Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Tất cả đ/h có kiến thức thật yên thâm. tangbong

Đi sâu vào Thiền Định để phát triển được Tuệ và thanh lọc được các bợn nhơ trong đời sống.

Chánh Kiến hiểu theo ngữ nghĩa: là sự thông suốt Tứ Diệu Đế, cái nhìn đúng với chân lý không lầm lạc, thoát khỏi hoàn toàn Vô Minh.

Dường như Tuệ tương tự như Chánh Kiến, gồm có hai loại: tuệ thế giantuệ xuất thế gian.
Theo như cái biết thông thường qua học hỏi, ghi nhớ, tích tụ trong quá khứ, có thể được hiểu là Trí của thế gian.

Tuệ thế gian là sáng suốt, nhìn rõ ràng vạn pháp như là, nhưng trong đó còn ẩn tàng cua tham, sân và si.
Nhưng Tuệ xuất thế gian chỉ có ở các bậc Thánh, vì nó đã cắt đứt hoàn toàn vô minh, tận diệt các phiền não, khi đó thấy rõ ràng được đâu là khổ, vô minh, thủ chấp...hoàn toàn, không còn một chút mê mờ trong đó.

Như khi chúng ta nhận thức được hành vi tội lỗi có thể chỉ là Tuệ Thế Gian, vì phiền não rồi cũng sẽ phát khởi trong ta ở thời gian tương lai không xác định được.

Đức Phật nói chỉ cần bỏ Tham hoàn toàn là ta có thể đắc vào bậc A-Na-Hàm, có nghĩâ là không bao giờ quay trở lại dục giới, nếu còn tại thế chưa Đắc A-la-hán thì, bỏ xác thân đi vào tầng trời Vô Phiên Thiên, rồi sẽ đi đến NIết Bàn chắc chắn.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong
Chủ đề của đạo hữu vọng ngã đắc khách à nhe !
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính Chào đạo hữu HaHaoThien,

Chánh kiến là nguồn gốc sanh ra tuệ, nhờ tuệ làm tăng thêm Chánh kiến. (Cả hai điều phải nương nhau.)

Trong Trung Bộ Kinh, Bài học đầu tiên có giảng về các thứ: Tưởng tri, thức tri, thắng tri, liễu tri... Xin xem lại, tn chỉ có nhớ chút đỉnh về bài học.

Tưởng tri: Là thức tính toán (trí phàm phu). Thiện / ác điều có.

Thức tri: là nhờ học hỏi kinh sách thánh hiền. Rồi từ đó sanh ra tuệ, gọi là tuệ học.

Tưởng tri và thức tri là các "Pháp thế gian". Hay tuệ thế gian. Nhưng cả hai tri này, đối với người lợi căn, Thượng căn như "Lục Tổ Huệ Năng" Chỉ cần nghe lời tựa của Kinh Kim Cang mà thấy được tánh. (Kiến đạo). Sau đó tiến thẳng (đốn ngộ thiền) Thắng tri > Liễu tri > Chứng thánh.

Thắng tri: Nhờ "Hành" thiền sanh trí Huệ.

Liễu tri: từ trí Huệ của thiền, ngày đêm tu tập... (Như nói ở đoạn trên)

========
Sự khác biệt giữa Pháp thế gian và xuất thế gian thì có rất nhiều cách giải. Nhưng chung lại chỉ có Phàm phu hay Thánh nhân.

Nhiều người mới biết tu, thì hay khoe...Tôi đi chùa làm công quả, nhiều lắm, giúp đở người nghèo khó.v.v.Nhưng công việc nhà thì không lo, bỏ vợ con thiếu thốn, cha mẹ thì không hiếu kính.

Nên lời người xưa thường nói. "Phật ở nhà không lạy, đi lạy Phật nhà người khác". Là vậy.

Do đó! Muốn cầu Pháp vô thượng (xuất thế gian) mà không tu pháp thế gian. Chính là như vậy.

Còn rất nhiều, bạn nào muốn chia sẽ thì viết vô. :x kinhle


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

- Tưởng tri. Sannàjànàti: Recognizes: nhận thức.

- Liễu tri: Parijànàti: Thoroughly understands: Hiểu biết hoàn toàn, trọn vẹn về một sự vật; hiểu biết như thật sự vật. Chỉ có các bậc A la hán, Bích chi và A la hán Chánh đẳng giác mới liễu tri sự vật.

- Thắng tri: Abhijànàti: Intuitively Knows: Trực giác hiểu biết trực tiếp sự vật; thấy biết trong đại định (từ đệ Tứ sắc định đến Tứ không định). Các bậc Thánh hữu học và vô học luôn thắng tri các sự vật.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungb ... g-001b.htm
Phật ở nhà không lạy, đi lạy Phật nhà người khác"
tangbong


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Chào đ/h ThienNhan

Đ/h đi sâu Giáo Pháp thật tuyệt vời. Tôi đã đọc lại Bài 1 Trong Trung Bộ Kinh, Tôi hiêu sơ sơ... Cám ơn đ/h chỉ giáo, mong đ/h nói thêm nhiều kiến giải có ích nữa kinhle
Chánh kiến là nguồn gốc sanh ra tuệ
Chỉ có điều này hình như cũng đúng, nhưng Nhân duyên để xuất hiện TuệĐịnh thì phải?

Chánh Kiến là cái nhìn rõ được thực tướng đời sống, tức như Tứ Thánh Đế (đầy là điều duy nhất Đức Phật đến cuộc đời này để hoằng hóa giáo pháp, vì Đời Sống Là Khổ phải chăng?). Khi đó chúng ta sẽ thấy không có gì là ta, của ta, thuộc về ta.. không ảo tưởng sau đó mới bước qua giai đoạn thực hành. Như chúng sanh Vô Minh dày đặc họ chưa thể nhận thức được đâu là sự thật đời sống, đâu là cái nên làm hay không nên làm, không nhìn thấy đời sống tiềm ẩn những gì phíâ sau đó, Và mục đích đời sống này là gì?

vd: họ không nhận thức được hành động Khẩu nếu không tiết chế, nên chỉ nói luyên thuyên những điều nhảm, ác độc, hai lưỡi, vu khống, nhằm mang lại thỏâ mãn củâ giác quan, có được niềm vui, chóng lại cái tẻ nhạt của đời sống, chính hành động về khẩu đó sẽ tạo cho họ một đời sống đau khổ trong cảnh khổ, rồi từ cảnh khổ đó đi đến cảnh khổ khác(không gieo trồng thiện duyên) .

Nếu có Chánh Kiến, thì coi như chúng ta không cần phải bàn đến những việc làm nào có nên hay không, phải chăng?

Thân
:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chỉ có điều này hình như cũng đúng, nhưng Nhân duyên để xuất hiện Tuệ là Định thì phải?


Chào đ/h Hahaothien,

Hahaothien nói quả thật không sai, người tu hành mà không có "định" thì làm sao có được "tuệ", nói riêng. Và các Tông giáo Phật Giáo. Điều khẩn định cội nguồn của việc tu là: "Giới Định Huệ", nói chung.

Tu Định Huệ mà không tu giới thuộc về tà đạo. (Hiện tại như các thiền ngoại đạo)

Tu Giới Định mà không đặng Huệ là tu sai đường lối, đời này chỉ phước hữu lậu, thành bậc hiền lương.

Tu Giới và Huệ học mà không định: Một là bậc thượng căn, hai là bậc tối ngu (chỉ lý thuyết suông).

Nhưng nguồn gốc thực hành Giới Định Huệ từ đâu xuất phát ? - Thưa, từ 37 phẩm trợ đạo, trong Đạo đế. Đạo đế là nhân để đạt đến quả vị.
====================================
Nếu có Chánh Kiến, thì coi như chúng ta không cần phải bàn đến những việc làm nào có nên hay không, phải chăng?


- Chánh kiến trong tiêu đề này có nói, "Từ đâu con người có Chánh Kiến".
- Giới định huệ là tác nhân, còn Bát Chánh đạo,(Chánh Kiến) là trợ nhân. Nếu một trong hai không nương tựa thì không thể tu. Do đó chúng ta chỉ cần tìm ra gốc là biết quả như thế nào.

- Giới: Hiểu nôm na là giữ, nhận các qui luật, điều lệ, nội qui của Pháp thế gian, và xuất thế gian.
- Định: Là động từ làm trong phổ thông. Tác nhân điều khiển thì cần sự có mặt của Bát Chánh Đạo.
- Huệ: Nghĩa là Minh (sáng). Khi có ánh sáng trí huệ thì vô minh diệt (xem lý Nhân duyên, và các hành của Ngũ Uẩn).

Huệ có hai nhờ trí tuệ và thiên tư học kinh điển Thánh hiền sanh Huệ. (Gọi là Huệ học, xem Thanh Tịnh Đạo luận.) Thứ hai, nhờ Thiền mà phát Huệ (Chỉ có Hành giả Hành thiền mới biết, không thể đem giấy mực diễn tả.)

Thân.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

49. Thương Gia

Khi làm một việc gì cũng phải làm một cách chánh niệm, sáng suốt. Khi đã thấy biết một cách rõ ràng, thì bạn sẽ làm việc một cách tự nhiên chẳng cần phải chịu đựng hay thúc ép mình nữa.

Bạn gặp khó khăn và tự mang gánh nặng vào mình vì bạn quên mất một điều: Đó là quên sáng suốt chánh niệm. An bình tĩnh lặng sẽ đến khi bạn làm mọi công việc trên đời với tất cả thân và tâm của mình, nghĩa là làm với ý thức sáng suốt và chánh niệm.

Bất cứ việc gì chưa được làm trọn vẹn đều khiến bạn cảm thấy không hài lòng. Những điều này sẽ theo bạn và làm khổ bạn dầu bạn đi đến bất cứ nơi nào. Bạn muốn hoàn tất mọi chuyện nhưng đó là điều không tưởng. Không thể nào hoàn tất mọi chuyện được.


Hãy lấy trường hợp của các nhà buôn thường đến đây thăm tôi. Họ nói: "Bạch Sư, khi nào con trả xong nợ, mọi việc được thu xếp ổn thỏa con sẽ trở thành một nhà sư." Họ nói như vậy, nhưng đến khi nào họ mới trả hết nợ và thu xếp xong công việc của mình? Chẳng khi nào họ xong được. Họ dùng nợ mới để trả nợ cũ, vừa thanh toán xong món nợ này, họ đã vay món nợ khác. Người nhà buôn nghĩ rằng khi họ hết nợ, họ sẽ an vui hạnh phúc, nhưng không khi nào có thể trả hết nợ. Đó là đường lối mà thế gian làm cho chúng ta điên cuồng rối loạn. Chúng ta cứ chạy loanh quanh như vậy mãi, chẳng hề thấy được hoàn cảnh đáng thương của mình.
================================
Kiến: Là cái thấy, Chánh kiến là thấy rõ những điều đúng sai, thiện ác, trắng đen giữa đời đạo, cân bằng sự sống bình đẳng cho mình, cho người và các nhân sinh quan (chúng hữu tình, vô tình) trong cõi nhân gian. Là Chánh kiến.

Niệm: Là sự làm, Chánh niệm là sự tập trung, an bình, tỉnh lặng, lưu ý, cẩn trọng, sáng suốt...Vào những tác động (làm, xây dựng) mình đang thực hiện mà chưa được hoàn tất. Nên gọi là chánh niệm.
Bất cứ việc gì chưa được làm trọn vẹn đều khiến bạn cảm thấy không hài lòng. Những điều này sẽ theo bạn và làm khổ bạn dầu bạn đi đến bất cứ nơi nào. Bạn muốn hoàn tất mọi chuyện nhưng đó là điều không tưởng. Không thể nào hoàn tất mọi chuyện được.


Theo nhận xét cá nhân, có phải Ngài Ajahn Chah khuyến nhủ rằng làm bất cứ việc gì, dù chưa thật sự thành công, Ví dụ như tọa thiền, hành thiền, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Và quán thân thọ tâm pháp cũng phải có lúc xã (nghĩ ngơi) rồi làm lại ?

Nếu ráng cố gắng chánh niệm trong tham thiền nhập định, quên ăn quên uống cho tới thành công thì chẳng những không tiến triển mà còn phải tự chuốc ưu phiền. Giống như một khách thương vay nợ rồi trả nợ...?

Và bởi vì bạn không có sự an bình, tỉnh lặng, kiên nhẫn, tinh tấn trong Chánh Niệm. (Đây là sự tư duy niệm trong chánh niệm.)


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Con kính chào bác Vọng Ngã!
Kính chào huynh Thiện Nhẫn! HaHaoThien

Ngu đệ mới tìm được một bài kệ của Đức Thế Tôn nói về chánh kiến xin được trích ra cho mọi người tham khảo!
10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Được hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,

Đối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.

Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
trích trong Tiểu Bộ Kinh!
Nguồn http://quangduc.com/file_chinh/view_det ... 2&bk_id=50
Theo như lời kệ thì con hiểu nôn la! Một Vị Có chánh kiến sẽ phá được ba kiết sử : Thân Kiến, Nghi Hoặc và Giới Cấm thủ!
thể hiện ra vị đó sẽ không còn chấp thân, không con nghi ngờ về chánh pháp, không còn chấp cứng nhắc vào giới ( những quy định một cách cứng nhắc ) Mà bản thân khi Vị đó có chánh kiến có cái nhìn xuyên thấu vào đạo lý tự có trí giác biết được đâu là đúng đâu là sai để hành động, nên chánh nghiệp cũng hình thành khiến cho không thể đọa vào bốn đọa xứ địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la!
Một vị như thế ( có chánh kiến ) nếu có trả nghiệp chỉ trả nghiệp ở cõi người.
Như vậy để có chánh kiến thì tu hành, có các thiện nghiệp phá bỏ các kiết sử cũng không phải là muốn có là có ngay được!
Đặc điểm của một Vị phá bỏ được ba kiết sử trên. là khi Người học đạo thường có cái nhìn trực thẳng vào chân lý, có trực giác phân biệt được đúng sai rất tốt và nhanh nhạy, không còn cái nghi ngờ nữa và không bị các tầng lớp kinh sách, câu chữ che mờ đường đạo bởi vì Vị đó luôn có trực giác nhận diện đúng chân lý, phân biệt việc cần làm và không cần làm Và Vị đó có cái nhìn về đường đạo và cách tu hành rất sáng, rất vững lòng, và biết chắc mình sẽ tới được đích, và hình như bắt đầu cũng chắc chắn thấy người khác cũng sẽ tu thành Phật được! Nên Bồ Tát Thường Bất Kinh mới nói: Tôi không giám kinh các Ngài vì tương lai mọi người sẽ thành Phật!
Vậy mọi người thấy có được chánh kiến trong đạo Phật là quý hay không quý? Là dễ hay khó?
Ở đây có ai có trực giác phân biệt nhận thấy chân lý mà không bị các quy định, ngôn ngữ kinh sách.. làm rào cản thì có thể có Thánh Quả rồi đó!
Đó là lý do Lục Tổ Huệ Năng khi nghe tụng kinh Kim Cang ở quên nhà mà chứng ngộ bước ban đầu! Mà Quyết chí đi cầu cho được đạo! ( căn cơ của Tổ thật siêu việt rồi!)
Lúc bái sư!
Ngũ Tổ nói: "Người Lãnh Nam là giống muông mọi làm sao làm Phật được?".
Huệ Năng đáp: "Người ta tuy có Bắc, Nam chớ Phật tánh vốn không Nam Bắc, thân muông mọi với thân Hòa thượng chẳng đồng, chớ Phật tánh có chi là khác biệt?"
.
Chánh kiến Pháp Khí như thế! phải chân thực chứng thấy mới có thể khẩu xuất tức thì được!

Thân kính! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính chào Huynh @VominhDaCheMo,

Thật là hy hữu được gặp huynh trên diễn đàn, cùng bạn đồng hành, đem chánh Pháp từ bi của Đức Từ Phụ diễn nghĩa, sâu sắc. Làm lợi lạc cho tn và các bạn mới bắt đầu qui y Tam bảo.

Xin Huynh hoan hỉ giải thêm bài kệ dưới đây cho đặng phần minh bạch:

10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Được hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,
Đối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
trích trong Tiểu Bộ Kinh!
=====================
Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Được hoàn toàn từ bỏ,

Ba Pháp từ bỏ: Cái gì là ba! - Tham Sân Si ?

Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,

Nếu nói cho đủ với người giữ hạnh "Chánh kiến" thì phải còn nhiều hơn nửa. Về Ngũ độn sử có thêm là Mạn mới đủ 5. Và trong ngũ lợi sử rất dể trừ cho hàng hữu học, Thanh văn, bồ tát thế gian là Biên kiến, Kiến thủ, Ác kiến nửa mới đủ 5, có phải vậy?

Đối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.

Đây có phải là cõi người, cõi quỷ, cõi Xúc sinh và cõi Địa ngục ?

Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,

Sáu điều ác này nôm na là gì trong (lục hòa)? Xin được giảng giải.

thân.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính chào huynh Thiện Nhẫn!
Huynh hỏi thật chính đáng, huynh hỏi thật minh kiến ! tangbong
Hix nhưng đang tiếc ngu Đệ, u mê, kinh điển không có học, lại càng không hiểu nhiều, chứ đừng nói là làm rõ được điều đó!
Con xin hoan hỷ cúi mong Quý Thầy, Quý Thiện Tri Thức giảng giải rõ hơn, để nhiều người được lợi ích tangbong tangbong tangbong
Thânh Kính kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Cái Đinh Vít

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

58. Cái Đinh Vít

Nếu do việc hành thiền mà bạn thấy rõ chân lý thì sự đau khổ không còn là vết thương đối với bạn, cũng như cái đinh vít đã được tháo mở. Khi bạn vặn cây đinh vít ngược chiều kim đồng hồ thì nó sẽ được tháo mở, tâm rút lui khỏi mọi sự cũng vậy. Tâm xả bỏ tất cả, tâm không còn bị cột chặt vào tốt, xấu, quyền sở hữu, khen, chê, hạnh phúc và đau khổ. Nếu không hiểu chân lý thì chẳng khác nào luôn luôn siết chặt cây đinh vít lại. Bạn vặn chặt nó cho đến khi nó phản ứng lại và bạn sẽ bị đau khổ về mọi chuyện. Khi tháo mở tất cả, bạn sẽ tự do và an lạc.

=============
kinhle Nếu không hiểu chân lý thì chẳng khác nào luôn luôn siết chặt cây đinh vít lại. Bạn vặn chặt nó cho đến khi nó phản ứng lại và bạn sẽ bị đau khổ về mọi chuyện. Khi tháo mở tất cả, bạn sẽ tự do và an lạc? ? ?
=P~ kinhle :-c tangbong cafene


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Được hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ
cũng không,
Đối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.
trích trong Tiểu Bộ Kinh!
=====================
Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Được hoàn toàn từ bỏ,

Ba Pháp từ bỏ (phần tô đậm ở trên)

Sáu điều ác căn bản ?
tangbong
Chào chư đạo hữu,
Chào đạo hữu Thiện Nhẫn.

1_Không làm tổn hại Đức Phật (không ai có thể giết được bậc Araham chánh đẳng chánh giác)
2_Không giết bậc Araham ,
3_Không giết cha,
4_Không giết mẹ,
5_Không phỉ báng Phật pháp, (sửa và ghi chép,giảng dạy sai lời Đức Thế Tôn dạy, không nói có, có nói không)
6_Không đâm thọc và chia rẽ tăng chúng.(lục hoà)
Đây có phải là Sáu điều ác căn bản (trọng) ?
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.108 khách