TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính thưa tất cả qúy đạo hữu
Tôi cũng tính khép lại chủ đề này nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi các trao đổi của các bậc thiện tri thức thấy vẫn rất hay và lợi ích cho số đông nên tôi quyết định tham gia lại chủ đề này trên tinh thần khẩn thỉnh và học hỏi . Khi đọc hai quan điểm của @KHÔNG BIẾT và @NHÀ BÁO mỗi người điều có quan điểm riêng về vấn đề người cư sĩ có được quyền tu TỨ NIỆM XỨ hay không ? đúng hay sai tùy vào nhận thức của mỗi người giống như đạo hữu Không Biết có viết "không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé" :D trên tinh thần khách quan đó tôi cũng mạo muội đưa ra quan điểm của tôi về vấn đề này như sau để cho các đạo hữu khác cùng tham gia thảo luận
Trong kinh Đại Bát Niết bàn đức PHật có nói như sau:
"Này Ananda, cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga... Này Ananda, cư sĩ Nikata... Này Ananda, cư sĩ Katissabha... Này Ananda, cư sĩ Tuttha... Này Ananda, cư sĩ Santuttha... Này Ananda, cư sĩ Bhadada... Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. "
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Trong đoạn kinh trên đức phật khẳng định những cư sĩ trên có người đã đoạn năm hạ phần kiết sử tức chứng quả thánh A Na Hàm (Bất Lai)
Và trong kinh Tứ Niệm Xứ ở đọan kinh cuối đức PHật có nói như sau:
. "Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn"
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Qua đoạn kinh trên đức phật khẳng định nếu như một vị tỳ kheo tu tập Tứ Niệm Xứ một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn
Vậy xin hỏi các đạo hữu qủa Bất hoàn này có phải là quả thánh A na Hàm( Bất Lai) hay không ? nếu đúng như vậy thì những cư sĩ trong trong đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn đã tu tập pháp gì để chứng quả này? nếu như pháp Tứ Niệm Xứ chỉ dành cho tỳ kheo
Còn câu "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan" câu này không phải đơn giản, nế́u diễn giải y như kinh PHật một cách cứng ngắt thì nói oan cho PHật, còn nếu lý giải một cách thông thoáng bừa bải mà không đúng với ý PHật thì sao? vậy xin hỏi người có những tiêu chuẩn như thế nào để có thể diễn giải một cách đúng nhất lời PHật dạy mà không bị rơi vào hai cực đoan cứng ngắt và thông thoáng một cách bừa bải ?
kính mong các bậc thiện tri thức đóng góp cho hai vấn đề nêu trên
Hihi, đạo hữu CHT nội công càng ngày càng thâm hậu. Câu hỏi nào cũng hóc búa và chất lượng :D

"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường... với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Niết-bàn... chứng được Tổn hại Niết-bàn... chứng được Vô hành Niết-bàn... chứng được Hữu hành Niết-bàn... chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Ðây là hạng người thứ bảy, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời." (phẩm Tùy Miên - Tăng Chi 7 pháp)

cùng một Nhân "đoạn diệt năm hạ phần kiết sử" cho năm Quả khác nhau, như vậy cách đặt vấn đề ĐH rất khó giải quyết đấy. Có thời gian ngu tôi sẽ "mổ" cái vụ này luôn :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính thưa tất cả qúy đạo hữu
Tôi cũng tính khép lại chủ đề này nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi các trao đổi của các bậc thiện tri thức thấy vẫn rất hay và lợi ích cho số đông nên tôi quyết định tham gia lại chủ đề này trên tinh thần khẩn thỉnh và học hỏi . Khi đọc hai quan điểm của @KHÔNG BIẾT và @NHÀ BÁO mỗi người điều có quan điểm riêng về vấn đề người cư sĩ có được quyền tu TỨ NIỆM XỨ hay không ? đúng hay sai tùy vào nhận thức của mỗi người giống như đạo hữu Không Biết có viết "không có óc quán sát, không khéo léo lựa chọn mà ăn nhầm món ăn có độc thì tự bản thân họ phải thọ lãnh kết quả. Chúng ta cứ khách quan như vậy nhé" :D trên tinh thần khách quan đó tôi cũng mạo muội đưa ra quan điểm của tôi về vấn đề này như sau để cho các đạo hữu khác cùng tham gia thảo luận
Trong kinh Đại Bát Niết bàn đức PHật có nói như sau:
"Này Ananda, cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga... Này Ananda, cư sĩ Nikata... Này Ananda, cư sĩ Katissabha... Này Ananda, cư sĩ Tuttha... Này Ananda, cư sĩ Santuttha... Này Ananda, cư sĩ Bhadada... Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. "
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Trong đoạn kinh trên đức phật khẳng định những cư sĩ trên có người đã đoạn năm hạ phần kiết sử tức chứng quả thánh A Na Hàm (Bất Lai)
Và trong kinh Tứ Niệm Xứ ở đọan kinh cuối đức PHật có nói như sau:
. "Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn"
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Qua đoạn kinh trên đức phật khẳng định nếu như một vị tỳ kheo tu tập Tứ Niệm Xứ một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn
Vậy xin hỏi các đạo hữu qủa Bất hoàn này có phải là quả thánh A na Hàm( Bất Lai) hay không ? nếu đúng như vậy thì những cư sĩ trong trong đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn đã tu tập pháp gì để chứng quả này? nếu như pháp Tứ Niệm Xứ chỉ dành cho tỳ kheo
Còn câu "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan" câu này không phải đơn giản, nế́u diễn giải y như kinh PHật một cách cứng ngắt thì nói oan cho PHật, còn nếu lý giải một cách thông thoáng bừa bải mà không đúng với ý PHật thì sao? vậy xin hỏi người có những tiêu chuẩn như thế nào để có thể diễn giải một cách đúng nhất lời PHật dạy mà không bị rơi vào hai cực đoan cứng ngắt và thông thoáng một cách bừa bải ?
kính mong các bậc thiện tri thức đóng góp cho hai vấn đề nêu trên
Đoạn kinh trong Trường bộ Đh trích dẫn có đầy đủ ngữ cảnh như thế này:
"Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến. Nadika, tại ngôi nhà gạch (Ginjakàvasatha).

6. Rồi Tôn giả Ananda đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Salada mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?
Tỷ-kheo ni Nandà mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?
Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?
Bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kakudha mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?
Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kàlinga... Bạch Thế Tôn, cư sĩ Nikata... Bạch Thế Tôn, cư sĩ Katissabha... Bạch Thế Tôn, cư sĩ Tuttha... Bạch Thế Tôn, cư sĩ Santuttha... Bạch Thế Tôn, cư sĩ Bhadda...
Bạch Thế Tôn, cư sĩ Subhadda đã mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thế trạng thái như thế nào?

7. Này Ananda, Tỷ-kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Này Ananda, Tỷ-kheo ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa.
Này Ananda, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhứt lai sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.
Này Ananda, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh giác.

"Này Ananda, cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga... Này Ananda, cư sĩ Nikata... Này Ananda, cư sĩ Katissabha... Này Ananda, cư sĩ Tuttha... Này Ananda, cư sĩ Santuttha... Này Ananda, cư sĩ Bhadada... Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩ mệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữ cư sĩ mệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quả Nhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau."
(đoàn này là phần ĐH trích dẫn)

Này Ananda, hơn năm trăm cư sĩ, mệnh chung tại Nadika, diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến Chánh giác."
Đánh giá sơ bộ đoạn kinh này thì chỉ có vị Tỷ-kheo đầu tiên là diệt tận các lậu hoặc, an trú ngay hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; còn lại những người khác thì chứng quả thấp hơn, kể cả vị Tỷ-kheo ni và đương nhiên là bao gồm luôn tất cả người cư sĩ. Còn đoạn kinh về Bốn Niệm xứ thì kết luận một vị tu tập pháp này chứng một trong 2 quả: chứng Chánh trí ngay trong hiện tai, hay nếu còn hữu dư y thì chứng quả Bất hoàn.

Một đống bùi nhùi như vậy thì chúng ta chưa thể kết luận điều gì cả, Đh nói rằng: “Vậy xin hỏi các đạo hữu qủa Bất hoàn này có phải là quả thánh A na Hàm( Bất Lai) hay không ? nếu đúng như vậy thì những cư sĩ trong trong đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn đã tu tập pháp gì để chứng quả này? nếu như pháp Tứ Niệm Xứ chỉ dành cho tỳ kheo
ở đây ngu tôi có thể đồng ý với Đh là Bất lai = Bất hoàn (quả A-na-hàm) nhưng dựa vào đó để kết luận “pháp TNX không chỉ dành cho Tỳ khèo mà còn danh cho cư sĩ” thì e rằng võ đoán.

Ở trên tôi có trích đoạn kinh trong Tăng Chi 7 pháp rằng cùng một nhân “Đoạn diệt 5 hạ phần kiết sử” cho năm quả khác nhau và cũng có trường hợp, nhiều Nhân khác nhau lại cho cùng một Quả. Tôi lấy ví dụ về thánh quả Dự lưu.

(1) trích tiếp phần trả lời ngài Ananda về sanh thú các vị đã mệnh chung ở trên, đức Phật tuyên bố “Pháp kính” về thánh quả Dự lưu như sau:
“8. Này Ananda, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai. Này Ananda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác".
9. Này Ananda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác". Này Ananda,
vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu".
Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời,
cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau, hướng dẫn đến thiền định".”
Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”


(2) Kàli (S.v,398)
1) Lúc bấy giờ Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Cây Bàng.
2) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến nhà của Thích nữ Kàligodhà; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
3) Rồi Thích nữ Kàligodhà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Thích nữ Kàligodhà đang ngồi một bên:
-- Thành tựu bốn pháp, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này Godhà, vị nữ Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Vị này trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí. Này Godhà, thành tựu bốn pháp này, một nữ Thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
5) -- Bốn Dự lưu phần được Thế Tôn thuyết giảng này, bạch Thế Tôn, chúng đều có trong con. Con thực hiện những pháp này. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Như Lai... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... Phàm những vật gì được đem bố thí trong gia đình, tất cả đều được phân phát cho những người có giới và những người làm thiện.
6) -- Lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Thật khéo lợi đắc thay cho Người, này Godhà! Này Godhà, Người đã tuyên bố về Dự lưu quả.”
(Tương ưng Dự Lưu)

(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.”
(Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)

Đối chiếu và so sánh thì ta thấy:

(1) Phật + Pháp + Tăng + Giới => Dự lưu
(2) Phật + Pháp + Tăng + Thí => Dự lưu
(3) Diệt được T K, Nghi, GCT => Dự lưu

như vậy, nhìn vào cái Quả thấy giống nhau kết luận ngay cùng một cái Nhân là hoàn toàn võ đoán, có phải như vậy không Đạo hữu? :D

ở chủ đề http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 4&start=48 có Du_Sĩ_Ngoại_Đạo từng trích đoạn kinh sau để “phản biện” tôi về vấn đề pháp này có dạy cho cư sĩ?
Sirivaddha (Tạp 37,13, Ðại 2,270b) (S.v,176)

1) Một thời Tôn giả Ananda trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, cư sĩ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.
3) Rồi gia chủ Sirivaddha bảo một người:
-- Hãy đến, này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Thưa Tôn giả, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa như vầy: ‘Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn"".
-- Thưa vâng, Gia chủ.
Người ấy vâng đáp gia chủ Sirivaddha, đi đến Tôn giả Ananda.
4) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả Ananda:
-- Thưa Tôn giả Ananda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn".
Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.
5) Rồi Tôn giả Ananda đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda nói với gia chủ Sirivaddha:
6) -- Này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?
-- Thưa Tôn giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.
7) -- Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.
8) -- Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ... Con trú, quán tâm trên tâm... Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
9) Thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng này, con không thấy có một pháp nào mà không được đoạn tận ở nơi con.
10) -- Lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Thật khéo lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Này Gia chủ, Gia chủ đã tuyên bố về quả Bất lai.”
Đây là lời phản biện hay nhất mà tôi từng nhận được về vấn đề này, nhưng lúc đó là chủ đề khác do một người khác khởi lập nên tôi thấy không tiện để thảo luận. Phải chi ĐH ấy có duyên lên đây gặp chủ đề này thì hay biết mấy, tôi với bạn ấy sẽ cùng làm cho ra ngô ra khoai cái vụ này. Đối với người không dễ dàng chấp nhận Kinh điển như tôi thì không bao gì vì ba cái chữ đó mà tôi liền tin và chấp nhận, có lẻ lời dạy trong kinh Kalama đã đi vào tiềm thức tôi rồi :D

Nếu gặp người đó tôi sẽ hỏi lại vậy thì theo bạn: “Gia chủ Sirivaddha trú Quán thân trên thân như thế nào? gia chủ ấy trú Quán pháp trên Pháp ra làm sao? hay là bạn nghe kinh nói thế thì nói lại vanh vách như là Két?” :D đảm bảo khi gặp câu hỏi này của tôi thì chẳng biết Đh ấy đi moi cái gì ra trả lời (ngoại trừ lời dạy trong kinh Niệm xứ với ngữ cảnh đang giảng cho Tỳ khèo :D ) cho nên 2 chữ “Kinh điển” thật là nan giải ~x(

tôi không có ý cực đoạn đến nỗi cho rằng pháp này cấm tuyệt không dành cho cư sĩ, chẳng hạn như Phật đang giảng cho tỳ khèo mà có cư sĩ đến thăm thì Phật ngưng giảng, đợi đuổi cư sĩ đó đi rồi Phật mới giảng tiếp? chả có ông Phật nào làm ăn như vậy vì "Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn có đội bàn tay nắm lại". Nhưng ý tôi muốn nói là pháp này không phải là pháp phổ quát dành cho hàng cư sĩ, vì nếu là pháp phổ quát thì đi đâu cũng gặp tìm đâu cũng thấy, chẳng hạn như là Tam quy Ngũ giới. Đằng này tìm đọc hết mòn kinh mòn sách mà chẳng thấy chỗ nào Phật giảng nó đầy đủ và trực tiếp cho cư sĩ như là cho tỳ kheo. Mà đã không phải pháp phổ quát thì nên tu học có chọn lọc, đừng có cố quá mà trở thành quá cố, giống như tình trạng Đh có hỏi tôi ở những page trước đó :D

còn đây là minh chứng pháp tu bốn Niệm Xứ không phải con đường duy nhất để chứng quả Bất hoàn nè Đh. Hơi dài nhưng mà tôi trích cả bài cho nó hay hen, tại vì có nhiều chỗ hay và cảm động; xem như chúng ta ôn tập lại lời dạy của chư Phật :
81. Kinh Ghatìkàra
(Ghatìkàra sutta)
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn đi du hành giữa dân chúng Kosala với đại chúng Tỷ-kheo.

Rồi Thế Tôn bước xuống bên lề đường, đến tại một địa điểm rồi mỉm cười. Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Do nhân gì, do duyên gì, Thế Tôn lại mỉm cười. Không phải không lý do, Như Lai lại mỉm cười". Rồi Tôn giả Ananda đắp y về phía một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì Thế Tôn lại mỉm cười? Không phải không lý do, Như Lai lại mỉm cười.

-- Thuở xưa này Ananda, tại địa điểm này là một thị trấn tên là Vebhalinga, phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sống ở đây, dựa vào thị trấn Vebhalinga. Ở đây, này Ananda, là tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính tại đây, này Ananda. Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ngồi giảng dạy cho chúng Tỷ-kheo.

Rồi Tôn giả Ananda gấp tư y sanghati (tăng-già-lê), trải ra rồi bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, thỉnh Thế Tôn ngồi xuống. Chính tại địa điểm này, hai bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sẽ sử dụng.

Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

-- Thuở xưa, này Ananda, tại địa điểm này là thị trấn tên Vebhalinga, phồn thịnh, giàu có và dân cư đông đúc. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã sống dựa vào thị trấn Vebhalinga. Chính tại đây, này Ananda, là tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính tại đây, này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ngồi giảng dạy cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, chính tại thị trấn Vebhalinga, có người thợ làm đồ gốm tên là Ghatikara, người này là người đàn tín của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vị đàn tín đệ nhất. Thanh niên Jotipala là người bạn chí thân của thợ gốm Ghatikara. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

"-- Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy".

Khi nghe nói vậy, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?"

Lần thứ hai, này Ananda... Lần thứ ba, này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

"-- Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy".

Lần thứ ba này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?"

"-- Vậy này bạn Jotipala, hãy cầm đồ gãi lưng và bột tắm, chúng ta hãy đi đến sông để tắm".

"-- Thưa bạn, vâng".

Này Ananda, thanh niên Jotipala vâng đáp thợ gốm Ghatikara như vậy.

Thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala lấy đồ gãi lưng và bột tắm, đi đến sông để tắm. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

"-- Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy".

Khi nghe nói vậy, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?"

Lần thứ hai, này Ananda, ...lần thứ ba này Ananda, thợ gốm Ghatikara nói với thanh niên Jotipala:

"-- Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy".

Lần thứ ba, này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến Sa-môn trọc đầu như vậy để làm gì?"

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara nắm lấy thanh niên Jotipala ở nơi cổ tay áo và nói:

"-- Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala, chúng ta hãy đi. Chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy".

Rồi này Ananda, sau khi gỡ thoát cổ áo, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Thôi vừa rồi, bạn Ghatikara, yết kiến vị Sa-môn đầu trọc ấy để làm gì?

Rồi thợ gốm Ghatikara nắm lấy tóc vừa mới tắm xong của thanh niên Jotipala và nói:

"-- Này bạn Jotipala, chỗ này cách tu viện của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không bao xa. Này bạn Jotipala chúng ta hãy đi, chúng ta hãy đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác".

Rồi này Ananda, thanh niên Jotipala suy nghĩ như sau: "Thật là vi diệu! Thật là hy hữu! Thợ gốm Ghatikara tuy sanh thuộc hạ cấp, lại dám nghĩ có thể nắm lấy tóc của ta, dầu ta vừa mới gội đầu, chắc việc này không phải là tầm thường", rồi nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Này bạn Ghatikara, có thật sự là cần thiết không?"

"-- Này bạn Jotipala, thật sự là cần thiết. Thật là tốt lành cho tôi được yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác".

"-- Vậy bạn Ghatikara, hãy thả (tay) ra. Chúng ta sẽ đi".

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala cùng đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sau khi đến, thợ gốm Ghatikara đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác rồi ngồi xuống một bên. Còn thanh niên Jotipala thời nói lên những lời cháo đón hỏi thăm với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, này Ananda, thợ gốm Ghatikara bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, đây là thanh niên Jotipala, bạn của con, bạn thân tình của con. Mong Thế Tôn thuyết pháp cho bạn con".

Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với pháp thoại khích lệ làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala, sau khi được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại, khích lệ, làm cho thích thú, phấn khởi, hoan hỷ, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Rồi này Ananda, thanh niên Jotipala nói với thợ gốm Ghatikara:

"-- Này bạn Ghatikara, khi nghe pháp này, vì sao bạn không xuất gia?"

"-- Này bạn Jotipala, bạn không biết tôi sao? Tôi phải nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa".

"-- Vậy này bạn Ghatikara, tôi sẽ xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala đi đến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này Ananda, thợ gốm Ghatikara bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, đây là thanh niên Jotipala, bạn của con, bạn thân tình của con. Mong Thế Tôn xuất gia cho bạn con".

Và này Ananda, thanh niên Jotipala được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác cho xuất gia, cho thọ đại giới. Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi thanh niên Jotipala xuất gia chưa bao lâu, sau nửa tháng, sau khi ở tại Vebhalinga lâu cho đến khi thấy tự thỏa mãn, liền du hành đi đến Baranasi. Ngài tuần tự du hành và đến tại Baranasi (Ba-la-nại). Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chành Ðẳng Giác trú tại Baranasi, ở Isipatana, vườn Lộc Uyển.

Này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi được nghe như sau: "Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến Baranasi, trú tại Baranasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển. Rồi này Ananda, Kiki, vua nước Kasi cho thắng các cỗ xe tối thù thắng, sau khi tự mình leo lên một cỗ xe thù thắng với các cỗ xe thù thắng đi ra khỏi thành Baranasi với đại uy vệ của nhà vua để yết kiến Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Vua đi xe cho đến chỗ nào còn đi được xe, rồi xuống xe đi bộ, đi đến chỗ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vua ngồi xuống một bên. Này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Kiki, vua xứ Kasi, đang ngồi một bên. Rồi Kiki, vua xứ Kasi, sau khi được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại khích lệ, làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo".

Và này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác im lặng nhận lời. Rồi này Ananda, sau khi được biết Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nhận lời, Kiki, vua xứ Kasi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Và này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, sau khi đêm ấy đã mãn, tại trú xứ của mình, cho bày biện các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, cơm vàng khô, các loại cari, các hột đen được gạn bỏ, và các món ăn gia vị, rồi báo thời giờ cho Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được biết:

"-- Bạch Thế Tôn giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng".

Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của Kiki, vua xứ Kasi, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi tự tay thân hầu và làm cho thỏa mãn chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, khi Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã ăn xong, tay đã rời khỏi bát, lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con an cư mùa mưa tại Baranasi; sẽ có sự cúng dường như vậy cho chúng Tỷ-kheo".

"-- Thôi vừa rồi, Ðại vương, Ta đã nhận lời an cư mùa mưa rồi."

Lần thứ hai, này Ananda,... Lần thứ ba, này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con, an cư mùa mưa tại Baranasi; sẽ có sự cúng dường như vậy cho chúng Tỷ-kheo".

"-- Thôi vừa rồi, Ðại vương, Ta đã nhận lời an cư trong mùa mưa rồi".

Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, suy nghĩ như sau: "Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Baranasi", vì vậy cảm thấy thất vọng, ưu phiền. Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, bạch Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:

"-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có người đàn tín hộ trì hơn con?"

"-- Ðại vương, có một thị trấn tên là Vebhalinga. Tại đấy có thợ gốm tên là Ghatikara. Người ấy là đàn tín hộ trì của Ta, một đàn tín hộ trì tối thượng. Ðại vương, Ðại vương có nghĩ như sau: "Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Baranasi", do vậy, Ðại vương cảm thấy thất vọng, ưu phiền. Nhưng thợ gốm Ghatikara không có như vậy, và không sợ như vậy. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ rượu men, rượu nấu. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara thành tựu lòng tin bất thối chuyển đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, thành tựu các giới được bậc Thánh ái lạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có nghi ngờ đối với Con Ðường đưa đến khổ diệt. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, có giới hạnh, theo thiện pháp. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ ngọc và vàng, không có vàng và bạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có tự tay đào đất hay đào với cái cuốc. Vị này vui lòng làm thành ghè bát với đất lấy từ bờ đê bị sập xuống hay do chuột và chó đào lên, và nói như sau: "Ở đây, nếu ai muốn, hãy bỏ vào từng nhúm các loại gạo có vỏ, từng nhúm các loại đậu que (mugga), từng nhúm các loại đậu hột (kalaya), và có thể lấy cái gì mình muốn". Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn từ chỗ ấy, không phải trở lui đời này nữa.

"Một thời, này Ðại vương, Ta ở tại thị trấn Vabhalinga. Rồi này Ðại vương, Ta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến cha mẹ của thợ gốm Ghatikara, sau khi đến nói với cha mẹ thợ gốm Ghatikara như sau:

"-- Người thợ làm đồ gốm đi đâu?"

"-- Bạch Thế Tôn, người đàn tín hộ trì cho Thế Tôn đã đi khỏi và có dặn như sau: Hãy lấy cháo từ nơi nồi, hãy lấy đồ ăn từ nơi chảo mà dùng".

"Rồi Ta, này Ðại vương, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi. Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến, nói với cha mẹ như sau:

"-- Ai đã lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi?"

"-- Này con, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi".

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy". Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần (không rời khỏi) cha mẹ (người thợ gốm).

"Một thời, này Ðại Vương. Ta trú ở thị trấn Vebhalinga, lúc bấy giờ, các cốc bị mưa dột, rồi Ta, này Ðại vương, gọi các Tỷ-kheo:

"-- Hãy đi, này các Tỷ-kheo, và xem tại nhà của thợ gốm Ghatikara có cỏ hay không?

"Khi được nghe nói vậy, này Ðại vương, các Tỷ-kheo bạch với Ta:

"-- Bạch Thế Tôn, tại nhà của thợ gốm Ghatikara không có cỏ, nhưng nhà người ấy có mái cỏ".

"-- Này các Tỷ-kheo, hãy đi và rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara.

"Rồi này Ðại vương, các Tỷ-kheo ấy rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara. Này Ðại vương, cha mẹ thợ gốm Ghatikara nói với các Tỷ-kheo ấy:

"-- Quý vị là ai lại rút cỏ ngôi nhà?"

"-- Này Ðại tỷ, ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".

"-- Hãy lấy đi, chư Hiền giả! Hãy lấy đi, chư Hiền giả!"

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến thưa với cha mẹ như sau:

"-- Những ai đã rút cỏ khỏi ngôi nhà?"

"-- Này Con, các Tỷ-kheo có nói: Ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy".

"Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần, (không rời khỏi) cha mẹ thợ gốm. Rồi suốt cả ba tháng trời, ngôi nhà đứng lấy bầu trời làm mái, nhưng không có mưa rơi vào. Và như vậy, này Ðại vương, là người thợ gốm Ghatikara.

"-- Lợi ích thay, bạch Thế Tôn, cho thợ gốm Ghatikara; thật khéo lợi ích thay, bạch Thế Tôn cho thợ gốm Ghatikara, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng!"

Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, cho người đưa đến thợ gốm Ghatikara, khoảng năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn. Rồi này Ananda, những người nhà vua cử đi đến thợ gốm Ghatikara và nói:

"-- Này Tôn giả, năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn này, do Kiki, vua xứ Kasi, gởi đến cho Tôn giả, mong Tôn giả hãy nhận lấy".

"-- Nhà vua rất nhiều phận sự, rất nhiều việc cần phải làm. Thật là vừa đủ cho tôi, được nhà vua nghĩ đến như thế này".

-- Này Ananda, rất có thể Ông suy nghĩ như sau: "Lúc bây giờ, thanh niên Jotipala có thể là một người khác". Nhưng này Ananda, chớ có nghĩ như vậy. Lúc bấy giờ, Ta chính là thanh niên Jotipala.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

(Kinh Ghatìkàra - 81. Trung Bộ kinh)
Đh thấy thợ gốm Ghatikara có hạnh sống như thế nào? ăn ngày 1 bửa, từ bỏ bạc vàng, phụng sự cha mẹ mù lòa... nói không quá thì ông còn tinh tấn và đáng kính hơn các sư tu tập trong điều kiện ngập ngụa vật chất như ngày nay. Như thế mà còn chưa chứng được Lậu tận giải thoát, vậy mà ngày nay có nhiều còn cả gan cho rằng mang thân cư sĩ có thể chứng được A-la-hán, đúng là bác sĩ pó tay :D
và bài kinh cũng nói rõ là "thợ gốm Ghatikara sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn từ chỗ ấy, không phải trở lui đời này nữa" đó Đh, mà không thấy thợ gốm Ghatikara tu tập bốn Niệm xứ Đh nhỉ :D

một lần nữa, qua ví dụ này chứng minh rằng một Nhân có thể có nhiều Quả và nhiều Nhân lại có thể cho một Quả, cái này thì có bậc Chánh đẳng Chánh giác mới thấy rõ biết rõ chứ người bình thường thì chớ nên võ đoán :D

Khuyến mãi cho Đh thêm cái này nữa nè:
Lộ trình chứng Thánh quả ĐỒNG BỘ với quá trình Ly Tham

Thánh quả trong Phật giáo Nam truyền thường được gọi là bốn quả Thánh Sa-môn:

- Vị Dự lưu hay còn gọi là vị Thất lai, tức là còn tái sanh tối đa 7 lần giữa hai cõi chư Thiên và loại Người rồi giác ngộ giải thoát. Muốn chứng quả Dự lưu thì phải dứt trừ được 3 kiết sử: Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ

- Vị Nhất lai hay còn gọi là vị chỉ phải tái sanh lại cõi này duy nhất 1 lần nữa rồi sẽ giác ngộ giải thoát. Muốn chứng quả Nhất lai thì phải dứt trừ được 3 kiết sử Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, và làm cho muội lược (mỏng nhẹ) 2 kiết sử Tham Sân. (lý do là phải còn Tham Sân trong người thì mới đủ điều kiện để tái sanh lại cõi này :D )

- Vị Bất lai, hay còn gọi là vị đã hết duyên với Dục giới vì đã dứt trừ hoàn toàn 2 kiết sử Tham(dục) Sân. Vị này sau khi từ bỏ thân người thì có thể tái sanh ở tùm lum cõi, nhưng ít nhất là từ cõi Sắc giới trở lên rồi tu chứng ngộ giải thoát, “không còn trở lại đời này nữa”. Một vị Bất lai thì vẫn bị 5 kiết sử ràng buộc: Sắc tham, Vô sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh.

- Vị A-la-hán, đây là quả chứng cuối cùng và cao nhất trong hệ thống giáo lý Nam truyền. Đức Phật chính là vị A-la-hán đầu tiên ở thế gian và trước đó thì chưa có danh xưng A-la-hán cũng như là Niết-bàn. Vị này cũng dứt sạch hệt 5 kiết sử còn lại.

như vậy, nếu xét ngược lại thì bất cứ người bình thường nào thì cũng còn nguyên si trọn bộ 10 kiết sử: Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Tham (dục), Sân, Sắc tham, Vô sắc tham, Mạn, Trạo cử và Vô minh. Hihi, vậy thì người đó phải tu cái gì để giải thoát? :D

Lưu ý là bậc thánh Dự lưu là vẫn còn nguyên vẹn Tham Sân Si, vì phải chứng đến quả Nhất Lai thì Tham(dục) Sân mới được mỏng nhẹ. Cho nên công phu LY THAM mà ngu tôi nói mòn rằng mỏi miệng ở mấy bài trước là thuộc dạng cao cấp chứ hỏng phải đơn giản đâu, tu chết lên chết xuống mà Tham nó vẫn còn trơ trơ chứ hỏng có giảm được xíu nào; thâm chí không khéo là Tham nó còn an trú và leo thang bất cứ lúc nào.

Ngu tôi tạm chia Tham là 4 cấp độ: Tham nhiều, Tham vừa, Tham tế, Sạch Tham (ly tham).

Như vậy thì vị Dự lưu là vẫn còn Tham nhiều, chẳng hạn như Tham ăn, Tham ngủ, Tham nói, Tham làm... nhưng trong cái Tham của vị ấy không có cái nào có thể gây nhân đọa địa ngục hay bàn sanh; đó là điểm khác nhau giữa bậc Dự lưu với phàm phu.

Còn bậc Nhất Lai thì là Tham vừa: “Tham Sân được muội lược” thì nên ví với cái gì ta? cái này khó ví dụ quá, quý vị nghĩ giùm ngu tôi đi :D

Vị Bất Lai thì còn Tham vi tế: Sắc Tham/Vô sắc tham là những cái Tham trong cảnh giới chứng Thiền, cái này rất vi tế mà chúng ta hay nghe kinh nhắc đi nhắc lại là Hỷ lạc, nhưng chưa đạt đến trạng thái Xả.

Vị A-la-hán thì là xong phim rồi, đoạn trừ hết cái gì để trừ :D vì “Do sự ly tham , đoạn diệt Vô minh một cách hoàn toàn nên Hành diệt..”

Như vậy, rõ ràng lộ trình chứng Thánh cho tới Giải thoát hoàn toàn chính là một quá trình đoạn trừ Tham: trừ Tham được nhiều thì chứng Thánh nhiều mà trừ Tham được ít thì chứng Thánh ít. Cho nên Đức Phật mới dõng dạc tuyên bố: “Từ bỏ mốt pháp? Ta đảm bảo các thầy không có tái sanh” và mọi phương tiện ngài dựng lên đều hướng về LY THAM.
Vậy hen đạo hữu, quyết bo xì con Ma THAM nha ĐH :D

Thân ái !


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Không biết đã viết: Hihi, bửa nay hết bài lại giở cái bài này ra thật là thất vọng quá đi :D làm gì có cái lý luận nào của tôi mà bạn nói là tôi "chủ quan, áp đặt..."

Này nhé, bạn đã trích bài viết của HT Silananda trong đó có câu như sau:
nhà báo đã viết:Chữ tỳ-khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi. Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là tỳ-khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là tỳ-khưu.

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 0&start=84
tôi đã trích dịch nghĩa từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn rằng:
BHIKKHĀ f. cơm, vật thực
BHIKKHANA nt. sự đi xin ăn
BHIKKHAKA m. người đi xin, ăn mày
BHIKKHU m. tỳ khưu. --nī f. tỳ khưu ni. --bhāva m. bản chất thầy tu. --saṅgha m. nhóm chư Tăng

...........
http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-28-bh.htm
như vậy thì đối chiếu với từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn thì lời giảng của HT Silananda là méo mo sao lạc :D
Bạn Không biết thân mến!

Tôi xin nhắc lại rằng Tự điển Pali-Việt của HT.Bửu Chơn chỉ dịch từ "Bhikkhu" là Tỳ-khưu. Có nghĩa rằng HT đã không tìm thấy từ nào trong tiếng Việt chuyên chở được đầy đủ các nghĩa của từ này nên HT chỉ phiên âm sang tiếng Việt là Tỳ-khưu. HT cũng không giải thích ý nghĩa của từ "Bhikkhu". Vậy thì câu "như vậy thì đối chiếu với từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn thì lời giảng của HT Silananda là méo mó sao lạc" hoàn toàn là sự áp đặt của bạn mà thôi. Tôi chẳng thấy bất cứ cái gì "méo mó sai lạc" ở đây cả. 8->

Hơn nữa, bạn đã mặc nhiên lấy quyển tự điển của HT.Bửu Chơn làm chỗ quy chuẩn để đánh giá các ý kiến khác. Xin bạn lưu ý rằng HT.Silananda nguyên là vị Trưởng ban Biên soạn bộ Tự Điển Tam Tạng Pali – Miến Điện (Tipitaka Pali - Burmese Dictionary) và là một vị trong Ban Hiệu Đính Kinh Tạng Pali và phụ khảo những bộ Chú Giải trong kỳ Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu (Sixth Buddhist Council) được tổ chức tại Kaba Aye Hlaing Gu (World Peace Cave) ở Rangoon (Yangon) từ năm 1954 đến 1956.(http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha647.htm). Như vậy, HT.Silananda hoàn toàn có đủ tư cách để dạy cho chúng ta về ý nghĩa đầy đủ của một từ trong ngôn ngữ Pali. Bạn đã không khách quan khi áp đặt ý của bản thân cho HT.Bửu Chơn rằng quan điểm của HT là đối nghịch với quan điểm của HT.Silananda! Đó hoàn toàn là ý kiến chủ quan của bạn thôi nha, đừng cố kéo HT.Bửu Chơn về phía mình nha bạn! 8->
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Trong sự nuôi sống thấp kém nhất, cùng biên nhất, đó là đi khất thực. Thế gian rất húy kỵ, gọi là “đầu trọc, tay ôm bình bát bước đi.” Nhưng thiện nam tử ấy vì mục đích mà chấp nhận. Lý do vì sao? Vì nhàm tởm, ghê sợ sự sanh, già, bệnh, chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, áo não; hoặc để đạt đến biên tế của toàn vẹn khối lớn đau khổ này. Các ngươi há không phải với tâm như vậy mà xuất gia học đạo chăng?”
Đoạn kinh trên Đức Phật không hề định nghĩa tổng quát từ "Tỳ-kheo" là gì. Vậy mà bạn áp đặt ý của bạn rằng HT.Silananda đã sai với kinh văn, rằng HT đã "hoàn toàn bịa đặt" khi giải thích các nghĩa của từ này. Thế thì nếu không muốn gọi một cách nặng nề là "Ngậm máu phun người" thì có thể gọi đó là thủ thuật "Cáo mượn oai Hùm" và "Mập mờ đánh lận con đen" trong lý luận phải không bạn? ;)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư vị đạo hữu,
Kính đạo hữu Không Biết,
Nếu gặp người đó tôi sẽ hỏi lại vậy thì theo bạn: “Gia chủ Sirivaddha trú Quán thân trên thân như thế nào? gia chủ ấy trú Quán pháp trên Pháp ra làm sao? hay là bạn nghe kinh nói thế thì nói lại vanh vách như là Két?” :D đảm bảo khi gặp câu hỏi này của tôi thì chẳng biết Đh ấy đi moi cái gì ra trả lời (ngoại trừ lời dạy trong kinh Niệm xứ với ngữ cảnh đang giảng cho Tỳ khèo :D ) cho nên 2 chữ “Kinh điển” thật là nan giải ~x(
Vài hàng chia sẽ.
(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý.
Phần đầu bài kinh Dụ thọ mũi tên, nói về vô văn phàm phu, trong bài kinh thừa tự pháp, phần Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục kiền Liên dạy về các loại tâm cấu uế.

Một ví dụ thực tiễn trong đời sống hằng ngày : Khi đói, người này khởi ý tưởng ''Tôi đói" rồi người ấy tác ý ''tôi ăn để sống, tôi ăn để hưỡng hương vị các món ăn'', người ấy tác ý ''món ăn này hợp với khẩu vị của tôi, món ăn này hợp với sức khỏe của tôi' rồi người ấy chọn các món ăn hợp với tâm mong cầu và tâm thỏa thích trên các hương vị của các món ăn lâu ngày thành thói quen chìm đấm hưỡng thụ trong ấy (cảm thọ lạc của tâm), nếu như các món không hợp với tâm mong cầu, không hợp với khẩu vị, người khởi tâm phiền não sân si gây oan trái (cảm thọ ưu của tâm).

_ Khi cổ khát, người này khởi ý tưởng ''Tôi khát" rồi người ấy tác ý ''tôi uống để sống, tôi uống để hưỡng hương vị của nước sinh tố, của men rượu v.v.... '', người ấy tác ý ''nước uống này hợp với khẩu vị của tôi, nước uống này hợp với sức khỏe của tôi'' rồi người ấy chọn các nước uống hợp với tâm mong cầu và tâm thỏa thích trên các hương vị của các nước uống lâu ngày thành thói quen chìm đấm hưỡng thụ trong ấy (cảm thọ lạc của tâm), nếu như các món không hợp với tâm mong cầu, không hợp với khẩu vị, người khởi tâm phiền não sân si gây oan trái (cảm thọ ưu của tâm).
Đi, đứng, ngồi, nằm, nghĩ ngơi, tắm rữa, đi vệ sinh, v.v...........(cũng như trên).......
. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt


Phần sau bài kinh Dụ thọ mũi tên, nói về thánh đệ tử đa văn, trong bài kinh thừa tự pháp, phần Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục kiền Liên dạy về các loại tâm không cấu uế.

_Khi đói, vị này tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm '' bụng đói"(cảm thọ nơi thân) rồi vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm ''bụng đói,tôi dùng vật thực (đất, nước, lữa ,gió) này hợp với giới để chữa cái bệnh bụng đói nơi thân, và tôi nhai những vật thực này không phải để hưỡng hương vị của nó trong miệng'', vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm ''món ăn này là thuốc để chữa cái bệnh bụng đói, món ăn này hợp với giới hạnh không sát sanh, không trộm cắp lường gạt, giới hạnh được trong sạch'' rồi vị ấy không chọn các món ăn hợp với tâm mong cầu, với tâm thỏa thích trên các hương vị của các món ăn, không noi theo thói quen cũ chìm đấm hưỡng thụ trong ấy, do tâm của vị ấy không mong cầu, không thỏa thích trên các khẩu vị xúc (cảm thọ lạc của vị), vị ấy không khởi tác ý phiền não sân si gây oan trái (giới hạnh trong sạch), vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm, tâm vị ấy không lạc không ưu (xả ly),tâm vị ấy thanh tịnh do nhiếp phục tham ở đời.(dục lậu chưa sanh không sanh khởi,....hữu lậu chưa sanh không sanh khởi.... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi)


_Khi cổ họng khát nước, vị này tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm ''cổ khát" rồi vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm '' cổ khát, tôi dùng nước uống (đất, nước, lữa ,gió) này hợp với giới để chữa cái bệnh cổ khát nơi thân, tôi dùng nước uống này không phải để hưỡng hương vị của nước ấy và hợp với giới hạnh không sát sanh, không trộm cắp lường gạt, không phải là chất men say, nước uống này giới trong sạch '', rồi vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm không chọn nước uống hợp với khẩu vị, vị này tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm, nước uống này là thuốc để chữa cái bệnh cổ khát nơi cổ, tâm vị ấy không mong cầu không thỏa thích trên các hương vị của các nước uống, do tâm của vị ấy không mong cầu, không thỏa thích trên các khẩu vị xúc (cảm thọ lạc của vị), tâm vị ấy không khởi tác ý phiền não sân si gây oan trái, vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm, tâm vị ấy không lạc không ưu (xả ly),tâm vị ấy thanh tịnh do nhiếp phục tham ở đời.(dục lậu chưa sanh không sanh khởi,....hữu lậu chưa sanh không sanh khởi.... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi)

_Nếu do tâm thất niệm, không tuệ tri, không tỉnh giác, không chánh niệm, vị ấy khởi tác ý thỏa thích trên hương vị cảm tho của mùi, của vị, tâm vị ấy sanh khởi tâm chiều mến hưỡng lạc trên hương vị, vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm tâm phiền não hưỡng thụ bám víu là cấu uế là phiền não là thói quen hưỡng thụ là khổ, khổ ấy sanh khởi khi vật thực hay nước uống khi từ cổ họng xuống bụng thì hương vị ấy mất dần (vô thường), vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm sự nguy hại ấy, tâm vị ấy không tác ý thụ hưỡng thêm trên hương vị, vị ấy nhiệt tâm, tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm buông bỏ tâm bám víu hưỡng thụ ấy, tâm vị ấy giải thoát sự hưỡng lạc bám víu, tâm vị ấy không lạc không ưu (xả ly),tâm vị ấy thanh tịnh donhiếp phục tham ở đời. (dục lậu đã sanh được trừ diệt....hữu lậu đã sanh được trừ diệt.....hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt.....)

_ Nếu do thói quen hưỡng thụ, thỏa thích trên hương vị cảm tho của mùi, của vị, khi thấy vật thực hay nước uống qua mắt, hoặc khi vật thực hay nước uống vào miệng, ( dục lậu chưa sanh được sanh khởi) tâm vị ấy thất niệm, không tuệ tri, không tỉnh giác, không chánh niệm sanh khởi phiền não sân si (hữu lậu chưa sanh được sanh khởi....vô minh lậu chưa sanh được sanh khởi), vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm tâm này là cấu uế bất tịnh, vị ấy tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm sự nguy hại của tâm phiền bão này, vị ấy tỉnh giác, chánh niệm buông bỏ tâm cấu uế bất tịnh ấy, vị ấy nhiệt tâm nhíêp phục tâm ưu ấy (xả ly), tâm vị ấy thanh tịnh do nhiếp phục ưu ở đời. (dục lậu đã sanh được trừ diệt....hữu lậu đã sanh được trừ diệt.....hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt.....)

Đi, đứng, ngồi, nằm, nghĩ ngơi, tắm rữa, đi vệ sinh, v.v...........(cách tập hành cũng như trên).......

Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)


Trọn bài kinh Dụ thọ mũi tên, và trọn bài kinh thừa tự pháp, và trọn bài kinh Người thương buôn bài kinh này tương đương với bài nói về một người con xa nhà lâu ngày gặp cha, bất đầu làm các công việc nhỏ, từ từ làm các công việc và cuối còn bảo quản sự nghiệp của người để lại (thừa tự pháp) trong kinh Diệu pháp liên hoa (Diệu pháp tức Trí Bát Nhã (Tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm) biết rõ giá trị các món hàng).

7) -- Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

8) -- Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

... Con trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.


DK chia sẽ một chút hiểu biết thô thiển từ pháp học và pháp hành, các đạo hữu hãy tự tu tập lấy, tự mình kiểm chứng lấy, đừng vội tin và cũng đừng vội không tin, nếu sau khi tu tập một thời gian mà tâm phiền não của các vị không thuyên giảm ngược lại càng tăng trưỡng thì các vị hãy đặt câu hỏi xem có phải các vị đã hành sai pháp, hoặc pháp hành này chỉ dẫn sai ?

Chúc các vị tin tấn trong pháp.
Kính,
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 25/01/15 09:52 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư đạo hữu,
Kính đạo hữu Không Biết,
Đh thấy thợ gốm Ghatikara có hạnh sống như thế nào? ăn ngày 1 bửa, từ bỏ bạc vàng, phụng sự cha mẹ mù lòa... nói không quá thì ông còn tinh tấn và đáng kính hơn các sư tu tập trong điều kiện ngập ngụa vật chất như ngày nay. Như thế mà còn chưa chứng được Lậu tận giải thoát, vậy mà ngày nay có nhiều còn cả gan cho rằng mang thân cư sĩ có thể chứng được A-la-hán, đúng là bác sĩ pó tay :D
và bài kinh cũng nói rõ là "thợ gốm Ghatikara sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn từ chỗ ấy, không phải trở lui đời này nữa" đó Đh, mà không thấy thợ gốm Ghatikara tu tập bốn Niệm xứ Đh nhỉ :D
Rồi này Ananda, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với pháp thoại khích lệ làm cho thích thú, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala. Rồi này Ananda, thợ gốm Ghatikara và thanh niên Jotipala, sau khi được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác với pháp thoại, khích lệ, làm cho thích thú, phấn khởi, hoan hỷ, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Vị này lắng nghe pháp thoại với đức tin chánh tín thanh tịnh,... trong lúc lắng nghe pháp thoại vị này an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... trong lúc lắng nghe pháp thoại vị này an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Nên vị này chứng đạo quả lần đầu tiên, thật hi hữu, nếu như chúng ta có đủ duyên lành đức tin chánh tín khi nghe pháp thoại từ một Bậc Thượng trí thức, trong lúc lắng nghe pháp thoại tâm an trú quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Nên vị này chứng đạo quả lần đầu tiên, thật hi hữu, nếu như chúng ta có đủ duyên lành đức tin chánh tín khi nghe pháp thoại từ một Bậc Thượng trí thức, trong lúc lắng nghe pháp thoại tâm an trú quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... trong lúc lắng nghe pháp thoại vị này an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

thông thường khi chúng ta nghe pháp thoại, tâm của chúng ta thường hay nhớ nhà, nhớ công việc làm, nhớ con cháu, nhớ đủ thứ chuyện, hoặc mong về tương lai, hoặc tai đang nghe pháp thoại mà tâm cứ nghĩ đủ thứ chuyện, hoặc vừa nghe pháp mà tâm cứ nhớ bài vở kinh sách đã học đem ra so sánh pháp thoại đang nghe, nhưng không nhận ra tâm đang phóng dật, do tâm không nhận ra dòng tâm pháp đang sanh diệt (tham ưu đang diễn tiến), do không tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm.
ví dụ khi nghe pháp thoại vị giảng sư dạy đây là tâm tham, phần đông khi nghe giảng nuông chìu con với cháu là tâm tham ái, nghe tới đó trong đầu các bà già lớn tuổi nghĩ ''tôi thương con cháu tôi lo, tôi làm tốt mà, sao ông sư này nói tôi tham chứ ? chừng nào tôi lấy của cải, tài vật của người khác mới là tham'', hoặc nghe khi nghe giảng đi đánh đề, cờ bạc là tham thì trong đầu mấy ông nghĩ '' tôi mua vé số để có tiền cho con cháu nó bớt khổ, tôi đâu có trộm cướp tài vật của ai đâu ? tôi tham chỗ nào ? ông thầy này giãng không hay chút nào, tôi đi nghe ông thầy khác hay hơn'' v.v.....lỗi tai nghe pháp mà tâm cứ chạy lung tung.

"Rồi Ta, này Ðại vương, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi. Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến, nói với cha mẹ như sau:

"-- Ai đã lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi?"

"-- Này con, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi".

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy". Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần (không rời khỏi) cha mẹ (người thợ gốm).
"Rồi này Ðại vương, các Tỷ-kheo ấy rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara. Này Ðại vương, cha mẹ thợ gốm Ghatikara nói với các Tỷ-kheo ấy:

"-- Quý vị là ai lại rút cỏ ngôi nhà?"

"-- Này Ðại tỷ, ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".

"-- Hãy lấy đi, chư Hiền giả! Hãy lấy đi, chư Hiền giả!"

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến thưa với cha mẹ như sau:

"-- Những ai đã rút cỏ khỏi ngôi nhà?"

"-- Này Con, các Tỷ-kheo có nói: Ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".

"Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy".

"Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần, (không rời khỏi) cha mẹ thợ gốm. Rồi suốt cả ba tháng trời, ngôi nhà đứng lấy bầu trời làm mái, nhưng không có mưa rơi vào. Và như vậy, này Ðại vương, là người thợ gốm Ghatikara.

"-- Lợi ích thay, bạch Thế Tôn, cho thợ gốm Ghatikara; thật khéo lợi ích thay, bạch Thế Tôn cho thợ gốm Ghatikara, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng!"
Lần thứ nhất và lần thứ hai , vị này khi nghe nói cháo và cỏ rơm do Thế Tôn Kassapa ăn và bảo người đến lấy với đức tin trong sạch cúng dường vật thực, và cỏ rơm vị ấy nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, tâm xả ly nhiếp phục tham ưu ở đời.

Khi một người bố thí tài vật cho một người nghèo hay người ăn xin, chúng ta thường ban bố và thí của cho người nghèo hay người ăn xin (tâm ngã mạn đang có mặt trong tâm tư), và trong khi làm hoặc sau khi làm xong chúng ta thường cầu nguyện được cái hay được vật kia trong tương lai, chúng ta buông cái ít cầu cái nhiều, cho nên nhân quả do tâm tư lúc ấy được thành tụ.'' tâm dẫn đầu các pháp '', nhưng nếu cầu mà không linh như lời cầu thì tâm sẽ phiền não sân si.

Nhưng khi chúng ta cúng dường đến một người nghèo hay một người ăn xin, chúng ta quý trọng vật cúng dường dân cho người nghèo, người ăn xin với cái tâm dứt bỏ sự luyến ái sự buông bỏ thọ hưỡng từ vật cúng dường (tài vật, công sức)nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do đức tin chánh tín vào Ân Đức Phật cúng dường với tâm tịnh tín, tâm trong sạch dứt bỏ sự luyến ái sự buông bỏ thọ hưỡng từ vật cúng dường (niệm Ân Đức pháp), và do đã từng lắng nghe pháp thoại về tài vật cúng dường trong sạch (niệm Ân Đức tăng).'' tâm dẫn đầu các pháp ''.

Tâm dứt bỏ cái gì ?
Tâm dứt bỏ sự lợi dưỡng hưỡng thụ tài vật ấy, dứt bỏ những thú vui vật chất từ tài vật ấy đem lai, ví như đi xem phim, đi hộp đêm, đi dạo phố mua quần áo, nữ trang hay trương diện đẹp v.v.....

... an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Dù niêm Ân Đức Phật, niêm Ân Đức Pháp, niệm Ân Đức Tăng, hành thiền TNX, thiền Vipassana hay Như Lai thiền, thiền tham thoại đầu, hay cúng dường tài vật, cúng dường công sức, lắng nghe pháp thoại.v.v...
... an trú, quán thân trên thân,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán thọ trên các cảm thọ., nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Đều đem lại sự lợi ích lớn.

Như nếu làm những điều trên mà tâm mong cầu bất cứ điều chi ngoài mục đích chính ''nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.''
chỉ thọ hưỡng quả tương đương với tâm sở cầu, sở tác, ngã, trong tam giới. (tâm dẫn đầu các pháp).

DK chia sẽ một chút hiểu biết thô thiển từ pháp học và pháp hành, các đạo hữu hãy tự tu tập lấy, tự mình kiểm chứng lấy, đừng vội tin và cũng đừng vội không tin, nếu sau khi tu tập một thời gian mà tâm phiền não của các vị không thuyên giảm ngược lại càng tăng trưỡng thì các vị hãy đặt câu hỏi xem có phải các vị đã hành sai pháp, hoặc pháp hành này chỉ dẫn sai ?

Chúc các vị tin tấn trong pháp.
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,

Kính đạo hữu Không Biết,

Tâm dứt bỏ cái gì ?
Tâm dứt bỏ sự lợi dưỡng hưỡng thụ tài vật ấy, dứt bỏ những thú vui vật chất từ tài vật ấy đem lai, ví như đi xem phim, đi hộp đêm, đi dạo phố mua quần áo, nữ trang hay trương diện đẹp v.v.....

... an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Dù niêm Ân Đức Phật, niêm Ân Đức Pháp, niệm Ân Đức Tăng, hành thiền TNX, thiền Vipassana hay Như Lai thiền, thiền tham thoại đầu, hay cúng dường tài vật, cúng dường công sức, lắng nghe pháp thoại.v.v...
... an trú, quán thân trên thân,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán thọ trên các cảm thọ., nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán tâm trên tâm,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
... an trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Đều đem lại sự lợi ích lớn.

Như nếu làm những điều trên mà tâm mong cầu bất cứ điều chi ngoài mục đích chính ''nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.''
chỉ thọ hưỡng quả tương đương với tâm sở cầu, sở tác, ngã, trong tam giới. (tâm dẫn đầu các pháp).

DK chia sẽ một chút hiểu biết thô thiển từ pháp học và pháp hành, các đạo hữu hãy tự tu tập lấy, tự mình kiểm chứng lấy, đừng vội tin và cũng đừng vội không tin, nếu sau khi tu tập một thời gian mà tâm phiền não của các vị không thuyên giảm ngược lại càng tăng trưỡng thì các vị hãy đặt câu hỏi xem có phải các vị đã hành sai pháp, hoặc pháp hành này chỉ dẫn sai ?

Chúc các vị tin tấn trong pháp.
Kính,
''Nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.'' là cách để hàng phục tâm. Hàng phục tâm rồi chánh pháp cũng bỏ. Hiểu như vậy thì rất đơn giản, chớ tầm cầu con chữ trong kinh sách chỉ là tưởng tri của người đọc sách, không được lợi ích nhiều bằng ứng dụng hiện tại trong đời sống người Phật tử, hy vọng người nào hiểu được tâm niệm này. Kính.

Thiện Huynh hữu Không duyên kính,

Chú Hỉ rất tâm đắc về cách giải thích này rồi, như cách hiểu của mọi người thế nào không biết.
Chớ hiểu cho gọn hơn về câu ''nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.'' Tức là quay lại, nhìn lại ba chân đế ''Giới định huệ''.

Nhưng tìm sâu vào giới định huệ ở đâu? - không ngoài Đạo Đế tầm cầu, nói rõ hơn giới định huệ chính là các chi phần của Bát Chánh Đạo.

Thực hành được Bát Chánh Đạo là bạn đã nhiếp tâm được các pháp môn giáo lý, lời Phật dạy.

(p/s. Nếu Thiện Huynh hữu Không duyên thấy đúng, thì Hỉ mới dám hỏi câu thứ 2 "làm sao có thể tập trung được tỉnh giác của Bát Chánh Đạo?'' tức là không còn một niệm, hay làm thế nào ''Tôi có thể tu pháp thiền chỉ trong hiện tại?'' )
Sửa lần cuối bởi Chú Hỉ vào ngày 27/01/15 20:08 với 1 lần sửa.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Chú Hỉ.

Thứ nhất, nếu đạo hữu cứ gọi tôi là sư phụ thì Kd phụ lòng đạo hữu giữ im làm thinh, chừng nào đạo hữu sữa lại bài viết rồi chúng ta sẽ chia sẽ Phật pháp theo đúng truyền thống do Ngài Kassapa (Ca Diếp) dạy chúng đệ tử tu tập (khất sĩ trong rừng) mà tôi đã may mắn được tu học hướng dẫn từ một vị thầy được truyền thừa,

Thứ hai, đạo hữu hoan hỷ xóa hàng chữ này để tránh làm dao động bất an người trao đổi học hỏi pháp trong tinh thần chia sẽ pháp vì còn rất nhiều còn yếu về pháp hành:
'' Do đó, có kẻ nào phân biệt TNX dành cho hành xuất gia/tại gia. Pháp môn này đệ nhất, Tông phái kia tu nhất thừa thì chúng ta còn trong vòng lẩn quẩn của tưởng tri. Chớ đừng nghĩ đến thức tri của hàng tri thức hữu học, còn lâu lắm.''(đối với Kd thì không sao cả vì tôi cảm thông được).

Thứ ba, đạo hữu Chú Hỉ hiểu chữ ''niệm theo'' Bắc Tông, Nam tông, Phật Giáo Nguyên thủy ? (vối tôi thì không bị trở ngại vì tôi đã tốn gần 10 năm tu học theo các vị tu tịnh độ tông tức Bắc Tông.(Đ Đ, TT, HT). Đạo hữu hiểu rõ PG Bắc Tông bao gồm BT và NT tức Đại Thừa ?

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính đạo hữu Chú Hỉ.

Thứ nhất, nếu đạo hữu cứ gọi tôi là sư phụ thì Kd phụ lòng đạo hữu giữ im làm thinh, chừng nào đạo hữu sữa lại bài viết rồi chúng ta sẽ chia sẽ Phật pháp theo đúng truyền thống do Ngài Kassapa (Ca Diếp) dạy chúng đệ tử tu tập (khất sĩ trong rừng) mà tôi đã may mắn được tu học hướng dẫn từ một vị thầy được truyền thừa,

Thứ hai, đạo hữu hoan hỷ xóa hàng chữ này để tránh làm dao động bất an người trao đổi học hỏi pháp trong tinh thần chia sẽ pháp vì còn rất nhiều còn yếu về pháp hành:
'' Do đó, có kẻ nào phân biệt TNX dành cho hành xuất gia/tại gia. Pháp môn này đệ nhất, Tông phái kia tu nhất thừa thì chúng ta còn trong vòng lẩn quẩn của tưởng tri. Chớ đừng nghĩ đến thức tri của hàng tri thức hữu học, còn lâu lắm.''(đối với Kd thì không sao cả vì tôi cảm thông được).

Thứ ba, đạo hữu Chú Hỉ hiểu chữ ''niệm theo'' Bắc Tông, Nam tông, Phật Giáo Nguyên thủy ? (vối tôi thì không bị trở ngại vì tôi đã tốn gần 10 năm tu học theo các vị tu tịnh độ tông tức Bắc Tông.(Đ Đ, TT, HT). Đạo hữu hiểu rõ PG Bắc Tông bao gồm BT và NT tức Đại Thừa ?

Kính,
Thiện Huynh Không Duyên Kinh,

Hỉ đã nghe và làm theo lời Thiện Huynh rồi, đúng là Hảo Huynh đệ. Hỉ rất thích việc nói thẳng hơn là lời châm trích, đố kỵ. Thân :)
Đạo hữu hiểu rõ PG Bắc Tông bao gồm BT và NT tức Đại Thừa ?
tangbong Không khác. tangbong
Về mặt lý thuyết và hoàn cảnh của Hỉ hiện nay, Huynh cũng thỉnh thoảng có đọc sơ qua rồi đó, như Thiện Huynh thông cảm được và có sự việc hay, hoan hỉ mà chia sẻ thêm cho Hỉ, thật cảm kích vô cùng.

Thời gian bây giờ là chạy đua, nên cũng cần dữ lắm. Nếu Huynh lập lại lời của Khất sĩ (Tôn giả Ca Diếp) thế nào không biết, chớ đọc tiểu sử về cách tu tập thì không hợp cho hoàn cảnh bây giờ. kinhle

Lần nữa, Thiện Huynh hữu thấy chỗ khuyến khuýt của Hỉ đây, xin chỉ cách hàng phục tâm bằng Bát Chánh Đạo. (Huân tập thiền).
(p/s. Hiện nay, Hỉ đã dùng mọi cách để không còn niệm suy nghĩ về các tưởng tri, thức tri, tức là đang tập trung vào chánh niệm tỉnh giác để điều phục tâm. Nhưng rớt lên, rớt xuống hoài.)
(p/s. thỉnh thoảng có nhiều lần được thì bị mất thời gian (tức là đang tu tập nghĩ mới 5 phút thôi, nhưng thật sự là 10 phút; 15 phút. Lạ lắm?) có thể bị hôn trầm, trạo cử ở cái mắc khúc này!? :) )
Kính. kinhle


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Trong comment http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =96#p95125, Không biết đã viết:
Về NGUỒN GỐC thì kinh Tiểu Bộ (trong đó có Kinh Pháp Cú) xuất hiện sau và manh nha từ thời kỳ Bộ Phái
Bạn Không biết thân mến!

Về lịch sử kết tập kinh điển nói chung , nguồn gốc của Tiểu bộ kinh nói riêng, thì tôi thấy có hai luồng quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng lần kết tập đầu tiên chưa có Tiểu bộ kinh. Quan điểm thứ hai thì cho rằng trong lần kết tập đầu tiên đã có đủ 5 bộ Nikaya rồi.

***Quan điểm thứ nhất mà bạn trích dẫn là quan điểm của tác giả Binh Anson. Nhưng tác giả này cũng không hề đặt vấn đề nghi ngờ về tính chính thống của Tiểu bộ kinh mà đã diễn giải như sau:
Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và kết nạp nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự Đại hội đầu tiên. Do đó có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ Đại hội đó [4].

Vì vậy mà khoảng 100 năm sau, năm 383 trước CN, một đại hội kết tập kinh điển được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji [5]. Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại Hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh Tạng (Tiểu Bộ).

Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng và Kinh Tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại Tạng hiện nay
(http://budsas.org/uni/1-bai/phap011.htm)
Phật lịch thứ 100, Ngài Yassa mở hội kết tập lần thứ II . Thời kì này vẫn chưa phải là thời kì bộ phái, mà chỉ manh nha xuất hiện của Đại Chúng Bộ. Chúng ta lưu ý thời kì này chưa có xuất hiện tư tưởng Đại Thừa , hoàn toàn là giáo lý Nguyên Thủy mà thôi.

Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và thu nhận nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự đại hội đầu tiên. Do đó, có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ đại hội đó.Vì vậy, khoảng 100 năm sau, năm 383 trước Tây lịch (TL), Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ hai được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji.

Sau lần kết tập này, Luật tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh tạng (Tiểu bộ). Sau lần kết tập này, Luật tạng và Kinh tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại tạng kinh hiện nay.

Tiểu bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ:

1) Tiểu tụng (Khuddakapātha),

2) Pháp cú (Dhammapada),

3) Phật tự thuyết (Udāna),

4) Như thị ngữ (Itivuttaka),

5) Kinh tập (Suttanipāta),

6) Thiên cung sự (Vimānavatthu),

7) Ngạ quỷ sự (Petavatthu),

8) Trưởng lão tăng kệ (Theragāthā),

9) Trưởng lão ni kệ (Therigāthā),

10) Bổn sanh (Jātaka),

11) Nghĩa thích (Niddesa),

12) Vô ngại giải đạo (Patisambhidāmagga),

13) Thí dụ (Apadāna),

14) Phật sử (Buddhavamsa),

15) Hạnh tạng (Cariyāpitaka).

Tiểu Bộ Kinh cũng rất đáng tin cậy, vì lần kết tập lần 2 này vẫn còn nhiều thánh tăng,và những bài kinh này hoàn toàn thích hợp và được sự minh chứng từ 4 tạng đầu.
(http://www.thienvienphuocson.net/home/i ... &Itemid=87)

***Quan điểm thứ hai thì lại cho rằng lần kết tập đầu tiên đã có đủ 5 bộ Nikaya, trong đó có Tiểu bộ kinh, gồm có một số tác giả sau:
Qua hai dẫn chứng của 2 bộ Luật vừa nêu trên đều cho rằng, lần kiết tập thứ nhất bao gồm ‘Pháp’ (dhamma) và ‘Luật’ (vinaya). Riêng kiết tập Pháp tức kinh bao gồm: 1. “Trường A hàm”, 2. “Trung A hàm”, 3. “Tạp A hàm”, 4 “Tăng Nhất A hàm” và “Tạp Tạng.” Đó là tính theo Bắc truyền. Nếu tính theo Nam truyền thì gồm có: 1. “Trường Bộ” (DighaNikāya), 2. “Trung Bộ” (MajjhimaNikāya), 3. “Tương Ưng Bộ” (Sa×yuttaNikāya), 4. “Tăng Chi Bộ” (AºguttaraNikāya), 5. “Tiểu Bộ” (KhuddakaNikāya). Ở đây “Tiểu Bộ” cũng tức là “Tạp Tạng”, và chúng ta thấy “Tiểu Bộ” hay “Tạp Tạng” cũng đã được đề cập ở lần kiết tập lần thứ nhất, không phải đợi đến lần kiết tập lần thứ hai.
(http://thuvienhoasen.org/a16181/kinh-di ... uyet-khong)

Khi kết tập phần Kinh tạng, các Ngài nhất trí là bắt đầu bằng bài kinh Phạm Võng (Brahmajàlla sutta). Ngài Mahakassapa vấn như sau: "Này hiền giả Ananda! Nguyên nhân nào mà Thế Tôn thuyết bài kinh này? Ðịa điểm ở đâu? Ðối tượng thuyết giảng là ai? Nội dung của từng bài kinh là gì?" Ðại Ðức Ananda trả lời xong, rồi Chư Tăng bắt đầu cùng nhau tụng lại và xác nhận đây là lời của Thế Tôn. Cách thức như vậy cho đến phần Kinh tạng, đồng thời trong kỳ kết tập này các Ngài cũng phân ra năm bộ Nikàya. Cuộc kết tập này kéo dài bảy tháng mới hoàn thành
(http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... -dien.html)
Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng Kỳ Đà, Sa môn quả, Phạm Động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: "Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định".
(http://www.phoquang.org/modules.php?nam ... t&sid=1238)

Như vậy, cả hai quan điểm đều công nhận Tạng kinh bao gồm 5 bộ (Nikaya hay A-Hàm), trong đó có Tiểu Bộ kinh (tương đương với Tạp tạng trong A-Hàm).

Vậy thì nếu bạn Không biết đã cả gan "cho cái kinh Pháp Cú, Pháp Cú Sớ Giải, cộng đồng Phật giáo Thế giới... vào sọt rác" thì bạn có cho cả cái tư duy chủ quan hồ đồ của bạn vào sọt rác luôn một thể không nhỉ? :D


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

nhà báo đã viết:Xin bạn lưu ý rằng HT.Silananda nguyên là vị Trưởng ban Biên soạn bộ Tự Điển Tam Tạng Pali – Miến Điện (Tipitaka Pali - Burmese Dictionary) và là một vị trong Ban Hiệu Đính Kinh Tạng Pali và phụ khảo những bộ Chú Giải trong kỳ Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu (Sixth Buddhist Council) được tổ chức tại Kaba Aye Hlaing Gu (World Peace Cave) ở Rangoon (Yangon) từ năm 1954 đến 1956.(http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha647.htm).
Hihi, nói chuyện với bạn Nhà báo thiệt là chán :D Hết kinh Pháp Cú, Pháp cú sớ giải, cộng đồng Phật giáo... giờ bê nguyên cái sơ yếu lý lịch của HT Silananda lên đây trình báo, để mần chi vậy không biết nữa? quanh đi quẩn lại chỉ có nhiêu đó chứ chả có gì mới :D Thôi, vấn đề này thiết nghĩ ngu tôi đã nói đủ, để cho mọi người cùng đọc rồi tự đánh giá. Chúc bạn sức khỏe và an vui trong chánh pháp nhé !

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, bửa nay có đạo hữu Khongduyen tham gia nữa thì chủ đề này thêm phần sinh động và hấp dẫn nè :D
Khongduyen123 đã viết: thông thường khi chúng ta nghe pháp thoại, tâm của chúng ta thường hay nhớ nhà, nhớ công việc làm, nhớ con cháu, nhớ đủ thứ chuyện, hoặc mong về tương lai, hoặc tai đang nghe pháp thoại mà tâm cứ nghĩ đủ thứ chuyện, hoặc vừa nghe pháp mà tâm cứ nhớ bài vở kinh sách đã học đem ra so sánh pháp thoại đang nghe, nhưng không nhận ra tâm đang phóng dật, do tâm không nhận ra dòng tâm pháp đang sanh diệt (tham ưu đang diễn tiến), do không tuệ tri, tỉnh giác, chánh niệm.
ví dụ khi nghe pháp thoại vị giảng sư dạy đây là tâm tham, phần đông khi nghe giảng nuông chìu con với cháu là tâm tham ái, nghe tới đó trong đầu các bà già lớn tuổi nghĩ ''tôi thương con cháu tôi lo, tôi làm tốt mà, sao ông sư này nói tôi tham chứ ? chừng nào tôi lấy của cải, tài vật của người khác mới là tham'', hoặc nghe khi nghe giảng đi đánh đề, cờ bạc là tham thì trong đầu mấy ông nghĩ '' tôi mua vé số để có tiền cho con cháu nó bớt khổ, tôi đâu có trộm cướp tài vật của ai đâu ? tôi tham chỗ nào ? ông thầy này giãng không hay chút nào, tôi đi nghe ông thầy khác hay hơn'' v.v.....lỗi tai nghe pháp mà tâm cứ chạy lung tung.
về vấn đề "nghe pháp thoại" này thì ngu tôi thấy vài chỗ có liên quan trong kinh tạng :
(III) (193) Bà-La-Môn Sangarava

1. Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava thưa với Thế Tôn:

2. - Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

3. - Này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, và không như thật biết rõ sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình, trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

4. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị sân chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi sân đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước được lửa đun sôi, sôi lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị sân xâm chiếm...cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị hôn trầm thụy miên chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi hôn trầm thụy miên, đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

6. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị trạo hối chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị gió thổi, dao động, chấn động, nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

7. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị khuấy động, khuấy đục, khuấy bùn, đặt trong bóng tối. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn...từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Bà La Môn - Tăng Chi 5 Pháp)
hihi, vậy là 5 Triền cái có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ và sự minh mẫn của một người :D

đặc biệt, chỗ này còn súc tích ngắn gọn hơn nữa nè:
- "Trong khi, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử lấy pháp làm đối tượng (atthim katvà) tác ý, tập trung tất cả tâm ý (sabbacetaso sammannàharitvà), lắng tai nghe pháp; trong khi ấy, năm triền cái không có hiện hữu trong vị ấy." (http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46a.htm)

hihi, vấn đề ở đây là "nghe Pháp/lấy Pháp làm đối tượng" còn chúng ta toàn là lấy Computer,Internet,con chuột,bàn phím.. làm đối tượng không à :D

và ngu tôi vẫn thấy không hài lòng với câu: "Tâm dẫn đầu các Pháp" vì nó không đúng với nguyên văn chánh tạng, lại không tương hợp với nội dung của chánh pháp. Chẳng hạn trong 6 xúc xứ thì:

Sắc là "đối tượng" của con Mắt
Tiếng là "đối tượng" của lỗ Tai
.........
Pháp là "đối tượng" của Ý

như vậy, phải nói là "Ý dẫn đầu các Pháp" thì mới đúng và mới tương hợp với đoạn kinh Tương ưng ở trên.
tham khảo: http://phatgiaovietnam.vn/Kinh-luat-lua ... g-p-i.html

Thân ái !


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Không biết đã viết: Hihi, nói chuyện với bạn Nhà báo thiệt là chán :D Hết kinh Pháp Cú, Pháp cú sớ giải, cộng đồng Phật giáo... giờ bê nguyên cái sơ yếu lý lịch của HT Silananda lên đây trình báo, để mần chi vậy không biết nữa? quanh đi quẩn lại chỉ có nhiêu đó chứ chả có gì mới :D Thôi, vấn đề này thiết nghĩ ngu tôi đã nói đủ, để cho mọi người cùng đọc rồi tự đánh giá. Chúc bạn sức khỏe và an vui trong chánh pháp nhé !
Những cứ liệu, trích dẫn của người khác thì bạn cuồng ngôn cho là vô giá trị, kể cả kinh điển cũng đáng vứt vào sọt rác. Còn những cứ liệu, trích dẫn bạn có thì bạn vênh vang đem ra chế biến theo tư kiến của mình để lòe thiên hạ. 8-> Hay thiệt đấy! ;)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.105 khách