Hỳ lac trong sơ thiền

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Trích:
Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, Thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và Tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng:"Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý (1)".
Trích (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V)

Câu nầy là quan trọng nhất "thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý" (1)
Sự khéo tác ý nầy sẽ giúp cho hành giả gom hai pháp thiền chỉ và quán vào trong một pháp .

Trích:
Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
(Anàpànasati sutta)

------------------------------------------------------------------------------

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.

Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo:

-- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.

Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn.

Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo, Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:

-- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều; hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm.

(Quán niệm hơi thở)

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.

Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài".{1}
Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". {2}

"Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{3}
"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {4}

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{5}

"Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {6}

"Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{7}

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {8}

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {9}

"Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra",vị ấy tập.{10}|

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập._{11}
"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {12}

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{13}

"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{14}
"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. {15}

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {16}

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

(Làm viên mãn bốn niệm xứ)

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào, làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

(Làm viên mãn bảy giác chi)

Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vi ấy cũng được an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo, trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn.

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo . Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ...

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm...

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Ðối với vị ấy tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.

(Minh giải thoát được viên mãn)

Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt(trung bộ kinh)

Ghi chú:

Từ trong bài kinh nầy quý vị sẽ thấy được ngay sự khéo tác ý đó là sự khởi niệm của 4 cặp pháp THÂN - THỌ- TÂM -PHÁP
Do ở phân tích bên trên ta thấy
{1,2,3,4} là THÂN
{5,6,7,8} là THỌ
{9,10,11,12} là TÂM
{13,14,15,16} là PHÁP
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 24/11/13 18:10 với 1 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Vân Quang xin phân tích bài kinh nầy

Trích:
NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM
(Kinh Quán niệm hơi thở)
(Anàpànasati sutta)
-----------------------------------------------------------------------------
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.
Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. (10, 20,30,40 vị tân tỷ kheo. )[ Pháp phần nầy VQ thu gọn]
Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.
Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo:
-- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này(1). Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt (2) những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc(3) những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ(4) những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.
Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn.
Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. (10,20,30,40 tân tỷ kheo)
Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.
Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:

-- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải(5). Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời(6).

Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều hơn nữa (7) . Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến(8) Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận(9) , được giải thoát nhờ chánh trí (10). Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử(11) , được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa(12). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai(13), sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử(14) , là bậc Dự lưu(15), không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ(16). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần(17). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc(18) .Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn(19) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực(20). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi(21) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành (22) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm) (23) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm) (24) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm)(25) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm) (26) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh (27). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng (28). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.


Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm(29).

Ghi chú của Vân Quang
(1) Đạo lộ nầy (1) chính là thiền tứ niệm xứ
(2) Chứng đạt (2) chứng đạt được các tầng thiền, tức đạt được từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới
(3) Chứng đắc(3) chứng đắc được các quả thánh, từ quả dự lưu đến arahan
(4) Chứng ngộ(4) chứng ngộ được vô thường , khổ, vô ngã, vì qua các tầng thiền từ tam thiền, tới tứ thiền năm giác quan tắt hẳn, hơi thở không còn, tim ẩn nhịp, tâm nhận biết cùng tâm tạo tác biến mất, chứng tỏ bản thể của hành giả hay thân xác của hành giả là vô ngã một cách chơn thật.Hành giả sẽ chứng ngộ được các điều mà Phật dạy, lúc đó hành giả biết rằng mỗi chúng sanh ở người hay cỏi dục giới nầy, đều được họp thành bởi ba thành phần Thân, Tâm và nghiệp, ở trong kinh điển Phật dạy không hề nói về các Thức khác ngoài lục thức: nhản thức-nhĩ thức –tỷ thức- thiệt thức- thân thức- ý thức, những gì do các luận sư của Trung quán tông và duy thức tông thêm vào như A lại da thức mạc na thức hay vào thêm 2 thức nữa để thành 10 thức, đều không có gía trị để chúng ta bàn bạc ở đây, vì không được ghi lại trong các kinh điển Pali của 5 tạng kinh nguyên thuỷ.Ở đây chúng tôi cũng tránh dùng danh từ linh hồn, vì thời đức Phật còn tại thế, Ngài quyết liệt từ chối có linh hồn bất biến và thường hằng, vì thời đó người ngoại đạo cho rằng linh hồn là một thực thể sáng suốt , bất biến và thường hằng.Còn Đức Phật cho rằng không thể có một thực thể sáng suốt thường hằng và luôn luôn không biến đổi, vì nếu có vậy, thì chẳng thể có chuyện tu để sửa tâm từ kẻ xấu thành người tốt, việc nầy chúng ta sẽ đàm đạo sau nầy . Nhưng Phật vẫn cho rằng ai tin vào luân hồi, mà không tin vào tái sanh thì là tà kiến, vậy nên tôi cho rằng mỗi một chơn ngã mà ta gọi là Ta hay chơn ngã ở cỏi người nầy gồm “thân-tâm- nghiệp”, không thể tách rời . Nếu chỉ đề cập tới một trong ba thành phần trên , Phật thường chỉ ra một danh từ rất dể hiểu là "Tự ngã", "cái mà ta tự cho nó là ta đấy"
(5) không có lời thừa thải(5).Đó là chánh ngữ
(6) phước điền vô thượng ở đời(6)]/b]. Khi cúng dường bậc thánh sẽ có phước điền rất lớn.
(7) một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều hơn nữa (7)]/b] Ở hội chúng nầy có nhiều vị đã đắc quả Dự lưu , nếu cúng dường cho các vị nầy sẽ được quả lớn, công đức lớn, huống gì ở chúng hội nầy còn có cả bậc nhất lai, bất lai Arahan,và Phật, nên cho dù người tham dự có cúng dường dù ít hay nhiều cũng được quả lớn , công đức lớn.
(8)]b] hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến(8)
điều (7) chính là lý do để đi tới điều (8)
[DO TUẦN; S. Yojanna : Một đơn vị đo chiều dài ở xứ Ấn Độ cổ đại. Một do tuần bằng 9216m ngày nay. Nhưng có nhiều cách tính khác.
Theo hai học giả hiện đại Fleet và Vost, thì một do tuần bằng 19, 5km. Có những cách tính khác: một do tuần bằng 14, 6km, bằng 7, 3km (sách Phật giáo) v.v… Như vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa nhất trí về chiều dài của một do tuần đích xác là bao nhiêu.] Ý nghĩa của đoạn nầy là mỗi người với một bao lương thực trên vai đi cúng dường xếp hàng dài nhiều do tuần , mỗi do tuần là trên 7Km.

Còn các điều kế tiếp có lẽ không cần giải thích vì đã có trong các kinh điển Phật giáo
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 25/11/13 16:12 với 2 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Trích:

(Quán niệm hơi thở)
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn (28) . Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (29) (vijjavimutti) được viên mãn.

Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt (30). Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài".{1}

Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". {2}

"Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{3}

"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {4}

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. [/b]"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{5} [/b]

"Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {6}

"Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{7}

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {8}

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập."Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {9}

"Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô" ấy tập. i tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra",vị ấy tập.{10}|

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập._{11}

"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {12}

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{13}

"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.{14}

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {15}

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. {16}

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.
Ghi chú of VQ
Từ trong bài kinh nầy quý vị sẽ thấy được ngay sự khéo tác ý đó là sự khởi niệm của 4 cặp pháp THÂN - THỌ- TÂM -PHÁP
Do ở phân tích bên trên ta thấy
{1,2,3,4} là THÂN
{5,6,7,8} là THỌ
{9,10,11,12} là TÂM
{13,14,15,16} là PHÁP

(28) bảy giác chi được viên mãn (28)

A-Quán thân trên thân, an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. tu tập niệm giác chi.(do gìn chánh niệm mà phá đươc hôn mê, cũng nhờ chú tâm vào chánh niệm, mà ứng vô sở trụ đối với vạn pháp)
Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. tu tập trạch pháp giác chi.(pháp nầy giúp nhìn thấu vạn pháp thấy biết như thật còn gọi trạch nhãn pháp – như thị pháp, pháp nầy hình thành tuệ giác cho hành giả)

Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động,. tu tập tinh tấn giác chi.

Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an., khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. định giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly , xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

B-Quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập.

Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập.

Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập.

Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

Khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. định giác chi được Tỷ-kheo tu tập.

Định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập.
Tóm lược:
Niệm giác chi-> trạch pháp giác chi-> tinh tấn giác chi.-> hỷ giác chi-> khinh an giác chi-> định giác chi.->Xả Giác Chi

(29) minh giải thoát (29) còn gọi là chánh giải thoát, giải thoát tri kiến, giải thoát 5 triền cái, giải thoát các tâm thức ra khỏi các lậu hoặc, giải thoát thân và tâm ra khỏi các trói buộc của thường kiến, giải thoát tự ngã, giải thoát khổ, giải thoát luân hồi.
(30) lưng thẳng và trú niệm trước mặt (30) Lưng thẳng để khí lưu thông dể dàng, tránh hôn trầm và trạo cử, trú niệm trước mặt, giống như người đọc sách hướng mặt về phía trước, phía đó là phía quan trọng để sự thu liễm năng lượng sạch và xả ly năng lượng xấu, những gì xảy ra nơi đó là đáng ghi nhận và hòa nhập cùng với chánh niệm.
{1} Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài".

Xin quý vị cứ làm theo lời Ngài dạy, đừng thêm bớt gì , đừng nghe bất kỳ ai, vì nếu quý vị nghe một phát kiến của một vị thầy nào đó, quý vị hành theo và thấy có kết quả cho thân tâm an lạc, thì vị thầy đó cũng chỉ mới là người chứng ngộ được biệt pháp riêng của vị ấy chừng vài mươi năm, làm sao so được với vị Phật đã từng tu nhiều kiếp, với pháp mà Ngài đã dạy cho chúng ta , Ngài nói:
Trích dẫn:
Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý".
Trích (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V)

Khi quý vị thở vô và ra dài, mà thân lại bất động, có nghĩa là các tế bào , các cơ quan của thân thể ngừng nghỉ, khi chúng tiếp xúc với oxy do máu cung cấp, sẽ không tạo thành phản ứng đốt cháy nữa, trong đó não bộ là một cơ quan cần năng lượng trên 40 % năng lượng của cơ thể , nó cũng ngừng nghỉ do năm giác quan tạm thời ngưng, vì năng lượng lúc nầy chỉ tập trung vào chánh niệm “niệm thở”, từ đó não sẽ bắt đầu điều khiển phổi làm cho hơi thở nhỏ dần, kịp tới lúc quý vị lại bước sang pháp thứ 2: vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". {2}
Đây là một ý tứ vô cùng vi diệu, nhiều thiền sư lại cho rằng ta làm sao cũng được, rằng Phật chỉ đặt ra cho có nhiều việc để làm, không phải thế đâu quý vị, đây là giai đoạn Ngài chuẩn bị cho quý vị ngừng cả hơi thở để vào định đây. Xin quý vị đừng lo lắng, vì Thầy tôi đã từng vào đại định hàng trăm ngày, với điều kiện cũng có đệ tử canh chừng như khi nhập thất vậy.
Quý vị đừng đảo ngược pháp 1 thành pháp 2, mà phải tuân theo thứ tự.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Có rất nhiều vị thiền sư, đem quang tướng hay định tướng hay Tâm tướng mà tiếng Pali là Nimitta ( dấu hiệu của tâm , có thể là viết tắt tứ nimit- citta, nimit là dấu hiệu) vào trong pháp thiền quán niệm hơi thở, rồi cho rằng khi thấy được định tướng nầy xuất hiện là ta phải chú tâm vào nó, hay nhập cả hai niệm hơi thở và quang tướng làm một.
Phật không có nói!
Làm sau quý hữu nhập được cái ánh sáng và hơi thở làm một?
Hơn nữa ánh sáng nầy là do tâm thấy không phải do nhản căn thấy, mà tâm thấy ánh sáng là do Tưởng, hay do Quán mà thấy, còn chánh niệm hơi thở là do xúc căn thấy sự tiếp xúc của không khí qua chổ xúc chạm là hai cánh mũi.Nếu cả hai cùng đồng hành thì cái nào chánh niệm cái nào phụ niệm?

Quý vị chấp theo như vậy sẽ bị chìm sâu vào sư u mê , không có lối thoát, làm sao vào được sơ thiền, vì trong tứ thiền hữu sắc là pháp thiền định, như trên đã nói gồm 12 pháp niệm thở, mà đã là niệm thở thì chánh niệm là hơi thở , chẳng có chi khác ngoài sự thấy biết ngay ở đây và ngay lúc nầy tôi thở ra tôi thở vào,chẳng phải là những cái phát sinh trong lúc hành thiền, những phát sinh nầy là những vi tế phiền não, có mười vi-tế phiền não phát sanh (Vipassanupakilesa), trên 95% thiền giả đều bị kẹt ở đây, rồi không tiến triển được trong lúc hành thiền mà không hề biết do tại nơi đâu!
Nimitta nhiều khi không cứ vào thiền tập mới thấy, quý vị có thể thấy khi đèn đã tắt , dù nhắm mắt thật chặt, nhưng ta vẫn thấy lờ mờ hay mạnh mẻ ánh sáng trắng nhạt, hoặc có màu sắc tuỳ từng người và khi tập trung một chút có thể thấy nó chói chang như có ai rọi đèn phía trước mắt ta.
Sự dẫn đạo sai pháp nầy , rất là đau thương cho những để tử tu theo.
Nếu Phật nói cần phải rời chánh niệm hơi thở mà theo chánh niệm mới là nimitta , thì Phật đã dạy trong kinh rồi , Phật không chỉ ra trong kinh tức điều đó không nên chấp vào, không nên chú ý vào , vì nó chẳng thể nào dẫn quý vị đi đúng theo con đường mà phật đã dạy.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Phương pháp thiền tập điều Thân-Tâm (Thiền định trong tứ niệm xứ)

Quý vị có thể ngồi xếp bằng ngồi kiết-già (theo lời Phật dạy là tốt nhất, còn nếu khó khăn thì có thể ngồi bán già),nếu vẫn còn khó khăn, thì chỉ cần cố gắng giữ cho lưng thẳng và an trú chánh niệm đàng trước mặt.
Chánh niệm, thở vô; chánh niệm, thở ra.

Xin quý vị niệm ba lần
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Hay
Nam Mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con xin hết lòng thành kính tri ơn Đức
Như Lai -Ứng Cung - Chính Biến Tri- Minh Hạnh Túc -Thiện Thệ -Thế Gian Giải -Vô Thượng Sĩ -Điều Ngự Trượng Phu- Thiên Nhân Sư-Phật Thế Tôn

Quý vị có thể đọc lên xong quán tưởng ý nghĩa từng danh hiệu một, với sự thành tâm tri ân sâu sắc trong một phút hay vài phút , và nhờ sự cung kính nầy , quý vị đã có sự tỉnh giác rồi. (một phút quán tưởng để tưởng nhớ công đức Phật đã chuyển pháp qua mười danh hiệu Phật, đây gọi là niệm Phật).
Con xin tự quy y Phật- Pháp và các vị Thánh tăng
-Kế đó, một phút mặc niệm nhớ tưởng công ơn cha mẹ ông bà mình và gặp được Phật pháp , xin cộng đồng gia tộc đã quá vãng và anh em thân tộc còn sống cùng được tu tập theo Phật.Cầu xin cho mọi chúng sinh đồng hành Phật đạo.
- Cầu chư thiên, phạm thiên hộ trì Phật pháp cùng chư bồ tát gia hộ giữ gìn.

Kế đó , xin quý vị hãy tự kỷ ám thị (quán tưởng) rằng :quý vị đang xách hai cái túi, tay trái xách 1 cái túi đựng các phiền não của quá khứ và tay phải xách một cái túi quý vị sắp sửa hoặc đã gom các phiền não của tương lai .
Tay trái buông quá khứ
Tay phải bỏ tương lai
Chỉ giây phút hiện tại
Thân tâm ta thong thả


Thiền đầu buông lỏng thân tâm
Cho tâm lắng đọng hỷ dâng tràn trề


Tầm kia chuyển hóa Thụy miên
Tứ đây tẩy sạch Nghi đi ra rìa,
Hỷ xung khiến Tâm Sân lìa
Lạc trừ Trạo hối, khiến lòng bình an
Nhất tâm làm Dục mất tham
Từ từ vào định chẳng mong, chẳng cầu


Xin nhớ cho là một hành giả hành thiền phải có tâm chẳng có mong cầu gì cho riêng mình, vì phương châm là vô sở cầu- vô sở đắc- vô sở ái ngại, tôi nói đắc ở đây là đắc để ái- thủ- hữu, chứ không phải đắc đạo, đắc pháp, đắc thiền….vì như kinh Phật đã dạy có tu có đắc, có nếm có biết, nếu như quý vị nói rõ hơn nữa thì : có tu thì thân nầy – tâm nầy – nghiệp nầy có đắc vậy, còn nếu quý vị nói tôi đã đắc thiền, thì xin cũng đừng có dùng riêng một trong ba phần trên kia mà cho là đắc, quý vị sẽ không bị rơi vào tà kiến ngã mạn vậy.

Kế đó, xin quý vị hãy liệt kê những kẻ đang cùng quý vị chạy trên đua đường pist : tham dục- sân hận – hôn trầm thuỵ miên-trạo hối –nghi, xin nhớ cho rằng , ở đây như là môn thể thao, bạn phải xem họ chỉ là kẻ kình định trong lúc chạy đua nầy thôi, nhưng thật ra họ là thước đo, là cái rào năng lượng cho bạn thăng hoa trên con đường đi tìm cái định trong thiền.

Xin Quý vị niệm thầm với tâm nhận thức biết và hành động của mình đang làm : thở vô dài, tôi biết, Hay thở ra dài, tôi biết, Quý vị niệm cùng lúc với tôi hít vào – tôi thở ra:

"Tôi thở vô dài" ……… "Tôi thở ra dài".{1}

Với niệm nầy quý vị hít thật sâu đầy bụng, không nghe tiếng kêu, không có tiếng gió , rồi sau đó thở ra cho hết, không ngưng nghĩ, chỉ có hai thì hít vào/thở ra.
Bước khởi đầu , Quý vị có thể thu âm vào máy điện thoại di động cũ, câu trên, và sau đó tới câu thứ hai,khoảng thời gian giữa hai câu là 10 phút hay 15 phút , rồi tới câu thứ ba…..thứ tư và thứ năm , hoặc có thể đếm vài trăm lần cho mỗi pháp….

Hay thở vô ngắn, tôi biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, tôi biết: "Tôi thở ra ngắn". {2}

Niệm : "Tôi thở vô ngắn"…….. "Tôi thở ra ngắn"

Cảm giác cả toàn thân, tôi thở vô". "Cảm giác cả toàn thân, tôi thở ra" {3}

An tịnh thân hành, tôi thở vô". "An tịnh thân hành, tôi thở ra", vị ấy tập. {4}

Cảm giác hỷ thọ, tôi thở vô". "Cảm giác hỷ thọ, tôi thở ra" {5}

Xin quý vị hãy bỏ ra một ít thời gian tập thiền hai thời, lúc 2:50 am và 2:50 pm, nếu không có thời gian thì nên tập thiền vào lúc 2:50 am, hoặc 2:50 pm, thời điểm mà tôi ghi là thời điểm bắt đầu, quý vị phải nên cố gắng ngồi cho qua 4:15 am hay 4:15pm.
Nếu không thể ngồi liên tục , quý vị có thể chia ra làm hai thời thiền ,thiền tập đầu tiên là thio\ền định như trên, thiền tập kế là thiền quán gồm từ pháp {13 } đến pháp {16} thời gian thiền thứ hai nầy phải bao trùm khoảng thời điểm 4:00 am- 4:15 am và 4:00 pm- 4:15 pm .
Nếu thời gian buổi chiều có khó khăn , quý vị có thể thiền vào lúc 7:00 pm.

Xả thiền : xả thiền cũng quan trọng như khi quý vị chuẩn bị vào thiền.

Ghi Chú
Thập hiệu (zh. 十號) là mười danh hiệu của một vị Phật, thường được nhắc đến trong những bài kinh, luận: Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
1. Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như". Phật giáo Mật Tông còn gọi là “Tỳ Nô Giá Na”, dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Nô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Nô Giá Na” có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
2. A-la-hán (zh. 阿羅漢, sa. arhat, pi. arahant), dịch nghĩa là Ứng Cung (zh. 應供), là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
3. Chính Biến Tri¬ (zh. 正遍知, sa. samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".
4. Minh Hạnh Túc (zh. 明行足, sa. vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh).
5. Thiện Thệ (zh. 善逝, sa. sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp"
6. Thế Gian Giải (zh. 世間解, sa. lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới"
7. Vô Thượng Sĩ (zh. 無上士, sa. anuttarapuruṣa), là "Đấng tối cao, không ai vượt qua"
8. Điều Ngự Trượng Phu (zh. 調御大丈夫, sa. puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại". Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
9. Thiên Nhân Sư (zh. 天人師, sa. devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời"
10. Phật Thế Tôn (zh. 佛世尊, sa. buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính"


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Đến đây tôi cần nhấn mạnh thêm một lần nữa, mời quý hữu đọc đoạn kinh sau đây:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời ;
Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời ;

Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời ;

Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời . Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm .

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện , chứng và trú Thiền thứ nhất , một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ .
Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ , chứng và trú tầng Thiền thứ hai , một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm .
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú , chứng và trú Tầng Thiền thứ ba .
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước , chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh . Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định."
Đầu tiên thiền sinh dùng pháp tứ chánh cần để ly pháp bất thiện vào mọi lúc, có hỷ do tâm hân hoan vì ly dục tầm, duy trì tầm và tứ trong chánh niệm hơi thở, tìm sự xúc chạm giữa không khí và thân qua sự hít vào và thở ra, theo cùng chánh niệm về thân- thọ và tâm, "tầm" dò tìm và nhận biết trong giây phút hiện tại hơi thở vào- hơi thở ra , "tứ" bắt gặp được hơi thở nầy qua sự xúxc chạm giữa cánh nủi và không khí , tức nhận biết nó một cách tỉnh giác .
Nhờ tỉnh giác " tầm " ( tìm ) sự xúc chạm của hơi thở mà chuyển được hôn trầm và thuỵ miên
Nhờ tỉnh giác " tứ " ( bắt gặp được) sự xúc chạm hơi thở, mà chuyển được nghi , vì hơi thở xúc chạm với thân là sự thật.
"Hỷ" do tâm hân hoan khởi lên chuyển hóa được "sân hận"
"Lạc" sinh do thân an tịnh ,chuyển hóa được "trạo hối"
"Nhất tâm" chuyển hoá được "tham dục"
Quý vị sẽ chứng được sơ thiền ở đây.
Chính nhất tâm và tỉnh giác trong giây phút hiện tại cùng hơi thở đẹp, dần dần hơi thở nhỏ dần, mà không do tâm cố tình tác động, quý vị sẽ đi tới trạng thái ngưng "tầm " và "tứ" , tức hơi thở dường như ngừng lại, cho tới ngừng hẳn cả thở, trạng thái nhất tâm càng rõ ràng hơn, hỷ xung ở sơ thiền càng càng yếu ớt, thân thật sự thấy an lạc, trạng thái nầy Phật gọi là nội tỉnh nhất tâm, quý vị chứng và trú trong tầng thiền thứ hai, vì sao nhất tâm? vì năm giác quan ngừng nghỉ, thức và chổ thức chẳng còn,những gì thấy biết do Thức đều nằm ở bộ nhớ ký ức mà không ghi nhận vào vùng bộ nhớ hoạt động (tâm hành), sau khi xả thiền , quý vị có thể ngồi tỉnh lự và hồi tưởng lại...., lúc nầy chỉ còn sự tỉnh giác cực độ, không xen tạp, nên gọi là "nội tỉnh- nhất tâm" .Ở ngay nhị thiền có vị vẫn còn có thể tác ý xả thiền (vì nhất tâm chưa hoàn mản) hoặc chưa thật sự an trú 73 tầng thiền này , có vị không thể tác ý xả đựợc thiền vì tâm nhận biết ( 6 giác quan) và tâm tác hành biến mất .
Còn các tầng thiền kế, quý vị hãy dụng tâm trí của mình mà quán sát.
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 28/11/13 15:59 với 1 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Pháp xả thiền tập điều thân tâm ( thiền định trong tứ niệm xứ)
Quý vị vẫn ngồi xếp bằng và bắt đầu co cẳng chân ra trước, hai bàn tay chà vào nhau cho nóng, và lần lượt dùng ba ngón trỏ-giữa-áp út vuốt từ đỉnh đầu xuống trán,7 lần, hai bàn tay lại chà vào nhau cho nóng và xoa trước trán và hai bên thái dương (nhất là bên trái ở vùng Broka), dùng ngón trỏ của hai bàn tay vuốt từ pháp lệnh (mép miệng) ngược lên điểm lệ ở đầu mắt dưới sơn căn (chổ lõm bắt đầu sống mũi) và lên giữa trán, rồi kéo dọc theo sống mũi, nhiều lần, xoa hai bàn tay vào nhau và úp vào mắt rồi kéo ra hai bên tai, dùng hai ngón tay kéo từ điểm lệ lên đầu chân mày ( huyệt tâm mi) ra cuối chân mày ,rồi vòng thành vòng tròn quanh hốc mắt, qua điểm lệ , rồi lên tâm mi….nhiều lần,.dùng hai ngón cái cho vào hốc trong phía sau tai, gần gáy , phía sau thuỳ châu,ấn nhẹ điểm đó và kéo vòng tròn ra phía trước tai, ngón tay vẫn giữ ở sát vành trong của tai, khi ngón cái ra phía trước, bấm vào hai sụn che tai cho bít lổ tai để nghe tiếng u u…, 7 lần rồi thôi, kế đó dùng lòng bàn tay bịt hai lổ tai sao cho các ngón tay ở phía sau gáy, và nhịp các ngón tay như đánh trống.
Dùng bàn tay bên nầy vuốt cánh tay và bàn tay bên kia
Dùng bàn tay bên này vuốt cẳng chân bên kia, và bàn tay bên phải chà bàn chân trái ở giữa lòng bàn chân 36 lần, vuốt ra các đầu ngón chân, và ngược lại.
Dùng bàn tay chà quanh rốn 36 vòng sang trái, rồi sang phải, điểm bặt đầu và kết thúc ở dưới rốn.
Nắm hai bàn tay lại (cung tay) dùng chổ ngón cái và ngón trỏ chà hai bên thận 36 lần.
Vậy là quý vị đã xả thiền xong
Và niệm hồi hướng như sau:
Con chí tâm hồi hướng tất cả công đức nầy cúng dường chư Phật, để các Ngài phổ độ cho họ tộc của con và các linh hồn vất vưỡng, cho những oán ma , nghiệp chướng sâu dầy của con đặng sự siêu thoát. Cho các chúng sinh hữu tình và vô tình không trụ tâm tướng , không xả tướng tâm đồng chứng Vô thượng Bồ Đề xuất sanh vô lượng pháp lành và đồng thành Chánh giác.
Kế đó quý vị có thể bước sang phần thiền tập thứ hai là
Phương pháp thiền quán từ tứ niệm xứ
Cũng như pháp thiền điều thân, nhưng không cần đọc các nguyện mà vào ngay pháp thiền.
Dùng chánh niệm
"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô" "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra"{13}

"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra"{14}

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô","Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra,{15}

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra" {16}

Lúc đầu quý vị niệm theo câu 13,14,15,16, lâu dần quen quý vị có thể đưa đối tượng vào để quán, thí dụ với pháp {13}
-Nhà là vô thường, tôi sẽ thở vô, nhà là vô thường tôi sẽ thở ra
-Xe là vô thường, tôi sẽ thở vô, xe là vô thường tôi sẽ thở ra
-Tài sản là là vô thường, tôi sẽ thở vô, Tài sản là vô thường tô sẽ thở ra.
Có thể không cần phải nhớ vị trí nào trước hay sau, quý vị cứ nghĩ tới cái gì, thì niệm ngay cái đó, vì niệm về vô thường là quán niệm về pháp, câu tôi sẽ thở vô/ra là đưa về chánh niệm về Thân (hơi thở), do đó ý tứ rõ ràng của cách dùng “sẽ”, và cuối cùng thì quý vị sẽ thấy cái gì có sinh ra thì co tịch diệt, như vậy vạn pháp dù hữu vi hay vô vi có sinh đều là vô thường.

Với pháp thứ {14}
"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra"{14}
“Quán ly tham dục tôi sẽ thở vô, quán ly tham dục tôi sẽ thở ra
"Quán ly tham tài vật , tôi sẽ thở vô", "Quán ly tham tài vật, tôi sẽ thở ra”
……Cũng như trên tham cái gì thì quán cái đó,từ tiền, tình ,vàng, bạc vòng kiềng, máy tính , TV.....
Cũng có thể qúy vị không cần phải đọc tên của pháp (vật ,sự việc) là cái nhà hay tài sản, qúy vị chỉ nghĩ tới nó, rồi quán nó là vô thường , tôi sẽ thở vô, quán nó là vô thường, tôi sẽ thở ra, hay ly tham....
Pháp quán nầy sẽ giúp quý vị có tuệ giác thấy biết như thật, vạn pháp hữu vi hay vô vi có sinh đều có diệt, và không biết diệt lúc nào, bằng cách nào, nên vô thường, thí dụ quý vị đã quán quen câu nầy rồi :
Quán ly tham tài vật rơi của người tôi sẽ thở vô, Quán ly tham tài vật rơi của người tôi sẽ thở ra.
Ý nghĩa của "tôi sẽ thở vô" là cái quán của rơi là hành động xảy ra trước, "tôi sẽ thở vô" là tôi chẳng quan tâm, cũng như quán lại lần nữa "tôi sẽ thở ra", là không quan tâm, thế nhưng ở đây lại có vấn đề, bạn quán tiếp, khi đi đường bạn thấy một vật rơi xuống đất của ai đó, mà không có ai thấy, hay bạn thấy bạn nhặt lên và thấy bên trong có tiền, bạn sẽ báo công an, hay dùng tiền đó cho những người neo đơn, nghèo khổ.....việc nầy sẽ đưa bạn tới sự lựa chọn ngay phút nầy đây một hành động, mà bạn cho là đúng đắn nhất, để khi gặp trường hợp như vậy bạn giải quyết ngay lập tức, mà không đắn đo suy nghĩ.
Sau cùng qúy vị cũng xả thiền y như pháp trên


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Sau một thời gian thiền tập pháp thiền điều thân từ pháp 1,2,3,4,5, quý vị bắt đầu thấy trong tâm có xung hỷ, nếu Quý vị ngồi thiền ba buổi thiền liên tiếp trên một giờ, quý vị sẽ đạt được trạng thái hỹ nầy, sau khi xả thiền , trạng thái nầy vẫn ở trong tâm quý vị nhiều giờ sau đó. Gương mặt dãn ra tươi cười , nhanh nhẹn, mắt sáng , làm việc nhiều, mà không mõi mệt, nhất là trí sáng hơn trước (Y như kinh )
Kể từ lúc đó Quý vị hãy tăng thêm pháp 6, 7, 8, 9 ,10, 11,12, và như vậy thì đã đầy đủ các pháp liên quan đến thân- thọ- tâm , quý vị có thể nhập sơ thiền ở ngay tại đây vì đây là pháp thiền định , và có khi vào được nhị thiền -tam thiền -tứ thiền ở ngay tại chổ nầy nữa, nếu tâm quý vị có thể buông bỏ thật sâu. Sau đó Quý vị có thể xả thiền và bước sang thiền quán pháp 13, 14, 15, 16 , với pháap thiền quán nầy sẽ giúp quý vị tăng tuệ giác và bắt đầu nếm hương vị giải thoát.
Giai đoạn đầu :
Thiền điều Thân +1 Thọ {12345} xả thiền +Thiền quán Pháp{13,14,15,16} xả thiền
Giai đoạn kế:
Thiền quán THÂN-THỌ-TÂM{123456789,10,11,12} xả thiền + Thiền quán Pháp {13,14,15,16} xả thiền

Ở đây tôi xin trình bày những trở ngại khiến quý vị không thể an định thân tâm khi thiền, đó là năm chướng ngại cơ bản : tham dục- sân hận- hôn trầm thuỵ miên- trạo hối và nghi . Hầu hết các thiền sư dạy thiền đều nói chỉ có năm vị đại lực sĩ nầy ngăn cản quý vị vào định , vì các vị nầy không dám nói sai lời Phật, và cũng vì họ không thấy được đối tượng thiền tập của mình là ai.
Thật sự chúng ta ai nấy cũng đều thấy , trong kinh của Đức Phật giảng dạy thiền cho TỲ KHEO quý vị ạ ! vì vậy các vị nầy chỉ có năm vị đại lực sỹ nầy ngăn cản không cho đạt định, còn chúng ta là ai? Chúng ta là cư sĩ áo trắng, chúng ta bị gấp đôi số lực sỹ bao quanh ngăn cản ta vào định lận nhe!.
Hơn thế nữa một vị lực sỹ khác phái vừa trẻ, vừa đẹp , có lời nói êm dịu, cử chỉ dịu dàng, dễ nhìn theo thẩm quan của quý vị và luôn luôn cuốn hút khác hẳn với người mà hàng ngày quy vị gặp, khiến quý vị khó từ chối, đó là ÁI DỤC quý vị ạ! Vậy mà cư sỹ áo trắng chỉ giữ giới TÀ DÂM, không giống như Tu sĩ chánh tông là triệt cả DÂM luôn.
À! thì ra lời Phật dạy không bao giờ sai. Ngài nói với Ngài Anan:
- Tu thiền mà lòng còn ái dục, và hành dục, thì giống như lấy sỏi đá , mà muốn nấu thành cơm vậy.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Thật sự nơi đây tôi vẫn chưa muốn đi tiếp ra ngoài 5 triền cái thông thường, mà các vị thiền sư đã khuyên nhủ, tôi vẫn giữ quý vị đứng tại đó và nghe tiếp một đoạn kinh nầy
56. Pháp Môn (Pariyàya)

Năm Trở Thành Mười

Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y, mang y bát đi vào Sāvatthi để khất thực.
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi vào Sāvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo”.
Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
—Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi”. Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp như vậy cho các đệ tử: “Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi”.
Ở đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù (viseso), cái gì là thù thắng (abhippayo), cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?
Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy họ ra đi với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn”.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi đi khất thực ở Sāvatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
—Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát và đi vào Sāvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ: “Nay còn quá sớm để đi vào Sāvatthi khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”. Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên: “Này chư Hiền, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau … tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?”
Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con không tán thán, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy chúng con ra đi với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ được hiểu lời nói này từ Thế Tôn”.
—Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải trả lời với các du sĩ ngoại đạo như sau: “Này chư Hiền, có pháp môn nào, do pháp môn ấy, năm triền cái được trở thành mười, bảy giác chi được trở thành mười bốn?”

Ðược đáp như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.
Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vực của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này, ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

57. Năm Trở Thành Mười

—Và này các Tỷ-kheo, pháp môn nào, do y cứ pháp môn ấy, năm triền cái trở thành mười?
Cái gì thuộc nội dục tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại dục tham, cái ấy là triền cái. Gọi là dục tham triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
Cái gì thuộc về nội sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại sân, cái ấy là triền cái. Gọi là sân triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
Cái gì thuộc về nội hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại hôn trầm thụy miên, cái ấy là triền cái. Gọi là hôn trầm thụy miên là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
Cái gì thuộc nội trạo hối, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại trạo hối, cái ấy là triền cái. Gọi là trạo hối triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
Cái gì thuộc về nội nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại nghi hoặc, cái ấy là triền cái. Gọi là nghi hoặc triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
Này các Tỷ-kheo, chính là pháp môn này, do pháp môn này, năm triền cái trở thành mười.
Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
À! thì ra 5 ông nội nầy có kèm thêm 5 ông ngọai nữa, thí dụ như sân hận, ta đã từng biết sân hận thường với đối tượng để sân ở ngoài ta, nhưng càng thiền thì quý vị lại thấy rõ ta cũng sân cả cái ở trong ta, nếu tỉnh giác qúy vị sẽ nghe các câu nầy thường xuyên trong đầu mình:
Phải chi ta đừng làm vậy nhỉ?
Ôi bực mình quá, thằng đó đểu mà mình không dám chửi nó!
Ái chà! hôm qua ngủ trể, sáng dậy quên cả xúc miệng
......
Mời qúy vị hãy tỉnh giác, mà khai thác tiếp pháp thiền quán về 5 ông biến thành 10. Hay có ông nội thì chắc chắn phải có ông ngoại.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Nếu quí vị đã đọc qua pháp thiền tứ niệm xứ, thì thật là khó khăn để tìm ra pháp hành , nhưng khi đọc pháp niệm tức xuất tức, thì lập tức , hiểu ngay đó chính là pháp hành của thiền tứ niệm xứ.
Sau khi thiền định nhiều lần , tôi cố để tâm thật định tĩnh và quán chiếu vấn đề nầy, tôi cho rằng Đức Phật nói một câu làm tôi thức tỉnh:
-Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý".
……các tiền kiếp của Ngài còn là bồ tát, Ngài luôn luôn sử dụng pháp thiền nhập tức xuất tức niệm (16 pháp-thân-thọ-tâm-pháp), ấy vậy một pháp môn mà Ngài muốn tất cả chúng sanh đều thành tựu như Ngài, Ngài lại truyền cho chúng ta hai pháp thiền hay sao?
Từ vấn đề nầy, nên tôi cố công tìm kiếm và thấy được rằng , nhập tức xuất tức niệm, chính là thiền tứ niệm xứ , hoặc nói khác đi một chút, thiền tứ niệm xứ là pháp học, còn nhập tức xuất tức niệm chính là pháp hành, và nhập tức xuất tức niệm không dừng lại ở đó, mà nó còn làm tăng trưởng bảy giác chi , làm tinh tấn năm lực, phát sinh quả “ tuệ giác “và quả “tuệ chánh giải thoát”, và chính nó đưa quý vị trên con đường thập chánh đạo: chánh kiến , chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh tuệ giác, chánh giải thoát.
Quả thật một pháp hành đầy uy lực, mà thời mạt pháp nầy ít người biết qua, nhớ thuở xưa thời Phật còn tại thế, một vị tu sĩ ngoại đạo đã 80 tuổi, thọ giới tỳ kheo và tu theo Phật, chỉ 3 năm là đắc quả arahan, còn ở ngay thời đức Phật có vài ngàn vị đắc quả, xin nhớ cho dân số theo đạo Phật rất ít ở thời đó, mà còn có nhiều người đắc như vậy….rồi có người lại đổ thừa, đây là thời kỳ không thể ngồi thiền được, mà phải thế nầy thế nọ, ấy vậy mà không chịu suy nghĩ, từ khi Phật xuất hiện ở thế gian nầy có trên 2550 năm, còn lúc Ngài còn là bồ tát Ngài dụng pháp thiền tứ niệm xứ cho đến lúc Ngài xuống thế là bao nhiêu năm?
Lại nữa.......do chúng ta không quan tâm tới chánh pháp, chỉ quan tâm tới ai giảng đúng theo với sở thích của mình thì lắng nghe, như niệm Phật có nhiều công đức, cúng dường là tạo ra công đức, công đức càng nhiều thì tội sẽ được giảm nhiều , tạc tượng to , xây chùa lớn , để cầu cho mình được phước báu nhiều…..
Trở lại vấn đề bàn luận về thiền
Hơn thế nữa thiền tứ niệm xứ (Satipatthàna) được thiết lập trên sự áp đặt tâm niệm lên bốn xứ thân –thọ-tâm-pháp ,
đó chính là pháp do chính đức Phật tìm ra nó, nó càng không phải là thiền vipassana ( có từ trước khi Phật sinh ra) như nhiều vị thiền sư lầm gọi, nếu muốn hành thiền có kết quả tốt , quý vị đừng quên lời dặn của Ngài , không phải sát sanh là giới quan trọng nữa , mà Dâm giới đặt ở đầu tiên nhất, đó là tôi chiếu theo câu nầy của Ngài : thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, do giữ gìn dâm giới, nên tinh lực quý vị đầy đủ, khí huyết lưu thông tốt (huyết đủ sinh tinh , tinh đủ sinh khí, khỉ đủ sinh thần), thận khí thăng hoa, khiến cho thần (biểu thị qua mắt) sáng, và thân không có nhọc, do Thận thuỷ và thận hỏa tương đồng, tạo ra sự cân bằng với Tâm hỏa sinh ra toàn thân có sự thuỷ hỏa ký tế, trong nước có hơi nóng (hỏa), trong hơi nóng (có nước), nếu để nước và lửa tách rời thì không thể làm sinh công được, thậm chí nồi hơi nước đủ mạnh, còn kéo cả chục toa theo sau….
Quý vị phải nhận diện được, mình là ai, tu sĩ hay cư sĩ, kẻ địch không muốn mình vào định là ai, trên con đường đi của mình có những diễn tiến như thế nào, mình sẽ đối phó ra sao, và nhất là đạo lộ tu tập là gì? Bằng cách nào để “đọ” được mình đang ở đâu trên con đường tu học.
Bằng kinh nghiệm còn non nớt của tôi, tôi chỉ dám trích lời kinh của Phật, nhưng với một sự hết sức thận trọng , xin quý vị chớ tin vào lời của tôi, mà hãy thực hành thử xem đã, và luôn luôn đọc lại kinh, mà chính đức Phật lịch sữ đã dày công 49 năm ròng thuyết pháp, chớ nên chấp thủ một cái gì , xin Quý vị bớt ít thời gian nghe lại đoạn kinh sau:


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Kinh Kalama

Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện:

- Bạch đức Thế Tôn ! Có một số Sa-môn, Bà-la-môn đi đến Kê-sa-pu-ta này truyền đạo, vị nào cũng hết lời tán thán, khuyến dụ người khác theo đạo của mình, đồng thời họ không tiếc lời chê bai, phê phán, khinh miệt lời dạy và đạo của vị khác. Sự việc này làm chúng con phân vân: Vị nào tuyên bố sự thật? Đạo nào là chân lý? Vị nào tuyên bố sai sự thật? Đạo nào không phù hợp chân lý? Chúng con nên theo ai và phụng sự đạo nào ?
Đức Phật ôn tồn dạy bảo:
- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo . Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.
Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.



- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy:“Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.


- Này các vị hãy nghĩ xem, khi lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng… đã được vứt khỏi nội tâm con người, thì con người sẽ được hạnh phúc hay bất hạnh?
Dân chúng Ka-la-ma trả lời:
- Bạch Thế Tôn, người ấy sẽ sống hạnh phúc.
Đức Phật dạy tiếp:
- Này các thiện nam tín nữ, đúng vậy. Vì khi họ không còn lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng hung hăng chi phối, chinh phục, họ sẽ không khởi lên ý nghĩ hay hành động bức hại sinh linh, lấy của không cho, quan hệ tình cảm bất chính, nói láo, uống rượu, cũng như họ không còn khích lệ người khác làm những điều xấu ác trên. Như Lai tuyên bố sự xa rời ấy giúp cho con người sống hạnh phúc, an lạc lâu dài.
- Này các thiện nam tín nữ, xa lìa tham, sân, si và các pháp nhiễm ô là thiện hay ác, là có phước hay tội, có được người trí tán thán hay không ?
- Bạch Thế Tôn, theo chúng con hiểu, đó là khuynh hướng thiện ích, là việc làm phước báu, bậc trí sẽ tán thán và người làm được như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài.
Đức Phật tán thán:
- Lành thay, lành thay, hỡi dân tộc Ka-la-ma như mười đức tin nền tảng mà Như Lai vừa giảng dạy cũng như những điều vừa thảo luận: Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác rồi hãy đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chánh, các vị nên học hỏi.
Khi nghe Đức Phật phân tích, khai thị về đức tin chân chánh, bất động, dân tộc Ka-la-ma vô cùng thán phục, cung kính đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện trở thành các Phật tử tại gia, tinh cần phụng sự Tam Bảo và vâng giữ năm nguyên tắc đạo đức.



Kinh Kalama Sutta nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh (III. 539-43). Bản kinh này được trích từ Kinh Tụng Hằng Ngày, kinh số 5 tựa là Nền Tảng Đức Tin , do ĐĐ Thích Nhật Từ biên soạn.

Chú thích
Tham khảo http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&ppx6.htm
thiền tứ niệm xứ (Satipatthàna)
[Danh từ Satipatthana gồm có hai phần: "sati" và "patthana", hoặc "sati" và "upatthana".
Sati là sự chú niệm, sự hay biết hoặc sự chú tâm. Patthana là sự thiết lập, nền tảng, căn bản, đề tài hay sự chuyên chú. Như vậy, Satipatthana có nghĩa "Nền Tảng của sự Chú Niệm" hay "Những Đề Mục Chánh Yếu của sự Chú Niệm".
Satipatthana cũng có thể được hiểu là sự kết hợp của hai phần: sati và upatthana. Upatthana là sự phát sanh, hay sự áp đặt, gắn vào. Như vậy, Satipatthana có nghĩa là "Áp Đặt tâm Chú Niệm Lên", hoặc sự "Phát Sanh của tâm Niệm". ]
Chú thích riêng của VQ:
"Nền Tảng của sự Chú Niệm" hay "Những Đề Mục Chánh Yếu của sự Chú Niệm".gọi tắt là “ niệm xứ ” cho nó lành, có bốn chổ để niệm thì gọi là Tứ niệm xứ.
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 28/11/13 00:49 với 1 lần sửa.


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: Hỳ lac trong sơ thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Trở lại vấn đề người cư sỹ muốn tu thiền , vị nầy sẽ không dựa vào 5 triền cái như của tu sỹ , mà cư sỹ cần phải chuyển hóa cho được 10 trở ngại (kiết sử) mà tôi sẽ liệt kê , tôi không dùng từ trừ khử, vì khi quý vị mang tâm trừ khử, lập tức có ngay một phản động đối lập, nếu qúy vị dụng tâm chuyển hoá, ngay tức thì có sự lợi ích, mà quý vị không bị mất năng lượng do không bị phản lực chi phối.

1.Tham dục (Kama -raga) --> nhờ giới hạnh làm giảm dục tầm mà tham dục không sinh khởi
2.Sân hận (Vyapada) --> nhờ chơn định chuyển hoá tâm sân hận, thành hỷ xả và tâm nầy phối hợp với tâm bình đẳng biến thành Từ bi, và do đó có hỷ trong tâm và an lạc trên thân.
3.Ngã mạn (Mana) --> muốn tránh ngã mạn thì nên ít nói về mình, ít khoe khoang và chánh ngữ
4.Tà kiến (Ditthi) --> hành theo thập thiện nghiệp dần dần sẽ có chánh kiến , và cũng nhờ chân định mà có chánh tư duy và chánh kiến.
5.Hoài nghi (Vicikiccha)--> nhờ chánh tư duy, nên nắm bắt được các pháp trong sự thấy biết như thật.
6.Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa) --> chuyển hoá tham dục và các ác pháp thành thiện pháp
7.Tật đố (Issa) Đố kỵ --> Không cần quan tâm so sánh - không cần phân biệt- không nói dư lời sẽ tránh được đố kỵ, giữ chánh ngữ
8. San tham (Macchariya)Bỏn xẻn --->dụng pháp bố thí
9.Vô minh (Avijja)--> đa phần do nhân Si làm phát khởi thành vô minh, Si là một trong ba phiền não chính của tam độc, Si còn có nghĩa là bị mê hoặc, nó cũng là sự khởi đầu để dẩn tới vô minh, Si không phải là vô minh, nhưng Si khởi dẫn đến vô minh, hầu hết các Tâm Tham và Tâm Sân đều có khởi sự của Nhân Si khởi , nếu dùng định nghĩa để hiểu vô minh, thì có thể định nghĩa vô cùng đơn giản là không thấy biết như thật, ngoài ra những định nghĩa theo từ ngữ , không đem lại cho quý vị bất kỳ sự thực nào, và đối nghịch với vô minh là chánh tuệ giác (nhờ có chánh định nên có chánh tư duy và có chánh kiến, dần dần chánh kiến sẽ hình thành chánh tuệ giác- trạch pháp nhãn – thấy biết thật tính của vạn pháp hay thấy như thật) Vậy khi chuyển hoá được vô minh thì sinh được Tuệ vậy.
10.Hữu tham (Bhavaraga) --> cắt ái, không thủ các sắc pháp nên dần dần cắt được tham.

Theo thiển ý của tôi, tôi cho rằng người tu thiền đúng chánh pháp của Phật phải vượt qua được 10 vị lực sỹ nầy , kể cả nội và ngoại thành 20 vị. Hay nói cách khác phải chuyển hoá được 20 vị lực sỹ nầy. Thì mới có thể đi đến được chân định.
Nếu bằng một pháp nào khác , mà không vượt qua được 20 vị nầy , thì vị đó chẳng thể nào vào được định mà Phật đã dạy. Có thể vị đó an trú định trong pháp đó vào thời thiền lúc đó, nhưng sau khi xả thiền thì 20 vị lực sỹ nầy vẫn còn nguyên.

Ghi chú:
Dấu "--> " có nghĩa là "chuyển hóa bằng".
Còn Bát Chánh Đạo theo Phật Giáo Nam Tông trong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo, Đức Phật định nghĩa Bát Chánh Đạo như sau:
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường Thánh đạo Tám ngành? Tức là chánh tri kiến, Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ- lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ- lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định."
Tóm tắt
Bát chính đạo bao gồm:
1. Chánh kiến : Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2. Chánh tư duy : Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chánh ngữ : Không nói dối hay không nói phù phiếm.
4. Chánh nghiệp : Tránh phạm giới luật.
5. Chánh mệnh : Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
6. Chánh tinh tiến : Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7. Chánh niệm : Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
8. Chánh định : Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian


Phật Giáo Nam Tông (Tiểu Thừa hoặc Nguyên Thủy) khuyến cáo rằng người tu Phật cần phải thông hiểu những định nghĩa này (lời của Phật được truyền tụng) và triển khai tu tập cho đúng. Vì theo họ nếu như tu sai định nghĩa Bát Chánh Đạo thì sẽ không chứng đắc Niết Bàn. Ví dụ như Chánh Niệm trong đoạn Kinh trên được định nghĩa là Tứ Niệm Xứ. Cần phải thực hiện đúng Tứ Niệm Xứ trong Kinh Tứ Niệm Xứ thuộc Trung Bộ Kinh.


Phật giáo Đại thừa hiểu Bát chánh đạo có phần khác với Tiểu thừa. Nếu Tiểu thừa xem Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (sa. śūnyatā), là thể tính của mọi sự vật. Trong tinh thần đó, Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:

Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
Chánh nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
Chánh mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
Chánh tinh tiến là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
Sửa lần cuối bởi VÂN QUANG vào ngày 29/11/13 07:26 với 7 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách