Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

yen-phuong đã viết:Các đạo hữu thân mến,

Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã . Tất cả các tôn giáo khác đều dạy Hữu Ngã .

Phật giáo cũng là tôn giáo duy nhất dạy chúng ta thoát khỏi Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới). Khi chưa thực chứng Vô Ngã (nghĩa là còn sống với Ngã), chúng sinh còn luân hồi trong Tam Giới .

Không thực chứng Vô Ngã --> không thể vượt khỏi Tam Giới, chứng ngộ Niết Bàn kinhle .

Kính,
YP
Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã nhưng mà Đức Phật thì không có dạy Vô Ngã, bằng chứng:

"Những câu hỏi không được Phật trả lời [1]
Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :
–Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?
–Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.
- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?
Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :
- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :
1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?
2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?
3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?
4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?
Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :
- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?
Đức Phật đáp :
- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.
Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :
–Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?
Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :
–Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?
–Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ Thuyết “Vô Ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”."

link nguồn: http://quangduc.com/p50266a52305/38-ha- ... na-nam-560

Như vậy, lời tôi nói Đức Phật không dạy Vô Ngã là không hư ngụy chứ đạo hữu Yến Phương ? :)

Thân ái !


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Không biết đã viết:
yen-phuong đã viết:Các đạo hữu thân mến,

Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã . Tất cả các tôn giáo khác đều dạy Hữu Ngã .

Phật giáo cũng là tôn giáo duy nhất dạy chúng ta thoát khỏi Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới). Khi chưa thực chứng Vô Ngã (nghĩa là còn sống với Ngã), chúng sinh còn luân hồi trong Tam Giới .

Không thực chứng Vô Ngã --> không thể vượt khỏi Tam Giới, chứng ngộ Niết Bàn kinhle .

Kính,
YP
Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã nhưng mà Đức Phật thì không có dạy Vô Ngã, bằng chứng:

"Những câu hỏi không được Phật trả lời [1]
Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :
–Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?
–Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.
- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?
Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :
- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :
1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?
2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?
3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?
4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?
Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :
- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?
Đức Phật đáp :
- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.
Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :
–Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?
Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :
–Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?
–Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ Thuyết “Vô Ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”."

link nguồn: http://quangduc.com/p50266a52305/38-ha- ... na-nam-560

Như vậy, lời tôi nói Đức Phật không dạy Vô Ngã là không hư ngụy chứ đạo hữu Yến Phương ? :)

Thân ái !
Hay hay, nhưng làm sao bạn chỉ lấy ý, không lấy văn, giao lưu càng hay nữa. Hề hề.

Thử đi...!?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Không biết đã viết:
yen-phuong đã viết:Các đạo hữu thân mến,

Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã . Tất cả các tôn giáo khác đều dạy Hữu Ngã .

Phật giáo cũng là tôn giáo duy nhất dạy chúng ta thoát khỏi Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới). Khi chưa thực chứng Vô Ngã (nghĩa là còn sống với Ngã), chúng sinh còn luân hồi trong Tam Giới .

Không thực chứng Vô Ngã --> không thể vượt khỏi Tam Giới, chứng ngộ Niết Bàn kinhle .

Kính,
YP
Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã nhưng mà Đức Phật thì không có dạy Vô Ngã, bằng chứng:

"Những câu hỏi không được Phật trả lời [1]
Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :
–Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?
–Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.
- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?
Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :
- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :
1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?
2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?
3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?
4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?
Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :
- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?
Đức Phật đáp :
- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.
Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :
–Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?
Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :
–Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?
–Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ Thuyết “Vô Ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”."

link nguồn: http://quangduc.com/p50266a52305/38-ha- ... na-nam-560

Như vậy, lời tôi nói Đức Phật không dạy Vô Ngã là không hư ngụy chứ đạo hữu Yến Phương ? :)

Thân ái !

NGUYÊN VĂN KINH UTTIYA LÀ THẾ NÀY:

(V) (95) Uttiya

1 Bấy giờ có du sĩ ngoại đạo Uttiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Uttiya nói với Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải Tôn giả chủ trương thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?

- Này Uttiya. Ta không có nói như sau: "Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng".

- Này Tôn giả Gotama, có phải thế giới là có biên tế...thế giới là không biên tế... sinh mạng và thân thể là một... sinh mạng và thân thể là khác... Như Lai có tồn tại sau chết... Như Lai không có tồn tại sau khi chết... Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết... Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?

- Này Uttiya, Ta không có nói như sau: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng".

2- Thưa Tôn giả Gotama, có phải thế giới là vô thường, kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng? Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời: "Này Uttiya, Ta không có nói: "Thế giới là vô thường. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng."

- Thưa Tôn giả Gotama, có phải thế giới là vô thường? ... có phải thế giới là có biên tế? ... có phải thế giới không có biên tế? ... có phải sinh mạng và thân thể là một? ... có phải sinh mạng và thân thể là khác? ... có phải Như Lai có tồn tại sau khi chết? ... có phải Như Lai không có tồn tại sau khi chết? ... có phải Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau chết? ... có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng? Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời: "Này Uttiya, Ta không có nói: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng."

- Vậy cái gì được Tôn giả Gotama nói lên?

- Với thắng trí, này Uttiya, Ta thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được chấm dứt, đế Thánh lý được chứng đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ.

- "Nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh... để Niết-bàn được chứng ngộ", thời do vậy, cả thế giới này sẽ đi ra khỏi, hay chỉ có một nửa, hay chỉ có một phần ba? Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn im lặng.

3. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ như sau: "Chớ có để cho du sĩ Uttiya có ác tà kiến rằng: "Sa-môn Gotama khi được nghe ta hỏi câu hỏi tối ư quan trọng lại tránh né, không có trả lời, không dám trả lời, và như vậy là bất hạnh, là đau khổ lâu dài cho du sĩ Uttiya." Rồi Tôn giả Ananda nói với du sĩ Uttiya:

4.- Vậy này Hiền giả Uttiya, Ta sẽ dùng một ví dụ, chính nhờ ví dụ, ở đây một số người có trí có thể hiểu được ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Hiền giả Uttiya, ngôi thành trì biên địa của vua với những nền móng vững chắc, với các thành lũy tháp canh vững chắc, và chỉ có một cửa vào. Tại đây, người giữ cửa là người sáng suốt, thông minh, có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết. Khi đi tuần trên con đường chạy vòng quanh thành trì ấy, người ấy có thể không thấy một kẽ hở trong thành hay lỗ trống thành lớn cho đến một con mèo có thể chui qua. Người ấy có thể không biết được: "Từng ấy loài hữu tình đã đi vào hay đi ra thành này, nhưng điều này cho biết: "Những loài hữu tình thô lớn nào đi vào hay đi ra thành này", tất cả chúng phải đi vào hay đi ra ngang qua cửa thành này. Cũng vậy, này Hiền giả Uttiya, đối với Như Lai, không phải là một vấn đề quan trọng (câu hỏi này của Thầy) là có phải toàn thế giới do vậy được thoát ra khỏi hay nửa phần thế giới, hay là một phần ba? Những điều Như Lai nói là như sau: "Những ai đã được thoát ra khỏi thế giới, hay đang được thoát ra, hay sẽ thoát ra, tất cả những vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm ô nhiểm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, với tâm khéo an trú trên Bốn niệm xứ; sau khi như thật tu tập Bảy giác chi, như vậy các vị ấy đã thoát khỏi, đang thoát khỏi, sẽ thoát khỏi thế giới. Này Hiền giả Uttiya, về câu hỏi mà Thầy đã hỏi Thế Tôn đứng trên một lập trường khác. Ðó là lý do tại sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi ấy cho Thầy.


(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch ... 0-1012.htm)

NGUYÊN VĂN KINH ANANDA:

X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)

1). ..

2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng:
"Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".


(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm)


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:
Tuy tùy niệm xúc thọ trên thân niệm xứ nhưng vẫn không tách rời ba xứ còn lại trong thân ( thân trong thân, thọ trong thân, tâm trong thân, pháp trong thân) , cũng tùy thuận vào tâm biết ( tuệ tri, tánh biết) đối tượng cảnh hiện tại ấy (quá khứ cận hiện tại) đang diễn tiến đang là (tùy niệm) hiện tại lúc bấy giờ (vạn cảnh tự như như), ví như bốn cái chân trên một cái bàn. (hay bốn ngón tay trên một bàn tay)
Mời Hỉ xem bài Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?
bấm vào đây :==>>
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 342#p48342

Kính.

(PS: Hỉ gọi tôi là đạo hữu hay KD được rồi )
Tùy niệm xúc thọ, và tâm pháp trên thân niệm xứ, tuy một là tất cả niệm hành sở. ( thân trong thân, thọ trong thân, tâm trong thân, pháp trong thân)... Ha ha, hay hay =D>

Nhưng lúc được thường lạc ngã tịnh là lúc phải đối diện với căn trần thức. Muốn khắc phục chúng cần có nhiều hộ pháp. Nhưng Chú Hỉ con chỉ biết có Nhât tâm, chánh kiện và chánh niệm thôi. Còn hộ pháp thì không biết.

Nhưng tới đây chỉ là một Minh sát thiền trong Niệm Xứ, như vậy có gọi là đủ chưa trong Tam vô lậu học, Thầy Không Duyên minh giải dùm con.

(PS. Cách xưng hô con nó quen rồi, Thầy gọi con bằng Chú Hỉ.') tangbong


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư đạo hữu.
Nhưng lúc được thường lạc ngã tịnh là lúc phải đối diện với căn trần thức. Muốn khắc phục chúng cần có nhiều hộ pháp.
Cái chi được sẽ phải mất !? Khi nó mất rồi cái chi được ?; hi.hi....
Muốn là đã phiền não rồi ! khắc phục chỉ là thức tri và tưởng tri của một ………………..! hi.hi…….
KD tặng Hỉ một lời khuyên nho nhỏ .hi..hi....trí tuệ có hai mặt đối nhịch với nhau, lợi ích lớn là khi trí tuệ phát triển càng sâu sắc dể dàng tới đâu càng buông xả bỏ tới đó, ngược lại càng nắm bắt gìn giữ càng làm tăng trưỡng ngã sở tới đó, dĩ nhiên biết rõ cả hai mặt thì trí tuệ càng đầy đủ rộng lớn, dĩ nhiên lời khuyên này đối với Hỉ bây giờ không có lợi ích chi vì hỉ đã biết rồi.hi.hi....nhưng biết đâu sẽ lợi ích trong ngày mai!? hi.hi....
Nhưng Chú Hỉ con chỉ biết có Nhât tâm, chánh kiện và chánh niệm thôi.
Có thật vậy không !? Đem ra đây mau !
Còn hộ pháp thì không biết.
Hộ pháp là gì vậy !?. hi.hi…..
Nhưng tới đây chỉ là một Minh sát thiền trong Niệm Xứ,
Sao Hỉ thích đặt tên vậy !?
như vậy có gọi là đủ chưa trong Tam vô lậu học, Thầy Không Duyên minh giải dùm con.
Nhưng Chú Hỉ con chỉ biết có Nhât tâm, chánh kiện và chánh niệm thôi.
Bao nhiêu mới gọi là chẳng đủ !? và bao nhiêu mới gọi là đủ !? và chừng nào Hỉ mới dừng….. !?. hi.hi……
KD tặng Hỉ một lời khuyên nho nhỏ .hi..hi....trí tuệ có hai mặt đối nhịch với nhau, lợi ích lớn là khi trí tuệ phát triển càng sâu sắc dể dàng tới đâu càng buông xả bỏ tới đó, ngược lại càng nắm bắt gìn giữ càng làm tăng trưỡng ngã sở tới đó, dĩ nhiên biết rõ cả hai mặt thì trí tuệ càng đầy đủ rộng lớn, dĩ nhiên lời khuyên này đối với Hỉ bây giờ không có lợi ích chi vì hỉ đã biết rồi.hi.hi....nhưng biết đâu sẽ lợi ích trong ngày mai!? hi.hi....
Hỉ là người nghe ít hiểu nhiều ? hay nghe nhiều hiểu ít ? hi.hi …..Hỉ tự hiểu được rồi !

Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu.
Cái chi được sẽ phải mất !? Khi nó mất rồi cái chi được ?; hi.hi....
Muốn là đã phiền não rồi ! khắc phục chỉ là thức tri và tưởng tri của một ………………..! hi.hi…….
Khà khà, =D> =D>
Còn hộ pháp thì không biết.
Hộ pháp là gì vậy !?. hi.hi…..
Là Ngũ căn; ngũ lực; Tứ chánh cần; Tứ như ý túc. :-SS
Nhưng tới đây chỉ là một Minh sát thiền trong Niệm Xứ,
Sao Hỉ thích đặt tên vậy !?
Sorry cafene
Nhưng Chú Hỉ con chỉ biết có Nhât tâm, chánh kiến và chánh niệm thôi.
Bao nhiêu mới gọi là chẳng đủ !? và bao nhiêu mới gọi là đủ !? và chừng nào Hỉ mới dừng….. !?. hi.hi……
Bây giờ thì đã dừng kinhle

Hỉ là người nghe ít hiểu nhiều ? hay nghe nhiều hiểu ít ? hi.hi …..Hỉ tự hiểu được rồi !

Kính.
[/quote] - Chưa biết.

Chúc Quí Phật tử; Thầy Không Duyên an khang trường lạc. Vạn sự an lành. /:) I-) I-) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Biển tâm. tangbong tangbong tangbong
Đứng giữa vòng quay của 3 thời gian, 3 không gian, con người chịu tác động của lực trì kéo-lực đẩy-và lực cản.
Những mãnh lực tác động đó hoàn toàn là những duyên sinh ra pháp, duyên làm liên hệ pháp, duyên hổ trợ pháp, duyên diệt làm pháp diệt……..

Nhận ra chỗ đó thời vô ngã.

Vô ngã thời không đặt vấn đề ngã.
À thì ra vậy! Đức Thế Tôn giảng lần tiên cô động trong bài kinh Chuyển pháp luân, và lần thứ nhì Ngài giảng sự thật chân lý vô thường, khổ trong bài kinh vô ngã tướng, Ngài Na tiên dùng cái xe ví dụ nói lên sự thật này !

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn. kinhle kinhle kinhle
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Pháp bảo. kinhle kinhle kinhle
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Chư Hiền Thánh Tăng. kinhle kinhle kinhle

Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Khongduyen123 đã viết:đạo hữu Yến Phượng có thể đọc trước 12 nd do đạo hữu ấy đăng tại đây :
Mười Hai Nhân Duyên
Mời đạo hữu đọc :
bấm vào đây :==>>
Nhà vua và ái phi _Phần giải II : Tam Tướng
bấm vào đây :==>>
Thien Nhan @ Cách tu tập bổ túc tứ niệm xứ
Cám ơn bạn nhiều lắm .

Thân mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

hanh phuc đã viết: NGUYÊN VĂN KINH ANANDA:

X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)

1). ..

2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng:
"Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".


(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm)
Bản dịch trên sẽ gây khó hiểu cho các Phật tử vì không biết rõ ngữ cảnh cuộc đối thoại, không biết rõ về tư tưởng các giáo phái thời Phật còn tại thế, không biết về ngôn ngữ Pali. Nội việc trong ngôn ngữ Pali, từ "attà" vừa có nghĩa là Ngã, vừa có nghĩa là Linh Hồn (mà bản thân khái niệm về Linh Hồn cũng có nhiều cách hiểu rất khác nhau) nên dễ gây nhầm lẫn trong dịch thuật. Xin được giới thiệu bài viết có liên quan đến vấn đề này của thầy Giác Hoàng. Xin mời các ĐH cùng tham khảo: http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/linhhon.htm


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chú Hỉ đã viết:
yen-phuong đã viết:Các đạo hữu thân mến,

Phật giáo là tôn giáo duy nhất dạy Vô Ngã . Tất cả các tôn giáo khác đều dạy Hữu Ngã .

Phật giáo cũng là tôn giáo duy nhất dạy chúng ta thoát khỏi Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới). Khi chưa thực chứng Vô Ngã (nghĩa là còn sống với Ngã), chúng sinh còn luân hồi trong Tam Giới .

Không thực chứng Vô Ngã --> không thể vượt khỏi Tam Giới, chứng ngộ Niết Bàn kinhle .

Kính,
YP
Hề hề, chào cô Yến Phương.

Có phải đoạn comment này YP chưa hài lòng về từ ''Chơn ngã'' nên mới giải thích về hữu ngã.
Kính bạn Chú Hỷ,

Không phải, bạn ạ . Ý của YP là muốn làm cho rõ sự liên hệ giữa Hữu Ngã và Tam Giới (luân hồi), cũng như sự liên hệ giữa Vô Ngã và Niết Bàn (vượt thoát khỏi luân hồi) .

Kính,
YP


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

hanh phuc đã viết: NGUYÊN VĂN KINH ANANDA:

X. Ananda (hay SỰ CÓ MẶT CỦA NGÃ) (S.iv,400)

1). ..

2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng:
"Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".


(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm)
Cảm ơn đạo hữu đã trích dẫn, phần nguyên văn kinh Tạng được chú thích rõ ràng bên dưới link nguồn mà tôi đã đăng; nhưng vì xét thấy nguyên văn kinh tạng không rõ nghĩa và không có lợi ích trên phương diện học thuật và thực hành nên tôi không trích đăng. Chẳng hạn trong đoạn đối thoại:

"-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?"
Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

câu hỏi tiếp theo:
"-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?"
Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng."
<= chỗ này trớt quớt, lẻ ra ở trên đã dùng từ "Thế Tôn" thì ở câu bên dưới cũng phải dùng từ "Thế Tôn" mới hợp lý, đằng này thì tiền hậu bất nhất. Như vậy, chúng ta có thể thấy nguyên văn Kinh Tạng đã có những chỗ thừa sót mà HT Minh Châu cố gắng trung thành với nguyên bản Pali cũng không thể tránh khỏi, trong trường hợp đó nên dùng những văn bản khác để đối chiếu và đúc kết những gì có lợi nhất.
hanh phuc đã viết: Bản dịch trên sẽ gây khó hiểu cho các Phật tử vì không biết rõ ngữ cảnh cuộc đối thoại, không biết rõ về tư tưởng các giáo phái thời Phật còn tại thế, không biết về ngôn ngữ Pali. Nội việc trong ngôn ngữ Pali, từ "attà" vừa có nghĩa là Ngã, vừa có nghĩa là Linh Hồn (mà bản thân khái niệm về Linh Hồn cũng có nhiều cách hiểu rất khác nhau) nên dễ gây nhầm lẫn trong dịch thuật. Xin được giới thiệu bài viết có liên quan đến vấn đề này của thầy Giác Hoàng. Xin mời các ĐH cùng tham khảo: http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/linhhon.htm
Tôi nghĩ với những bản kinh trên mà chúng ta không hiểu, lại đi đào sâu thêm về phương diện "từ ngữ" thì mọi thứ càng trở nên tồi tệ. Nếu không có gì trở ngại, xin đạo hữu hoan hỷ chia sẻ tri kiến về những gì đạo hữu đã trích dẫn (theo tinh thần Kiến Hòa Đồng Giải). Lưu ý là bài kinh "Ananda" còn có tên là "SỰ CÓ MẶT CỦA NGÃ" và được kết tập trong "Tưng Ưng KHÔNG THUYẾt" chương 44, Tương Ưng Bộ kinh.

tham khảo thêm: Kinh Ghotamukha, kinh 94 trong Trung Bộ có 7 lần nhắt tới từ "Tự Ngã" :
Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Udena trú ở Baranasi (Ba-la-nại), tại rừng xoài Khemiya.

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Ghotamukha đến tại Baranasi có một vài công việc. Rồi Bà-la-môn Ghotamukha tản bộ du hành và đi đến rừng xoài Khemiya. Lúc bấy giờ Tôn giả Udena đang đi kinh hành ở giữa trời. Rồi Bà-la-môn Ghotamakha đi đến Tôn giả Udena, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Udena, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền nói với Tôn giả Udena đang đi kinh hành:

-- Thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udena từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào trong tinh xá (vihara), rồi ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Ghotamukha cũng từ chỗ kinh hành bước xuống, vào trong tinh xá rồi đứng một bên. Tôn giả Udena nói với Bà-la-môn Ghotamukha đang đứng một bên:

-- Này Bà-la-môn, đây có những ghế ngồi. Nếu muốn, hãy ngồi xuống.

-- Trong khi chúng con đến với Tôn giả Udena, chúng con không ngồi. Làm sao người như con lại nghĩ đến ngồi xuống, trước khi được mời.

Rồi Ba La Môn Ghotamukha lấy một ghế thấp khác rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ghotamukha nói với Tôn giả Udena:

-- Thưa Tôn giả Sa-môn, không có sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài, hay ở đây pháp ấy là gì?

-- Này Bà-la-môn, nếu Ông tán đồng những gì ta tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác, và có điều gì ta nói mà Ông không biết. Ở đây, Ông có thể hỏi thêm ta: "Thưa Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?" Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.

-- Con sẽ tán đồng những gì Tôn giả Udena tán đồng, và bài bác những gì cần phải bài bác. Và có điều gì Tôn giả Udena nói mà con không biết. Ở đây, con có thể hỏi thêm Tôn giả Udena: "Tôn giả Udena, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?" Sau khi sắp đặt như vậy, ở đây mong sẽ có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.

-- Này Bà-la-môn, ở đây có bốn hạng người này có mặt ở trên đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Bà-la-môn, có người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Ở đây, này Bà-la-môn, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Người ấy không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Bà-la-môn, bốn hạng người này, hạng người nào được tâm Ông thích ý nhất?

-- Thưa Tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình; hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người, hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này, tâm con không thích ý. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại, không có tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể, hạng người này, tâm con thích ý.

-- Này Bà-la-môn, vì sao tâm Ông không thích ý ba hạng người này?

-- Thưa tôn giả Udena, hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, hạng người này tự hành khổ mình, tự hành hạ mình, trong khi tự ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Thưa Tôn giả Udena, hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ người khác, hành hạ người khác, trong khi người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người; hạng người này hành khổ, hành hạ mình và người khác, trong khi mình và người khác ao ước lạc, yểm ly khổ. Do vậy, tâm con không thích ý hạng người này. Nhưng thưa Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Do vậy, tâm con thích ý hạng người này.

-- Này Bà-la-môn, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Ở đây, này Bà-la-môn có hội chúng vì tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc. Ở đây, này Ba La Môn, lại có hội chúng, không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Bà-la-môn, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Bà-la-môn, trong hội chúng nào Ông thấy phần lớn hạng người này: trong hội chúng tham đắm châu báu và đồ trang sức, tìm cầu vợ con, tìm cầu đầy tớ nam, đầy tớ nữ, tìm cầu ruộng đất, tìm cầu vàng bạc, hay là trong hội chúng không tham đắm châu báu và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

-- Tôn giả Udena, hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyện tâm hành khổ người; hạng người không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể; hạng người này, trong hội chúng không tham đắm châu báu, và đồ trang sức, từ bỏ vợ con, từ bỏ đầy tớ nam, đầy tớ nữ, từ bỏ ruộng đất, từ bỏ vàng bạc, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, trong hội chúng ấy con thấy phần lớn hạng người này.

-- Nhưng này Bà-la-môn, nay Ông vừa mới nói: "Chúng con biết như sau, thưa Tôn giả Sa-môn, không có một sự xuất gia đúng pháp. Hình như đối với con: vì không thấy một Tôn giả như Ngài hay ở đây pháp ấy là gì?"

-- Thưa Tôn giả Udena, thật sự lời nói ấy có lợi ích cho con. Có một sự xuất gia đúng pháp. Ở đây, đối với con là như vậy, và mong Tôn giả Udena chấp trì con là như vậy. Bốn hạng người được Tôn giả Udena nói một cách vắn tắt, không giải thích rộng ra, lành thay, nếu được Tôn giả Udena khởi lòng từ phân tích rộng rãi cho con bốn hạng người này.

-- Này Bà-la-môn, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Bà-la-môn Ghotamukha vâng đáp Tôn giả Udena.

Tôn giả Udena nói như sau:

-- Này Bà-la-môn, thế nào là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình? Ở đây, này Bà-la-môn, có người sống lõa thể sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, không nhận từ nơi miệng nồi, không nhận từ nơi miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa những cối giã gạo, không nhận từ hai người đang ăn, không nhận từ người đàn bà có thai, không nhận từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận từ người đàn bà đang giao cấu người đàn ông, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, hay chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, hay chỉ nhận ăn hai miếng... hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy nhà, hay vị ấy chỉ nhận ăn bảy miếng. Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát,... nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa,... bảy ngày một bữa. Như vậy vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Vị ấy chỉ ăn cỏ hoang, ăn lúa tắc, ăn lúa hoang, ăn da vụn, ăn rong nước, ăn bột tấm, ăn váng gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ hay ăn phân bò. Vị ấy ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc vải phấn tảo y, mặc vỏ cây tirita làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện bằng từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cừu. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người chuyên sống theo hạnh nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, từ bỏ chỗ ngồi, là người ngồi chõ hỏ, chuyên sống theo hạnh ngồi chõ hỏ, một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm (để gột sạch tội lỗi). Như vậy dưới nhiều hình thức, vị ấy sống tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình.

Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, Bà-la-môn, có người giết trâu bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, thợ đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và những người làm các nghề độc ác khác. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Ở đây, này Bà-la-môn, có người làm vua, thuộc giai cấp Sát-đế-lị, đã làm lễ quán đảnh, hay một Bà-la-môn triệu phú. Vị này cho xây dựng một giảng đường mới về phía Ðông thành phố, cạo bỏ râu tóc, đắp áo da thô, toàn thân bôi thục tô và dầu, gãi lưng với một sừng nai, đi vào giảng đường với người vợ chính và một Bà-la-môn tế tự. Rồi vị ấy nằm xuống dưới đất trống trơn chỉ có lát cỏ. Vị vua sống với sữa từ vú một con bò cái, có con bò con cùng một mầu sắc; bà vợ chính sống với sữa từ vú thứ hai; và vị Bà-la-môn tế tự sống với sữa từ vú thứ ba. Sữa từ vú thứ tư dùng để tế lửa. Còn con nghé con thì sống với đồ còn lại. Vị vua nói như sau: "Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy chặt một số cây để làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbha để làm chỗ tế lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc. Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

Và này Bà-la-môn, thế nào là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người, hạng người này không tự hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể?

Ở đây, này Bà-la-môn, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.

Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống Bà-la-môn, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết xấu hổ, sợ hãi, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy từ bỏ đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt.

Vị ấy từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chuyện chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người; vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói pháp, nói luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, hợp lý có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo y và bình bát. Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh, cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc thọ không khuyết phạm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự các nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng lạc thọ không uế nhiễm.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một trú xứ thanh vắng, như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.

Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gột rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

Vị ấy sau khi từ bỏ năm triền cái này, các pháp làm tâm cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do dục sanh, với tầm với tứ.

Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: "Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này". Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ tập", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ diệt", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt" tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".

Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa".

Như vậy, này Bà-la-môn, được gọi là hạng người vừa không tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. "

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Ghotamukha nói với Tôn giả Udena:

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thật vi diệu thay, Tôn giả Udena! Thưa Tôn giả Udena, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, (Chánh) pháp đã được Tôn giả Udena dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Udena, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận còn làm cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

-- Này Bà-la-môn, chớ có quy y với ta. Hãy quy y với Thế Tôn, bậc mà ta đã quy y.

-- Thưa Tôn giả Udena, nay Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở tại đâu?

-- Này Bà-la-môn, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nhập Niết-bàn.

-- Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách mười do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi mười do-tuần ấy để được yết kiến Tôn giả Gotama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách hai mươi do-tuần... ba mươi do-tuần... bốn mươi do-tuần... năm mươi do-tuần, chúng con sẽ đi năm mươi do-tuần để được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, nếu chúng con được nghe Tôn giả Gotama ở cách một trăm do-tuần (yojana), chúng con sẽ đi một trăm do tuần để được yết kiến Tôn giả Gatama, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thưa Tôn giả Udena, vì Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, chúng con xin quy y Tôn giả Gotama đã nhập Niết-bàn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Udena nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Thưa Tôn giả Udena, vua nước Anga có cúng dường cho con một bố thí thường xuyên hằng ngày, nay con xin cúng dường Tôn giả Udena bố thí thường xuyên ấy.

-- Này Bà-la-môn, vua nước Anga cúng dường thường xuyên hằng ngày cho Ông là bao nhiêu?

-- Thưa Tôn giả Udena, năm trăm Kahapana (đồng tiền vàng).

-- Này Bà-la-môn, ta không được phép nhận vàng và bạc.

-- Nếu Tôn giả Udena không được phép nhận vàng và bạc, con sẽ cho làm một tinh xá cho Tôn giả Udena.

-- Này Bà-la-môn, nếu ông muốn xây dựng một tinh xá cho ta, thì hãy xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta.

-- Con lại càng bội phần hân hoan, hoan hỷ, thỏa mãn với Tôn giả Udena, khi Tôn giả khuyến khích con cúng dường chúng Tăng. Thưa Tôn giả Udena, với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, con sẽ cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta.

Rồi Bà-la-môn Ghotamukha với bố thí thường xuyên này và với bố thí thường xuyên khác về sau, cho xây dựng một giảng đường cho chúng Tăng ở Pataliputta. Nay giảng đường ấy được gọi là Ghotamukhi.

lưu ý, ngài Udena giảng giải rất dài với ý nghĩa khẳng định những điều tốt đẹp khi "Tự Ngã trú vào Phạm Thể"

nếu đạo hữu không hiểu những gì đạo hữu đã trích dẫn (với cả đh Yến Phương) e rằng khi đọc phải bản kinh Ghotamukha trong Trung Bộ các đạo hữu sẽ rối loạn tâm trí. Như vậy thì: "tôi thà rằng để cho các Đạo hữu rối trí còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không" :)

Thân ái !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.112 khách