PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết: Đức PHật dạy không thể tìm được nguyên nhân đầu tiên của vạn pháp tất cả đều do duyên khởi không có khởi đầu, và cũng không có kết thúc.

Vậy xin hỏi Vô Minh có phải là nguyên nhân đầu tiên khởi nguồn cho sự luân hồi của chúng sanh, nếu không phải thì tại sao Đức PHật xếp vô minh là khởi điểm đầu tiên trong 12 mắt xích nhân duyên, còn nếu đúng thì Đức PHật có mâu thuẩn với lời dạy trước đây của mình không ?? KÍnh mong đạo hữu Không Biết và các bậc thiện tri thức niệm tình thương tưởng, từ bi hoan hỷ bố thí cho một thời pháp
Tại sao bạn lại ghép chữ Đức Phật có mâu thuẩn... cho câu hỏi chi vậy, trong khi đó mọi người Phật tử khi đã viết hay nhắc đến Đức Phật điều tỏ lòng tôn kính. Bạn nghĩ sao?

Câu hỏi của bạn tôi cũng đáp án luôn rồi. :) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Đạo hữu CHÚ HỈ kính mến!
Trước tiên tôi xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo cùng đại chúng trong diễn dàn vì lỗi không đáng có trong cách dùng câu.Thật tình tôi không hề có ý bất kính đối với Đức PHật và hơi bị giật mình khi đạo hữu đã chỉ ra lỗi nghiêm trọng này, và xin hứa chừa bỏ lỗi này vĩnh viễn về sau. kính mong Tam Bảo ,đạo hữu Chú Hỉ và đại chúng trong diễn đàn hoan hỷ bỏ qua. Xin chân thành cám ơn CHÚ HỈ đã phát hiện và chỉ ra lỗi này để cho tôi được sám hối xin lượng thứ.....xin lượng thứ...... kinhle
Và rất mong Chú Hỉ cùng các bậc thiện tri thức tiếp tục chỉ dẫn thêm câu hỏi đã nêu trên


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:HI!! Tưởng câu hỏi này ế thậm tệ nhờ đạo hữu Không Biết mở hàng lại nên chắc sẽ đỡ hơn xin chân thành cám ơn đạo hữu Không Biết cùng các bậc thiện tri thức đã hoan hỷ để mắt ngó qua câu hỏi thô thiển của tôi . Để góp phần cho không khí tu học cuả box NT thêm sinh động và tinh thần dìu dắt của các bậc đi trước được nâng tầm "vĩ mô" TỨ VÔ LƯỢNG TÂM xin mạn phép hỏi thêm đạo hữu Không Biết cùng qúy vị thiện tri thức một câu nhỏ xíu thôi:
Đức PHật dạy không thể tìm được nguyên nhân đầu tiên của vạn pháp tất cả đều do duyên khởi không có khởi đầu, và cũng không có kết thúc.Vậy xin hỏi Vô Minh có phải là nguyên nhân đầu tiên khởi nguồn cho sự luân hồi của chúng sanh, nếu không phải thì tại sao Đức PHật xếp vô minh là khởi điểm đầu tiên trong 12 mắt xích nhân duyên, còn nếu đúng thì Đức PHật có mâu thuẩn với lời dạy trước đây của mình không ?? KÍnh mong đạo hữu Không Biết và các bậc thiện tri thức niệm tình thương tưởng, từ bi hoan hỷ bố thí cho một thời pháp
Hihi, lại ế nữa rồi à :D Trước khi trả lời câu hỏi này ngu tôi yêu cầu Đh thử giải 2 bài tập:

Bài tập 1: Đạo hữu vui lòng cho biết trên một Hình Tròn đạo hữu có thể tìm thấy điểm đầu hay điểm cuối không?

Bài tập 2: Hãy vẽ một Hình Tròn như thế vô vở hay lên bảng, khi Đh vẽ ắt là phải có điểm khởi đầu chứ ?

Bài tập nâng cao, dành riêng cho Đh chanhtronghoi :D
trong kinh có đoạn viết như vầy:
(I) (61) Vô Minh

1. - Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.

2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.

Như vậy, đây là thức ăn cho vô minh này, và như vậy là sự viên mãn.

(phẩm Song Đôi - Tăng Chi 10 pháp)
kết hợp đoạn kinh trên với nội dung các pháp Phật dạy trong các bài kinh về duyên khởi, ngu tôi cho ra một bản chế tác như sau:
này các Tỷ-kheo, không giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn không có nghe diệu pháp; không có nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn không có lòng tin; không có lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn phi như lý tác ý; phi như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn không chánh niệm tỉnh giác; không chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn không chế ngự; các căn không chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba ác hành; ba ác hành được viên mãn, thời làm viên mãn năm triền cái, năm triền cái được viên mãn, thời làm viên mãn vô minh.
Với người có vô minh, này các Tỷ-kheo, thời duyên các hành; các hành này các Tỷ-kheo, duyên các thức, thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não"


tóm lại:
không giao thiệp với bậc Chân nhân => không Nghe diệu pháp => không có Lòng tin => phi Như lý tác ý => không Chánh niệm Tỉnh giác => các căn Không chế ngự => 3 Ác hành => 5 Triền cái => Vô Minh => Hành => Thức => Danh Sắc =>... => Sanh => Già Chết

như vậy, khởi đầu cái vòng lẩn quẫn này là "không giao thiệp với bậc Chân Nhân" mà trước khi phật giác ngộ thì có bậc "Chân nhân" nào đâu để cho Phật giao thiệp. Thế mà sao ngài vẫn giải thoát khỏi sanh già bệnh chết, có mâu thuẫn quá không? :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Hihi, lại ế nữa rồi à :D Trước khi trả lời câu hỏi này ngu tôi yêu cầu Đh thử giải 2 bài tập:

Bài tập 1: Đạo hữu vui lòng cho biết trên một Hình Tròn đạo hữu có thể tìm thấy điểm đầu hay điểm cuối không?

Bài tập 2: Hãy vẽ một Hình Tròn như thế vô vở hay lên bảng, khi Đh vẽ ắt là phải có điểm khởi đầu chứ ?
Thưa "thầy" KHÔNG BIẾT
Em xin làm bài tập một "em' không tìm thấy điểm đầu và điểm cuối điều này "em" đồng ý
BÀI tập 2 khi "em" dùng compa vẽ một đường tròn thì phải có điểm khởi đầu điều đó là đương nhiên,nhưng tại sao Đức Phật không coi đây là điểm đầu tiên của một vòng tròn luân hồi cụ thể là VÔ MINH rất khó hiểu ?
Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
Mấu chốt của đoạn kinh này vẫn là thân cận các bậc Chân Nhân vậy tìm đâu ra? đạo hữu Không Biết có thể giới thiệu cho tôi một bậc Chân Nhân để tôi đến học đạo thì không cần phải lên đây để học hỏi nữa, nói thiệt nhe tăng lữ ngày nay rất khó tìm được một bậc tu hành chân chính và trí tuệ, bậc đèn điệ̀n cũng không thấy chứ nói chi đốt đuốc mà tìm ngay cả trong room này các bậc thiện tri thức đã bỏ đỉ rất nhiều tại sao như thế ? và đạo hữu cũng đã bỏ room này hơn tháng nay


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: Hihi, lại ế nữa rồi à :D Trước khi trả lời câu hỏi này ngu tôi yêu cầu Đh thử giải 2 bài tập:

Bài tập 1: Đạo hữu vui lòng cho biết trên một Hình Tròn đạo hữu có thể tìm thấy điểm đầu hay điểm cuối không?

Bài tập 2: Hãy vẽ một Hình Tròn như thế vô vở hay lên bảng, khi Đh vẽ ắt là phải có điểm khởi đầu chứ ?
Thưa "thầy" KHÔNG BIẾT
Em xin làm bài tập một "em' không tìm thấy điểm đầu và điểm cuối điều này "em" đồng ý
BÀI tập 2 khi "em" dùng compa vẽ một đường tròn thì phải có điểm khởi đầu điều đó là đương nhiên,nhưng tại sao Đức Phật không coi đây là điểm đầu tiên của một vòng tròn luân hồi cụ thể là VÔ MINH rất khó hiểu ?
Hihi, em đúng là đầu đất thật, nói đến như vậy mà vẫn không hiểu :D Bản chất của Luân hồi là những vòng lặp sanh tử- tử sinh N lần:
+ với những người còn nguyên mười kiết sử thì con số này N là vô cùng vô tận
+ với những bậc Dự lưu thì N =< 7
+ với những bậc Nhất lai thì N=1
+ với những bậc Lậu tận thì N=0

cũng giống như vẽ một Hình Tròn thì với chiếc compa trong tay "Em" có thể vẽ N vòng vô cùng vô tận; sau khi vẽ xong "Em" sẽ không tìm thấy điểm đầu/điểm cưối, nhưng khi bắt đầu vẽ vẫn phải có "1 điểm khởi đầu". Bản chất của Luân hồi là không đầu không cuối nhưng khi Mô Phỏng hay Diễn Tả về nó thì phải "có đầu có đuôi" (thì người nghe mới hiểu). Nói đến thế mà "Em" vẫn không chịu hiểu thì bác sĩ potay :D
Này các Tỷ-kheo, khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói: "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." Như vậy, này các Tỷ-kheo, lời này được nói đến. Tuy vậy, sự việc này được nêu rõ: "Do duyên này, vô minh (có mặt)". Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng vô minh có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho vô minh? Năm triền cái, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm triền cái có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho năm triền cái? Ba ác hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ba ác hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho ba ác hành? Các căn không chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, các căn không chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho các căn không chế ngự? Không chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không chánh niệm tỉnh giác? Phi như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng phi như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho phi như lý tác ý? Không có lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng không có lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không có lòng tin? Không nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, không nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho không nghe diệu pháp? Không giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy.
Mấu chốt của đoạn kinh này vẫn là thân cận các bậc Chân Nhân vậy tìm đâu ra? đạo hữu Không Biết có thể giới thiệu cho tôi một bậc Chân Nhân để tôi đến học đạo thì không cần phải lên đây để học hỏi nữa, nói thiệt nhe tăng lữ ngày nay rất khó tìm được một bậc tu hành chân chính và trí tuệ, bậc đèn điệ̀n cũng không thấy chứ nói chi đốt đuốc mà tìm ngay cả trong room này các bậc thiện tri thức đã bỏ đỉ rất nhiều tại sao như thế ? và đạo hữu cũng đã bỏ room này hơn tháng nay
Nếu bản thân tôi không phải là bậc Chân nhân, không thể cùng ĐH huân tập trong các thiện pháp thì không đời nào ngu tôi giới thiệu cho ĐH một ai khác. Mình không nắm rõ không biết rõ về mình, lại đi đặt lòng tin cậy nơi một người khác thì đó chỉ là việc làm của người ngu chứ chẳng phải là kẻ trí. Cho nên ĐH đừng có thất vọng về điều này nhé :D Tin mừng là còn có cái pháp "TỰ MÌNH Thắp Đuốc Lên Mà Đi", ĐH đặt câu đó ngay trong chữ ký mà sao không biết áp dụng :D

Mở đầu topic "Tâm Thư Khẩn Thỉnh" ngu tôi từng nói với ĐH như thế này: "Muốn chánh pháp được "xán lạng" hơn thì phải xuất gia, thọ đủ 250 giới (chứ ko phải 5 giới), tu cho chứng Niết bàn rồi tùy duyên hóa độ chúng sinh; chứ ở đây thì có thể tạm gọi lá hý luận chứ chánh pháp cũng hổng "xán lạng" hơn bao nhiêu đâu"; trong các loại hý luận thì tôi thấy "hý luận về Chánh pháp" là ít độc hại hơn hý luận về những chuyện phù phiếm của thế gian. Vì thế nên ngu tôi thỉnh thoảng mới vào đây thăm hỏi đồng đạo, tiện thể thì cũng "chém" vài câu cho vui :D
ĐH có biết thầy Mông Giác không? có thể nói là đó bậc thân sinh, khai lập ra cái Diễn đàn này; mà mấy năm nay ĐH có thấy ngài ấy vào đây nói tiếng nào không; hay như ĐH cuc dat, bien tam... là những bậc kiên trì phạm hạnh và thực hành kham nhẫn. Những người như thế thì hiếm khi ra vào những nơi như thế này. Xem như tôi đang học tập theo những bậc như thế :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

À quên,

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mồi người khác


câu màu đỏ mắc lỗi tư duy nghiêm trọng: nếu không có đuốc thì phải tự làm đuốc, còn không có lửa mới phải đi mồi người khác. Mà mồi người khác chi cho mắc công, mồi thẳng vào ngọn Lửa Chánh Pháp của Thế Tôn để lại cho chắc ăn :D

Thân ái!


Five Aggregates
Bài viết: 47
Ngày: 27/06/15 20:48
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vietnam

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Five Aggregates »

chanhhoitrong_123 đã viết:Các vị hiền giả kính mến !
Vấn đề sanh tử là việc hết sức hệ trọng đối với người tu học PHật tại gia cũng như xuất gia. Thiền sư Huyền Giác nói “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Ngài Từ Minh lại nói “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Qua lời nói của ngài Từ Minh việc sanh tử như "đắp" và "cởi" rất dễ dàng và tự tại. Theo ngu ý cuả tôi các vị thiền sư thời đó khi đã đắc đạo thì làm chủ sanh tử một cách dễ dàng muốn đắp và cởi giờ nào cũng được
vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ? Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
KÍnh mong các bậc thiện tri thức góp ý cho vấn đề này dưới cái nhìn của Phật giáo Nam Truyền
Chỉ là chữ nghĩa sao đi chép lại đời này qua đời khác. thật không ích lợi chi! kinhle


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Five Aggregates đã viết:Chỉ là chữ nghĩa sao đi chép lại đời này qua đời khác. thật không ích lợi chi!
Đây là diễn đàn thảo luận phật pháp để học hỏi lẫn nhau, nếu ai cũng đắc đạo hết thì không có gì để nói và không cần phải lập diễn đàn này để làm gì. Có thể bạn cảm thấy câu này không lợi ích đối với bạn nhưng với tôi và các đạo hữu khác cảm thấy lợi ích thì sao?Nếu mình cảm thấy không có lợi ích đối với mình thì đừng viết những gì không lợi ích cho người khác đọc
Thân ái !


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Hihi, em đúng là đầu đất thật, nói đến như vậy mà vẫn không hiểu :D Bản chất của Luân hồi là những vòng lặp sanh tử- tử sinh N lần:
+ với những người còn nguyên mười kiết sử thì con số này N là vô cùng vô tận
+ với những bậc Dự lưu thì N =< 7
+ với những bậc Nhất lai thì N=1
+ với những bậc Lậu tận thì N=0

cũng giống như vẽ một Hình Tròn thì với chiếc compa trong tay "Em" có thể vẽ N vòng vô cùng vô tận; sau khi vẽ xong "Em" sẽ không tìm thấy điểm đầu/điểm cưối, nhưng khi bắt đầu vẽ vẫn phải có "1 điểm khởi đầu". Bản chất của Luân hồi là không đầu không cuối nhưng khi Mô Phỏng hay Diễn Tả về nó thì phải "có đầu có đuôi" (thì người nghe mới hiểu). Nói đến thế mà "Em" vẫn không chịu hiểu thì bác sĩ potay :D
Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIẾT
Ngay từ mới sanh bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh Thiểu năng(trí tuệ đần) do đó đạo hữu chê tôi "đầu đất" cũng không sao vì đây là bệnh bẩm sinh mà .ĐH giải thích như thế tôi cũng đã hiểu rồi
Nếu bản thân tôi không phải là bậc Chân nhân, không thể cùng ĐH huân tập trong các thiện pháp thì không đời nào ngu tôi giới thiệu cho ĐH một ai khác. Mình không nắm rõ không biết rõ về mình, lại đi đặt lòng tin cậy nơi một người khác thì đó chỉ là việc làm của người ngu chứ chẳng phải là kẻ trí. Cho nên ĐH đừng có thất vọng về điều này nhé :D Tin mừng là còn có cái pháp "TỰ MÌNH Thắp Đuốc Lên Mà Đi", ĐH đặt câu đó ngay trong chữ ký mà sao không biết áp dụng
ĐH không có nghe thuật ngữ các Bệnh viện hay dùng: "bệnh này nặng quá phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ". Tôi nhớ không lầm thời kỳ Đức Phật có những chúng sanh Đứ́c Phật không độ được cũng phải "chuyển viện" cho đệ tử Đức Phật độ.Việc giới thiệu một người khác có duyên hơn mình là việc bình thường, vì không ai trên thế gian này có thể làm được tất cả nhiều việc, hoặc có thể cứu giúp ai tất cả trừ khi một đấng toàn năng nào đó cứ hô hào cứu độ chúng sanh nhưng vẫn thấy chúng sanh lặn hụp mò cua bắt ốc trong 6 nẽo luân hồi :D
có thể đạo hữu là đấng toàn năng chăng hí hí....thôi hý luận rồi, không dám nhiều chuyện nữa
Xin đạo hữu và các bậc thiện hữu tri thức khác giải thích dùm câu này:
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Chữ ngã ở đây được hiểu như thế nào cho đúng trong khi Đức Phật chủ trương Vô Ngã


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Nếu bản thân tôi không phải là bậc Chân nhân, không thể cùng ĐH huân tập trong các thiện pháp thì không đời nào ngu tôi giới thiệu cho ĐH một ai khác. Mình không nắm rõ không biết rõ về mình, lại đi đặt lòng tin cậy nơi một người khác thì đó chỉ là việc làm của người ngu chứ chẳng phải là kẻ trí. Cho nên ĐH đừng có thất vọng về điều này nhé :D Tin mừng là còn có cái pháp "TỰ MÌNH Thắp Đuốc Lên Mà Đi", ĐH đặt câu đó ngay trong chữ ký mà sao không biết áp dụng
ĐH không có nghe thuật ngữ các Bệnh viện hay dùng: "bệnh này nặng quá phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ". Tôi nhớ không lầm thời kỳ Đức Phật có những chúng sanh Đứ́c Phật không độ được cũng phải "chuyển viện" cho đệ tử Đức Phật độ.Việc giới thiệu một người khác có duyên hơn mình là việc bình thường, vì không ai trên thế gian này có thể làm được tất cả nhiều việc, hoặc có thể cứu giúp ai tất cả trừ khi một đấng toàn năng nào đó cứ hô hào cứu độ chúng sanh nhưng vẫn thấy chúng sanh lặn hụp mò cua bắt ốc trong 6 nẽo luân hồi :D
có thể đạo hữu là đấng toàn năng chăng hí hí....thôi hý luận rồi, không dám nhiều chuyện nữa
Xin đạo hữu và các bậc thiện hữu tri thức khác giải thích dùm câu này:
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Chữ ngã ở đây được hiểu như thế nào cho đúng trong khi Đức Phật chủ trương Vô Ngã
ĐH không nên có những lý luận dễ dãi và xuyên tạc như vậy. Ai nói với ĐH là "có những chúng sanh Đứ́c Phật không độ được cũng phải "chuyển viện" cho đệ tử Đức Phật độ", yêu cầu trích dẫn từ Kinh Luật NT làm luận chứng. Nếu không làm được thì cảm phiền Đh đi quỳ nhang 3 tiếng vì "cái tội" xuyên tạc Như Lai và giáo pháp của Như Lai. Ai cũng như Đh thì chánh pháp này loạn mất. :D

"Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn " câu này thì nghe sặc mùi của ba tàu, không thích hợp đem thảo luận ở đây; nhưng mà câu sau đó thì đh "hủy báng" Phật hơi bị nặng :D
Ai nói với đh là Đức Phật chủ trương Vô Ngã? Đã có chủ trương rồi lại còn Vô ngã, thế cái chủ trương đó là Ngã hay Vô ngã? người tinh ý một chút thì không thể nào nuốt trôi một câu như thế.

Bây giờ bắt tay vào mổ nó thôi..
Những câu hỏi không được Phật trả lời[1]

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :
–Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?
–Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.
- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?
Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :
- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :
1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?
2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?
3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?
4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?
Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :
- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?
Đức Phật đáp :
- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.


Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :
–Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?
Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :
–Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?
–Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết “vô ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”.

(http://quangduc.com/p50266a52305/38-ha- ... na-nam-560)
thấy không Đh, đức Phật có "chủ trương vô ngã" không Đạo hữu? Thà rằng Đh tự cho là mình không biết còn hơn là Đh rơi vào cái "chấp không" như thế :D

còn nữa nè Đh:
IV. Thân Ái (S.i,71)

1) Ở tại Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

3) "Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

4) Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

5) -- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

(Tương Ưng Kosala - TƯƠNG ƯNG BỘ)
Đh đếm thử xem có bao nhiêu cái "Tự Ngã" được nói tới và đã được Phật chấp nhận bằng lời nói "Như vậy là phải, thưa Đại vương" :D

Đh thử nghĩ xem, nếu như đh có làm điều gì Ác, vì rằng các pháp ấy là "vô ngã" nên Đh không có dính dáng, không có liên hệ, không phải chịu hậu quả gì về việc làm đó; hay như đh làm điều gì Thiện, vì chúng cũng "vô ngã" nên Đh cũng ko dính dáng, ko liên hệ, ko có nhận hậu quả gì về các việc làm thiện đó. Nói như vậy Đh có hoan hỷ không, có còn lẻ phải luân thường trong cuộc đời này không?
Phật tử ngày nay hay hiểu "đạo lý Vô ngã" của Phật theo kiểu bác bỏ luật nhân quả nghiệp báo như thế. :D

* trả lời Đh câu này mà trong lòng ngu tôi cảm thấy có đôi chút thất vọng. Ngu tôi với Đh dù sao cũng có chút thiện duyên trong giáo pháp này, ít nhiều tôi cũng biết được căn cơ của Đh. Nhưng qua trao đổi mấy bửa nay sao tôi thấy "cái tuệ" trong Đh dường như bị đứng lại, nhưng mà Đh vẫn chưa "thể nhập" được chánh pháp; hay như lời đh Laghinghaha có nói ở bên kia là chánh pháp của Phật rất là khó; không phải ai cũng có phần. Hy vọng là tôi đã đa đoan và đã sai :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn " câu này thì nghe sặc mùi của ba tàu, không thích hợp đem thảo luận ở đây; nhưng mà câu sau đó thì đh "hủy báng" Phật hơi bị nặng :D
ai nói với đh là Đức Phật chủ trương Vô Ngã? Đã có chủ trương rồi lại còn Vô ngã, thế cái chủ trương đó là Ngã hay Vô ngã? người tinh ý một chút thì không thể nào nuốt trôi một câu như thế.
ĐH Không Biết KÍNH mến !
Chủ đề của topic là PGNT nhìn nhận vấn đề này như thế nào, mục đích của topic là để xây dựng nền tảng hiểu biết của người học phật. Với chánh kiến của PGNT mọi vấn đề trong cuộc sống sẽ được soi sáng.Câu thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn trong chiều dài lịch sử của ngày lễ VESAK hai truyền thống NT và BT đều nói về câu này đó thưa đạo hữu :
Đây là của BT do HT THANH TỪ giảng:
http://giacngo.vn/phathoc/thientong/2013/05/14/364240/
Và đây là của NT do HT VIÊN MINH giảng:
https://www.youtube.com/watch?v=kAtgfyIK6OQ
Nếu như ĐH cho rằng vấn đề này không thích hợp trong thảo luận thì việc rộng giảng câu trên của hai vị cao tăng tiêu biểu cho hai truyền thống NT và BT là vô ích hay sao? Rất nhiều phật tử và ngoại đạo hiểu lầm câu này
Vấn đề ở đây người phật tử phải hiểu câu này như thế nào cho đúng chánh kiến đó đạo hữu. Đạo hữu cho rằng câu này "sặc mùi ba tàu" không đáng để thảo luận thì PGNT đang đứng ở đâu trong thời đại hôm nay ? Theo tôi thiết nghĩ thảo luận trong BoX NT không phải chỉ xoay quanh vấn đề kinh điển NT, mà mọi ngóc ngách trong cuộc sống những vấn đề thời sự nóng hổi phải được PGNT chiếu soi bằng tuệ giác của người học phật.Có thể đạo hữu sẽ nói rằng những ngóc ngách của cuộc sống không liên quan gì đến đời sống phạm hạnh, không đưa đến yểm ly ,ly tham an tịnh thắng trí Niết bàn...vâng điều này rất đúng nhưng chỉ đúng với những hạng người ích kỷ thiếu lòng từ bi, chả lẽ trong rừng kinh điển NT những lời giáo huấn cao thượng của Đức PHật chỉ dành cho những hạng người sống đời sống phạm hạnh hay sao ? còn đâu là tứ chúng đồng tu ?vậy thì trong Box NT này được bao nhiêu người sống đời sống phạm hạnh thưa ĐH ? và mặc nhiên những người cư sĩ sẽ không được học hỏi, không nên thảo luận những điều được cho là vô ích vì không liên quan gì đến đời sống phạm hạnh. Vậy thì khi Đức phật Đản Sanh ngài nói lên những lời này để nhằm giáo huấn ai: ?
"29. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Vị Bồ-tát khi sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Pháp nhĩ là như vậy.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong14.htm
Câu được tô đậm màu đỏ về mặt nội dung và ý nghĩa hoàn toàn không khác gì nhiều so với câu thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn ( A HÀM) vậy thì xin hỏi đh câu này được trích từ chánh tạng NT có đáng được thảo luận hay không ? nếu như ĐH cảm thấy câu này không đáng thảo luận thì không cần thiết phải trả lời nhưng đừng đánh mất lòng từ bi của mình vì những nguyên tắc "cứng đơ"̀ đó nhe kinhle
ĐH không nên có những lý luận dễ dãi và xuyên tạc như vậy. Ai nói với ĐH là "có những chúng sanh Đứ́c Phật không độ được cũng phải "chuyển viện" cho đệ tử Đức Phật độ, yêu cầu trích dẫn từ Kinh Luật NT làm luận chứng. Nếu không làm được thì cảm phiền Đh đi quỳ nhang 3 tiếng vì "cái tội" xuyên tạc Như Lai và giáo pháp của Như Lai. Ai cũng như Đh thì chánh pháp này loạn mất. :D

Em không phải là ông Duy Tuệ 2 đâu thưa ngài Không Biết em có 10 lá gan đi nữa cũng không dám xuyên tạc Thế Tôn, nói "em" như thế có quá lời chăng khi đaọ hữu dùng từ "xuyên tạc" đề nghị Admin "khoá viết" ĐH Không BIẾT vì tội xuyên tạc và vu khống em quá đáng =)) . Có 3 điều mà Đức phật không thể làm được:
1/ Đức Phật không thể độ người không có duyên với ngài
2/Đức Phật không thể cứu được chúng sanh khi định nghiệp trổ ra
3/ Đức Phật không thể độ tận chúng sanh
http://www.phatam.com/video/thich-nu-nh ... b5c70.html
Như vậy việc Đức Phật "chuyển viện" cho đệ tử của ngài độ, người mà đức phật không có duyên để độ là việc bình thường. Chuyện này nó nhỏ như con thỏ tới mức không cần thiết phải ghi lại trong chánh tạng cho nên không được tìm thấy trong chánh tạng NT :D

Những câu hỏi không được Phật trả lời

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :
–Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?
–Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.
- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?
Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :
- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :
1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?
2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?
3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?
4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?
Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :
- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?
Đức Phật đáp :
- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :
–Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?
Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :
–Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?
–Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết “vô ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”.
(http://quangduc.com/p50266a52305/38-ha- ... na-nam-560)
thấy không Đh, đức Phật có "chủ trương vô ngã" không Đạo hữu? Thà rằng Đh tự cho là mình không biết còn hơn là Đh rơi vào cái "chấp không" như thế :D

Vậy thì xin hỏi ĐH khi Đức Phật dạy thiền quán để phá chấp ngã đạt được Vô ngã, vậy có gì khác giữa người đạt được vô ngã và người chủ trương Vô ngã ạ?
IV. Thân Ái (S.i,71)

1) Ở tại Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

3) "Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

4) Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

5) -- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.
Đh đếm thử xem có bao nhiêu cái "Tự Ngã" được nói tới và đã được Phật chấp nhận bằng lời nói "Như vậy là phải, thưa Đại vương" :D

(Tương Ưng Kosala - TƯƠNG ƯNG BỘ)


Cái này khi nói chuyện với người sơ cơ như đức vua Pasenadi thì Đức phật phải chấp nhận những quy ước Tục đế tuỳ theo đối tượng và ngữ cảnh mà Đức phật khéo léo khế lý khế cơ chứ đạo hữu

Đh thử nghĩ xem, nếu như đh có làm điều gì Ác, vì rằng các pháp ấy là "vô ngã" nên Đh không có dính dáng, không có liên hệ, không phải chịu hậu quả gì về việc làm đó; hay như đh làm điều gì Thiện, vì chúng cũng "vô ngã" nên Đh cũng ko dính dáng, ko liên hệ, ko có nhận hậu quả gì về các việc làm thiện đó. Nói như vậy Đh có hoan hỷ không, có còn lẻ phải luân thường trong cuộc đời này không?
Phật tử ngày nay hay hiểu "đạo lý Vô ngã" của Phật theo kiểu bác bỏ luật nhân quả nghiệp báo như thế. :D

* trả lời Đh câu này mà trong lòng ngu tôi cảm thấy có đôi chút thất vọng. Ngu tôi với Đh dù sao cũng có chút thiện duyên trong giáo pháp này, ít nhiều tôi cũng biết được căn cơ của Đh. Nhưng qua trao đổi mấy bửa nay sao tôi thấy "cái tuệ" trong Đh dường như bị đứng lại, nhưng mà Đh vẫn chưa "thể nhập" được chánh pháp; hay như lời đh Laghinghaha có nói ở bên kia là chánh pháp của Phật rất là khó; không phải ai cũng có phần. Hy vọng là tôi đã đa đoan và đã sai :D

Cái vô ngã của Phật dạy theo tôi hiểu không phải là chấp không hoàn toàn để mình vô trách nhiệm với nhân quả cuả mình. Tất nhiên người Vô ngã là người cực kỳ thánh thiện nhưng không còn cái ta, và cái của ta, làm vô điều công đức nhưng tự tại không còn dính mắc vào việc mình làm. Đạo hữu đa đoan nhưng không sai đừng để cho ngoại đạo chê mình là kẻ TIÊU NHA BẠI CHỦNG thì lúc đó đạo hữu mới sai ,hãy làm việc gì mà đạo hữu cho là hợp thời. Và em không muốn thấy một Không Biết không bao giờ không muốn biết
kính !
Sửa lần cuối bởi chanhhoitrong_123 vào ngày 09/07/15 17:19 với 1 lần sửa.


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

VÔ NGÃ hay TỰ NGÃ đã được bàn đến ở chủ đề này rồi: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =36#p91759 .,.,


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.104 khách