Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
BEBEBE
Bài viết: 164
Ngày: 30/06/08 19:10
Giới tính: Nam

Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi BEBEBE »

Thiền Minh Sát - Vấn Đáp
Tác giả: Hòa thượng Silananda

Dịch giả: Khánh Hỷ - Lưu Bình



1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát?

Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy.

2. Vipassana nghĩa là gì?

Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).

3. Thiền Minh Sát đem lại lợi ích gì cho tôi?

Mục tiêu tối hậu của Thiền Minh Sát là để loại trừ những bợn nhơ trong tâm. Trước khi đạt được mục tiêu này thiền sinh sẽ có được những lợi ích thực tại như sẽ có được một tâm hồn bình an và tĩnh lặng và có đủ khả năng để chấp nhận những gì xảy ra đến cho mình. Thiền Minh Sát giúp ta nhìn sự vật đúng thực tướng của chúng chứ không phải thấy chúng qua những biểu hiện bên ngoài. Sự vật xuất hiện trước mắt ta dưới trạng thái trường tồn, vững bền, đáng yêu và có thực chất, nhưng thực tế thì chúng không phải như vậy. Khi thực hành thiền minh sát bạn sẽ chính mình thấy được sự sinh và diệt của hiện tượng vật chất và tinh thần. Đồng thời bạn cũng ý thức được một cách rõ ràng hơn những diễn biến trong tâm và thân bạn. Bạn sẽ có đủ khả năng chấp nhận mọi chuyện xảy đến cho bạn với một tư thái an nhiên chứ không bị xao động hay xúc cảm và đương đầu với hoàn cảnh một cách lạc quan hơn.

4. Người nào cần phải hành Thiền Minh Sát?

Thiền Minh Sát là phương thuốc để chữa trị các chứng bệnh của tâm, những bệnh nằm dưới dạng thức các phiền não như: Tam, Sân, Si ... Hầu như chúng ta lúc nào cũng mang những tâm bệnh này, vì vậy ít nhiều chúng ta cũng phải cần đến Thiền Minh Sát.

5. Khi nào cần phải hành Thiền Minh Sát?

Vì phiền não luôn luôn sát cánh với chúng ta nên lúc nào chúng ta cũng cần phải thực hành thiền minh sát. Sáng, trưa, chiều, trước khi đi ngủ hay trong những lúc làm việc, nói chuyện, rửa chén, .... đều là cơ hội để hành thiền. Và mọi lứa tuổi đều có thể thực hành thiền minh sát.

6. Phải chăng chỉ có Phật tử mới hành Thiền Minh Sát được?

Không có yếu tố tôn giáo trong thiền minh sát. Vì vậy mọi người, dầu theo tôn giáo nào cũng đều có thể thực hành thiền minh sát. Thiền minh sát là sự theo dõi và quan sát chính bản thân mình một cách khoa học. Bạn chỉ cần chú tâm quan sát những diễn biến của thân và tâm bạn trong khoảnh khắc hiện tại mà thôi.

7. Thiền Minh Sát có khó thực hành knông?

Cũng khó mà cũng dễ. Thiền Minh Sát nhằm kiểm soát tâm, mà tâm thì luôn luôn vọng động. Khi hành thiền chính bạn sẽ thấy tâm mình. Việc hành thiền không phải dễ, bởi vì rất khó kiểm soát tâm và giữ tâm trên một đề mục duy nhất. Mặt khác, Thiền Minh Sát cũng rất dễ thực hành vì không cần phải sửa soạn lễ nghi công phu hay phải học hỏi nhiều mới có thể thực hành. Bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi chính mình và chú tâm vào đề mục là được.

8. Thực hành Thiền Minh Sát có đòi hỏi điều kiện tiên quyết gì không?

Bạn cần phải thực sự muốn thực hành thiền và sẵn sàng tuân theo lời chỉ dẫn một cách chặt chẽ. Bởi vì nếu bạn không thực hành đúng thì bạn sẽ không gặt hái trọn vẹn lợi ích của thiền. Bạn cũng cần phải tin tưởng vào việc hành thiền, tin tưởng thiền sư, có một tâm hồn cởi mở để thực hành thiền và thấy được những gì mà thiền có thể đem lại cho bạn. Đức kiên nhẫn cũng rất quan trọng. Khi hành thiền bạn phải kiên nhẫn để đương đầu với nhiều thứ. Sẽ có phóng tâm, có cảm giác khó chịu trên thân thể và bạn sẽ phải đương đầu với cái tâm của bạn. Bạn phải kiên trì và cương quyết theo đuổi việc hành thiền đến cùng mỗi khi sự phóng tâm đến quấy nhiễu bạn khiến bạn không thể chú tâm vào đề mục được. Một điều rất quan trọng cần nhớ là bạn phải giữ giới luật thật trong sạch, vì nếu giới không trong sạch thì không thể nào đạt được sự chú tâm hay có được sự bình an của tâm hồn. Khi làm điều gì sau đó bạn sẽ suy tư về những điều mình đã làm nhiều lần, nhất là lúc bạn đang hành thiền. Đó là một trở ngại lớn lao khiến bạn khó đạt được sự trụ tâm.

9. Cần phải có những chuẩn bị gì để hành Thiền Minh Sát?

Thực ra bạn chẳng cần phải cụ bị gì cả. Những thứ bạn cần chỉ là một chỗ thuận tiện để bạn có thể ngồi nhắm mắt và chú tâm vào đề mục. Nói như thế không có nghĩa là bạn không thể dùng gối, đòn ngồi, ghế hay những dụng cụ khác trong lúc hành thiền, vì lúc thiền bạn cũng cần phải có một vài sự thoải mái tối thiểu nào đó. Nếu bạn không muốn đau đớn khó chịu trong lúc hành thiền thì bạn cũng không nên tạo cho mình quá thoải mái. Vì khi quá thoải mái thì sự lười biếng, thụ động sẽ phát sinh dẫn đến sự buồn ngủ.

10. Phải giữ tư thế nào khi hành Thiền Minh Sát?

Giữ tư thế nào cũng được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể thực hành Thiền Minh Sát, miễn sao bạn tỉnh thức là được.

11. Lúc hành thiền có nhất thiết ngồi xếp bằng không?

Mặc dầu theo thói quen hay theo truyền thống, lúc hành thiền, thiền sinh ngồi xếp bằng trên sàn, nhưng không nhất thiết phải thế. Bạn có thể ngồi cách nào mà bạn thấy có thể giúp bạn ngồi lâu và thoải mái là được. Điều quan trọng trong thiền minh sát là sự tỉnh thức chứ không phải là ở tư thế.

12. Có phải nhắm mắt trong lúc thiền không?

Nhắm mắt được thì tốt nhưng bạn có thể mở mắt nếu bạn thích. Cách nào bạn thấy ít bị phóng tâm là được. Nhưng nếu trong lúc mở mắt bạn chợt để ý nhìn vật gì thì bạn phải biết rằng mình đang "thấy" và ghi nhận nó, điều thiết yếu là đạt được sự trụ tâm chứ việc nhắm hay mở mắt lúc hành thiền không quan trọng.

13. Lúc hành thiền, tay nên để như thế nào?

Không có một luật lệ bó buộc nào về việc để tay trong lúc hành thiền minh sát. Tay bạn đặt thế nào cũng được. Thường người ta hay ngồi xếp bằng; đặt tay này lên tay kia để trước bụng, trên hai đùi. Bạn cũng có thể đặt hai tay bạn lên hai đầu gối nếu bạn muốn.

14. Thời gian hành thiền kéo dài bao lâu?

Điều đó tùy thuộc vào khả năng mỗi người. Không có một qui tắc bó buộc nào. Ngồi được một giờ thì thật tốt, nhưng lúc đầu bạn chưa thể ngồi được một giờ bạn hãy ngồi chừng 30 hay 15 phút rồi dần dần kéo dài thời gian ngồi thiền ra cho đến khi bạn có thể ngồi lâu hơn. Nếu bạn có thể ngồi trên một tiếng đồng hồ mà vẫn thấy thoải mái thì bạn có thể ngồi được hai hay ba tiếng đồng hồ.

15. Có cần phải thực tập hằng ngày không?

Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn để nuôi dưỡng cơ thể. Tại sao chúng ta không dành một ít thì giờ trong ngày để thanh lọc tâm vì phiền não luôn sát cánh với ta như bóng với hình? Mỗi sáng nên dành một khoảng thời gian để ngồi thiền vì lúc ban sáng thân và tâm bạn đã được an nghỉ, bạn không còn phải lo lắng băn khoăn về những việc đã xảy ra trong ngày trước. Thiền lúc tối trước khi đi ngủ cũng tốt. Nhưng lúc nào bạn cũng có thể hành thiền được. Nếu bạn tạo được thói quen hành thiền mỗi ngày bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp và lợi ích hơn.

16. Hành Thiền Minh Sát có cần phải có thiền sư không?

Điều này rất quan trọng. Bất kỳ học một môn học mới nào bạn cũng đều cần phải có thầy chỉ dạy. Nhờ những lời chỉ dẫn của thầy bạn có thể đạt kết quả nhanh và đi đúng đường. Bạn cần có một vị thầy có đủ tư cách để chỉ dẫn cho bạn, vì thầy sẽ giúp bạn điều chỉnh sai lầm và hướng dẫn bạn lúc bạn gặp phải những trở ngại trong lúc hành thiền. Nhiều thiền sinh nghĩ rằng mình đã tiến triển trong thiền nhưng thực ra họ chưa đạt được chút tiến bộ nào, lại cũng có nhiều thiền sinh nghĩ rằng việc hành thiền của mình không có kết quả hay không có chút tiến bộ nào trong khi đó thì họ đã tiến triển rất nhiều. Chỉ có vị thiền sư mới có thể biết được mức độ tiến bộ của bạn để điều chỉnh và hướng dẫn bạn trong những lúc cần thiết. Nếu bạn không tìm ra thiền sư bạn có thể nhờ vào sách, nhưng không một cuốn sách nào có thể hoàn toàn thay thế cho một vị thầy. Bạn có thể đạt được một số tiến bộ khi đọc kỹ lời chỉ dẫn và thực hành đúng theo những điều hướng dẫn trong sách, nhưng bạn phải cần thường xuyên trao đổi ý kiến và thảo luận với thầy nữa, mới có thể đạt được thành quả khả quan.

17. Có thể áp dụng Thiền Minh Sát vào đời sống hàng ngày không?

Bạn có thể "tỉnh thức" trong mọi tác động bạn đang làm. Bất kỳ bạn đang làm việc, đang đi, đang nói, v.v..., bạn đều có thể thiền. Mặc dầu mức độ tỉnh thức trong lúc hoạt động không mạnh bằng lúc ngồi thiền hay lúc đang theo một khóa thiền tập nhiều ngày, nhưng nói chung trong lúc hoạt động bạn vẫn tỉnh thức được. Áp dụng thiền minh sát vào đời sống bạn có thể đối phó với chính bạn một cách có hiệu quả.

18. Thế nào là một khóa thiền tập?

Khóa thiền tập giúp cơ hội cho bạn được thực tập thiền một cách tích cực và nỗ lực hơn nhờ sự hỗ trợ của hoàn cảnh chung quanh và sự hướng dẫn của vị thiền sư kinh nghiệm. Mọi việc bạn làm trong khóa thiền tập đều là đề mục hành thiền.

19. Khóa thiền tập tổ chức ra sao?

Ngày thiền tập bạn sẽ thực hành thiền minh sát liên tục, hết ngồi (thiền) lại đi (thiền), hết đi lại ngồi ... Thiền tọa và thiền hành (hoặc kinh - hành) cứ xen kẽ liên tục như thế. Vào buổi tối sẽ được nghe giảng pháp và trình pháp với thầy. Nhờ ở sự tỉnh thức trong mọi hoạt động trong ngày mà việc thực tập thiền quán được liên tục tiến triển. Trong thời gian thiền tập phải tuyệt đối giữ im lặng. Khóa thiền tập có thể kéo dài một ngày, hai ngày cuối tuàn, một tuần hay lâu hơn.

20. Tại sao phải tham dự khóa thiền tập?

Nỗ lực tinh tấn thực hành thiền liên tục trong khóa thiền tập khiến tâm bạn được an trụ và tĩnh lặng. Vì sự trụ tâm rất cần yếu cho việc phát sanh trí tuệ, nên khóa thiền tập là cơ hội tốt nhất giúp bạn tự thân thấy được thực tướng của mọi vật.

Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui và hạnh phúc.

Trích từ:
Con Đường Hạnh Phúc


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Tứ Niệm Xứ

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-da ... ntnx01.htm

Quán thân niệm xứ, ấy là đã niệm hoặc quán, tức là mổ xẻ, chia chẻ sắc uẩn ra cho thấy rõ sắc thân này vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh.

Quán thọ niệm xứ, ấy là đã niệm hoặc quán, tức là mổ xẻ, chia chẻ thọ uẩn ra cho thấy rõ thọ lạc, thọ khổ, thọ vô ký đều là vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh.

Quán tâm niệm xứ, ấy là đã niệm hoặc quán, tức là đã mổ xẻ, chia chẻ thức uẩn ra cho thấy rõ tâm thức, tức là sự suy nghĩ thiện ác, vô ký đều là vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh.

Quán pháp niệm xứ, ấy là đã niệm hoặc quán tức là mổ xẻ chia chẻ tưởng uẩnhành uẩn cho thấy rõ sự tưởng nhớ và sự khởi tác do hành uẩn dấy lên trong tâm đều là vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vbud/vbthn026.htm

"Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm."

Sư Brahmavamso lặp lại Lời Dạy của Đức Thế Tôn bài Kinh 63 và 64 trong Tăng Chi Bộ Kinh: chúng ta cần sửa soạn tâm trước khi hành thiền Tứ Niệm Xứ:

1/ tuân giữ chặt chẽ 5 Giới luật
2/ buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm.

Muốn buông bỏ 5 triền cái, chúng ta cần chứng được Ðệ nhứt thiền thuộc Thiền Hữu Sắc .

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

"Khi chứng được Ðệ nhứt thiền (thuộc Thiền Hữu Sắc), thời 5 Nìvarana (Triền cái): Kàmacchando: Dục cái, Vyàpàda: Sân, Thìnamiddha: Hôn trầm, Uddhacca-kukkucca: Trạo cử và Vicikicchà: Nghi được diệt trừ ... "

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy rằng:

"Này Chư Tỳ kheo:

danh và sắc là pháp cần phải biến tri,
vô minh và ái là pháp cần phải đoạn trừ,
minh và giải thoát là pháp cần phải được chứng ngộ,
chỉ và quán là hai pháp cần phải được tu tập."

Như vậy, Chỉ và Quán là Thiền Chỉ (Thiền Vắng Lặng hay Thiền Định) và Thiền Quán (Thiền Minh Sát hay Thiền Tứ Niệm Xứ) là hai Pháp cần phải được chư Phật tử tu tập vậy .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

So sánh sự diệt trừ của 10 kiết sử với 12 tâm bất thiện


1/ Quả Dự Lưu:

-diệt 3 kiết sử đầu tiên là Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới cấm thủ (chấp ngã vào những điều sai lầm) .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham có tà kiến và 1 tâm Si có nghi ngại).

2/ Quả Tư Đà Hoàn:

-làm yếu ớt 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với làm yếu ớt 2 tâm Sân) .

3/ Quả A Na Hàm:

-diệt được 2 kiết sử: Dục ái và Sân .

(tương đương với diệt dứt hẳn 2 tâm Sân) .

4/ Quả A La Hán:

-diệt 5 kiết sử còn lại: Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử và Vô Minh .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham không có tà kiến và 1 tâm Si có sự phóng dật) .

kinhle


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-tyltc/tyltc08.htm

Nhập dòng giải thoát

Bình Anson


---*---

Trong kinh điển thường đề cập đến bốn quả vị mà người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết Bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc -- hoặc các chặng đường -- trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, vốn thường được gọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

Bốn quả vị đó là:

- Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
- Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
- Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
- A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

- thân kiến (sakkàya-ditthi),
- hoài nghi (vicikicchà),
- giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
- tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
- sân hận (vyàpàda),
- tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
- tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
- mạn (màna),
- trạo cử vi tế (uddhacca),
- si vi tế (avijjà).

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

"... Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ". -- (Trung bộ, 118)

*

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp, vì vậy có sách gọi là quả Thất lai. Người nầy còn được gọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.

Có người thường hiểu lầm về chữ "hoài nghi" dùng ở đây. Tiếng Pali là "vicikicchà". Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, nói rằng "vicikicchà" phải hiểu là một thái độ cuồng tín mù quáng, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải trừ khử kiết sử nầy. Ðức Phật khuyến khích chúng ta phải biết suy tư, luận giải và chứng nghiệm, vì Pháp là "mời mọi người đến xem xét" (ehipassika). Ðể rồi chúng ta thấy, biết rõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, ta có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.

Chữ "giới cấm thủ" (silabata-paràmàsa) cũng thường bị hiểu lầm. Trừ khử "giới cấm thủ" không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn coi đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình.

Để trừ khử các kiết sử trên, Đức Phật khuyên chúng ta phải nỗ lực thực hành bốn điều: (1) thân cận bậc chân nhân, (2) lắng nghe diệu pháp, (3) như lý tác ý, và (4) thực hành pháp và tùy pháp, như đã ghi trong Tương Ưng 55.11:

"Thân cận bậc Chân nhân là Dự lưu phần.
Nghe diệu pháp là Dự lưu phần.
Như lý tác ý là Dự lưu phần.
Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần".

Rồi Ngài giảng về sự liên quan của bốn pháp trên:

- "Này các Tỳ-khưu, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn, thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn Ba thiện hành; Ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn Minh giải thoát" (Tăng Chi 10.61).

Về "thân cận bậc chân nhân', Ngài giảng:

- "Thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Đây gọi là làm bạn với thiện" (Tăng Chi 8.54).

Rồi Ngài khuyên:

Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu. (Pháp Cú, 76)

Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân.
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân. (Pháp Cú, 78)

Đức Phật đề cập đến 5 lợi ích của việc "biết nghe diệu pháp": (1) được nghe điều chưa nghe, (2) làm cho trong sạch điều được nghe, (3) đoạn trừ nghi, (4) làm cho tri kiến chánh trực, và (5) làm cho tâm tịnh tín (Tăng Chi, 5.202).

Trong kinh "Tất cả các lậu hoặc" (Trung Bộ 2), Đức Phật dạy về pháp "như lý tác ý" để điều hướng các sự suy nghĩ của mình sao cho có lợi lạc trên đường tu tập, như sau:

- "Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỳ-khưu, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.

Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỳ-khưu, các pháp ấy được gọi là pháp dùng tri kiến để đoạn trừ các lậu hoặc".

Khi Tỳ-khưu Kotthika hỏi ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất cần phải "như lý tác ý" thế nào để được giải thoát, ngài đáp:

- "Này Hiền giả Kotthika, Tỳ-khưu giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Năm thủ uẩn đó là gì? Đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỳ-khưu giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã" (Tương Ưng 22.122).

Về "thực hành pháp và tùy pháp", ở đây được giảng rộng ra, bao gồm chánh niệm tỉnh giác, phòng hộ các căn, huân tập ba thiện hành (thân, khẩu, ý), thực hành bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm pháp), và phát triển bảy giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả).

Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn đặc tính của một vị thánh Dự lưu là: niềm tín thành bất động nơi Đức Phật, nơi Giáo Pháp của Ngài, nơi đoàn thể các vị Thánh Tăng và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi. Trong Tăng Chi 10.92, Ngài giảng:

- "Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời." Vị ấy thành tựu với những giới đức được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định."

Mặc dù đoạn kinh trên thường được xem là các tiêu chuẩn căn bản của quả Dự lưu, trong kinh điển còn có ghi các danh sách khác, trong đó, tiêu chuẩn về giới hạnh được thay thế bằng tiêu chuẩn bố thí và trí tuệ:

- Tương Ưng 55.32 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị Thánh đệ tử trú ở gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí."

- Tương Ưng 55.33 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập các pháp, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau."

Khi các danh sách liệt kê này được kết hợp lại, chúng ta có được bốn đức tính của vị Thánh Dự Lưu: đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Đó cũng là bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho một cư sĩ Phật tử:

- "Có bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ" (Tăng Chi 8.54).

Ở đây, "lòng tin" nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) không phải chỉ đơn thuần là sự tin tưởng, sùng tín mù quáng. Vị Dự Lưu thật sự tín nhiệm, tin tưởng nơi nguyên lý nghiệp quả -- nguyên lý của hành động và hậu quả -- như vị ấy đã chứng nghiệm rõ ràng khi bắt đầu nhập dòng Thánh.

*

Trong giai đoạn tu tập kế tiếp, khi tham dục (tham đắm vào dục giới) và sân hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa. Khi hai kiết sử tham dục và sân hận được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy đắc quả Bất lai, nghĩa là không còn tái sinh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là "hạ phần kiết sử" (orambhàgiya-samyojana), cột trói chúng sinh trong cõi dục. Tùy theo trình độ chứng đạt, bậc thánh Bất lai sẽ thác sinh về Tịnh cư thiên thuộc cõi trời sắc giới (rupaloka), trước khi nhập Niết-bàn tối hậu. Ba quả vị Dự lưu, Nhất lai, Bất lai cũng thường được gọi chung là quả vị của bậc thánh Hữu học.

Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc, tham đắm vào cõi vô sắc, trạo cử vi tế, mạn, và si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là "thượng phần kiết sử" (uddhambhàgiya-samyojana), cột trói chúng sinh trong cõi sắc và vô sắc. Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rùpa-jhàna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arùpa-jhàna). "Trạo cử vi tế" là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, "mạn" (màna) là các ý tưởng so sánh, và "si vi tế" là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 1 (Kinh Pháp Môn Căn Bản), đối với người ấy: "các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát". Người ấy trở thành bậc A-la-hán, bậc thánh Vô học, đắc đạo quả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.

Perth, Tây Úc,
Xuân Ất Dậu (PL. 2549, TL. 2005)

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Xin lặp lại lời giảng của Sư Brahmavamso trong post thứ nhì:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vbud/vbthn026.htm

"Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm."

Sư Brahmavamso lặp lại Lời Dạy của Đức Thế Tôn bài Kinh 63 và 64 trong Tăng Chi Bộ Kinh: chúng ta cần sửa soạn tâm trước khi hành thiền Tứ Niệm Xứ:

1/ tuân giữ chặt chẽ 5 Giới luật
2/ buông bỏ được 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm.

Muốn buông bỏ 5 triền cái, chúng ta cần chứng được Ðệ nhứt thiền thuộc Thiền Hữu Sắc .

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

"Khi chứng được Ðệ nhứt thiền (thuộc Thiền Hữu Sắc), thời 5 Nìvarana (Triền cái): Kàmacchando: Dục cái, Vyàpàda: Sân, Thìnamiddha: Hôn trầm, Uddhacca-kukkucca: Trạo cử và Vicikicchà: Nghi được diệt trừ ... "

Thế có nghĩa là Ðệ nhứt thiền thuộc Thiền Hữu Sắc (Tầm, Tứ, Phỉ, Lạc, Định) còn được gọi là Sơ Thiền của Thiền Vắng Lặng, là trình độ của bậc Thánh, chứ không phải chơi :) !

Sở dĩ YP phải nhấn mạnh như vậy vì nhiều bạn tự mãn cho rằng ta đây hành Thiền Minh Sát, không hành Thiền Vắng Lặng !

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Xin lặp lại lời giảng của Sư Brahmavamso trong post thứ nhì:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vbud/vbthn026.htm

"Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, buông bỏ 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm."

Sư Brahmavamso lặp lại Lời Dạy của Đức Thế Tôn bài Kinh 63 và 64 trong Tăng Chi Bộ Kinh: chúng ta cần sửa soạn tâm trước khi hành thiền Tứ Niệm Xứ:

1/ tuân giữ chặt chẽ 5 Giới luật
2/ buông bỏ được 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm.

Muốn buông bỏ 5 triền cái, chúng ta cần chứng được Ðệ nhứt thiền thuộc Thiền Hữu Sắc .

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

"Khi chứng được Ðệ nhứt thiền (thuộc Thiền Hữu Sắc), thời 5 Nìvarana (Triền cái): Kàmacchando: Dục cái, Vyàpàda: Sân, Thìnamiddha: Hôn trầm, Uddhacca-kukkucca: Trạo cử và Vicikicchà: Nghi được diệt trừ ... "

Thế có nghĩa là Ðệ nhứt thiền thuộc Thiền Hữu Sắc (Tầm, Tứ, Phỉ, Lạc, Định) còn được gọi là Sơ Thiền của Thiền Vắng Lặng, là trình độ của bậc Thánh, chứ không phải chơi :) !

Sở dĩ YP phải nhấn mạnh như vậy vì nhiều bạn tự mãn cho rằng ta đây hành Thiền Minh Sát, không hành Thiền Vắng Lặng !

cafene
Chị ơi vậy là em chỉ cần chứng tầng thiền thứ nhất của thiền Sắc Giới vậy là em hành thiền Tuệ được rôi hả chị? Em có cần tiếp tục các tầng thiền khác kô?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:
Chị ơi vậy là em chỉ cần chứng tầng thiền thứ nhất của thiền Sắc Giới vậy là em hành thiền Tuệ được rôi hả chị? Em có cần tiếp tục các tầng thiền khác không?
Theo lời của Sư Brahm, đúng thế đó em :) . =D>

Bao giờ em chứng Sơ thiền, cho chị biết để chị ăn mừng nha :) .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Ngài Bodhi nhắc nhở:

http://www.budsas.org/ebud/ebmed103.htm

Hành thiền Minh Sát không phải để:

- tâm giảm bớt sự căng thẳng,
- làm xong nhiều công việc trong thời gian ngắn,
- cảm thấy bình an,
- biết mình,
- sống trong hiện tại .

Đức Thế Tôn dạy chúng ta Thiền Tứ Niệm Xứ với MỤC ĐÍCH DUY NHẤT: đạt đạo quả Niết Bàn .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-mi ... stt-41.htm

PHẦN IV
KẾT LUẬN CHUNG


"Bạch Ðức Gotama, do nhân gì, duyên gì, sau khi Như Lai (Tathāgata) diệt độ, thiện pháp không kéo dài lâu? Và lại nữa, bạch Ðức Gotama, do nhân gì, duyên gì, sau khi Như Lai diệt độ, thiện pháp lại kéo dài lâu?"

"Này Bà la môn, chính do không trau dồi, không tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ mà thiện pháp không kéo dài lâu sau khi Như Lai diệt độ vậy." (Samyutta Nikāya -- Mahā Vagga)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Thiền Minh Sát - Vấn Đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Lá Bồ Đề


Hình ảnh


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.140 khách