TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

battinh đã viết:Heartfelt thank! tangbong :D
You're welcome! :D

tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Chào đạo hữu Khongduyen123,

Đạo hữu an lạc ạ! Mở đầu xin trích Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu bốn đoạn đầu,

1. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

2. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình ".

3. "Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi "
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

4. "Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi, "
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.


Ý dẫn đầu, ý làm chủ vì từ ý mà chúng ta "nói lên hay hành động". Đoạn 3 và 4 là tỉ dụ của đoạn 1 và 2. Phần đạo hữu diễn tả chính là cái lúc và thế nào khi "đụng chuyện" mà ý có thể buông xả "lậu" hoặc là để "lậu" khống chế vậy.

kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

1. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".
Thế là đã rõ rồi.
Nguyên văn là "ý dẫn đầu các pháp" mà nick "không biết" lại trích dẫn là "Tâm dẫn đầu các pháp" vậy là trích dẫn sai .
(không biết là vô tình hay cố ý).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

:) Thiện Huynh hữu kính,

Thông thường chúng ta thường phát biểu sự cảm súc về ''Tâm và tánh''. Sơ giao với mình hay đối ngoại. Hay dạy bảo con cái thì chỉ nói ''Tánh nó thường hay sân giận; nóng tính...'' nhưng tâm nó hiền lắm.v.v.(Theo tâm lý thế gian, thì ai ai cũng hiểu tâm và tánh là hai sự khác nhau. Người đời muốn tu sửa là chỉ sửa cái tánh. Còn tâm ở đâu, hay tâm làm gì, không ai biết!)

Khi đã vào giáo lý Phật giáo sơ bộ thì càng rối rắm nhiều hơn, giữa tâm và ý (hay tâm và thức?)

Trích dẫn Phật học: ý (manas) cũng được xem như một giác quan (căn) (indriya) như mắt hay tai.
"Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta).
Trong khi đó, thức (Viññvāna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta (चित्त), Viññāna (विञ्ञान), và Mana (मन): Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần…
Hề hề! ai diễn tả đúng, bên Đại thừa Phật giáo ''Tâm dẫn đầu các pháp'' tức chỉ hàng phục ''Tâm'' thì mới có sự giác ngộ.
Lại có người đề quyết ''Ý dẫn đầu các pháp'' theo như các bài giáo lý rải rác khắc các kinh điển PGNT thì dạy chúng ta từ bỏ ngũ dục, tức là điều phục ''ý''. Có phải như vậy không, các huynh đệ ?
Khongduyen123 đã viết: Ví một lưới nhện có 5 sợi tơ (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân căn) mỗi chơn con nhện dính liền với sợi tơ, thân con nhện ví cho'' ý căn'', khi một con mồi vướng vào sợi tơ làm rung động chơn con nhện,'' thức '' của căn ấy được phát sanh.
Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)

Nhưng theo lý nhân duyên: thức dẫn đi thọ sanh. Thì có dạy theo duyên khởi từ ''Vô minh; hành; thức; danh sắc; lục nhập...v.v. (lục nhập tức là nhãn nhĩ tỉ thiệt thân căn và ý căn?)

Viết ngày 4-2-2015 (còn tiếp...)

Do vậy, trong vấn đề tu học hay tu sửa, chúng ta dễ lầm lẫn tưởng tri cũng là tuệ tri.
Ví dụ như tham khảo một bài giáo lý hay. Thì tưởng rằng đó là tuệ tri (liễu nghĩa, trải nghiệm, thực hành qua...) nhưng thật sự chúng ta vẫn còn đầy đủ các vọng tưởng phàm phu (tưởng tri).
Hay tóm lại chúng ta đang dùng thức thực (sự hoan hỉ của ý dục) lầm cho là tuệ tri.

Nói một cách dễ hiểu hơn như Ngài Lục Tổ chỉ nghe 1 câu kinh Kim Cang mà ngộ đạo, còn ta đọc kinh, sao chép hơn 10 năm, chẳng những không ngộ được mà tánh tham sân si vẫn còn y nguyên.

Còn nặng hơn, lại có người chấp lời giáo lý trong Nguyên Thủy lại cho là ý mình... rồi chê bai các sư trưởng danh Tăng, bát bỏ kinh điển cho là ngụy tạo, nhục mạ đồng đạo. :) Hết thuốc chửa. :)

Mong Thiện huynh hữu chia sẻ thêm. Kính.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết: KD tập theo cách của con nít chưa biết nói, rất đơn giản tức là trực nhận xúc từ nơi thần kinh ngoài da tức là đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, không xuyên qua một tư tưởng nào, nếu có một tư tưởng nào sanh lên lập lại thì KD biết đó là thức tri, còn biết xúc cảm thọ (nóng lạnh ) đều đều (biết tưởng tri)hoặc tâm biết không rõ ràng tức là tâm đang dần dần rơi vào trạng thái hôn trầm, hãy quan sát một cách tự nhiên và nhiệt tâm hướng tâm về cảm thọ xúc toàn thân, cái cảm thọ xúc mới, cách tập của KD là tác ý cứ đứng và ngồi trên ghế được lặp đi lặp lại liên tục cho tới chừng nào tâm thuần thục biết xúc cảm thọ hiện tại thật rõ ràng mới thôi, rồi mới đi dạo vài vòng, quán thân trong thân, an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm có thể tập làm mỗi ngày cho thuần thục sao đó mới thôi.
Huynh Khongduyen kính,
Hỉ đang tu tập như Huynh nói vậy, phải mất hơn 5 trời, mới thấy được có chút chút công phu. Tức là các vọng tưởng, vọng thức (tưởng tri, thức tri) điều dẹp qua một bên, chỉ hằng sống với tâm thức tỉnh giác. Như trẻ nít là ăn biết mình ăn, ngủ biết mình ngủ, lễ Phật biết mình lễ Phật... Có lẽ khác về phương tiện thực hành riêng biệt.
(p/s. thỉnh thoảng có nhiều lần được thì bị mất thời gian (tức là đang tu tập nghĩ mới 5 phút thôi, nhưng thật sự là 10 phút; 15 phút. Lạ lắm?) có thể bị hôn trầm, trạo cử ở cái mắc khúc này!? :) )
Nếu cái biết của tâm bị mất bị cắt đoạn trống không không hay biết là do nhân tác ý ở trên, nếu cái biết mờ mờ ảo ảo rồi mất tức là bị hôn trầm, trạo cử, khi xả thiền nên để ý xem tâm lúc ấy như thế nào ? như mới vừa ngủ dậy chư tỉnh táo lắm tức đã hôn trầm, trạo cử, còn tỉnh táo bình thường thì do nguyên nhân trên mà ra, Thiện huynh nên để ý quan sát cho thật kỷ rồi cho KD biết.
Kính,
Sự tu tập Chánh niệm tỉnh giác chắc là không giống ai, bởi trong giấc ngủ cũng như bất cứ ở nơi nào không có người thì một là chánh niệm vào Pháp, hai là lúc đi bộ, chạy, đạp xe thì cột vào Phật (A Di Đà).
Ba là nếu riêng về tỉnh giác thì cột vào quán sổ tức trong lúc lái xe, hay trong lúc làm việc.v.v. Nên vì lẽ này mà lắm lúc bị mất thời gian. (p.s chớ không phải mất thời gian tức là không biết mình đang làm gì? các 6 giác ở đâu...)

Nhưng trở ngại lớn nhất hiện nay là, khi đối diện với người thân, đồng nghiệp hay khách lạ là bị duyên theo đối tượng, quên hết các thân thọ tâm pháp.

- Hiện Hỉ đã khám phá rằng mình chưa có một tí công phu nào cả. Chưa có học được cái gì, tức là đang bị lầm lẫn tuệ tri, thức tri nơi kinh điển là ý mình, thật sự tất cả điều do vọng tưởng tạo thành. Chỉ có chút ít trí tuệ rồi lầm với tuệ tri. Khổ khổ, :)

Thí dụ về công phu:
(Ví dụ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền 9 năm, Lục Tổ 16 năm sống với phàm phu, Hay trong các phim kiếm hiệp võ thiếu lâm, muốn có một công phu nội thân cần phải luyện cho mình thành mình đồng, gan sắt!)

Công phu nghĩa là gì có huynh đệ có thực hành thì mới biết, chớ còn viết ra giấy mực có diễn tả hết năm thì người khác cũng không hiểu.

Công phu đó là Giới Định và Huệ ở ngay nơi Bát Chánh Đạo này. Nếu không có căn bản nền tảng dững dàng về Bát Chánh Đạo thì không thể thực hành. Bất cứ một pháp môn nào.

Vài hàng chia sẻ, hẹn các thiện huynh hữu tuần lễ sau. kinhle baibaibai :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, thân chào Đh binh, mãi lo nói chuyện với đạo hữu CHT mà tôi không có time để nói chuyện với Đh. Bửa nay tranh thủ có vài lời phúc đáp cho phải phép :D
binh đã viết:Kính đề nghị các trưởng lão Nam Tông (như Cục Đất, Biển Tâm, Hlich v.v...) xem dùm những bài viết của "không Biết" đúng hay sai .

"Không biết đã viết"
- Thưa Ni sư, thế nào là Thánh đạo Tám ngành?
- Hiền giả Visakha, đây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
-- Thưa Ni sư, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi hay vô vi?
-- Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành này là hữu vi.
-- Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp?
-- Hiền giả Visakha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visakha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp. Hiền giả Visakha, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn. Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn. Chánh tri kiến và chánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn
(Tiểu kinh Phương Quảng – Kinh 44 Trung Bộ kinh)
- Các kinh Phuơng Quảng là kinh Bắc tông, sao lại thành ra tiểu kinh Nam tông được ?
- Giới, Định, Huệ là tam vô lậu học, sao lại thành ra ba uẩn được.

Kính nhờ các vị trưởng lão Nam Tông xem xét các bài "không biết" đưa lên có phù hợp với thánh giáo hay không. Nếu không đúng với kinh Nguyên Thủy tức là giáo lý của Phật đã bị bóp méo rồi.

Kính
cái này thì "đúng với kinh Nguyên Thủy" vẫn còn Méo chứ mà "không đúng với kinh Nguyên thủy" nữa là Méo Xẹo luôn đó Đh.
Chẳng hạn như nguyên văn chánh tạng thường ghi là "Bốn Niệm Xứ, Bốn Thánh Đế.." mà bây giờ toàn là nghe "Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế.." là nó đã méo méo rồi đó Đh :D

như đạo hữu Hlich đã giải thích thì chữ "Uẩn" có nghĩa là chỉ cho "một nhóm,một tổ hợp" các đối tượng có cùng tính chất với nhau. Ngoài mấy chữ đó đôi khi chúng ta còn thấy những chữ khác trong kinh tạng như: Khổ uẩn, Pháp uẩn, Vô minh uẩn...
binh đã viết:
1. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".
Thế là đã rõ rồi.
Nguyên văn là "ý dẫn đầu các pháp" mà nick "không biết" lại trích dẫn là "Tâm dẫn đầu các pháp" vậy là trích dẫn sai .
(không biết là vô tình hay cố ý).
cái này thì lại nhầm rồi đạo hữu, "Tâm dẫn đầu các Pháp" là nguyên văn trong bài viết của ĐH khongduyen; ngu tôi chỉ trích lại lời của ĐH ấy và nêu ý kiến là không đồng ý. Sau đó tôi còn trích dẫn link tham khảo nguyên văn tiếng Pali, diễn giải và dịch nghĩa theo câu kinh Pali đó :D

p/s: Đh binh và BĐH diễn đàn cứ yên tâm tôi là người "có học" Phật pháp NT và luôn tuân thủ đúng nội quy của DĐ. Đôi khi lời tôi viết có vẻ hơi phóng túng nên người đọc có thể hiểu lầm (thấy phẩn cảm) nhưng tôi thích chọn lối viết như vậy cho mỗi bài viết nó được nhẹ nhàng thoải mái. Đọc kinh văn cổ thì nó đã Khô Khan lắm rồi mà mình còn dùng những từ ngữ mang tính "giáo điều" nữa thì nghe nó nặng nề lắm. Những người mới mới đọc thấy ngán là họ chạy mất dép. Tôi từng nói với nick Du_Sĩ_Ngoại_Đạo là ai trích Kinh mà không hiểu mình đang nói gì thì tôi đều bảo là Rác, mà rác thì nên cho vào sọt rác chứ không sẽ làm vấy bẩn diễn đàn sao Đh. Lý do tôi xuất hiện ở đây là vì lời "khẩn thỉnh" thiết tha của đạo CHT, các bài viết của tôi đều tập trung trả lời những câu hỏi liên quan đến Chánh pháp của ĐH ấy. Đh binh cứ căn cứ vào nội dung tôi viết xem có liên quan đến Kinh Luật Luận không thì khắc rõ. Xin nói toạt móng heo như thế để Đạo hữu và BĐH hiểu rõ tâm ý của tôi :D

Thân ái !


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong
Chào đạo hữu Khongduyen123,

Đạo hữu an lạc ạ! Mở đầu xin trích Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu bốn đoạn đầu,
Chào đạo hữu Hlich, tangbong

Cám ơn đạo hữu, KD vẫn an lạc, tuy sức khỏe lúc này rất kém thường hay bị bệnh lặc vặc, chính nhờ sự nhắc nhở của sắc vô thường này nên sự tu tập buông bỏbuông xả có một chút kha khá.

Như KD đã viết ở trên :
hỏi : do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn trên dạy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời .
do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn dưới trong 4 NX lại dạy nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời .
Không có ai hỏi, tức nhiên là đã thông suốt rồi !?
KD tạm dùng văn tự để diễn đạt, chư đạo hữu hãy hiểu ý quên lời :
1. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
''Nếu'' với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo ".

2. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình ".

''Nếu'' tức chỉ có ''ý'' chứ chưa qua hành động của ''Thân'' hay ''khẩu'', tuệ tri như thật biết, như thật thấy, như thật nghe, như thật ngữi, như thật nếm, như thật xúc (đầy đủ 6 thức), tâm buông bỏ nhẹ nhàng, trạng thái của tâm không lạc không ưu.
Vậy tuệ tri là gì ?
Tuệ tri chính là ngũ căn và ngũ lực, trí tuệ biết cả hai khía cạnh ''nhân Khổ não'' và ''nhân an lạc''nên các thiền sư Nam Tông (PGBT) viết ''tức phiền não, tức bồ đề'', một ''nhân'' trong bài kinh Chuyễn Pháp Luân, và một ''nhân'' trong bài kinh Vô Ngã Tướng, ''ngọc quý'' trong áo (kinh Diệu Pháp).
Câu " Ý dẫn đầu các pháp" rất chính xác khi pháp sanh khởi và pháp hoại diệt qua 6 căn.
Ví dụ một người khi lắng nghe pháp thoại, đây là tâm thâm và đây là tâm sân, vị này như thật biết, như thật thấy.... buông bỏ các loại tâm ấy để dàng (không còn tái diễn).
3. "Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi "
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

4. "Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi, "
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
Câu ''Tâm dẫn đầu các pháp'' rất chính xác vì các trạng thái của tâm cảm thọ ''ưu'' đang diễn tiến, tuệ tri như thật biết, như thật thấy, như thật nghe, như thật ngữi, như thật nếm, như thật xúc (6 căn), nhưng tâm chưa có đủ khả năng buông bỏ cách dể dàng, nên tâm cần phải nổ lực '' nhiệt tâm'' buông xả để vượt qua,khi tâm cảm thọ ưu sanh lên, tâm biết sự sanh khởi và'' nhiệt tâm'' buông xả , cứ nhẫn nại tin tấn '' nhiệt tâm'' buông xả cho tới khi nào tâm này hay trạng thái tâm này tự tan biến mất, tâm trở nên vắng lặng hết ưu phiền.
Vậy nhiệt tâm là gì ?
Nhiệt tâm chính là ngũ căn ngũ lực nhưng phải cần tu tập cho thuần nhiễn (tuệ cần tu tập).
Ý dẫn đầu, ý làm chủ vì từ ý mà chúng ta "nói lên hay hành động". Đoạn 3 và 4 là tỉ dụ của đoạn 1 và 2. Phần đạo hữu diễn tả chính là cái lúc và thế nào khi "đụng chuyện" mà ý có thể buông xả "lậu" hoặc là để "lậu" khống chế vậy.
Nếu chì có ''Ý'' mà không có ''tâm'' tạo tác thì ''thân'' hay '' khẩu'' làm sao tạo nghiệp ?
Có câu tạo nghiệp là do ''thân, khẩu, ý'' nhưng không có tâm tác ý tạo thì nghiệp làm sao thành tụ !?
''Ý dẫn đầu các pháp" là giai đoạn đầu, và khi ''tâm dẫn đầu các pháp'' tức các ''nhân'' đã thành tụ chỉ chờ khi đủ duyên thì '' quả '' sẽ trổ !? nếu không thì 4 NIỆM XỨ sẽ chỉ còn 3 NIỆM XỨ tức chỉ còn quán thân, quán thọ và quán pháp, phải không ?

Phần dưới bài kinh giải thích rất rõ về ''tuệ tri' , về quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp :
8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm,không bị dục tham chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các sân đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các hôn trầm thụy miên đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được,còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các nghi hoặc đã khởi lên, trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng! ... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!


Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Bà La Môn - Tăng Chi 5 Pháp)
Trên đây chỉ là lý thuyết thôi, cần phải tu tập và cần trãi nghiệm như thực, chỉ học cho hiểu thôi thì uổng công lắm.(lý thuyết cũng khó lắm rồi, tu tập lại càng thêm khó vì thế lực của Ma vương không cho chúng ta thoát khỏ sự thống trị của chúng.)

DK chia sẽ một chút hiểu biết thô thiển từ pháp học và pháp hành, các đạo hữu hãy tự tu tập lấy, tự mình kiểm chứng lấy, đừng vội tin và cũng đừng vội không tin, nếu sau khi tu tập một thời gian mà tâm phiền não của các vị không thuyên giảm ngược lại càng tăng trưỡng thì các vị hãy đặt câu hỏi xem có phải các vị đã hành sai pháp, hoặc pháp hành này chỉ dẫn sai ?

Chúc các vị tin tấn trong pháp.
Kính,
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Chỉ nên hiểu ý quên lời tự rồi tu tập lấy.
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 04/02/15 13:02 với 2 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính các đạo hữu,
Kính đạo hữu Không Biết,

À KD chưa có dịp cám ơn đạo hữu không biết đã trích mấy đoạn kinh văn thật hay, trong đó có mấy bài kinh mà KD chưa từng đọc qua trước đây, vì có những điều KD biết nhưng chưa từng viết ra vì lở có người hỏi "đạo hữu xem ở kinh văn nào xin hãy trích ra ?'' thì KD bí, vì có đọc qua đâu mà biết, hi...hi.... dốt kinh.....đệ nhất.....hi....hi........ tangbong tangbong tangbong
Nhờ vậy mà KD viết được vài bài pháp gieo duyên với mọi người. cafene hi..hi.....
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Đạo hữu CHT thân mến! hum bửa mới giải quyết cái ý trên, còn cái ý này chưa giải quyết
chanhhoitrong_123 đã viết: Còn câu "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan" câu này không phải đơn giản, nế́u diễn giải y như kinh PHật một cách cứng ngắt thì nói oan cho PHật, còn nếu lý giải một cách thông thoáng bừa bải mà không đúng với ý PHật thì sao? vậy xin hỏi người có những tiêu chuẩn như thế nào để có thể diễn giải một cách đúng nhất lời PHật dạy mà không bị rơi vào hai cực đoan cứng ngắt và thông thoáng một cách bừa bải ?
Lời Phật dạy thì không ai có đủ tư cách để diễn giải lại đâu đạo hữu. Vì sao vậy?
vì lý do này nè :D

"Vị bà-la-môn Verañja đã nghe được rằng: “Chắn chắn ngài là Sa-môn Gotama, con trai dòng Sākya (Thích Ca), từ dòng dõi Sākya đã xuất gia, và hiện ngự tại Verañjā, ở cội cây Nimba của dạ xoa Naḷeru cùng với đại chúng tỳ khưu có số lượng năm trăm vị tỳ khưu. Tiếng tăm tốt đẹp về ngài Gotama ấy đã được lan rộng ra như vầy: ‘Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Tối Thượng Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Vị ấy sau khi tự mình chứng ngộ thắng trí đã công bố về thế gian này tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Vị ấy thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự. Vị ấy giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Tốt thay cho việc diện kiến các vị A-la-hán như thế ấy!” (http://budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-00.htm)

người bình thường thì lời nói ra, lời diễn giải có khi Thừa chỗ này một chút Thiếu chỗ kia một tí, đó cũng là điều bình thường và chẳng có ai trách cứ cả. Nhưng đã mang danh là Chánh pháp, liên quan đến vận mệnh sinh tử của người ta thì lời nói ra phải có xuất xứ, có nguồn gốc từ những gì Phật dạy. Vì chỉ có Phật mới có đầy đủ những phẩm chất chữ xanh in đậm ở trên đó Đh. Và giáo pháp do ngài dựng lên là TOÀN HẢO Không Thừa Sót, chúng ta đừng có tài lanh mà làm cho nó méo mó sai trật hen Đh :D

và vấn đề này thì đức Phật cũng dạy con đường Trung đạo rồi đó ĐH:
"các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật"

thói thường, khi nghe những gì "được cho là" lời Phật dạy mà thấy hay thì chúng ta rất là khoái; chẳng hạn lúc trước ngu tôi có hỏi ĐH là "vì lý do gì mà ĐH tìm tòi học hỏi giáo lý Phật đà?", ĐH đã trả lời rằng:
"Lý do mà CHT phải khổ công sưu tầm học đạo là trước đây khoảng 10 năm tình cờ được một người bạn cho mượn tạp san Báo Giác NGộ có bài viết: ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ̀ TÔN GIÁO KHÔNG (Lâu quá quên tác giả rồi)
sau khi đọc xong bài đó tôi bị chấn động tim can, bàng hoàng xúc động vì không nghĩ đạo phật hay như thế vĩ đại như thế, khoa họcthực tế đến thế từ đó về sau luôn muốn tầm cầu học đạo."

và ngu tôi đã quở ĐH rằng: tưởng mới 1-2 năm còn chăm chước chứ 10 năm mà như thế là đáng bị ăn đòn :D

những chữ màu đỏ là cực đoan (không Trung đạo) đó ĐH, và tôi đoan chắc là tri kiến Phật học của Đh từ đó đến nay có nhiều thay đổi chứ không đến nỗi "chấn động tim can, bàng hoàng xúc động" như những ngày đầu phải không Đh? :D

ngược lại, những gì chúng ta nghe mà cảm thấy "chói tai, trái nghịch" với những gì chúng ta học tập/kinh nghiệm được từ trước là ngay lập tức sanh tâm bất mãn phiền não (hủy báng) liền. Cái này là cực đoan (không Trung đạo) thứ 2 đó ĐH. Cho nên hãy tụng câu thần chú của Phật cho đến khi thấm nhuần: "Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật"

trong câu thần chú của Phật có một cái KHÓ là tạng Kinh với tạng Luật thì mênh mông đại hải, thử hỏi một người sơ cơ mới tiếp xúc với đạo Phật thì làm sao đánh giá được?
như trước tôi có nói với ĐH: "biển lớn không chỉ rộng mà còn sâu. Người đứng trên bờ chỉ thấy được biển rộng chứ không thể nào thấy được độ sâu của biển". Chỉ có một cách là tự mình phải dấn thân tìm tòi, thử thách và khám phá thôi Đh :D

có một lần, bà Gotamì (người vú nuôi khi Thái tử còn nhỏ) cầu Pháp nơi đức Phật như thế này:
(III) (53) Pháp Tóm Tắt

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahàvana, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:

- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

2. - Này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham; đưa đến hệ phước, không đưa đến ly hệ phước; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Ðạo sư".

3. Và này Gotamì, những pháp nào bà biết: "Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục; đưa đến ly hệ phước, không đưa đến hệ phước; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác; đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là Pháp, đó là Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư".

(phẩm Gotamì - Tăng Chi 8 Pháp)
trong bốn Đại giáo pháp thì chỉ nói tổng quát Pháp và Luật chính là những lời dạy của Phật, qua câu trả lời này chúng ta thấy rõ thêm là Pháp và Luật đó bao gồm đầy đủ 8 đặc điểm (hay là Tiêu chí theo như lời của Đh):

- Ly Tham (cái anh này lại đi đầu nè Đh :D )
- Ly hệ phước
- Không tích tập (tích trữ/tích lũy)
- Ít dục (Thiểu dục)
- Biết đủ (Tri túc)
- Nhàn tịnh (ly tụ hội)
- Tinh tấn (ly biếng nhác)
- Dễ nuôi dưỡng (thoải mái bằng lòng với các vật phẩm cúng dường, không chê bai các vật phẩm ấy hèn kém)

còn trong Luật tạng, sau sự kiện Tăng chúng phân ly nghiêm trọng ở xứ Kosambi thì đức Xá Lợi Phất có bạch hỏi Phật như thế này:
- Bạch ngài, nghe nói các tỳ khưu ở Kosambī ấy là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng đang đi đến thành Sāvatthi. Bạch ngài, con nên thực hành đối với các tỳ khưu ấy như thế nào?

- Này Sāriputta, như thế thì ngươi hãy hỗ trợ (các vị nào) đúng Pháp.

- Bạch ngài, con nên hiểu đúng Pháp và sai Pháp như thế nào?

- Này Sāriputta, người nói sai Pháp sẽ được nhận biết do mười tám sự việc. Này Sāriputta, trường hợp vị tỳ khưu tuyên bố phi Pháp là “Pháp;” tuyên bố Pháp là: “Phi Pháp;” tuyên bố phi Luật là: “Luật;” tuyên bố Luật là: “Phi Luật;” tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được thực hành bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố điều được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;” tuyên bố vô tội là: “Phạm tội;” tuyên bố phạm tội là: “Vô tội;” tuyên bố tội nặng là: “Tội nhẹ;” tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nặng;” tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội không còn dư sót;” tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội còn dư sót;” tuyên bố tội xấu xa là: “Tội không xấu xa;” tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội xấu xa.” Này Sāriputta, người nói sai Pháp sẽ được nhận biết do mười tám sự việc này.

Này Sāriputta, người nói đúng Pháp sẽ được nhận biết do mười tám sự việc. Này Sāriputta, trường hợp vị tỳ khưu

tuyên bố phi Pháp là “Phi Pháp;”
tuyên bố Pháp là: “Pháp;”

tuyên bố phi Luật là: “Phi Luật;”
tuyên bố Luật là: “Luật;”

tuyên bố điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được giảng, không được nói bởi đức Như Lai;”
tuyên bố điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai là: “Điều đã được giảng, đã được nói bởi đức Như Lai;”

tuyên bố điều không được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều không được thực hành bởi đức Như Lai;”
tuyên bố điều đã được thực hành bởi đức Như Lai là: “Điều đã được thực hành bởi đức Như Lai;”

tuyên bố điều đã không được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã không được quy định bởi đức Như Lai;”
tuyên bố điều đã được quy định bởi đức Như Lai là: “Điều đã được quy định bởi đức Như Lai;”

tuyên bố vô tội là: “Vô tội;”
tuyên bố phạm tội là: “Phạm tội;”

tuyên bố tội nhẹ là: “Tội nhẹ;”
tuyên bố tội nặng là: “Tội nặng;”

tuyên bố tội còn dư sót là: “Tội còn dư sót;”
tuyên bố tội không còn dư sót là: “Tội không còn dư sót;”

tuyên bố tội xấu xa là: “Tội xấu xa;”
tuyên bố tội không xấu xa là: “Tội không xấu xa.”

Này Sāriputta, người nói đúng Pháp sẽ được nhận biết do mười tám sự việc này.

(http://budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-10.htm)
hihi, câu trả lời này của Phật thì quá nặng về phần giới Luật, ngu tôi nghĩ chắc Đh cũng cảm thấy ngán và dội bởi những điều học như thế này; và nó có phần trái ngược với sự "chấn động tim can, xúc động bàng hoàng" ban đầu khi Đh đến với đạo Phật có phải không Đh? nhưng đây là những lời gốc Phật dạy đó Đh. Đh hãy áp dụng câu thần chú "Không tán thán, không hủy báng..." thử đi nhé :D

đọc tiếp xuống nữa Đh sẽ thấy có những người cư sĩ như gia chủ Anāthapiṇḍika (đại diện cho cư sĩ nam), bà Visākhā mẹ của Migāra (đại diện cho cư sĩ nữ) cũng đến bạch Phật với câu hỏi y chang như ngài Xá Lợi Phật. Đức Phật đã trả lời họ vắn tắt rằng: "- Này gia chủ, như thế thì ngươi hãy nên dâng vật cúng dường cả hai bên; sau khi dâng vật cúng dường rồi hãy nghe Pháp cả hai bên; sau khi nghe Pháp cả hai bên, các tỳ khưu bên nào là các vị nói đúng Pháp thì hãy thuận theo quan điểm, niềm tin, khuynh hướng, và lập luận của các vị ấy."
không thấy diễn giải đầy đủ 18 pháp như ở trên :D

dĩ nhiên là trong quá trình nói chuyện hay là trong môi trường thảo luận trên các diễn đàn, không thể lúc nào cũng nhất nhất trích kinh Phật để mà nói. Trong bài kinh Canki - kinh 95 trong Trung bộ, Đức Phật có dạy cho bà la môn Bharadvaja như thế này:
"-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lý? Cho đến mức độ nào, chân lý được hộ trì? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý.

-- Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "Ðây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây, chưa phải là giác ngộ chân lý. Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy hỷ, này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy văn; này Bharadvaja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do; này Bharadvaja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, chúng tôi chủ trương hộ trì và cho đến như vậy, này Bharadvaja, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây chưa phải sự giác ngộ chân lý."


đoạn này cho thấy Đức Phật tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người, có lòng tin như thế nào thì được quyền tuyên bố lòng tin của mình như thế ấy (lòng tin ấy có tầm bậy cũng được :D ) nhưng không được phép tuyên bố "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm" :D

đến đây thì cũng dài thòn lòn rồi Đh, chúng ta thử áp dụng bằng một bài tập hen :D
trong 5 hạ phần Kiết sử mà Phật dạy có cái kiết sử vô cùng đặc biệt và quái dị là GIỚI CẤM THỦ. Dám hỏi đạo hữu học và hiểu cái kiết sử quái đảng ấy như thế nào? :D

Thân ái !


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chú Hỉ đã viết::)
Khongduyen123 đã viết: Ví một lưới nhện có 5 sợi tơ (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân căn) mỗi chơn con nhện dính liền với sợi tơ, thân con nhện ví cho'' ý căn'', khi một con mồi vướng vào sợi tơ làm rung động chơn con nhện,'' thức '' của căn ấy được phát sanh.
Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)
tangbong
Thiện huynh Chú hỉ hỏi hay đấy chứ, nhưng kd không biết nho giáo dạy gì cả, KD lấy ví dụ một người tu tập thân tâm quán ''vô sở vô trụ '' một hôm đi dạo dưới hàng cây, có vật va chạm đập vào loa vành lổ tai, người ấy ngước mặt nhìn lên trời, mắt thấy ''sắc'' thật của cành cây và lá, sau đó mắt thấy đâu là cây cành đâu là lá cây, cành lá bất đầu rung, và tai nghe ''tiếng'' xào sạc cành lá va chạm, sau đó thần kinh thân biết xúc chạm, và sau cùng thân mới biết nóng hay lạnh, viết ra thì thật là dài, nhưng những sự việc trên được tiếp diễn liên tục khoãng một hai giây đồng hồ.

Những câu khác KD xóa bỏ, thiện huynh biết _do nhân gì ? do duyên gì ? không ?

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tâm cảm thọ, ..., tâm tác ý
Theo Thắng pháp thì cảm thọ, tác ý không phải là "tâm" mà là "tâm sở". Khi tâm/ý/thức sinh khởi thì luôn có một số tâm sở cùng sinh khởi; ngoài ra còn một số tâm sở khi có mặt, khi không có mặt. Tâm được ví như ông vua và tâm sở được ví như các quan bên cạnh vua.

Thành Duy Thức Luận có nói đến năm tâm sở luôn có mặt khi thức sinh khởi (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư) như sau,

khi thức khởi phải có ba sự hòa hợp, do ba hòa hợp đó quyết định sanh ra "Xúc" mà ba sự hòa hợp lại phải do xúc mới có. Nếu không có xúc thì Tâm và Tâm sở pháp không thể hòa hợp nơi một cảnh.

Tác ý có khả năng dẫn tâm khiến đi đến cảnh của chính nó. Nếu không có tác ý, thì tâm không thể có.

Thọ có khả năng lãnh nạp cảnh thuận, nghịch, trung dung, khiến tâm khởi lên tướng vui, lo và xả, vì không khi nào tâm khởi lên mà lại không tùy theo một tướng nào trong đó.

Tưởng có khả năng an lập phần hạn ranh giới của tự cảnh, nếu khi tâm khởi lên mà không có "tưởng" này thì không thể nắm được phần ranh giới của cảnh.

có khả năng khiến tâm nắm tướng chánh nhân, tà nhân, tạo tác nghiệp thiện ác. Không khi nào ở địa vị có tâm khởi lên mà không theo một nghiệp, cho nên phải có "tư".


Cho nên tâm sở "tư" được coi là quan trọng nhất ở khía cạnh tạo nghiệp thiện ác. Tuy nhiên là "tâm sở" thì không thể nào dẫn đầu vì chỉ là quan hầu vua "tâm". Tâm (=ý, thức) dẫn đầu là vậy.

kinhle


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thiện huynh Chú Hỉ kính, tangbong

KD viết ra thật lòng thiện huynh hoan hỉ nhé!
Chú Hỉ đã viết:
Khongduyen123 đã viết: KD tập theo cách của con nít chưa biết nói, rất đơn giản tức là trực nhận xúc từ nơi thần kinh ngoài da tức là đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, không xuyên qua một tư tưởng nào, nếu có một tư tưởng nào sanh lên lập lại thì KD biết đó là thức tri, còn biết xúc cảm thọ (nóng lạnh ) đều đều (biết tưởng tri)hoặc tâm biết không rõ ràng tức là tâm đang dần dần rơi vào trạng thái hôn trầm, hãy quan sát một cách tự nhiên và nhiệt tâm hướng tâm về cảm thọ xúc toàn thân, cái cảm thọ xúc mới, cách tập của KD là tác ý cứ đứng và ngồi trên ghế được lặp đi lặp lại liên tục cho tới chừng nào tâm thuần thục biết xúc cảm thọ hiện tại thật rõ ràng mới thôi, rồi mới đi dạo vài vòng, quán thân trong thân, an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm có thể tập làm mỗi ngày cho thuần thục sao đó mới thôi.
Huynh Khongduyen kính,
Hỉ đang tu tập như Huynh nói vậy, phải mất hơn 5 trời, mới thấy được có chút chút công phu.1 Tức là các vọng tưởng, vọng thức (tưởng tri, thức tri) điều dẹp qua một bên,2 chỉ hằng sống với tâm thức tỉnh giác. 3 Như trẻ nít là ăn biết mình ăn, ngủ biết mình ngủ, lễ Phật biết mình lễ Phật... 4 Có lẽ khác về phương tiện thực hành riêng biệt.
tangbong
1_ phiền não ngủ ngầm đấy, KD bị nhiều rồi...hi..hi.. chừng nào KD hết các loại này thì mới xong.
2_ Chỉ có các vị vô sanh mới thật sự là hánh giả, còn chúng ta chỉ tạm gọi là giả hành.
3_ Người lớn từ con nít trưỡng thành mà già theo thời gian nên chuyện ăn uống, ngủ nghỉ rất thiện xảo và điêu luyện nên luân hồi sanh tử lên xuống vào 4 cõi thấp giống như ăn cơm bửa vậy, chừng nào biết sợ thì mới ăn uống, ngủ nghỉ đúng với thiên nhiên, KD đi tham quan nhiều rồi nên bây giờ chán sống theo cách đó...hi...hi.....
4_ Có thể buông bỏ cái nhỏ này nắm bắt cái lớn khác, hoặc buông xả cái gì mình ''không thích'', KD nhờ vậy mới có thêm kinh nghiệm. hi..hi....
(p/s. thỉnh thoảng có nhiều lần được thì bị mất thời gian (tức là đang tu tập nghĩ mới 5 phút thôi, nhưng thật sự là 10 phút; 15 phút. Lạ lắm?) có thể bị hôn trầm, trạo cử ở cái mắc khúc này!? :) )
Nếu cái biết của tâm bị mất bị cắt đoạn trống không không hay biết là do nhân tác ý ở trên, nếu cái biết mờ mờ ảo ảo rồi mất tức là bị hôn trầm, trạo cử, khi xả thiền nên để ý xem tâm lúc ấy như thế nào ? như mới vừa ngủ dậy chư tỉnh táo lắm tức đã hôn trầm, trạo cử, còn tỉnh táo bình thường thì do nguyên nhân trên mà ra, Thiện huynh nên để ý quan sát cho thật kỷ rồi cho KD biết.
Kính,
Sự tu tập Chánh niệm tỉnh giác chắc là không giống ai, bởi trong giấc ngủ cũng như bất cứ ở nơi nào không có người thì một là chánh niệm vào Pháp, hai là lúc đi bộ, chạy, đạp xe thì cột vào Phật (A Di Đà).
Ba là nếu riêng về tỉnh giác thì cột vào quán sổ tức trong lúc lái xe, hay trong lúc làm việc.v.v. Nên vì lẽ này mà lắm lúc bị mất thời gian. (p.s chớ không phải mất thời gian tức là không biết mình đang làm gì? các 6 giác ở đâu...)
tangbong
Lúc trước KD học nhiều thầy nên mỗi ngày dành nữa tiếng đồng hồ cho một pháp tu, 5 - 6 pháp tu mất 3- 4 tiếng lận.....hi..hi.... nhờ vậy mới biết khôn ''nhất nghệ tinh, nhất thân vinh'' là vậy đó.
Nhưng trở ngại lớn nhất hiện nay là, khi đối diện với người thân, đồng nghiệp hay khách lạ là bị duyên theo đối tượng, quên hết các thân thọ tâm pháp.

Thiện huynh có tập đâu mà quên !? phải không !?
- Hiện Hỉ đã khám phá rằng mình chưa có một tí công phu nào cả. Chưa có học được cái gì, tức là đang bị lầm lẫn tuệ tri, thức tri nơi kinh điển là ý mình, thật sự tất cả điều do vọng tưởng tạo thành. Chỉ có chút ít trí tuệ rồi lầm với tuệ tri. Khổ khổ, :)
Đây là kinh nghiệm quý báu đấy.....hi ..hi....KD đã nếm qua mùi vị này....coi bộ thú vị lắm đấy...hi...hi......ai chưa qua sự khảo sát này chưa đủ lớn khôn (trí) !?
Thí dụ về công phu:
(Ví dụ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền 9 năm, Lục Tổ 16 năm sống với phàm phu, Hay trong các phim kiếm hiệp võ thiếu lâm, muốn có một công phu nội thân cần phải luyện cho mình thành mình đồng, gan sắt!)

Công phu nghĩa là gì có huynh đệ có thực hành thì mới biết, chớ còn viết ra giấy mực có diễn tả hết năm thì người khác cũng không hiểu.

Công phu đó là Giới Định và Huệ ở ngay nơi Bát Chánh Đạo này. Nếu không có căn bản nền tảng dững dàng về Bát Chánh Đạo thì không thể thực hành. Bất cứ một pháp môn nào.

tangbong
Kd thì nghĩ ngược lại.....hi...hi.....bởi chúng ta đã từng gặp Chư Phật thuyết giảng pháp mầu, mà tâm chúng ta lúc đó......tối quá nên cứ đi...... đi mãi trong dòng chảy của nghiệp.....chừng nào chúng ta đủ thấm khổ thì tự biết tìm phương chạy ra.

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.171 khách