Thường hay vô thường

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

hoasenmaimai đã viết:Tự tánh vốn đã thanh tịnh rồi thì làm gì còn phân biệt thường hay vô thường .
tangbong

Nói theo đệ nhất nghĩa thì là như vậy,nhưng nói theo nghĩa tục đế thì các pháp hữu vi là vô thường,vô thường nên khổ.Phải nương nơi tục đế thì mới đạt được chân đế. :)


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy trong Nam Tông, người tu tập rất giống Đại Thừa là HT Viên Minh.

Quý vị nên nghe HT Viên Minh giảng. Nên nghe hai bài giảng sau đây để thực hành thiền cho đúng đường:

Minh hay Vô Minh:
http://www.youtube.com/watch?v=MUMzR092aAQ

Kinh Nghiệm Thiền Quán:
http://www.youtube.com/watch?v=7QPmMrk7-XQ


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

ThegianVothuong đã viết:
hoasenmaimai đã viết:Tự tánh vốn đã thanh tịnh rồi thì làm gì còn phân biệt thường hay vô thường .
tangbong

Nói theo đệ nhất nghĩa thì là như vậy,nhưng nói theo nghĩa tục đế thì các pháp hữu vi là vô thường,vô thường nên khổ.Phải nương nơi tục đế thì mới đạt được chân đế. :)
Sao mà cực nhọc vậy , sao không lấy tục hoàn chơn , mà lại lấy chơn tìm tục . Vậy bao giờ hiểu được chính mình ?


Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu tham học bên truyền thống Nam Truyền,

- Nếu Niết Bàn là vô thường hóa ra tu thành rồi vẫn còn khổ hay sao?
À, hiểu lầm, hiểu lầm, tất cả là do hiểu lầm :D

- Bạn vô tình diễn lại vai người đàn bà đi tìm hạt đậu trong nhà k có người chết. Phật ơi cái ngã của con vô thường, sắp tan hoại rồi, con k muốn nó chết, phật từ bi cứu nó dùm con... Ừa, con cứ đi tìm hạt đậu trong nhà nào k có cái ngã bị tan hoại đem về đây ta sẽ làm thuốc cứu cái ngã của con ... Phật ơi phật nói nhà gã niết bàn có cái ngã k bị tan hoại nên con tới nhà nớ mang được hạt đậu về đây cho phật rồi nè... Hả, ta nói vậy hồi nào ???...

- Phật k có dạy tất cả là vô thường, vì vậy phải ráng bỏ tất cả mà nhập vào "niết bàn" vì "niết bàn" là thường. Phật dạy tu để chấp nhận được cái vô ngã và k có dạy tu để tìm cái ngã nào khác cao siêu hơn gọi là niết bàn.

- Phật dạy về khổ và con đường diệt khổ. Khi người nông dân k còn gieo hạt nữa, anh ta biết rằng k còn cây mọc lên nữa, và k còn mùa gặt sau nữa. Khi không còn khổ đau nữa thì ... gọi nó là gì cũng được, k nhất định cứ gọi là niết bàn.

- Cuối cùng, phật nói cố suy nghĩ về trạng thái niết bàn ra làm sao thì sẽ bị loạn óc. Bạn đang có biểu hiện đó đấy. Hiểu được vô ngã thì sẽ k đi tìm niết bàn nữa bạn à, và bạn sẽ thấy nhận thức của mình khác nhau một trời một vực đấy.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết: Nhưng thưa các vị, alpha có lòng tin ở Như Lai rằng Ngài không để tử mình nghi ngờ bao giờ. Vì nghi hối là thứ bất lợi cho tu hành. Phật càng không thể nào bắt ép để tử mình tin nhưng thứ họ không hiểu rõ. Phải có nội dung nào đó, kinh nào đó Phật giải nghi cho đệ tử cho chúng sanh.
Không phải như vậy Hiền hữu alphatran! Pháp do Như Lai khéo thuyết là toàn vẹn ở đoạn đầu, toàn vẹn ở đoạn giữa, toàn vẹn ở đoạn kết; Như Lai thuyết Pháp để đoạn tận nghi hoặc cho các đệ tử, không phải để cho nghi hoặc sanh khởi hoặc tăng trưởng quảng đại.
Không Tuyên Bố - Phẩm Không Tuyên Bố, Chương VII, Tăng Chi Bộ Kinh

1. Bấy giờ một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố?

2. - Này Tỷ-kheo, do kiến diệt, với vị Thánh đệ từ có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.

Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu không có nghe nhiều,
không tuệ tri kiến,
không tuệ tri kiến tập khởi,
không tuệ tri kiến đoạn diệt,
không tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt
;
kiến ấy của người ấy tăng trưởng. Người ấy không thoát khỏi khổ".

Này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều,
tuệ tri kiến,
tuệ tri kiến tập khởi,
tuệ tri kiến đoạn diệt,
tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt;

kiến của người ấy được diệt. Người ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ".

Này Tỷ-kheo, do biết vậy, do thấy vậy, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều không có tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", không có tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại", không có tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", không có tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại".

Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều có một thái độ không tuyên bố đối với những vấn đề không được tuyên bố.
Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động,không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố:

"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối.
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối

Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu nghe ít,
không tuệ tri truy hối,
không tuệ tri truy hối tập khởi,
không tuệ tri truy hối đoạn diệt,
không tuệ tri con đường đưa đến truy hối đoạn diệt.

Truy hối của người ấy tăng trưởng. Người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy không thoát khỏi khổ".

Này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có nghe nhiều,
tuệ tri truy hối,
tuệ tri truy hối tập khởi,
tuệ tri truy hối đoạn diệt,
tuệ tri con đường đi đến truy hối đoạn diệt;

truy hối của vị ấy được diệt. Vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ".
Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, không tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", không tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", không tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", không tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại".
Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động, không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố.

Này các Tỷ-kheo, đây là nhân, đây là duyên, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 7-0406.htm
Này Hiền hữu! hãy như lý tác ý, vì sao có một số người hoàn toàn chẳng nghi hoặc đối với giáo Pháp bậc Đạo sư; lại một số người dù cho được nói nhiều, lại càng sinh nghi hối và để cho nghi hối tăng trưởng kéo dài?

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu cục đất,

Alpha xin cảm ơn và xin phép đặt cục gạch ở đây sẽ trả lời sau.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
ThegianVothuong đã viết: Đạo Phật vốn không chấp nhận sự sanh khởi nào mà không có nguyên nhân. (1)

Niết bàn là 1 pháp vô vi, nên "không có sanh",do không có sanh nên cũng không có nguyên nhân của sự sanh.(2)
"không có sanh" ở đây là không có cái gì sanh, 5 uẩn hay Niết bàn??
(nếu 5 uẩn thì câu trả lời thích hợp nhưng không đúng vào trọng tâm câu hỏi, nếu Niết bàn thì câu (2) mâu thuẫn với câu (1))
Đh nói đúng,đúng là không cần nói là thường hằng,bởi thường hằng vốn đã là 1 trong 3 tướng của pháp vô vi.
thường hằng không phải là 1 trong 3 tướng của vô vi, vì nếu nói thường hằng có nghĩa là xác định "có sự trú và sự trú này là thường hằng" <= đây là sự trình bày rõ ràng

1 trong 3 tướng của vô vi: "sự trú không được trình bày rõ"

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tuệ tri kiến,
tuệ tri kiến tập khởi,
tuệ tri kiến đoạn diệt,
tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt;
kiến của người ấy được diệt.
tán thán đ/h cục đất trích đoạn này kinhle

Ngài Long Thọ cũng nói như vậy trong bài tụng kết thúc Trung Luận,

rạp mình con đảnh lễ
Đức Đại Thánh Cồ Đàm
lòng từ bi soi sáng
dạy pháp tối thượng này
đưa đến sự tịch diệt
hết thảy mọi quan kiến



:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong
tuệ tri kiến,
tuệ tri kiến tập khởi,
tuệ tri kiến đoạn diệt,
tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt;
kiến của người ấy được diệt.
tán thán đ/h cục đất trích đoạn này kinhle
Kính Thưa quý đạo hữu.

Thưa đạo hữu hlich. tangbong

kn xin góp thêm ý :
Bốn câu đầu diễn tả 4 diệu đế (kinh chuyển pháp luân)
câu thứ năm diễn tả đạo quả và sát trừ 12 kiết sử, sát trừ tà kiến với Như Lai, bao gồm 3 huân (3 sắc thái) và 12 thể (12 khía cạnh), pháp sanh chánh tri kiến đối với Như Lai.

Ngài Long Thọ cũng nói như vậy trong bài tụng kết thúc Trung Luận,

rạp mình con đảnh lễ
Đức Đại Thánh Cồ Đàm
lòng từ bi soi sáng
dạy pháp tối thượng này
đưa đến sự tịch diệt
hết thảy mọi quan kiến



:)
tangbong
Quả thật vậy! Đức Thế Tôn đã tuyên giảng lại con đường cổ xưa mà các Chư Phật Tổ đã đi qua. kinhle kinhle kinhle

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

kính đ/h khai nhụy,

đ/h có thể triển khai thêm về thế nào là
bao gồm 3 huân (3 sắc thái) và 12 thể (12 khía cạnh), pháp sanh chánh tri kiến đối với Như Lai
cám ơn sự góp ý của đ/h kinhle

lâu rồi đ/h mới ghé lại

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
biển tâm đã viết:tangbong kính đạo hữu Alphatran

"Những điều khác" theo Đạo Hữu là những điều gì ? những điều đó có đi ra ngoài Khổ Tập thế gian không ?

Trên tấm thân này, thế giới tập khởi và thế giới đoạn diệt
(câu nói của Đức Phật)
, nếu quay lại với sắc thọ tưởng hành thức thể nghiệm thế giới bên trong sẽ hiểu thế giới bên ngoài. Vô ngã ngay ở đây, chỉ cần dừng lại để quan sát, minh sát, quán sát, tuệ quán thì vô ngã là Niết bàn.
Cả một thế giới đang tập khởi nơi Đạo Hữu, làm sao mà hiểu được Vô thường, Vô ngã để Tin.

Muốn bảo vệ, hộ trì ........Giáo Pháp thì trước phải Biết & Thấy Giáo Pháp, Tam Tạng Kinh điển không ra ngoài hàm ý Xả mọi chấp trước, dính mắc thì sẽ Biết cái đáng biết & Thấy cái đã biết.

bt không thể nói chi hơn, kính chúc Đạo Hữu Alphatran luôn an lành.

kính,bt tangbong
Lành thay, lành thay này Hiền tỷ, khi Hiền tỷ khéo nói lên ý nghĩa này! kinhle

Thuở trước, này Hiền tỷ, có vị ẩn sĩ với tên gọi Rohitassa đã từng khởi thắc mắc và tự mình đi tìm câu trả lời. Sự kiện như vầy đã xảy ra:
(V) (45) Rohitassa (1)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thiên tử Rohitassa sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chiếu sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

- Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?

- Này Hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.

2. - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới".

Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: "Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể đạt được tận cùng của thế giới, nhưng giữa đường con đã chết.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới".

3. - Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Nhưng này Hiền giả,
trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng và tư duy của nó;
Ta tuyên bố về THẾ GIỚI,
về THẾ GIỚI TẬP KHỞI,
về THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT,
về CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT
.

4.
Với đi, không bao giờ,
Ðạt cùng tận thế giới.
Với ai không đạt được,
Chỗ tận cùng thế giới,
Thời không có giải thoát,
Ra khỏi ngoài khổ đau.

Do vậy, bậc có trí,
Hiểu biết rõ thế giới,
Ðạt tận cùng thế giới,
Với Phạm hạnh thành tựu,
Bậc đạt được an tịnh,
Biết tận cùng thế giới,
Không mong cầu đời này,
Chẳng ước vọng đời sau.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0406.htm
như thế nào là Thế Giới, này Hiền tỷ! như thế nào là Thế Giới Tập Khởi, như thế nào là Thế Giới Đoạn Diệt, như thế nào là Con Đường Đưa Đến Thế Giới Đoạn Diệt ?

ở đây, này Hiền tỷ!
68.VI. Samiddhi (4) (S.iv,39)

1-2) ...

3)... "Thế giới, thế giới", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thế giới hay là danh nghĩa thế giới?

4-9) -- Chỗ nào, này Samiddhi, có mắt, có các sắc, có nhãn thức, có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới, hay danh nghĩa thế giới... (như trên)... Chỗ nào có ý, có các pháp, có ý thức, có các pháp do ý nhận thức, tại chỗ ấy có thế giới hay có danh nghĩa thế giới.

10-15) Và tại chỗ nào, này Samiddhi, không có mắt, không có các sắc, không có nhãn thức, không có các pháp do mắt nhận thức, tại chỗ ấy không có thế giới, hay không có danh nghĩa thế giới... không có ý... tại chỗ ấy, không có thế giới hay không có danh nghĩa thế giới.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35b.htm
đây là sự trình bày về THẾ GIỚI.

(p/s: do đăng 1 bài dài Diễn đàn báo lỗi nên cđ chia ra làm nhiều phần. Kính mong sự hoan hỷ! :) )
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 22/03/13 04:06 với 1 lần sửa.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thường hay vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

ở đây, này Hiền tỷ!
IV. Thế Giới (S.ii,73)

2) ... Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự tập khởi và sự đoạn diệt của thế giới. Hãy nghe...

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới tập khởi?

4) Do duyên con mắtcác sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh, nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Ðây là THẾ GIỚI TẬP KHỞI.


5) Do duyên lỗ taicác tiếng...

6) Do duyên lỗ mũicác hương...

7) Do duyên lưỡicác vị...

8) Do duyên thâncác xúc...

9) Do duyên ýcác pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do duyên ái nên có thủ. Do duyên thủ nên có hữu. Do duyên hữu nên có sanh. Do duyên sanh, nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Ðây là THẾ GIỚI TẬP KHỞI.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12b.htm
đây là sự trình bày về THẾ GIỚI TẬP KHỞI(Thế giới sinh khởi do duyên).

ở đây, này Hiền tỷ!
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thế giới đoạn diệt?

11) Do duyên con mắtcác sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
Ðây là THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT
.


12) Do duyên lỗ taicác tiếng...

13) Do duyên lỗ mũicác hương...

14) Do duyên lưỡicác vị...

15) Do duyên thâncác xúc...

16) Do duyên ýcác pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt... Ðây là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.
17) Này các Tỷ-kheo, đây là THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12b.htm
đây là sự trình bày về THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT(Thế giới đoạn diệt do duyên).

như vậy, này Hiền tỷ! là ý nghĩa về Thế Giới, về Thế Giới Tập Khởi, về Thế Giới Đoạn Diệt;
và Con Đường Đưa Đến Thế Giới Đoạn Diệt chính là Bát chi Thánh Đạo mà Thế Tôn đã nhiều lần khai minh hiển lộ, bao gồm: chánh Tri Kiến, chánh Tư Duy, chánh Ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng, chánh Tinh Tấn, chánh Niệm, chánh Định.

như vậy là ý nghĩa trong lời Thế Tôn dạy:
"trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng và tư duy của nó;
Ta tuyên bố về THẾ GIỚI,
về THẾ GIỚI TẬP KHỞI,
về THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT,
về CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN THẾ GIỚI ĐOẠN DIỆT
"

và này Hiền tỷ, trong nhiều thời Pháp sai khác, các vấn đề sai khác đã được nói lên như sau:

* Thức ăn
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn?
Có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực, loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư.
Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn.
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri thức ăn như vậy,
tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy,
tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy,
tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy
,

khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm
* Bốn Thánh Đế
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.

Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.

Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ? Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.

Chư Hiền, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri Khổ như vậy,
tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy,
tuệ tri Ðoạn diệt của khổ như vậy,
tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy
,

khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 22/03/13 04:26 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]90 khách