Thiền là gì?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Chào bạn HoangTuMongMo thêm lần nữa cho post bài liên tục 2 lần :)!
HoangTuMongMo đã viết:- Thiền của Kim Cương thừa (Mật tông Phật giáo)

Hình ảnh

Mật tông Phật giáo bắt đầu ở Ấn độ, nhưng lại chỉ phát triển ở Tây Tạng, nên nói đến Mật tông Phật giáo là nói đến Mật tông Tây Tạng. Mật tông Tây Tạng chú trọng đến thiến quán hơn thiền định (có thể tham khảo cuốn Giải thoát trong lòng bàn tay của Papongka do sư cô Trí Hải dịch).

Thiền của Mật tông hiển nhiên được phát triển trên nền minh triết của Yoga hình thành trước đó. Mật tông dùng thiền quán đối với Chơn ngôn (darani), Mandala, Linh phù (yantra), các vị hóa thần (Yidam). Một trong những đối tượng quán của thiền Mật tông là Kundalini. Có lẽ Kundalini yoga là của Yoga Ấn giáo hơn là của Mật tông Phật giáo! Mật tông dùng thiền quán về luồng hỏa xà Kundalini (tummo) làm một trong những phương tiện để chuyển hóa tâm thức. Sáu pháp của Naropa, đạo sư Mật tông, được gọi là sáu yogas (six yogas of Naropa).

Đến đây, ta thấy được mối quan hệ sâu sắc giữa Mật Tông với Yoga, đồng thời cũng thấy rõ sự khác biệt giữa thiền của Mật Tông và các loại thiền của Đạo Phật nguyên thủy . Ta cũng thấy rằng thiền chỉ là phương tiện của nhiều con đường khác biệt nhau.
oo0oo
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn trong website http://nalanda.batnha.org/ hoặc bộ giảng giải Mật Thừa Tây Tạng, bạn sẽ thấy các lý do và vấn đề mà bạn nêu được giải thích rõ ràng minh bạch, Mật Tông chú trọng: Tâm cầu giác ngộ, Tâm lợi lạc chúng sinh mà cầu Phật quả, sự kiên định hành trì các phương tiện, và một Đạo sư chứng ngộ hướng dẫn.

Còn về Tummo, đức DALAI LAMA XIV cũng giảng rằng pháp tu này của Ấn Giáo không có Tâm bồ đề và sự tham cứu về lý duyên sinh (tánh không).

Chúc bạn an lạc !


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:
Theo Lu nhận thấy, bài nhận xét cô đọng tại đây chưa đầy đủ và mang tính hơi gán ghép, lý do là vì người viết bài này đứng trên quan điểm của người học theo kinh điển Paly để nhận xét mà không đứng trên toàn bộ khía cạnh của vấn đề để viết.

Việc phân loại định trong Phật giáo truyền theo hướng Bắc (như Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, ...) , theo Lu được biết phương pháp thực hành thiền định hoặc thiền Vipanasa trong Phật giáo truyền theo hướng Bắc cũng đều giống như trong hệ thống kinh điển Paly đề cập. Theo truyền thống Đại Thừa, so với truyền thống Paly và A-Hàm chỉ có cái khác biệt là mỗi khi ở các cấp định này, hành giả không trụ và cũng không phải không trụ ở các cấp định này, vì lúc này đối với hành giả vì trụ hay không trụ là không thực có, do duyên mà hình thành và vì lợi ích của chúnh sinh mà thực hành định như vậy.

Ví dụ, người hành định trên đề mục Tâm Từ, lúc đầu là sự hình thành Tâm Từ là trên các đối tượng nhỏ xung quanh mình, sau đó là vô số chúng sinh trong một phương, dần dần lan toả Tâm Từ này trong mười phương và vô số chúng sinh trong sáu cõi, tuy nhiên, khi hành giả đạt Định nhờ đề mục này, hành giả quán rõ ràng pháp đang tu tập có là do duyên sinh, không thể tìm thấy nơi nào trong pháp đó một "phần tử cố định" (ngã), do tâm lợi lạc chúng sinh mà trụ (cũng như không trụ) tại Định này. Nếu nói về khác thì chính là cái tâm do lợi lạc chúng sinh mà mà tu tập Định này. Ngoài ra không có khác biệt nào về phương pháp hành thiền.


Tác giả không nêu được mục đích của các thiền Phật giáo và các thiền ngoại đạo là gì,thiền nào để đạt được cái tiểu ngã,đại ngã và thiền nào để thấu triệt lý vô ngã.

Cần phải biết rằng,mọi con đường của đạo Phật đều đưa đến cái đích là trí tuệ về lý vô ngã,tính không.3 pháp ấn khổ,vô thường,vô ngã là tấm gương để phân biệt đâu là con đường của Phật,đâu là con đường của tà ma ngoại đạo.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

ThegianVothuong đã viết:
Luuuuuuuuuuuu đã viết:
Theo Lu nhận thấy, bài nhận xét cô đọng tại đây chưa đầy đủ và mang tính hơi gán ghép, lý do là vì người viết bài này đứng trên quan điểm của người học theo kinh điển Paly để nhận xét mà không đứng trên toàn bộ khía cạnh của vấn đề để viết.

Việc phân loại định trong Phật giáo truyền theo hướng Bắc (như Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, ...) , theo Lu được biết phương pháp thực hành thiền định hoặc thiền Vipanasa trong Phật giáo truyền theo hướng Bắc cũng đều giống như trong hệ thống kinh điển Paly đề cập. Theo truyền thống Đại Thừa, so với truyền thống Paly và A-Hàm chỉ có cái khác biệt là mỗi khi ở các cấp định này, hành giả không trụ và cũng không phải không trụ ở các cấp định này, vì lúc này đối với hành giả vì trụ hay không trụ là không thực có, do duyên mà hình thành và vì lợi ích của chúnh sinh mà thực hành định như vậy.

Ví dụ, người hành định trên đề mục Tâm Từ, lúc đầu là sự hình thành Tâm Từ là trên các đối tượng nhỏ xung quanh mình, sau đó là vô số chúng sinh trong một phương, dần dần lan toả Tâm Từ này trong mười phương và vô số chúng sinh trong sáu cõi, tuy nhiên, khi hành giả đạt Định nhờ đề mục này, hành giả quán rõ ràng pháp đang tu tập có là do duyên sinh, không thể tìm thấy nơi nào trong pháp đó một "phần tử cố định" (ngã), do tâm lợi lạc chúng sinh mà trụ (cũng như không trụ) tại Định này. Nếu nói về khác thì chính là cái tâm do lợi lạc chúng sinh mà mà tu tập Định này. Ngoài ra không có khác biệt nào về phương pháp hành thiền.


Tác giả không nêu được mục đích của các thiền Phật giáo và các thiền ngoại đạo là gì,thiền nào để đạt được cái tiểu ngã,đại ngã và thiền nào để thấu triệt lý vô ngã.

Cần phải biết rằng,mọi con đường của đạo Phật đều đưa đến cái đích là trí tuệ về lý vô ngã,tính không.3 pháp ấn khổ,vô thường,vô ngã là tấm gương để phân biệt đâu là con đường của Phật,đâu là con đường của tà ma ngoại đạo.
tangbong tangbong tangbong
Đạo hữu ThegianVothuong trí tuệ tư duy thật sắc bén.

Thưa đạo hữu Lưuuuuuuuuuuuuuuuu.
Xin hỏi đạo hữu vài câu.
1_ Đạo hữu hiểu nghĩa chữ chúng sanh là như thế nào ?
2_ Đạo hữu có phải là một chúng sanh hay không phải là một chúng sanh ?
3_Nguyên nhân nào thúc đẩy đạo hữu tu tập hành thiền ?
Ba câu trên đã giải đáp giúp đạo hữu đủ làm sáng tỏ, những câu tô đậm đen và đỏ, cộng thêm lời của đạo hữu ThegianVothuong tô đen.

Chúc quý đạo hữu an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

HoangTuMongMo đã viết: Thiền không phải là gì?

- Thiền không hẳn là “Trong không vọng ngoài không động”

Bên trong, tâm không vọng. Nhưng bên ngoài thì thân vẫn có thể động. Có rất nhiều loại thiền “động” như thiền hành, thiền quay tròn, thiền với những động tác đặc biệt (để khích động Kundalini chẳng hạn…).

Osho trình bày nhiều về các loại thiền động (dynamic meditation). Thiền sinh có thể được dẫn đến trạng thái nhập thiền khi nhún nhảy hoặc lắc mạnh cơ thể theo nhịp điệu hoặc âm nhạc! Khi các bộ lạc nhảy múa hoặc các đồng cốt đong đưa cơ thể thì có lẽ tác dụng và hiệu ứng cũng nằm trong nguyên lý thiền động này.

Vipassana là phương pháp quay vào trong quán sát Sắc (vật chất, và các đối tượng của các căn), Danh (tâm), Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên v.v… nhằm mục đích tạo ra Tuệ giải thoát. Vipassana, là phương pháp thiền quán của đạo phật nguyên thủy. Đối tượng quán của Vipassana là cơ thể vật chất, ý thức và cảm xúc, xảy ra trong cơ thể hành giả. Ngoài tư thế ngồi, Thiền Vipassana có thể thực hiện trong tất cả các tư thế (tứ oai nghi)!

Hình ảnh

Thiền động là một khái niệm không thể phủ nhận. Dù khó có thể đi vào một định sâu, nhưng thiến động hình như rất có lợi cho người sơ tâm, muốn biết hương vị đầu tiên của thiền là gì! Không quên rằng: Thiền hành (đi chậm rãi trong thiền Chánh Niệm) là phương pháp phổ biến trong thời Đức Phật, vẫn đang tiếp tục được thực hành trong Đạo Phật Nguyên Thủy.

- Thiền không phải chỉ là ngồi thiền

Đúng vậy, chỉ có Thiền Định (Samatha) là cần nhiều ở tư thế ngồi. Còn Thiền Chánh Niệm, Tuệ quán(Vipassana) thì không nhất thiết phải ngồi, trái lại còn được khuyến khích nên thực hiện trong cả tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi).

Người thực hành có thể thể thiền trong cả bốn oai nghi đi, đứng, nằm ngồi, hoặc làm những động tác đặc biệt khác. Đặc biệt với Thiền tông (Thiền công án hoặc khán thoại đầu), thiền sinh có thể tham công án hoặc khán thoại đầu trong bất cứ hoàn cảnh hoặc tư thế nào.

Thiền tông Trung quốc, với khẩu quyết “kiến tánh thành Phật”, cho nên thiền là làm thế nào để kiến tánh, chứ không phải gò ép trong tư thế ngồi! Theo quan điểm này, ngồi cũng được mà không ngồi cũng được. Thậm chí trong giai thoại Thiền tông, có một vị thiền sư “đắc đạo” trách một vị thiền sư thường ngồi nhưng chưa “đắc đạo”: Tại sao lúc sống cứ ngồi không nằm rồi lúc chết lại cứ nằm không ngồi!

Các Thiền sư hay nói bóng gió “đi đứng nằm ngồi cũng là thiền”. Cách nói này gây ra hiểu lầm tai hại. Nhiều người sơ tâm tưởng rằng không cần phải xử dụng các phương pháp thiền, như thiền chỉ hay thiền quán, thiền động hay thiền tĩnh…Không cần phải tham công án hay khán thoại đầu, chỉ sống tự nhiên, đi đứng bình thường cũng… là thiền!

Người có trải nghiệm sẽ biết rằng, trạng thái “đi đứng nằm ngồi cũng là thiền” là “kết quả” có được sau khi tu tập thành tựu, chứ không phải là “nguyên nhân” sinh khởi trạng thái thiền. Cũng như vậy “Sống trong hiện tại” là thành tựu, là kết quả, của việc nhập thiền chứ không phải là nguyên nhân hoặc là phương pháp để thực hành thiền (thiền tông Trung Quốc). Tóm lại “thiền không cần tọa thiền” chỉ là đặc điểm của một vài pháp môn giữa rất nhiều pháp môn.

- Nhưng ngồi thiền vẫn là tư thế quen thuộc và hiệu quả nhất:

Hình ảnh

Tư thế ngồì thoải mái vững chắc là điều kiện tốt để thiền (cả Thiền Định lẫn Thiền Quán). Đứng thì dễ vọng động (trạo cử). Nằm thì dễ buồn ngủ (hôn trầm). Những cơn định sâu và kéo dài bắt buộc phải thực hiện trong tư thế ngồi. Đức Phật đã từng nhập sâu vào thiền định với thời gian 49 ngày trong tư thế ngồi.

Chỉ ở tư thế ngồi kiết già hoặc bán già, thiền sư mới không bị ngã (tới trước hay sau) khi nhập sâu vào thiền định. Đạo Phật nguyên thủy cần những bậc định “sâu” hơn (để dễ thực hành 16 tầng tuệ quán sau này), lúc đó ngồi nhất định là tư thế cần thiết. Cũng nên nói thêm, rằng tư thế ngồi chỉ cần vững vàng và thẳng lưng là đủ. Ngồi thiền không lệ thuộc các kiểu xếp của chân. Mọi chuyển biến của tâm xảy ra trên đầu chứ không xảy ra ở hai chân.

- Thiền không là lối đi tắt

Đây là vấn đề còn mãi trong sự tranh luận về ý nghĩa giữa pháp môn Đốn (immediate) và pháp môn Tiệm (gradual). Thiền tông cho rằng pháp môn của mình là Đốn giáo, nghĩa là có thể dẫn môn sinh kiến tánh thành Phật rất nhanh. Đốn ngộ là ngộ rất đột ngột, thường được diễn đạt là “hốt nhiên đại ngộ”. Cũng trong lí luận đó, suy ra các pháp môn khác là Tiệm giáo, cần thời gian rất lâu dài để đi đến chứng đắc.

Nói rằng “đốn”, nhưng mỗi con người, ai cũng đã từng tiến hóa qua bao nhiêu đời kiếp. Nói cách khác, luôn luôn đã có một quá trình chuẩn bị của đời này hay từ nhiều đời trước, trước khi đốn ngộ. Vậy thực có một sự kiện gọi là “đốn” hay không!

Còn một vấn đề nữa phải đặt ra “đốn ngộ” là sơ ngộ hay đại ngộ? “Kiến tánh thành Phật” là lúc sơ ngộ hay đại ngộ cũng thực sự còn là một vấn đề tranh cãi. Thiển nghĩ, “thấy tánh” là mới biết ngõ vào thôi, còn “nhập tánh” thì mới thành Phật được Tương tự như vậy Mật tông hay Thiền tông cũng không phải là lối tu tắt như nhiều người thường nghĩ!

Mượn lời nói của Osho: Một điều cần nhớ, rằng thiền là một chuyến đi dài, không có ngõ tắt. Ai nói rằng có lối đi tắt, tức người đó đã lừa dối bạn… Bởi vậy khi bắt đầu hành thiền, bạn đừng kì vọng gì quá mức. Nếu không kỳ vọng bạn sẽ không phải thất vọng.

Hình ảnh
Thiền không phải là những mùa hoa sáu tháng một lần. Thiền là cây đại thụ phải cần thời gian để vươn rễ vào sâu lòng đất.

Thiền không có lối đi tắt. Tất cả đều phụ thuộc vào nghiệp, vào bộ gene của cơ thể, vào cấu trúc bẩm sinh của sinh lý thần kinh. Bạn nhập thiền dễ hơn người khác vì trước đó (kiếp trước) bạn đã từng thực tập nhiều rồi. Bạn thiền có được kết quả nhiều hay ít là vì bạn đã tiến hóa nhiều hay ít trên con đường tiến hóa của vũ trụ kể từ thủa ban sơ.

Tóm lại

Thiền gồm nhiều phương pháp và mang nhiều nội dung khác biệt. Nên hiểu Thiền như là phương tiện của nhiều tôn giáo, của nhiều pháp môn.

Thiền có thể là “Thuật” bước vào Tâm. Thiền có thể là “Đạo” trong ý nghĩa tự thân của nó. Thiền có thể là cách tiếp cận với Chúa trời của một số các tôn giáo thần khải. Thiền có thể là cách điều khiển khí lực và năng lượng của Yoga trong mục đích chuyển hóa tâm linh.

Thiền là “công cụ tâm linh” dùng để thám sát và tìm hiểu thế giới nội tâm (cũng giống như khoa học dùng các loại “công cụ khoa học” để thám sát và tìm hiểu thế giới bên ngoài). Cuối cùng, nếu bạn là một Phật tử, phải nhớ rằng con đường tu hành của Đức Phật chính là pháp thực hành thiền (bhavana) gồm Thiền Chánh Niệm (satibhavana), Thiền Định (Samadhi) và Tuệ Quán (Vipassana), dù rằng những phương pháp này ngày nay không còn được các “Đạo Phật phát triển” nhắc đến.

Thiền của Đức Phật Gautama có phương pháp rõ ràng còn có thể tham cứu trong Kinh và Luận. Thiền của Đức Phật Gautama có những tiêu chuẩn cho các tầng thiền, các quả vị, các tầng bậc chứng đắc, nhờ vậy hành giả có thể biết mình đang đi trên đạo lộ nào (đúng hay sai) và đang đứng tại đâu (mức độ nào). Nhờ sự minh bạch rõ ràng đó, những nổ lực của Phật tử sẽ không bị hoài phí.

Phạm Doãn (viết lại ngày 15/06/2012)

Link: http://bsphamdoan.wordpress.com/tham-kh ... 81n-la-gi/
oo0oo
Thiền là “công cụ tâm linh” dùng để thám sát và tìm hiểu thế giới nội tâm (cũng giống như khoa học dùng các loại “công cụ khoa học” để thám sát và tìm hiểu thế giới bên ngoài). Cuối cùng, nếu bạn là một Phật tử, phải nhớ rằng con đường tu hành của Đức Phật chính là pháp thực hành thiền (bhavana) gồm Thiền Chánh Niệm (satibhavana), Thiền Định (Samadhi) và Tuệ Quán (Vipassana), dù rằng những phương pháp này ngày nay không còn được các “Đạo Phật phát triển” nhắc đến.

Thiền của Đức Phật Gautama có phương pháp rõ ràng còn có thể tham cứu trong Kinh và Luận. Thiền của Đức Phật Gautama có những tiêu chuẩn cho các tầng thiền, các quả vị, các tầng bậc chứng đắc, nhờ vậy hành giả có thể biết mình đang đi trên đạo lộ nào (đúng hay sai) và đang đứng tại đâu (mức độ nào). Nhờ sự minh bạch rõ ràng đó, những nổ lực của Phật tử sẽ không bị hoài phí.
1. Phạm Doãn là ai tôi không cần biết và cũng không cần phải hiểu người đó có đắc thần thông hay chứng các bậc thiền Nguyên thuỷ.

2. Có điều bài viết còn thật thiển cận của trí tuệ (đạo văn), mà muốn chê cả các vị khai sáng Thiền Trung Hoa cho tới các Danh sư Thiền Việt Nam xưa và nay. (Ví như Ngài Trần Nhân Tông, Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh.v.v..)

3. Thiền Định (Samadhi) và Tuệ Quán (Vipassana), dù rằng những phương pháp này ngày nay không còn được các “Đạo Phật phát triển” nhắc đến. ? X-(

4. Nội dung toàn bài có nhắc nhở thiền Nguyên Thủy một cách hờ hửng, nhưng chỉ nhắc khéo thiền Osho luôn luôn. Và còn có phần đề cao loại thiền này. :)) =)) :))

Nếu bài này bạn chịu trách nhiệm thì tôi sẽ đem lên bàn mổ "kẻ nào là ngoại đạo trá hình...!? :) ".
Bạn cũng nên hiểu bài này nếu được kiểm nghiệm của các danh Sư Việt Nam rồi, có lẽ nó đã tràn liên lên báo Phật giáo online rồi. Nhỉ hì hì hì. X-( :)) :-P /:) :"> X-(
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 18/10/12 12:17 với 1 lần sửa.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Hãy xem bài kinh chuyển pháp luân. tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Kính ĐH Lu,

Bài của vị PD chỉ là khái niệm chung - không phải là kinh điển để tu tập, cho nên tôi thiết nghĩ chúng ta không nên tốn thời gian mổ xẻ các khái niệm hay đào sâu từ ngữ, mà nên chuyên chú vào thực hành. Làm như vậy là đã rời thiền của mình và của mọi người. Nếu thảo luận dưới góc độ thực hành để giải thoát thì đúng hướng, nhất là chúng ta đang trong mục NT.

Nếu bạn, quý ĐH có tác ý lành muốn phân loại về thiền để gieo duyên thực hành thiện pháp cho mọi người, nhằm không rơi vào ngã kiến thì nên dựa trên một hệ quy chiếu chuẩn mức là bộ luận - tức Vi Diệu Pháp hay Abhidhamma. Bạn vừa đăng một số bài về Vi Diệu Pháp. Sẵn duyên, kính nhờ bạn hoan hỷ có thể dựa trên Vi Diệu Pháp để tuần tự phân ra các loại thiền - đối chiếu với Vi Diệu Pháp. Thiền nào tu tập cái gì, do nhân duyên tu tập thiện pháp ấy sẽ dẫn đến quả của mối tầng mức tu tập như thế nào, kết quả dẫn tới đâu - thiền nào thực hành trên tâm sở, thiền nào thực hành trên tâm vương, do đâu thực hành thiện pháp đó có thể dẫn đến giải thoát, vv... Bài viết phân tích về thiền dựa trên VDP, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho mọi người, và quả lành cho các tu tập của bạn.

Nếu không dựa trên một hệ quy chiếu chung, thảo luận không khéo sẽ dễ rơi vào ngã kiến. Đây không phải là điều chúng ta nên bắt đầu, vì chúng ta biết rằng sẽ không có kết thúc - là điều một hành giả thực hành giáo pháp không nên làm.

Ở góc độ thực hành, chúng ta không nên tạo ra quá nhiều tâm sở.

Kính chúc quý ĐH thực hành tinh tấn, viên mãn, trọn thành các hạnh nguyện.

Quý kính.
HTMM


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Chào bạn khai nhuỵ,
khai nhụy đã viết: Thưa đạo hữu Lưuuuuuuuuuuuuuuuu.
Xin hỏi đạo hữu vài câu.
1_ Đạo hữu hiểu nghĩa chữ chúng sanh là như thế nào ?
2_ Đạo hữu có phải là một chúng sanh hay không phải là một chúng sanh ?
3_Nguyên nhân nào thúc đẩy đạo hữu tu tập hành thiền ?
Ba câu trên đã giải đáp giúp đạo hữu đủ làm sáng tỏ, những câu tô đậm đen và đỏ, cộng thêm lời của đạo hữu ThegianVothuong tô đen.
Những điều bạn hỏi Lu, Lu nhận thấy Lu đã tìm được câu trả lời trong lời dạy của đức Phật. Xin cám ơn bạn đã nhắc nhở :)!

Kính chào bạn HoangTuMongMo,
HoangTuMongMo đã viết: Bài của vị PD chỉ là khái niệm chung - không phải là kinh điển để tu tập, cho nên tôi thiết nghĩ chúng ta không nên tốn thời gian mổ xẻ các khái niệm hay đào sâu từ ngữ, mà nên chuyên chú vào thực hành. Làm như vậy là đã rời thiền của mình và của mọi người. Nếu thảo luận dưới góc độ thực hành để giải thoát thì đúng hướng, nhất là chúng ta đang trong mục NT.
- Đầu tiên, Lu nhấn mạnh: Lu không có ý đả kích giáo pháp Thiền Nguyên Thuỷ mà bạn hay bất cứ các bạn nào đang theo, vì Lu cũng đang là người học tập theo hệ giáo pháp mà các bạn tu tập; điều này là chắc chắn trong từ ngữ mà Lu trao đổi với các bạn.

- Lu đồng ý với bạn là bài viết trong mục này chỉ là khái niệm chung, nhưng cái chung này bị thiếu và không đầy đủ (dù là do cố ý hay vô tình của người viết), vì vậy Lu mới nhấn mạnh là bị thiếu, không đầy đủ. Việc nhấn mạnh như vậy sẽ giúp người mà đọc được bài viết này sẽ không bị hiểu sai về truyền thống Bắc Tông và Kim Cương Thừa. Lu chỉ có một ý đơn giản vậy thôi.
HoangTuMongMo đã viết:Nếu bạn, quý ĐH có tác ý lành muốn phân loại về thiền để gieo duyên thực hành thiện pháp cho mọi người, nhằm không rơi vào ngã kiến thì nên dựa trên một hệ quy chiếu chuẩn mức là bộ luận - tức Vi Diệu Pháp hay Abhidhamma. Bạn vừa đăng một số bài về Vi Diệu Pháp. Sẵn duyên, kính nhờ bạn hoan hỷ có thể dựa trên Vi Diệu Pháp để tuần tự phân ra các loại thiền - đối chiếu với Vi Diệu Pháp. Thiền nào tu tập cái gì, do nhân duyên tu tập thiện pháp ấy sẽ dẫn đến quả của mối tầng mức tu tập như thế nào, kết quả dẫn tới đâu - thiền nào thực hành trên tâm sở, thiền nào thực hành trên tâm vương, do đâu thực hành thiện pháp đó có thể dẫn đến giải thoát, vv... Bài viết phân tích về thiền dựa trên VDP, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho mọi người, và quả lành cho các tu tập của bạn.

Nếu không dựa trên một hệ quy chiếu chung, thảo luận không khéo sẽ dễ rơi vào ngã kiến. Đây không phải là điều chúng ta nên bắt đầu, vì chúng ta biết rằng sẽ không có kết thúc - là điều một hành giả thực hành giáo pháp không nên làm.
- Về việc dựa vào Vi Diệu Pháp để phân loại Thiền thì hiện tại Lu nghĩ Lu không làm được vì Lu không có thời gian, và lại Lu chỉ mới tìm hiểu Vi diệu pháp theo truyền thống Paly và chưa bắt đầu tìm hiểu Vi Diệu Pháp theo truyền thống A-hàm (hay phương Bắc), nên không thể làm được việc ấy trong thời gian ngắn hiện tại. Thêm nữa, nếu có giải thích và luận giải thì theo Lu, Bồ Tát Long Thọ đã nói trong Đại Trí Độ Luận rất rõ ràng và Lu cũng đã đăng cùng với sự chỉnh sửa theo như Sách giấy trên diễn đàn. Thêm nữa, Lu cũng không phải là người thích viết hay luận giải gì về Phật pháp, chỉ mong sao cho học tập góp nhặt càng nhiều lời dạy càng tốt. Việc viết ra như vậy, Lu cũng đã tận dụng thời gian làm việc để viết.

- Còn về hệ quy chiếu chung, Lu nghĩ tất cả các bạn Đạo hữu đều đã biết đó chính là: Tứ Diệu Đế; 37 phẩm trợ đạo; tam giải thoát môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác; Tứ Vô Lượng Tâm; Niết Bàn là chân chính giải thoát, và chủ yếu cụ thể cái quan trọng nhất là Thập Nhị Nhân Duyên hay gọi là lý Duyên Khởi. Không riêng gì Vi Diệu Pháp và tất cả luận giải cũng không vượt ngoài các yếu tố này.

- Còn các truyền thống truyền thừa trong Phật giáo có sự khác biệt, nhìn vào cứ tưởng như là chống phá nhau, với nhận định này thì theo Lu hoàn toàn là không có căn cứ, nếu chỉ nói rằng do lịch sử không nói đến sự truyền thừa của tông phái này thì kết luận đức Phật không nói giáo pháp này thì thực sự là thiếu sót, còn vì sao mọi người cũng đều hiểu, nếu như đã đi làm, đã từng học và nghiên cứu lịch sử (dân tộc hay nước khác) thì đều thấy rằng lịch sử chỉ là sự tham khảo đối chiếu không mang tính quyết định. Vì vậy, vấn đề chính là tự bản thân Phật tử phải tìm tòi và tự xác thực bằng thực hành, đúng thực là vậy, tuy rằng điều này cực kỳ khó khăn, đúng như bạn nói là dễ rơi vào ngã kiến.

- Nếu bạn và các bạn muốn trao đổi về giáo pháp truyền về hướng các nước Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản. Lu và tất cả các bạn đang tu tập theo truyền thống này sẵn sàng trao đổi trên tinh thần hoà hợp, khéo dùng từ, khéo dùng ngữ, học tập lẫn nhau. Nhưng với điều kiện các bạn cũng phải tìm hiểu truyền thống này trước để dễ dàng trao đổi vì từ ngữ mà các bạn theo truyền thống này và kia có thể dùng là khác nhau; vì trong một đề mục trao đổi thì chỉ nên trao đổi một vấn đề ngắn gọn vì theo Lu kinh nghiệm thì chỉ một vấn đề nhỏ cũng có rất nhiều quan điểm rồi. Tương tự, Lu cũng sẵn sàng trao đổi với bạn và các bạn muốn trao đổi giáo pháp theo truyền thống Paly hay A - hàm. Lu nhận thấy 2 hệ thống giáo pháp này về ý nghĩa chân chính không sai lệch nhau, còn nếu các bạn cho rằng Lu mê tín hoặc ba phải thì Lu cũng không có gì để nói :)!

- Về vấn đề Thiền theo truyền thống Paly, Lu rất là mến mộ giáo pháp theo truyền thống Paly, A-hàm, vì thực sự là rất rõ ràng, vì cứ theo như vậy là sẽ biết được, chứng được (tất nhiên vẫn phải có Thầy chứng ngộ hướng dẫn).

tangbong tangbong tangbong

Chỉ vài lời tâm huyết như vậy!

Chúc các bạn an lạc :)!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

- Cám ơn bạn LU nhiều, xin trân trọng ghi nhận những nhận xét của quý bạn. Vậy thì chúng ta hãy tạm gác lại một bên tất cả những khái niệm và khuyến khích nhau cùng tinh tấn trong thực hành bạn LU nhé. Trước đây cũng như bạn, tôi và không ít các bạn ở đây chắc cũng đã tìm hiểu rất nhiều, thảo luận rất nhiều. Bản thân tôi nay chỉ mong được là một thiền sinh an lành cố gắng thực hành trọn giáo pháp của Đức Phật.

Bạn LU có căn tánh rất cao, nguyện mong bạn tận dụng thời gian và cơ hội thực hành. Hi vọng có duyên lành hạnh hội với quý bạn tại các thiền viện trong những khoá thiền dài ngày sắp tới, nguyện cùng là những thiền sinh tinh tấn, giữ gìn trọn chánh niệm.

Kính chúc bạn và quý ĐH vạn sự an lành, tấn hoá hướng đến giác ngộ giải thoát.

Thân kính,
HTMM

ps
----
... Việc viết ra như vậy, Lu cũng đã tận dụng thời gian làm việc để viết.


- Trước đây mình cũng hay làm như vậy I-). Nhưng sau này, đã không còn làm nữa mặc dầu không ai biết baibaibai, vì tự nhiên nhận ra mình đang xài giờ của hãng vào việc khác, mỗi lần làm như vậy cảm thấy tâm không được yên ổn. Nếu công việc của bạn là do bạn tạo ra hay bạn làm chủ doanh nghiệp của chính bạn, điều này không sao. Đây chỉ là trải nghiệm của riêng mình, xin chia sẻ với bạn. Mến chúc bạn tinh tấn, an lạc.


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính bạn HoangTuMongMo,
HoangTuMongMo đã viết:- Cám ơn bạn LU nhiều, xin trân trọng ghi nhận những nhận xét của quý bạn. Vậy thì chúng ta hãy tạm gác lại một bên tất cả những khái niệm và khuyến khích nhau cùng tinh tấn trong thực hành bạn LU nhé. Trước đây cũng như bạn, tôi và không ít các bạn ở đây chắc cũng đã tìm hiểu rất nhiều, thảo luận rất nhiều. Bản thân tôi nay chỉ mong được là một thiền sinh an lành cố gắng thực hành trọn giáo pháp của Đức Phật.
Cám ơn lòng từ nơi bạn :)! Lu đã từng trao đổi với thiền Sư Damapala tại thiền viện Nguyên Thuỷ, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh về quan hệ giữa giới luật và thiền, Ngài nhấn mạnh giữ giới là việc rất quan trọng, tu tập hiệu quả là do việc giữ giới, được tặng tài liệu tu tập thiền và thực tập một buổi sớm và buổi chiều tại thiền viện. Không khí tu tập rất là trang nghiêm và yên tĩnh. Lu cũng đã dự định một thời gian nào đó để tu tập một ngày hoặc nhiều ngày liên tục tại thiền viện.
HoangTuMongMo đã viết:- Trước đây mình cũng hay làm như vậy I-). Nhưng sau này, đã không còn làm nữa mặc dầu không ai biết baibaibai, vì tự nhiên nhận ra mình đang xài giờ của hãng vào việc khác, mỗi lần làm như vậy cảm thấy tâm không được yên ổn. Nếu công việc của bạn là do bạn tạo ra hay bạn làm chủ doanh nghiệp của chính bạn, điều này không sao. Đây chỉ là trải nghiệm của riêng mình, xin chia sẻ với bạn. Mến chúc bạn tinh tấn, an lạc.
Hiện tại, nơi mình làm việc chú trọng hiệu quả công việc, không quan tâm và cũng không cấm việc riêng của nhân viên lắm, nên lúc nào công việc ổn thì mới nghiên cứu, tìm hiểu giáo pháp trong giờ làm. Nếu không thì mạch nghiên cứu, suy nghĩ, tìm kiếm giáo pháp sẽ bị đứt đoạn :), vì rằng tối về không tìm hiểu được gì, vì việc nhà, chỉ còn thực hành là chủ yếu. Dẫu biết sẽ có quả không tốt cho việc này, nhưng Lu vẫn chấp nhận :)! Cám ơn bạn đã chia sẻ :)!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong

Chào đh Lu,

Thiền Vipassana (Tỳ-bà-xá-na,thiền quán,minh sát,thiền tuệ,thiền phân tích...) là phương pháp thiền chung cốt tủy của đạo Phật,không phải của riêng Nam Tông.Đức Phật cũng đã dạy chi tiết phương thức hành trì Tứ Niệm Xứ của chư Đại Bồ tát trong Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba-la-mật-đa.

Trong Kinh Tứ Niệm Xứ,Trung A-hàm:
Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở quá khứ đều đoạn trừ năm triền cái, tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.

“Các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác ở vị lai cũng đều đoạn trừ năm triền cái là thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ.

“Ta nay trong hiện tại, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng đều đoạn trừ năm triền cái làm tâm ô uế, tuệ yếu kém. Ta cũng lập tâm chánh trụ nơi Bốn niệm xứ, tu Bảy giác chi mà chứng quả giác ngộ Vô thượng chánh tận.
Kinh Tương Ưng:
Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."
http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21393_ ... -phap.html

Kinh Ma ha Bát Nhã,Hội thứ hai Phẩm Niệm Trụ Thảy thứ 17:
Lại nữa, Tu-bồ-đề! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát là bốn niệm xứ. Những gì là bốn? Một là thân niệm xứ, hai là thọ niệm xứ, ba là tâm niệm xứ, bốn là pháp niệm xứ.
Các phương pháp như là thiền quán tưởng thần chú, linh vật của Mật tông - theo như lời ngài Dalai Lama là các phương tiện thiện xảo,tự bản thân chúng không có khả năng đưa hành giả đến trực nhận vô ngã.
Công phu hàng ngày -tỉ như tụng chú hay quán tưởng v.v. - tự chúng không có khả năng hóa giải vô- minh-căn-bản. Cả ước nguyện “cầu cho tâm lầm chấp tự tánh biến mất”, cũng không đủ; chúng ta cần phải hiểu tường tận thấu đáo tính chất của tánh không. Đây là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát toàn diện khổ đau luân hồi.

Hơn nữa, nếu không có cái nhìn thấu đáo, có khi ngồi quán tưởng hay tụng chú chẳng những không làm bớt tâm hư vọng mà lại tăng bồi thêm khuynh hướng chấp vào thực tại khách quan của thế giới và của cái tôi.

Tinh Túy Bát Nhã Tâm Kinh - Đức Dalai Lama
Trong "Đại luận về giai trình giác ngộ" của tổ Tsongkhapa cũng nói rõ về thiền tuệ quán và đặc điểm sự chứng ngộ tính không của Bồ tát và Thanh Văn,Bích Chi Phật,thực ra đều là trên cơ sở quán chiếu các pháp vô ngã bằng thiền quán(Minh sát).

Tuy nhiên tác giả nói đúng ở chỗ là Thiền tông Trung hoa,hay Tổ sư thiền là phương pháp đặc thù riêng của bên Thiền tông.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Còn các truyền thống truyền thừa trong Phật giáo có sự khác biệt, nhìn vào cứ tưởng như là chống phá nhau, với nhận định này thì theo Lu hoàn toàn là không có căn cứ, nếu chỉ nói rằng do lịch sử không nói đến sự truyền thừa của tông phái này thì kết luận đức Phật không nói giáo pháp này thì thực sự là thiếu sót, còn vì sao mọi người cũng đều hiểu, nếu như đã đi làm, đã từng học và nghiên cứu lịch sử (dân tộc hay nước khác) thì đều thấy rằng lịch sử chỉ là sự tham khảo đối chiếu không mang tính quyết định. Vì vậy, vấn đề chính là tự bản thân Phật tử phải tìm tòi và tự xác thực bằng thực hành, đúng thực là vậy, tuy rằng điều này cực kỳ khó khăn, đúng như bạn nói là dễ rơi vào ngã kiến.
tangbong

Càng ngày mình càng nhận ra rằng,nếu như chịu khó tìm hiểu và biết chánh tư duy,suy nghĩ một cách thấu đáo sẽ thấy 1 sự thống nhất xuyên suốt và không hề có chút mâu thuẫn trong giáo pháp mà Phật để lại,không còn vướng mắc vào vấn đề Nam,Bắc,Đại,Tiểu,Mật nữa.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Lành thay! Lành thay! Giáo pháp cao quý của Đức Phật qua trình bày của quý ĐH đã được liễu ngộ đoạn đầu, đoạn giữa.

Thực tánh pháp sẽ hiển lộ qua quá trình không ngừng thực hành. Trải nghiệm các chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm xuất hiện như thế nào, các chi đó được nhận biết rõ ràng ra sao, để từ đó thể nhập sơ thiền và các thiền hữu sắc; trực nhận bằng kinh nghiệm các chi của Thất Giác Chi xuất hiện như thế nào trong tiến trình thiền tuệ, mà không chỉ đơn thuần tìm hiểu đào sâu lý thuyết mà là kinh nghiệm trực nhận của người hành thiền, mới có thể làm hiển lộ giá trị cao quý và đúng đắn của pháp.

Giáo pháp giác ngộ giải thoát chỉ có thể được gìn giữ và truyền thừa, không đứt đoạn nhờ vào tinh tấn thực hành để hoàn thiện viên mãn, và sáng tỏ kinh điển. Những vị thầy như thiền sư Dhammapala mà bạn đã gặp, thiền sư Pa-Auk, đại thiền sư Mahasi, TS U Jotika, sư Kim Triệu, sư Hộ Tông, cố thiền sư Hộ Pháp, sư Tâm Pháp,… là những tấm gương cho chúng ta về sự liên tục không gián đoạn của giáo pháp. Bên cạnh việc tìm hiểu lý thuyết để đến với pháp, chúng ta nên nhìn sự thực hành không phải chỉ riêng cho bản thân các vị thầy hoặc chỉ cho bản thân chúng ta - cá nhân, mà còn với tinh thần gìn giữ giáo pháp cao quý của Đức Phật và các giá trị của giáo pháp ấy. Đây là tinh thần gìn giữ giáo pháp không đứt đoạn, liên tục.

Do duyên lành nơi đây, kính chúc quý cô chú, quý anh chị ĐH gặp nhiều thuận duyên, viên mãn trọn đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối, hướng đến giác ngộ giải thoát.

Quý kính


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.90 khách