Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Mục đính chính yếu củâ ta là bỏ tham dục
Ái là nguồn gốc của KHỔ đau, vô minh là nguồn gốc của sự che án, vô minh có mặt bởi Ái lậu tập nhiễm trong chúng sanh
tangbong
Chào đạo hữu vọng ngã,
Chào đạo hữu Thiện Nhẫn,

Qua bài viết của đạo hữu vọng ngã cho tôi biết là đạo hữu có một cái nhìn khá sâu sắc về Phật pháp, tôi xin giới thiệu với đạo hữu pháp hành Trung đạo trong Tứ niệm xứ, qua pháp hành này thiền sinh sẽ bước vào thế giới của tứ diệu đế, pháp vi diệu
của Tam thế Phật đều thuyết giảng sau khi tự chứng Tứ thánh đế, Tam minh, thất giác chi, minh hạnh túc, thế gian giải.
viewtopic.php?f=41&t=7404
Tôi khuyên đạo hữu nên dành thì giờ cho việc tu tập hơn là vào diễn đàn viết bài, chừng nào có kết quả rồi hãy vào gieo duyên cũng chẳng muộn chi. tangbong

Chúc chư đạo hữu học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp " Ý nghĩa Niết-bàn".

kinh,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Tôi khuyên đạo hữu nên dành thì giờ cho việc tu tập hơn là vào diễn đàn viết bài, chừng nào có kết quả rồi hãy vào gieo duyên cũng chẳng muộn chi.
tangbong tangbong tangbong
Thật sự chí lý thưa đh.
Thật ra, do điều kiện hoàn cảnh củâ cư sĩ thời nay có những lúc ko ngồi thiền được, ko thể nghiên cứu kinh sách do tâm vọng động ( hoặc do nhà kế hát karaoke, quán cafe sau nhà mở nhạc,....vv..) thì vn lên diễn đàn tạo duyên Phật pháp vậy.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

31. Cỏ

Bạn tham thiền để tìm bình an tĩnh lặng. Sự bình an tĩnh lặng mà người ta thường nói là sự bình an tĩnh lặng làm dịu tâm chứ không phải là bình an tĩnh lặng để loại trừ phiền não.

Khi tâm bình an thì phiền não tạm thời bị đè nén như tảng đá tạm thời đè lên cỏ. Khi nhấc tảng đá đi thì chỉ trong một thời gian ngắn cỏ lại mọc lên như cũ. Cỏ không bị chết thật sự mà chỉ bị đè xuống thôi. Nếu dùng tâm an bình này để quán sát sự vật, thấy rõ bản chất tạm bợ của chúng, không còn bám víu vào chúng nữa, đó mới là bình an hạnh phúc thật sự. Đó là đã nhổ tân gốc rễ khiến cỏ không mọc lại được nữa.

Khi ngồi thiền phải làm như vậy. Tâm an bình tĩnh lặng do định tâm đem lại chỉ là sự an tĩnh tạm thời. Mục đích của hành thiền là diệt tận phiền não. Bởi thế, muốn có bình an tĩnh lặng thật sự, bạn phải phát triển trí tuệ. Sự bình an tĩnh lặng đến từ trí tuệ sẽ tận diệt phiền não.
Mục đích của hành thiền là diệt tận phiền não.??? Phiền não trên lý thuyết nhiều lắm.

Nhưng thực hành vào đời thì coi bộ chưa chắc ăn, ví dụ như tham, sân, si....Vậy xin cho hỏi: Hành giả thấy loại phiền não nào dể trừ?

Loại nào trừ được rồi, nhưng khi gặp cảnh nó cũng quay trở lại. Ví dụ như hút thuốc, uống rượu, mê sắc, đổ bạc (cờ bạc), game.v.v.


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Mục đích của hành thiền là diệt tận phiền não.??? Phiền não trên lý thuyết nhiều lắm.
Như khi cây bàng nhìn thấy có rất nhiều lá, thế nhưng chúng chỉ có 1 gốc.
Khi bạn muốn chặt một cây bàng, bạn sẽ vặt từng lá, bẻ từng cành hay sao?
Tham sân si mạn nghi tà kiến
thuộc loại mạn nghi tà kiến là dễ
thuộc loại tham sân si là khó
( hình như trong Phật học phổ thông có)
Chúng ta không có căn cơ thì đành vặt từng lá, bẻ từng cành vậy. Chứng đạo trong hiện kiếp khó.
Hơn nữâ, có bệnh nhân nào nói với thầy thuốc rằng : "Tôi nhiều bệnh quá, không chữâ đâu bác sĩ"?
Giống như người ban sáng ngủ dậy thấy trên mặt mình nhiều thứ bất tịnh. Liệu người ấy có nghĩ rằng " Trên mặt ta thật nhiều thứ bất tịnh, chẳng nên rửâ làm gì" không?
Loại nào trừ được rồi, nhưng khi gặp cảnh nó cũng quay trở lại. Ví dụ như hút thuốc, uống rượu, mê sắc, đổ bạc (cờ bạc), game.v.v.
1. là giới, ngũ giới cấm sử dụng chất gây nghiện, gây hao tổn trí tuệ, thì liệu hút thuốc, uống rượu có không? Căn bản củâ giới là tàm quý
2. là định, dành thời gian thiền định thì còn thời gian đâu mà lo cho những việc đó. Một khi đã hưởng sự an lạc củâ định, những thú vui khác dần mất đi sự thích thú đối với chúng. Như người đã ăn mật ong, lại nếm bánh quy thì sẽ không cảm thấy ngọt.
3. là tuệ, ta quán xét nguy hại củâ những việc đó. Quán bất tịnh khiến ta xả ly, quán niệm chết khiến ta tập trung tu hành.
4. Trong giới có luật phải thu thúc sáu căn, đừng để sáu căn gặp sáu trần sinh tham ái, chấp thủ.
Quay trở lại thì do thiếu tinh tấn. Người ấy giống như lá bèo, hễ sóng đánh đến đâu là theo luôn đến đó. Như người thấy hố sâu trước mặt có một đồng tiền lại nhảy vào. Sau khi nhảy vào gãy chân không lên được lại than thở tại sao tôi nhảy vào.
Trong tứ chánh cần có Nỗ lực ngăn chặn, diệt trừ những điều ác đã phát sinh
Do vậy, phải có tinh tấn để không phạm lỗi cũ. Như người thấy đồng tiền trong hố sâu trước mặt. Người ấy khéo léo, ngăn chặn lòng tham muốn với sự tỉnh giác. Hoặc đi vòng đường khác, hoặc cẩn trọng lấy dây thừng buộc mình rồi từng bước cẩn thận bước vào hố sâu lấy tiền, sau đó lại cẩn trọng nhờ dây thừng mà đi lên, không bị tổn thương.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Như khi cây bàng nhìn thấy có rất nhiều lá, thế nhưng chúng chỉ có 1 gốc.
Khi bạn muốn chặt một cây bàng, bạn sẽ vặt từng lá, bẻ từng cành hay sao?
đ/h @VN nói rất đúng: Gốc của phiền não nằm nơi "Tập đế" Tham sân si mạn nghi tà kiến.
Loại nào trừ được rồi, nhưng khi gặp cảnh nó cũng quay trở lại. Ví dụ như hút thuốc, uống rượu, mê sắc, đổ bạc (cờ bạc), game.v.v.
đ/h @VN nói rất đúng chỉ có:
1. Giới
2. Định
3. Huệ

4. Nhiếp phục 6 căn.


Không muốn cho phiền não tái sanh thì không thể thiền là đủ, bởi trong Thiền còn phải hành trì tam vô lậu học (Giới định huệ). Mà muốn trừ cho tận gốc, ta phải tìm hiểu cái "Nhân"! Cái nhân của tri kiến phiền não nằm ở 6 giác quan. Nhiếp phục được các giác quan là nhiếp phục các phiền não chướng.

==================Xin hỏi tiếp dưới đây================
37. Con Dao Tây

Hãy nhìn con dao tây. Mỗi con dao có mũi dao, lưỡi dao và sống dao. Bạn có thể chỉ cầm một mình lưỡi dao lên không? Bạn có thể chỉ cầm một mình sống dao hay cán dao lên không? Lưỡi dao, cán dao, sống dao đều là một phần của con dao tây và dính liền nhau không thể tách rời ra được. Khi cầm dao lên thì bạn cầm mọi bộ phận của nó. Cũng vậy, nếu bạn cầm cái tốt lên thì đồng thời bạn cũng cầm cái xấu lên. Người ta thường tìm kiếm điều tốt mà loại bỏ điều xấu. Nhưng họ không biết rằng chẳng có gì không tốt hay không xấu cả. Nếu bạn không học tập điều này thì bạn sẽ không có sự hiểu biết thật sự. Nếu bạn cầm cái tốt lên thì cái xấu cũng dính liền theo. Nếu bạn cầm hạnh phúc thì đau khổ cũng đeo theo. Hãy huấn luyện tâm cho đến khi nó vượt lên trên cả tốt và xấu. Đó là lúc việc tu hành hoàn tất.
Hãy huấn luyện tâm cho đến khi nó vượt lên trên cả tốt và xấu, bằng cách nào?


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Mục đính chính yếu của ta là bỏ tham dục
Ái là nguồn gốc của KHỔ đau, vô minh là nguồn gốc của sự che án, vô minh có mặt bởi Ái lậu tập nhiễm trong chúng sanh
tangbong
Chào đạo hữu vọng ngã,
Chào đạo hữu Thiện Nhẫn,

Khi muốnđã phiền não rồi.
Ái lậu tập nhiễm
(muốn== Ái lậu , phiền não ==tập nhiễm )

Chúc chư đạo hữu học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp " Ý nghĩa Niết-bàn".

kinh,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Chúc chư đạo hữu học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp " Ý nghĩa Niết-bàn".
tangbong tangbong tangbong
Đa tạ đ h
Khi muốn là đã phiền não rồi.
Đúng thật là khi muốn tức là đã phiền não rồi.
Hãy huấn luyện tâm cho đến khi nó vượt lên trên cả tốt và xấu, bằng cách nào?
Bằng cách tập cho tâm không dính mắc, thu thúc sáu căn.
Nếu bạn cầm cái tốt lên thì cái xấu cũng dính liền theo. Nếu bạn cầm hạnh phúc thì đau khổ cũng đeo theo.
Giữ tâm không phân biệt, tức là đừng cầm con dao lên.
Ta biết rằng mọi thứ đều vô thường, hạnh phúc cũng vậy, đau khổ cũng vậy. Tất cả rồi sẽ qua đi. Biết rằng chúng là giả tạm, không bền, tâm sẽ không dính mắc. Tâm không dính mắc, sẽ không phiền não về tốt xấu. Như người có việc gấp phải đi qua con đường đông đúc, người ấy không để tâm đến khách bộ hành ăn mặc ra sao, cửâ hiệu đẹp xấu thế nào.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Huynh KN đã viết: Ái là nguồn gốc của KHỔ đau, vô minh là nguồn gốc của sự che án, vô minh có mặt bởi Ái lậu tập nhiễm trong chúng sanh.


Nếu Hành giả thích suy tư thì theo Pháp "Lý Nhân Duyên", chỉ cần diệt một chữ "Ái" là cắt đứt ngay dòng sanh tử. Giống như Thiền Đốn Ngộ.

Còn Hành giả không thích suy tư hay còn bận bịu con đàng, cháu đống, của lại nhiều thì tu nơi "Tập đế" là nguồn gốc của khổ, là nhân tạo ra nghiệp. Giống như Thiền Tiệm Ngộ. Riêng đệ thì chọn Tiệm Ngộ bởi phiền não còn chất đống.
===============================
@VongNga đã viết: Giữ tâm không phân biệt, tức là đừng cầm con dao lên.
Ta biết rằng mọi thứ đều vô thường, hạnh phúc cũng vậy, đau khổ cũng vậy. Tất cả rồi sẽ qua đi. Biết rằng chúng là giả tạm, không bền, tâm sẽ không dính mắc. Tâm không dính mắc, sẽ không phiền não về tốt xấu. Như người có việc gấp phải đi qua con đường đông đúc, người ấy không để tâm đến khách bộ hành ăn mặc ra sao, cửâ hiệu đẹp xấu thế nào.
Theo như Huynh luận, "Giữ tâm không phân biệt, tức là đừng cầm con dao lên." Như vậy, ý Huynh sách tấn muốn diệt phiền não thì đừng "Chơi dao có ngày đứt tay"?

- Giữ tâm không phân biệt, là nghĩa của "Bất nhị" là "Phiền não là Bồ đề" ?
- Đừng cầm con dao: Nghĩa đối trị (Nhị biên). Cầm dao là chấp nhận phiền não, đừng cầm là buông bỏ phiền não...

Nhưng những đoạn viết kế tiếp thì đệ hiểu rõ ý Huynh, Như vầy! Ngày xưa đệ đã từng bỏ hút thuốc trên 10 lần. Có lần cũng trên 2 năm. Lúc đó đệ nghĩ ôi, Phiền não là bồ đề mà...hút thử 1, rồi hút thử 2. Tới dài ba ngày thì tập khí trở lại của "Nicotine". Tới lúc đó Bồ đề là phiền não. Dó đó nếu mình biết rõ đó là Phiền não thôi thì đừng, nắm, giữ, bắt, lấy, ôm, mang, nhận, cầm con dao lên thì chắc chắn sẽ trừ được. Nhưng người tu thiền thì nói chưa phải là rốt ráo của sự tu. Chỉ là lấy tâm đối trị thôi, có phải vậy ? ?


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Vn thiết nghĩ thế này, khi tâm còn chấp "Phiền não tức bồ đề" thì phiền não chỉ khoác áo bồ đề mà thôi.
Thân người không thoát khỏi tật bệnh. Những vị tổ sư khi tật bệnh thì không những công phu tu hành thoái giảm, mà lại còn tinh tấn hơn, do nhờ bệnh mà quán chiếu thân vô thường, vô ngã, khổ. Có người do hoạn nạn đau khổ mà nhận ra nhân sinh vô thường, chẳng có gì vui thú mà phát tâm cầu đạo. Lúc đó phiền não tức bồ đề. Nhưng rõ ràng không ai tự dưng đi cầu cho mình bệnh hay gặp đau khổ như chết đi cả.
Hoặc khi tâm đã không còn phân biệt tốt xấu, phiền não cũng được, bồ đề cũng được,......
Muốn diệt phiền não không thể nào là trốn tránh phiền não được, vì hễ là phàm phu là còn phiền não. Nhưng phải tập giữ được tâm không phân biệt, bất động trước tác động đổi thay củâ hoàn cảnh. Phiền não hay bồ đề, giữ tâm bất động, bởi vì biết chúng là điều tự nhiên(nhân duyên), như nước chảy từ trên xuống dưới, biết chúng là vô thường,......
Chỉ là lấy tâm đối trị thôi, có phải vậy ??
Vạn pháp quy tâm. Tâm dẫn đầu các pháp, có gì không là do tâm tạo?


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Ở đây có ai đã từng trãi qua kinh nghiệm bị người khác chửi tục tiểu ???
họ lấy cha mẹ của mình ra mà chửi, họ dùng từ ngữ tục tiểu, thô lổ nhất để sỉ vả thậm tệ nhất, họ vung tay múa chân
hùng hổ thách đánh nhau, tôi đã bị như vậy, lúc đó tôi quán tâm và pháp, tôi nhận thấy tiếng nghe qua tai chỉ là quả phải chịu, tôi thấy cảnh vung tay múa chân là quả của mắt, không có cái tôi nghe hay thấy lúc đó, chỉ là nghiệp mà thôi (ngủ
uẩn giai không), Đức phật dậy" Đây không phải là ta, đây không không phải là của ta, đây không phải là tự ngã của ta ...."
tổ Huệ Năng dạy "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ", sau khi người đó thấy tôi bình tỉnh làm thinh, nét mặt không có biểu lộ chi sân hận vẫn bình thường, họ nghĩ là tôi coi thường và khinh khi họ nên không nói gì, người đó càng thêm tức giận, tâm người đó càng thêm hung hăng như muốn ăn tươi nuốt sống tôi nếu được họ sẽ làm, trong lúc đó có một người chứng kiến cảnh này, người này vốn xưa nay không thích tôi vì ganh tỵ tôi giỏi hơn họ, người này cho là tôi đã sai khiến cho người kia sân hận, thế là ai cũng nghe và tin theo người đó là tôi sai, tôi không buồn vì chuyện này, tôi nhận biết rõ đó là quả mà tôi phải nhận (khổ đế), tôi biết rõ đó là do nhân quá khứ mà tôi đã tạo (tập đế), do những phiền não này mà tôi mới trở nên giỏi Phật pháp về pháp hành, cũng nhờ những phiền não này mà tôi đã nếm được vị mặn của Pháp bảu, đúng với câu " phiền não sanh bồ đề ", nếu không hiểu rõ, hiểu ở đây với tôi làm phải thật sống tức là tự kinh nghiệm lấy, không có ai cho hay ban tặng cả, làm được hay không phải quán xét lại xem Ba la mật nào đầy đủ, Ba la mật nào thiếu hoặc kém, tự quán chiếu và bồi bổ tiếp tục trau dồi.
Tôi khuyên mọi người nên cẩn thận tâm của chính mình, cần phải hiểu rõ tâm mình hơn là hiểu tâm người khác, thành Phật cũng do nó, thành ma cũng tại nó, chấp hay không chấp không phải dựa vào lời phiến diện của người nào khác, mà chấp hay không chấp phải nhận biết và thấy từ tâm của thiền giả, đây mới là thật biết, thật thấy ! lời tôi khuyên chỉ tùy duyên người hiểu, hiểu hay không hiểu cũng chẳng làm tôi hạnh phúc thêm hay đau khổ thêm.
tangbong :)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

khai nhụy đã viết:
Ở đây có ai đã từng trãi qua kinh nghiệm bị người khác chửi tục tiểu ???
họ lấy cha mẹ của mình ra mà chửi, họ dùng từ ngữ tục tiểu, thô lổ nhất để sỉ vả thậm tệ nhất, họ vung tay múa chân
hùng hổ thách đánh nhau, tôi đã bị như vậy, lúc đó tôi quán tâm và pháp, tôi nhận thấy tiếng nghe qua tai chỉ là quả phải chịu, tôi thấy cảnh vung tay múa chân là quả của mắt, không có cái tôi nghe hay thấy lúc đó, chỉ là nghiệp mà thôi (ngủ
uẩn giai không), Đức phật dậy" Đây không phải là ta, đây không không phải là của ta, đây không phải là tự ngã của ta ...."
tổ Huệ Năng dạy "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ", sau khi người đó thấy tôi bình tỉnh làm thinh, nét mặt không có biểu lộ chi sân hận vẫn bình thường, họ nghĩ là tôi coi thường và khinh khi họ nên không nói gì, người đó càng thêm tức giận, tâm người đó càng thêm hung hăng như muốn ăn tươi nuốt sống tôi nếu được họ sẽ làm, trong lúc đó có một người chứng kiến cảnh này, người này vốn xưa nay không thích tôi vì ganh tỵ tôi giỏi hơn họ, người này cho là tôi đã sai khiến cho người kia sân hận, thế là ai cũng nghe và tin theo người đó là tôi sai, tôi không buồn vì chuyện này, tôi nhận biết rõ đó là quả mà tôi phải nhận (khổ đế), tôi biết rõ đó là do nhân quá khứ mà tôi đã tạo (tập đế), do những phiền não này mà tôi mới trở nên giỏi Phật pháp về pháp hành, cũng nhờ những phiền não này mà tôi đã nếm được vị mặn của Pháp bảu, đúng với câu " phiền não sanh bồ đề ", nếu không hiểu rõ, hiểu ở đây với tôi làm phải thật sống tức là tự kinh nghiệm lấy, không có ai cho hay ban tặng cả, làm được hay không phải quán xét lại xem Ba la mật nào đầy đủ, Ba la mật nào thiếu hoặc kém, tự quán chiếu và bồi bổ tiếp tục trau dồi.
Tôi khuyên mọi người nên cẩn thận tâm của chính mình, cần phải hiểu rõ tâm mình hơn là hiểu tâm người khác, thành Phật cũng do nó, thành ma cũng tại nó, chấp hay không chấp không phải dựa vào lời phiến diện của người nào khác, mà chấp hay không chấp phải nhận biết và thấy từ tâm của thiền giả, đây mới là thật biết, thật thấy ! lời tôi khuyên chỉ tùy duyên người hiểu, hiểu hay không hiểu cũng chẳng làm tôi hạnh phúc thêm hay đau khổ thêm.
tangbong :)
kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Kính chúc tinh tấn hơn nữa!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

46. Con Dòi
An vui hạnh phúc không tùy thuộc vào chuyện chúng ta giao tiếp nhiều hay ít người trong xã hội này. An vui, hạnh phúc chỉ đến từ chánh kiến. Khi bạn có chánh kiến, có sự hiểu biết đúng đắn thì an vui hạnh phúc sẽ đến. Nếu có sự hiểu biết đúng đắn thì bất kỳ sống ở nơi nào, bạn cũng cảm thấy hài lòng. Nhưng phần lớn chúng ta không có chánh kiến, không có sự hiểu biết đúng đắn. Người thiếu chánh kiến chẳng khác nào con dòi sống trong đống phân. Con dòi sống trong phân, lấy phân làm thực phẩm, phân là chỗ cư trú lý tưởng nhất. Nếu lấy cây khươi một con dòi ra khỏi đống phân, nó sẽ ngọ ngoạy và cố gắng trở về lại với đống phân.

Chúng ta cũng thế, thầy giáo dạy chúng ta hãy nhìn một cách đúng đắn nhưng chúng ta cảm thấy không hài lòng, chúng ta chỉ làm theo lời thầy trong chốc lát rồi lại vội vã trở về với thói quen cố hữu và quan kiến riêng của mình. Bởi vì chúng ta cảm thấy rằng chỉ có những thói quen và quan kiến này mới đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta. Nếu không nhìn thấy những hậu quả tai hại của tà kiến thì chúng ta không thể nào rời bỏ những quan kiến sai lầm này được.

Việc hành thiền thật khó khăn, bởi thế chúng ta cần phải lắng nghe lời dạy của thầy, loại bỏ sự hiểu biết sai lầm, loại bỏ sự chấp giữ quan kiến. Đó là những điều thiết yếu của chúng ta trong việc thực hành. Nếu có chánh kiến thì bất cứ đi đến nơi nào chúng ta cũng có an vui hạnh phúc.
Tôi đọc tới bài "Con dòi" thì thấy sự tu tập còn chưa đi tới đâu, thật là xấu hổ. Đó là tánh sân chưa hoàn toàn giảm, tại sao?

- Thấy người đó có quyền lực, giàu sang thì ta co đầu rút cổ.

- Thấy người đó có đức độ, thông mình thì ta sanh tâm tỵ hiềm, ghen ghét.

- Thấy người đó yếu hơn ta, thì ta nổi sân, mắng nhiếc.


Phật dạy: Làm người không có đủ Chánh kiến "lục hòa" thì chẳng khác nào cuộc sống của con dòi trong đống phân. Hoặc lấy ngũ dục làm đời sống của con người, để rồi phải sống lẩn quẩn trong kiếp luân hồi.

Như vậy, nhờ kinh tạng mà ta hiểu sâu về Chánh kiến, nhờ sống trong một xã hội bình đẳng mà biết có chánh kiến, nhờ có đức hạnh và sự giáo dục trong gia đình mà ta có chánh kiến tới ngày nay. Nhưng cũng chưa phải là thật đủ! Cần hiểu thêm những "Thiện Pháp" để cấu tạo thành người có chánh kiến.

Các thiện Pháp để có Chánh kiến:

- Tàm Quý,
- Sám hối,
- Diệt trừ ngã mạn.v.v.

Tại sao! người biết giữ tàm quý là người có chánh kiến?
Tại sao! người thường xuyên sám hối tự tâm là người có chánh kiến?
Tại sao! Người không còn tâm ngã mạn là người có chánh kiến?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.123 khách