TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Trong comment http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =96#p95125, Không biết đã viết:
Về THỂ DẠNG thì Kinh Pháp cú vi phạm giới luật và không giữ đúng truyền thống truyền thừa kinh điển của giáo lý Nam Truyền.
Bạn Không biết thân mến!

Bạn đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng kinh Phật thì không có "thi kệ", rằng Kinh Pháp Cú "toàn là thơ với thơ" nên vi phạm giới luật. Ngay đoạn kinh bạn trích dẫn trong Tăng Chi Bộ cũng đã có bài kệ tương tự với bài kệ trong kinh Pháp Cú. Bàng bạc trong kinh điển cũng xuất hiện rất nhiều bài "thi kệ", bạn xem lại đi nhé!

Bạn hiểu cụm từ "dạng có niêm luật" trong câu "không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật""thi kệ" thì quả là hồ đồ. Không phải ngẫu nhiên mà HT Minh Châu đã cẩn thận ghi kèm từ nguyên gốc Pali là "chandaso", có lẽ HT không yên tâm với chuyển ngữ "niêm luật" vì sợ người đọc nếu không hiểu rõ ngữ cảnh sẽ hiểu nhầm ý kinh. Hai tỳ khưu Meṭṭhakokuṭṭha vốn xuất thân dòng dõi Bà-la-môn. Giai cấp Bà-la-môn vốn độc quyền trong việc truyền thừa và phúng tụng kinh Vệ-đà (Vedas) bằng một thứ cổ ngữ của riêng giới Bà-la-môn quý phái, gọi là tiếng Vedic. Như vậy, trong ngữ cảnh này, cụm từ "dạng có niêm luật" phải được hiểu là "niêm luật" của cổ ngữ Vedic, chứ không phải Đức Phật cấm "thi kệ" trong các kinh điển. Quan điểm này cũng được nhắc đến như sau:
Có một lần, hai vị đại đức Yamelu và Tekula xin phép Đức Phật để ghi chép và chuyển dịch những bài giảng của Ngài sang tiếng Vedic, vốn là văn tự của giới quý tộc dùng để phúng tụng kinh Vệ Đà, để bảo đảm tính nhất quán và chính xác của các bài kinh, nhưng Phật không đồng ý. Ngài cho rằng các bài giảng của Ngài phải được phổ biến đến mọi người qua ngôn ngữ địa phương để họ có thể nghe, hiểu và thực hành được
(http://www.budsas.org/uni/u-gtdp/gtdp04.htm)
Hồi Bụt còn tại thế, ngôn ngữ được xử dụng cho kinh và luật là tiếng Ardhamagadhi. Nhưng địa bàn hoằng pháp của Bụt rất rộng, cho nên tại các địa phương không thuộc trung tâm lưu vực sông Hằng, các thầy và các sư cô thường phải giảng dạy giáo pháp bằng các thứ tiếng địa phương, và điều này đã được Bụt chấp nhận và khuyến khích. Một hôm, tại tu viện Cấp Cô Độc, hai đại đức Yamelu và Tekula xin phép Bụt được dịch tất cả các kinh của Người nói ra cổ ngữ Vedic thường được dùng trong các thể phúng tán của các kinh Vệ đà. Hai đại đức thưa rằng sở dĩ họ muốn làm như vậy là vì lời của Bụt dạy rất đẹp mà đến khi được dịch ra các thứ tiếng địa phương thì có thể trở thành méo mó, và làm cho người ta hiểu lầm ý Bụt. Dịch lời Bụt ra thành thể phúng tụng theo cổ ngữ là một cách bảo vệ cái đẹp và tính cách chính xác của giáo lý. Bụt đã không đồng ý với hai thầy. Người không muốn giáo lý của Người trở nên một bảo vật dành riêng cho giới trí thức quý phái. Người muốn giáo lý của Người là một thực thể sống động trong mọi giới quần chúng. Vị vậy Bụt đã nói: “không, tôi không muốn các thầy đưa giáo lý vào hình thức phúng tụng cỗ ngữ. Tôi muốn mọi người có thể học và hành giáo lý trong tiếng mẹ đẻ của chính mình”.
(http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-s ... anguage=vi)

Còn cụm từ "Như vầy tôi nghe..." thường được mở đầu cho các kinh, nhưng đây không phải là quy đinh bắt buộc cho 100% các bài kinh. Kinh Pháp Cú là tập hợp các bài kệ ngôn ngắn gọn của Đức Phật trong rất nhiều thời điểm, ngữ cảnh khác nhau nên không nhất thiết trước mỗi bài kệ lại phải đi kèm cụm từ này. Cụm từ này cũng không thể là "cái tem chống hàng giả" của kinh điển, vì đơn giản là nó rất dễ dàng được làm giả. "Tem chống hàng giả" của Pháp bảo chỉ có thể là nội dung thâm sâu của kinh văn đó có thực sự chứa đựng những tinh hoa đặc thù của Đạo Phật không, như là Tam Pháp Ấn "Khổ- Vô Thường-Vô Ngã", Tam Vô Lậu Học "Giới-Định-Tuệ", Lý Duyên Khởi, Luật Nhân Quả, Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo...

Cũng lưu ý bạn rằng Pháp Cú Sớ Giải chỉ là bản Phụ lục của Kinh Pháp Cú, nên càng không nhất thiết phải có cụm từ "Như vầy tôi nghe..."mà bạn vẫn thích bám chấp như vậy.

Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.


1250 là con số các vị đã "lậu tận", tức là các vị A-la-hán. Còn tổng số các vị Tăng Ni trong Giáo đoàn thì chắc chắn lớn hơn rất nhiều. Hơn nữa, ý nghĩa các con số trong cổ ngữ không phải giống như cách chúng ta hiểu hiện nay. Các con số trong đoạn kinh bạn trích dẫn đều là các con số rất chẵn và mang ý nghĩa biểu tượng . Giống như con số 84.000 pháp môn chẳng hạn.

Xá Vệ là kinh đô của Đế quốc Kiều Tát Di La, nên nhiều bài kinh gọi Đế quốc rộng lớn này là "Xá Vệ quốc". Vua Ba Tư Nặc là một Phật tử thuần thành nên dân chúng trong Đế quốc của ông theo Đạo Phật rất đông. Do đó con số "năm mươi triệu Phật tử" cũng hoàn toàn không phải là con số vô lý, bạn Không biết ạ.

Bạn cũng nghi ngờ câu chuyện "lợn rừng thách đấu sư tử" thì xin bạn vào Youtube để mục sở thị xem nhé: https://www.youtube.com/watch?v=EsrfrskUnII
Như vậy đã được gọi là "lợn rừng thách đấu sư tử " chưa hả bạn? Còn nếu bạn vẫn thích bám chấp vào văn tự để vặn vẹo rằng động vật có biết nói đâu mà gọi là "thách đấu", thì xin bạn giải thích cho tôi chuyện này: Tôi có một người bạn được một nhân viên Sứ quán Đức tặng cho một con chó rất tinh khôn. Con chó rất hiểu ý chủ, dù là chủ cũ người Đức hay chủ mới người Việt, cứ như là nó hiểu cả tiếng Đức lẫn tiếng Việt vậy. Dĩ nhiên loài chó thì không thể biết ngôn ngữ loài người nói chung chứ đừng nói đến là biết 2 ngôn ngữ Đức và Việt. Thực ra động vật có thể giao tiếp với con người hay giữa động vật với nhau không phải bằng ngôn ngữ mà thông qua trực giác. Do đó câu chuyện "lợn rừng thách đấu sư tử" hoàn toàn không phải là câu chuyện bịa bạn ạ.

Không biết đã viết:
và ở đây tôi lại phải lưu ý chữ "đến phiên chàng vào hầu Phật". Đức Phật khi còn tại thế luôn có người hầu cận bên cạnh được gọi là "Thị giả", có chuyện gì thì Phật đều yêu cầu người thị giả của mình giúp đỡ hoặc làm thay, làm gì có phiên lượt nào dành cho cư sĩ?.
Một Phật tử định kỳ đến chùa công quả, chấp tác, lễ Phật vào ngày rằm, mồng một cũng có thể nói với người khác rằng: "Mai là ngày rằm rồi, đến phiên tôi được vào hầu Phật rồi". Nói vậy thì có phạm lỗi gì không hả bạn?
Thị giả là người chuyên hầu cận bên cạnh Phật, như Ngài A Nan chẳng hạn. Nhưng cũng có lúc Phật đi giáo hóa mà không mang theo thị giả, hoặc ngược lại cũng có lúc Ngài A Nan có việc Phật sự phải đi xa. Những lúc đó sẽ có người hầu Phật thay Ngài. Hoặc cũng có công việc mà một mình Ngài A Nan làm không xuể, khi đó Ngài có thể nhờ đại chúng phụ giúp. Ngoài thị giả là người chuyên công việc hầu cận bên Đức Phật thì bất cứ ai, tu sĩ hay cư sĩ, đã là Phật tử con của Phật thì đều có thể phụng sự hầu Phật trong một số công việc được.

Bạn Không biết đang tiếp tục làm công việc "Y kinh giải nghĩa- Tam thế Phật oan" đó!


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thiện huynh Chú Hỉ kính,

Thiện huynh Chú Hỉ, hàng phục tâm để làm chi vậy ? có phải để cho mình mau chứng đạo màu ? Thiện huynh Chú Hỉ hãy nhìn xem gương Đức Bồ Tát đó, Ngài đã mất 6 năm dài và Ngài đã dùng nhiều cách để hàng phục thân tâm, trên thế gian này không có ai có đủ khả năng này ngoài Ngài ra, vậy mà Ngài đã buông bỏ không hối tiếc, chúng ta có nên đi theo lối này không ? Đạo huynh hãy đọc xem lại cho thật kỷ từng li từng tí thì sẽ hiểu thôi, bài viết của DK cũng học lại từ nơi Ngài đó ! Lúc xưa KD cũng bị kẹt ..hàng phục..., phá chấp...., gặp Phật sát Phật, gặp ma sát ma.....nào hay con ma chính là cái tâm muốn mau thành tụ này thôi, không bị té thì làm biết đau, cách duy nhất là hãy chấp nhận những sai lầm này, vì đây là kinh nghiệm quý giá, có ai mà chưa từng trãi qua ?.

Biết do nhớ là thức tri, biết do nghỉ tưởng phóng đại, hay nhớ về quá khứ là tưởng tri,
ví như khi đi đường mắt nhìn thấy vật ô uế dưới đất, trong tâm hay nói nhắc lặp lại tên vật ấy tức là thức tri, còn khi mắt thấy vật ấy trong tâm nghĩ cái thấy này vọng, do đâu mà tâm nghĩ như vây ? do hiểu lầm câu ''tâm còn phân biệt '' hay từ câu '' vô phân phân biệt tâm ''.

KD tập theo cách của con nít chưa biết nói, rất đơn giản tức là trực nhận xúc từ nơi thần kinh ngoài da tức là đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, không xuyên qua một tư tưởng nào, nếu có một tư tưởng nào sanh lên lập lại thì KD biết đó là thức tri, còn biết xúc cảm thọ (nóng lạnh ) đều đều (biết tưởng tri)hoặc tâm biết không rõ ràng tức là tâm đang dần dần rơi vào trạng thái hôn trầm, hãy quan sát một cách tự nhiên và nhiệt tâm hướng tâm về cảm thọ xúc toàn thân, cái cảm thọ xúc mới, cách tập của KD là tác ý cứ đứng và ngồi trên ghế được lặp đi lặp lại liên tục cho tới chừng nào tâm thuần thục biết xúc cảm thọ hiện tại thật rõ ràng mới thôi, rồi mới đi dạo vài vòng, quán thân trong thân, an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm có thể tập làm mỗi ngày cho thuần thục sao đó mới thôi.
(p/s. Hiện nay, Hỉ đã dùng mọi cách để không còn niệm suy nghĩ về các tưởng tri, thức tri, tức là đang tập trung vào chánh niệm tỉnh giác để điều phục tâm. Nhưng rớt lên, rớt xuống hoài.)
Có thể đây là nhân (theo cách của Ngoạ Luân Thiền Sư ?) nên mới có hậu quả này ?:
(p/s. thỉnh thoảng có nhiều lần được thì bị mất thời gian (tức là đang tu tập nghĩ mới 5 phút thôi, nhưng thật sự là 10 phút; 15 phút. Lạ lắm?) có thể bị hôn trầm, trạo cử ở cái mắc khúc này!? :) )
Nếu cái biết của tâm bị mất bị cắt đoạn trống không không hay biết là do nhân tác ý ở trên, nếu cái biết mờ mờ ảo ảo rồi mất tức là bị hôn trầm, trạo cử, khi xả thiền nên để ý xem tâm lúc ấy như thế nào ? như mới vừa ngủ dậy chư tỉnh táo lắm tức đã hôn trầm, trạo cử, còn tỉnh táo bình thường thì do nguyên nhân trên mà ra, Thiện huynh nên để ý quan sát cho thật kỷ rồi cho KD biết.

Kính,
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 29/01/15 14:22 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Không Biết,

Thật lành thay !Thật vi diệu thay !
(III) (193) Bà-La-Môn Sangarava

1. Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava thưa với Thế Tôn:

2. - Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!
3. - Này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, và không như thật biết rõ sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình, trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

4. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị sân chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi sân đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước được lửa đun sôi, sôi lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị sân xâm chiếm...cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị hôn trầm thụy miên chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi hôn trầm thụy miên, đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

6. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị trạo hối chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị gió thổi, dao động, chấn động, nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

7. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị khuấy động, khuấy đục, khuấy bùn, đặt trong bóng tối. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!
Không như thật TUỆ TRI.(đi buôn bán bị lổ vốn), Tâm bị cấu uế ô nhiễm (Kinh thừa tự pháp)
8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phốinhư thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!
Như thật TUỆ TRI ( Người thương buôn biết giá trị món hàng), Tâm không bị cấu uế, ô nhiểm (kinh thừa tự pháp)

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Bà La Môn - Tăng Chi 5 Pháp)[/quote]
hihi, vậy là 5 Triền cái có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ và sự minh mẫn của một người :D
đặc biệt, chỗ này còn súc tích ngắn gọn hơn nữa nè:
- "Trong khi, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử lấy pháp làm đối tượng (atthim katvà) tác ý, tập trung tất cả tâm ý (sabbacetaso sammannàharitvà), lắng tai nghe pháp; trong khi ấy, năm triền cái không có hiện hữu trong vị ấy." (http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46a.htm)

hihi, vấn đề ở đây là "nghe Pháp/lấy Pháp làm đối tượng" còn chúng ta toàn là lấy Computer,Internet,con chuột,bàn phím.. làm đối tượng không à :D
À thì ra là vậy,
Tác Ý
Khi Ý (tâm ý) khởi lên, Muốn, thích làm hoặc Phải, cần làm, tâm sở tác hoặc tâm vô tác, hành động tạo tác hay hành động không tạo tác, nếu tâm ý đã khởi lên rồi mà tâm không nhiệt tâm hành động thì nghiệp không được thành tụ.(tác tức là tâm tư tạo tác viết tắc)
''Tâm dẫn đầu các pháp''
và ngu tôi vẫn thấy không hài lòng với câu: "Tâm dẫn đầu các Pháp" vì nó không đúng với nguyên văn chánh tạng, lại không tương hợp với nội dung của chánh pháp. Chẳng hạn trong 6 xúc xứ thì:

Sắc là "đối tượng" của con Mắt
Tiếng là "đối tượng" của lỗ Tai
.........
Pháp là "đối tượng" của Ý
Pháp là "đối tượng" của Ý CĂN
Nhãn căn, nhỉ căn,tỉ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
Ý căn này chỉ biết đối tượng, tác ý trên là tâm ý tạo tác nghiệp, chỉ là hiểu lầm thôi!
như vậy, phải nói là "Ý dẫn đầu các Pháp" thì mới đúng và mới tương hợp với đoạn kinh Tương ưng ở trên.
tham khảo: http://phatgiaovietnam.vn/Kinh-luat-lua ... g-p-i.html

Thân ái ![/quote]

Sắc hình tướng đối tượng của mắt, sắc âm thanh là đối tượng của lổ tai, (phải tu tập niệm xứ mới biết được thế nào là sự va chạm của các căn, đấy là tuệ tri như thật biết)
cám ơn đạo hữu Không Biết khéo chọn bài kinh thích hợp cho pháp TNX, tangbong
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Trong comment http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =96#p95125, Không biết đã viết:
như vậy, ngữ cảnh xuất hiện những câu kệ này là sau khi Phật giảng xong về 8 loại cấu uế, Phật đọc bài kệ giống như là tổng kết lại cho các thầy tỳ kheo dễ nhớ và bài kệ được đọc liền mạch từ trên xuống đầy đủ cả 8 Pháp.
Vậy mà qua tới kinh Pháp cú thì đó bị ngắt ra làm 3 đoạn, và được chế tác làm 2 "câu chuyện" khác nhau :D trong đó tôi lại thấy một lỗi lớn nữa là sai đối tượng nghe Pháp; trong Chánh tạng nguyên thủy thi nguyên cả bài kệ được giảng cho Tỷ-kheo, qua bản chế tác trong "Tích truyện Pháp Cú" thì nó được giảng cho "chàng thanh niên"
Bạn Không biết thân mến, cùng một bài kinh hay một bài kệ Đức Phật có thể giảng nhiều lần tại những địa điểm, ngữ cảnh và đối tượng khác nhau bạn ạ. >:D<

Không biết đã viết:
tôi đã trích kinh Kalama sờ sờ ra đó mà bạn vẫn "chấp mê bất ngộ"
Bạn giống như người chuyên cầm gương bảo người khác soi để chùi vết nhọ trên mặt , nhưng bản thân mình lại không bao giờ biết soi gương rửa mặt bao giờ! :-P

Không biết đã viết:
vậy thì tôi cho cái kinh Pháp Cú, Pháp Cú Sớ Giải, cộng đồng Phật giáo Thế giới... vào sọt rác cùng một thể luôn nhé; để cho bớt cái thói chấp thủ u mê của kẻ hậu học, xớn xơ xớn xác mới đọc ba cái tài liệu tào lao đã đem đi "chém" tùm lum
Vậy là bạn nhà báo lời quá rồi hen, vừa được chửi vừa được thêm một đống thông tin tha hồ mà xào nấu và chế biến
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi... :)) :)) :))

Hi hi, đùa chút. Nhưng nếu bắt buộc phải vứt thứ gì vào sọt rác thì thay vì vứt kinh Pháp Cú cùng cộng đồng Phật giáo Thế giới như bạn nói thì tôi sẽ chọn vứt cái tư duy chủ quan hồ đồ cùng lối lý luận "cuồng ngôn xảo biện" của bạn vào sọt rác. Tuy nhiên, nếu không bị bắt buộc thì tôi sẽ không vứt đi cái gì cả. Rác nếu biết phân loại và tái chế thì đều có thể đem lại lợi ích. Cũng vậy, những comment của bạn dù sao cũng là những phản biện cần thiết cho diễn đàn thảo luận. Chúc bạn sớm thoát khỏi địa ngục để tu tiếp nghe bạn! baibaibai


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kinh Phật thuộc bât cứ loại gì mà đem vất bỏ vào sọt rác, thì là tội gì lớn lắm rồi.

Người nào viết những lời trên nên sám hối!

Nhờ Admin hay các Mod khóa chủ đề này lại, căng thẳng quá rồi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

battinh đã viết:Kinh Phật thuộc bât cứ loại gì mà đem vất bỏ vào sọt rác, thì là tội gì lớn lắm rồi.

Người nào viết những lời trên nên sám hối!

Nhờ Admin hay các Mod khóa chủ đề này lại, căng thẳng quá rồi!
thì tôi sẽ chọn vứt cái tư duy chủ quan hồ đồ cùng lối lý luận "cuồng ngôn xảo biện" của bạn vào sọt rác.

Coi chừng quả báo đấy ông già ơi ! hi..hi.......


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Không biết,
Kính đạo hữu Nhà Báo,

Hai vị hoan hỉ dừng tâm bàn tán về nơi xuất xứ của kinh văn trong chủ đề này để tránh sự sao lảng việc học hỏi vấn đáp về pháp học cũng như pháp hành.
Đối với KD thì không có vấn đề chi vì KD lắng nghe học cũng được, tâm không ưu phiền, tâm ngược lại hoan hỉ và tâm tăng trưỡng thêm trí tuệ phân tách pháp, phi pháp, pháp phi pháp, pháp phi phi pháp,
Hai vị có thể nào lập một chủ đề nào khác ngoài box Phật Giáo Nguyên Thủy không ? và để tránh gây nên sự phóng dật tham ưu phiền não của các đạo hữu khác còn yếu về pháp hành.
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết:
battinh đã viết:Kinh Phật thuộc bât cứ loại gì mà đem vất bỏ vào sọt rác, thì là tội gì lớn lắm rồi.

Người nào viết những lời trên nên sám hối!

Nhờ Admin hay các Mod khóa chủ đề này lại, căng thẳng quá rồi!
thì tôi sẽ chọn vứt cái tư duy chủ quan hồ đồ cùng lối lý luận "cuồng ngôn xảo biện" của bạn vào sọt rác.

Coi chừng quả báo đấy ông già ơi ! hi..hi.......
Không biết đã viết:
vậy thì tôi cho cái kinh Pháp Cú, Pháp Cú Sớ Giải, cộng đồng Phật giáo Thế giới... vào sọt rác cùng một thể luôn nhé; để cho bớt cái thói chấp thủ u mê của kẻ hậu học, xớn xơ xớn xác mới đọc ba cái tài liệu tào lao đã đem đi "chém" tùm lum
Kính thầy,

Chuyện này tôi không dính líu tới, tôi chỉ nhắc nhở, thây trích dẩn câu đó của ai (tô màu đỏ) và bảo là tôi nói thì trong trích dẫn phải có nick của tôi chứ!
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 30/01/15 08:36 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính các đạo hữu,

Thưa các vị đạo hữu, vài hàng góp ý, khi lắng nghe pháp thoại chúng ta nên chú tâm an trú để xem có những gì thắc mắn hay hoài nghi điều gì không, điều này rất cần cho việc tâm phát sanh tuệ tư duy, nếu như bỏ sót làm thiếu sót thì là một điều không may, bởi khi chúng ta đem những gì đã học được áp dụng vào pháp hành thì bấy giờ chúng ta mới chợt nhớ là có rất nhiều điều mà chúng ta bỏ sót mà không hay lắm, ví dụ như dưới đây :
(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
... an trú, quán thân trên thân,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán thọ trên các cảm thọ., nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
hỏi : ý nghĩa của AN TRÚ là gì ? tâm hay trạng thái biết của tâm ấy lúc bấy giờ như thế nào ?
hỏi : do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn trên dạy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời .
và do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn dưới trong 4 NX lại dạy nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời .
hỏi : do nhân gì ? do duyên gì ? có những bài kinh dạy chánh niêm, tỉnh giác, tức là chánh niệm trước, tỉnh giác sau ? khác với bài kinh dưới đây tỉnh giác trước, chánh niệm sau ?.

hỏi : nhiệt tâm có nghĩa là gì ? tỉnh giác ? chánh niệm ? trong bài 4 niệm xứ.
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)
(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
hỏi : Do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn trên viết '' Như lý tác ý '' và đoạn kinh văn dưới viết '' tác ý'' chỉ có hai chữ ?
Chư đạo hữu có nhận những ra điều bỏ sót này không ?

KD biết có người nghe pháp thoại dạy về các trạng thái của tâm nhưng phải học mất gần 10 năm liền mới thực sự mới hiểu rõ về nó, một người thân của KD cũng mất thời gian hơn 7 năm, còn pháp vô ngã phải mất 8 năm dài, đây chỉ mới là học thôi đó ! các đạo hữu có nhận ra các vị trên chỉ nghe pháp thoại lần đầu mà lại chứng đạo quả quá dể dàng không ?

Những bài kinh mà các vị đạo hữu đem trích vào đây nếu đem ra phân tách tỉ mỉ cũng phải mất một thời gian rất dài, không phải chỉ hiểu một cách quá vội vàng và quá đơn giản như vậy đâu, vì mỗi bài kinh văn hàm nghĩa rất rộng tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau được mà được hiểu khác nhau, nhưng với một vị đã tu tập qua thì ngược lại rất đơn giản dể dàng thấu triệt, KD thì cũng học được một chút chút......hi..hi......

Kính,
....................................................
PS: ....hi..hi...là thương lắm đấy!
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 30/01/15 08:43 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

nhà báo đã viết: Hi hi, đùa chút. Nhưng nếu bắt buộc phải vứt thứ gì vào sọt rác thì thay vì vứt kinh Pháp Cú cùng cộng đồng Phật giáo Thế giới như bạn nói thì tôi sẽ chọn vứt cái tư duy chủ quan hồ đồ cùng lối lý luận "cuồng ngôn xảo biện" của bạn vào sọt rác. Tuy nhiên, nếu không bị bắt buộc thì tôi sẽ không vứt đi cái gì cả. Rác nếu biết phân loại và tái chế thì đều có thể đem lại lợi ích. Cũng vậy, những comment của bạn dù sao cũng là những phản biện cần thiết cho diễn đàn thảo luận. Chúc bạn sớm thoát khỏi địa ngục để tu tiếp nghe bạn! baibaibai
battinh đã viết:Kinh Phật thuộc bât cứ loại gì mà đem vất bỏ vào sọt rác, thì là tội gì lớn lắm rồi.

Người nào viết những lời trên nên sám hối!

Nhờ Admin hay các Mod khóa chủ đề này lại, căng thẳng quá rồi!
Hi...hi....chỉ có ông già căng thôi ....hi..hi.....chưa gì cái ''nhẫn '' ông già rớt rồi.. hi..hi.....
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khongduyen123 đã viết:
nhà báo đã viết: Hi hi, đùa chút. Nhưng nếu bắt buộc phải vứt thứ gì vào sọt rác thì thay vì vứt kinh Pháp Cú cùng cộng đồng Phật giáo Thế giới như bạn nói thì tôi sẽ chọn vứt cái tư duy chủ quan hồ đồ cùng lối lý luận "cuồng ngôn xảo biện" của bạn vào sọt rác.Tuy nhiên, nếu không bị bắt buộc thì tôi sẽ không vứt đi cái gì cả. Rác nếu biết phân loại và tái chế thì đều có thể đem lại lợi ích. Cũng vậy, những comment của bạn dù sao cũng là những phản biện cần thiết cho diễn đàn thảo luận. Chúc bạn sớm thoát khỏi địa ngục để tu tiếp nghe bạn! baibaibai
battinh đã viết:Kinh Phật thuộc bât cứ loại gì mà đem vất bỏ vào sọt rác, thì là tội gì lớn lắm rồi.

Người nào viết những lời trên nên sám hối!

Nhờ Admin hay các Mod khóa chủ đề này lại, căng thẳng quá rồi!
Hi...hi....chỉ có ông già căng thôi ....hi..hi.....chưa gì cái ''nhẫn '' ông già rớt rồi.. hi..hi.....
Kính,
Tôi rớt là cái chắc rồi vì tôi không học giáo lý Nguyên Thủy. Thầy xem lại câu trích dẫn của "nhà báo" chỗ tô màu xanh và gạch dưới dòng câu phát biểu của "nhà báo" nói với "không biết" về cách chọn của "nhà báo" vứt bỏ cái gì rồi! Thì biết vì sao tôi viết là "Kinh Phật"!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Ông già ơi ! Kd cũng đâu có học kinh NT đâu, chỉ đọc bài kinh vô ngã tướng trong kinh nhựt tụng, chỉ đọc các bài kinh mà các đh NT đưa lên đây thôi từ ngày tham gia diễn đàn này, hiểu nghĩa do có thực tập, còn giáo lý PGBT tôi cũng quên hết rồi từ năm 93 chỉ nhớ có một câu ''Ưng vô sở trụ, sanh nhi kỳ tâm'' thôi ! nhưng nếu ai đó viết ra tôi cũng hiểu, tuy văn tự có khác, nhưng nghĩa vẫn tương đồng, nếu các vị điều hành viên không đồng ý bài viết nào đó của người ấy, hay một câu nào đó trong bài thì cảnh báo di chuyển qua chổ khác, chẳng lẻ nếu có người nào vào topic bài ''thiền đăng'' của ông già Battinh mà kêu ca chả lẻ khóa luôn sao ? có phải không ông Battinh ? tôi thương ông nên khuyên thôi, nếu ông già không muốn tôi viết bài thì cứ cho biết tôi dừng chân, được không ?
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.171 khách