Phẩm Song yếu tự truyện

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

15. Kẻ ác
Hình ảnh
I. Đây là hình ảnh của kẻ làm ác.

I. Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Tịnh-xá Trúc-lâm, gần thành Vương-xá, trong một kỳ giảng-pháp, có nhắc đến việc người đồ-tể, giết thịt heo, tên là Thuần-đà.
Trong một ngôi làng chẳng xa thành Vương-xá có ông Thuần-đà chuyên nghề giết heo làm thịt bán. Tánh tình ông ta rất thô-bạo, lại rất ghét việc bố-thí làm phước. Suốt đời, ông ta chẳng làm được một việc gì có phước-đức cả.

Đến khi gần chết, ông ấy đau-đớn, khổ-sở rất nhiều trong cơn hấp-hối. Ông rên la, tru-tréo, tay chơn co quắp lại, lưng cong lên, trông như con heo bị người ta đâm vào cổ vậy. Trong suốt bảy ngày trời trước khi thở hơi cuối cùng, ông Thuần-đà phải chịu đau-khổ như là đang ở trong cảnh điạ-ngục. Đến ngày thứ bảy, ông chết đi và bị tái-sanh vào cảnh điạ-ngục Vô-gián, chịu hình-phạt chẳng ngừng. (TN)

II. Tích chuyện rất giản-dị, kể chuyện người làm nghề giết heo, bán thịt, chẳng làm phước, khi gần chết phải chịu khổ-sở; khi chết đi phải sa vào điạ-ngục Vô-gián.

Bình-dân nước ta thường cho cảnh khổ của người đồ-tể phải chịu lúc gần chết là quả-báo nhãn-tiền ( = kết-quả của việc ác đã làm vì giết heo, nay xãy ra trước mắt; nhãn-tiền = trước mắt). Trong tích chuyện, ông Thuần-đà chẳng những chịu khổ ngay khi còn sống, mà chết đi phải chịu hình-phạt trong điạ-ngục nữa. Đấy chẳng phải là muốn doạ cho ta sợ mà đừng có làm ác, nhưng theo Luật Nhơn-Quả, hễ đã làm ác, sớm muốn gì cũng phải gánh lấy hậu-quả xấu; ngay trong hiện-tại, cũng đã khổ-tâm, mỗi khi nhớ lại điều ác mình đã làm. (Thiện Nhựt)

III. Ác lai ác báo... Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai... Làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành. (Xem lại bài kệ 15 và Phật nói kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo
(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

16. Người Làm Thiện Thường Hoan Hỷ
Hình ảnh

I. Tại sao tâm thiện gọi là tâm trong sạch? -Trong A Tỳ Đàm thì tâm thiện là vô tham, vô sân, vô si. Vô tham là tâm không dính mắc, vô sân thì được hiểu là tâm mát mẻ, và vô si thì được hiểu là tâm sáng suốt. Vô tham được ví như một trạng thái tâm làm, chỉ làm chứ không mong cầu, không đòi hỏi, tâm vô sân là làm với tâm mát mẻ mong mang lại an lạc cho đời cho người, và vô si là làm việc với tâm sáng suốt...(TT Giác Đẳng)

II. Ngó lên trời, mưa sa lác đác
Ngó xuống đất, hạt cát nằm nghiêng
Rượu Ba Xuyên rót đãi người hiền
Trước là đãi bạn, sau giải phiền cho anh.
***Lụa tốt xem biên, người hiền xem tướng. Ghi chú: Muốn biết phẩm chất của lụa là tốt hay xấu thì hãy căn cứ vào mép của cây lụa ; muốn biết phẩm chất của một người là hiền đức hay thiển cận thì hãy căn cứ vào tướng mạo của anh ta.

III. Người lành dầu ở thật xa,
Sáng lồ-lộ giống như toà Tuyết-sơn.
Chẳng ai nhìn kẻ ác, gần hơn,
Như mũi tên bay trong đêm tối.
(Kệ số 304.)
Bài Pháp kệ này giống bài Pháp kệ 16. Ở hiền thì không những đời sung sướng, mà cho đến đời sau cũng còn hưởng nhàn...(Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

17. Hành Động Ác Bị Khổ Tâm
Hình ảnh

I. Đạo trời báo phúc chẳng lâu; Hơn là thiện ác đáo đầu chẳng sai.
Đời xưa quả báo còn chầy; Đời nay quả báo một giây nhãn tiền.
Đời xưa quả báo còn lâu; Đời nay quả báo bất câu giờ nào

Ngày xưa quả báo thì chầy; Ngày nay quả báo trước ngay nhãn tiền.
Người trồng cây hạnh, người chơi; Ta trồng cây đức, để đời về sau.
Ở hiền, thì lại gặp lành; Những người nhân đức, trời dành phần cho.

II.Kinh Nhân quả:
Có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả đặng?". Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả".

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao.(HT Thích Thiền Tâm)

III. Người làm ác không những đời này khổ, mà đến đời sau cũng phải khổ. Do tội ác mình làm thì phải nhận hậu quả. Bài kệ số 17 và số 66 và 67 tương đối giống nhau.
Hành-động ác, làm xong thì hối-quá.
Lệ tràn mi, sợ quả-báo về sau.
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.[/quote]


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

18. Cha mẹ hiền, sinh con thảo
Hình ảnh

I. Chuối ba hương tượng trưng cho các bà mẹ già, tóc đã bạc, da đã mồi lấm tấm tàn hương. Chuối ba hương vùng miền nào cũng có nhưng ở Huế nó đi suốt chiều dài lịch sử từ cây chuối ở Giao Châu đến cây chuối ở đất Thuận Hóa. Nó chân chất, mộc mạc, rộng lượng bao dung và với ý chí kiên cường bất khuất để tồn tại vươn lên cho dù phong ba bão táp, phong trần nghiệt ngã như cuộc đời của các bà mẹ. ''Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau''

II. Cây xanh thời lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển đời con sang giàu

III. Về các câu ca dao, dân ca trên đây diễn tả người mẹ hiền như chuối ba hương. Hay cha mẹ hiền sanh con thảo. Và trong bài kệ số 18 Người hành thiện không những đời này vui sướng hạnh phúc mà cho tới đời sao còn hưởng phước nhàn. Đó là lý nhân quả ở hiền gặp lành là vậy. (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phẩm Song yếu tự truyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

19-20. Nói Hay Không Bằng Làm Hay
Hình ảnh
Con cậu cho học chữ nho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu.
I. Câu ca dao này nói lên hình ảnh tình thương không đồng, mặc dầu cháu mình là cháu gái cũng không ngoại lệ.
Nhưng không phải gia đình nào cũng như vậy, có khi là tại đứa cháu nó không thích học. Thì đâu còn cách nào.
Hình ảnh
Thà biết ít mà biết chắc
Khỏi tu mù, mà chẳng mắc tu lầm.
II. Thà biết ít mà biết chắc. Nếu chẳng biết đến Kinh-kệ mà tu, đó là tu mù, chẳng hiểu rõ đâu là mục-tiêu, đâu là nỗ-lực. Nhưng biết mà biết quá nhiều, thì cũng chẳng hay, vì khi biết quá nhiều, lại đâm ra ít chịu thực-hành theo. Thế nên thà biết ít. Nhưng phải biết chắc; vì có biết chắc mới đi đúng đường, khỏi phải phân-vân, nghi-ngại.

Khỏi tu mù và chẳng mắc tu lầm. Khi mình hiểu biết về Kinh-Kệ, đó là căn-bản vững chắc cho mình đi tới dưới ánh-sáng của ngọn đuốc Kinh-kệ. Dọc đường có hầm-hố, chông-gai, mình nhờ Kinh-Kệ nhắc-nhở mà tránh được. Người tu mà chẳng hiểu biết Kinh-Kệ, thì dễ lầm-lẫn, lại thường mê-tín nghe theo lời khuyến-rủ của những kẻ đội lốt tu-hành. (Thiện Nhựt)

III. Hai hình ảnh tượng trưng cho hai bài kệ số 19 và 20. Nếu không học, hoặc có học mà không chịu thực hành thì đâu có khác gì người chăn bò cho chủ, nhân viên đếm tiền cho nhà bank. Riêng kệ 20 thì ám chỉ cho người ít học, nhưng siêng năng học tập. Mặt dầu học ít nhưng hiểu và thực hành thì phải khác hẳng hơn người có học mà không chịu tu sửa.

IV. Lý thuyết và thực hành trong việc tu tâm dưỡng tánh rất là quan trọng, Hành giả muốn hiểu sự gian nan tu hành như thế nào thì xin hãy một lần đọc qua bài của Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Hy vọng sẽ có lý giải rõ ràng hơn: http://minhhanhdp.brinkster.net/KINH_PH ... 19_20.html (Bất Nhị)
===========================================================
Nguồn Kinh sách tham khảo:
KINH PHÁP CÚ - HT. Thích Minh Châu dịch Việt
Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong phòng Diệu Pháp đã được thâu âm.
Lời giới thiệu về: Kinh Pháp Cú của cư sĩ Thiện Nhựt.[/quote]
*** Phẩm Song yếu, Phần I. Từ số 01 đến số 20 ***


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.79 khách