Hỳ lac trong sơ thiền

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Những chướng ngại từ quan niệm tu thiền
Nhiều vị thiền sư viết sách và cho rằng Phật dạy 2 pháp thiền khác nhau,nhưng đối với tôi, tôi cho rằng Phật chỉ dạy 1 pháp thiền duy nhất . Và tôi không nghĩ ngồi thiền là quan trọng hơn lúc không ngồi thiền, mà “ngồi thiền” hay “thân hành niệm”Thiền tập” và sau khi xả thiền trở lại hành động bình thường là “thiền hành”, “thiền tập” có lợi ích là cho chúng ta sự an chỉ định thân và tâm và tăng cường huệ , còn thiền hành giúp chúng ta nhuần nhuyễn pháp hành thiền với tâm tỉnh giác buông bỏ trong từng giây phút , và ứng xử trong đời sống hàng ngày, nhờ “thiền hành” nên khi dụng công vào “thiền tập” ( ngồi thiền) giúp ta càng vào định sâu hơn vì sự buông bỏ được nhiều hơn, nói đơn giản là sự buông bỏ cung cấp năng lượng cho định , khi nào hết năng lượng thì cái động cơ tên là “định” nó tự tắt.
Vì hầu hết chúng ta đều cho rằng ngồi thiền là thiền, và áp dụng pháp thiền thật đúng đắn, nghiêm túc hành trì, rồi sau đó thì buông lung thân và tâm chẳng còn gì gọi là gìn chánh niệm nữa, và cũng thường hay khoe mình đã thiền được nhiều giờ, Phật dạy “ gìn chánh niệm mọi lúc mọi nơi” , mà chúng ta vì chưa cắt ái –chưa ly gia nên hay bị quên, từ đó khi ngồi thiền thì rất nhớ lời Phật, có người còn nhận thấy định tướng, sau mười phút ngồi thiền nữa kia, nhưng cuối cùng cũng chẳng thể tiến được bước nào thêm nữa.
Tôi sẽ cố công viết lại kinh nghiệm tu tập mà tôi nghiên cứu , cho quý hữu xem có hợp lý hay không, vì đó cũng chỉ là Văn và Tư thôi, rồi quý vị phải Tu thử nữa, tôi chắc chắn rằng, nếu có quyết tâm quý hữu cũng sẽ đạt định không lâu đâu sau đó, và nhờ định mà có hỷ có lạc, thì ái dục thế gian cũng chỉ là hư ảo thật sự, vì không có hỷ không có lạc nào qua được định của thiền dù là sơ thiền
Chướng ngại do Thầy dẫn đạo không theo lời dạy của Đức Phật

Có rất nhiều vị thiền sư, đem quang tướng hay định tướng hay Tâm tướng mà tiếng Pali là Nimitta ( dấu hiệu của tâm) vào trong pháp thiền quán niệm hơi thở, rồi cho rằng khi thấy được định tướng nầy xuất hiện là ta phải chú tâm vào nó, hay nhập cả hai niệm hơi thở và quang tướng làm một.
Phật không có nói!
Làm sao quý hữu nhập được cái ánh sáng và hơi thở làm một?
Hơn nữa ánh sáng nầy là do tâm thấy không phải do nhản căn thấy, mà tâm thấy ánh sáng là do Tưởng, hay do Quán mà thấy, còn chánh niệm hơi thở là do xúc căn (thân) thấy sự tiếp xúc của không khí qua chổ xúc chạm là hai cánh mũi. Nếu cả hai cùng đồng hành thì cái nào chánh niệm cái nào phụ niệm?


Quý vị chấp theo như vậy sẽ bị chìm sâu vào sư u mê , không có lối thoát, làm sao vào được sơ thiền, vì trong tứ thiền hữu sắc là pháp thiền định, như trên đã nói gồm 12 pháp niệm thở, mà đã là niệm thở thì chánh niệm là hơi thở , chẳng có chi khác ngoài sự thấy biết ngay ở đây và ngay lúc nầy tôi thở ra tôi thở vào ,chẳng phải là những cái phát sinh trong lúc hành thiền, những phát sinh nầy là những vi tế phiền não, có mười vi-tế phiền não phát sanh (Vipassanupakilesa), trên 95% thiền giả đều bị kẹt ở đây, rồi không tiến triển được trong lúc hành thiền mà không hề biết do tại nơi đâu!
Nimitta nhiều khi không cứ vào thiền tập mới thấy, quý vị có thể thấy ở nơi thật tối, với mắt nhắm lại khi đèn đã tắt , dù nhắm mắt thật chặt, nhưng ta vẫn thấy lờ mờ hay mạnh mẻ ánh sáng trắng nhạt, hoặc có màu sắc tuỳ từng người và khi tập trung một chút có thể thấy nó chói chang như có ai rọi đèn phía trước mắt ta.

Do vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên chấp vào nimitta, mà với tâm buông xả, chỉ chú tâm vào chánh niệm hơi thở cho đến khi cái sự chú tâm nầy dẫn đến không còn Tầm (tìm sự xúc chạm giữa thân -hơi thở) không còn Tứ ( bắt gặp sự xúc chạm nầy), đó cũng có nghĩa là hơi thở lẩn mất, có như vậy quý hữu mới qua được các tầng thiền kế tiếp.
Sự dẫn đạo sai pháp nầy , rất là đau thương cho những để tử tu theo.
Nếu Phật nói cần phải rời chánh niệm hơi thở mà theo chánh niệm mới là nimitta , thì Phật đã dạy trong kinh rồi , Phật không chỉ ra trong kinh tức điều đó không nên chấp vào, không nên chú ý vào , vì nó chẳng thể nào dẫn quý vị đi đúng theo con đường mà Đức Phật đã dạy.
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 29/11/13 00:25 với 5 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Trong bài giảng 16 tuệ quán sát , xin chú ý tới phần sau đây :
Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. (Tuệ Thấu Đạt)
Đây là do sự suy xét (quán sát) mà thấy, chớ không phải thấy bằng Trí Tuệ . Có 4 loại suy xét:

1) Suy xét từ bộ phận của thân, thấy không có gì tốt đẹp. Thí dụ suy xét tay, chân, thấy có da, có lông, bên trong là bắp thịt, gân, máu, xương, chất dơ bẩn, lúc thì nổi mụt sần sùi, khi thì da nhăn, ngứa ngáy. Hành-giả nhận thấy sự vô thường của thân.

2) Suy xét từ lúc còn bé thơ đến lúc già, có nhiều sự thay đổi. Mới hồi nào còn ham ăn, ham chơi, ham đánh lộn, lớn lên ham coi hát, ham hoạt động, bây giờ già, như mặt trời về chiều, tóc điểm sương, răng rụng, mắt lờ. Đời là vô thường.

3) Suy xét thấy sự nối tiếp (Santati) của Danh Sắc. Tóc mới hớt, râu mới cạo, nay đã ra dài; móng tay, móng chân mới cắt, tiếp tục mọc ra, đó là sự nối tiếp của cơ thể. Cảm giác cũng có sự nối tiếp, hết buồn đến vui, hết đau đến mạnh, hết an vui đến lo sợ. Chúng sanh sống trong sự vô thường.

4) Suy xét hơi thở hay sự hô hấp. Khi Hành-giả niệm "Phồng à" thấy bụng phồng lần lần, đến một mức nào phồng không đặng nữa, là khổ, tức nhiên phải xọp, niệm "Xọp à". Xọp đến một bực nào, chịu không đặng, là khổ, phải phồng lại, v.v... Có lúc Hành-giả niệm thấy Phồng Xọp rất nhanh, có lúc phồng xọp rất chậm, có lúc phồng xọp mất, đó là sự vô thường của hơi thở. Hành-giả nhận thấy tự mình không điều khiển được hơi thở được, đó là vô ngã.
Do 4 điều suy xét trên, Hành-giả nhận biết được một cách thô sơ về Tam Tướng là: vô thường, khổ não, vô ngã.
Khi Hành-giả bắt đầu niệm qua Tuệ thứ III, Đại Đức Thiền Sư thường dặn phải khời tâm bằng niệm "Muốn à". Như "muốn đi à, muốn nằm à, muốn uống nước à, muốn ăn à, muốn ngồi à" v.v...
Nếu Tuệ thứ III mạnh, thì có mười vi-tế phiền não phát sanh (Vipassanupakilesa), làm cho Thiền Minh-Sát ô nhiễm hay lu mờ. Hành giả không biết đó là phiền não, ôm ấp hoài, cho là vật quí báu, dính ở đó, không tiến tới được. Mỗi Pháp nếu tách riêng ra là Thiện pháp, song bởi Hành-giả, do tâm ái dục, ngã mạn, tà kiến, cho mình đã đắc đạo quả, không tiến tới và bị kẹt ở Tuệ thứ III, nên gọi là phiền não vi tế.
Sau đây là 10 vi-tế phiền não:

1. Obha - Ánh sáng - Tùy người, ánh sáng phát sanh lúc ngồi tham thiền, hoặc lúc đi kinh hành. Ánh sáng có thể yếu ớt như đom đóm, rõ hơn như bóng đèn pin. Có khi sáng loà như đèn pha xe hơi, xẹt qua xẹt lại. Đại Đức Thiền Sư Raja Siddhimuni thuật chuyện, lúc Ngài mới hành Minh-Sát-Tuệ tại Thiền-đường chùa Mahadhatu thấy ánh sáng lần đầu tiên. Ngài tưởng mình đã đắc quả Tu-đà-hườn. Vì Ngài đã học xong Pháp học (Abhidhamma, Vi Diệu Pháp), trong đó nói rằng ánh sáng cũng là một trong những triệu chứng đắc đạo quả. Một lúc sau, Ngài thấy ánh sáng lại xẹt qua xẹt lại. Ngài mừng quá nghĩ rằng mình đắc quả Tu-đà-hườn rồi. Kế đó Ngài đau bụng, đứng dậy về cốc kiếm thuốc uống. Khi ra tới cửa có người gác cửa hỏi "Ngài đi đâu?" "- Tôi đau bụng quá, định về Cốc lấy thuốc uống." "Không được, Ngài phải trở vô, ngồi lại, niệm 'đau bụng à, đau bụng à' thì hết đau bụng". Đại Đức trở lại ngồi, niệm it tiếng "đau bụng à" thì hết đau bụng. Ngài tự xét mình chưa đắc quả, đây chẳng qua là Ma Vương nó quấy phá. Người gác cửa mà còn biết hơn mình. Vì vậy Đại Đức dạy Hành-giả khi thấy ánh sáng, phải niệm "thấy à" thì ánh sáng mất.
Đại Đức Raia Siddhimuni nhắc thêm một tích nữa. Thuở xưa có một vị Thiền Sư chưa đắc đạo quả mà tự cho là mình đã đắc quả A-la-hán. Ngài dạy cho nhiều đệ tử, cũng có người đắc đạo quả. Ngài biết thần thông, biến hoá các thú như voi, cọp, sư tử. Trong số đệ tử Ngài, có một Sadi đã đắc quả rồi. Ngày nọ Sadi đến thăm thầy và bạch thầy: "Xin Đại Đức biến một con voi cho tôi coi" "- Được, Sadi sẽ coi đây". Rồi Đại Đức Thiền Sư liền hoá phép một con voi to tướng hiện ra cho Sadi xem. Sadi nói tiếp: "Ngài bảo con voi đút vòi vào mồm" "- Được, xem đây, voi đút vòi vào mồm." "Ngài cho con voi rống coi." "- Được, xem đây, voi rống to lên." "- Ngài cho voi chạy coi chơi?" Lúc ấy Đại Đức Thiền Sư sợ voi chạy đạp bể đổ hết đổ trong chùa, Ngài định chận voi lại. Sadi kéo y Ngài lại và nói: "Một vị A-la-hán không còn sợ voi đạp bể đồ". Đại Đức sực tỉnh lại, biết mình chưa đắc đạo quả gì. Sadi chỉ cho thầy mình hành lại cho đến khi đắc đạo quả thật.

2- Piti - Phỉ lạc - Có năm loại phỉ lạc:
a) Neo-piti - Phỉ lạc chút ít , như rởn ốc, rùn mình, mát mẻ, xây xẩm chút ít, thấy trong mình như nặng nặng, chảy nước mắt.
b) Khamikapiti - Phỉ lạc chốc lác . Hành-giả thấy màu đỏ, ánh bình minh, thấy như rát rát ở thân, như ruồi bay hay kiến bu nhột nhột, như kiến bò ở mặt, ở tay, ở lưng. Hành-giả rờ, phủi, thấy không có gì hết. Khi nghe tim run run như mất ngủ, có khi thấy như cây cấm dưới nước, bị nước chảy làm rung rung vậy.
c) Okkantikapiti - Phỉ lạc trong một cơn hay hải-triều-hỉ . Hành-giả thấy như sóng tấp vào mình, thân mình lúc lắc, nghiêng qua, nghiêng lại, hất tay, hất chân, có khi muốn ói hoặc ói thật.
d) Ubengapiti - Hân hoan phỉ lạc . Thân hành-giả nhẹ nhàng, cao lên, đụng trần nhà. Có khi thân hỏng lên khỏi chỗ ngồi một gang. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc tích một Sadi 19 tuổi, gọi là "Sadi bay". Cách nay ít năm, tại chùa Mahadhatu, có một Sadi lúc đi kinh-hành, phỉ lạc Ubengapiti phát sanh. Nhằm lúc Sadi nhớ mẹ, muốn về nhà thăm mẹ ở ngoại ô Bangkok, Sadi liền bay thẳng về nhà lúc đêm khuya. Các anh ra mở cửa hỏi: "Sao em về khuya vậy?" "- Nhớ mẹ quá em bay về ". Khi trở lại chùa, Sadi phải đi bộ, vì không bay được nữa.
Phỉ lạc này phát sanh làm Hành-giả gục tới, gục lui, hoặc xây qua, xây lại, khi thì hả miệng nhóp nhép như lầm thầm chửi ai.
e) Pharamapiti - Phỉ lạc tràn ngập - Hành-giả thấy mát cả châu thân. Có khi ngứa cả châu thân, gải rồi ngứa nữa, có khi mát lạnh như ngồi trên nước đá. Có khi thấy màu đẹp như ngọc bích, như màu đọt chuối.
Đấy là hết 5 loại phỉ lạc. Hành-giả có 1 hay 2 loại nào cũng tốt, không cần phải có đủ 5 loại. Điều cần nhất là khi phỉ lạc phát sanh, Hành-giả nhớ niệm "rởn ốc à", "rần rần à", "ngứa à, nhẹ hỏng à, mát mẻ à, xây à", v.v... Nếu không niệm, Hành-giả sẻ dính mắc ở đó, không tiến được. Phải niệm cho mất phỉ lạc.
3. Sukha - Sự an vui - Đây là sự an vui của Chư Thiên. Vì là sự an vui chưa từng thấy, Hành-giả tưởng là Niết-Bàn, nên mắc dính ở đó. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc chuyện một Hành-giả người Hoa-Kỳ, gốc ở California, hành Thiền Minh-Sát tại chùa Mahadhatu. Khi được Sukha phát sanh, tìm đến vị Thiền sư bạch rằng "Bạch Ngài, trên 30 năm nay, tôi mới có được an vui như ngày hôm nay khi tôi ngồi thiền. Xin Ngài cho tôi xuất gia." Đại Đức Thiền sư khuyên Hành-giả nên tiếp tục hành cho xong. Hiện nay người Mỹ này đã xuất gia và còn tu học tại chùa Mahadhatu, Bangkok.
4. Passaddhi - Tịnh - Lúc niệm, Hành-giả thấy từ từ nhẹ nhẹ, ít ít, rồi mất, như mê vậy. Hành giả tưởng mình đã đắc đạo quả. Hành-giả tưởng mê là tịnh, là Niết Bàn.
Tịnh là Thiện pháp, song bởi Hành-giả tham dục, ngã mạn, tà kiến, chấp dính, không tiến tới, cho nên gọi là vi-tế phiền não.
5. Saddha - Đức tin - Lúc Hành-giả đang hành Tuệ III, đức tin phát sanh mạnh mẽ. Hành-giả suy tính liên miên, phát tâm muốn làm phước, muốn đền ơn Thầy tổ, muốn trả ơn cho bạn bè đã dìu dắt, chỉ bảo, khuyến khích các người chưa biết Thiền-Minh-Sát, nên hành Thiền-Minh-Sát. Đức tin là Thiện pháp, nhưng Hành-giả vi tính toán về vị lai, vì để tâm suy nghĩ về quá khứ mà quên hiện tại, không hành cho đến nơi đến chốn. Vì đó mà đức tin biến thành vi tế phiền não.
6. Paggàha - Tinh tấn - Pháp Tinh Tấn phát sanh, Hành-giả hành hoài, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi. Hết đi rồi ngồi. Ban đêm cũng ít ngủ. Vì tinh tấn quá mức lại ít ngủ, nên làm Hành-giả kém trí nhớ, có hại cho sức khoẻ. Đây là vi tế phiền não.
7. Upatthana - Trí nhớ - Khi trí nhớ phát sanh, Hành-giả tự thấy mình sáng láng, hiểu biết nhiều. Thường thường Hành-giả nhớ tới những chuyện viễn vông ở quá khứ rất rõ ràng, rồi lơ là không tiếp tục hành thiền cho đến tiến hoá. Đó cũng là vi tế phiền não.
8. Panna - Tuệ - Tuệ biết chúng sanh là Danh Sắc, không có nhơn, ngã, bỉ thử, thú, người, trời. Nhớ lời Đức Phật dạy: "Này Mokkharàja, người nên biết rằng thân thể này là vật rỗng không, là vô ngã. Như vậy tử thần theo không kịp". Khi tuệ phát sanh mạnh, nếu Hành giả là người biết Pháp học (Abhidhamma) thường đem đó ra bình phẩm. Hành-giả nghĩ sau này mình sẽ thuyết pháp giỏi, nghĩ chuyện vị lai, bình phẩm cái hiện tại, quên lo hành. Như thế gọi là vi tế phiền não.
9. Upekkha - Xả - Khi pháp này phát sanh, Hành-giả tự thấy mình có tâm bình thản, không buồn, không vui. Ai làm gì cũng dửng dưng, không thỏa thích, cũng không giận hờn. Có người nghĩ rằng mình đã đắc đạo quả vì không còn phiền não khuấy động. Nghĩ như vậy là sai, vì Hành-giả chưa đắc gì cả.
10. Nikanti - Vọng - Hành-giả có tâm mong muốn thấy lại các ấn chứng mà mình đã thấy rồi như ánh sáng, rừng, núi, sông, rạch, nhà, cửa, dinh thự. Muốn thấy lại các hình ảnh hoặc đẹp như đàn bà, cô gái hoặc xấu xí như ngạ quỉ, a-tu-la hoặc thú vật. Những người có tánh sân, thường thấy thú dữ hoặc những cảnh đáng ghê sợ. Người có tánh tham, thường thấy cảnh đẹp đẻ. Người có tánh si, thường thấy những cảnh lu mờ không rõ rệt.

Trong 10 vi tế phiền não vừa kể trên, Hành-giả ít khi có đủ hết 10 phiền não vừa kể trên, mà có một số ít thôi, thí dụ có phỉ lạc, ánh sáng, hoặc pháp an vui.

Đại Đức Thiền Sư giải thích rằng 10 pháp vi tế phiền não này đều là Thiện pháp, vì những pháp này đều có trong 37 Pháp chứng quả Bồ-Đề . Song đến Tuệ III, Hành-giả thường mắc dính ở đây, do tâm Tham dục, Ngã mạn và Tà kiến ; 3 Pháp nầy kết hợp với mỗi pháp vi tế phiền não kể trên, thành ra đến 3 x 10 =
Pháp vi tế phiền não.

Tuệ thứ III là ranh phận của Thiền Chỉ (Samatha) và Thiền Minh-Sát (Vipassana), 95% Hành-giả đều bị kẹt ở đây vì tưởng mình đã hành xong, vì đã đắc đạo quả rồi. Vì tưởng sai nên không tiến tới kết quả thật sự.
Trích từ bài viết Mười Sáu Tuệ Minh Sát
của Thầy Trương Văn Huấn
Phước Tuệ Tịnh Môn, Sài gòn, 1971


nghiadong90
Bài viết: 1
Ngày: 18/12/13 17:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Gia Lai

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nghiadong90 »

Kính gửi Vân Quang.
Hiện tại nghiadong chưa tu tập pháp môn nào cả, thỉnh thoảng tìm hiểu về Phật Pháp.Càng tìm hiểu Phật Pháp nghiadong càng thấy thích vì nếu tu tập được thì thân tâm mình sẽ hạnh phúc trong kiếp này.Với lại hiện tại nghiadong bị thân bệnh, 1 cái bệnh mang tính di truyền nên mỗi tối nghiadong cảm thấy giấc ngủ của mình giống như 1 cực hình, giống như cái nghiệp của mình phải mang theo suốt đời.
Nên nghiadong rất muốn xuất gia đi tu để mình làm chủ được cái tâm cái thân của mình trong kiếp này.Càng sống trong xã hội này nghiadong càng thấy cuộc sống này ảo, ai ai cũng làm nô lệ vì tiền vì tình.......Nếu tu tập tốt làm chủ được thân được tâm không bị ngũ quan của mình làm khổ mình.
Nghiadong rất muốn tu tập thiền, vì tập thiền có thể giải quyết được thân bệnh vì giấc ngủ. vì tu thiền giúp mình tăng huệ có thể nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn.
Nhưng không biết mình nên bắt đầu từ đâu, và có thể tìm được 1 vị chân sư của mình trong kiếp này.
Mong Vân Quang cho nghiadong vài lời khuyên


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Bạn ghé đây hỏi Thầy Viên Minh, trụ trì chùa Bửu Long thuộc Quận 9, TP HCM
http://www.yenlang.net/2011/04/cac-bai- ... -minh.html
Hoặc vào đây
http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq
Hy vọng bạn thỏa nguyện.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.95 khách