CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

battinh đã viết:
  • TÂM MONG ĐỢI VÀ SỰ KIÊN NHẪN
Thiền sinh: Tại sao mỗi khi mình móng đợi (kết quả) thì sự việc lại trở thành tiêu cực? Tiến trình này hoạt động như thế nào?

Thiền sư: Mong đợi là sự thể hiện của tâm tham. Tâm mong đợi hiện diện là bởi vì có tâm si, bởi vì chúng ta không được mọi thứ như chúng thực sự đang là. Nếu thực sự chấp nhận được mọi thứ như chúng đang là; chắc là chúng ta sẽ không có mong đợi điều gì. Nhưng khi không hiểu biết, chúng ta có xu hướng mong đợi. Mong đợi càng nhiều, tâm sân sẽ càng lớn khi sự mong đợi đó không trở thành sự thật.

Thiền sinh: Thưa thầy, làm thế nào để phát triển được tính kiên nhẫn?

Thiền sư: Hãy quan sát tâm sân (dosa). Tâm sân mới chính là vấn đề. Thầy tôi luôn nói rằng tất cả mọi vấn đề trên thế gian này đều xuất phát từ tam độc: tham, sân, si. Luôn để mắt đến chúng. Quan sát các tâm bất thiện quan trọng hơn vì khi bạn chế ngự được chúng, các tâm thiện sẽ tự động khởi lên. Chính vì vậy mà tôi đặt tên cho cuốn sách đầu tiên "Đừng Coi Thường Phiền Não".

Trước kia, tôi đã từng tham dự rất nhiều khóa thiền tích cực để cố gắng phát triển các tâm thiện lên, nhưng con người tôi không thực sự thay đổi. Tôi vẫn không trở thành một con người tốt hơn. Đó là vì tôi đã quên không nhìn các tâm bất thiện của mình. Tâm tôi chỉ có thể bắt đầu tốt dần lên khi tôi biết quan sát các tâm bất thiện. Quan sát chúng một cách thật sự miên mật và kiên nhẫn đã giúp tôi hiểu rõ được bản chất của chúng.

Thiền sinh: Nếu nói rằng tâm mong đợi và sự thiếu kiên nhẫn là hai loại phiền não chính cần phải tìm ra trong quá trình hành thiền, như thế có đúng không?

Thiền sư: Đúng, bạn cần phải quan sát tâm thiếu kiên nhẫn một cách kiên nhẫn. Bản thân tôi đã trở nên kiên nhẫn hơn xưa rất nhiều bởi vì tôi thường quan sát sự thiếu kiên nhẫn ấy mỗi khi nó khởi lên.

Thiền sinh: Đôi khi con có cảm tưởng rằng sự quán chiếu và thẩm sát lại thiên về sự thao túng kinh nghiệm, làm thay đổi những gì quán sát được theo một cách nào đó, bởi vì đàng sau sự quán chiếu đó luôn có tác ý (ý định), tác ý này xuất phát từ sự mong đợi, mong muốn điều gì đó.

Thiền sư: Nếu có cảm giác mong chờ một kết quả nào đó sẽ đến trong việc quán chiếu, chứ không phải quán chiếu vì muốn hiểu biết, thì tức là tâm đang thao túng sự việc. Một khi có cảm giác này, bạn phải kiểm tra lại tâm mình xem có đúng là tâm đang cố gắng làm như thế không. Quán chiếu là chỉ muốn hiểu theo một cách hoàn toàn rộng mở, muốn biết chính xác cái gì đang diễn ra. Nó không muốn khống chế, thao túng sự việc.

Thiền sinh: Thường thì con cũng không thấy muốn được kết quả gì cả. Con chỉ cảm thấy như là có rất nhiều khía cạnh của kinh nghiệm để có thể hướng chánh niệm đến. Đó là lý do con cứ tự hỏi tại sao lại thích quan sát nó hơn, và liệu như thế có phải là có sự mong muốn nào đằng sau sự lựa chọn ấy hay không.

Thiền sư: Bạn cũng có thể xem xét theo cách đó. Tự hỏi mình tại sao lại chọn quan sát cái đó. Nhưng có lúc nó không phải là sự lựa chọn của bạn, tâm tự động chọn. Khi quán chiếu, thẩm xét bạn phải luôn ghi nhớ rằng tâm đang tự làm công việc của nó (chứ không phải tôi quán chiếu). Nếu bạn tự động hóa mình với tiến trình quán chiếu này, nó sẽ trở nên rất phức tạp. Nhưng nếu chỉ nhận biết rằng tâm đang làm việc, tâm đang lựa chọn thì sẽ dễ dàng quan sát và tìm hiểu cách thức hoạt động của tâm hơn.

Mỗi khi quán chiếu, điều quan trọng là bạn phải luôn xem lại mình có móng đợi điều gì không(15). Một điều có thẻ xảy ra là là bạn đã từng nghe hay đọc điều gì đó giông giống như với những gì bạn đang kinh nghiệm được trong thiền và - vì không ý thức được điều đó - bạn có thể sẽ diễn dịch hoặc chế biến kinh nghiệm của mình theo như những gì mình đã được đọc.

Thiền sinh: Con cảm thấy việc quan sát tâm làm con rất nhanh chán, nhất là trong khi ngồi thiền.

Thiền sư: Tại sao lại chán?

Thiền sinh: Con đoán chắc là do mình mong đợi điều gì đó xảy ra.

Thiền sư: Đúng thế, khi chúng ta mong đợi điều gì đến thật nhanh, tâm không thể chờ đợi được và cảm thấy chán.

Thiền sinh: Vậy con cần phải làm gì? Ngừng lại không hành thiền nữa chăng?

Thiền sư: Bạn cần phải tập kiên nhẫn. Nhận biết ngay mỗi khi tâm ham muốn kết quả và tự nhắc mình có thái độ đúng đắn.
  • Chỉ khi tâm đơn giản, tuệ giác mới phát triển. Một cái tâm phức tạp, luôn nghĩ ngợi, mong chờ, hoạch định... sẽ ngăn cản trí tuệ lớn lên.
Tâm phải đơn giản để an trú trong hiện tại và dễ thấy được mọi thứ như nó đang là. Khi chánh niệm thực sự có mặt ở đây và bây giờ, tâm sẽ không bao giờ biết chán.

Thiền sinh: Con thường có rất nhiều mong đợi trong khi hành thiền và thường hay dính mắc vào kết quả. Nhưng giờ đây con cố gắng không đòi hỏi phải thực hành để được cái này, cái kia nữa, mà chỉ thực hành vì lợi ích của chính sự thực hành. Liệu không đòi hỏi như thế có được không ạ?

Thiền sư: Được, thế là tốt. Khi nhân duyên, điều kiện đã được đầy đủ thì quả sẽ tự trổ sanh một cách tự nhiên. Đợi chờ kết quả đến là tâm tham. Trí tuệ thấu hiểu được rằng chỉ cần làm việc với các nhân duyên nhất định sẽ mang lại kết quả và vì vậy không cần phải lo lắng đến chuyện ấy nữa.

Tuy nhiên, cái tâm mình rất hay dở trò. Có thể bạn thấy minh không có mong đợi nào, nhưng bỗng nhiên nó lại len lỏi vào lúc nào không biết. Do đó, đừng quá quan tâm đến các kinh nghiệm có được trong thiền mà hãy cố gắng quan sát cái tâm mình. Nếu bạn chú ý nhiều hơn đến tâm, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được mỗi khi có bất kỳ lại tâm tham nào lẻn vào.

CHÚ THÍCH:

(15) Như là mong đợi rằng quán chiếu là để nhìn thấy rõ tam tướng vô thường, khổ, vô ngã. Tất nhiên mục đích của quán chiếu là để tìm hiểu cơ chế hoạt động của thân tâm, để trực nhận được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của các pháp, nhưng chúng ta lại không cần phải cố ý làm điều đó. Nếu cứ luôn đặt mục tiêu quán chiếu là để thấy được cái này, cái kia là chúng ta đã có sự mong đợi trong đó rồi - đặt mục tiêu sẵn như thế, nếu có thể thấy được thì cũng chỉ là cái thấy của Tưởng (tưởng tri), chứ không phải là cái thấy của Tuệ (tuệ tri), không phải là trực nhận bản chất của các pháp như nó đang là. Còn nếu quán chiếu chỉ với mục đích là để tìm hiểu những gì đang diễn ra mà không mong đợi là mình sẽ thấy được cái gì, thì lúc đó mới là quán chiếu đúng, mới là hành thiền với thái độ chân chánh - ND.
Thiền sư[/b]: Mong đợi là sự thể hiện của tâm tham. Tâm mong đợi hiện diện là bởi vì có tâm si, bởi vì chúng ta không được mọi thứ như chúng thực sự đang là. Nếu thực sự chấp nhận được mọi thứ như chúng đang là; chắc là chúng ta sẽ không có mong đợi điều gì. Nhưng khi không hiểu biết, chúng ta có xu hướng mong đợi. Mong đợi càng nhiều, tâm sân sẽ càng lớn khi sự mong đợi đó không trở thành sự thật.
Theo tôi, vị thiền sư nào giải thích về tâm mong đợi của một hành giả như ở đoạn trên, thì chính vị ấy cũng chẳng có chánh kiến về Phật học là bao ! thiệt là vẻ rắn thêm chân cho là rồng vì bản thân mình chưa bao giờ nhìn thấy rồng! thời mạc Pháp ít khi tìm thấy chân sư !
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 11/03/14 18:01 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • CẦU NGUYỆN VÀ THIỀN
Thiền sinh: Cầu nguyện có tầm quan trọng thế nào so với việc hành thiền, thưa thầy.

Thiền sư: Bạn có thể cầu nguyện bao nhiêu lần một ngày?

Thiền sinh: Mỗi khi xả thiền là con đều cầu nguyện. Có nên cầu nguyện khi hành thiền hay cầu nguyện vào lúc khác thì tốt hơn?

Thiền sư: Thiền tập là chánh niệm với hiểu biết đúng đắn. Bạn có thể chánh niệm biết rằng việc cầu nguyện đang diễn ra. Như vậy, cầu nguyện và hành thiền có thể diễn ra cùng một lúc.

Thực hành lời dạy của đức Phật cũng như đang cầu nguyện hay đảnh lễ ngài. Lời dạy chủ yếu của đức Phật đối với các đệ tử là hãy chánh niệm trong mọi lúc, chánh niệm càng nhiều càng tốt. Đức Phật thường xuyên nhắc nhở các đệ tử không được phóng dật quên mình - trong tiếng Pali là "appamādena sampādetha". Do vậy, mỗi khi chúng ta nhớ đến lời dạy này và thực hành chánh niệm là chúng ta đang đảnh lễ ngài. Lời cầu nguyện không nhất thiết cứ phải thể hiện bằng lời nói, nó có thể là một thái độ trong tâm. Cũng như thế, nếu chánh niệm được suốt cả ngày, là chúng ta đang đảnh lễ đức Phật suốt cả ngày đấy.

Từ "Buddha" (Phật) nghĩa là "người tỉnh thức", và hay biết, tỉnh thức chính là đặc tính của tri tuệ. Mỗi khi tu tập trí tuệ là khi chúng ta đang cung thỉnh ngài. Điều đó cũng như mình đang được ở cùng ngài trong lúc đó.
  • THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC
Thiền sinh: Con thấy khái niệm về các cõi trời và địa ngục cùng với sự tái sanh thật khó chấp nhận. Giáo lý các tông phái đạo Phật khác rất dễ hiểu và có thể thực hành ngay, chứng nghiệm trực tiếp. Theo thầy thì nên nhìn nhận những khái niệm đó như thế nào?

Thiền sư: Bạn không bắt buộc phải tin vào các cảnh giới sinh tồn hay sự tái sinh. Cứ tiếp tục thực hành. Khi đã có trí tuệ hơn, bạn sẽ bắt đầu hiểu được tất cả những thứ đó một cách đúng đắn.

Bạn có thể thấy được cảnh giới sinh tồn đó như là những tính chất của tâm khác nhau. Khi bạn cảm thấy khổ sở, tâm bạn chính là địa ngục, khi nhận an chỉ định (jhāna), bạn đang ở cõi trời.
  • Cuộc sống chính là sự phản chiếu của tâm mình. Nếu hiểu được tâm mình, bạn sẽ hiểu được cả thế gian.
Bạn không cần phải tin những điều mà bạn không hiểu nổi về mặt trí thức. Chỉ cần tiếp tục tìm hiểu, quan chiếu. Chỉ cần tiếp tục học hỏi từ các kinh nghiệm của chính mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • DÍNH MẮC VỚI CHÁNH NIỆM
Thiền sinh: Thưa thầy, dính mắc với chánh niệm có được không ạ?

Thiền sư: Không, không được! Không cần thiết phải dính mắc với chánh niệm, chánh niệm phát triển bởi vì có đà quán tính của nó. Có cái gì ở đó mà dính mắc? Bất cứ sự dính mắc nào cũng cần phải tránh. Tất nhiên là người ta vẫn có thể dính mắc vào bất cứ thứ gì trên đời, nhưng tốt nhất là không nên dính mắc vào bất cứ cái gì.
  • MUỐN MÌNH HƠN NGƯỜI
Thiền sinh: Con thường quan sát thấy mình mong cho người khác kém cỏi để mình sẽ trở thành người giỏi nhất.

Thiền sư: A, vậy là tốt, bạn đã biết được tâm mình rồi đấy. Bản chất của tâm mình là luôn muốn mình hơn người, muốn thấy kẻ khác phải thấp kém hơn mình. Chỉ khi nhận ra được điều này chúng ta mới có cơ hội thay đổi mình.

Thiền sinh: Làm thế nào để con xử lý những điều ấy một cách khéo léo.

Thiền sư: Hãy xem mình cảm thấy như thế nào khi có những suy nghĩ như thế trong tâm. Bạn sẽ thấy nó chẳng dễ chịu chút nào đâu. Nếu bạn nhận rõ được cảm giác này mỗi khi ý nghĩ đó sanh khởi, tâm sẽ nhẳn mặt dần với trạng thái khó chịu đó và sẽ không còn muốn như vậy nữa. Tâm nhận ra những cách suy nghĩ ấy không chỉ là khó chịu mà còn không cần thiết phải nghĩ như thế, chúng là suy nghĩ bất thiện. Khi tâm đã hiểu được như vậy, nó sẽ dễ dàng buông bỏ.
  • DÍNH MẮC VỚI CÁI TÔI
Thiền sinh: Con đã từng thành đạt và cũng từng đau khổ rất nhiều trong cuộc đời. Giờ đây con thực sự trân trọng pháp hành này, nhưng mà con vẫn còn dính mắc rất nhiều với cái ngã của mình, với cái tôi đang làm những việc này. Con thấy việc phải từ bỏ cái ngã, từ bỏ cái tôi đó rất đáng sợ.

Thiền sư: Bạn không cần phải tin vào cái gì và không cần phải từ bỏ. Bạn chỉ cần thực hành. Không có ai ở đây thực sự tin rằng không có cái "tôi" đâu.

Thiền sinh: Cứ như là con sẽ phải rơi vào một nơi rỗng không nào đó.

Thiền sư: Đó là vì bạn không hiểu. Chỉ cố gắng buông bỏ là một cách thực hành vô nghĩa. Đừng lo lắng điều đó nữa; miễn là bạn cảm thấy có niềm vui và hứng thú trong pháp hành, thế là được. Tất cả việc bạn cần phải làm chỉ là thu nhận thông tin hướng dẫn và khám phá nó. Không cần thiết phải cố gắng tin vào sự tồn tại hay không tồn tại của bất cứ cái gì cả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • LÒNG THAM VÀ TRÍ TUỆ
Thiền sinh: Thưa thầy, có thể thích cái gì đó mà vẫn không có tánh tham trong đó được không?

Thiền sư: Có thể nói thế này: trí tuệ cũng mong muốn. Nhưng trí tuệ có động cơ khác; nó hiểu được lợi ích thực sự của điều gì đó, và do đó nó đi tới điều đó. Nó rất khác với lòng tham.

Thiền sinh: Con nghĩ đến những thú ham thích tự nhiên, như là đi dạo trong rừng và nghe tiếng chim gõ kiến.

Thiền sư: Đó là tâm tham! Tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác. Có người khi nghe kể về Niết Bàn, cố gắng thực hành thật tích cực bởi vì họ muốn đạt được nó. Đó cũng là tâm tham; họ chẳng có chút khái niệm về Niết Bàn thực sự là gì cả. Điều đó cũng y như việc cố bươn chải kiếm cho thật nhiều tiền, nghĩ rằng một khi đã có tiền thì tất cả mọi mơ ước của mình sẽ biến thành hiện thực.

Khi trí tuệ đã hiểu được điều gì đó, không có sự nôn nóng, không có sự thúc đẩy phải đến được nơi đó ngay lập tức. Nó hiểu được cái gì là những nhân duyên cần phải có để đạt đến mục đích và sẽ làm mọi việc một cách đều đặn vững vàng để hoàn thành chúng. Trí tuệ luôn luôn nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề, mặt tốt và mặt xấu; nó nhìn sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Khi trí tuệ nhìn thấy cái gì màu đen, nó cũng hiểu rằng: cái đó không trắng. Khi nhìn thấy đau khổ, nó cũng hiểu rằng điều ngược lại với đau khổ là có thể đạt được, và đó chính là điều mà nó phấn đấu để đạt đến.

Trí tuệ có mặt thì sẽ không bao giờ có thất vọng, bực bội hay buồn nản chỉ vì mục đích chưa đạt tới. Bởi vì có sự hiểu biết thực sự nên nó biết rằng cứ tiếp tục tiến bước trên con đường ấy, nhất định sẽ tới được nơi ấy. Lòng tham luôn luôn có sự thất vọng khi còn chưa đạt tới đích của nó.

Thiền sinh: Khi ngồi thiền con hay biết được nhiều đề mục khác nhau, nhưng thường thấy có tâm tham nổi lên liên quan đến một đề mục nào đó. Làm thế nào để buông bỏ được phiền não để có thể thực sự hành thiền được ạ?

Thiền sư: Đừng có buông bỏ cái tâm tham đó! Nhận biết rằng mình đang có tâm tham, thế là đủ. Bạn chỉ hay biết những gì đang diễn ra, chứ đừng dính líu đến nó.

Khi bạn thấy có tâm tham và chánh niệm về nó, nó giữ nguyên hay mạnh lên?

Thiền sinh: Nếu lúc đầu nó mạnh thì về sau nó lại mạnh lên nữa. Con thương bị nó lôi đi mất.

Thiền sư: Nếu tâm tham sanh khởi vì một đề mục nào đó, bạn cần phải dừng lại không quan sát đề mục ấy nữa. Nó không phải là một đề mục của Pháp nữa mà đã trở thành một đề mục của tâm tham mất rồi. Đề mục bạn theo dõi lúc đó chính là tâm tham ấy. Theo dõi cả cảm xúc đi cùng với tâm tham ấy nữa.

Bạn theo dõi tâm tham ấy như thế nào? Từ góc nhìn nào?

Thiền sinh: Con nghĩ là con nên cố gắng không tự đồng hóa mình với nó.

Thiền sư: Đúng. Luôn tự nhắc mình rằng tham là một hiện tượng tự nhiên. Nó không phải là tâm tham của bạn. Chính điều này sẽ tạo ra một chút khoản cách với nó và cho phép bạn quan sát nó một cách khách quan hơn. Bạn cũng nên quan sát cường độ của tâm tham nữa - xem nó tăng lên hay giảm đi? Nếu bạn quan sát được điều đó, hãy tự hỏi mình xem tại sao nó tăng lên hay giảm đi nhé.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TRÍ TUỆ; KHÔNG THÍCH MÀ CŨNG CHẲNG GHÉT
Thiền sinh: Con thấy mấy hôm nay trời nóng bức quá.

Thiền sư: Vậy thì bạn làm gì? Phàn nàn, ca cẩm hay vẫn hành thiền?

Thiền sinh: Thưa thầy, nóng quá không hành thiền được ạ.

Thiền sư: Bất cắ khi nào tâm bạn ca cẩm như vậy, đó là lúc tốt nhất để hành thiền đấy. Khi tâm trạo cử bất an, bạn cần phải nhìn thái độ hành thiền của mình và kiểm tra lại các suy nghĩ của mình. Nóng là gì? Nó là một hiện tượng tự nhiên. Hiểu biết như thế là Chánh kiến (thấy biết đúng đắn). Nếu bạn cứ tự cho phép mình đánh giá phán xét cái nóng đó là xấu, cái tâm sẽ còn luôn miệng kêu thán nữa. Thế nên điều quan trọng nhất là bạn phải điều chỉnh thái độ hành thiền của mình đã, thay đổi cách nhìn của mình trước khi làm bất cứ điều gì để thay đổi hoàn cảnh.

Sau khi đã chấp nhận được hoàn cảnh với sự hiểu biết đúng đắn như vậy (sau khi đã tự nhắc mình rằng nóng chỉ là một hiện tượng tự nhiên thôi), bạn cần phải xem xét lại tâm mình. Cái tâm khó chịu ấy có cảm giác như thế nào? Cái không thích của bạn nó mạnh đến mức nào? Nếu quan sát tâm khó chịu ấy với thái độ đúng đắn, với chánh biến và chánh tư duy (thấy biết và tư duy đúng đắn), cảm giác khó chịu của bạn sẽ bớt đi.

Thiền sinh: Vậy tức là con không nên tập trung chú tâm vào bất cứ cái gì phải không ạ?

Thiền sư: Không, chỉ hay biết cảm giác khó chịu đó. Đừng đánh giá phán xét những gì đang xảy ra mà hãy chập nhận hoàn cảnh.

Thiền sinh: Nhưng nếu nóng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con thì sao?

Thiền sư: Nếu sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng thì tất nhiên là phải làm một cái gì đó để làm mát một chút. Nhưng nên nhớ là chớ để điều đó trở thành một phản ứng tự động đấy nhé. Luôn luôn cố gắng chấp nhận hoàn cảnh và nhìn cái tâm khó chịu của mình trước khi làm điều đó.

Bản chất tự nhiên của tâm mình là luôn luôn ôm giữ nhưng gì nó thích và tránh né những gì nó không thích. Trí tuệ theo con đường trung đạo, trí tuệ không thích mà cũng chẳng ghét. Nó chỉ chấp nhận hoàn cảnh như nó đang là và chỉ làm điều gì đó khi thấy thực sự cần thiết. Nếu muốn tâm mình bình an, bạn cần phải tu tập để có thêm nhiều trí tuệ hơn nữa.
  • QUAN SÁT CÁC TIẾN TRÌNH TÂM
Thiền sinh: Con cố gắng hiểu xem tâm là gì. Đôi nó có vẻ rất rõ, dường như có thể sờ được nó nhưng thường thì rất khó nắm bắt. Xin thầy giảng thêm cho con về tâm ạ.

Thiền sư: Khi mới thực hành quan sát tâm, nó có vẻ như khó nắm bắt bởi vì chúng ta không quen quan sát nó. Nhưng khi đã thực hành một thời gian, tâm càng ngày càng trở nên rõ nét hơn. Bạn sẽ cảm nhận được nó ngày càng rõ, cứ như là mình đang quan sát các cảm giác trên thân vậy.

Điều hết sức quan trọng là phải nhận biết được những gì đang diễn ra trong tâm mình. Có lúc nó định tĩnh an vui, lúc khác nó lại trạo cử, bất an. Thấy rõ được trạng thái này và quan sát chúng, cùng với thời gian chúng ta sẽ học hiểu ra được tại sao chúng sanh khởi. Chúng ta sẽ thấy các ý nghĩ và tư tưởng tác động đến các cảm xúc ra sao. Chúng ta có thể thấy thái độ hành xử và các suy nghĩ của mình bị chi phối bởi những tư tưởng và các giá trị mà mình đã mù quáng chấp nhận, thường là từ thời còn trẻ tuổi, như thế nào, và chúng ta cũng nhận ra được mình đã dính mắc với chúng ra sao. Nhận biết được những tư tưởng và giá trị này sẽ cho chúng ta cơ hội để đưa đến trí tuệ, trí tuệ đó sẽ cho phép chúng ta đánh giá lại giá trị của chúng, bớt dính mắc hơn với chúng, và nếu cần thiết, sẽ thay thế chúng bằng những tư tưởng và giá trị có ích hơn.

Thiền sinh: Khi tâm ở trạng thái tích cực, con thường cố ý đặt các câu hỏi như: Nguyên nhân đưa đến trạng thái này là gì? Hay trạng thái tâm này có tác dụng như thế nào? Có cần thiết phải làm thế không ạ? Con thấy làm thế cần phải có sự cố gắng và gây ra sự xáo động, bất an.

Thiền sư: Đừng đặt câu hỏi nếu điều đó làm tâm bạn xáo động. Chỉ có hiểu bằng tri thức thì không phải là hiểu thực. Đó là lý do mà chánh niệm liên tục là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn nhận biết được tất cả các tâm đang diễn ra và những gì tâm đang làm, đang cảm thấy, thì nhân và quả sẽ trở nên rất rõ ràng.

Khi bạn vẫn còn hứng thú với tiến trình quan sát, tâm sẽ tự động thẩm xét và tìm hiểu quan hệ nhân quả đó. Nếu quan sát tâm liên tục, bạn sẽ nhận ra được trạng thái tâm trước khi trạng thái tích cực đến, và cũng thấy được nó lại bị mất đi như thế nào. Quan sát cả tiến trình này, tâm sẽ thấy rõ được nhân quả.

Thiền sinh: Cách nào là tốt nhất để quan sát được các hoạt động của tâm?

Thiền sư:
  • Đừng tập trung chú tâm vào bất cứ một đề mục nào!(16). Chỉ khi bạn không tập trung chú tâm thì mới nhận ra được tâm.
Kinh bạn đeo kính, nhưng không nhìn vào cái gì đằng trước cả, bạn sẽ dễ dàng thấy được cái kính minh đang đeo. Tuy nhiên, khi bạn cố nhìn cái gì đó, bạn sẽ không thấy được cái kính. Bản chất của tâm cũng như thế, nó không tập trung chú tâm "ra bên ngoài" thì tự nhiên nó sẽ quay "vào bên trong". Chỉ khi bạn không chú tâm ra bên ngoài thì tâm mới tự hay biết được nó.

CHÚ THÍCH:

(16) Mà hãy để cho tâm nhận biết các đề mục một cách tự nhiên. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là thất niệm, thả rông cho tâm mình muốn làm gì thì làm, và bị lôi cuốn theo dòng suy nghĩ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM VÀ ĐỀ MỤC
Thiền sinh: Chánh niệm của con tương đối tốt, con có thể quan sát được nhiều hoạt động của tâm một cách liên tục suốt cả ngày, nhưng con không rõ là mình đang biết được tâm quan sát hay là chỉ quan sát các đề mục thôi. Con xin đưa một ví dụ thế này: con đang đi kinh hành, và có sự mù mờ, không rõ ràng khởi lên trong tâm. Khi con hay biết về cái tâm đang quan sát trạng thái mù mờ đó thì tâm lại trở nên rất sáng suốt. Lúc đó sự hay biết về tâm quan sát hiện lên rất rõ.

Thiền sư: Đó là vì tính chất của một cái tâm mù mờ, không sáng suốt và một cái tâm quan sát rất khác nhau.

Thiền sinh: Đúng, chính xác là như vậy. Đó là lý do vì sao nó rất rõ ràng. Nhưng khi tâm định tĩnh và an lạc, thì tâm quan sát lại ít hiện rõ hơn.

Thiền sư: Nhưng những gì diễn ra trong tâm và tâm quan sát lại rất khác nhau đúng không?

Thiền sinh: Đúng vậy, khi tâm bối rối, mù mờ hay xáo động, bất an thì chúng rất khác nhau.

Thiền sư: Vậy khi bạn cố gắng quan sát trạng thái tâm sáng suốt và an lạc đó, bên trong có tâm tham đang muốn nhìn cho rõ trạng thái ấy hay không?

Thiền sinh: Có ạ?

Thiền sư: Đừng cố nhìn cho rõ như thế!

Thiền sinh: Vâng, làm vậy chắc sẽ tốt được.

Thiền sư: Khi bạn có thể thấy rõ có sự khác biệt giữa tâm quan sát và đối tượng quan sát trong một trạng thái tâm, bạn sẽ dần dần thấy được trong các trạng thái tâm khác nữa. Hiểu rõ sự khác biệt giữa quan sát và đối tượng quan sát, giữa tâm và đề mục, là một tuệ giác. Bạn có thể hỏi mình "Cái nào là đề mục? Cái nào là tâm hay biết?" Nhưng sau đó bạn phải để cho tâm tự làm công việc của nó. Đừng mong đợi câu trả lời! Nếu có bất cứ một sự mong đợi hay bất cứ một loại tâm tham nào trong đó thì tâm sẽ rất rối, không thể sáng suốt.

Thiền sinh: Đúng vậy, luôn có sự mong đợi trong đó.

Thiền sư: Đối với rất nhiều thiền sinh, không nhận ra có sự mong đợi nào đó đã lẻn vào trong tâm quan sát là khó khăn chính của họ. Vì vậy, phải luôn luôn kiểm tra lại thái độ hành thiền của mình trước khi làm bất cứ việc gì. Đứng mong đợi kết quả! Khi tâm không còn tham muốn gì cả, mọi thứ sẽ rất rõ ràng. Bạn không cần phải chằm hăm, căng mắt ra mà nhìn. Một khi tâm đã hướng về thiện pháp, nó sẽ tiếp tục đi tới và mọi thứ sẽ mở ra dần dần.

Thiền sinh: Dạ, đúng là con đã cố gắng quá nhiều.

Thiền sư: Sự cố gắng phải luôn luôn cân bằng. Bạn phải thực hành một cách đúng đắn, một cách quân bình, liên tục và thực hành một cách có trí tuệ.
  • QUAN SÁT CÁC LOẠI CẢM XÚC(17)
Thiền sinh: Thưa thầy, làm thế nào để phân biệt được cảm xúc của chính mình, với những cảm xúc sinh khởi do tác động hay ảnh hưởng từ người khác?

Thiền sư: Nếu bạn luôn quan sát tâm mình trong một lúc, điều ấy sẽ trở nên rất rõ. Hay khi biết suy nghĩ và cảm xúc của mình trong lúc giao tiếp với người khác, bạn sẽ thấy rõ cách chúng nuôi dưỡng, tiếp sức cho nhau như thế nào.

Thiền sinh: Như vậy con có thể thấy cảm xúc nào là do chịu ảnh hưởng từ người khác phải không ạ?

Thiền sư: Đúng, bạn sẽ suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng đến chính các suy nghĩ và cảm xúc khác như thế nào, và ngược lại. Bạn sẽ thấy cảm xúc của mình bị tác động thế nào bởi những gì họ nói và cách họ nói điều đó với mình. Điều quan trọng là phải luôn hay biết các phản ứng của mình đối với bắt cứ cái gì bạn đang trải nghiệm.

Thiền sinh: Thưa thầy, con tiếp tục quan sát cảm giác bực bội con đã trình với thầy lần trước. Nó đã lui lại phía nền đằng sau, nhưng vẫn luôn có mặt ở đó. Thế rồi sáng nay con chợt nhận ra rằng con bực bội và bởi vì con cảm thấy rất cô đơn. Khi nhìn ra được điều ấy, cảm giác bực bội liền biến mất.

Thiền sư: Khi chúng ta để mắt đến các cảm xúc, nó sẽ không thể phình to lên, nó không thể gia tăng cường độ được nữa. Khi quan sát cảm xúc, bạn cũng sẽ phát hiện được chúng đến từ đâu, chúng bắt đầu từ chỗ nào. Bởi vì bạn không hay biết được sự cô dơn trong tâm nên nó đã biến tướng thành một thứ khác, thành cảm giác bực bội, nhưng quan sát liên tục sự bực bội sẽ dẫn bạn trở lại gốc (là sự cô đơn), và khiến bạn thấy được nơi xuất phát của nó.

Thiền sinh: Con luôn tin rằng các cảm xúc thay đổi rất nhanh và không thể ở trong thân mình. Nhưng kinh nghiệm của con thì khác hẳn, con có thể cảm nhận nó rất rõ trong mình và nó chẳng thay đổi nhanh tý nào cả.

Thiền sư: Chỉ khi tâm đã trở nên rất định tĩnh, sáng suốt và mạnh mẽ, bạn mới có thể thấy được bản chất của tâm, thấy được sự thay đổi nhanh chóng và liên tục của nó. Tâm không ở trong thân cũng chẳng ở ngoài thân, nhưng tâm luôn có một mối liên hệ với thân. Do đó, chúng ta thấy một số cảm xúc nhất định sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định nào đó trên cơ thể mình. Chúng ta cứ tưởng cảm xúc đeo bám ở một chỗ nào đó trên cơ thể nhưng thực ra đó chỉ là sự tương tác qua lại (giữa tâm và thân) đang diễn ra mà thôi.

Thiền sinh: Con đang băn khoăn không biết mình có đem thêm việc vào thời ngồi thiền không. Con có thể có cảm xúc. Khi đi kinh hành, nhưng khi đó tâm lại không thực sự ổn định để quán chiếu. Khi ngồi, con khơi dậy những cảm xúc đó lên để quán chiếu và coi đó như một cách để tìm hiểu về chúng. Làm thế này thì cứ như là mang việc vào chứ không phải nhìn việc sinh khởi. Con không xử lý chúng bằng tri thức mà bằng cách quán chiếu và tìm hiểu.

Thiền sư: Được, bạn có thể làm điều đó, khi tâm đã sẵn sàng thì có thể làm như thế được. Khi tâm đã tương đối ổn định, chánh niệm tốt và có đủ định lực, bạn có thể hồi tưởng lại các cảm xúc để tìm hiểu chúng.

Có một thiền sinh thường nổi rất nhiều tâm sân hận mỗi khi nhớ lại vụ việc xích mích với một người khác. Tôi bảo anh ta hãy quan sát cảm xúc của mình mỗi khi tâm tự động nhớ lại việc đó, và tôi khuyên anh ta chuyển sự chú ý sang một đề mục trung tính(18) mỗi khi cảm xúc đó quá mạnh, và chỉ nhìn lại nó khi tâm đã trở nên ổn định hơn. Tôi cũng gợi ý anh ta mỗi khi tâm thật định tĩnh, ổn định vững vàng, thì hãy khởi lên những ký ức đó để mình có học hỏi(19) được điều gì từ nó hay không. Anh ta thực hành như vậy cả một thời gian rất dài và dần dần đã hiểu ra được, rồi đến một lúc anh không còn thấy cảm giác sân hận khởi lên mỗi khi nghĩ đến việc đó, hay nghĩ đến người đó nữa. Anh ta đã có thể tha thứ được vì đã thực sự hiểu ra được vấn đề.

Thiền sinh: Con không hiểu rõ lắm về cảm thọ (Vedanā). Chỉ khi biết có cảm thọ lạc, thọ khổ và thọ xả(20) thôi thì đã đủ chưa ạ?

Thiền sư: Vedanā (cảm thọ) là một hoạt động của tâm. Hoạt động cảm thọ này khác với cách hiểu của chúng ta rằng thọ chỉ là lạc (cảm giác dễ chịu), khổ (cảm giác khó chịu) hay xả (không khổ, không lạc). Vedanā nghĩa là cảm nhận hay cảm giác một cái gì đó. Cảm nhận ra thành khổ, lạc hay xả chỉ là sự diễn dịch của tâm chúng ta về cảm thọ mà thôi.

Thiền sinh: Vậy chúng ta phải chánh niệm về tiến trình cảm nhận này hay là tính chất lạc, khổ hay xả của cảm thọ?

Thiền sư: Chúng ta cần biết cả hai, và điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng ta đại diện cho các chức năng khác nhau của tâm: thọ uẩn và tưởng uẩn. Chức năng của tưởng (Sañña) là diễn dịch cảm giác thọ (Vedanā) thành lạc, khổ hay xả. Chức năng của thọ (Vedanā) chỉ là cảm nhận.

Thiền sinh: Có nghĩa là chúng ta phải hay biết hoạt động của thọ (Vedanā) tách rời và khác biệt với khổ, lạc và xả phải không ạ?

Thiền sư: Đúng, đúng vậy. Bạn cũng có thể phân biệt sâu hơn nữa về các cảm thọ. Khi tâm diễn dịch một cảm giác nào đó thành cảm giác dễ chịu (lạc: sukkha) thường là ngay lập tức sẽ làm khởi lên một cảm giác khoan khoái, dễ chịu trong tâm, gọi là somanassa (hỷ). Khi một cảm giác trên thân được diễn dịch là khổ (sukkha), nó cũng thường làm khởi lên cảm giác khó chịu trong tâm, gọi là domanassa (ưu). Phản ứng đối với cảm giác trung tính trên thân (adukkhamasukkhā) sẽ là xả.

Thiền sinh: Thọ và tưởng luôn luôn hoạt động cùng với nhau phải không ạ?

Thiền sư: Đúng, thọ dụng chạm đến tất cả mọi thứ,cùng với thức và các tâm sở khác. Bạn cảm nghiệm được thế giới này thông qua hoạt động của cảm thọ.

Thiền sinh: Chánh niệm về cảm thọ có khó không ạ? Có phải nó rất vi tế?

Thiền sư: Đúng vậy, nó rất vi tế. Thọ xả vi tế hơn thọ khổ và thọ lạc. Tiến trình cảm thọ còn vi tế hơn thế nữa. Không dễ hay biết được nó. Hay biết được cái tâm đang hoạt động cần phải có rất nhiều công phu thực hành, nó không phải là sự hay biết bình thường, mà là cả một tiến trình hiểu biết rất tinh tế.

Thiền sinh: Khi thiền nằm, con có cảm giác biết một cảm thọ là khó chịu nhưng tâm không cảm thấy nó khó chịu. Sau đó một cảm thọ khác khởi lên và tâm biết an lạc. Lần này biết có là lạc nhưng tâm cũng không cảm thấy nó an lạc.

Thiền sư: Bạn hay biết về các cảm thọ, nhưng tâm hay biết cảm thọ đó không có tham [i(lobha[/i] tham cầu, bám víu) hay sân (dosa chối bỏ, đẩy đi) đối với những gì được cảm nhận. Vì vậy tâm không có phản ứng của khó chịu hay dễ chịu (hỷ hay ưu) domanassa) hay somanassa). Tâm chỉ thuần ghi nhận kinh nghiệm như là khổ hay lạc. Nó không phản ứng lại, không tham gia dính líu vào cảm giác đó.

Thiền sinh: Thưa vâng, đó chính là điều con ghi nhận được.

Thiền sinh (khác): Thầy nói rằng cảm thọ không cần phải phân loại thành thọ khổ, thọ lạc hay thọ xả. Nhưng đôi khi con lại thấy việc phân loại như vậy lại giúp nhận biết chúng dễ hơn. Khi nhận thấy cái gì dễ chịu, nó giúp con nhìn ra mình bị dính mắc với nó như thế nào và phải đau khổ ra sao khi nó không còn nữa. Xin thầy giảng thêm cho con về vấn đề này.

Thiền sư: Chúng ta không thể tránh được việc cảm nhận các cảm giác khổ, lạc hay xả. Chúng chỉ diễn ra một cách tự nhiên. Tôi khuyên các thiền sinh không quá chú ý đến sự dễ chịu hay khó chịu bởi vì làm như vậy là thực ra chúng ta đang kéo dài thêm những cảm giác khổ, lạc đó.

Tôi muốn thiền sinh chú ý nhiều hơn đến bản thân tiến trình cảm thọ(21) hơn là tính chất khó chịu, dễ chịu hay không khó chịu, không dễ chịu của các cảm giác. Hay biết cảm thọ còn vi tế hơn hay biết các tính chất của cảm giác, nghĩa là hay biết về nó như là một hoạt động của tâm hơn là một cảm giác.

Thiền sinh: Đôi khi các cảm giác khổ lại được cảm nhận là lạc và đôi khi lạc lại được xem là khổ.

Thiền sư: Đúng thế, Một cảm giác nào đó được cảm nhận như là khổ hay lạc là phụ thuốc vào cáitâm đang chấp giữ tham hay chấp giữ sân. Khi tâm đầy những tham, nó thường thấy mọi thứ là lạc (dễ chịu), nhưng khi tâm có sân, nó hay thấy mọi thứ là khổ (khó chịu). Khi cảm thấy lành thì chúng ta thấy sức nóng là dễ chịu, nhưng khi nóng, thì lại thấy sức nóng là khó chịu.

Hoạt động thực sự của tâm là (tiến trình) cảm thọ, và tôi muốn các thiền sinh học cách nhận biết được thực tế này. Chúng ta cần phải học hiểu để thấy rằng chính tâm cảm thọ, tâm đang làm công việc của nó là cảm thọ(22).

CHÚ THÍCH:

(17): Cảm xúc (feelings and emotions) là các trạng thái tâm lý như giận dữ, đau buồn, lo lắng, bất an, ham muốn, dục vọng, yêu, thương, ghét, thích thú, vui vẻ, bi mẫn, từ ái, thanh thản... hay thậm chí là các trạng thái tâm không thể đặt tên khác: cảm giác nao nao buồn, cảm giác nhẹ nhàng, bình an, cảm giác không tên khởi lên khi nghe một bản nhạc quen, một mùi hương lạ, khi đọc một cuốn sách hay, khi nhớ đến một kỷ niệm quá khứ, khi gặp một con người... Ngoài ra còn rất nhiều loại cảm xúc vi tế, khó nhận dạng. đa phần là sản phẩm của những dòng duy nghĩ bất tận, những hoạt động của tâm thức từ thô rõ đến tế vi. Thông thường trong tâm chúng ta luôn luôn có một loại cảm xúc nào đó, chúng luôn hiện diện và thay đổi liên tục, nhiều tầng nhiều lớp, chồng chéo lên nhau, cái thô rõ lấn át cái tế vi. Chúng thể hiện một cách liên tục và rõ nét ba đặc tướng của các pháp hữu vi: vô thường, khổ và vô ngã - ND.

(18) Đề mục trung tính (neutral oject) là đề mục không liên hệ tới hay không khởi dậy những cảm xúc tiêu cực hay tích cực trong tâm hành giả. Nó có thể là đề mục hơi thở hay cảm giác xúc chạm. Đề mục được coi là trung tính hay không còn phụ thuộc vào từng hành giả, có người mỗi khi theo dõi hơi thở lại thấy hồi hộp, căng thẳng chẳng hạn, hay theo dõi cảm giác xúc chạm laị khởi lên những liên tưởng khác... thì khi đó đề mục ấy cũng không còn là đề mục trung tính nữa - ND.

(19) Từ học hỏi ở đây, và trong cuốn sách này nữa, là để chỉ quá trình quan sát và chiêm nghiệm, thẩm xét những gì mình quan sát được bằng chánh niệm để đạt tới những hiểu biết về chính thân tâm mình chứ không phải là sự học hỏi tri thức, sách vở ngoài đời - ND.

(20) Cảm thọ có thể chia làm hai loại, thọ thuộc thân (các cảm giác trên thân) và thọ thuộc tâm (các cảm xúc phát sinh trong tâm có liên quan đến cảm xúc của thân). Thọ thuộc thân có cảm giác khó chịu hay dễ chịu, gọi là thọ khổ (dukkha) hay thọ lạc (sukkha). Loại không khổ không lạc là thọ xả (adukkhamasukkha). Thọ thuộc tâm khi thoải mái, dễ chịu gọi là hỷ (somanassa), khi khó chịu, khổ não gọi là ưu (domanassa), không khó chịu, không dễ chịu gọi là xả (upekkha) - ND.

(21) Cảm thọ (Vedanā) là một tiến trình của tâm, chứ không phải là bản thân cảm giác... Tiến trình cảm thọ tự nó thì không có khổ, lạc, xả mà chỉ là cảm giác (được nhận thức thông qua tiến trình cảm thọ) mới có khổ, lạc, xả. Tiến trình cảm thọ này có mặt trong tất cả các tâm, trong ngũ uẩn nó là thọ uẩn, trong vòng thập nhị nhân duyên nó là một trong mười hai mắt xích (xúc sinh thọ, thọ sinh ái) - ND).

(22) Cảm thọ là một động từ, trong trường hợp này.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • THẤY VÀ NGHE - NHÌN VÀ LẮNG NGHE
Thiền sinh: Hôm trước thầy giảng về tầm quan trọng của chánh niệm trên cái nhìn và cái nghe, chứ không phái chánh niệm về cảnh sắc và âm thanh. Con vẫn không hiểu, xin thầy giảng thêm.

Thiền sư: Đừng để ý đến một âm thanh nào. Chỉ cần hay biết mình đang nghe. Nghe nghĩa là bạn biết đang biết âm thanh, nghĩa là biết được cả âm thành và tâm hay biết. Nếu biết được cái nghe, bạn sẽ biết được rất nhiều loại âm thanh khác nhau. Nếu chú tâm vào một âm than nào đó, bạn sẽ bị kẹt trong khái niệm, chẳng hạn suy nghĩ xen cái gì tạo nên âm thanh như vậy, âm thanh đến từ hướng nào... và bạn không thể hay biết dược tâm mình. Vì vậy, đừng chú ý đến đối tượng của cái nghe mà hãy chú ý đến tiến trình nghe. Đối với cái nhìn cũng y như vậy.

Thiền sinh: Khi nghe người nào đó nói chuyện, con thấy mình chú ý đến những gì họ nói, và cố gắng trả lời cho tốt, lúc đó con cần phải biết cái nghe đang diễn ra hay cuộc chuyện trò, hay biết mình đang ngồi trong phòng, hay đang nghe âm thanh...? Nếu cố gắng biết tất cả, con cảm thấy cứ phải căng ra, cứ như bị xé lẻ ra thành nhiều mảnh.

Thiền sư: Khi chưa có kinh nghiệm hành thiền, bạn vẫn có xu hướng đi đến đối tượng quan sát. Nếu cố chánh niệm trên nhiều đề mục, bạn sẽ thấy cứ phải căng mình ra.

Hãy bắt đầu băng việc chú ý đến các cảm xúc. Điều quan trọng là phải hay biết các cảm xúc của mình khi nghe hay khi nói chuyện như thế nào đó. Bạn có phản ứng theo bất cứ cách nào không? Chỉ đơn giản như thế, chỉ hay biết bất cứ điều gì mình đang cảm thấy. Bạn sẽ thấy rằng mỗi khi có cảm giác vững chắc, định tĩnh ở bên trong, tâm sẽ bắt đầu mở rộng và bạn sẽ có thể hay biết được nhiều đề mục khác nhau mà không cần phải cố gắng. Cứ như là đề mục sẽ tự đến với bạn khi tâm đã định tĩnh và có khả năng thu nhận. Thiền sinh nào hiểu được cách thức làm việc của tâm thì chỉ cần giữ tâm trong trạng thái hay biết, rộng mở để thu nhận này và bằng lòng với bất cứ cái gì tâm mình hay biết.

Thiền sinh: Vậy thì thực hành bằng cách nghe âm thanh rồi nhớ phải hay biết là mình đang nghe là sai hay đúng?

Thiền sư: Tôi không thể gọi đó là cách thực hành sai, mà chỉ nghĩ rằng lúc đầu có thể sẽ khó thực hành được như vậy, bởi vì bạn vẫn chưa thể giữ chánh niệm tốt khi giao tiếp với người khác.

Khi bạn nghe thì cái gì nghe và bạn nghe như thế nào?

Thiền sinh: Con dùng tai và dùng cả tâm để nghe nữa.

Thiền sư: Đó chính là điểm mấu chốt, chính tâm nghe âm thanh. Chúng ta chỉ cần nhận biết những gì tâm đang làm.

Nghe có giống (cố ý chú tâm) lắng nghe không?

Thiền sinh: Nghe là thụ động, cố ý lắng tai nghe là chủ động.

Thiền sư: Đúng. Ngay cả khi bạn không có nghe, bạn vẫn có thể nghe (được tiếng động). Ngay cả khi không có nhìn, bạn vẫn thấy (cảnh).

Vậy khi bạn không cố chú ý đến những thứ ấy, tâm vẫn hay biết được chứ?

Thiền sinh: Hùm... câu trả lời lúc đầu của con là điều đó còn phụ thuộc...

Thiền sư: Thôi được. Chẳng hạn bạn đang lắng nghe âm thanh, thông thường bạn chú ý đến hơi thở, nhưng bỗng nhiên tâm trượt khỏi hơi thở và cảm nhận cái vật bạn đang cầm trong tay. Bạn sẽ chú ý đến cái gì?

Thiền sinh: Con nghĩ, chắc là đến cái tay.

Thiền sư: Đúng vậy. Không cần phải mang tâm mình đi đến chỗ nào cả.
  • Tâm tự làm công việc của nó, bạn chỉ cần hay biết tâm đang làm gì là đủ.
Nếu muốn hiểu được "tự nhiên", bạn phải để cho mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên. Mang chánh niệm "trở lại" cái gì đó (hoặc chỗ nào đó), tức là bạn đang sử dụng đến cố gắng cá nhân. Đối với người mới hành thiền thì việc bày là cần thiết, nhưng sau một thời gian thực hành, bạn không cần phải làm thế nữa.

Thay vì phải lắng nghe tiếng động, chúng ta cứ chánh niệm biết rằng có cái nghe đang diễn ra. Trong cái nghe có sự hay biết tiếng động - thế nên mới gọi là "cái nghe". Mọi thứ đều có sẵn ở đó cả. Tôi đang nói và bạn đang nghe. Bạn nghe âm thanh từ chỗ tôi, hay việc bạn nghe chỉ đơn giản là một kinh nghiệm (một sự việc bạn đang nhận biết), nó luôn ở đó với bạn chứ không phải ở "ngoài kia". Vì vậy, chỉ cần tự biết mình, bạn sẽ biết được tất cả mọi thứ.

Thiền sinh: Con vẫn không hiểu lắm về chánh niệm trên cái nhìn. Con nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy mình đang gán tên cho mọi thứ mình nhìn thấy, tức là lúc nào cũng sử dụng đến khái niệm chế định. Điều này diễn ra một cách hết sức tự nhiên. Nếu mọi thứ diễn ra tự động như vậy thì làm sao con thấy được mọi sự như nó đang là? Làm sao con chánh niệm trên chính cái nhìn ấy được?

Thiền sư: Không cần phải bỏ hết cả những gì tâm làm một cách tự nhiên. Tâm là thực tại và bạn nhận biết rằng nó chỉ đang làm công việc của nó. Tưởng (Saññā) là một chức năng của tâm và bạn không thể ngăn chận nó diễn ra được. Chỉ cần nhận biết rằng tưởng là một hoạt động của tâm và tự nhắc mình đừng tự đồng hóa với tiến trình ấy là đủ.

Trong năm giác quan, chúng ta sẽ nhận ra rẩt rõ ràng xúc chạm, ngửi và nếm diễn ra ở trên thân. Tại sao lại cho rằng nghe và nhìn là diễn ra "ở ngoài kia"? Thực ra nghe và nhìn cũng diễn ra ở chính tại đây thôi. Chúng ta cứ tin vào những khai niệm chế định mà tâm đang sử dụng, tin vào cái tướng nhận biết khoảng cách (giữa mình và tiếng động, hình ảnh ngoài kia).

Vậy làm thế nào để nhận ra được thực tại là có cái nhìn đang diễn ra? Khi chú ý đến những gì mình nhìn thấy, bạn sẽ chỉ thấy được các khái niệm như là hình dáng, màu sắc, khoảng cách, kích cỡ... Nhưng thực tại thì không có màu sắc, không kích cỡ mà cũng chẳng có hình dáng gì cả. Làm thế nào đẻ nhận ra được thực tại này?

Bí quyết ở đây là tập nhận biết tâm hay biết. Chúng ta có nhận thấy là mình đang biết hay không? Chúng ta cùng phải nhận ra được cái tâm biết này. Nó biết cái gì? Nó biết dề mục hay (đối tượng hay biết) của nó. Đối tượng hay biết đó là thực tại, thực tại đàng sau các khế niệm chế định.

Không có trí tuệ chúng ta không thể biết được thực tại này, dù cố gắng đến đâu cũng không thể thấy được. Chánh niệm nhìn thấy các khái niệm chế định, còn trí tuệ thì biết thực tại.

Thiền sinh: Con thấy chánh nệm về cái nnghe và cái nhìn khó hơn chánh niệm về các cảm giác trên thân nhiều. Tại sao thế ạ?

Thiền sư: Tất cả mọi người đều thấy khó như thế. Mùi, vị và cảm giác xúc chạm được cho là diễn ra bên trong cơ thể, còn hình ảnh và âm thanh thị bị cho là ở bên ngoài. Bởi vì chúng ta chỉ tin vào khái niệm "ngoài kia", "phương hướng"... Thực ra, cái nghe và cái nhìn cũng diễn ra ở bên trong chúng ta thôi, hiểu theo một nghĩa nào đó thì không có thế giới ngoài kia. Tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm được đều diễn ra ở trong tâm. Thế gian là sản phẩm tạo tác của tâm. Vì vậy, không cần thiết phải nhìn bên ngoài, tất cả mọi thứ đang diễn ra ở ngay tại đây, ngay bên trong tâm mình.
  • SUY NGHĨ
Thiền sinh: Con đã hay biết được rất nhiều suy nghĩ trong tâm mình.

Thiền sư: Bạn biết mỗi suy nghĩ thôi à? Hay bạn hiểu được rằng đó chỉ là tâm? Hay bạn hiểu được đó là bản chất sanh khởi (của tất cả các pháp)?

Thiền sinh: Con không rõ lắm, thưa thầy.

Thiền sư: Hầu hết mọi người chỉ thấy có suy nghĩ mà không hiểu rằng chỉ là tâm đang hoạt động. Một số người hiểu rằng nó chỉ là tâm nhưng lại không hiểu được bản chất sanh khởi của nó(23) Điều này phản ánh trình độ hiểu biết khác nhau của mỗi thiền sinh.

Thiền sinh: Đôi khi con thấy tâm mình không có một cái gì cả. Con chỉ hay biết được dáng ngồi của mình.

Thiền sư: Luôn luôn lúc nào cũng có những hoạt động của tâm đang tiếp diễn. Bất cứ khi nào xem lại tâm mình, bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang cảm thấy như thế nào. Bạn có thư giãn thoải mái không hay đang căng thẳng? Và cũng xem lại xem mình có suy nghĩ nào không nữa.

Thiền sinh: Con thường hay bị các suy nghĩ cuốn đi.

Thiền sư: Không sao, đôi khi chúng ta thương bị cuốn theo suy nghĩ. Khi kiểm tra tâm mình và nhận thấy các suy nghĩ đang có mặt, đừng đào sâu vào chúng nữa. Chỉ cần nhận biết rằng đang có suy nghĩ là đủ.

Thiền sinh: Con thường thấy mình bị lạc trong các suy nghĩ. Có lúc phản kháng lại chánh niệm. Tâm tìm thấy sự thích thú khi cuốn đi theo dòng suy nghĩ. Nó cứ tiếp tục như thế hoài, mặc dầu con vãn biết rằng khi để tâm chạy rông thoải mái như vậy, bao giờ sau đó cũng rất căng thẳng và mệt mỏi.

Thiền sư: Tâm hoạt động theo một khuôn mẫu thói quen. Bạn hiểu được một chút rằng thói quen đó gây ra căng thẳng nhưng trí tuệ của bạn còn yếu, mà thói quen thì lại sâu đậm và rất mạnh. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhìn ra được cái gì là động lực thúc đẩy suy nghĩ của mình đến vậy. Bạn phải thực sự canh chừng và nhận ra tâm mình đang muốn nghĩ, muốn thả trôi theo dòng suy nghĩ. Chú ý đến cường độ mạnh yếu của tâm tham này, nhận biết xem nó tăng lên hay nhạt dần đi. Bạn sẽ thấy rằng khi nó nhạt đi, suy nghĩ sẽ khoong đến nữa, nhưng khi nó tăng lên, suy nghĩ sẽ bắt đầu đến. Đồng thời cũng không quên tự hỏi mình xem chánh niệm có mặt hay không, chánh niệm hoạt động tốt hay không. Nhưng đừng cố chánh niệm. Bạn chỉ cần là người giám sát, chỉ cần liên tục kiểm tra xem chánh niệm có làm nhiệm vụ của nó hay không mà thôi.

Thiền sinh: Con thấy thật là khó khăn để chánh niệm được các suy nghĩ của mình. Con có thể hay biết một cách mờ nhạt các suy nghĩ nhưng rất khó để biết sâu, biết chắc về chúng. Con rất dễ bị lôi theo dòng suy nghĩ.

Thiền sư: Có hai yếu tố gây ra điều đó: một là chánh niệm chưa đủ độ mạnh: hai là thiếu kỹ năng thực hành. Hầu hết mọi người đều có rất ít kỹ năng để nhận ra suy nghĩ, nhận biết một suy nghĩ đang diễn ra và duy trì chánh niệm theo dõi nó. Cái mà hầu hết mọi người hay làm là tập trung chú tâm vào suy nghĩ để nó biến mất đi.

Đối với các thiền sinh mới hành thiền(24), tôi chỉ đơn giản khuyên họ nhận biết suy nghĩ rồi hãy quay lại chú ý vào đề mục chính họ đang quan sát. Thực hành như vậy sẽ làm họ vững chân lại. Quan sát suy nghĩ liên tục sẽ nhấn chìm họ trong dòng suy nghĩ. Bạn có thể tự rèn luyện mình bằng cách thực hành như vậy nhiều lần, nhận biết có một suy nghĩ đang diễn ra và đưa tâm trở lại đề mục. Điều này sẽ giúp bạn chánh niệm. Nhưng khi bạn dính líu vào dòng câu chuyện trong tâm, bạn sẽ bị lạc theo nó.

Khi đã có chút công phu thực hành nhận biết suy nghĩ theo cách đó, bạn có thể tự đặt câu hỏi: mình nhận thấy đó là một suy nghĩ hay thấy đó chỉ là tâm?

Nội dung những gì bạn nghĩ có thể là chuyện quá khứ hay tương lai, nhưng tâm thì chỉ sanh lên trong hiện tại mà thôi. Chúng ta thường nói "phóng tâm", cách nói đó ám chỉ rằng tâm chạy đi mất hay phóng đi chỗ khác. Nhưng thực tế tâm chẳng chạy đi đâu cả, tâm chỉ đang diễn ra ở đây và bây giờ. Tất cả những gì nó làm là sanh và diệt. Suy nghĩ về một người ở xa hay một sự việc ở trong tương lai hay quá khứ chỉ đơn giản là một suy nghĩ sanh khởi ở đây và bây giờ. Chánh niệm chỉ có thể nhận biết rằng có một suy nghĩ đang diễn ra. Nhưng khi nhận ra được bản chất của suy nghĩ, khi bạn đã có hiểu biết, trí tuệ sẽ thấy được đó chỉ là tâm.

Bạn có thể suy nghĩ từ rất nhiều góc độ khác nhau. Bạn có thể nhận ra suy nghĩ chỉ là tâm, suy nghĩ là phiền não, suy nghĩ đó là quan trọng hay không quan trọng, suy nghĩ đó là thiện hay bất thiện.

Thiền sinh: Mỗi khi con chánh niệm về suy nghĩ, thì suy nghĩ liền dừng lại. Nhưng khi con đi kinh hành và chánh niệm về cái nhìn thì cái nhìn lại không dừng lại như vậy. Con có thể học cách chánh niệm về suy nghĩ mà không cần phải làm cho suy nghĩ biến mất đi được không ạ?

Thiền sư: Đối với các thiền sinh có kinh nghiệm thì một cách tự nhiên, sự quan sát sẽ rất mạnh và sự thôi thúc muốn suy nghĩ sẽ không còn mạnh nữa, nhất là ở trong môi trường của khóa thiền tích cực. Còn đối với các thiền sinh mới thì khác, sự thôi thúc muốn suy nghĩ của họ mạnh hơn nhiều, suy nghĩ không dừng được và họ liên tục bị cuốn đi theo dòng suy nghĩ.

Thay vì cứ tập trung vào các suy nghĩ, bạn cần học cách nhận biết rằng đó chỉ là tâm đang suy nghĩ. Một khi điều này đã trở thành thói quen, thì chánh niệm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, liên tục hơn, và bạn sẽ có thể quan sát được tiến trình suy nghĩ và quán chiếu, tìm hiểu nó.

Thiền sinh: Thầy có thể gợi ý cho con các làm thế nào để tóm được suy nghĩ ngay từ khi nó mới bắt đầu không?

Thiền sư: Không. Đừng bận tâm về điều đó. Chỉ cần quan sát suy nghĩ mỗi khi bạn nhận biết được nó là đủ rồi. Khi quan sát suy nghĩ, một số hiểu biết sẽ sanh khởi trong bạn. Chẳng hạn, bạn có thể sẽ nhận ra rằng suy nghĩ ấy là hoàn toàn vô ích. Những hiểu biết như vậy có thể làm cho suy nghĩ ấy biến mất. Đó chính là trí tuệ đang vận hành, đó không phải là "bạn" đang làm điều gì đó đối với suy nghĩ.

Thiền sinh: Có lúc con bắt gặp mình đang nghĩ về những đức tính tốt đẹp của con người mình, hình như con cũng cần có nhu cầu tự an ủi mình.

Thiền sư: Điều đó cũng là tự nhiên thôi, chúng ta vẫn luôn cố tự làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn, bằng mọi cách. Luôn nhắc mình rằng suy nghĩ chỉ là một đề mục để giúp chúng ta phát triển chánh niệm, phát triển tinh tấn và định tâm mà thôi. Nếu không nhìn nó như một đề mục, thì bạn sẽ bị dòng suy nghĩ cuốn trôi đi mất, bạn sẽ tự đánh mất mình trong dòng suy nghĩ đó.

Thiền sinh: Dạ đúng vậy, con đã thấy được điều đó rồi đấy ạ. Con không còn suy nghĩ là quan trọng nữa và thường thấy được chúng bắt đầu như thế nào.

Thiền sư: Điều đó mới thực sự quan trọng. Khi đã thấy được suy nghĩ bắt đầu như thế nào, là bạn đã bắt đầu hiểu được rằng chúng sanh khởi do bởi nguyên nhân nhất định nào đó, bạn cũng sẽ nhận ra rằng đó chỉ là tâm đang hoạt động mà thôi. Một khi đã nắm rõ được những gì đang thực sự diễn ra, bạn sẽ luôn luôn giữ được khoảng cách giữa tâm quan sát và suy nghĩ.

Thiền sinh: Thầy nói rằng nếu không chú tâm quá mức vào các suy nghĩ thì chúng sẽ không bị biến mất ngay lập tức và chúng ta có thể chánh niệm được trên cả hai: suy nghĩ và tâm chánh niệm. Đối với các suy nghĩ bất thiện thì cũng áp dụng như vậy phải không ạ?

Thiền sư: Đúng vậy. Nếu duy trì được trạng thái chánh niệm rộng mở và quân bình như vậy mỗi khi nhận biết các suy nghĩ bất thiện khởi sanh thì chúng ta sẽ không bị nó lôi cuốn, khi đó chúng ta mới có thể quan sát và học hỏi được điều gì đó từ những suy nghĩ bất thiện ấy. Nói cách khác, cách nhận biết này sẽ giúp cho trí tuệ khởi sanh.

Làm thế nào mà bạn biết được khi có một suy nghĩ bất thiện khởi sanh?

Thiền sinh: Con thấy mình bị căng thẳng.

Thiền sư: Khi tâm đã thực sự hiểu được điều đó, khi tâm đã thấy rõ suy nghĩ đó là bất thiện, nó sẽ tự buông bỏ.

Thiền sinh: Đúng là đôi khi nó cũng diễn ra như thế đấy ạ; khi con nhận ra một sự suy nghĩ là bất thiện thì nó tự biến mất. Nhưng con nghĩ đó chỉ là do sự chú tâm của con quá mạnh mà thôi.

Thiền sư: Không phải thế, khi bạn đã hiểu được một suy nghĩ bất thiện, nó biến mất do trí tuệ. Khi một suy nghĩ biến mất do sự tập trung chú tâm quá mạnh thì sẽ không có trí tuệ, nó chỉ đơn giản dừng lại và bạn không hiểu tại sao nó dừng lại như thế. Khi trí tuệ hiểu biết một điều gì đó, nó sẽ mách bảo cho bạn biết. Có thể đó là một ý nghĩ lóe lên nói rằng: "Điều này thật là ngu ngốc". Bạn sẽ thấy rất rõ mình vừa mới hiểu ra được một điều gì đó.

Thiền sinh: Vâng, nhưng tại sao một suy nghĩ bất thiện cứ khởi lên hoài, lập đi lập lại như vậy ạ? Một suy nghĩ có thể khởi lên rồi biến mất ngay lập tức bởi vì nó đã bị nhận diện ra là sự suy nghĩ bất thiện, nhưng mọt lúc sau nó lại khởi lên nữa.

Thiền sư: Điều đó phụ thuộc vào mức độ của phiền não. Một số thói quen đã có từ lâu đời và rất mạnh và do vậy chúng vẫn tiếp tục khởi lên lại nhiều lần. Nhưng mỗi khi tâm nhận biết được đó là phiền não, nó đã bị tước bớt đi một phần sức mạnh. Bạn sẽ cần phải có rất nhiều kiên nhẫn và tinh tấn để vượt qua được những thói quen bất thiện thâm căn cố đế đó.

Thiền sinh: Con có nghe một vị thiền sư nói rằng một người có tâm càng đơn giản, ít suy nghĩ thì sẽ tiến bộ nhanh chóng trong pháp hành. Còn thầy thì lại nói rằng một người càng thông minh và sử dụng nhiều suy tư lô gíc thì lại càng tiến bộ nhanh phải không ạ?

Thiền sư: Thế bạn có biết những người đơn giản ấy hay nghĩ đến loại suy nghĩ nào không? Đó thường là những suy nghĩ vô ích, không đem lại lợi ích gì cả.
  • Người không suy nghĩ những ý nghĩ phiền não, đó mới chính là loại người đơn giản thực sự.
Thiền sinh hay sử dụng suy tư lô gíc thường nghĩ đến loại suy nghĩ nào? Những suy nghĩ trí tuệ. Thực ra cả hai câu nói (của vị thiền sư đó và của tôi) đều không sai, bạn chỉ cần hiểu biết cho đúng thôi là được.

Người ta thường không nghĩ đến chất lượng suy nghĩ, mà chỉ nghe mỗi chữ "không suy nghĩ". Nếu không bao giờ suy nghĩ hết thì bạn có thể làm được việc gì? Thậm chí đến nấu ăn cũng chẳng nổi nữa kìa! Những kẻ ngu ngu khờ khờ chẳng biết cái gì trên đời cũng có bao giờ động não đâu. Khi còn trẻ, có lần tôi đọc được một bài bình về câu tục ngữ Miến Điện: "Người trí tuệ thì ít lời, người ít lời là người trí tuệ". Nhà văn nọ bình một câu ráo hoảnh thế này: "Nhưng những kẻ ngu, đầu đặc những đất cũng có bao giờ mở miệng đâu".

Đức Phật khuyến khích mọi người nghĩ, nói và làm những điểm đúng đắn và tốt đẹp. Đức Phật ví chánh niệm như là người gác cổng thành. Người gác cổng thì cho những người có phận sự được vào thành và không cho những kẻ không phận sự vào. Chánh niệm không phải là một ngôi thành luôn khóa chặt cửa. Nếu bạn luôn khóa chặt cổng thành thì tất cả người tốt lẫn người xấu đều không vào được cả.

CHÚ THÍCH:

(23) Các hoạt động của tâm: Suy nghĩ, nhận biết... luôn luôn sanh khởi tiếp nối nhau không ngừng, lớp sau đè lớp trước. Nó thể hiện rõ ba đặc tướng cơ bản của tất cả các pháp hữu vi.

(24) Thiền sinh mới không có nghĩa chỉ là những người mới tập hành thiền, mà kể cả những người đã hành thiền lâu nhưng chưa thực sự nắm được kỹ năng hành thiền, chưa hiểu được trên thực tế cách thức thực hành và thái độ đúng đắn khi hành thiền - ND


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • SỬ DỤNG NHỮNG CÂU NHẮC
Thiền sinh: Thưa thầy, con thường sử dụng các câu nhắc của mình trong khi hành thiền, chẳng hạn như "sân chỉ là sân", "nghi chỉ là nghi" hay " sợ chỉ là sợ". Một câu nhắc nhở như vậy ngay lập tức tạo ra một khoảng cách nào đó và đem lại cho con một chút bình an. Tất cả những điều con cần phải làm chỉ là mỗi như vậy thôi sao?

Thiền sư: Không. Dùng các câu nhắc như vậy chỉ làm giảm nhẹ các tầng cảm xúc thô mà thôi, bạn cần phải tiếp tục nhìn sâu hơn nữa vào các tầng lớp vi tế hơn của nó. Dùng các câu nhắc chỉ là trí tuệ vay mượn; chúng ta không thực sự hiểu được ý nghĩa của chúng, vì vậy chỉ có thể làm giảm nhẹ được phần nào cường độ cảm xúc mà thôi.

Chánh kiến (cách nhìn đúng) và chánh tư duy (cách suy nghĩ đúng) làm giảm nhẹ được phần một phần đau khổ do phiền não gây ra. Chúng là biểu hiện của trí tuệ, do đó luôn đem lại cho mình một cảm giác nhẹ nhõm nào đó. Giả sử như cảm xúc có năm cấp độ. Áp dụng cách suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy) - nếu áp dụng được một cách hiệu quả - sẽ chỉ có thể làm giảm nó xuống đến cấp độ thứ ba mà thôi. Cấp độ thứ hai thường không còn làm chúng ta phải khổ não nữa, chúng ta có thể đối phó với nó tương đối dễ dàng. Nhưng dù vậy cảm xúc vẫn chưa thể biến mất một cách hoàn toàn và chúng ta cần phải tiếp tục quán chiếu nó sâu hơn một chút.

Chỉ khi tâm đã thực sự hiểu được rằng suy nghĩ chr là suy nghĩ, cảm xúc chỉ là cảm xúc... thì những cảm xúc đó mới thực sự tụt xuống bằng không ngay lập tức.

Thiền sinh: Vậy thưa thầy làm thế nào để có được trí tuệ thực sự đó được ạ?

Thiền sư: Bạn phải thực hành quan sát và quán chiếu, tìm hiểu thật nhiều trong cả một thời gian dài. Bạn cần phải tiếp tục quán chiếu cho đến khi tâm đã thâu lượm được đủ thông tin để có thể thấy được toàn cảnh, cho đến khi nó đã thực sự hiểu ra vấn đề.
  • NIỆM THẦM
Thiền sinh: Con vẫn thường cố gắng quan sát tâm, nhưng tâm niệm thầm vẫn cứ tự động xem vào bởi vì trước khi đến đây, con đã thực hành phương pháp đó hơn hai tháng rồi.

Thiền sư: Nhưng tâm đang niệm đó thôi!

Thiền sinh: Vâng, đúng như thế. Nhưng con vẫn tiếp tục sử dụng các danh từ để niệm như: "suy nghĩ... suy nghĩ..."

Thiền sư: Khi niệm tên như vậy khởi lên trong tâm thì bạn cảm thấy ra sao?

Thiền sinh: Con cảm thấy hơi bị phân tâm đi đôi chút. Con cố gắng gạt bỏ cách niệm đó ra khỏi tâm...

Thiền sư: Không, đừng làm thế. Đừng cố gắng đẩy nó đi như thế. Chỉ cần nhận biết rằng tâm đang niệm như vậy là đủ. Bạn không thể ngăn chận một thói quen lại một cách đột ngột như vậy được. Nếu cố chận nó một cách gượng ép như vậy, bạn sẽ tạo ra sự xung đột trong tâm.

Thiền sinh: Thế nào là sự khác nhau giữa niệm thầm và chỉ thuần quan sát ghi nhận ạ? Trong bất cứ trường hợp nào mà mình cũng ghi nhận được những gì đang diễn ra cơ mà. Niệm thầm như vậy thì có gì là sai?

Thiền sư: Niệm thầm bắt tâm phải làm việc nhiều, vì vậy bạn không có thời gian để quán chiếu và tìm hiểu. Các pháp vận hành với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, và vì vậy niệm thầm thường là chậm so với chúng, tức là việc niệm thầm đề mục thường chỉ diễn ra sau khi sự việc đã trôi qua lâu rồi.

Thiền sinh: Như vậy chỉ cần cảm nhận trực tiếp các cảm xúc thay vì niệm thầm tên của chúng phải không ạ?

Thiền sư: Đúng vậy, bằng cách chánh niệm hay biết những gì đang diễn ra một cách liên tục. Mỗi khi chúng ta quan sát một cái gì đó, một cách tự nhiên tâm thường bình luận về những gì đang diễn ra. Thực ra điều đó cũng chẳng có gì là sai cả. Nhưng niệm thầm một cách máy móc "sợ... sự..., đau... đau..." thì lại hoàn toàn khác. Nó không những gây thêm căng thẳng cho bạn mà còn ngăn không cho bạn thấy được chi tiết của đối tượng quan sát. Việc đó là không cần thiết. Nhưng còn sự bình luận tự nhiên của tâm mỗi khi tâm hay biết thì bạn không thể ngăn được.

Niệm thầm một cách máy móc làm suy yếu cả chánh niệm lẫn sự hiểu biết về các tiến trình tâm. Chúng ta không thực sự cần thiết phải niệm thầm để tự giải thich cho mình điều gì, chúng ta chỉ phải sử dụng các danh từ và tên gọi để giải thích sự việc cho người khác mà thôi. Khi chúng ta sử dụng việc niệm thầm, tâm sẽ trở nên dính mắc, và tất cả mọi ý nghĩa và các liên tưởng gắn liền với cái danh từ đó. Khi niệm thầm chúng ta cũng thường nhắm vào một khía cạnh cụ thể nào đó của kinh nghiệm và do đó không thể nhìn thấy được toàn bộ bức tranh tổng thể.
  • LOẠI BỎ TÂM SÂN TRƯỚC ĐÃ
Thiền sinh: Khi nói chuyện với mấy người có quan điểm tà kiến về pháp hành, trong đầu con khởi lên mấy câu hỏi. Nói chuyện với một người bạn, nghe anh ta thể hiện những quan điểm và những sự bao biện rất là tà kiến, con cảm thấy mình nổi sân lên. Con biết rằng chính bởi vì mình tức giận và bởi vì mình muốn làm cho người khác thay đổi nên chính mình cũng đang có tà kiến. Trong những trường hợp như thế, con không biết phải xử trí thế nào. Con tin rằng quan điểm của anh ta là sai lầm và biết rằng mình không thể thay đổi được anh ta, nhưng con cũng muốn nói với anh ta về điều đó một cách co trí tuệ.

Thiền sư: Điều quan trọng không phải là đi sửa đổi tà kiến của người khác. Hãy loại bỏ tâm sân của mình trước đi đã. Khi không còn sân nữa thì bạn mới tìm cách giúp đỡ người khác được. Làm thế nào giúp đỡ người khác bằng chính phiền não của mình. Có khi chẳng giúp gì cho họ được cả mà chính mình còn làm hại họ nữa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
Thiền sinh: Xin thầy cho chúng con lời khuyên làm thế nào để thực hành trong cuộc sống ở ngoài thiền viện?

Thiền sư: Bạn muốn sống cuộc sống của mình ở thế giới bên ngoài như thế nào? Nếu bạn thực sự muốn thực hành Pháp thì tâm sẽ tự tìm ra được cách thích hợp. Chỉ khi bạn thực sự hiểu được giá trị của pháp hành thì tâm mới thực sự sẵn sàng để tinh tấn bền bĩ thực hành Pháp trong cuộc sống hàng ngày được. Cho dù bạn đã từng học được bao nhiêu kỹ thuật, bao nhiêu phương pháp thiền đi chẳng nữa, nhưng nếu tâm bạn không thực sự khao khát thực hành Pháp trong cuộc sống thì bạn cũng chẳng thể áp dụng được bất cứ phương pháp nào ở ngoài đời được đâu. Một cái tâm đã hiểu được lợi ích của pháp hành nó sẽ tìm ra được thời gian và cách thức thích hợp để áp dụng những gì đã học được trong thời gian tu tập ở thiền viện.

Người nào thực sự quan tâm đến phẩm chất tâm của mình sẽ luôn luôn để mắt đến nó trong mọi lúc. Họ sẽ học cách giữ gìn phẩm chất tâm cao thượng đó của mình một cách tốt nhất. Nếu bạn thấy được sự khác biệt vô cùng lớn của tâm mình khi có chánh niệm và khi thất niệm thì tự nhiên bạn sẽ chỉ muốn chánh niệm ngày càng thường xuyên hơn mà thôi. Đó chính là điều mà tôi vẫn thường hỏi các thiền sinh xem họ có biết được phẩm chất tâm của mình hay không, có thấy rõ sự khác biệt giữa tâm chánh niệm và tâm không có chánh niệm hay không.

Thiền sinh: Cám ơn thầy, con tin rằng đây thực sự là một lời khuyên rất tốt. Lời dạy của thầy rất khác với những gì con đã từng được nghe trước kia. Chắc có lẽ phải mất một thời gian con mới có thể tiêu hóa được hết những lời dạy này.

Thiền sư: Tôi thực sự mong mọi người hãy biết nghĩ cho chính mình. Bạn đã từng có một quá trình thực hành tương đối lâu rồi, đã nắm được một số điểm căn bản của pháp hành rồi. Bạn cần phải hiểu kỹ về lợi ích của pháp hành để động lực thực hành Pháp phải thực sự xuất phát từ chính bên trong mình. Nếu không đặt trọn vẹn trái tim mình vào đó, bạn sẽ không bao giờ có thể thực hành hết mình được, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể phát triển đầy đủ những tiềm năng bên trong của mình cả.

Thiền sinh: Trong công việc của con, con thường phải dùng rất nhiều cố gắng để nhớ nhiều chi tiết và để hoàn thành đúng hạn. Con thường xuyên bị căng thẳng và cuối ngày làm việc bao giờ cũng rất mệt mỏi.

Thiền sư: Bạn có hiểu được tại sao mình bị căng thẳng khi làm việc không?

Thiền sinh: Con cho rằng đó là vì con phải cố sức rất nhiều

Thiền sư: Tại sao bạn lại phải cố sức nhiều như vậy? Bạn cần phải tìm hiểu xem tại sao mình lại phải dùng quá nhiều sức đến vậy.

Thiền sinh: Làm thế nào để biết được điều đó?

Thiền sư: Kiểm tra lại những suy nghĩ mà mình đang nghĩ ngợi, suy tính. Hãy nhìn kỹ những suy nghĩ của mình khi mình đang làm việc, nhìn rõ những tư tưởng, những cách nhìn, cách suy nghĩ mà mình đang có, và cũng nhận biết cả các cảm xúc trong mình khi những suy nghĩ này khởi lên.

Bạn đã hiểu được rằng cố sức sẽ gây ra căng thẳng. Bạn cũng cần phải nhận ra rằng chính bởi vì mình dùng quá nhiều sức nên mới bị căng thẳng như vậy. Bạn đang dùng sức nhiều hơn mức cần thiết.

Thiền sinh: Công việc luôn có thời hạn phải hoàn thành; con cần phải hoàn thành nó đúng hạn đã giao phó. Con luôn cảm thấy sức ép phải làm cho kịp thời gian, và thường cảm thấy vô cùng căng thẳng và mệt mỏi.

Thiền sư: Bạn vừa giải thích lý do gây căng thẳng đấy thôi. Nguyên nhân chính khiến bạn mất quá nhiều sức như vậy là bởi bạn lo lắng, bất an.

Thiền sinh: Đúng vậy.

Thiền sư: Bây giờ bạn cần phải hiểu ra nguyên nhân tại sao mình bị lo lắng. Bạn làm việc không tốt hay sao?

Thiền sinh: Con nghĩ mình làm việc tốt. Con luôn hoàn thành công việc.

Thiền sư: Vậy thì mỗi khi bạn có cảm giác lo lắng khởi lên thì chỉ cần nhận biết nó. Tự hỏi mình xem lo lắng như vậy có thực sự cần thiết hay không. Có cần cứ phải lo lắng như vậy thì mới hoàn thành được công việc hay sao?

Thiền sinh: Không, không cần phải lo.

Thiền sư: Bạn cần phải nhận biết sự lo lắng mỗi khi chúng khởi lên. Quan sát các cảm xúc này sẽ giúp bạn hiểu ra được điều gì đó và chính điều đó sẽ khiến cho bạn buông bỏ được nó. Nêu nhớ rằng mục đích của thiền Vipassanā không phải là để giải phóng bạn khỏi những gì đang diễn ra mà là để giúp bạn hiểu được những gì đang diễn ra.

Khi đối phó với một cảm xúc nào đó, bạn có thể tự hỏi mình bốn câu hỏi sau:

Câu hỏi đầu tiên: "Khi cảm xúc này khởi sanh, thân tâm mình cảm thấy dễ chịu hay khó chịu?" Nếu bạn nhận biết được cảm xúc mỗi khi chúng khởi sanh lên, và cũng nhận biết luôn cả cảm giác khó chịu hay dễ chịu trong thân tâm mình khi có những cảm xúc ấy, tâm bạn sẽ tự hỏi liệu những cảm xúc ấy có đang hay không. Cuối cùng tâm bạn sẽ nhận ra rằng mình không cần thiết phải sống với cảm xúc ấy làm gì. Một khi đã nhận ra điều gì đó làm cho mình cảm thấy không tốt thì bạn có còn tiếp tục đắm chìm vào trong nó nữa hay không?

Thiền sinh: Con sẽ không như thế.

Thiền sư: OK, câu hỏi thứ hai: "Cảm xúc đó là cảm xúc gì?" Nó hướng về đâu? Câu hỏi thứ ba: "Tại sao mình có cảm xúc này?" Câu hỏi thứ tư: "Cảm xúc này có cần thiết hay không?"

Những câu hỏi như thế này sẽ hỗ trợ cho pháp hành, bởi vì chúng tạo thêm ứng thú và khuyến khích chúng ta sử dụng trí thông minh của mình. Lúc chúng ta có được câu trả lời thực sự, khi tâm đã thực sự thấy ra được vấn đề, nó sẽ tự động buông bỏ. Trong trường hợp của bạn thì đó là những buông bỏ được những lo lắng, bất an mà bạn đang phải chịu đựng.

Nếu bạn quan sát và nhận diện rõ ràng cảm xúc lo lắng, bất an mỗi khi chúng khởi sanh, thì chúng sẽ dần dần giảm xuống. Nhưng chừng nào bạn còn chưa thực sự hiểu được chúng, chừng đó chúng sẽ còn tiếp tục khởi lên nữa, còn đến đi đến lại hoài không hết. Bạn phải quan sát chúng một cách thật kiên nhẫn và liên tục cho đến khi tâm đã thực sự hiểu ra vấn đề và buông bỏ.

Bạn cũng có thể tự hỏi mình thêm những câu hỏi khác nữa như: "Ai đang tức giận?", "Tức giận là gì?"[/i] Những câu hỏi này sẽ làm cho tâm trở nên hứng thú, tỉnh thức và sáng suốt. Sự thực hành của bạn vì thế cũng trở nên thú vị hơn rất nhiều. Một khi đã hiểu đúng được về thiền Vipassanā, bạn sẽ không bao giờ thấy nó là buồn chán cả. Bạn sẽ luôn luôn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những gì đang diễn ra. Nhưng nên nhớ đừng tự đặt quá nhiều câu hỏi, đừng biến mình trở thành khùng khùng, điên điên. Thông thường mỗi lần như vậy thì chỉ một câu hỏi là đủ. Mục đích của câu hỏi chỉ là để giữ cho bạn luôn có hứng thú quan sát những gì đang diễn ra mà thôi.

Thiền sinh: Thưa thầy, thời gian này con thấy mình khó hành thiền quá. Mấy hôm nay con đang bận rộn dọn dẹp đồ dạc để rời đi nên rất hay quên chánh niệm.

Thiền sư: Một trong những lý do chính khiến chúng ta quên chánh niệm và không thể thực hành được trong cuộc sống không phải là vì những việc chúng ta đang làm mà chính là ở cách chúng ta làm những công việc đó như thế nào. Đó là vì chúng ta cứ tham muốn phải làm cho xong công việc đó, bởi vì chúng ta hay vội vàng muốn hoàn thành ngay công việc đang dang dở. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực sự cần phải quan sat kỹ tâm mình, phải luôn kiểm tra xem mình đang làm việc với trạng thái tâm như thế nào.

Làm thế nào để học được cách gìn giữ chánh niệm và tâm định (sự ổn định và vững vàng của tâm) trong cuộc sống hàng ngày?

Thiền sinh: Con hy vọng là sẽ tìm được một công việc phù hợp không có quá nhiều sức ép. Nhưng con cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là phải tiếp tục thực hành hết sức trong cuộc sống hàng ngày.

Thiền sư: Đúng vậy, khi có quá nhiều sức ép, quá nhiều căng thẳng thì sẽ rất khó để thực hành. Hãy cố gắng học hỏi từ những khó khăn ở chính ngay trong công việc. Cái gì làm tâm mình lo lắng, bất an? Tại sao bạn mất chánh niệm? Tại sao tâm ham muốn thế? Có cần thiết phải vội vàng như vậy không? Quán chiếu theo cách đó sẽ giúp bạn đối phó với mọi khó khăn một cáh khéo léo hơn, và ngăn chận không cho những trạng thái tâm bất thiện làm chủ mình.

Thiền sinh: Vâng, nhưng con phải làm thế nào để giữ chánh niệm được trong một công việc mà luôn đòi hỏi mình phải làm nhanh, làm đúng và làm hiệu quả để hoàn thành đúng thời hạn?

Thiền sư: Hãy làm hết sức mình có thể làm được. Hãy biết tận dụng và quý trọng từng giây phút, từng cơ hội để thực hành chánh niệm. Trong khi làm việc, hãy cố gắng hay biết xem mình đảng cảm thấy ra sao, mình đang có những trạng thái tâm như thế nào. Nhưng dừng cố tập trung quá mức, hãy làm điều đó một cách nhẹ nhàng, buông xả. Nếu bạn dồn sức cố gắng quá mức để thực hành chánh niệm thì sẽ không thể làm việc hiệu quả được đâu. Nếu bạn tập trung quá mức cho công việc thì bạn cũng không thể thực hành chánh niệm được. Bạn cần phải tìm ra được mức độ nào đó hợp lý cho mình nhất.

Thiền sinh: Vâng ạ, con sẽ cố gắng thực hành theo. Xin thầy cho con lời khuyên làm thế nào để thực hành chánh niệm trong lúc nói chuyện. Công việc văn phòng luôn đòi hỏi phải nói chuyện trên điện thoại rất nhiều và con cũng thường xuyên phải trao đổi với đồng nghiệp nữa.

Thiền sư: Điều đó cần phải có quá trình thực hành rất nhiều mới được. Mỗi khi nói chuyện điện thoại hay khi có ai đó đang tiến tới gần bạn để bắt chuyện, hãy cố gắng nhớ kiểm tra lại xem mình đang cảm thấy thế nào. Bạn nghĩ thế nào về người đó hay cảm nhận như thế nào về họ? Trong suốt cả ngày, dù bạn có làm việc hay không, cũng phải tập một thói quen thường xuyên kiểm tra lại xem mình đang phản ứng, đang ứng xử với trạng thái tâm như thế nào mỗi khi giao tiếp với người khác. Khi chuông điện thoại kêu bạn cảm thấy như thế nào? (Bực bội vì bị ngắt quãng công việc, hay vui mừng chờ mong, hay hồi hộp lo lắng hay mệt mỏi thờ ơ?) Bạn có nóng lòng chộp ngay lấy điện thoại nghe không? Bạn cần phải tập thói quen nhận biết tất cả những việc như thế.

Thiền sinh: Trong công việc của con, con thường xuyên phải tiếp xúc với những khách hàng rất khó tính, hay giận dữ. Xin thầy cho con một vài lời khuyên làm thế nào để ứng xử trong những trường hợp như thế.

Thiền sư: Mỗi khi bạn tiếp xúc với một khách hàng khó tính hay giận dữ như thế, hãy kiểm tra lại xem tâm mình đang cảm thấy như thế nào. Tham hay sân là vấn đề của họ, vấn đề của mình là phải nhìn xem mình có tham, có sân hay không.

Thiền sinh: Vâng, nhưng vấn đề là ở chỗ khi đối diện với những con người tham sân quá mạnh như vậy, thì tham sân của họ cũng làm kích hoạt những trạng thái tâm như vậy trong mình lên một cách tự động. Cũng giống như khi con được gặp những người thầy lớn, sự tĩnh lặng và bình an trong tâm các ngài cũng tác động đến tâm con ngay lập tức như vậy.

Thiền sư: Tất nhiên là ở đây đều có quan hệ nhân quả giữa tâm và đối tượng của nó, khi đối tượng tích cực thì tâm cũng thường có phản ứng tích cực, khi đối tượng tiêu cực thì tâm cũng hay phản ứng một cách tiêu cực. Phải có một quá trình thực hành quan sát tâm thì mới hiểu ra được những tiến trình này. Nhờ sự hiểu biết (trí tuệ), thì tâm mới có được mức độ ổn định nào đó và mới không còn bị tác động mạnh, không còn bị chao đảo bởi những đối tượng hay sự việc tích cực hoặc tiêu cực như vậy nữa. Khi sự hiểu biết và trí tuệ ngày càng chín mùi và trưởng thành, tâm sẽ ngày càng trở nên ít phản ứng hơn, ít bị kích động hơn. Tâm bạn cũng sẽ tự nhận ra rằng mỗi khi nó phản ứng một cách mù quáng như trước, nó bị trói buộc rất nhiều. Chính vì vậy, tâm sẽ ngày càng trở nên hứng thú hơn với những gì đang diễn ra "bên trong" nó và sẽ dành thêm nhiều công sức hơn để tìm hiểu chính bản thân mình.

Mỗi lúc yêu ghét sanh khởi, tâm không chỉ hay biết điều đó mà còn tự hỏi xem tại sao yêu ghét khởi sanh như vậy. Nó sẽ nhận ra rằng tự thân đề mục không phải là tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, chỉ bởi tâm đánh giá phán xét và những quan kiến của mình mới làm cho nó trở thành tích cực hay tiêu cực mà thôi. Mỗi khi tâm quyết định rằng một đối tượng, một sự việc hay một con người nhất định nào đó là không tốt thì ngay lập tức nó sẽ phản ứng một cách tiêu cực, còn khi nó cho là tốt thì nó sẽ phản ứng theo cách tích cực. Khi đã nhìn thấy được những sự đánh giá phán xét của tâm mình, bạn cần phải tiếp tục tìm hiểu thêm xem: sự đánh giá này là dựa trên trí tuệ tìm hiểu hay dựa vào tâm si? Nếu là tâm si, tâm sẽ phản ứng với tham hoặc sân; nếu là trí tuệ tâm sẽ chỉ thấy sự việc như nó đang là và sẽ không phản ứng, không yêu ghét.

Bằng cách quan sát cơn sân của chính mình, chúng ta sẽ thực sự hiểu được nổi khổ nó mang lại cho mình như thế nào, khi đó chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được tình thương và lòng bi mẫn khởi lên trong tâm khi đối diện với một người đang sân hận. Chúng ta hiểu được họ đang cảm thấy ra sao trong người, chúng ta dễ dàng thông cảm với họ và vì vậy chúng ta cũng không còn sân hận nữa.

Thiền sinh: Thưa thầy, tâm con rất bất an xung quanh mỗi chuyện ăn uống. Con cố gắng tránh không ăn những đồ ăn không hợp và cố gắng chánh niệm trong lúc ăn uống, nhưng con thấy khó quá, chánh niệm làm con rất nhanh mệt mỏi.

Thiền sư: Bạn mệt mỏi bởi vì động cơ chánh niệm của bạn là xuất phát từ sự bất an chứ không phải từ trí tuệ. Tâm bạn nhớ lại trước kia mình đã từng khổ sở rất nhiều vì ăn phải đồ ăn không thích hợp và nó không muốn phải chịu khổ như thế lần nữa. Nó hết sức cố gắng tránh không lập lại sai lầm cũ nữa và do đó nó đầu tư quá nhiều sức lực vào mỗi việc ấy.

Hãy nhận biết trạng thái tâm của mình khi bạn khổ sở vì ăn phải đồ ăn không hợp và cả khi bạn đang cố gắng tránh nỗi khổ đó nữa. Khi lỡ ăn phải thứ đồ như vậy, bạn cảm thấy khốn khổ ra sao? Bạn quan sát nó với trạng thái tâm như thế nào? Trong những trường hợp như thế này, bạn cần phải sử dụng đến trí tuệ và chánh niệm.

Thiền sinh: Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nổi giận hay có những cảm xúc khó chịu, hay khi tâm con xáo động, bất an, theo phương pháp cũ con vẫn làm là cố gắng làm cho thân tâm dịu lại. Nhưng thầy lại dạy là không nên làm như thế. Thầy dạy phải quay chánh niệm vào trong để quan sát chính bản chất của cơn giận hay sự bất an đó. Có đúng như thế không ạ.

Thiền sư: Việc chú ý quan sát (cơn giận) là việc làm sau. Việc đầu tiên bạn cần phải làm là xem mình có chấp nhận được rằng: cơn giận đó không phải là "mình", sự đồng hóa chính mình với cơn giận cũng không phải là "mình" hay không đã. Bạn đang có cái nhìn như thế nào về sự việc đó? Những suy nghĩ chân chánh này (chánh tư duy) cần phải đến trước.

Thiền sinh: Như vậy, tất cả những gì con đã từng được học về thiện pháp và bất thiện pháp đều nằm trong pháp hành cũ trước kia. Nó hơi ngược lại những gì mà thầy dạy, bởi vì theo lời thầy nói thì thiện hay bất thiện chẳng thành vấn đề.

Thiền sư: Tôi không nói rằng nó chẳng thành vấn đề. Pháp hành là để hiểu rõ đâu là tâm thiện, đâu là tâm bất thiện, để thực sự hiểu thấu được chính bản thân mình Tâm thiện là tâm của ai? Tâm bất thiện là tâm của ai? Nó có phải là tâm của bạn không? Có suy nghĩ đúng đắn về sự việc là tâm thiện, suy nghĩ không đúng đắn là bất thiện. Bạn phải nhìn vào những điều đó bởi vì bạn muốn thực sự hiểu được chính mình, bởi vì bạn muốn hiểu được pháp tự nhiên như nó đang là.

Mục đích của việc làm dịu thân tâm, làm định tĩnh trở lại là để giúp bạn có thể quan sát được. Sử dụng suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), bằng cách tự nhắc mình rằng: "Nó không phải là mình, đó là bản chất của cảm xúc này" cũng làm dịu thân tâm của mình lại được. Bạn cần phải có được một cái tâm định tĩnh để quan sát. Nếu thấy rằng cách sử dụng chánh tư duy không làm cho tâm định tĩnh trở lại được thì bạn cũng có thể dùng phương pháp cũ của mình (như chú tâm vào một đề mục như hơi thở hay cảm giác chẳng hạn - ND). Nhưng sau đó thì không được quên là phải dụng cái tâm định tĩnh đó để mà quan sát.

Tại sao có một tâm bất thiện sanh lên? Tại sao tâm thiện khởi sanh? Tâm thiện hay bất thiện này là cái gì? Tại sao tâm thiện này tăng lên? Tại sao tâm thiện này lại yếu đi? Tại sao tâm bất thiện kia lại mạnh lên như thế? Tại sao tâm bất thiện kia lại ngày càng mờ nhạt đi như vậy? Đó là những chỗ bạn cần phải tìm hiểu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • NHỮNG PHIỀN NÃO DẤU MẶT
Thiền sinh: Có nhiều lúc con phải đối mặt với những loại phiền não rất sâu và phải mất rất nhiều công sức để tiếp cận nó với thái độ chân chánh. Cư như là con phải học lại từ đầu ấy thầy ạ.

Thiền sư: Đúng thế, đó chính là điều bạn cần phải thực hành. Nếu bạn đã có được sự hiểu biết thật sự đầy đủ, bạn sẽ thấy nó không còn là vấn đề nữa. Nhưng rõ ràng là bạn vẫn còn rất nhiều việc để học hỏi.

Thiền sinh: Khi pháp hành tiến bộ và trí tuệ trưởng thành, lúc đó các phiền não dấu mặt sẽ hiện rõ dần lên một cách tự nhiên phải không ạ?

Thiền sư: Đúng vậy. Bạn cũng có thể nói rằng những gì trong vô thức đang nổi rõ dần lên trên bề mặt hữu thức.

Thiền sinh: Vậy khi con chánh niệm nhận biết được các phiền não đó thì sẽ phải quán chiếu và tìm hiểu chúng như thế nào đây?

Thiền sư: Tốt nhất là bắt đầu từ (việc áp dụng) hiểu biết rằng: tâm chỉ là tâm. Tự hỏi mình: "Phiền não là cái gì?"

Thiền sinh: Nhưng đâu có dễ để mà thấy được tâm chỉ là tâm?

Thiền sư: Đó là bởi vì sự hiểu biết hay trí tuệ của bạn còn chưa đầy đủ. Bạn cần phải tự nhắc nhở mình trong suốt cả ngày rằng mỗi hoạt động của tâm thức chỉ là những sinh hoạt của tâm mà thôi. Rồi mỗi khi phiền não xuất hiện, sự hiểu biết này cũng luôn có mặt cùng ngay ở đó. Khi có hiểu biết rằng tâm chỉ là tâm thì sẽ không thể có sự đồng hóa (chính mình với phiền não đó nữa).

Làm thế nào bạn nhận biết được phiền não.

Thiền sinh: Do có sự căng thẳng, do một cảm giác hay một suy nghĩ nào đó xuất hiện.

Thiền sư: Một lần nữa bạn lại phải áp dụng cùng một cách hiểu như vậy. Một cảm xúc chỉ là một cảm xúc, một suy nghĩ chỉ là một suy nghĩ. Chính vì vậy mà trong niệm Pháp, các triền cái lại trở thành các đề mục quán chiếu; bạn nhìn các triền cái đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên, và nhận ra rằng không có "tôi", không có người nào trong đó cả.

Thiền sinh: Như vậy chúng sẽ không còn là các triền cái khi được nhìn theo cách này phải không ạ?

Thiền sư: Đừng nghĩ vậy, nhưng chỉ khi nào sự hiểu biết cũng có mặt cùng.

Thiền sinh: Vậy khi mình trải nghiệm một phiền não như là "của tôi", thì nên làm thế nào? Có nên suy xét rằng đó chỉ là tâm, hay là chuyển sự chú ý về quan sát sự đồng hóa mình với phiền não đang diễn ra như thế nào?

Thiền sư: Hãy tự nhắc mình rằng một cảm xúc chỉ là một cảm xúc mà thôi, một suy nghĩ chỉ đơn giản là một suy nghĩ, tâm chỉ là tâm. Bạn cũng nên nhận biết sự đồng hóa, nhưng đừng cố làm điều gì với nó cả, chỉ đơn giản nhận biết sự tự đồng hóa (mình với suy nghĩ đó) đang diễn ra như thế nào.

Mặc dù lúc đó sự hiểu biết thực sự rằng đó chỉ là tâm, chỉ là cảm xúc, chỉ là suy nghĩ vẫn chưa thể có, nhưng bạn cần đưa sự hiểu biết đó vào bằng cách áp dụng tri thức. Bởi vì bạn muốn điều chỉnh tâm mình theo cách nhìn đó (nên cần phải áp dụng cách suy nghĩ như vậy). Suy xét cho thật kỹ bạn sẽ hiểu được tại sao tâm chấp nhận được điều đó trên mặt tri thức, và rồi tâm sẽ cố gắng chánh niệm nhìn nhận mọi sự việc theo cách đó.

Thiền sinh: Vâng, giống như là chuyển sự quan sát, thay đổi chất lượng của sự quan sát.

Thiền sư: Đúng vậy. Cái bạn cần phải luôn luôn cố gắng điều chỉnh là chất lượng của sự quan sát. Bất cứ điều gì bạn có thể cảm nhân, bất cứ cái gì bạn đang có trong tay, dù nó là sự hiểu biết vè mặt tri thức hay là từ kinh nghiệm thực tế của chính mình, nếu bạn biết sử dụng đẻ nuôi dưỡng tâm quan sát, nó sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi việc một cách rõ ràng hơn.

Đó chính là lý do tôi vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin hướng dẫn đúng đắn. Bạn không cần phải biết mình có tiếp thu được thông tin hướng dẫn đúng hay không, mà còn phải biết có thực sự tận dụng được những thông tin đó hay không nữa. Ngay cả khi tâm mình không thực sự hiểu hay không nhìn nhận sự việc được theo cách đó, nhưng việc áp dụng hiểu biết về tri thức như thế cũng làm giảm thiểu được tâm si thường có mặt trong những lúc như thế. Còn nếu ngay cả hiểu biết về tri thức mà cũng không vận dụng được, thì lúc đó chỉ có toàn tâm si thôi. Bạn có thể có chánh niệm, nhưng chỉ mỗi chánh niệm không thôi thì chẳng có sức mạnh gì cả(25). Đưa trí tuệ vào, bạn sẽ định hướng cho tâm. Một khi tâm đã được định hướng bằng đầu vào như thế, nó sẽ vận dụng trong quá trình thiền tập và đến một thời điểm nào đó, hiểu biết thực sự sẽ sanh khởi.

Thiền sinh: Như vậy chúng ta cần phải luôn luôn quán sát chất lượng của tâm quan sát và cả mối quan hệ giữa tâm quan sát và phiền não nữa phải không ạ?

Thiền sư: Đúng thế, nhưng cả hai việc đó đều diễn ra cùng một lúc, một khi bạn biết được chất lượng của tâm quan sát, thì hiểu biết về mối quan hệ giữa tâm quan sát và đè mục cũng đã có sẵn ở đó rồi.

Thiền sinh: Một trong những khó khăn thường trực của con là năng lượng quan sát của cơ thể thường không được cân bằng, nó rất hay thay đổi, lên xuống. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến tâm con.

Thiền sư: Được rồi, bây giờ hãy nghĩ đến nó như là cặp quan hệ năng lượng cảm giác. Lúc bạn có rất nhiều phiền não và cũng đang có những cảm giác, tâm cảm nhận nó như thế nào? Lúc khác, khi tâm có rất nhiều trí tuệ, nó sẽ cảm nhận cùng các cảm giác y hệt như vậy ra sao?

Thiền sinh: Nó sẽ cảm nhận rất khác ạ.

Thiền sư: Như vậy cảm giác trong cả hai trường hợp có thể là giống hệt nhau, nhưng những gì mà tâm bạn đang chấp giữ trong lúc đó sẽ có tác động đến cả chuỗi phản ứng tâm lý tiếp theo. Nếu lúc đó tâm có tham, các cảm giác sẽ được cảm nhận là ưa thích, đáng mong cầu, nếu tâm có sân, nó sẽ cảm nhận là đáng ghét, khó chịu.

Thiền sinh: Dạ vâng, đó chính là con đấy ạ.

Thiền sư: Khi tham và sân giảm bớt, thì sự hiểu biết hay trí tuệ mới có thể tăng trưởng được. Các thiền sinh thường hay quên không thấy được cái tâm tham và sân đang có mặt trong tâm mình và nhuộm màu lên tất cả mọi thứ mà tâm đang cảm nhận. Họ cứ chỉ cố mà nhìn mà không nhận ra rằng tất cả những gì họ thấy đều bị phủ màu bởi tham, sân.

CHÚ THÍCH:

(25) Chánh niệm trong trường hợp này là thứ chánh niệm chỉ thuần ghi nhận như thứ chánh niệm của người làm xiếc giữ thăng bằng trên dây, không phải là thứ chánh niệm tỉnh giác của người thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Loại chánh niệm đó thường không có trí tuệ đi kèm, không dẫn đến phát triển trí tuệ - ND.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • NHỮNG PHIỀN NÃO VI TẾ
Thiền sinh: Khi mình làm những gì mình thích thì đó có phải là bất thiện không?

Thiền sư: Bất thiện cũng có nhiều mức độ khác nhau. Lúc đầu thì chúng ta cần phải nhìn thấy những biểu hiện thô của chúng, cần phải phân biệt cái gì là đúng, cái gì là sai. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ hơn và lần theo dấu những bất thiện pháp ấy đến tận ngọn nguồn của nó, thì bạn sẽ thấy rằng nó xuất hiện từ trong mọi thói quen xấu mà mình đã huân tập bấy lâu nay. Khi pháp hành tiến bộ, bạn sẽ thấy những biểu hiện bất thiện vi tế ấy ngày một dễ dàng hơn và sẽ thấy rằng tất cả những thằng bé xíu ấy đều là rắc rối. Cuối cùng thì tất cả bọn chúng, đứa nào cũng đều phình to ra để trở thành những rắc rối rất lớn đùng cả.

Khi sự hiểu biết trở nên sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy rằng ngay cả một suy nghĩ bất thiện nhỏ nhất cũng là nguy hiểm. Khi tâm rất quân bình và bắt đầu nhìn nhận mọi sự vật như nó đang là, thì bạn sẽ nhận ra rằng ngay cả một chút phiền não tí xíu cũng là một vấn đề. Nhưng nếu bạn bắt đầu thỏa mãn, tận hưởng trạng thái tâm bình an và trong sáng đó, thì khả năng nhìn thấy sự việc như chúng đang là sẽ bắt đầu nhạt dần và bạn sẽ không thể có thêm những hiểu biết mới nữa. Khi trí tuệ càng tăng trưởng, bạn sẽ càng nhận ra rõ ngay cả một mong muốn có vẻ vô hại nhất cũng là bất thiện, và chính nó đang ngăn che không cho bạn thấy được chân lý.

Thiền sinh:Vâng, thưa thầy, thế nhưng nếu con muốn ăn những thứ mà mình thích thì sao? Con thích sô cô la, và điều đó chẳng có gì là xấu cả?

Thiền sư: Vấn đề không phải là ăn hay không ăn một thứ đồ ăn nhất định nào đó. Mà vấn đề là ở chỗ bạn phải biết quan sát tâm của mình. Bạn có thể học cách ăn mà không cần phải tham. Bạn có thể chuyển đổi thái độ của mình để làm sao bạn ăn không phải vì thích, vì tham mà chỉ bởi vì đó là đồ ăn(26). Lựa chọn đồ ăn cho thích hợp với mình và để giữ cho thân thể được mạnh khỏe chứ không phải vì tâm tham thúc đẩy. Bạn cần phải hay biết về cái thích và không thích của mình và đừng bao giờ lựa chọn ăn hay không ăn cái gì chỉ vì mỗi điều đó.

Tự hỏi tại sao mình lại cứ thích hay không thích một món ăn nhất định nào đó, và phải tìm ra lợi ích thực tế tại sao mình nên ăn hay không nên ăn món đó. Tìm hiểu xem loại nào đồ ăn nào là thích hợp nhất đối với mình. Trong một số hoàn cảnh nhất định, đôi khi bạn có thể quyết định ăn một món ăn nào đó mà mình cũng không thực sự thích hay cũng không vì lợi ích sức khỏe, mà chỉ vì muốn làm vui lòng chủ nhà. Luôn luôn chắc chắn một điều rằng bạn chọn lựa không phải vì mình thích hay không thích mà chỉ bởi vì cân nhắc đến những lợi ích thực tế của nó. Hãy kiểm tra lại thái độ của mình khi bạn chọn lựa. Đừng để phiền não chọn lựa dùm cho bạn, hãy chọn lựa bằng trí tuệ.

Thiền sinh: Bạch thầy, thầy vẫn dạy chúng con phải chấp nhận mọi thứ như chúng đang là, để mà có thể nhìn nhận được mọi sự việc như chúng đang là. Xin thầy giảng thêm làm cách nào để có thể thực sự làm được điều đó.

Thiền sư:
  • Chúng ta cần nhìn vào mọi sự việc một cách thật đơn giản và chân thực. Trong cái nhìn đó, không nên áp đặt bất cứ một quan điểm hay một ý tưởng nào rằng những điều mình thấy hay kinh nghiệm được cần phải được nhìn nhận theo cách này hay cách kia.
Chúng ta cần phải chú ý xem xét thật kỹ cách mình quan sát sự việc hoặc đề mục đó như thế nào. Ngay cả một sự mong đợi hay bất an vi tế nhất cũng sẽ làm bóp méo và xuyên tạc toàn bộ sự việc.

CHÚ THÍCH:

(26) : Ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn.
  • PHIỀN NÃO ĐANG THIÊU ĐỐT
Thiền sinh: Thời gian gần đây con có thể quan sát được tâm ngã mạn một cách sát sao hơn. Mỗi khi hay biết được cái tâm ngã mạn đó đang hiện diện trong mình, con lại cảm thấy một cảm giác rất chán ghét, và tâm khởi lêm một suy nghĩ rằng "như thế này thật là lãng phí thời gian và sức lực vô ích". Sau đó sự ngã mạn biến mất, nhưng lần sau có dịp nó lại vẫn cứ khởi lên tiếp. Xin thầy giảng giải thêm cho con về tiến trình tâm đó ạ?

Thiền sư: Tâm chỉ có thể hoàn toàn buông bỏ được phiền não khi trí tuệ đã thấu hiểu được nó một cách hoàn toàn đầy đủ. Khi bạn cứ phải đối mặt lại nhiều lần với cùng một loại phiền não, thì điều đó chứng tỏ bạn chưa có đủ trí tuệ và cần phải tiếp tục học hỏi hơn nữa từ chính những hoàn cảnh mà nó đang thể hiện ra như vậy.

Thiền sinh: Thưa thầy, thấu hiểu một cách hoàn toàn đầy đủ nghĩa là như thế nào ạ?

Thiền sư: Bạn không thế nào ngăn chận được phiền não. Nhưng bạn có thể thay đổi cách nhìn của mình, cải thiện quan hệ với phiền não. Một khi bạn đã làm được điều đó, thì phiền não sẽ không còn sức mạnh để hoàn toàn áp đảo bạn được nữa - nhưng nó sẽ vẫn còn tiếp tục khởi lên. Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm được là làm việc với phiền não và học hỏi từ chính nó. Sự hiểu biết hoàn toàn và đoạn trừ hoàn toàn chỉ có thể xảy ra khi chúng ta đạt tới giác ngộ.

Thiền sinh: Có một loại phiền não cứ thường nổi lên trong tâm con rất nhiều lần, nó có liên quan đến một kỷ niệm cũ trong quá khứ, một sự việc đã xảy ra từ lâu trước kia, và con vẫn cứ bị nó lôi đi hoài. Mỗi lần chánh niệm hay biết được tiến trình tâm ấy, con có thể thấy rõ sự dau khổ trong đó, nhưng vẫn không thể hiểu được tại sao chuyện cũ đã cứ trở đi trở lại hoài như vậy.

Thiền sư: Cái gì làm nó khởi lên mãi như vậy?

Thiền sinh: Một ký ức ngày xưa?

Thiền sư: Bạn có chánh kiến (thái độ chân chánh) đối với ký ức ấy không?

Thiền sinh: Dạ, có lúc con bị nó cuốn trôi đi mất, có lúc thì con thấy được rằng nó chỉ là ký ức mà thôi.

Thiền sư: Bạn cần phải tiếp tục thực hành thái độ chân chánh (Xem lại phần: "Thế nào là thái độ chân chánh khi hành thiền", trang 141, cuốn Đừng coi thường phiền não", tác giả thiền sư Savadaw U Tejaniya) và phải thấy cho rõ những thái độ sai của mình trong đó. Đề mục chánh niệm của bạn phải là TÂM, chứ không phải là câu chuyện cũ trong đầu bạn lúc đó. Bạn cần phải nuôi dưỡng niềm say mê và sự hứng thú trong việc quan sát trạng thái tâm của mình.

Thiền sinh: Con có cảm giác rằng phiền não bây giờ đang thiêu đốt bản thân con còn dữ đội hơn khi sự việc đó xảy ra nhiều năm trước kia nữa. Tại sao lại như thế?

Thiền sư: Bởi vì bây giờ bạn nhìn thẳng vào phiền não và chấp nhận chúng như chúng thực sự đang là. Trước kia bạn thực hành thiền chỉ (samatha) để đè nén chúng. Khi có định lực tốt, bạn sẽ dễ dàng chịu đựng mọi thứ. Nhưng chỉ khi nào tâm hiểu được ra phiền não đang thiêu đốt mình đau đớn khổ sở như thế nào, thì lúc đó bạn mới thực sự khởi lên ước muốn đọan trừ, tống khứ nó đi.

Thiền sinh: Dạ, đúng đấy ạ. Con cảm thấy điều đó đang diễn ra.

Thiền sư: Chúng ta cần phải nhìn vào phiền não thực sự đúng như nó đang thể hiện. Nó đang mang đên cho mình bao nhiêu đớn đau khổ não như thế nào? Nó đang tra tấn, hành hạ mình ra sao?

Thiền sinh: Hình như nỗi khổ đó đang ngày càng lớn lên hay sao ấy thầy ạ.

Thiền sư: Tốt, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không bị dính mắc vào chúng nữa và sẽ học hỏi được nhanh hơn.
  • THẤU HIỂU VÔ THƯỜNG
Thiền sinh: Làm thế nào để học cách nhìn thấy vô thường, bạch thầy?

Thiền sư: Bạn không cần phải đi tìm kiếm vô thường. Khi trí tuệ tăng trưởng, nó sẽ hiểu ra được rằng tất cả mọi thứ trên đời đều mang bản chất vô thường này. Nhiệm vụ của bạn chỉ là giữ chánh niệm, cố gắng chánh niệm càng liên tục càng tốt. Khi chánh niệm trở nên liên tục và mạnh mẽ, trí tuệ sẽ bắt đầu hiểu ra được bản chất của vạn pháp. Đừng cố mà hiểu những thứ đó vội, hãy chỉ cần cố gắng chánh niệm với thái độ chân chánh mà thôi.

Thiền sinh: Vậy thì con chỉ cần chờ đợi cho đến khi trí tuệ đến hay sao?

Thiền sư: Đúng vậy, nhiệm vụ của bạn là làm cho tâm mình trở nên mạnh mẽ hơn. Giống như khi nhìn, nếu mắt bạn không tốt, thì dù cố căng mắt ra mà nhìn đến đâu chăng nữa, bạn cũng chỉ phí công vô ích mà thôi. Chỉ khi vớ lấy cặp kính mà đeo vào, bạn mới nhìn rõ được mọi thứ. Những cái bạn cần nhìn, nó đã có sẵn ở đó rồi, song bạn phải nhìn bằng đôi kính trí tuệ chứ không phải bằng cặp kính màu. Nếu nhìn cuộc đời qua đôi kính màu hồng, mọi thứ cũng toàn một màu hồng; nhìn bằng cặp kính màu xanh, vạn sự sẽ toàn màu xanh. Vì vậy điều quan trọng là tâm quan sát, hay tâm thiền, phải nhìn thấyđúng bản chất của mọi sự. Chỉ khi không bị nhiễm tham, sân, si thì nó mới có thể nhìn thấy được vạn pháp như chúng đang là. Nếu bạn chỉ muốn nhìn sao cho thấy được vô thường, thì có nghĩa là bạn cũng đang đeo một cặp kính màu rồi đó. Bởi vì có cái muốn đó mà bạn sẽ không thể nhìn thấy được mọi sự việc như chúng đang là, bạn sẽ không thể thấy và sẽ không thể hiểu được thế nào là vô thường.
  • CHÁNH NIỆM KHÔNG CẦN GẮNG SỨC VỚI VÔ THƯỜNG
Thiền sinh: Thầy nói rằng chúng ta có thể chánh niệm được trên rất nhiều đề mục mà không cần phải gắng sức. Con vẫn không hiểu làm thế nào mà có thể làm được như vậy?

Thiền sư: Khi chánh niệm của bạn ngày càng liên tục hơn, bạn sẽ cảm nhận ra rằng có rất nhiều tâm, cũng như rất nhiều đề mục khác nhau. Sau một thời gian sẽ nhận ra tiếp rằng đó chỉ là một quy luật tự nhiên đang vận hành, rằng nó chẳng có gì liên quan, dính dáng đến "bạn" cả, nó chỉ là các tiến trình thân tâm đang diễn tiến mà thôi. Chừng nào mà chúng ta còn chưa thấu hiểu được ra rằng thân và tâm chỉ là các hiện tượng tự nhiên, chúng ta vẫn cứ tin rằng có một cái "tôi" nào đó đang quan sát.

Bạn chỉ có thể nhìn thấy một vật nào đó khi phải cố ý nhìn cho thấy, hay là đơn giản chỉ vì mình nhìn thấy nó ở trước mắt thôi? Nếu cứ phải cố tình nhìn mới thấy, chứng tỏ lúc đó có tâm tham đang hoạt động và đó cũng là tà kiến.

Cái thực sự đang diễn ra lúc đó là: bởi vì có cái nhìn đang diễn ra một cách tự nhiên nên bạn có khả năng nhìn thấy được sự vật. Cái hiểu biết này chính là trí tuệ. Một người mù sẽ không thể nhìn thấy được gì, và vì vậy anh ta cũng chẳng buồn phải cố nhìn cho thấy. Cứ nghĩ rằng "mình" phải chú tâm nhìn thì mới thấy được, thì khi đó động cơ của cái nhìn đó là tham, và chúng ta sẽ không thể hiểu ra được tiến trình này.

Cùng một nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng khi nhìn tướng vô thường, khi quan sát sự sanh diệt. Có phải nó chỉ diệt bởi vì chúng ta nhìn nó hay không?

Thiền sinh: Không ạ.

Thiền sư: Nếu cái gì đó chỉ diệt đi bởi vì chúng ta nhìn vào nó, thì điều đó không thể là sự thể hiện thực sự của vô thường. Nó cũng có thể làm cho bạn vui sướng và khởi tâm ngã mạn: "A, giờ thì tôi đã nhìn thấy được vô thường, tôi làm cho nó biến mất được". Thực tế thì khác như vậy nhiều lắm. Tự nhiên nó vốn là vô thường; vô thường là một đặc tính không thể tách rời của tất cả các hiện tượng tự nhiên. Chỉ một cái tâm đã thực sự phát triển (về mặt tâm linh) mới thực sự thấu hiểu được rằng tất cả mọi thứ trên đời này đều là vô thường. Khi đã hiểu được vô thường, bạn cũng sẽ hiểu được thế nào là khổ và vô ngã.

Tôi thường nghe các thiền sinh trình pháp trong các khóa thiền tích cực rằng họ đã thấy được sanh diệt. Nhưng khi họ trở về nhà mình thì chẳng còn thấy sanh diệt đâu nữa. Về nhà, bỗng nhiên mọi thứ đều trở thành rất "thường" cả. Hiểu biết thực sự về sanh diệt khác thế nhiều lắm! Nó là một cái hiểu vô cùng sâu sắc rằng tất cả vạn pháp đều diệt, đều đi đến kết thúc.

Vô thường chỉ hiển lộ ra khi chiếc lá kia rời cành, hay nó vẫn luôn là vô thường ngay cả khi chiếc lá ấy còn đậu trên cây?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.89 khách