Xả ly bậc nhất

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Đọc lại luật thi đấu Kata và Kumite đi bạn. Còn muốn hiểu về Kime và Zanshin thì xem những trận chung kết của JKA All Japan và của WKF rồi so sánh. JKA đòi hỏi thể hiện những điểm này khắt khe hơn WKF nhiều.

Kime chỉ là nét đặc trưng của kỹ thuật mà thôi. Cái gọi là "hợp thời" nó nằm ở chiến thuật đối kháng gồm có 3: Sen no sen, Sen Sen no sen, Go no sen. Cao thủ thỉ vứt luôn 3 thứ này tiến tới Satori.


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Nắm ngay danh, sắc này đây,
Trực tâm quán sát danh này khởi lên.

Căn trần, danh sắc làm duyên,
Con đường Chánh Pháp khắp miền chúng sanh.
Cũng chỉ là sắc là danh,
Chánh niệm Quán - Xả, thực hành Tám Chi.
Chẳng cần dời đổi làm chi,
Vạn duyên là pháp, khởi thì xét Tâm.
Tham, Sân, Si, Mạn, Quý Tàm,…
Ưng vô sở trụ, chánh tâm - xả liền.

Khen, chê, chán, ghét, mê, ghiền,…
Khởi bao tâm sở đảo điên cuộc đời.
Dù đi giữa vạn dòng đời,
Bình yên tĩnh lặng, thảnh thơi vô cùng.
Dù cho sóng gió bão bùng,
Tĩnh tâm quán sát tận cùng chuỗi tâm.
Bao nhiêu nghiệp thức rễ mầm,
Dừng tâm phản ứng, diệt mầm vô minh.

Dù đời vạn nẻo gập ghình,
Buồn vui sướng khổ, tâm mình tạo ra.
Dẫu đi trong cõi ta bà,
Trạch tâm buông xả, cũng là cõi thiên!

Tuệ tri Thấy/Biết hiện tiền
Dừng tâm phản ứng, sanh - liền diệt ngay.
Bao nhiêu nhân quả từ đây,
Trọn hành Phật đạo, có ngày thoát ly.

Lành thay, lành thay!

Kính chúc quý ĐH luôn tấn hóa, an lạc trong pháp hành.

mt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu minhthoat

Có lẽ câu hỏi và tiêu đề của chủ đề này không khớp với nhau nên khiến cho cuộc thảo luận trở nên không thực sự hiệu quả. Con đọc đi đọc lại nhiều lần thì nay có lẽ đã hiểu ra vấn đề.
Với câu hỏi đầu chủ đề, ý chính xác của con là "Làm sao để xả ly những chấp nhứt trong tâm ở mức cao nhất". Vì là kẻ tại gia, còn vướng bận cơm áo gạo tiền, thân bằng quyến thuộc nên nội dung chính xác là thế.

Sở dĩ con đặt ra câu hỏi này vì thời gian qua con phát hiện ra mình xả ly được rất nhiều sự việc mà trước kia không làm được, tâm được an lạc, định tĩnh đi nhiều. Cũng không rõ nguyên nhân do đâu. Tuy nhiên điểm quan trọng là trong tâm vẫn còn kẹt (dính mắt) vào một số sự việc, đôi lúc nó cướp mất sự an lạc, chánh niệm, tỉnh giác của tâm. Vì thế nên muốn tinh tấn xả ly hơn nữa.

Theo con thấy, các pháp tu lớn nhỏ đều hướng tới xả ly:
- Các pháp chỉ: cũng chính là xả ly những lậu hoặc, ngăn chặn những phiền não.
- Các pháp quán: cũng chính là huân tập sự nhìn nhận như thật các pháp nội ngoại, xả ly vô minh, xả ly tham ái.
- Khi chỉ quán tiến bộ, định lực tăng trưởng thì cũng là lúc việc huân tập xả ly bước lên một nấc thang cao hơn, xả ly những lậu hoặc vi tế hơn (nhờ định nên thấy, có thấy pháp mới thấy có xả).
- Các pháp Văn - Tư cũng giúp xả ly rất tốt, ví dụ khi hiểu rõ và đúng nhân quả, tâm xả ly những cưỡng cầu, sân giận, phẫn nộ đi nhiều.
- Ngoài ra, theo kinh nghiệm con thấy, xả ly có thể đạt một bước nhảy vọt nhờ một sự kiện nào đấy (Ví dụ thực tế như có người thấy cảnh người thân qua đời mà buông bỏ mọi thứ quyết chí xuất gia)

Con ngày ngày đi đứng nằm ngồi thì Niệm Phật là chỉ, Tứ Niệm Xứ là quán. Thực hành hai pháp này con cảm thấy tựa như ta đang ngồi trong một cái am giữa hồ nước mát (nhờ chỉ nên được an tịnh mát mẽ), bốn pháp quán dưới sự chánh niệm và tỉnh giác khi tác ý trước các pháp tựa như bốn phía tường thành trong suốt vững chắc giúp thấy rõ và ngăn chặn lậu hoặc. Nhưng vì còn một số chấp nhứt nan giải làm tan biến cái cảnh đẹp kia.

Ví dụ 1: - Khi con thấy có người nói sai quấy về Pháp, lần 1, lần 2, lần 3 còn tùy duyên được chứ nhiều lần quá thì lửa sân liền nhuốm lên, cái tay cứ muốn viết nội dung để mà giải thích, để mà giải nghi, để mà cố gắng làm tan cái sai quấy kia. Đọc kinh con biết rõ, với những việc này con biết tác ý dưới sự soi rọi của lý nhân quả, tác ý với từ tâm, chẳng phải dùng sân tâm. Nhưng mà thực sự phiền não vẫn nhuốm lên liền ngay tại thời điểm x lần nào đó, không khắc chế được. Hình như chính từ tâm cũng là kẻ khiến con CHẤP KẸT vào chỗ này, dẫn đến phiền não.

Ví dụ 2: - Khi cần dùng phương tiện, tất phải dùng phương tiện. Ví dụ: một đứa bé không ngoan, ngoài nhiều cách khác đã làm không hiệu quả, ta lại phải dùng cách sân. Dù tâm ta không thực sự sân nhưng vì phải hiện tướng sân (mắt trợn, mặt giận, tay vung cây roi, miệng la lớn) thì chính cái lúc đó làm sao để phiền não không lóe lên trong tâm, càng về sau con thấy càng khó hiện tướng sân, mỗi lần cố thì tự thấy phiền não dấy lên thật nhiều lắm? Con nhận thấy nếu như dùng từ tâm cho mọi trường hợp, đối với ta thì vô hại, nhưng đối với người có khi chẳng có kết quả.

Con cũng hiểu ý đạo hữu Minh Thoat ở bài thơ kia, tuy nhiên vấn đề là mình còn phải bám cái thuyền để qua sông, vì thế phải chăm cái thuyền ấy cho vững, cho chắc, cho bền, để ta cùng người mới vượt qua bờ bên kia.

Xin kính hỏi chư vị, có cách nào giúp alpha đỡ khổ các phiền não trên kia không! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

alphatran đã viết: ...
tuy nhiên vấn đề là mình còn phải bám cái thuyền để qua sông, vì thế phải chăm cái thuyền ấy cho vững, cho chắc, cho bền, để ta cùng người mới vượt qua bờ bên kia.

kinhle
ĐH AlphaTran kính mến,

ĐH đã tiến rất dài, rất xa, rất tốt trên con đường tu tập rồi đó kinhle .

ĐH cũng đã kết luận, "phải chăm cái thuyền cho vững, chắc, bền". Khi ĐH nói vậy, mt tin rằng, đh đã biết khúc mắc là chỗ nào rồi, cần tu tập gì trước để khắc phục, để cho con thuyền thật "chắc, vững, bền", hổ trợ tinh tấn hơn trên con đường dài hướng tới giác ngộ, giải thoát - con đường thoát khổ.

Các phiền não là những lậu hoặc, triền cái thô, có thể tạm làm yếu bằng tu tập các pháp đối nghịch, tu tập Tứ Vô Lượng Tâm như ĐH đã nói, như từ làm yếu sân hận. Trường hợp của ĐH, lẫn mt, chúng ta thật nên tinh tấn hơn nữa trong tu tập định cho đến có kết quả, tu tập các thiền định, thiền hữu sắc, từ Sơ thiền đến Tứ Thiền, mới có thể chế ngự vững chắc đoạn trừ các lậu hoặc, triền cái.

Tất nhiên, chúng ta không phải phân vân chuyện Ngô, hay Sở, vì sự tu tập chuyên về thiền định, tu tập các thiền hữu sắc hoàn toàn không trái ngược với pháp môn nào trong đạo Phật cả, không những vậy lại càng hổ trợ tinh tấn, làm nền tảng vững chắc cho các tu tập khác, mang tới cho hành giả tâm định kiên cố trong đời, trong đạo.

Ngoài ra, ở đây còn có cô Biển Tâm là vị chuyên tu tập các thiền định, thiền hữu sắc, lẫn thiền quán. Cô Biển Tâm chắc chắn là vị hướng dẫn đầy đủ từ, bi, hỉ, xả, hiểu rõ pháp học và nhuần nhuyễn pháp hành, đã đi, đã đến, có thể chỉ dạy, giúp đỡ giải đáp các khúc mắc trong các giai đoạn thực hành. Mt chia sẻ những điều này với trọn tâm lành. kinhle

Kính chúc ĐH càng tin tấn, con thuyền càng vững, chắc, bền, không những cho tu tập bản thân, mà có thể trở nên một con thuyền lớn, hổ trợ giúp đỡ cho khắp chúng sanh hữu duyên đồng giác ngộ, giải thoát - hành hạnh Bồ Tát, trọn thành các hạnh nguyện Ba La Mật.

Kính chúc cô Biển Tâm, và quý ĐH đồng tu tập sớm trọn thành đạo quả.

kinhle kinhle kinhle

mt


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Alphatran.
không sao đâu, đừng chấp chặt theo tiêu đề, vì lúc ra tiêu đề tâm tác ý như thế, thời gian qua tâm thay đổi theo sự hiểu biết là chuyện rất bình thường, nên bt cũng chia xẻ lên đây theo từng giai đoạn tầm tứ của ĐH tangbong
alphatran đã viết:Ví dụ 1: - Khi con thấy có người nói sai quấy về Pháp, lần 1, lần 2, lần 3 còn tùy duyên được chứ nhiều lần quá thì lửa sân liền nhuốm lên, cái tay cứ muốn viết nội dung để mà giải thích, để mà giải nghi, để mà cố gắng làm tan cái sai quấy kia. Đọc kinh con biết rõ, với những việc này con biết tác ý dưới sự soi rọi của lý nhân quả, tác ý với từ tâm, chẳng phải dùng sân tâm. Nhưng mà thực sự phiền não vẫn nhuốm lên liền ngay tại thời điểm x lần nào đó, không khắc chế được. Hình như chính từ tâm cũng là kẻ khiến con CHẤP KẸT vào chỗ này, dẫn đến phiền não.

Trước khi sân có sân không ? sau khi sân còn sân không ? có phải tâm sân cũng có cường độ của nó ? chỗ này cần có định để quán các pháp đổi thay cho đến khi thấy điểm chuyển tiếp giữa sự đổi thay của 2 pháp thì sẽ kinh nghiệm một thực tướng mà tâm chỉ lặng lẽ nhìn thôi không thể có lời dù là tâm ngôn - Xả đấy ĐH ạ -
hoặc là dùng Chỉ cho sân hạ xuống bớt rồi Quán cái sân còn âm ỉ bên trong, nếu sân bùng lên lại thì trở về Chỉ (vì nó mạnh hơn Ta) rồi lại Quán. Chỉ rồi Quán, Chỉ rồi Quán..............không nên Chỉ miên mật chờ sóng lặng biển yên, vì sóng không phải do nhân tám gió mà do lòng biển còn chứa đủ phong ba. Biển sóng tạm yên tức là tâm tạm quân bình giai đoạn đó, tâm an tỉnh thường có chánh niệm, có niệm thì tâm sẽ nói cho ĐH biết "nên viết, nên nói - hay không nên viết, không nên nói" .
alphatran đã viết:Ví dụ 2: - Khi cần dùng phương tiện, tất phải dùng phương tiện. Ví dụ: một đứa bé không ngoan, ngoài nhiều cách khác đã làm không hiệu quả, ta lại phải dùng cách sân. Dù tâm ta không thực sự sân nhưng vì phải hiện tướng sân (mắt trợn, mặt giận, tay vung cây roi, miệng la lớn) thì chính cái lúc đó làm sao để phiền não không lóe lên trong tâm, càng về sau con thấy càng khó hiện tướng sân, mỗi lần cố thì tự thấy phiền não dấy lên thật nhiều lắm? Con nhận thấy nếu như dùng từ tâm cho mọi trường hợp, đối với ta thì vô hại, nhưng đối với người có khi chẳng có kết quả.
Cảnh bất như ý thường làm duyên cho tâm sân khởi sanh, nhưng với một tâm từ đối cảnh không nghịch lòng, không xem đó là bất như ý mà chỉ thấy có pháp bất thiện thế gian, sau đó mới dùng Pháp để khuyên giải hay có thể "hiện tướng " sân như lời Đạo Hữu, nhưng nghiêm nghị & cứng rắn cũng đủ, chứ (mắt trợn, mặt giận, tay vung cây roi, miệng la lớn) thì có lẽ là sân thật rồi đó.

Những gì đã chia xẻ đều nằm trong Giới Định Tuệ (đoạn đầu, đoạn giữa & đoạn cuối mà Kinh thường đề cập) . Đạo hữu Alphatran đang đi trên con đường đến Xả, nhưng ĐH cũng biết cuộc sống Đời thường làm cho ta lúc tỉnh lúc mê, khi xả khi chấp, phút giây nào không có Đạo Đế là phút giây đó có cái Ta ở trong Khổ Đế & Tập Đế. Đạo Hữu hãy kiên nhẫn thì đường đi sẽ thu ngắn lại, không có sự rút ngắn tập khí lậu hoặc nào hơn là lấy Bát Chánh Đạo mà tu Giới Định Tuệ. Chỉ lo chúng ta sợ Chết mà không đi được đến cuối đường thôi (bt mượn ý câu nói phải chết đi sống lại 1 lần của vị đạo hữu ở diễn đàn này).

Chúc Đạo Hữu kiên nhẫn hơn trong Pháp Hành & bt cũng chúc cho ĐH thường được tâm trong sáng để với mọi lời chia xẻ của bất kỳ ai, cũng tìm xem trong đó có đầy đủ đoạn đầu-đoạn giữa-đoạn cuối hay không. Chia xẻ của đao hữu MT cũng đầy đủ ý ấy.

cám ơn đạo hữu Alphatran đã lắng nghe .
cám ơn đạo hữu Minh Thoát cùng chia xẻ hổ trợ cho Pháp này.

kính,bt


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Theo Nam Truyền thì cao nhất là xả ly tham ái. Ái sạch thì sân si chẳng còn chổ để bám víu.
Tuy nhiên nếu tại gia, vướng bận nhiều thứ cần phải lo tính thì có lẽ xả bỏ được tất cả những gì mà bản thân mình không cần đến, chỉ còn lại những thứ bổn phận. Phiền não có thể vắng lặng nhưng không thể triệt để được vì còn những bổn phận. Trong trường hợp này, ngoài việc hành pháp xả ly trong tất cả suy nghĩ và hành động; phải rèn luyện thêm tâm từ bi thì chuyển hóa được cái tâm nhỏ hẹp trở nên rộng lớn, sân hận sẽ được tâm từ bi hóa giải.

Vài lời mạo muội, có gì chưa đúng xin phép được bỏ qua! cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu minhthoat cùng chư hiền,

Như trên cô nói, có phải là ngày nào chưa chứng quả A La Hán (quả vị mà lậu đã tận) thì ngày đó ta còn chấp kẹt vào một số pháp dù ít hay nhiều. Những gì ta có thể làm chỉ là làm ngừng các phiền não đã sanh, và xả ly các pháp bị dính mắt?

Cô nói "với một tâm từ đối cảnh không nghịch lòng, không xem đó là bất như ý mà chỉ thấy có pháp bất thiện thế gian". Con cũng hiểu ý này nhưng mà lại không thực hành được. Cô có thể hoan hỷ chỉ rõ giúp con cách tác ý khi đối cảnh nghịch lòng để ta chỉ thấy nó là bất thiện chứ không thấy bất như ý? Cũng tức là bậc đắc một, hai, ba, bốn thiền thì đối cảnh như thế nào trong khi lại không sanh phiền não.

Con nhận thấy điểm CHẤP KẸT LỚN NHẤT mà con bị chính là CHẤP PHÁP. Học càng nhiều lại càng chấp vào đó nhiều, phiền não dấy lên như từng đợt sóng dữ, bất chợt, tối om. Nếu không chấp thì cứ như kẻ vô tình, bất tri bất giác. Con thấy có đúng có sai cũng vì chấp pháp. Kinh Tăng Chi Bộ - Tập I - Phẩm Sứ giả của trời, Phật dạy:
- Vậy này Sàriputta, hãy học tập như sau : "Trong cái thân có thức này, sẽ không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, chúng tôi sẽ chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy !". Như vậy, này Sàriputta, các Ông cần phải học tập. Khi nào Tỷ-kheo đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; vị ấy chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Người như vậy, này Sàriputta, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.... "
Cô có thể chỉ giúp con là TRI KIẾN VỀ PHÁP PHẬT DẠY và "ngả kiến, ngã sở kiến" kia là khác nhau ở điểm nào hay cũng là một. Và nếu là một thì khi học lời Phật dạy làm sao để "không có ngả kiến, ngã sở kiến". Con thật sự khát khao sự an lạc thuần tịnh của trạng thái "đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ", hay "đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau".

Mong được cô biển tâm và các vị hoan hỷ chỉ dẫn cho! kinhle kinhle kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

alphatran đã viết:Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu minhthoat cùng chư hiền,

Như trên cô nói, có phải là ngày nào chưa chứng quả A La Hán (quả vị mà lậu đã tận) thì ngày đó ta còn chấp kẹt vào một số pháp dù ít hay nhiều. Những gì ta có thể làm chỉ là làm ngừng các phiền não đã sanh, và xả ly các pháp bị dính mắt?

Cô nói "với một tâm từ đối cảnh không nghịch lòng, không xem đó là bất như ý mà chỉ thấy có pháp bất thiện thế gian". Con cũng hiểu ý này nhưng mà lại không thực hành được. Cô có thể hoan hỷ chỉ rõ giúp con cách tác ý khi đối cảnh nghịch lòng để ta chỉ thấy nó là bất thiện chứ không thấy bất như ý? Cũng tức là bậc đắc một, hai, ba, bốn thiền thì đối cảnh như thế nào trong khi lại không sanh phiền não.

Con nhận thấy điểm CHẤP KẸT LỚN NHẤT mà con bị chính là CHẤP PHÁP. Học càng nhiều lại càng chấp vào đó nhiều, phiền não dấy lên như từng đợt sóng dữ, bất chợt, tối om. Nếu không chấp thì cứ như kẻ vô tình, bất tri bất giác. Con thấy có đúng có sai cũng vì chấp pháp. Kinh Tăng Chi Bộ - Tập I - Phẩm Sứ giả của trời, Phật dạy:
- Vậy này Sàriputta, hãy học tập như sau : "Trong cái thân có thức này, sẽ không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, chúng tôi sẽ chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy !". Như vậy, này Sàriputta, các Ông cần phải học tập. Khi nào Tỷ-kheo đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; vị ấy chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Người như vậy, này Sàriputta, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.... "
Cô có thể chỉ giúp con là TRI KIẾN VỀ PHÁP PHẬT DẠY và "ngả kiến, ngã sở kiến" kia là khác nhau ở điểm nào hay cũng là một. Và nếu là một thì khi học lời Phật dạy làm sao để "không có ngả kiến, ngã sở kiến". Con thật sự khát khao sự an lạc thuần tịnh của trạng thái "đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ", hay "đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau".

Mong được cô biển tâm và các vị hoan hỷ chỉ dẫn cho! kinhle kinhle kinhle
* ĐH Alpha à! Ông ...Tham wa' đi!
-Như nếu Ông giải thích được rỏ ràng 2 từ Xả - Ly :
* Xả là Xả cái chi ?
* Ly là Ly cái chi ?
Tóm lại ...Xả Ly cái chi chi ?
Tiếp:
* Xã - Ly Bậc Nhất & Xã - Ly BaLaMật có khác nhau hay không ?
* Nếu Ông phân tích được rỏ ràng. tlaai sẽ cố gắng thỏa mản cái sự mong mỏi của Ông .
tangbong


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

tlaai đã viết:
* ĐH Alpha à! Ông ...Tham wa' đi!
-Như nếu Ông giải thích được rỏ ràng 2 từ Xả - Ly :
* Xả là Xả cái chi ?
* Ly là Ly cái chi ?
Tóm lại ...Xả Ly cái chi chi ?
Tiếp:
* Xã - Ly Bậc Nhất & Xã - Ly BaLaMật có khác nhau hay không ?
* Nếu Ông phân tích được rỏ ràng. tlaai sẽ cố gắng thỏa mản cái sự mong mỏi của Ông .
tangbong
Kính đạo hữu tlaai,

Kính mong đạo hữu lắng nghe chút lời mộc mạc thật tâm này, thưa đạo hữu.
Lần thứ nhất khi đọc lời trên của đạo hữu tâm sân của alpha nỗi lên. Hai tay định là sẽ viết bài nói lời mâu thuẩn rằng không muốn thảo luận hay học tập từ nơi đạo hữu. Có lẽ đây là cái tâm theo quán tính của những gì đã xảy ra trước đây. Ngay lúc ấy alpha biết mình sân đang tăng trưởng, tay sắp viết lời phẫn nộ... nên tự nhìn chính mình và quyết định xả bỏ, ngừng lại.
Lần thứ hai khi vào mong tin của cô biểntâm và các vị khác thì alpha cũng đọc những lời trên của đạo hữu, tâm alpha cũng có lóe lên chút sân nhưng lần này ít hơn và cũng tính viết hồi âm nhẹ nhàng hơn, ít sân hơn. Ngay lúc ấy alpha biết mình sân đang tăng trưởng, tay sắp viết lời có tính sân... nên tự nhìn chính mình và quyết định xả bỏ, ngừng lại.
Lần này thưa đạo hữu, alpha không còn sân nữa, nên bình tĩnh viết lời thú thật với đạo hữu, mong đạo hữu hoan hỉ hiểu cho. Bởi vì alpha không hợp duyên với cách mà đạo hữu thảo luận nên xin phép được từ chối việc học tập với đạo hữu. Alpha viết những lời này lúc tâm mình được an lạc, không sân và với lòng thành, lòng chân thật, với tâm từ.

Kính cảm ơn đạo hữu đã quan tâm đã trợ duyên để alpha được quán lấy chính mình, sửa đổi chính mình tangbong


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

-
Lành thay, lành thay!

Mt tuy không thuộc nhiều kinh như quý ĐH, nhưng đọc được đoạn nào, khắc lòng và ghi nhớ thực hành đoạn kinh ấy, theo lời dạy của Đức Phật.
Những gì ĐH AlphaTran đang tinh tấn, thực hành xả ly, đúng theo tinh thần của đoạn kinh này, từ lời chỉ dạy của Đức Phật.

Mt xin mạn phép trích dẫn:

“Ví như, này các Tỳ kheo, thân này được duy trì bởi thức ăn, tồn tại nhờ thức ăn và không có thức ăn thì không tồn tại. Cũng vậy, năm triền cái này được duy trì bởi thức ăn, tồn tại nhờ thức ăn và không có thức ăn thì không tồn tại.

“Này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho sự khởi sanh của dục tham (kāmacchanda) chưa sanh và dục tham đã sanh được tăng trưởng và mở rộng? Này các Tỳ kheo, có tịnh tướng (subhanimitta) của các pháp. Sự phi lý tác ý thường xuyên đến các tịnh tướng ấy là thức ăn cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho sân hận chưa sanh được sanh khởi và sân hận đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có chướng ngại tướng (patighanimittam)[21] của các pháp. Sự phi lý tác ý thường xuyên đến các chướng ngại tướng ấy là thức ăn cho sân hận chưa sanh được khởi sanh và sân hận đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho hôn trầm – thụy miên chưa sanh được khởi sanh và hôn trầm – thụy miên đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có sự không hài lòng, lười nhác (tandī), uể oải (vijambhik), tâm lười biếng (cetasolìnattam). Sự phi lý tác ý thường xuyên đến chúng là thức ăn cho hôn trầm – thụy miên chưa sanh được khởi sanh và hôn trầm – thụy miên đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho trạo cử – hối quá chưa sanh được khởi sanh và trạo cử – hối quá đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có sự không tịnh chỉ của tâm. Sự phi lý tác ý thường xuyên đối với tâm không tịnh chỉ ấy là thức ăn cho trạo cử phóng dật chưa sanh được khởi sanh và trạo cử phóng dật đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho hoài nghi chưa sanh được khởi sanh và hoài nghi đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có những pháp làm căn cứ cho hoài nghi. Sự phi lý tác ý thường xuyên trên ấy là thức ăn cho hoài nghi chưa sanh được khởi sanh và hoài nghi đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.”[22]

Như vậy, chúng ta thấy dục tham khởi lên đặc biệt là do phi lý tác ý đến tịnh tướng hay sự hấp dẫn của các đối tượng; sân hận do phi lý tác ý về những chướng ngại tướng hay những nét không khả ái; hôn trầm – thụy miên do phi lý tác ý những trạng thái đưa đến sự thẫn thờ, uể oải; trạo cử – hối quá do phi lý tác ý đưa đến những trạng thái quấy động (tâm) và hoài nghi do phi lý tác ý đến những vấn đề mơ hồ.


Lại nữa:

Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của giải thoát, như Kinh nói: “Khi năm triền cái đã được đoạn trừ, vị Tỳ kheo tự mình quán thấy như người đã thoát nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an ổn.”[36] Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, khả năng phát triển tâm linh của hành giả cũng được khai mở, không còn bị hạn chế. Cũng như vàng đã được tinh lọc khỏi năm tạp chất sẽ trở nên mềm dẻo, tinh chất, chói sáng và bền vững, có thể chạm trổ dễ dàng. Vì thế, đức Phật nói:

“Khi tâm được thanh lọc khỏi năm uế nhiễm này thì sẽ trở nên nhu nhuyến, dễ sử dụng, sáng chói, không vỡ vụn và có thể định tâm chân chánh vào việc trừ diệt các lậu hoặc. Và bất cứ pháp nào có thể chứng ngộ bằng thắng trí, nếu muốn, trong mỗi trường hợp, vị ấy có thể hướng tâm đến sự chứng ngộ pháp ấy khi các điều kiện khác đã được hoàn thành.”[37]


http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVi ... ongIII.htm

Lành thay. Xin kính mừng cho ĐH AlphaTran, ĐH thật tinh tấn xả ly, tinh tấn đoạn trừ, tinh tấn ngừng cung cấp thức ăn cho các triền cái, tinh tấn đoạn trừ các lậu hoặc, tinh tấn Như Lý Tác Ý.

Kính chúc ĐH và tất cả quý ĐH nơi đây luôn tấn hóa, sớm trọn thành các hạnh nguyện, đạo quả - là bậc xả ly bậc nhất, là bậc xả ly đến mức cao nhất kinhle

Nơi đây, xin cám ơn cô Biển Tâm và quý ĐH gieo duyên xả ly, hổ trợ thực hành tinh tấn. kinhle

Nguyện khắp chúng sanh đồng thoát khổ, giác ngộ, giải thoát. kinhle

Kính,
mt


gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Ông Alpha à. Ông tlaai nói ông "tham" là đúng quá rồi.

Ông bị lỗi này hoài. Tất cả những gì ông hỏi cô Biển Tâm đã trình bày đầy đủ rồi. Ông còn muốn "hiểu" thêm điều gì nữa?

Những cụm từ của ông " ngán ngẫm thay mớ văn tự", "CHẤP KẸT LỚN NHẤT mà con bị chính là CHẤP PHÁP" ông cũng hiểu nhưng lờ mờ, vì thế mới sinh ra chuyện "vô duyên", mọi người e ngại nói cho ông nghe vì biết trước sau gì cũng đi đến kết cục thế này. Việc này đã xảy ra nhiều lần rồi.

Tuy nhiên, cũng không trách ông làm gì. Ông cần phải hiểu rằng, vì ông lo lắng quá mà đẩy mình đi quá xa vấn đề. Cô Biển Tâm đã nói rõ ràng: dùng công cụ để xả ly bật nhất chính là "Bát Chánh Đạo mà tu Giới Định Tuệ". Ông không cần đẩy vấn đề đi xa hơn chỗ này. Chỉ cần tự "thương" lấy mình, đề cho mình dư thời gian nhiều ra một chút để tu luyện. Từ từ rồi sẽ "lên tay nghề" (nhu nhuyễn) thôi. "Dục tốc bất đạt" ông ạ. Tôi lúc trẻ nghe điều này cho đến khi thực sự thấu hiểu nó mất 20 năm chẵn. Lúc xưa tôi cũng như ông thôi, tự hối thúc mình gấp quá mà làm hỏng rất nhiều việc. Như hiện giờ, tôi chỉ đặt kì hạn 5 năm trở lên cho bất cứ việc gì tôi muốn làm. Để dư ra một chút để cho "thân tâm ý" mình có thời gian hòa nhập.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

gashipanh đã viết:Ông Alpha à. Ông tlaai nói ông "tham" là đúng quá rồi.

Ông bị lỗi này hoài. Tất cả những gì ông hỏi cô Biển Tâm đã trình bày đầy đủ rồi. Ông còn muốn "hiểu" thêm điều gì nữa?

Những cụm từ của ông " ngán ngẫm thay mớ văn tự", "CHẤP KẸT LỚN NHẤT mà con bị chính là CHẤP PHÁP" ông cũng hiểu nhưng lờ mờ, vì thế mới sinh ra chuyện "vô duyên", mọi người e ngại nói cho ông nghe vì biết trước sau gì cũng đi đến kết cục thế này. Việc này đã xảy ra nhiều lần rồi.

Tuy nhiên, cũng không trách ông làm gì. Ông cần phải hiểu rằng, vì ông lo lắng quá mà đẩy mình đi quá xa vấn đề. Cô Biển Tâm đã nói rõ ràng: dùng công cụ để xả ly bật nhất chính là "Bát Chánh Đạo mà tu Giới Định Tuệ". Ông không cần đẩy vấn đề đi xa hơn chỗ này. Chỉ cần tự "thương" lấy mình, đề cho mình dư thời gian nhiều ra một chút để tu luyện. Từ từ rồi sẽ "lên tay nghề" (nhu nhuyễn) thôi. "Dục tốc bất đạt" ông ạ. Tôi lúc trẻ nghe điều này cho đến khi thực sự thấu hiểu nó mất 20 năm chẵn. Lúc xưa tôi cũng như ông thôi, tự hối thúc mình gấp quá mà làm hỏng rất nhiều việc. Như hiện giờ, tôi chỉ đặt kì hạn 5 năm trở lên cho bất cứ việc gì tôi muốn làm. Để dư ra một chút để cho "thân tâm ý" mình có thời gian hòa nhập.
Cho phép alpha nói với đạo hữu sau nhé, chỗ này mong đạo hữu dừng lại.

Xin nhắc lại, đạo hữu làm ơn đừng đặt bút viết vào đây, alpha sẽ chủ động trao đổi riêng với đạo hữu sau. Cảm ơn!
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 30/03/14 22:25 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.114 khách