Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tiếp
minhthoat đã viết:- Với thiền sinh lần đầu mới "lọt" vào nhị thiền, ngay từ lúc vẫn đang còn cảm giác được cái thân vật lý tồn tại và bỗng chốc chỉ trong một tích tắc một sát na, thiền sinh có cảm giác "thân thể" như rơi vào một khoảng không gian như hơi nước bao phủ lấy toàn "thân," đột nhiên 'thân thể' như mất hẳn trọng lực rơi vào cái khổi mát dịu ấy.
Đối với kn đây là sát na sơ định, chứng đắc sơ thiền « thiền sinh có cảm giác "thân thể" như rơi vào một khoảng không gian trống hư không. » (cảm giác hụt hẳng)
Tuy không thấy có sự hiện diện tồn tại của thân vật lý nữa, nhưng vẫn cảm giác rõ ràng cái mát dịu của thân, toàn thân như đã tan ra trong cái khối ấy, cũng khó gọi là bao bọc vì khắp mọi nơi trong khối đó ở đâu cũng có "cảm giác" thân trong đó, mát mẻ, nhẹ nhàng như giữa không gian vô cùng tĩnh lặng, thấy chung quanh như sương mà chẳng phải là sương, thấy như mát ướt trong nước mà chẳng phải giống nước vì không có cảm giác lạnh như bị ướt nước, cũng chẳng có cái cảm giác nặng nề như trong nước, thật dịu, thật nhẹ, êm, cùng khắp mọi nơi. Rất khó diễn tả cái cảm giác cùng khắp như vậy
Giống như thân tâm đang nổi trên mặt nước hay lơ lửng ở trong không khí vậy, kn xin góp ý : chữ thấy nên sửa lại là cảm giác hay cảm nhận (thọ) thì mới đúng nghĩa, nếu lở có người đang tu tập chưa kinh nghiệm biết qua tưởng lầm là thấy bằng mắt.

Tầm là tâm còn sơ khởi chưa có kinh nghiệm nên cần sự hổ trợ của tin tấn nương vào đề mục,
ví như một con ong đang tìm kiếm hoa, và nương vào mùi hương tỏa của hoa để hướng tiến dần đến bông hoa.
Ví như một người lần đầu đi đến tpHCM, anh ta còn xem đường, xem hướng, tìm kiếm, nên phải mất nhiều thời gian hơn,
Để chứng đắc sơ thiền (còn tầm)

Tứ là tâm đã quen thuần tin tấn chú tâm liền vào đề mục thiền, ví như một con ong bay đến đậu vào bông hoa
Ví như một người đã nhiều lần đi đến tpHCM, anh ta không mất thì giờ xem đường, xem hướng, tìm kiếm nữa, mà đi thẳng một mạch đến.
Để chứng đắc nhị thiền ( còn tứ)
_ muốn vào được Sơ Thiền, Thân tâm phải Ly dục, ly ác pháp, Ly theo tui hiểu ít nhất là phải đứt rời ra? vậy dùng nghĩa chặt đứt thân, chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
Kinh Song Tầm - Trung Bộ Kinh - Đức Phật đã nói rõ sau Tứ thiền, Ngài dẫn tâm tu tập các tuệ giác, mới diệt tận vô minh. Tất nhiên, nếu không có các bậc thiền định, "với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy," tiến trình tu tập các tuệ giác không thể có những kết quả như vậy. Do vậy, Ngài đã dặn dò, "Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta."
Quả thật là vậy ! Đạo hữu Minh Thoát đúng là người tam nhân (từ,bi,trí) kinhle như kinh văn đã ghi chú, người đa văn (tam nhân) có thể tu tập và đạo quả để trở thành một đa văn thánh đệ tử vậy, một người có thể đắc sơ thiền nếu được tu tập và được hướng dẫn đúng cách thiền tuệ quán, vị ấy có thể chứng đạo quả tứ thánh đế,

Bác sĩ hay kỹ sư chỉ là những người trí thức, chưa chắc phải là người đa văn (tam nhân), người đa văn (thiện trí thức) như trong kinh đã diễn tả là người hiểu biết chánh pháp, đang đi trên con đường đưa đến sự vô sanh.

Ly dục tức là giảm sự đam mê sự thọ hưởng cảnh qua 6 căn (lục dục), người tin tấn hành thiền giảm thiểu sự hội hợp rong chơi, ca hát, xem phim, tụ hợp ăn chơi, trò chuyện………..của 6 căn , dành thì giờ hành thiền tức là ly dục.

Ly tham tức là làm giảm dần cho đến đoạn diệt tâm tham ái, tức là sự ham muốn, phóng dật và giao động, không bị một sự ràng buột, gò bó, sầu não nào nơi tâm (tham, sân, si) khi có cảnh tốt, hoặc cảnh xấu v.v…qua 6 căn. (phàm nhân sợ quả không sợ nhân, thánh nhân sợ nhân không sợ quả).

Trong kinh ghi là Ly dục tức là phạm hạnh (hành thiền) của chư vị phạm thiên (tứ thiền hữu sắc hay vô sắc),
Ly tham tức là giới hạnh của bậc đa văn thánh đệ tử (tứ thánh đế).

Do tham áitạo ác nghiệp, đoạn tham ái nên không tạo ác nghiệp
- "Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây
một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ ... Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh."
.............
Này Cunda, sự kiện này xảy ra,
khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ... Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. - http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung08.htm
Đây là bài kinh giải thích về một vị Tỷ-kheo (Araham) sau khi đạo quả vô sanh xong, Ngài tu tập các tầng thiền chỉ hữu sắc và vô sắc cần phải phát triển các thần thông để độ sinh khi mạng sống còn dư sót.

Trong kinh Sa Môn có nghĩa là người xuất gia.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Tiếp:

Ví như Ngài Xá Lợi Phất vậy :
cục đất đã viết:tangbong

ở đây, cđ chỉ xin trợ duyên về khía cạnh "Kinh điển":
"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sariputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như Tầm, Tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta diệt Tầm và Tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như Nội Tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta Ly Hỷ trú Xả, chánh Niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như Xả, lạc, Niệm, Tỉnh Giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta xả Lạc, xả Khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như Xả, Bất khổ Bất lạc Thọ, Thọ (passivedana), Vô Quán niệm Tâm (Cetaso anabhogo), Thanh Tịnh nhờ Niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, ..."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung111.htm
Trích quyển « cuộc đời Đức Xá Lợi Phất » Có một lần Đức Phật hiền từ khiển trách Đại Đức Sariputta vì đã không tiếp độ 1 kẻ …hữu duyên đến nơi đến chốn. Đó là câu chuyện liên quan đến người Bà La Môn tên Dhànanjàni . Đại Đức Sariputta nhẩu nhiên đến viếng nhằm lúc ông này đau nặng và thoi thóp trên giường bịnh. Đức Trưởng Lão vì biết những người Bà La Môn hằng ngưỡng mộ cõi trời Phạm thiên, nên Ngài đã chỉ dẫn cho ông Bà La Môn sắp chết ấy con đường đạt tới cõi trời đó bằng nhưng giới hạnh của chư Phạm Thiên.
Kết quả ông Bà La Môn đã đã được sinh lên cõi trời Phạm Thiên thực sự !
Nhưng khi Đại Đức Sariputta thăm viếng xong trở về, Đức Bổn Sư bèn dạy :
« Này Sariputta ! Trong khi có nhiều pháp để đạt được những quả vị cao hơn, sao ông không cống hiến mà chỉ gieo vào tư tưởng bịnh nhân chỉ có pháp lành tới cõi trời Phạm Thiên rồi ông ra về ??? »
Đại Đức Sariputta trả lời :
_ Bạch Đức Thế Tôn ! Đệ tử nghĩ : « vì những người Bà La Môn này luôn luôn ngưỡng mộ cõi trời Phạm Thiên, nên đệ tử không hướng dẫn cho ông Bà La Môn Dhànanjàni ấy con đường đạt tới cảnh Phạm Thiên là gì ?!
Đức Phật bảo : « Nếu nghe được pháp bảo cao hơn thì ông ấy có thể đắc vào thánh đạo ! Nhưng bây giờ là quá muộn vì Dhànanjàni đã chết và đã trở thành một trong những Phạm Thiên rồi !
Chúng ta tìm thấy câu truyện này trong kinh Dhànanjàni, thuộc bộ Majjhima Nikàya như một sự mô tả rất thâm diệu về thật tính không ưa thích tái sinh của Đức Phật, cho dù đó là sự tái sinh trong cõi trời cao nhất !!!
Riêng ông Dhànanjàni, Đức Phật xét thấy nếu được tiếp độ đúng mức ông có thể đạt đến quả A Na-Hàm trước khi chết, nghĩa là chỉ tái sinh lại một lần nữa mà thôi.
Bàn về trường hợp ông Dhànanjàni, đây không phải là điều sơ hở của Đại Đức Sariputta, mà vì lúc đó Đức Trưỡng Lão chưa đắc được
pháp Quán Thế Tâm
(Lokiya Adhinnà) như Đức Phật.., nên Ngài không phân biệt sự thật đó. Kết quả, ông Bà La Môn Dhànanjàni ấy phải tốn một thời gian vô lượng nữa trong cõi trời Phạm Thiên , và sẽ phải sinh làm người trước khi ông đạt đạo quả cứu cánh !
(Còn trong kinh Tevijjà có thuật một vài lần Đức Phật đã tiếp độ một số người tới cõi Phạm Thiên là bởi duyên năng của họ không thể tiến cao hơn được nữa, chứ không phải Đức Thế Tôn đã làm một việc giống như Đại Đức Sariputta).


Do nguyên nhân này, Đức Trưỡng lão đã hiểu ý của Đức Thế Tôn, Ngài Sariputta đã tu tập tứ thiền sắc và tứ thiền vô sắc để tu tập các loại thần thông như tha tâm thông, thần túc thông v.v……để độ sinh kinhle ,
Đối với một vị đạo quả vô sanh, việc tu tập thiền định và các thần thông là một chuyện nhỏ, vì các Ngài không còn vô minh, nhưng chúng ta thì vẫn còn.
(kn chia làm nhiều phần cho dể đọc)
Chúc quý đạo hữu tin tấn đi trên con đường tứ thánh đế. kinhle

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Lành thay, xin cám ơn ĐH Khai Nhụy và ĐH Cục Đất, luôn trợ duyên lành tăng thịnh sự liễu tri với giáo pháp. Hoan hỷ thay quý ĐH Sotam luôn tinh tấn trong giáo pháp lẫn pháp hành, hướng về giác ngộ giải thoát.

Trong điều kiện tu tập hiện giờ, mt xin kính bái biệt quý hiền hữu nơi đây, hành trọn giới, xả ly, như hiền hữu CĐ đã mượn lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, tự thân sách tấn.

"hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?" kinhle kinhle kinhle

Kinh chúc quý ĐH luôn tăng tịnh, viên mãn với pháp giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn.

Nay kính,
mt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
sotam26 đã viết:1_ cái kháckhó hiểu giữa Thiền NamBắc truyền là: Thiền Nam truyền có các tầng thiền, và muốn từ tầng này tới tầng khác phải Xuất_ Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
Này Hiền hữu! hãy kham nhẫn và khéo léo tác ý, hãy noi gương các bậc Thánh Đệ tử của Thế Tôn, là những bậc Thiện hạnh, Trực hạnh, Ứng Lý hạnh, Chơn Chánh hạnh. Ở đây là khu vực của Nam Truyền, Hiền hữu chớ có nên đánh đồng hay đồi chiếu với Bắc Truyền (dầu là để vun bồi sở học), vì như vậy là không Ứng Lý (sẽ sinh khởi Bất Thiện pháp).

ví như, này Hiền hữu! một người đi đến một bờ sông, trước mặt người ấy có 2 con thuyền có thể dùng để bơi qua bờ bên kia, người ấy đã không chọn "1 trong 2" chiếc thuyền để bơi qua bờ kia; thay vào đó, người ấy đã đặt cả "2 chân mình lên 2 chiếc thuyền" để bơi, làm như vậy,người ấy có thể bơi đến bờ bên kia, sự kiện như vậy không xảy ra. kinhle
như vậy, này Hiền hữu! là vừa đủ để Hiền hữu kham nhẫn và khéo léo tác ý.

về câu hỏi thứ 1, này Hiền hữu!
"Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trúchánh niệm tỉnh giác."

- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung107.htm
như vậy, này Hiền hữu! đối với cả 2 hàng, Hữu học và Vô học, các Pháp này cần phải được học tập và gìn giữ.

các pháp này, này Hiền hữu! có Nhập - có Xuất, là Phương Tiện để đoạn trừ các Lậu hoặc (người thành tựu phải Vô chấp thủTự Tại đối với các pháp ấy); giải thích ý nghĩa này, lời Thế Tôn giảng về sự tu tập của Ngài Sariputta đã nói rõ: "không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế... ",

dưới đây, là phần bổ sung thêm:

một thời, cđ có duyên được nghe và học tập các ý nghĩa như sau :
minh ho đã viết:.....
Thế Tôn đã răng hỏi và dặn dò kỹ lưỡng những di ngôn cuối cùng trong đó có lời :
- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các Ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

Đó là lời cuối cùng Như Lai.
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
Rồi Thế Tôn đi vào thuyết bài pháp Vô Ngôn giữa vô lượng Chư Thiên và loài Người (Thế Tôn thuyết - Ngài Anuruddha tuyên nói), đây cũng chính là diệu nghĩa của câu "45 năm Ta chưa nói 1 lời". Hãy lóng nghe và khéo tác ý ! kinhle
8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền, Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha :

- Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. (Ngài Ananda chưa chứng đạo nên không thấy được Thiền giới & Phật giới)

- Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.

9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định. Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

10. Khi Thế Tôn diệt độ, cùng với sự diệt độ, đại địa chấn động khủng khiếp, râu tóc dựng ngược, sấm trời vang động.
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
kinhle kinhle kinhle

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp không hề có một lời.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp chỉ có Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mới thuyết được.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp không có vị Giáo chủ, vị Tiên gia, Chân nhân... nào có thể thuyết giống được.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp chỉ có Thánh đệ tử của Thế Tôn mới tỏ rõ và tuyên nói.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp Thế Tôn muốn đệ tử thấu hiểu và làm được.

Ở đây, này Thiện hữu !
Thế Tôn đã tu vô lượng kiếp, hành trì vô lượng công hạnh, thành tựu vô lượng Công Đức, tuyên giảng vô lượng Pháp môn. Nhưng đến giờ phút cuối cùng, sau khi dặn dò kỹ lưỡng Người vẫn không quên để lại 1 bài Pháp vô thượng, hoàn thành sứ mạng của một Đấng Thế Tôn.
Sự kiện là như vậy thời này Thiện hữu ! Có thể Thầy không cần phải thông lào Tam Điển, không cần phải là vị đệ tử đa văn nhưng Thầy cần phải ghi nhớ, cần phải hiểu rõ và làm được điều bài Pháp đã dạy. Được như vậy, Thầy xứng đáng là vị đệ tử chơn chánh, xứng đáng là vị đồng phạm hạnh của các bậc Thánh đệ tử của Thế Tôn !

http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 0&start=36
này Hiền hữu! đây là pháp Vô Ngôn, và Thế Tôn có thể Tự Tại xuất-nhập bất kể tầng Thiền nào Ngài muốn (từ trạng thái bình thường).

ở đây, này Hiền hữu: "Cho đến khi nào, này Ànanda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này chưa được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạtxuất khởi, thời này Ànanda, trong thế giới, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta chưa xác chứng rằng ta đã chứng Chánh Đẳng Chánh giác. Cho đến khi nào, này Ànanda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này đã được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạtxuất khởi, thời này Ànanda, trong thế giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, cho đến khi ấy, Ta mới xác chứng rằng Ta đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tri và Kiến khởi lên nơi Ta. Ta biết rằng: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa." - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 9-0410.htm

như vậy, này Hiền hữu! có 3 trạng thái tương ưng với 3 "khái niệm":
- Thiền Hữu sắc được gọi là: "Hiện tại Lạc trú"
- Định Vô sắc, được gọi là : "Tịch tịnh trú"
- trạng thái bình thường: "Chánh Niệm Tỉnh Giác"

ở đây, này Hiền hữu! như thế nào được gọi là Chánh Niệm? thế nào được gọi là Tỉnh Giác?
2. II. Chánh Niệm (Tạp 24,6-7, Ðại 2,171b) (S.v,142)

1) Một thời Thế Tôn ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời
...quán thọ trên các thọ ...
...quán tâm trên tâm ...
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.


5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.


6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.


http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm
pháp hành tu tập:
I. Phi Thời

13)-- Trong khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao?
Khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

14) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt, để ngọn lửa ấy giữa mưa, gió và rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa nhỏ ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, khi tâm thụ động, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.


II. Phải Thời

15) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo,
khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

16) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ khô, phân bò khô, củi khô, dùng miệng thổi, không có rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.


III. Không Phải Thời

17) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tâm dao động, thật khó được tịnh chỉ do những pháp ấy.

18) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ khô, phân bò khô và củi khô, lấy miệng thổi, và không rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt đống lửa lớn ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật không dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp ấy.


IV. Phải Thời

19) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động thật dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp này.

20) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ ướt, ném vào phân bò ướt, ném vào củi ướt, để giữa gió và mưa, và rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt ngọn lửa lớn ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật dễ được tịnh chỉ nhờ các pháp này.

21) Nhưng đối với niệm, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lợi ích trong mọi trường hợp.


- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm
như vậy, này Hiền hữu! là sự tu tập Bảy Giác Chi đúng pháp-phải thời; trong đó, Thế Tôn nhấn mạnh: "Niệm là lợi ích trong mọi trường hợp" (kể cả khi xuất-nhập các tầng Thiền, phải có NiệmTác Ý).

có một thời pháp, Thế Tôn nêu ví dụ để nói lên sự "cấp thiết" phải tu tập Thân hành Niệm:
20. X. Quốc Ðộ (hay Ekantaka) (Tạp 24,21, Ðại 2,174b) (S.v,169)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sumbha, tại một thị trấn của dân chúng Sumbha tên là Sedaka.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) -- Ví như một số đông quần chúng, này các Tỷ-kheo, tụ họp lại và nói: "Cô gái hoa hậu của quốc độ. Cô gái hoa hậu của quốc độ!". Và người con gái hoa hậu quốc độ ấy với tất cả sự quyến rủ của mình, múa cho họ xem, với tất cả sự quyến rủ của mình, hát cho họ nghe. Và một số quần chúng còn đông hơn tụ họp lại và nói: "Cô gái hoa hậu của quốc độ múa và hát". Rồi một người đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, họ nói với người ấy như sau: "Này Ông, hãy xem đây. Ðây là cái bát đầy dầu. Ông hãy mang bát dầu ấy và đi vòng quanh đám quần chúng lớn và người con gái hoa hậu của quốc độ. Và một người với cây kiếm giơ cao sẽ đi theo sau lưng Ông. Tại chỗ nào làm đổ một ít dầu, tại chỗ ấy, đầu Ông bị rơi xuống".
Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, người ấy có thể không tác ý đến bát dầu, phóng tâm hướng ngoại không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

4) -- Ví dụ này, này các Tỷ-kheo, Ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa. Và đây là ý nghĩa của nó. Này các Tỷ-kheo, cái bát đầy dầu là đồng nghĩa với thân hành niệm.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành đất nền, làm cho tiếp tục an trú, làm cho tích tập, làm cho khéo có hiệu năng (susamàraddhà)". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.


- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm
như vậy, này Hiền hữu! là ý nghĩa của các vấn đề đã nói, tức là: Thiền Hữu Sắc(Hiện tại Lạc trú), Thiền Vô Sắc(Tịch tinh trú), Chánh Niệm-Tỉnh Giác(trạng thái bình thường, ko nhập Định).

về câu hỏi thứ 2:
sotam26 đã viết:2_ muốn vào được Sơ Thiền, Thân tâm phải Ly dục, ly ác pháp, Ly theo tui hiểu ít nhất là phải đứt rời ra? vậy dùng nghĩa chặt đứt thân, chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
Hãy kham nhẫn và chờ đợi này Hiền hữu! ờ đây, khi phải thời, cđ sẽ trở lại thỉnh hỏi sự trợ duyên của Hiền hữu Khai nhụy và Hiền tỷ Bientam. kinhle

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
minhthoat đã viết:Lành thay, xin cám ơn ĐH Khai Nhụy và ĐH Cục Đất, luôn trợ duyên lành tăng thịnh sự liễu tri với giáo pháp. Hoan hỷ thay quý ĐH Sotam luôn tinh tấn trong giáo pháp lẫn pháp hành, hướng về giác ngộ giải thoát.

Trong điều kiện tu tập hiện giờ, mt xin kính bái biệt quý hiền hữu nơi đây, hành trọn giới, xả ly, như hiền hữu CĐ đã mượn lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, tự thân sách tấn.

"hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?" kinhle kinhle kinhle

Kinh chúc quý ĐH luôn tăng tịnh, viên mãn với pháp giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn.

Nay kính,
mt
Lành thay, lành thay này Hiền hữu! Hãy tinh tấn và trọn hành Giới Pháp của chư Phật. kinhle
Ngày nào Hiền hữu còn trở lại nơi này, còn liên hệ các "Pháp thế tục": con chuột, bàn phím, website, màn hình... ngày ấy Hiền hữu đang thối thất trong thánh đạo Thiện pháp ("khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh" - http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung119.htm).

Ngày nào Hiền hữu không còn "dính líu" với nơi này (các Pháp thế tục), ngày ấy Hiền hữu có nhiều cơ hội để tinh cần và thẳng tấn trên đạo lộ giải thoát của tự thân.

Kính chúc Hiền hữu tinh tấn và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính quý đạo hữu, kinhle

Kính đạo hữu Cục Đất, kinhle

Lành thay ! Lành thay ! Thưa đạo hữu Cục Đất, khi kn đọc lại lời chỉ dạy (chơn ngôn) pháp hành của Đức Thế Tôn tuyên giảng cho hàng chúng đệ tử. kinhle kinhle kinhle
2. II. Chánh Niệm (Tạp 24,6-7, Ðại 2,171b) (S.v,142)

1) Một thời Thế Tôn ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời
...quán thọ trên các thọ ...
...quán tâm trên tâm ...
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm


Thưa đạo hữu Cục Đất, đây là pháp hành (bộ luận) được chỉ dạy qua lời của Đức Thế Tôn :
Nguyên nhân nào được gọi là chánh niệm ? thưa đạo hữu, khi nào tâm (niệm==MINH) biết rõ ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn ) không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA (VÔ NGÃ == vô tham vô ưu= =ngược với==TA==DUY NGÃ ==tham ưu)

3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.


3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải (LY THAM == pháp hành) trú (định) chánh(vô ngã) niệm (danh,sắc), tỉnh giác(Tuệ được tu tập). Ðây là lời giáo giới của Như Lai cho các Ông.(danh sắc==chơn đế)

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời
...quán thọ trên các thọ ...
...quán tâm trên tâm ...
quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.


Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân(sắc uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA nên tâm vô tham, vô ưu) , nhiệt tâm, tỉnh giác(Tuệ được tu tập), chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời (vô minh được đoạn tận)
…………………………………………………………………
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các thọ(thọ uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA nên tâm vô tham, vô ưu), nhiệt tâm, tỉnh giác(Tuệ được tu tập), chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời (vô minh được đoạn tận)
…………………………………………………………………
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán tâm trên các tâm(tưỡng uẩn, thức uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA nên tâm vô tham, vô ưu), nhiệt tâm, tỉnh giác(Tuệ được tu tập), chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời (vô minh được đoạn tận)
……………………………………………………………………………………….
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán pháp trên các pháp (pháp hữu vi ,vô thường, khổ không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA nên tâm vô tham, vô ưu), nhiệt tâm, tỉnh giác(Tuệ được tu tập), chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời (vô minh được đoạn tận)
…………………………………………………………………

Do (vô minh) danh sắc tập khởi nên pháp (vô thường, khổ) tập khởi.
Do (minh, vô ngã) danh sắc đoạn diệt nên pháp (vô thường, khổ) đoạn diệt. (diệt khổ tập==tứ chánh cần)
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y Tăng-già-lê, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.
http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm


5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác?(Tuệ giải thoát).
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi (sắc đi) đi tới, khi (sắc đi) đi lui, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi (tâm nhãn thức) nhìn tới, khi (tâm nhãn thức) nhìn lui, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi (sắc co) co(sắc duỗi) cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi (sắc phụ) đắp y Tăng-già-lê, khi (sắc oai nghi) mang y bát, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi (sắc nuốt) ăn uống, (sắc nhai) nhai nếm, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi đi (sắc đi) tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) ; khi (sắc đi,sắc đứng,sắc ngồi, sắc nghỉ,(tâm) thức,(tâm tác ý) nói, (tâm tác ý) im lặng) đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác (Tuệ được tu tập) . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác (Tuệ giải thoát)..

6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy (LY THAM == thực hành) chánh(vô ngã) niệm (danh,sắc), tỉnh giác(Tuệ được tu tập). Ðây là lời giáo giới của Như Lai cho các Ông.(danh sắc==chơn đế)

Thưa đạo hữu Cục Đất, đạo hữu nhận ra sự khác biệt của câu 3câu 6 không ?
3) -- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông…………………………………………………………..
……………………..6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.[/i]………………………………………………………………………………………..
Thưa quý đạo hữu, trong lúc tu tập thì cần phải LY THAM và trú (định) chánh(vô ngã) niệm (danh,sắc), tỉnh giác(Tuệ được tu tập).
CẦN PHẢI làm đúng, vừa phải và biết tri túcLY THAMtrong mọi hoàn cảnh, không dẻ dui phóng dật tức TRÚ định tâm,PHÁP VÔ NGÃ.
Và trong khi tu tập thì hãy (LY THAM == thực hành) chánh(vô ngã) niệm (danh,sắc), tỉnh giác(Tuệ được tu tập).
HÃY sống thực với TÂM (trạng thái), biết rỏ (tuệ tri) nó như thế nào để sửa sai, tỉnh giác(Tuệ được tu tập) mà không đem cái TA can thiệp vào, tức PHÁP VÔ NGÃ.
................................................................................................
PHÁP VÔ NGÃ CẦN PHẢI trú và HÃY CHÁNH NIỆM, TỈNH GIÁC.

4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là năm uẩn? (năm uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)

5) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn. (sắc uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)

6) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thọ uẩn. (thọ uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)

7) Này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là tưởng uẩn. (tưởng uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)

8) Này các Tỷ-kheo, phàm có hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là hành uẩn. (hành uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)

9) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn. (thức uẩn không phải là TA, không phải là CỦA TA, không phải là TỰ NGÃ của TA == vô tham vô ưu)
http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22b.htm

TUỆ ĐƯỢC TU TẬP .


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

VÔ MINH,

Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán thân trên thân(sắc uẩn là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là sắc thủ.
...................................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán thọ trên các thọ (thọ uẩn là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là thọ thủ.
........................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán tâm trên tâm (tưởng uẩn,hành uẩn, thức uẩnlà TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là tưởng thủ., là hành thủ, là thức thủ.
...................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán pháp trên các pháp (pháp hữu vi ,vô thường, khổlà TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là pháp thủ.
.......................................................
6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. . Ðây là lời giáo giới của Như Lai cho các Ông.(danh sắc).
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn? (năm uẩn có lậu hoặc, được chấp thủ là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)

12) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là sắc thủ uẩn.

13) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thọ thủ uẩn.

14) Này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là tưởng thủ uẩn.

15) Này các Tỷ-kheo, phàm có các hành gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là hành thủ uẩn.

16) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thức thủ uẩn.

17) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là năm thủ uẩn. ? ( khi năm uẩn có lậu hoặc, được chấp thủ là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22b.htm
thưa quý đạo hữu, bài trên thêm vào câu "là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)" để dể nhận ra khi có tâm NGÃ TƯỚNG thì Đức Thế Tôn gọi chúng làTHỦ .
TÂM bị tham làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập, bị vô minh làm uế nhiễm, tâm không thể giải thoát.
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 12/05/13 12:55 với 2 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Không hiểu do nguyên nhân gì ? kn không thể đăng được thêm cho trọn bài viết.
kn sẽ tạm đăng sau vậy.
Chúc quý đạo hữu an lạc.
Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
sulby
Bài viết: 87
Ngày: 08/12/12 21:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi sulby »

minhthoat đã viết: Trong điều kiện tu tập hiện giờ, mt xin kính bái biệt quý hiền hữu nơi đây, hành trọn giới, xả ly, như hiền hữu CĐ đã mượn lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, tự thân sách tấn.
Lành thay ! Mong đ/h minhthoat sớm trở lại diễn đàn !
Nam mô Phật !


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
khai nhụy đã viết:VÔ MINH,

Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán thân trên thân(sắc uẩn là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là sắc thủ.
...................................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán thọ trên các thọ (thọ uẩn là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là thọ thủ.
........................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán tâm trên tâm (tưởng uẩn,hành uẩn, thức uẩnlà TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là tưởng thủ., là hành thủ, là thức thủ.
...................................................................
Ở đây, này các đạo hữu, người vô văn phàm phu không khéo tu tập, không khéo quán pháp trên các pháp (pháp hữu vi ,vô thường, khổlà TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA nên tham ưu, được chấp thủ) ,không nhiệt tâm, phóng dật (tuệ không được tu tập), tà niệm, có lậu hoặc, có chấp thủ ở đời (không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt , tâm không thể giải thoát) đây gọi là pháp thủ.
.......................................................
6) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hãy chánh niệm, tỉnh giác. . Ðây là lời giáo giới của Như Lai cho các Ông.(danh sắc).
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn? (năm uẩn có lậu hoặc, được chấp thủ là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)

12) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là sắc thủ uẩn.

13) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thọ thủ uẩn.

14) Này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA ), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là tưởng thủ uẩn.

15) Này các Tỷ-kheo, phàm có các hành gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là hành thủ uẩn.

16) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, ( là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA), có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thức thủ uẩn.

17) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là năm thủ uẩn. ? ( khi năm uẩn có lậu hoặc, được chấp thủ là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22b.htm
thưa quý đạo hữu, bài trên thêm vào câu "là TA, là CỦA TA, là TỰ NGÃ của TA)" để dể nhận ra khi có tâm NGÃ TƯỚNG thì Đức Thế Tôn gọi chúng làTHỦ .
TÂM bị tham làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập, bị vô minh làm uế nhiễm, tâm không thể giải thoát.
Lành thay, lành thay này Hiền hữu! kinhle
để tiếp lời Hiền hữu, cđ xin nói rộng chỗ này !

VÔ MINH
-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu,
không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi,
không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt,
không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

5-7) ... "Thọ... Tưởng... Các hành..".

8) ...
không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi,
không như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt,
không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.

9) Như vậy, này Tỷ-kheo, gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
MINH
-- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, bạch Thế Tôn? Cho đến như thế nào được gọi là minh?

11) -- Ở đây, bậc Ða văn Thánh đệ tử
như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi,
như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt,
như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt
.

12-14) ... "Thọ... Tưởng... Các hành..".

15) ...
Như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi,
như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt,
như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt
.

16) Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là minh, cho đến như vậy được gọi là minh.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
lại nữa, này Hiền hữu!
-- Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi?
4) -- Này Tỷ-kheo,
do biết, do thấy mắt là VÔ THƯỜNG, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.
Do biết, do thấy các sắc là VÔ THƯỜNG, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi
... nhãn thức... nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc ;
do biết, do thấy cảm thọ ấy là VÔ THƯỜNG, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

5-8) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
9) Do biết, do thấy ý là VÔ THƯỜNG, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi
... Các pháp... Ý thức... Ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc ;
do biết, do thấy cảm thọ ấy là VÔ THƯỜNG, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

10) Do biết như vậy, này các Tỷ-kheo, do thấy như vậy, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35b.htm
như vậy, này Hiền hữu!
nhự thật rõ biết:
"S T T H T chịu sự tập khởi, chịu sự đoạn diệt, chịu sự tập khởi và đoạn diệt" S T T H T chịu sự tập khởi, chịu sự đoạn diệt, chịu sự tập khởi và đoạn diệt,
hay:
do Biết do Thấy: "Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tị Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức, Nhãn Xúc, Nhĩ Xúc,..." VÔ THƯỜNG,

=> Vô Minh được đoạn tận, Minh được sanh khởi.
và ở đây, này Hiền hữu! thực tập như thế nào, hành tập như thế nào, tu tập như thế nào để chứng được các Pháp như vậy?
(Quán thân)

2. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

3. Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm , tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

4. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

5. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu."

Này các Tỷ kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu đỏ, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

6. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này về vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."

Này các Tỷ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ keo sống quán thân trên thân.

7. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

8. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thên trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

9. Này các Tỷ kheo, lại nữa Tỷ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa; với các xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cốt lại; với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại, với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu,... Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

10. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

(Quán thọ)
11. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ?

Này các Tỷ kheo, ở nơi đây Tỷ kheo khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".

Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ.

(Quán tâm)
12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: "Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham"; hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân"; hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm.

(Quán pháp)
13. Này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có tham dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có sân hận." Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có nghi." Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy, và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

14. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn?

Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt". Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.

15. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm
ở đây, này Hiền hữu! có các danh tự có văn sai khác nhưng nghĩa tương đồng:
"sanh khởi" = "tập khởi",
"diệt tận" = "đoạn diệt",
"sanh diệt" = "tập khởiđoạn diệt",

như vậy, này Hiền hữu! là ý nghĩa lời giáo giới hết sức cẩn trọng, hết sức kỹ lưỡng của bậc Đạo sư dành cho các Đệ tử: "hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục MỌI tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục MỌI tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Kính chúc Hiền hữu cùng các Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Kính Hiền hữu Khai nhụy! kinhle
Kính Hiền tỷ Biển tâm ! kinhle

một thời, cđ có được nghe sự chia sẻ của Chư hiền như sau:
hay là vị ấy do định mạnh mà an chỉ (khác với an trú, vì khi an chỉ vào hỷ lạc thì tham sân không có mặt, nhưng si sẽ có thể có mặt) vào hỷ, lạc, xã của thiền định đó, để rồi sau tứ thiền thay vì xã các hành để chứng Tứ Thánh Đế thì vị ấy sẽ phát triển vài thần thông..

thưa đạo hữu, tâm tham vẫn có mặt nhưng do si (vô minh) nên vị ấy không biết rỏ nên an trú trong định, rồi sau đó phát triển từ từ các loại thần thông (nghiệp tạo trong quá khứ tức là đã từng tu chứng đắc các loại thần thông), ...
Tham & sân đã vắng bóng từ tầng thiền thứ nhất, chính nhờ sự loại trừ của tham sân mà có hỷ, lạc & định. Khi hỷ diệt, định vững, cộng với Tứ chánh cần phát triển tối đa mà chánh niệm tỉnh giác gia tăng và Xã có mặt, đây là ở giai đoạn thiền thứ ba. Nhưng nếu Định (do ánh sáng; do tâm an chỉ của kiếp quá khứ; do sự an tịnh…) vượt trội hơn Tỉnh giác thì sẽ mất tuệ minh sát. Nên bt viết rằng: „có thể si có mặt“.

(chủ đề "Dòng sông Ái" ở trang phattungaynay)
ở đây, này các Chư hiền! cđ quán sát và thấy được ý nghĩa như sau:
khi chưa chứng Vô Lậu (Vô minh diệt, Minh sanh - Lậu Tận Trí), thời một hành giả dầu cho đạt được bất kỳ Pháp cao thượng nào cũng vẫn còn Vô Minh (đồng nghĩa còn Tham - Ái).

ở đây, này các Chư hiền! những vị chứng được Thiền Định(Hữu sắc - Vô sắc) là diệt được 5 Hạ phần kiết sử: "Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Tham và Sân" (vì thế mà trong đoạn kinh Hiền tỷ Biển tâm trích dẫn có đoạn: "nếu không diệt tận các lậu hoặc, với pháp ái ấy, với pháp hỷ ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy là vị hóa sanh, tại đấy chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa"),
nhưng "nếu không diệt tận các lậu hoặc" ở đây có nghĩa là chưa diệt được 5 Thượng phần kiết sử: "Sắc Ái, Vô sắc Ái, mạn, trạo cử, vô minh" - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 9-0410.htm
hay: "Sắc Tham, Vô sắc Tham, mạn, trạo cử, vô minh" - http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong33.htm

như vậy, chữ "Tham" trong Hạ phần kiết sử là thuộc về Dục Tham còn chữ "Ái" trong Thượng phần kiết sử là thuộc về Ái Tham.

ở đây, cđ xin được thỉnh hỏi Chư hiền thấy ý nghĩa thế nào?

(P/s: phần này có liên hệ đến câu hỏi 2 của Hiền hữu sotam kinhle )

Kính chúc Chư hiền an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Kính Hiền hữu sotam, Hiền hữu minhthoat! kinhle

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Kính đh cục đất, Minh thoát - chân thành cảm ơn chư đh đã có những thời Pháp thật hữu ích; sotam có vài chỗ chưa được hiểu lắm, nếu việc này mà có thể giải thích, trình bày được bằng văn tự mong được lắng nghe:
1_ cái khác và khó hiểu giữa Thiền Nam và Bắc truyền là: Thiền Nam truyền có các tầng thiền, và muốn từ tầng này tới tầng khác phải Xuất_ Vậy xin hỏi khi Xuất thì Thân Tâm hành giả lúc đó an trú như thế nào, ở đâu!? Hay từ Xuất chỉ là một Thuật ngữ chỉ sự việc như những bước chân vậy thôi !
2_ muốn vào được Sơ Thiền, Thân tâm phải Ly dục, ly ác pháp, Ly theo tui hiểu ít nhất là phải đứt rời ra? vậy dùng nghĩa chặt đứt thân, chưa đốn tận rễ không ổn lắm. mong được hiểu rõ hơn chỗ này.
chúc chư đh thân tâm thường an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
1./tầng thiền chỉ có khi hành thiền định - samadhi. Và hành thiền định chỉ có trong 40 đề mục thế Tôn đưa ra, bên cạnh đó, có một số đề mục không thể đắc tầng thiền. Và cái khác giữa Nam truyền và Bắc truyền ko phải là tầng thiền, mà là đề mục thiền.
Còn chữ xuất - chắc là vì có từ Nhập thiền mà có thôi =)). Thế "xuất thiền" nghĩa là thế nào? là rời bỏ đề mục thiền.
Chẳng hạn: đề mục hơi thở. Nhập định là toàn tâm chú tâm vào hơi thở. Xuất định là ko chú tâm vào hơi thở.
Như vậy, ko cần lo lắng về an trú thân tâm.
2./
Ly dục, ác pháp: xa rời 5 triền cái: tham dục, sân, trạo cử hối quá, hoài nghi, và hôn trầm thụy miên.
Như người bị 5 bệnh nặng, người đó chữa bệnh, từ từ khỏe mạnh thì 5 bệnh sẽ mất, ko phải chặt bệnh.
Thiền tuệ vipassana mới chặt đứt gốc rễ.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]104 khách