Con đường an lạc

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

(1)
Quang Tâm này chỉ mới tìm hiểu Phật giáo NT thời gian gần đây, cũng mạo muội chia sẽ những hiểu biết của mình, kính mong các vị hiền giả chỉ dạy thêm.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
---
...
Này Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này, cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ. Ngài giảng dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch.

Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình, từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp.
...

(Trung bộ kinh/ Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung27.htm
"Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình"
----
Quá là đúng luôn rồi, muốn thành tựu đạo quả bậc Thánh, thì phải ly dục, ly ác pháp.
Muốn ly dục thì sao? chỉ có cách từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tìm nơi hoang vu hẻo lánh chốn rừng sâu, gốc cây, bờ sông thì mới ly dục đặng.
Vậy mới biết tại sao ngày nay người tu thì nhiều, mà bậc chân nhân thành đạo thì ít ỏi.
----
Trong nơi thị tứ thiệt là khó giữ tâm thanh tịnh, nhất là mấy đứa con gái bây giờ ăn mặc rất thiếu vải.
Các thiện nam tử, tu càng lúc càng khó đó nhe. cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 03/05/15 19:23 với 1 lần sửa.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

quang_tam3 đã viết:Quang Tâm này chỉ mới tìm hiểu Phật giáo NT thời gian gần đây, cũng mạo muội chia sẽ những hiểu biết của mình, kính mong các vị hiền giả chỉ dạy thêm cho.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
---
...
Này Bà-la-môn, ở đây Như Lai sanh ra ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này, cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa đầy đủ. Ngài giảng dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch.

Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình, từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp.
...

(Trung bộ kinh/ Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung27.htm
"Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình"
----
Quá là đúng luôn rồi, muốn thành tựu đạo quả bậc Thánh, thì phải ly dục, ly ác pháp.
Muốn ly dục thì sao? chỉ có cách từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tìm nơi hoang vu hẻo lánh chốn rừng sâu, gốc cây, bờ sông thì mới ly dục đặng.
Vậy mới biết tại sao ngày nay người tu thì nhiều, mà bậc chân nhân thành đạo thì ít ỏi.
----
Trong nơi thị tứ thiệt là khó giữ tâm thanh tịnh, nhất là mấy đứa con gái bây giờ ăn mặc rất thiếu vải.
Các thiện nam tử, tu càng lúc càng khó đó nhe. cafene
Mấy đứa con gái ăn mặc thiếu vải thì liên quan gì đến đạo hữu. Thân thể của người ta, vải vóc của người ta; người ta muốn làm gì thì làm miễn không vi phạm pháp luật thì thôi chứ. Xã hội tư do và dân chủ mà đạo hữu :D

phải chăng Đh cho rằng các sắc là kiết sử của con mắt hay con mắt là kiết sử của các sắc nên Đh mới nói như thế?

Thân ái!


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Không biết đã viết: Mấy đứa con gái ăn mặc thiếu vải thì liên quan gì đến đạo hữu. Thân thể của người ta, vải vóc của người ta; người ta muốn làm gì thì làm miễn không vi phạm pháp luật thì thôi chứ. Xã hội tư do và dân chủ mà đạo hữu :D

phải chăng Đh cho rằng các sắc là kiết sử của con mắt hay con mắt là kiết sử của các sắc nên Đh mới nói như thế?

Thân ái!
tangbong
Lành thay, lành thay, đây là lời nói của Bậc Chân nhân (Nếu lời nói này của vị ấy tương ưng với hành động vị ấy làm).

Con mắt thì đôi lúc không nghe lời của tớ, nhất là khi gặp các cô gái đẹp. :D . Tớ nghe lời Phật dạy, có tu thì kiếm chỗ thanh tịnh mà tu cho chắc ăn.


_()_
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chổ thanh tịnh chưa chắc gì tâm thanh tịnh, chổ ở thanh tịnh nhưng không làm tăng trưởng thiện pháp coi như đạo hữu chỉ đi nghỉ mát cho vui vậy thôi.Muốn tâm thanh tịnh thì phải có thầy lành bạn tốt, môi trương tu học tốt và phải tinh cần tu học.......lỡ xui gặp tà sư, tà pháp,tà đạo,tà tặc thì coi như xong phim luôn đó đạo hữu. Vài hàng trao đổi kính chúc đạo hữu tìm được môi trường tu học lý tưởng


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

chanhhoitrong_123 đã viết:Chổ thanh tịnh chưa chắc gì tâm thanh tịnh, chổ ở thanh tịnh nhưng không làm tăng trưởng thiện pháp coi như đạo hữu chỉ đi nghỉ mát cho vui vậy thôi.Muốn tâm thanh tịnh thì phải có thầy lành bạn tốt, môi trương tu học tốt và phải tinh cần tu học.......lỡ xui gặp tà sư, tà pháp,tà đạo,tà tặc thì coi như xong phim luôn đó đạo hữu. Vài hàng trao đổi kính chúc đạo hữu tìm được môi trường tu học lý tưởng
Lành thay, lành thay, khi được lời chỉ dạy của đạo hữu. tangbong

Chổ thanh tịnh chưa chắc gì tâm thanh tịnh, Với lời nói này của ĐH, ở chỗ thanh tịnh mà chưa chắc tâm thanh tịnh thì ĐH bảo Quang Tâm tôi đi vào chỗ ồn ào, xô bồ mà có thể thanh tịnh tâm ư ? Có thể như vậy sao ?

Chỗ thanh tịnh là điều kiện cần đầu tiên, sau đó còn nhiều cái khác nữa, từ từ sẽ nói đến.

Hiện tại ngọn đèn Chánh pháp còn sáng tỏ
Còn sợ lạc đường sao ?!!! :)


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

(2)
Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình, từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp.

Từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, vị ấy nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không phản lại đời, từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến nói chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Vị ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Vị ấy từ bỏ nói lời độc ác, tránh xa nói lời độc ác, vị ấy nói những lời nhẹ nhàng, thuận tại, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, vị ấy nói những lời như vậy. Vị ấy từ bỏ nói phù phiếm, tránh xa nói lời phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi.

Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức; từ bỏ dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ nhận các hạt sống; từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai; từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

Vị ấy bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi và các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không vẩn đục.

Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, và thành tựu Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái, từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận, từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối quá, từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.


(Trung bộ kinh/ Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)
"Ly dục, ly bất thiện pháp" là 2 nền tảng cơ bản nhất để đưa một chúng sinh trở thành bậc Thánh nhân.
Xuất gia hay tại gia gì cũng phải ly dục nếu muốn đắc đạo, còn tu 3 sồn 3 sực, thì chẳng khác gì lấy cát mà muốn nấu thành cơm. Xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ tài sản, bà con quyến thuộc là con đường thuận lợi nhất, dễ nhất, ngắn nhất để ly dục, đã được Đức Phật chỉ bày, khuyến khích.

Như tấm vải trước khi đem nhuộm phải làm cho tinh sạch thì nhuộm màu mới đẹp đẽ, tinh khiết. Thì ly dục chính là gội rửa những cấu uế thế gian, làm tinh sạch thân này.

Ly bất thiện pháp:
"Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy thành tựu học giới và nếp sống các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót tất cả chúng sanh và các loài hữu tình, từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, từ bỏ không phạm hạnh, sống theo phạm hạnh, sống tránh xa (không phạm hạnh), từ bỏ dâm dục tục pháp."

Bỏ dao kiếm xuống, từ bỏ sát sanh, chém giết.
Từ bỏ tham gian, trộm cướp,
Từ bỏ nói láo, v.v...
Bỏ những ác pháp xuống, thuận theo nhân quả, là chặt đứt những nhân xấu ác đưa đến quả báo khổ đau.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Như trên đã nói gọi là Thánh giới uẩn, là giới luật của vị Tỷ kheo trong giáo pháp.

"Vị ấy bằng lòng (tri túc) với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Ví như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y bát). Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, cảm giác lạc thọ thuộc nội tâm, không lỗi lầm."

Y bát: tài sản vật chất của vị Tỷ kheo là vài chiếc y để che thân, và cái bình bát để khuất thực. Đi đâu cũng mang theo tài sản này.
Còn chúng ta, nhà cửa, quần áo giày dép, xe cộ, tiền bạc, tài sản, vật dụng... đi đâu vài bữa là phải về nhà, (hoặc nhà trọ, khách sạn) vì tài sản đùm đề, đâu có đem theo hết được. Các vị Tỷ kheo thì thong dong tự tại, như cánh chim muốn bay đâu thì bay, không bị ràng buộc vật chất.

"Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt."

Hộ trì các căn:
6 Căn là: mắt_tai_ mũi_ lưỡi_ thân_ ý.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Tướng chung là tổng thể, hình dạng của đối tượng mà chúng ta thấy. Ví dụ như là nhìn thấy cô gái đang đi trên đường.
Tướng riêng là nhìn cận cảnh vào đối tượng. Ví dụ như đôi mắt đen lay láy, mái tóc mượt mà, bàn tay thon thả. :D

Hộ trì nhãn căn, mắt nhìn thấy cô gái thì không nhìn thêm nữa, không nhìn tiếp cố ấy có đôi mắt một mí hay mắt 2 mí, tóc ngắn tóc dài gì hết. Cúi đầu cho mắt nhìn chỗ khác.
Khi con mắt cứ muốn nhìn, thì tìm hiểu con nguyên nhân tại sao nó muốn nhìn và chế ngự nguyên nhân ấy. Ví dụ như gặp cô gái đẹp, thì muốn nhìn coi cô gái đẹp chỗ nào. Suy tư biết là do lòng còn tham cái đẹp, xả bỏ nó đi thì hết muốn nhìn. Như vậy là hộ trì con mắt.

Tương tự như vậy, hộ trì tai_mũi_lưỡi _thân_ý. Hộ trì các căn như vậy khiến cho tham ái, ưu sầu, buồn bã và các bất thiện pháp không thể chạm tới được. Vậy là an ổn nội tâm.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

quang_tam3 đã viết: "Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt."

Hộ trì các căn:
6 Căn là: mắt_tai_ mũi_ lưỡi_ thân_ ý.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Tướng chung là tổng thể, hình dạng của đối tượng mà chúng ta thấy. Ví dụ như là nhìn thấy cô gái đang đi trên đường.
Tướng riêng là nhìn cận cảnh vào đối tượng. Ví dụ như đôi mắt đen lay láy, mái tóc mượt mà, bàn tay thon thả. :D

Hộ trì nhãn căn, mắt nhìn thấy cô gái thì không nhìn thêm nữa, không nhìn tiếp cố ấy có đôi mắt một mí hay mắt 2 mí, tóc ngắn tóc dài gì hết. Cúi đầu cho mắt nhìn chỗ khác.
Khi con mắt cứ muốn nhìn, thì tìm hiểu con nguyên nhân tại sao nó muốn nhìn và chế ngự nguyên nhân ấy. Ví dụ như gặp cô gái đẹp, thì muốn nhìn coi cô gái đẹp chỗ nào. Suy tư biết là do lòng còn tham cái đẹp, xả bỏ nó đi thì hết muốn nhìn. Như vậy là hộ trì con mắt.

Tương tự như vậy, hộ trì tai_mũi_lưỡi _thân_ý. Hộ trì các căn như vậy khiến cho tham ái, ưu sầu, buồn bã và các bất thiện pháp không thể chạm tới được. Vậy là an ổn nội tâm.
Chào bạn Quang Tâm 3.

Theo như sự giải từ ngữ rộng ra, để mọi người hiểu rõ ý mình! Nhưng theo Chú Hỉ thấy thì không hợp lắm. Bởi giải thích từ ngữ (theo đời) thì chưa chắc hắn là dụng ý của kinh viết.

Hoặc có thể bài giải nghĩa của Quang Tâm chỉ là sự, là lý thuyết, chưa thử qua. Thì thôi tôi không có ý kiến.

Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chú Hỉ đã viết: Chào bạn Quang Tâm 3.

Theo như sự giải từ ngữ rộng ra, để mọi người hiểu rõ ý mình! Nhưng theo Chú Hỉ thấy thì không hợp lắm. Bởi giải thích từ ngữ (theo đời) thì chưa chắc hắn là dụng ý của kinh viết.

Hoặc có thể bài giải nghĩa của Quang Tâm chỉ là sự, là lý thuyết, chưa thử qua. Thì thôi tôi không có ý kiến.

Hề hề.
Cảm ơn Chú Hỉ đã góp ý. tangbong
QT như con két đọc rồi diễn giải theo ý mình, chắc là nhiều chỗ tuệ tri chưa đúng.
Nếu Chú Hỉ đã có thực hành, có kinh nghiệm thì kính nhờ Chú nói rõ hơn những chỗ chưa đúng,
QT và các bạn mới học rất là cảm ơn.


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

(3)

  • Ai sống quán bất tịnh
    Khéo hộ trì các căn
    Ăn uống có tiết độ
    Có lòng tin tin cần
    Ma không uy hiếp được
    Như đá tảng trước gió.

    (Pháp Cú)
Quán thân này là bất tịnh, hộ trì các căn, ăn uống tiết độ, tinh tấn, thực hành 4 món này là hành giả đã không còn sợ hãi các ma chướng nữa.

Ma ở đây có thể coi như các chướng phiền não, làm cho người đời đau khổ, ăn không ngon ngủ không yên, lo lắng sợ sệt.
Ví dụ như một cái nhà to có 6 cái cổng. 6 cái cổng này giúp cho người trong nhà đi ra đi vào thuận tiện, đi làm đi chơi,... Nhưng khi có trộm hay cướp, giặc giã thì 6 cái cổng này lại trở thành chỗ để bọn chúng xâm nhập vào trong nhà, cướp phá, uy hiếp bắt chẹt chủ nhà. Cho nên ông chủ nhà khôn thì phải khéo canh gác, khi bình yên thì mở cổng, lúc thấy có giặc thì phải đóng lại cho chắc. Như vậy là hộ trì các căn, thấy các món nguy hiểm là phải giữ gìn phòng hộ 6 căn ấy, làm cho các thứ phiền não không khởi phát được.

"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác."

Chánh niệm tỉnh giác:
Chánh niệm: là những niệm thiện, đưa đến an lạc, như là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hơi thở,..v.v..
Tỉnh giác: thế này là tỉnh giác, "Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác."


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, khi co tay, khi duỗi tay, khi mang y kép, y bát, khi ăn, uống, nhai, nuốt, khi đi đại tiện, tiểu tiện, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng ... đều tỉnh giác. "
Đây là chánh niệm tức "sự nhớ không quên tu tập chánh pháp" cho nên vị ấy lúc nào cũng tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là tĩnh giác.
những niệm thiện, đưa đến an lạc, như là (ta hãy) niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hơi thở
Niệm thiện này là chánh tư duy hay như lý tác ý (trợ lực cho chánh niệm) đưa chúng ta trở về với sự tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là những chánh định niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hơi thở.

Chữ niệm được dùng để dịch nhiều từ pali/phạn khác nhau diễn tả các chức năng khác nhau; các chức năng khác nhau đều cùng một căn là ý căn cho nên khi dịch lại qui về một chữ niệm.

:)


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

hlich đã viết:tangbong
"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, khi co tay, khi duỗi tay, khi mang y kép, y bát, khi ăn, uống, nhai, nuốt, khi đi đại tiện, tiểu tiện, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng ... đều tỉnh giác. "
Đây là chánh niệm tức "sự nhớ không quên tu tập chánh pháp" cho nên vị ấy lúc nào cũng tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là tĩnh giác.
những niệm thiện, đưa đến an lạc, như là (ta hãy) niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hơi thở
Niệm thiện này là chánh tư duy hay như lý tác ý (trợ lực cho chánh niệm) đưa chúng ta trở về với sự tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là những chánh định niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm hơi thở.

Chữ niệm được dùng để dịch nhiều từ pali/phạn khác nhau diễn tả các chức năng khác nhau; các chức năng khác nhau đều cùng một căn là ý căn cho nên khi dịch lại qui về một chữ niệm.

:)
tangbong
Lành thay, hiền giả. cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.104 khách