TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Bạn quang_tâm thân mến!

Chúng ta cứ bình tĩnh trao đổi lần lượt nhé:
quang_tam3 đã viết:Trước đây, có một người nói với tôi rằng Bậc A La hán còn phải học tiếp
Bậc A La Hán thì không còn phải học tiếp, trong kinh điển gọi là "bậc vô học". Tôi cũng giống bạn, không đồng ý với quan điểm trên. tangbong

Nhưng luận điểm của ĐH haizen mà tôi đã trích dẫn tuyệt đối không phải có ý nghĩa trùng với quan điểm trên, xin bạn chớ hiểu lầm:

Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)


Bậc A La Hán về mặt giải thoát thì cũng như Phật, đã hoàn toàn viên mãn, không còn phải học tiếp. Nhưng Phật thì vượt xa các vị A La Hán ở công đức giáo hóa chúng sinh trong vô lượng kiếp, và đây chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi vị A La Hán đều noi gương Phật trên hành trinh đi tới quả vị Phật.. Các Ngài không còn bị tái sinh theo Nghiệp, nhưng các Ngài hoàn toàn được tự do tái sinh theo Nguyện lực một cách chủ động, Niết bàn là Đại bi chứ không còn vị kỷ. Niết bàn là tự do chứ không phải là sự trói buộc. Nếu các vị A La Hán không thể tự do tái sinh theo Nguyện lực Đại bi để viên mãn công hạnh giáo hóa chúng sinh thì thế gian này cũng không thể có thêm một vị Phật nào nữa trong tương lai.
quang_tam3 đã viết:Đây là một loại tà kiến nguy hiểm cho Phật giáo Nam truyền, lẫn lộn giữa giáo lý Bắc tông và Nam tông. Quang Tâm này tuy rằng nông cạn, nhưng cũng muốn đem sức mình phá bỏ tà kiến này, để các bạn bớt đi chướng ngại trên đường tu học.
Bạn quang_tâm à, chính quan điểm của bạn mới là một tà kiến đó. Nói như bạn thì có nghĩa là Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền là hai tôn giáo khác nhau, nên không thể "lẫn lộn" được chứ gì? :-P
Vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa
Bạn hiểu câu trên mới ở mức cạn cợt. Vị A La Hán "không còn trở lại đời này nữa" là trên phương diện tái sinh bị động theo Nghiệp. Nhưng như tôi đã phân tích ở trên, các vị A La Hán hoàn toàn được tự do tái sinh theo Nguyện lực Đại bi để giáo hóa chúng sinh. Đức Phật Thích Ca đã đi theo con đường này, các vị Thánh A La Hán tất nhiên cũng noi gương thầy đi theo con đường này, tất cả những đệ tử Phật ắt cũng phải đi theo con đường của Phật đã đi. Con đường này chính là con đường Bồ Tát Đạo mà Thế Tôn trong giờ phút chuẩn bị nhập Niết Bàn đã tha thiết phó chúc cho các đệ tử, bạn quang_tâm có thể tìm đọc trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh sẽ rõ.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Chư vị hiền hữu kính mến !
khi chứng đắc A La Hán quả các ngài thường tuyên bố sanh đã tận phạm hạnh đã thành........không còn trở lui lại đời sống sanh tử nữa.Trong các tông phái khác của Phật giáo các vị Phật và Bồ Tát thường rất "chịu khó" tái sanh theo nguyện lực để cứu độ thêm chúng sanh, vậy thì tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục một “vài nhiệm kỳ” cứu vớt chúng sanh như những vị Bồ Tát khác.Kính mong chư hiền hữu cứu độ cho em câu hỏi này
TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC <= Phật giáo NT không có khái niệm Nguyện lực mà chỉ có các khái niệm như là Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.. Thậm chí có một vài bài kinh đức Phật phủ nhận khái niệm Nguyện lực với ý nghĩa như muốn là được theo ý của mình :
Này Gia chủ, năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, Ta tuyên bố không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được.

3. Này Gia chủ, nếu năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời này lại héo mòn vì một lẽ gì? Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng, không có thể do cầu xin thọ mạng hay tán thán đề làm nhân đem lại thọ mạng. Vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng cần phải thực hành con đường dẫn đến thọ mạng. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến thọ mạng, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được thọ mạng, vị ấy nhận lãnh được thọ mạng hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.

4. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc, không có thể do cầu xin dung sắc hay tán thán để làm nhân đem lại dung sắc. Vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc cần phải thực hành con đường dẫn đến dung sắc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến dung sắc, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được dung sắc, vị ấy nhận lãnh được dung sắc hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.

5. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có an lạc, không có thể cầu xin an lạc hay tán thán để làm nhân đem đến an lạc. Vị Thánh đệ tử muốn có an lạc cần phải thực hành con đường dẫn đến an lạc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến an lạc, sự thực hành ấy đưa đến vị ấy nhận lãnh được an lạc, vị ấy nhận lãnh được an lạc hoặc chư Thiên, hoặc loài Người.

6. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có tiếng tốt, không có thể do cầu xin tiếng tốt hay tán thán để làm nhân đem đến tiếng tốt. Vị Thánh đệ tử muốn có tiếng tốt cần phải thực hành con đường dẫn đến tiếng tốt. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến tiếng tốt, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được tiếng tốt, vị ấy nhận lãnh được tiếng tốt hoặc chư Thiên, hoặc loài Người

7. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có được Thiên giới, không có do cầu xin Thiên giới hay tán thán để làm nhân đem đến Thiên giới. Vị thánh đệ tử muốn có Thiên giới cần phải thực hành con đường dẫn đến Thiên giới. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến Thiên giới, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được Thiên giới, vị ấy nhận lãnh được Thiên giới.

Kinh Tăng Chi Bộ (CHƯƠNG NĂM - NĂM PHÁP - V. PHẨM VUA MUNDA)

đó là nói về những điều tích cực "khả lạc, khả ý" ;

còn ngược lại với những điều tiêu cực thì sao, có ai khi khổng khi không mà bị đọa vào địa ngục không? hay là không làm gì mà bị pháp luật xử án tử hình không?
- rõ ràng là KHÔNG. Muốn vào địa ngục thì chúng ta phải gieo nhân tương xứng với địa ngục - đó mới là chiếc vé thông hành để nhập cảnh Địa ngục :D không có vé thông hành thì không ai cho vào đâu :)) cũng vậy, phải làm gì đó vi phạm pháp luật và rơi vào khung tử hình thì "mới được" nhận cái án tử chứ khi khổng khi không mà kêu người ta bắn mình thì không có ai dám làm đâu.

như vậy, dù là bất cứ pháp nào, tích cực hay tiêu cực thì chúng ta đều phải gieo nhân thích hợp ("thực hành con đường dẫn đến") pháp đó thì mới được

còn về vấn đề Tái sanh, lời Phật dạy trong kinh tạng Nam truyền có nói rằng muốn sanh vào một cảnh giới nào thì phải có lòng ước muốn + sự thực hành tương ứng thì mới có thể sanh vào cảnh giới đó:
"Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ Tín, đầy đủ Giới, đầy đủ Văn (suta), đầy đủ Thí, đầy đủ trí Tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Bà-la-môn... hay trong đại gia tộc cư sĩ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Bốn Ðại Thiên vương có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập,... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)..., chư Thiên Yama (Dạ-ma)..., chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)..., chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)..., chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại Thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Hai ngàn Phạm thiên giới... ba ngàn Phạm thiên.. bốn ngàn Phạm thiên... năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như này, các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm năm trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn các trái ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với năm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy.... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Mười ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên giới sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, đặt trên một tấm màn màu lạt, sẽ chiếu sáng, sáng chói; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với mười ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Trăm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy cũng thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như một đồ trang sức làm bằng vàng ròng (jambonada), được khéo tôi luyện trong lò của một thợ vàng thiện xảo, nếu được đặt trên một tấm màn màu lạt sẽ chiếu sáng, rực sáng, chói sáng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên an trú thấm nhuần biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với trăm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy..." ... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư A-ca-ni-sa thiên". Vị ấy chuyên định tâm ấy ... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... "... đưa đến tái sanh chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã đạt được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Kinh Hành Sanh - 120. KINH TRUNG BỘ
như vậy, "muốn" tái sanh vào một cảnh giới nào thì chúng ta phải có 2 điều kiện:

- điều kiện Cần là phải đầy đủ 5 thiện pháp cao thượng "Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ"
- điều kiện Đủ là vị ấy phải "Mong rằng..." + "chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy"

bài kinh này đã mô tả tóm gọn 2 chi phần của định lý Duyên Khởi: HÀNH -> SANH

riêng cái câu cuôi cùng:
"Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào."
hihi, chỗ này là đã đạt tới cảnh giới vô vi tịch diệt rồi, không còn cái nhân nào để đưa đến tái sanh nữa đâu quý vị ơi!

vậy thì cái câu mở hàng của topic là "tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục..." là một câu hỏi vô lý :D
Minh sanh = Vô minh diệt => Hành diệt ... => Sanh diệt... thì không thể có chuyện "tái sanh theo Nguyên lực" nha Đh (vô dư Niết bàn rồi thì không có chui trở ra được đâu :D )

muốn cứu độ chúng sanh thì có 1 cách như thế này:
"những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại."
tôi không viền xanh chữ "Như Lai" mà tôi viền xanh chữ "những ai" là vì câu kinh đã chỉ rõ đức Phật không có độc tôn cái pháp ấy cho riêng mình, bất cứ ai tu tập lão luyện thành thục và đúng phương pháp đều có thể đạt được như thế, và chữ KIẾP trong kinh tạng Nam truyền được định nghĩa như thế này:
"-- Một kiếp, bạch Thế Tôn, dài như thế nào?

4) -- Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm.

5) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

6) -- Có thể được, này Tỷ-kheo. Thế Tôn nói như vậy. Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kàsi. Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp."


(Tương ưng Vô thỉ - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)
hihi, như vậy một A-la-hán muốn ở lại tà bà để cứu độ chúng sinh (theo quan điểm của Bắc truyền) thì có thể dùng "Bốn Thần túc" để trụ thế cùng trời cùng đất; một người có bốn thần túc nhưng không thích dùng, lại thích "chết đi sống lại, chết đi sống lại" với lý do là "để cứu độ chúng sinh" thử hỏi là có ngờ ngẩn lắm không Đh?? :))

ban đầu tôi không có ý định tham gia thảo luận topic này (vì một người đang đội cái bát dầu cháy nóng trên đầu thì đâu thể lo ra những việc khác được thưa đạo hữu); nhưng vì thấy nhiều ý kiến trái chiều (nói qua nói qua) nên tôi nghĩ mình cần đóng góp vài điều theo giáo lý Nam truyền để mọi có sự cảm thông và hiểu nhau hơn. Hy vọng là các đạo hủ thảo luận Phật pháp trong tinh thần hòa ái và gìn giữ cho nhau. :D

Thân ái !
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 10/12/15 09:33 với 1 lần sửa.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Canrron70 đã viết:Bạn quang_tâm thân mến!

Chúng ta cứ bình tĩnh trao đổi lần lượt nhé:
quang_tam3 đã viết:Trước đây, có một người nói với tôi rằng Bậc A La hán còn phải học tiếp
Bậc A La Hán thì không còn phải học tiếp, trong kinh điển gọi là "bậc vô học". Tôi cũng giống bạn, không đồng ý với quan điểm trên. tangbong

Nhưng luận điểm của ĐH haizen mà tôi đã trích dẫn tuyệt đối không phải có ý nghĩa trùng với quan điểm trên, xin bạn chớ hiểu lầm:

Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)


Bậc A La Hán về mặt giải thoát thì cũng như Phật, đã hoàn toàn viên mãn, không còn phải học tiếp. Nhưng Phật thì vượt xa các vị A La Hán ở công đức giáo hóa chúng sinh trong vô lượng kiếp, và đây chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi vị A La Hán đều noi gương Phật trên hành trinh đi tới quả vị Phật.. Các Ngài không còn bị tái sinh theo Nghiệp, nhưng các Ngài hoàn toàn được tự do tái sinh theo Nguyện lực một cách chủ động, Niết bàn là Đại bi chứ không còn vị kỷ. Niết bàn là tự do chứ không phải là sự trói buộc. Nếu các vị A La Hán không thể tự do tái sinh theo Nguyện lực Đại bi để viên mãn công hạnh giáo hóa chúng sinh thì thế gian này cũng không thể có thêm một vị Phật nào nữa trong tương lai.
quang_tam3 đã viết:Đây là một loại tà kiến nguy hiểm cho Phật giáo Nam truyền, lẫn lộn giữa giáo lý Bắc tông và Nam tông. Quang Tâm này tuy rằng nông cạn, nhưng cũng muốn đem sức mình phá bỏ tà kiến này, để các bạn bớt đi chướng ngại trên đường tu học.
Bạn quang_tâm à, chính quan điểm của bạn mới là một tà kiến đó. Nói như bạn thì có nghĩa là Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền là hai tôn giáo khác nhau, nên không thể "lẫn lộn" được chứ gì? :-P
Vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa
Bạn hiểu câu trên mới ở mức cạn cợt. Vị A La Hán "không còn trở lại đời này nữa" là trên phương diện tái sinh bị động theo Nghiệp. Nhưng như tôi đã phân tích ở trên, các vị A La Hán hoàn toàn được tự do tái sinh theo Nguyện lực Đại bi để giáo hóa chúng sinh. Đức Phật Thích Ca đã đi theo con đường này, các vị Thánh A La Hán tất nhiên cũng noi gương thầy đi theo con đường này, tất cả những đệ tử Phật ắt cũng phải đi theo con đường của Phật đã đi. Con đường này chính là con đường Bồ Tát Đạo mà Thế Tôn trong giờ phút chuẩn bị nhập Niết Bàn đã tha thiết phó chúc cho các đệ tử, bạn quang_tâm có thể tìm đọc trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh sẽ rõ.

Bài viết của bạn không biết rất hay đó, Canrron70 đọc cho kĩ vào nhé. :D

Chợt nghĩ đến câu này, thấy cũng hợp lí ấy chứ

Người chánh nói tà pháp, tà pháp cũng thành chánh,
Người tà nói chánh pháp, chánh pháp cũng thành tà.
cafene


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Một phàm phu hoặc một vị Thánh chưa chứng Niết bàn từ A Na Hàm trở xuống chỉ có thể tái sinh bị động theo Nghiệp lực chứ không thể tái sinh chủ động theo Nguyện. Đoạn kinh trích trong Tăng Chi Bộ mà ĐH Không biết đăng lên là nói về trường hợp này.
Không biết đã viết:riêng cái câu cuôi cùng:
"Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào."
hihi, chỗ này là đã đạt tới cảnh giới vô vi tịch diệt rồi, không còn cái nhân nào để đưa đến tái sanh nữa đâu quý vị ơi!

vậy thì cái câu mở hàng của topic là "tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục..." là một câu hỏi vô lý
Minh sanh = Vô minh diệt => Hành diệt ... => Sanh diệt... thì không thể có chuyện "tái sanh theo Nguyên lực" nha Đh (vô dư Niết bàn rồi thì không có chui trở ra được đâu )
Như comment trên tôi đã nói rồi, Vị A La Hán "không sinh ra một nơi nào" là trên phương diện tái sinh bị động theo Nghiệp, các Ngài không còn bị tái sinh theo Nghiệp, nhưng các Ngài hoàn toàn được tự do tái sinh theo Nguyện lực một cách chủ động, Niết bàn là Đại bi chứ không còn vị kỷ. Niết bàn là tự do chứ không phải là sự trói buộc. Nếu các vị A La Hán không thể tự do tái sinh theo Nguyện lực Đại bi để viên mãn công hạnh giáo hóa chúng sinh thì thế gian này cũng không thể có thêm một vị Phật nào nữa trong tương lai! caunguyen
Không biết đã viết:như vậy một A-la-hán muốn ở lại tà bà để cứu độ chúng sinh (theo quan điểm của Bắc truyền) thì có thể dùng "Bốn Thần túc" để trụ thế cùng trời cùng đất; một người có bốn thần túc nhưng không thích dùng, lại thích "chết đi sống lại, chết đi sống lại" với lý do là "để cứu độ chúng sinh" thử hỏi là có ngờ ngẩn lắm không Đh??
Không ngớ ngẩn đâu ĐH Không biết ạ. Các vị A La Hán cứu độ chúng sinh có thể dùng nhiều "phương tiện thiện xảo" chứ không cứng nhắc như ĐH tưởng đâu. Trong thực tế, ĐH có thấy các vị A La Hán từ thời Đức Phật tại thế có vị nào sử dụng Bốn thần túc để trụ thế cứu độ chúng sinh không? Rồi theo sự lầm tưởng của ĐH, người ta sẽ suy luận rằng như vậy là các vị A La Hán không có tâm vị tha, không muốn trụ thế để cứu độ chúng sinh, không muốn đi tiếp theo con đường của Thế Tôn để thành tựu Phật quả?

Trụ thế lâu dài hay tái sinh theo Nguyện, mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng trong việc cứu độ chúng sinh. Tái sinh theo Nguyện thì các Vị có thể len lỏi vào mọi tầng lớp trong dân chúng, kể cả vào những tôn giáo khác để giáo hóa. Thí dụ một vị trong hình thức thầy tu không thể vào giữa chốn chợ búa xô bồ để thuyết pháp, nhưng các Ngài hoàn toàn có thể thị hiện sinh ra và lớn lên như một người bình thường, sống giữa những người bình thường, dùng thân giáo và Tứ Nhiếp Pháp (Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự), thậm chí có thể sử dụng sự nghiêm khắc cứng rắn (mà một thầy tu không phù hợp hành xử như vậy) để giáo hóa chúng sinh. kinhle

PS: Trong 10 pháp Ba la mật, pháp thứ 9 (adhiṭṭhānapāramī) có người dịch là quyết định lực, nhiều thầy như thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh (TT. Giới Đức) dịch là Nguyện lực, thầy Hộ Pháp dịch là Chí Nguyện Ba la mật (http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/T ... ngTu01.htm) đều có cùng một ý nghĩa. tangbong
Sửa lần cuối bởi Canrron70 vào ngày 12/12/15 21:58 với 2 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Vậy thì cái câu mở hàng của topic là "tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục..." là một câu hỏi vô lý :D
Hi hi vui thiệt nhe câu trả lời của đạo hữu Không Biết làm cho tôi rất phấn chấn và hoan hỷ, chỉ có một mình đạo hữu phát hiện ra chổ "vô lý"”để thấy được cái chân lý là không hề có sự tái sanh theo nguyện lực của các vị A La Hán, nếu các đh tinh ý một chút thì ngay bản thân câu hỏi cũng là câu trả lời luôn rồi. Khi đặt câu hỏi này là tôi đã gài nhiều cái bẩy trong đó một mũi tên bắn trúng nhiều đích ai hiểu sao thì hiểu...., nhưng mục đích là rất tốt cho những ai tu theo Đức Phật mà còn tin vào tha lực, hành trì thiếu trí tuệ từ những lời phật dạy, nguyện cầu một cách yếu đuối được người khác cứu độ, mê tín bởi những năng lực siêu nhiên. Đức Phật chỉ là Bậc Đạo Sư chỉ đường, tinh thần Phật dạy là nêu cao tính tự lực tự cường đầy tính nhân văn và minh triết, được thể hiện trong câu kinh sau :
Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Rõ ràng là lời di huấn sau cùng của Bậc Đạo Sư là dạy chúng ta phải tự nổ lực là chính, dùng Chánh Pháp là chổ nương tựa, chứ không phải nương tựa vào các vị thánh A La Hán tái sanh, hoặc cầu cạnh vào tha lực cứu rỗi của một vị thánh nào khác. Giả sử Đức Phật còn trụ thế cho đến ngày hôm nay, thì ngài cũng không có quyền cứu chúng ta thoát khỏi khổ đau nếu không thực hành đúng lời Phật dạy. Đã hơn hai ngàn năm rồi chúng ta đã bị nhồi sọ tẩy não bởi những lý thuyết của Bà La môn ngoại đạo, chúng ta hãy dũng cảm nhận ra sự thật để tìm về cội nguồn của chân lý, và quỳ gối dưới pháp bảo do chính Đức Phật Bổn Sư nói ra . Hãy làm một điều gì đó để cho thế hệ mai sau của chúng ta phải được sống trong chánh pháp hoà quyện trong hương vị pháp bảo đi đến bến bờ giải thoát
KÍNH CHÚC CẢ NHÀ ĐỒNG AN LẠC tangbong


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Canrron70 đã viết:Các vị A La Hán không còn bị tái sinh bởi Nghiệp lực nhưng các Ngài đều theo Nguyện lực Đại bi mà thị hiện trong tam giới để giáo hóa chúng sinh.

ĐH haizen đã viết như sau trong topic http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... =24#p32678:

Có người cho rằng thiền Nam tông chỉ có mục đích thoát luân hồi, thành A la hán chứ không có mục đích thành Phật?(tức không có Bồ đề tâm). Điều này cũng chính là coi thường quả vị A la hán, cho các vị là ích kỷ, chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Thế các vị đại đệ tử A la hán của Phật cũng không có mục đích tu đạt tới quả vị rốt ráo Chánh đẳng chánh giác ư? Như thế có đáng được coi là đại đệ tử của Đức Phật không? A la hán mà không có tâm vô thượng Bồ đề, không có lý tưởng giác ngộ giải thoát viên mãn, không có chí hướng giáo hoá chúng sinh, không có lòng từ bi vị tha rộng lớn, chỉ ích kỷ tu cho riêng mình, không muốn đi tiếp theo con đường của Đức Phật, thì xin lỗi, một người như thế gọi là đệ tử Phật cũng không xững đáng chứ đừng nói đến là một vị Thánh đã chứng Niết bàn! Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)
Đạo hữu Canrron70 kính mến !
Nếu như đh hữu cho rằng các vị A la hán "các ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả"
vậy xin hỏi đh một vài câu mong đh hoan hỷ trả lời dùm :
1) Xin đh vui lòng trích dẫn kinh NT có chổ nào Đức Phật dạy điều này ?
2) Chúng sanh nào có đủ tư cách để hoài thai một vị thánh A La Hán ?
3) Nếu như đh tốt nghiệp đại học, có khi nào đh quay trở lại học lại chương trình đại học hay không ?
4) Với tâm phàm phu của chúng sanh thì trên thế gian này ai sẽ có đủ trí tuệ để biết có các vị A La Hán tái sanh để nói lại cho đạo hữu biết ?

THÂN ÁI


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

chanhhoitrong_123 đã viết:Đạo hữu Canrron70 kính mến !
Nếu như đh hữu cho rằng các vị A la hán "các ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả"
vậy xin hỏi đh một vài câu mong đh hoan hỷ trả lời dùm :
1) Xin đh vui lòng trích dẫn kinh NT có chổ nào Đức Phật dạy điều này ?
2) Chúng sanh nào có đủ tư cách để hoài thai một vị thánh A La Hán ?
3) Nếu như đh tốt nghiệp đại học, có khi nào đh quay trở lại học lại chương trình đại học hay không ?
4) Với tâm phàm phu của chúng sanh thì trên thế gian này ai sẽ có đủ trí tuệ để biết có các vị A La Hán tái sanh để nói lại cho đạo hữu biết ?
Kính ĐH CHT!

Tôi xin trao đổi với ĐH lần lượt từng câu hỏi như sau:

1) Tiền thân của Chư Phật đều hành Bồ Tát Đạo trong tam giới để giáo hóa chúng sinh. Thí dụ như Bồ tát Vipassi khi công hạnh giáo hóa chúng sinh cõi người và cõi trời đã viên mãn, Ngài từ giã cung trời Đâu Suất, chủ động tái sinh xuống cõi người một cách hoàn toàn tự do tự tại. Kinh điển diễn tả sự chủ động tái sinh không phải bị động do Nghiệp của Ngài như sau:

Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy, Bồ-tát Vipassì, sau khi từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi Bồ-tát Vipassì từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các vị hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu ấy, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Pháp nhĩ là như vậy.

Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ -tát nhập mẫu thai, bốn vị Thiên tử đứng canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người, được hãm hại vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy.
".
(Kinh Đại Bổn-Trường Bộ Kinh)
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong14.htm)

ĐH CHT thân mến, Kinh điển NT đã diễn tả về lý tưởng Bồ tát đạo trong lời phó chúc của Thế Tôn cho các đệ tử trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, diến tả về sự tái sinh hoàn toàn chủ động theo Nguyện của một vị Bồ tát trong kinh Đại Bổn. Tuy nhiên, nếu không dựa vào hai kinh này, chúng ta vẫn có thể dựa vào tất cả các kinh khác để suy luận ra điều tất yếu này. Đức Phật dạy chúng ta Văn-Tư-Tu, tức là học trong kinh điển nhưng phải biết tư duy suy luận một cách hợp lý.

Nếu bám chấp vào kinh điển mà không có tư duy, sẽ có người cãi rằng: Đố ai tìm được trong kinh điển đích xác chỗ nào Đức Phật có chế giới cấm xài heroin? Trong kinh Phật không cấm nên bây giờ Phật tử có thể xài heroin cũng chẳng có tội gì hết! Đó, ĐH thấy sự cố chấp vào kinh mà thiếu tư duy nó tai hại như thế nào chưa. Câu hỏi thứ nhất của ĐH tôi thấy nó cũng nằm trong trường hợp này đấy. Tôi ủng hộ quan điểm của ĐH haizen vì đó là sự suy luận hoàn toàn hợp lý. Đã là đệ tử Phật thì đều phải có chí nguyện đi vào sinh tử để giáo hóa cho những ai chưa biết Đạo, huống hồ đó lại là một vị Thánh A La Hán vốn đã viên mãn Tứ Vô Lượng Tâm và có năng lực làm chủ hoàn toàn việc sinh tử. tangbong

2) Vị Thánh A La Hán đã gieo duyên lành rộng rãi với chúng sinh trong vô số kiếp. Vì duyên lành đó nên Ngài có thể tự do chon lựa cha mẹ để tái sinh, sao cho thuận tiện trong việc giáo hóa chúng sinh. Chỉ khi công hạnh giáo hóa chúng sinh đã viên mãn, Bồ Tát sẽ chờ đúng thời điểm thích hợp, địa điểm thích hợp, cha mẹ thích hợp để đản sinh. Như Bồ Tát Vessantara, tiền thân của Phật Thích Ca đã chọn Ân Độ vì lúc bấy giờ ngôn ngữ và tư tưởng triết học nơi đây phát triển nhất trên địa cầu, Ngài chọn hoàng hậu Maya để nhập thai vì bà có đầy đủ phước đức cùng phẩm hạnh cần thiết làm mẹ một vị Phật tương lai. kinhle

3) Vị Thánh A La Hán quay trở lại tam giới không phải để học, không phải để tu lại từ đầu. Các Ngài trở lại là để giáo hóa chúng sinh. Thế nên cái ví dụ quay trở về học Đại học lại của ĐH là không hợp lý chút nào. Trong trường hợp này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ hợp lý hơn là: ĐH vì thương quê hương đói nghèo lạc hậu, trẻ em bị thất học nên đã ra sức học, thi đỗ vào Đại học trên thành phố vỡi tâm nguyện sau này sẽ trở về giúp đỡ quê hương. Đến khi học thành tài rồi, nếu là người có đạo đức, có tấm lòng thực sự với quê hương thì xin hỏi ĐH có quay trỏ về giúp đỡ quê hương như chí nguyện ban đầu không? Hay là ĐH bye bye quê, vĩnh biệt các em nhỏ đáng thương luôn đây? ./..,.,

4) Như ở câu hỏi thứ nhất tôi đã trả lời:Kinh điển NT đã diễn tả về lý tưởng Bồ tát đạo trong lời phó chúc của Thế Tôn cho các đệ tử trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, diến tả về sự tái sinh hoàn toàn chủ động theo Nguyện của một vị Bồ tát trong kinh Đại Bổn. Tuy nhiên, nếu không dựa vào hai kinh này, chúng ta vẫn có thể dựa vào tất cả các kinh khác để suy luận ra điều tất yếu này. Các vị A La Hán thị hiện sẽ rất kín đáo, thông thường phàm phu chúng ta không thể biết đích xác ai là Bồ Tát, nhưng nếu tinh ý thì chúng ta có thể đoán được phần nào. Thí dụ một hôm nào đó, đang đi trên con đường vắng thì xe của ĐH bị xịt hơi. ĐH dắt xe đi trong sự vô vọng thì chợt thấy phía lùm cây xa xa có một bác thợ sửa xe đang ngồi như chờ ĐH vậy. May quá, ĐH vội dắt xe tới để sửa. Trong trời gian chờ sửa xe, ĐH bắt chuyện với bác thợ và khám phá rằng bác rất am hiểu về Phật học, nói những câu mà khiến ĐH phải "giật mình". Hoặc ĐH cứ để ý có những người tàn tật bẩm sinh một cách thê thảm, theo lẽ thường thì đó là những người cực kỳ thiếu phước. Nhưng có một số nhân vật đặc biệt, dù tàn tật từ lúc sinh ra nhưng lại cực kỳ tài năng đạo đức, cực kỳ thành đạt và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo, đi diễn thuyết khắp nơi với những bài nói chuyện rất tương đồng với giáo lý Đạo Phật.kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Thân chào đạo hữu chanhhoitrong_123! Thân chào Đạo hữu Canrron70!!

Nếu không có gì bất tiện, cho ngu tôi có đôi điều trao đổi với đạo hữu Canrron70 như sau:
Canrron70 đã viết:Một phàm phu hoặc một vị Thánh chưa chứng Niết bàn từ A Na Hàm trở xuống chỉ có thể tái sinh bị động theo Nghiệp lực chứ không thể tái sinh chủ động theo Nguyện. Đoạn kinh trích trong Tăng Chi Bộ mà ĐH Không biết đăng lên là nói về trường hợp này.
chủ động theo Nguyện <= đây quan niệm tái sinh Hữu ngã (ta có thể tự sinh ra ta theo ý mình qua phương tiện là một bào thai của ai đó), hoàn toàn trái ngược với giáo lý Vô ngã và không thể tương hợp với 12 Nhân duyên
như tôi đã nói là trong giáo lý Nam truyền không có khái niệm Nguyện lực, mặc dù Phật có dạy nhiều cái "lực" khác như là: Niệm lực, Định lực... Thí dụ:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm lực?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có chánh niệm, thành tựu tối thắng niệm và tuệ. Vị ấy nhớ và gợi lại trong trí nhớ những điều đã nói và đã làm lâu ngày về trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là niệm lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định lực?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm lạc thọ, được các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là định lực." (phẩm Sức mạnh - TĂNG CHI 5 PHÁP)
như vậy, để thuyết phục cộng đồng Phật giáo Nam truyền. Đh Canrron70 vui lòng trích dẫn trong kinh tạng NT chỗ nào Phật định nghĩa về Nguyện lực theo cách thức giống như Phật đã định nghĩa về Niệm lực, Định lực như trên. :D
hoặc là nếu Đh không trích dẫn được từ kinh văn, vui lòng giải thích cái Nguyện lực ấy nằm chỗ nào trong 12 Nhân duyên? vì Duyên khởi là giáo lý đặc thù giải thích về sự tái sinh trong Tam giới mà chỉ trong đạo Phật mới có. :D

Canrron70 đã viết:PS: Trong 10 pháp Ba la mật, pháp thứ 9 (adhiṭṭhānapāramī) có người dịch là quyết định lực, nhiều thầy như thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh (TT. Giới Đức) dịch là Nguyện lực, thầy Hộ Pháp dịch là Chí Nguyện Ba la mật (http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/T ... ngTu01.htm) đều có cùng một ý nghĩa. tangbong
Đạo hữu có biết giáo lý 10 pháp Ba la mật (pāramī) có nguồn gốc từ đâu không? và nó nằm chỗ nào trong Chánh tạng NT?? :D
Đh đã đọc kinh Đại bát Niết bàn thì cũng rõ biết là Phật đã dạy 4 đại Giáo pháp rồi đúng không
Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với KINH, đem đối chiếu với LUẬT. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.
nay tôi dùng Đại giáo pháp thứ ba này của Phật để phủ nhận lời của các thầy Tỷ-kheo ấy, đạo hữu hãy dùng PHÁP và LUẬT để phản biện lại điều này nhé :D

mà đọc trong đường link trên của đạo hữu tôi thấy quá trời cái "tào lao" :D
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có 3 hạng

1- Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt (paññādhikabodhisatta) thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.


- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt.

2- Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt (saddhādhikabodhisatta) thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật gấp đôi thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 14 a-tăng-kỳ.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 18 a-tăng-kỳ.


- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt.

3- Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt (vīriyādhikabodhisatta) thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật gấp đôi thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt, và gấp 4 lần thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 28 a-tăng-kỳ.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 36 a-tăng-kỳ.


- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt.

.................

1- Gaṇana asaṅkheyya: A-tăng-kỳ tính bằng số là số 1 theo sau 140 số 0, viết tắt: 10140.

2- Anumāna asaṅkheyya: A-tăng-kỳ ước lượng. Ví dụ: Trời mưa trên toàn mặt đất suốt 3 ngày, ước lượng a-tăng-kỳ số giọt mưa rơi xuống mặt đất.

3- Kappa asaṅkheyya: A-tăng-kỳ kiếp có 4 loại:

* Āyukappa: Kiếp tuổi thọ.

* Antarakappa: Khoảng thời gian kiếp giảm còn 10 năm và kiếp tăng đến a-tăng-kỳ năm.

* Asaṅkheyya kappa: A-tăng-kỳ kiếp trái đất hoại rồi thành trở lại.

* Mahākappa: Đại kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ: a-tăng-kỳ hoại kiếp trái đất ® a-tăng-kỳ không kiếp trái đất ® a-tăng-kỳ thành kiếp trái đất ® a-tăng-kỳ trụ kiếp trái đất.

4- Buddha asaṅkheyya: A-tăng-kỳ thời gian tạo ba-la-mật để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác không thể tính bằng số lượng. Thời gian trải qua vô số đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không không thể tính được, như vậy gọi Buddha asaṅkheyya.

Ví dụ: Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha cần phải bồi bổ thêm 30 pháp hạnh ba-la-mật suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Gotama.
đây rõ ràng là những con chữ tung hỏa mù người đọc và "quăng lựu đạn" quá hạn mức cho phép :D trong khi đặc thù vi diệu của Chánh pháp là như vậy nè Đh:
"Pháp được Thế Tôn khéo thuyết là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu"
đã "thiết thực hiện tại, không có thời gian" rồi mà còn kể ra một lô một lốc các a-tăng-kỳ để mần chi vậy đạo hữu, để hù cho người ta sợ hả? :D

lại còn:
- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.
- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.
:))

tu kiểu này chắc bị man quá, phát nguyện trong Tâm chưa đã lại còn phải phát ra bằng lời suốt 9 A-tăng-kỳ <= điên chắc luôn đó Đạo hữu :D

trong khi đức Phật dạy như vầy nè :
"Này các Tỷ-kheo, do không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ ... Các TIẾNG ... nên không thể đoạn tận khổ đau.
Và này các Tỷ-kheo, do thắng tri, liễu tri, ly tham, từ bỏ ... các Tiếng... nên có thể đoạn tận khổ đau."
(Tương ưng Sáu xứ - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)
bên Bắc truyền cũng có câu tụng đi tụng lại là:
Nhược dĩ Sắc kiến ngã/ Dĩ âm thanh cầu ngã/ Thị nhân hành Tà đạo/ Bất năng kiến Như Lai
tạm dịch: người dùng Sắc thấy ta. lấy âm Thanh cầu ta, người ấy hành đạo Tà, không thể thấy Như Lai.

hihi, có thấy sự khác nhau một trời một vực giữa bản fake và bản gốc không Đh? và còn nhiều cái nổ "banh xác" mà ngu tôi không thể nói ra hết :D

Tóm lại: 10 pháp Ba-la-mật là một trong những Tà kiến đầu tiên rất gần với Phật giáo NT,
lý do: không tìm thấy được trong Chánh tạng Nam truyền và nếu đem "so sánh với KINH, đối chiếu với LUẬT" thì lòi ra một đống cái tào lao và hại não mà ngu tôi đã chỉ ra ở trên. :D

bài viết trên của đạo hữu cò nhiều chuyện để nói lắm, nhưng mà dài quá rồi nên tôi thôi vậy.

Mong rằng sẽ nhận được những bài viết thật hay và tràn đầy trí tuệ từ đạo hữu. :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: Vậy thì cái câu mở hàng của topic là "tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục..." là một câu hỏi vô lý :D
Hi hi vui thiệt nhe câu trả lời của đạo hữu Không Biết làm cho tôi rất phấn chấn và hoan hỷ, chỉ có một mình đạo hữu phát hiện ra chổ "vô lý"”để thấy được cái chân lý là không hề có sự tái sanh theo nguyện lực của các vị A La Hán, nếu các đh tinh ý một chút thì ngay bản thân câu hỏi cũng là câu trả lời luôn rồi. Khi đặt câu hỏi này là tôi đã gài nhiều cái bẩy trong đó một mũi tên bắn trúng nhiều đích ai hiểu sao thì hiểu...., nhưng mục đích là rất tốt cho những ai tu theo Đức Phật mà còn tin vào tha lực, hành trì thiếu trí tuệ từ những lời phật dạy, nguyện cầu một cách yếu đuối được người khác cứu độ, mê tín bởi những năng lực siêu nhiên. Đức Phật chỉ là Bậc Đạo Sư chỉ đường, tinh thần Phật dạy là nêu cao tính tự lực tự cường đầy tính nhân văn và minh triết, được thể hiện trong câu kinh sau :
Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Rõ ràng là lời di huấn sau cùng của Bậc Đạo Sư là dạy chúng ta phải tự nổ lực là chính, dùng Chánh Pháp là chổ nương tựa, chứ không phải nương tựa vào các vị thánh A La Hán tái sanh, hoặc cầu cạnh vào tha lực cứu rỗi của một vị thánh nào khác. Giả sử Đức Phật còn trụ thế cho đến ngày hôm nay, thì ngài cũng không có quyền cứu chúng ta thoát khỏi khổ đau nếu không thực hành đúng lời Phật dạy. Đã hơn hai ngàn năm rồi chúng ta đã bị nhồi sọ tẩy não bởi những lý thuyết của Bà La môn ngoại đạo, chúng ta hãy dũng cảm nhận ra sự thật để tìm về cội nguồn của chân lý, và quỳ gối dưới pháp bảo do chính Đức Phật Bổn Sư nói ra . Hãy làm một điều gì đó để cho thế hệ mai sau của chúng ta phải được sống trong chánh pháp hoà quyện trong hương vị pháp bảo đi đến bến bờ giải thoát
KÍNH CHÚC CẢ NHÀ ĐỒNG AN LẠC tangbong
Haha, vì đọc được tâm ý này của Đh nên ngu tôi đã không có ý định tham gia trả lời (vì ai lại đi trả lời cho người đã biết rồi đúng không Đh :D ). Những điều đạo hữu nói về "dùng Pháp làm ngọn đèn" thì ai mà không biết, chỉ có điều đạo Phật ngày nay như rắn đã mất đầu, không còn bậc mẫu mực phạm hạnh để làm chỗ nương tựa cho chúng sanh. Chẳng hạn như điều giới "không được nhận lãnh Vàng Bạc"
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ trong cung vua, quần thần nhà vua đang ngồi tụ họp, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Các Sa-môn thuộc dòng Thích tử được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử được nhận lấy vàng bạc".

3) Lúc bấy giờ, thôn trưởng Manicùlaka đang ngồi trong hội chúng ấy.

4) Rồi thôn trưởng Manicùlaka thưa với hội chúng ấy: "Các Tôn giả chớ có nói như vậy. Các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được nhận lấy vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử từ bỏ châu báu và vàng. họ đã ly khai vàng và bạc". Nhưng thôn trưởng Manicùlaka không có thể làm cho hội chúng ấy chấp nhận.

5) Rồi thôn trưởng Manicùlaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

6) Ngồi một bên, thôn trưởng Manicùlaka bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong cung vua, một số quần thần nhà vua đang ngồi tụ họp, và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Các Sa-môn Thích tử được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử được nhận lấy vàng bạc". Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với hội chúng ấy: "Các Tôn giả chớ có nói như vậy. Các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được nhận lấy vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử từ bỏ châu báu và vàng. Họ đã ly khai vàng và bạc". Nhưng bạch Thế Tôn, con không có thể làm cho hội chúng ấy chấp nhận.

Trả lời như vậy, bạch Thế Tôn, không biết con có nói đúng lời Thế Tôn? Con không xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật? Con đã trả lời thuận pháp, đúng pháp và không một ai nói lời tương ứng đúng pháp có lý do để chỉ trích?

7) -- Trả lời như vậy, này Thôn trưởng, Ông nói đúng lời của Ta. Ông không xuyên tạc Ta với điều không thật. Ông đã trả lời thuận pháp, đúng pháp và không một ai nói lời tương ứng đúng pháp có lý do để chỉ trích.

8) Này Thôn trưởng, các Sa-môn Thích tử không được phép dùng vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được giữ vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử không được nhận lấy vàng bạc. Các Sa-môn Thích tử đã từ bỏ châu báu và vàng bạc. Họ đã ly khai vàng và bạc. Ðối với ai được dùng vàng bạc, người ấy cũng được phép dùng năm dục công đức. Ðối với ai được phép dùng năm dục công đức, người ấy hoàn toàn thọ trì phi Sa-môn pháp, phi Thích tử pháp.

9) Này Thôn trưởng, Ta nói như sau: Cỏ được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỏ. Củi được đi tìm cầu bởi ai cần đến củi. Cỗ xe được đi tìm cầu bởi ai cần đến cỗ xe. Người được đi tìm cầu bởi ai cần đến người. Nhưng này Thôn trưởng, không bất cứ một lý do gì Ta nói rằng vàng, bạc được chấp nhận, được tìm cầu.
(TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)

tham khảo đối chiếu: chương Ưng Xả Đối Trị (Nissaggiyakaṇḍaṃ) - LUẬT TẠNG PALI
Phật đã nói rõ là "Không bất cứ một lý do gì" vậy mà nếu giờ Đh gặp một vị Thầy nào đó dùng "vàng bạc" và chất vấn vị ấy thì Đh sẽ nhận được đủ thứ các lý do nghe rất hợp lý và bùi tai :D giáo Pháp cao siêu mà làm gì khi những điều căn bản như thế không giữ được. Tôi lo là lo ở các quý Thầy "đầu tròn áo vuông" chứ không có lo tới các chúng sanh tùm lum tùm la :D các vị ấy là cái "cần cổ" của con rắn (vì đã mất đầu rồi) chứ không thể lo tới mình, tới đuôi rắn được. Bới vậy tôi có ước nguyện là mình sẽ xuất gia tu cho chứng Đạo rồi giúp được bao nhiêu thì giúp chứ tôi nghĩ Chánh pháp đã qua thời kỳ hoàng kim rồi Đh, giống như quy luật hình Sin trong cuộc sống vậy đạo hữu; khi đã qua đỉnh điểm rồi thì đi xuống và nếu chưa tới đáy thì không thể đi lên được :D
4) Với tâm phàm phu của chúng sanh thì trên thế gian này ai sẽ có đủ trí tuệ để biết có các vị A La Hán tái sanh để nói lại cho đạo hữu biết ?
hihi, câu hỏi này của Đh làm tôi nhớ một câu chuyện mà ngu tôi đã được đọc với đại ý rằng:
có một Bà-la-môn rất giói về bói toán. Ông ta chuyên hành nghề đoán biết kiếp sau của những người đã mất bằng gõ vào đầu sọ của họ, càng ngày danh tiếng ông ấy càng lẫy lừng và có nhiều người gần xa đến nhờ đoán biết chỗ tái sinh của người thân trong gia đình họ; ông đều đoán trúng cả và nhận được nhiều danh xưng và lợi lộc từ việc đó. Một hôm, ông gặp được đức Phật thì Phật muốn thử tài ông; ngài mới đặt trước mặt ông 5 cái sọ của năm người đã mất và yêu cầu ông đoán. Bà-la-môn gõ vào sọ thứ nhất, ông nói ngay người này đã bị đọa vào địa ngục; gõ vào cái sọ thứ hai, ông lại nói người này đã sinh vào loài súc vật, gõ vào sọ thứ ba thì ông nói người này đã sinh vào một gia đình giàu có; gõ tiếp cái sọ thứ tư ông nói người này đã sinh cảnh giới chư Thiên; gõ tiếp vào cái sọ thứ năm, ông im lặng một lúc, gõ tiếp lần thứ 2, vẫn chưa có kết quả; gõ tiếp lần 3, vẫn không biết được người này đã tái sanh chỗ nào (vì đó là cái sọ của 1 vị A-la-hán :D) ông bèn mới thưa với Phật rằng: "tôi không biết người này tái sanh ở đâu". Phật mới cười từ hòa rồi nói: "ông rất giỏi những vẫn còn mê muội, hãy đến với ta, ta sẽ khai sáng cho ông". Ông ta đã quy y với Phật và cũng giác ngộ thành một bậc A-la-hán (dĩ nhiên là ông ấy cũng bỏ luôn cái nghề "gõ sọ" :D)

Chúc đạo hữu vui trong chánh pháp nhé. Thân ái !


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 15/12/15 15:47 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

quang_tam3 đã viết:Lại có thêm một trường hợp,

Người chánh nói tà pháp, tà pháp cũng thành chánh,
Người tà nói chánh pháp, chánh pháp cũng thành tà.
:D

Kinh Phật là chánh pháp, nhưng vào miệng kẻ tà lại trở thành công cụ để phục vụ cho tà kiến của hắn.

Này bạn chanhhoitrong_123, tôi rất thích bẻ gãy những luận điệu kiểu này. Nếu bạn tự tin vào bản lĩnh của bạn hãy mở một chủ đề khác ngay trong Nam tông này, lặp lại những lời của bạn như trên đây. (vì tôi không muốn làm loãng chủ đề này của các bạn) cafene
Đạo hữu quang_tam3 kính mến !
Một người đặt câu hỏi người ta có quyền tư duy về những dụng ý của câu hỏi, để hướng tới một mục đích của người cần hỏi, rõ ràng là tôi đã nói lên mục đích của tôi rồi xin được lặp lại :" mục đích là rất tốt cho những ai tu theo Đức Phật mà còn tin vào tha lực, hành trì thiếu trí tuệ từ những lời Phật dạy, nguyện cầu một cách yếu đuối được người khác cứu độ, mê tín bởi những năng lực siêu nhiên". Vấn đề ai tà hay chánh còn phải dựa vào sự phản biện của người đó về tinh thần, thái độ, kiến thức.....nếu như đạo hữu có đủ chánh kiến để bẻ gãy mục đích câu hỏi của tôi vậy thì xin mời :D


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 15/12/15 15:47 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.114 khách