu tập đúng theo chánh pháp (đa văn thánh đệ tử), người này tự mình tư duy suy nghĩ và tự mình tu tập lấy mà không chịu vấn hỏi để hiểu biết thêm có phải đang tu tập đúng hay sai trái, người này cố chấp tự làm theo ý riêng của chính mình mà không chịu sửa đổi, người được hướng dẫn này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, người này được gọi là người vô văn phàm phu có đức tin tà kiến. (tà tin)


Chánh tin với Đức Tam bảo.

Huân đầu của bốn Diệu.

1_ Một người được hướng dẫn nghe giảng pháp từ một người thầy đầy đủ trí tuệ hiểu biết giáo pháp của Như Lai (đa văn thánh đệ tử), rồi người này tự mình tư duy suy nghĩ và tự mình tu tập học và hỏi hướng dẫn sửa sai từ vị thầy đa văn trí tuệ này, người này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, được gọi là người đa văn phàm phu học kinh.(khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế)(văn, tư).

Huân giữa của bốn Diệu là sự.

2_ Người đa văn phàm phu này sau khi đã được hướng dẫn và có đầy đủ trí tuệ hiểu biết giáo pháp của Như Lai (đa văn phàm phu) tự mình tiến trình tu tập lấy, đang tiến dần đến sự chứng đạt thánh đạo, thánh quả, người này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, được gọi là người đa văn phàm phu hành kinh.(tư, tu).

Huân cuối của bốn Diệu là thành (đã hành xong).

3_ Người đa văn phàm phu này sau khi đã được hướng dẫn và có đầy đủ trí tuệ hiểu biết giáo pháp của Như Lai (đa văn phàm phu) tự mình tiến trình tu tập lấy, đã tự chứng đạt thánh đạo, thánh quả (đã hành rồi), Vị này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, được gọi là người đa văn thánh đệ tử hành kinh.(thành).Vị này hiểu rõ Khổ diệu đế, Tập khổ diệu đế, Diệt khổ diệu đế, Đạo Diệt Khổ diệu đế.

4_ Vị đa văn thánh đệ tử này tự mình tiếp tục tiến trình dẫn đến sự hoàn toàn yểm ly tham ái, (đã hành rồi), vị này theo đúng nghĩa qua lời dạy của Đức Phật, vị này xứng đáng gọi là Tỳ khưu.

3 huân (3 sắc thái) nhân cho 4 Diệu = 12 thể (12 khía cạnh), mỗi huân có 4 Diệu. (3 x 4 =12)
Hay
4 Diệu nhân cho 3 huân = 12 thể (12 khía cạnh), mỗi Diệu có 3 huân (4 x 3 =12)
Cho bốn đạo, bốn quả (bốn đôi, tám chúng).

Các vị này là những vị tôn trọng, bảo vệ, hộ trì ........Giáo Pháp, tôn trọng đây có nghĩa là học, hỏi,hiểu và hành cho đúng lời dạy của Đức Phật (tôn trọng Đức Phật), hành cho đúng Chánh pháp (tôn trọng Đức Pháp), hành cho đúng lời dạy của Bậc Thánh tăng, Bậc Thiện trí thức (tôn trọng Đức tăng) cho đến ngày hoàn toàn yểm ly tham ái (đã hành rồi== đạo quả).

a_Vị Dự lưu đã đoạn 3 kiết sử tà kiến, thân kiến, giới cấm thủ làm suy giảm tham ái và vô minh, vị đa văn này tiến trình tiếp tục đoạn diệt 7 kiết sử còn lại, những tham ái và vô minh mà vị ấy đã tiêu diệt mất sẽ không còn trở lại với vị ấy nữa. (vô vô minh diệt, vô vô minh tận)
b_Vị Nhất lai làm suy yếu, giãm bớt 2 kiết sử ái dục và sân hận làm suy giảm tham ái và vô minh, vị đa văn này tiến trình tiếp tục đoạn diệt 7 kiết sử còn lại, những tham ái và vô minh mà vị ấy đã tiêu diệt mất sẽ không còn trở lại với vị ấy nữa. (vô vô minh diệt, vô vô minh tận)
c_Vị Bất lai đã đoạn 2 kiết sử ái dục và sân hận làm suy giảm tham ái và vô minh, vị đa văn này tiến trình tiếp tục đoạn diệt 5 kiết sử còn lại, những tham ái và vô minh mà vị ấy đã tiêu diệt mất sẽ không còn trở lại với vị ấy nữa. (vô vô minh diệt, vô vô minh tận)
d_Vị Vô sanh đốn diệt 5 kiết sử còn lại, vị này kiết rõ phạm hạnh đã thành và không còn trở lại thế gian này nữa, những tham ái và vô minh mà vị ấy đã tiêu diệt mất sẽ không còn trở lại với vị ấy nữa.
(Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.Vô khổ, tập, diệt, đạo.Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.)

Đoạn này do đạo hữu Cục Đất trích dẫn là Pháp tịch diệt như phần trí đoạn tâm kinh ở trên.

10-15) Và tại chỗ nào, này Samiddhi, không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có thế giới, hay không có danh nghĩa thế giới... không có ý... tại chỗ ấy, không có thế giới hay không có danh nghĩa thế giới.

Bốn ví dụ cho dễ hiểu :

a_ ví như người học trò đã học xong những lớp tiểu học rồi, người học trò này không phải học lại những lớp đã học xong.
b_ ví như người học trò đã học xong những lớp tiểu học và trung học rồi, người học trò này không phải học lại những lớp đã học xong.
c_ ví như người học trò đã học xong những lớp tiểu học, trung học và đại học rồi, người học trò này không phải học lại những lớp đã học xong.
d _ ví như người học trò đã học xong những lớp tiểu học, trung học và đại học rồi, đã học xong những lớp kỹ sư rồi, người này trở thành kỹ sư và sẽ không còn phải đến nhà trường nữa.

Kính,kn.
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 23/03/13 13:38 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính quý đạo hữu. tangbong
Kính đạo hữu Cục Đất. tangbong

Những bài của đạo hữu Cục Đất đăng là pháp hành chơn chánh.
Lúc trước kn viết bài pháp hành Trung đạo còn dở dang chưa xong, vẫn còn thiếu sót phần Pháp niệm xứ, kính xin chư đạo hữu hãy bổ túc thêm phần này vào :
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?

11) Do duyên con mắtcác sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
Ðây là THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT.


12) Do duyên lỗ tai và các tiếng...

13) Do duyên lỗ mũi và các hương...

14) Do duyên lưỡi và các vị...

15) Do duyên thân và các xúc...

16) Do duyên ý và các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
17) Này các Tỷ-kheo, đây là THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT.

Kính,kn.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính quý đạo hữu. tangbong

Niết bàn của ngoại đạo chỉ là sự tránh khổ tạm thời, lấy đá đè cỏ, của các cõi trời hữu sắc và vô sắc (hóa thành tụ) chỉ tạm dừng chân, Niết bàn của Đức Phật, chư cổ Phật, chư A la hán là niết bàn tịch diệt, không còn tới lui thế gian này nữa.

Từ sự tồn tại vô thủy vô chung của vũ trụ thế giới, chúng ta vẫn còn mãi sanh tử luân hồi trong tam giới, trong khi ấy các chư cổ Phật, chư A la hán đã niết bàn lâu lắm rồi, chúng ta vẫn còn ở lại lớp, chúng ta chớ nên tự cao ngã mạn cho rằng sanh tử là chuyện nhỏ.

Vài hàng khuyến tu.

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

sadhu sadhu lành thay lành thay bậc thiện tri thức Cục Đất
kinhle kinhle kinhle bậc thiện tri thức Cục Đất.

kính,bt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
biển tâm đã viết:sadhu sadhu lành thay lành thay bậc thiện tri thức Cục Đất
kinhle kinhle kinhle bậc thiện tri thức Cục Đất.

kính,bt
Lành thay,lành thay, này Hiền Tỷ biển tâm! thật khéo lành thay là lời Hiền tỷ nói: "bậc thiện tri thức Cục Đất", "bậc thiện tri thức Cục Đất" kinhle kinhle

ở đây, này Hiền tỷ!
thuở xưa, khi Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, mỗi mỗi việc vị ấy làm, mỗi mỗi lời vị ấy nói; chúng sanh hữu tình khi có duyên được thấy, khi có duyên được nghe đều sanh tâm hoan hỷ và thốt lên lời tán thán: "thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! thật hy hữu nay, bạch Thế Tôn! như người dựng đứng lại..."

thời nay, này Hiền tỷ! trong thời cách Thế Tôn diệt độ đã lâu, chúng sanh hậu học khi nói Pháp, thời chỉ khiến sanh tâm phiền não,sân hận, tăng trưởng nghi hối hoặc là rối loạn như một ổ kén..; đây là nhân đây là duyên, khiến cho diệu Pháp bị lu mờ và đi đến hoại diệt

do vậy,thật là hy hữu thay, này Hiền tỷ! thật là khéo lành thay như chính lời Hiền tỷ nói:
"bậc thiện tri thức Cục Đất", "bậc thiện tri thức Cục Đất" kinhle kinhle
(do vì Hiền tỷ khéo thấy được Pháp với trí tuệ, tâm sanh hoan hỷ trong Pháp lạc :) )

ở đây, này Hiền tỷ! có 7 pháp này, một vị để tử khéo thánh tựu, xứng đáng được các vị đồng Phạm hạnh nương tựa học tập và đảnh lễ, xứng đáng được cung kính,cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời; như thế nào là bảy ?
(VI) (64) Pháp Trí

1. - Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bảy?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị
biết pháp,
biết nghĩa,
biết tự ngã,
biết ước lượng,
biết thời,
biết hội chúng,
biết người thắng kẻ liệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết pháp?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết pháp: Khế kinh, Ứng tụng... Phương quảng, vị ấy ở đây không được gọi là vị biết pháp.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết pháp: Khế kinh, Ứng tụng... Phương quảng; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết pháp. Như vậy là biết pháp.
Thế nào là biết nghĩa?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này", thời ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết nghĩa.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Ðây là ý nghĩa của lời nói này, đây là ý nghĩa của lời nói này"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết nghĩa. Ðây là biết pháp, biết nghĩa.
Thế nào là tự biết? (biết tự ngã)

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự biết; "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết tự ngã như vầy: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài", thời ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết tự ngã.
Nếu Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết tự ngã: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết tự ngã. Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết.
Và thế nào là biết ước lượng?

6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ước lượng (vừa đủ) trong khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thời vị ấy ở đây không được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; do vậy vị ấy được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ. Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết ước lượng.
Và thế nào là biết thời?

7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết thời: "Ðây là thời để tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết thời: "Ðây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh", thời ở đây, vị ấy được gọi là không biết thời.
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết thời: Ðây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết thời. Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời.
Và thế nào là biết hội chúng?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy", thời ở đây, vị ấy không được gọi là "Vị biết hội chúng".
Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết hội chúng: "Ðây là hội chúng Sát-đế-lỵ, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy"; do vậy, được gọi là "Vị biết hội chúng". Ðây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời, biết hội chúng.
Và thế nào là biết người thắng liệt?

9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng:
một hạng ưa thấy các bậc Thánh, một hạng không ưa thấy các bậc Thánh.
Người này không ưa thấy các bậc Thánh, do có việc ấy, đáng bị quở trách.
Còn người này ưa thấy các bậc Thánh, do việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người ưa nghe diệu pháp, một hạng người không ưa nghe diệu pháp.
Hạng người này không ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách.
Hạng người này ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người lắng tai nghe diệu pháp, một hạng người không lắng tai nghe diệu pháp.
Hạng người này không lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách.
Hạng người này lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người lắng tai nghe pháp: một hạng người nghe xong, thọ trì pháp; một hạng người nghe xong, không thọ trì pháp.
Người này nghe xong không thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách.
Người này nghe xong thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người nghe xong thọ trì pháp: một hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, một hạng người không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì.
Hạng người này không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được quở trách.
Hạng người này quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì: một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, đã thực hành pháp; tùy pháp; một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp.
Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách.
Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Có hai hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp; tùy pháp: một hạng người thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha; một hạng người thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha.
Hạng người này thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha, do sự việc ấy, đáng bị quở trách.
Hạng người này thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha, do sự việc ấy, đáng được tán thán.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai hạng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết hạng người thắng liệt.

Do thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 7-0709.htm
như vậy, này Hiền tỷ! là 7 pháp vộ thượng ở đời, một người khéo thánh tựu, xứng đáng cho các vị đồng Phạm hạnh nương tựa học tập và đảnh lễ, xứng đáng được cung kính,cúng dường, là phước điền vô thượng ở thế gian.

này Hiền tỷ! cđ quán thấy các pháp ấy có thành tựu ở nơi mình (không phải là hoàn toàn đầy đủ) nên cđ hoan hỷ với lời Hiền tỷ nói: "bậc thiện tri thức Cục Đất", "bậc thiện tri thức Cục Đất" kinhle kinhle ; và khi phải thời, cđ luôn dành thời gian để chia sẻ và sách tấn cho các đồng Phạm hạnh. kinhle

nhưng ở đây, này Hiền tỷ! Hiền tỷ biển tâm là bậc khéo hành trì Phạm hạnh, là bậc tinh tấn,kham nhẫn trong Chánh pháp của Thế Tôn; sự kiện là như vậy thời thật là hạnh phúc thay, thật là chơn hạnh phúc thay cho các đồng Phạm hạnh được diện kiến,thân cận và học tập với Hiền tỷ trong Pháp và Luật vi diệu này.

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kinhle kinhle

sadhu sadhu bậc thiện tri thức Cục Đất

kính,bt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay Hiền tỷ biển tâm! bậc khéo tinh tấn và kham nhẫn trong Phạm hạnh !! kinhle

ở đây, này Hiền tỷ! thời Pháp cđ nói ở trên chính là những Căn Bản của Trí,
như thế nào là "những Căn Bản của Trí"?
III. Những Căn Bản Của Trí (Tạp 14.15 Chủng Trí, Ðại 2, 99c) (S.ii,56)

1)... Ở Sàvatthi.

2). .. Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ thuyết về bốn mươi bốn căn bản của trí cho các Ông. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn mươi bốn căn bản của trí?

4) Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, trí về con đường đưa đến già chết diệt.

5) Sanh trí, sanh tập trí, sanh diệt trí, trí về con đường đưa đến sanh diệt.

6) Hữu trí, hữu tập trí, hữu diệt trí, trí về con đường đưa đến hữu diệt.

7) Thủ trí, thủ tập trí, thủ diệt trí, trí về con đường đưa đến thủ diệt.

8) Ái trí, ái tập trí, ái diệt trí, trí về con đường đưa đến ái diệt.

9) Thọ trí, thọ tập trí, thọ diệt trí, trí về con đường đưa đến thọ diệt.

10) Xúc trí...

11) Sáu xứ trí...

12) Danh sắc trí...

13) Thức trí...

14) Hành trí, hành tập trí, hành diệt trí, trí về con đường đưa đến hành diệt.


Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bốn mươi bốn căn bản của trí.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết?
Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ; đây gọi là chết. Như vậy là già, như vậy là chết.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

16) Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi.
Do sanh diệt nên già chết diệt.
Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.


17) Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy.

18) Ðây là pháp trí của vị ấy.
Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập (pariyogathena) hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ và tương lai :

19) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

20) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (abhijanissanti) già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

Ðây tức là tùy trí (anvaye nànam) của vị ấy.

21) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, Pháp trítùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử.

22) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh?...

23) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu?...

24) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ?...

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái?...

26) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?...

27) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc?...

28) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ?...

29) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?...

30) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?...

31) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành?

Có ba hành này, này các Tỷ-kheo, thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

32) Do vô minh tập khởi, hành tập khởi.
Do vô minh diệt, hành diệt.
Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến hành diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.


33) Vì rằng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết hành như vậy, biết hành tập khởi như vậy, biết hành diệt như vậy, biết con đường đưa đến hành diệt như vậy.
Ðây là Pháp trí của vị ấy, vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập, hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ, tương lai :

34) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ các hành, đã hiểu rõ hành tập khởi, đã hiểu rõ hành diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt; tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

35) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ các hành, sẽ hiểu rõ hành tập khởi, sẽ hiểu rõ hành diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy; như vậy, như hiện nay Ta vậy.

Ðây tức là tùy trí của vị ấy.

36) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh, thuần tịnh hai loại trí, Pháp trítùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị Thánh đệ tử đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đầy đủ hữu học minh; đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12b.htm
như vậy, này Hiền tỷ!

trước, vị ấy có Trí tuệ về Pháp, Duyên sinh - Duyên diệt của các Pháp ,
sau, vị ấy có Tùy trí về Quá khứ - Vị lai: phàm có những Sa-môn Bà-la-môn nào trong thời Quá khứ hay trong thời Vị lai hiểu rõ về Pháp, hiểu rõ Pháp tập khởi, hiểu rõ Pháp đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến Pháp đoạn diệt, những vị ấy có hiểu biết giống như Ta nay vậy.

vị ấy với trí tuệ thể nhập, tự mình đi đếnthấy, không có nương tựa một ai hay một gì khác ở trên đời ! kinhle

Kính chúc Hiền tỷ an lạc, tinh tấn !!!

:)


co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu tham học bên truyền thống Nam Truyền,

Thực tế trong quá trình học alpha có nhiều điều thắc mắc, thực lòng hỏi thực lòng nghe. Lần này alpha có chút thắc mắc này mong các vị giải nghi giùm.

Trước khi trình bày alpha có chút đề nghị:
- Chỉ trao đổi trên cơ sở pháp học pháp hành của truyền thống Nam Truyền
- Những lập luận dựa trên Kinh điển (Kinh Phật, Luật Phật chế và Vi Diệu Pháp) được xem là khách quan, là cơ sở để tín thọ thực hành.
- Không để tham ái che lấp nội dung thảo luận

Thưa các vị,

Kẻ vô minh ở đời cho rằng hoặc tham lam mà muốn:
- CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG LÀ THƯỜNG => Điên đảo

Hàng ngoại đạo cũng nhận ra đời là vô thường nhưng cho rằng:
- CÓ PHÁP THƯỜNG NHƯNG THỰC TẾ LÀ VÔ THƯỜNG => Điên đảo

Hàng xuất gia mình thì ngược lại cho rằng:
- VẠN PHÁP LÀ VÔ THƯỜNG

Vậy Niết Bàn là thường hay vô thường?

- Nếu Niết Bàn là thường thì vô lý vì đã nói vạn pháp là vô thường thì sao còn có cái Thường? Hay là Kinh điển ta bị ngoại đạo trà trộn?
- Nếu Niết Bàn là vô thường hóa ra tu thành rồi vẫn còn khổ hay sao?
- Nếu Niết Bàn vừa thường vừa không thường thì vừa vô lý vừa khổ hay sao?

Rốt cuộc là hiểu như thế nào cho đúng, trong Kinh Luật và Vi diệu Pháp, cơ sở nào chứng minh cho điều đó?

Mong các vị hoan hỉ chia sẻ giúp alpha. tangbong kinhle
Nếu bạn cho rằng Niết Bàn là cái "có" thì dĩ nhiên nó phải có " diệt " . Nhưng Niết Bàn không phải là cái " có " .
Niết Bàn là kết quả của diệt Tận .
Hai chữ Niết Bàn không bao giờ đủ rõ nghĩa . Nghĩa của nó hơi dài dòng một chút đó là " Không còn điều kiện để tái sinh " ( tạm viết tắt là KCDKTS )
Vậy thì cái KCDKTS này nó là thường hay là vô thường ? Mà cái để có thể gọi là thường hay là vô thường phải có một cái thực thể hay là " ta " . Nhưng KCDKTS thì đã là không còn tái sinh thì " ta " ở đâu để mà ta bàn nó là thường hay vô thường .
Cũng như bạn hỏi tôi câu " ngọn đèn dầu không còn điều kiện cháy " là thường hay vô thường ?
Bản chất của câu " ngọn đèn dầu không còn điều kiện cháy " là chân lý cho
ngọn đèn dầu không cháy nữa .
Mà chân lý thì không thể nào hỏi nó " thường , hay vô thường " . Khởi đầu của nó thể nào và kết thúc nó ra làm sao .

Chúng ta gọi Niết Bàn là vậy nhưng trong bài kinh chuyển Pháp Luân Đức Phật thuyết cho các thầy Kiều Trần Như thì lại là " Diệt Đế " tức " chân lý của sự thật chấm dứt tối hậu " .
THì đã là chân lý làm sao lại hỏi nó như thực thể được . Hay bạn hãy gọi chân lý là pháp vô vi vậy .


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

cục đất đã viết:tangbong

Lành thay Hiền tỷ biển tâm! bậc khéo tinh tấn và kham nhẫn trong Phạm hạnh !! kinhle

ở đây, này Hiền tỷ! thời Pháp cđ nói ở trên chính là những Căn Bản của Trí,
như thế nào là "những Căn Bản của Trí"?
III. Những Căn Bản Của Trí (Tạp 14.15 Chủng Trí, Ðại 2, 99c) (S.ii,56)

1)... Ở Sàvatthi.

2). .. Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ thuyết về bốn mươi bốn căn bản của trí cho các Ông. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn mươi bốn căn bản của trí?

4) Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, trí về con đường đưa đến già chết diệt.

5) Sanh trí, sanh tập trí, sanh diệt trí, trí về con đường đưa đến sanh diệt.

6) Hữu trí, hữu tập trí, hữu diệt trí, trí về con đường đưa đến hữu diệt.

7) Thủ trí, thủ tập trí, thủ diệt trí, trí về con đường đưa đến thủ diệt.

8) Ái trí, ái tập trí, ái diệt trí, trí về con đường đưa đến ái diệt.

9) Thọ trí, thọ tập trí, thọ diệt trí, trí về con đường đưa đến thọ diệt.

10) Xúc trí...

11) Sáu xứ trí...

12) Danh sắc trí...

13) Thức trí...

14) Hành trí, hành tập trí, hành diệt trí, trí về con đường đưa đến hành diệt.


Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bốn mươi bốn căn bản của trí.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già chết?
Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ; đây gọi là chết. Như vậy là già, như vậy là chết.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già chết.

16) Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi.
Do sanh diệt nên già chết diệt.
Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.


17) Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy.

18) Ðây là pháp trí của vị ấy.
Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập (pariyogathena) hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ và tương lai :

19) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

20) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (abhijanissanti) già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

Ðây tức là tùy trí (anvaye nànam) của vị ấy.

21) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, Pháp trítùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử.

22) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh?...

23) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu?...

24) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ?...

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái?...

26) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?...

27) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc?...

28) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ?...

29) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?...

30) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?...

31) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành?

Có ba hành này, này các Tỷ-kheo, thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

32) Do vô minh tập khởi, hành tập khởi.
Do vô minh diệt, hành diệt.
Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến hành diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.


33) Vì rằng này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử biết hành như vậy, biết hành tập khởi như vậy, biết hành diệt như vậy, biết con đường đưa đến hành diệt như vậy.
Ðây là Pháp trí của vị ấy, vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập, hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ, tương lai :

34) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ các hành, đã hiểu rõ hành tập khởi, đã hiểu rõ hành diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt; tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.

35) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ các hành, sẽ hiểu rõ hành tập khởi, sẽ hiểu rõ hành diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy; như vậy, như hiện nay Ta vậy.

Ðây tức là tùy trí của vị ấy.

36) Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh, thuần tịnh hai loại trí, Pháp trítùy trí; này các Tỷ-kheo, vị ấy được gọi là vị Thánh đệ tử đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đầy đủ hữu học minh; đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12b.htm
như vậy, này Hiền tỷ!

trước, vị ấy có Trí tuệ về Pháp, Duyên sinh - Duyên diệt của các Pháp ,
sau, vị ấy có Tùy trí về Quá khứ - Vị lai: phàm có những Sa-môn Bà-la-môn nào trong thời Quá khứ hay trong thời Vị lai hiểu rõ về Pháp, hiểu rõ Pháp tập khởi, hiểu rõ Pháp đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến Pháp đoạn diệt, những vị ấy có hiểu biết giống như Ta nay vậy.

vị ấy với trí tuệ thể nhập, tự mình đi đếnthấy, không có nương tựa một ai hay một gì khác ở trên đời ! kinhle

Kính chúc Hiền tỷ an lạc, tinh tấn !!!

:)
kính thiện hữu Cục Đất

bt lâu nay tạm vắng ở diễn đàn, không ngờ vẫn được bậc thiện tri thức Cục Đất giảng Pháp rộng lợi, sadhu sadhu kinhle kinhle
trong chuyên mục này mới có những bài viết đáng học hỏi của các bậc Thiện Tri Thức, bt trân trọng kinhle kinhle và sẽ trở lại đọc kỹ hơn.

kính,bt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay,lành thay, này Hiền tỷ! kinhle

Kính chúc Hiền tỷ an lạc, tinh tấn !!

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.107 khách