Xin hỏi về Tín căn

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
cục đất đã viết:tangbong
alphatran đã viết:Thưa hiền hữu Cục đất

NHÂN: mong cầu sự hiểu đúng chánh pháp để tu tâm sửa tánh
DUYÊN: alpha nhận thấy nhiều vị tăng
- OAI NGHI thì không giữ,
- GIỚI HẠNH cũng không trì,
- TRÍ TUỆ không tới đâu

Nể nang họ là đệ tử của Phật Thích Ca nên alpha mở miệng kêu thầy mà lòng thì muộn phiền không dứt. Đọc từng dòng lịch sử mà đau lòng nhìn hiện tại.

Kính mong hiền hữu đem bày chánh pháp, giải giúp alpha nỗi muộn phiền này!
Lành thay, này Hiền giả! câu trả lời không tương ưng câu hỏi, cđ nêu câu hỏi như trên là để biết về duyên khởi sự kiện "Hiền giả biết được những danh tự ấy". Chính vì vậy, này Hiền giả! những danh tự "Chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ tin vì theo truyền thống, chớ có tin..." cần phải thường thường được tác ý. Nguyên văn lời dạy ấy là để dạy những người Kàlàmà chớ nên sa đà vào những chủ thuyết sai khác, nhưng lời cđ nói ở đây là để nhắc Hiền giả "cẩn thận" với những tri kiến của tự thân (khi Hiền giả chưa rõ biết "duyên khởi" của những điều mình nghe).

Ở đây, này Hiền giả, hãy lóng nghe và khéo léo tác ý!
(V) (15) Cần Phải Thấy

- Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

Và này các Tỷ-kheo, tín lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Dự lưu chi phần; ở đấy, tín lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, tấn lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Chánh cần; ở đấy, tấn lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, niệm lực cần phải thấy ở đâu?
Trong bốn Niệm xứ; ở đấy, niệm lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, định lực cần phải thấy ở đâu?
Ở trong bốn Thiền; ở đấy, định lực cần phải thấy.

Và này các Tỷ-kheo, tuệ lực cần phải thấy ở đâu?
Ở trong bốn Thánh đế; ở đấy, tuệ lực cần phải thấy.

Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 5-0106.htm
lại nữa, này Hiền giả!
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn...

3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).

4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.

5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.

6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.

7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.

8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-48a.htm
* sai khác giữa 2 thời pháp trên là đối với Năm Lực thời là "Thấy", đối với Năm Căn thời là "Quán"; nhưng nội dung Thấy/Quán là hoàn toàn giống nhau đối với từng chi pháp.

lại nữa, này Hiền giả!
..........

3) -- Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn. Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?

4) Cái gì tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy tín lực. Cái gì tín lực, cái ấy tín căn. Cái gì tấn căn, cái ấy tấn lực. Cái gì tấn lực, cái ấy tấn căn... Cái gì tuệ căn, cái ấy tuệ lực. Cái gì tuệ lực, cái ấy tuệ căn.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-48b.htm
như vậy, này Hiền giả! tùy thời, Thế Tồn dùng căn tự sai khác nhưng nội dung và ý nghĩa là hoàn toàn giống nhau.

ở đây, này Hiền giả! trong thời Thế Tôn còn là một Bồ-tát, khi chưa thành Chánh Đẳng Giác, ngài đã đến lãnh giáo và học tập với hai bậc Đạo sư :
...........

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".

..............

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
.............

- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
như vậy, này Hiền giả! Năm Căn-Năm Lực không phải là do Thế Tôn phát kiến, chính Thế Tôn đã từng thọ học và thực hành viên mãn các pháp ấy từ các vị "Thầy của mình".

này Hiền giả! trong thời Thế Tôn chưa thành Chánh Đẳng Giác, thời chưa có "Phật" cũng như chưa có "Tăng"(với ý nghĩa "đệ tử của Như Lai" như thường được dạy ở trong Kinh); nhưng này Hiền giả, trong thời ấy đã có Pháp; Pháp ở đây là các Pháp thiện, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly dục và Giải thoát. Hai vị ấy dầu chưa diệt tận các Lậu hoặc, chưa chứng quả Giải Thoát hoàn toàn nhưng so với phàm phu thế tục thời chư vị ấy thật xứng là những bậc Tôn sư. Và sau khi Giác Ngộ rồi được Phạm Thiền cầu thỉnh, những người đầu tiên mà Thế Tôn nghĩ đến để độ thoát chính là Hai vị ấy.

(còn tiếp)

trên đây là phần "duyên khởi" và ý nghĩa của nhóm 5 pháp(năm Căn-năm Lực) trong những bối cảnh sai khác. Hiền giả hãy đọc và suy nghiệm kỹ! cđ sẽ viết tiếp phần "TÍN CĂN đối với TĂNG" sau vì thời gian dành cho thảo luận Pháp hôm nay đã hết rồi. Kính mong Hiền giả hoan hỷ!

:)
(tiếp theo)

như vậy, này Hiền giả! là nhóm 5 pháp "Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ" đã có trước thời đức Thế Tôn giác ngộ, những ai tinh cần,sống viễn ly thiền định đều phải có và thực hành đầy đủ; nhưng như thế nào là sự sai khác giữa lời tuyên bố của Thế Tôn và những đạo sư khác? đó chính là "nội dung" của các pháp tu ấy;

ở đây, Thế Tôn tuyên bố và giảng dạy rõ như sau:
- Tín Căn cần phải được thiết lập và an trú trên bốn Dự Lưu chi phần (Phật-Pháp-Tăng-Giới)
- Tấn Căn ....... bốn Chánh Cần
- Niệm Căn ..... bốn Niệm xứ
- Định căn ....... Bốn Thiền (Tứ thiền Sắc Giới)
- Tuệ căn ........ bốn Thánh Đế

các Đạo sư khác không có tuyên bố và giảng về các chi pháp như vậy.
(Kinh Văn không ghi rõ nhưng xét theo ngữ cảnh của bản kinh thì hai vị Alara Kalama & Ramaputta thực hành năm căn trong đời sống Viễn ly và an trú trong các Vô sắc Định);
như vậy, này Hiền giả! là sự sai khác giữa lời tuyên bố của Thế Tôn và những Đạo sư khác.

ở đây, này Hiền giả! thế nào là ý nghĩa bốn Dự Lưu chi phần?
Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần?

5. - Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".

Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu".

Vị ấy thành tựu tịnh TÍN bất động đối với Chúng TĂNG: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng(*). Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời."

Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 0-1012.htm
(*) có chỗ được dịch là "Bốn đôi Tám vị", với ý nghĩa Chúng TĂNG đệ tử của Thế Tôn gồm 2 Chúng: chúng Tỷ-kheo & chúng Tỷ-kheo Ni,
mỗi Chúng có đầy đủ bốn Hạnh "Diệu hạnh, Trực hạnh, Ứng Lý hạnh, Chơn Chánh hạnh";

như vậy "Bốn đôi Tám chúng" có nghĩa là:
đôi Tăng-Ni Diệu hạnh,
đôi Tăng-Ni Trực hạnh,
đôi Tăng-Ni Ứng Lý hạnh,
đôi Tăng-Ni Chơn Chánh hạnh.
tính cặp là Đôi,tính riêng là Tám, như vậy mà lập nghĩa "Bốn đôi Tám chúng"


lưu ý: có nơi lý luận danh tự "bốn Đôi tám Chúng" này thành 4 Cặp quả vị:
vị Dự lưu - vị đang thực hành hướng đến quả Dự lưu (Sơ quả Tu-đà-hoàn)
vị Nhất Lai - vị đang thực hành hướng đến quả Nhất lai (Nhị quả Tư-đà-hàm)
vị Bất lai - vị đang thực hành hướng đến quả Bất lai (Tam quả A-nam-hàm)
vị A La Hán - vị đang thực hành hướng đến quả A La Hán,
như vậy, tính cặp là Đôi,tính riêng là Tám
,
lý luận như vậy cũng không ra ngoài những điều Thế Tôn dạy, nhưng nếu xét theo ngữ cảnh thì đã sai bối cảnh lời dạy được nói ra, không đúng với nguyên văn Chánh tạng;
nếu đem đối chiếu với những thời Pháp sai khác, có các "bậc Chuyển tánh, bậc Tùy Pháp hành, bậc Tùy Tín hành..." cũng là những phước điền vô thượng ở đời, thời cách lý luận theo từng cặp Quả vị như trên không tương ưng (xét theo Giới Hạnh của từng cặp Tăng-Ni thời đúng hơn),
đây là vấn đề lớn cần phải viết riêng một chủ đề nhưng ở đây là không phải thời, cđ chỉ lưu ý Hiền giả những điều như thế.

và này Hiền giả, làm sao để biết được Giới Đức của một người?
I. Bện Tóc (S.i,77)

1) Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi, Pubbàràma (Ðông Viên), tại lâu đài Migàramàtu (Lộc Tử Mẫu giảng đường).

2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, và đến ngồi tại mái hiên phía cửa ngoài.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

3) Lúc bấy giờ, bảy vị bện tóc, bảy vị Niganthà, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ với thân đầy lông, với móng tay dài, lớn như cây lau, mang các dụng cụ khất sĩ đang đi ngang qua, cách Thế Tôn không xa bao nhiêu.

4) Rồi vua Pasenadi nước Kosala, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào phía một bên vai, quỳ xuống trên đầu gối tay mặt, chấp tay hướng về bảy vị bện tóc, bảy vị Niganthà, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ ấy và nói lên ba lần tên của mình: "Thưa chư Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala".

5) Rồi vua Pasenadi nước Kosala, khi bảy vị bện tóc, bảy vị Niganthà, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ ấy đã đi qua không lâu liền đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

6) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có phải những Tôn giả ấy là những vị A-la-hán trên đời này, hay là những vị đang đi trên con đường hướng đến đạo quả A-la-hán?

7) -- Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị con cái trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, sử dụng vàng và bạc, thời Ðại vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả.

8) Thưa Ðại vương, chính phải cọng trú mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

9) Thưa Ðại vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người, phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

10) Thưa Ðại vương, chính trong thời gian bất hạnh mới biết được sự trung kiên của một người, phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

11) Thưa Ðại vương, chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

12) -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn đã khéo nói như sau: " Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ... ... không phải không với ác tuệ"!

13) Bạch Thế Tôn, có những người trinh thám này của con, những người trinh sát, sau khi đi trinh sát một nước, họ đến con. Trước hết họ báo cáo rồi con mới đúc kết.

14) Bạch Thế Tôn, ở đây những người ấy sau khi tẩy sạch bụi và nhớp, sau khi tắm rửa và xoa dầu, sau khi chải sạch râu tóc, mặc áo vải trắng, họ được hầu hạ săn sóc và cho thọ hưởng năm dục công đức.

15) Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu rõ ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy mới nói lên bài kệ:

Không phải do sắc tướng,
Biết rõ được con người,
Không phải nhìn thoáng qua,
Ðặt được lòng tin cậy.

Dưới bộ áo đạo đức,
Với hình tướng tự chế,
Những kẻ sống buông thả,
Sống phây phây đời này.


Như bông tai bằng đất,
Giả dạng bông tai thật,
Như nửa tiền bằng đồng ,
Ðược sơn phết lớp vàng.

Một số sống che đậy,
Ẩn kín dưới bề ngoài,
Nội thân thật bất tịnh,
Mặt ngoài giả mỹ diệu.


- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-03.htm
* đọc những bản Kinh này chúng ta phần nào cảm nhận được bối cảnh truyền Phápcách cư xử giữa những con người với nhau, trong khi ngài Pasenadi là Vua của một nước rộng lớn mà đối với những Ngoại đạo xuất gia tu hành vị ấy cũng không chấp Vương quyền,hạ mình đảnh lễ; còn Thế Tôn là bậc Đạo sư của Trời Người, cũng gọi ngài Pasenadi một cách thân tình:"Thưa Đại Vương". Nếu so với thực tế đời nay thì các hậu học có nhiều khiếm khuyết về đạo đức & trí tuệ, nhất là cách nhìn nhận-đối xử với các hàng Ngoại đạo hay những người còn mê lầm Chánh pháp kinhle

Hiền giả alphatran! bản Kinh cđ trích ở trên chỉ là thời Pháp tiêu biểu liên hệ đến những điều Hiền giả còn nghi hối, có nhiều thời Pháp sai khác nói về vấn đề này nhưng cđ không có đủ thời gian để viết nhiều hơn nữa. Hiền giả hãy khéo léo tác ý và thiện xảo trong thực hành! kinhle

Kính chúc Hiền giả an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn!!

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu cục đất,

Alpha đọc đi đọc lại mà vẫn không rõ,

Dù Phật khẳng định rằng chúng đệ tử của Thế tôn như "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng(*). Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời."

Nhưng mà những kẻ dâm ô, phá giới, gây tổn hại cho chánh pháp lẽ nào lại cũng có những phẩm chất ấy sao? Thế thì mình TÍN cách sao?

Khi phải thời, mong hiền giả có thể giảng giúp thêm,

Kính


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

tăng để làm cơ sở cho tín, cho quy y là tăng bảo; tăng bảo là "bốn đôi tám chúng" trong tập thể tăng chúng

tám chúng là những vị thành tựu dự lưu hướng, dự lưu quả, ... , a la hán hướng, a la hán quả, tức bốn đôi

đây là những thành tựu quan trọng vì sự giải thoát với vị đó sẽ là một điều xác định, không còn mãi trôi lăn bất định trong lục đạo; từ bất định tánh thành xác định tánh là một chuyển tánh phi thường đáng được gọi là tăng bảo

những cụm từ "tùy pháp hành" hoặc "tùy tín hành" chỉ chiều hướng tu tập, không chỉ sự thành tựu; sự thành tựu mới là chuẩn mực rõ ràng để được coi là tăng bảo

kinhle


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu hlich đã quan tâm chỉ sẻ, lâu rồi mới thấy đạo hữu quay lại, chẳng hay đạo hữu có được mạnh giỏi không?

Sự hiện diện của đạo hữu hlich, đạo hữu cục đất, đạo hữu biển tâm, đạo hữu huệ thông... là sự may mắn của các thành viên ở đây.

Về vấn đề trên thì alpha hỏi về phương diện thực hành nên không hiểu được ý của các vị. Nói về TĂNG ĐOÀN thì alpha hết lòng tin tưởng và tôn trọng. Nhưng mà từng vị tăng / ni thì lại khác, đạo hữu cũng biết có vị này vị kia. Ngày nay mà nói hàng hủ bại ngày càng nhiều.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cám ơn đ/h hỏi thăm, thời gian làm mình bớt mạnh, bớt giỏi nhưng đó là điều tự nhiên thôi :D

việc tăng chúng hủ bại cũng là chuyện thường, chúng ta không tin được là dĩ nhiên; cũng như trong cuộc sống ta cũng có những người xếp, người chỉ huy hủ bại

với mình nếu gặp phải những chuyện như vậy thì kham nhẫn và giữ thiện ý; nếu mình hành xử với thiện ý thì kết quả dù thế nào đi nữa cũng không làm mình hối tiếc

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Vâng, cảm ơn đạo hữu.
Chỉ mong phải thời, đạo hữu cục đất có thể giảng bày thêm


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

Để gọi là Tăng thì vị ấy phải là vị thừa hành theo Chánh Pháp, truyền bá Chánh Pháp .
Cái áo không làm nên nhà tu , vậy nên nếu có mặc áo tu hành mà lại chẳng thừa hành theo Chánh Pháp thì chớ có chấp tay lạy vị ấy . Mà nếu có lạy thì chỉ lạy hướng về tập thể chư tăng ( Tăng Chúng ) mà thôi .


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

co102 đã viết:Để gọi là Tăng thì vị ấy phải là vị thừa hành theo Chánh Pháp, truyền bá Chánh Pháp .
Cái áo không làm nên nhà tu , vậy nên nếu có mặc áo tu hành mà lại chẳng thừa hành theo Chánh Pháp thì chớ có chấp tay lạy vị ấy . Mà nếu có lạy thì chỉ lạy hướng về tập thể chư tăng ( Tăng Chúng ) mà thôi .
Cảm ơn đạo hữu đã quan tâm,
Tuy nhiên những lời này không nói thì cũng hiểu, cái quan trọng là trong tam tạng Phật dạy ra sao. Alpha rất cần sở cứ trong tam tạng!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

alphatran đã viết:
co102 đã viết:Để gọi là Tăng thì vị ấy phải là vị thừa hành theo Chánh Pháp, truyền bá Chánh Pháp .
Cái áo không làm nên nhà tu , vậy nên nếu có mặc áo tu hành mà lại chẳng thừa hành theo Chánh Pháp thì chớ có chấp tay lạy vị ấy . Mà nếu có lạy thì chỉ lạy hướng về tập thể chư tăng ( Tăng Chúng ) mà thôi .
Cảm ơn đạo hữu đã quan tâm,
Tuy nhiên những lời này không nói thì cũng hiểu, cái quan trọng là trong tam tạng Phật dạy ra sao. Alpha rất cần sở cứ trong tam tạng!
Đức Phật ví một vị Tu Hành bất chánh như 1 que củi bị ướt , dính Phân ở 2 đầu , chỉ có thể đem bỏ chứ chẳng thể dùng , chẳng đáng hưởng tín thí . Chỉ là một kẻ dư thừa trong thế gian này .
Đức Phật đã từng dạy trong Trung Bộ Kinh . Bạn chịu khó tìm sẽ ra .


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Tội lỗi!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Xin hỏi về Tín căn

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Đạo hữu có thể tham khảo thêm
[link]http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVi ... amBao3.htm[/link]
Quy y tăng bảo, theo vn nghĩ, không phải là quy y 1 vị tăng cụ thể nào đó. Tăng bảo ở đây không chỉ là thời hiện tại, mà còn trong quá khứ và vị lai.
Nếu quan sát thấy 1 vị tăng không giữ giới hạnh, hãy xả. Giữ lòng sân không mang lại lợi ích cho mình, hay lợi ích cho người, hay cho cả 2.
Nếu nghi ngờ về tăng, hãy niệm tăng, hay đọc trưởng lão tăng kệ, trưởng lão ni kệ.
Phật dạy tín về tăng như sau:
Trong kinh Dhajaggasutta , Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Tăng như sau:

“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho. Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññak-khettaṃ lokassa”.
(Trích trong link ở trên)


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.93 khách