Xả ly bậc nhất

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

không có chi


tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

minhthoat đã viết:-
----------------------------------------------
---------------------------------------------------
Mt xin mạn phép trích dẫn:

“Ví như, này các Tỳ kheo, thân này được duy trì bởi thức ăn, tồn tại nhờ thức ăn và không có thức ăn thì không tồn tại. Cũng vậy, năm triền cái này được duy trì bởi thức ăn, tồn tại nhờ thức ăn và không có thức ăn thì không tồn tại.

“Này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho sự khởi sanh của dục tham (kāmacchanda) chưa sanh và dục tham đã sanh được tăng trưởng và mở rộng? Này các Tỳ kheo, có tịnh tướng (subhanimitta) của các pháp. Sự phi lý tác ý thường xuyên đến các tịnh tướng ấy là thức ăn cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho sân hận chưa sanh được sanh khởi và sân hận đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có chướng ngại tướng (patighanimittam)[21] của các pháp. Sự phi lý tác ý thường xuyên đến các chướng ngại tướng ấy là thức ăn cho sân hận chưa sanh được khởi sanh và sân hận đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho hôn trầm – thụy miên chưa sanh được khởi sanh và hôn trầm – thụy miên đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có sự không hài lòng, lười nhác (tandī), uể oải (vijambhik), tâm lười biếng (cetasolìnattam). Sự phi lý tác ý thường xuyên đến chúng là thức ăn cho hôn trầm – thụy miên chưa sanh được khởi sanh và hôn trầm – thụy miên đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Và này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho trạo cử – hối quá chưa sanh được khởi sanh và trạo cử – hối quá đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có sự không tịnh chỉ của tâm. Sự phi lý tác ý thường xuyên đối với tâm không tịnh chỉ ấy là thức ăn cho trạo cử phóng dật chưa sanh được khởi sanh và trạo cử phóng dật đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.

“Này các Tỳ kheo, cái gì là thức ăn cho hoài nghi chưa sanh được khởi sanh và hoài nghi đã sanh được tăng trưởng, mở rộng? Này các Tỳ kheo, có những pháp làm căn cứ cho hoài nghi. Sự phi lý tác ý thường xuyên trên ấy là thức ăn cho hoài nghi chưa sanh được khởi sanh và hoài nghi đã sanh được tăng trưởng, mở rộng.”[22]

Như vậy, chúng ta thấy dục tham khởi lên đặc biệt là do phi lý tác ý đến tịnh tướng hay sự hấp dẫn của các đối tượng; sân hận do phi lý tác ý về những chướng ngại tướng hay những nét không khả ái; hôn trầm – thụy miên do phi lý tác ý những trạng thái đưa đến sự thẫn thờ, uể oải; trạo cử – hối quá do phi lý tác ý đưa đến những trạng thái quấy động (tâm) và hoài nghi do phi lý tác ý đến những vấn đề mơ hồ.


Lại nữa:

Việc đoạn trừ năm triền cái đánh dấu bước mở đầu của giải thoát, như Kinh nói: “Khi năm triền cái đã được đoạn trừ, vị Tỳ kheo tự mình quán thấy như người đã thoát nợ, hết bệnh, khỏi tù tội, một người tự do và như đất lành an ổn.”[36] Cùng với sự đoạn trừ các triền cái, khả năng phát triển tâm linh của hành giả cũng được khai mở, không còn bị hạn chế. Cũng như vàng đã được tinh lọc khỏi năm tạp chất sẽ trở nên mềm dẻo, tinh chất, chói sáng và bền vững, có thể chạm trổ dễ dàng. Vì thế, đức Phật nói:

“Khi tâm được thanh lọc khỏi năm uế nhiễm này thì sẽ trở nên nhu nhuyến, dễ sử dụng, sáng chói, không vỡ vụn và có thể định tâm chân chánh vào việc trừ diệt các lậu hoặc. Và bất cứ pháp nào có thể chứng ngộ bằng thắng trí, nếu muốn, trong mỗi trường hợp, vị ấy có thể hướng tâm đến sự chứng ngộ pháp ấy khi các điều kiện khác đã được hoàn thành.”[37]


http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVi ... ongIII.htm

Lành thay. Xin kính mừng cho ĐH AlphaTran, ĐH thật tinh tấn xả ly, tinh tấn đoạn trừ, tinh tấn ngừng cung cấp thức ăn cho các triền cái, tinh tấn đoạn trừ các lậu hoặc, tinh tấn Như Lý Tác Ý.

Kính chúc ĐH và tất cả quý ĐH nơi đây luôn tấn hóa, sớm trọn thành các hạnh nguyện, đạo quả - là bậc xả ly bậc nhất, là bậc xả ly đến mức cao nhất kinhle

Nơi đây, xin cám ơn cô Biển Tâm và quý ĐH gieo duyên xả ly, hổ trợ thực hành tinh tấn. kinhle

Nguyện khắp chúng sanh đồng thoát khổ, giác ngộ, giải thoát. kinhle

Kính,
mt
*ĐH minhthoat, trích dẫn lời dạy của Đức Phật như trên, cũng chỉ là dẫn đưa , để Chúng Ta thấy cái gốc của vấn đề mà thôi ! Chưa phải lời dạy của Đức Phật chỉ thẳng vào..."TỦY" như của ĐH Alpha đưa lên.
* Bài của ĐH Alpha đưa lên. Là Đức Phật, Ngài chỉ dạy thực hành thâm sâu để chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát .

* Thời muốn đạt được như thế , Trước Ta phải thông lý (vào Đạo).
* Nay "lý" chưa thông. "Sự" Sao có thể đưa Ta tới Hành trì "Chân thật" đây!!
* ĐH minhthoat dùng 2 chữ Xả-Ly như trên để mà nhận xét ĐH Alpha là chưa có đúng !
- Chúng Ta thường nhầm lẫn giửa từ "NHỊN & NHẪN".
- Nhịn thì được ví như lấy "Chân mà đè cỏ". Nó còn mãi trong Tâm của Ta....cả tới lúc chết !!
P/s: ... Ái ngữ là liều thuốc ..."An thần"!
( Lời này, như vẫn làm "dơ 2 con mắt của Ai đó" ...Phiền các MOD để tâm mà xóa dùm nha!)


minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

tlaai đã viết:
- Chúng Ta thường nhầm lẫn giửa từ "NHỊN & NHẪN".
- Nhịn thì được ví như lấy "Chân mà đè cỏ". Nó còn mãi trong Tâm của Ta....cả tới lúc chết !!
ĐH Tlaai kính,

ĐH Tlaai lắng lòng, đọc kỹ lại lời trình bày trên của ĐH AlphaTran, sẽ thấy có lẻ không phải như ĐH nghĩ.

"NHỊN & NHẪN" thường là bỏ qua, chứ không đi qua, để bước tới, vì không thấy rõ. Thường "NHỊN & NHẪN" thì sẽ không và không thể tiếp tục quán sát tiếp, vì sợ rằng sẽ có phản ứng, sẽ khó kiềm chế.

Ở đây, theo trình bày của ĐH AlphaTran, ĐH ấy mặc dù không chính thức thực hành hướng đến Thất Giác Chi, nhưng đã, đang thực hành trên các chi phần nầy, ở ngưỡng cửa của con đường dẫn tới xả ly, dẫn tới giải thoát, dẫn tới NB.

Lần thứ 1: …thấy sân, biết sân, thấy sân tăng trưởng, thấy các hành tăng trưởng, tự nhìn chính mình & xả bỏ (quán niệm đây là sân vì có thấy/biết, có Như Lý Tác Ý)...
Lần thứ 2: …thấy và biết có sân, thấy/biết tâm phản ứng với sân, thấy/biết sân đang tăng trưởng, … tự mình nhìn chính mình, quán niệm, xả bỏ…
Lần thứ 3: …thấy/biết không sân, thấy/biết nên hành với danh/sắc như thế nào, thấy biết duyên hành…

Như vậy ở ĐH ấy, sự thấy, biết, niệm, quán, xả diễn ra liên tục, nếu đúng những gì ĐH ấy diễn tả, đây có thể xem là thực hành trên Trạch Pháp Giác Chi, Niệm Giác Chi, vì thấy biết vẫn xảy diễn, không mất nên có hiện diện của Định Giác Chi, liên tục quán sát, do vậy có cả Tinh Tấn Giác Chi. Chỉ tiếc là, sự thấy/biết của Trạch Pháp Giác Chi không trọn vẹn, không nên qua khái niệm suy diễn của tục đế, mà nên Tầm, đón bắt các đối tượng danh/sắc của Tục Đế chỉ qua thân, thọ, tâm, pháp. Nếu được như vậy, thì chi Trạch Pháp này sẽ là một chi phần được hoàn chỉnh, trọn vẹn.

Khinh An Giác Chi chưa có mặt, vì mặc dù có niệm, quán, nhưng lại nẩy sinh cái TA (tự mình nhìn chính mình) để thấy/biết đối tượng danh/sắc, chứ không phải cái niệm THẤY/BIẾT thuần túy để thấy/biết đối tượng (cái thấy trong cái thấy, cái nghe trong cái nghe). Do đó, cũng chưa có Hỉ Giác chi.

Tuy vậy, nếu ĐH ấy tiếp tục thực hành, thực hành đúng theo Bát Chánh Đạo (cám ơn ĐH Gashipanh), theo đúng Tứ Niệm Xứ, "lý/sự viên thông" - nhuần nhuyễn hiểu rõ pháp hành (cám ơn ĐH Tlaai), thì ĐH AlphaTran sẽ sớm có được Xả Giác Chi là kết quả do sự tinh tấn mang lại từ sự liên tục thực hành các chi phần khác. Khi 7 chi phần này sinh lên đầy đủ, mạnh mẽ, sự thắng tri các pháp là do nhiệm vụ của Thất Giác Chi, không phải thắng tri bằng khái niệm, không phải bằng tưởng, không phải bằng cái TA, không có tưởng tri, không có cái TÔI, cái TA thấy/biết mà chỉ là các pháp thấy/biết. 7 giác chi liên tục có mặt, thấy/biết liên tục, niệm, trạch, tinh tấn, định, khinh an, hỉ, xả, tức là thắng tri, tức là xả ly, tức là giải thoát, tức là NB.

Lành thay! mt cũng xin cám ơn lối ẩn dụ đơn giản nhưng sâu sắc, từ kinh nghiệm đời, đạo của ĐH Gashipanh
tlaai đã viết: Từ từ rồi sẽ "lên tay nghề" (nhu nhuyễn) thôi
Tương tự như một vận động viên, dày công tập luyện, củng cố cơ bắp. Vị ấy có thể về đến đích, chiến thắng, ngoài ý chí & sự hiểu biết về kỷ thuật, phần lớn và chủ yếu vẫn là nhờ ở sự kiên trì tinh tấn luyện tập, thực hành, các cơ bắp được săn chắc dẻo dai, được thường xuyên tập luyện, tim mạch phổi nội tạng hổ trợ đều khỏe mạnh, nên chiến thắng là tất yếu, là hệ quả chắc chắn từ sự khỏe mạnh của các cơ bắp, chứ không thể chỉ bằng chút ý chí, chỉ bằng cái TÔI, cái hiểu, cái biết cái tưởng, nhưng với các cơ bắp lỏng lẻo, chậm chạp, nội tạng yếu ớt. Không là cái TÔI, mà là các pháp thắng pháp. Nếu Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, được tu tập liên tục, tinh tấn, nhuần nhuyễn, đến khi 7 chi thiền - Thất Giác Chi - sinh lên đầy đủ, thì chính là trí tuệ thắng tri các pháp, 7 chi phần này sẽ tự động hoàn thành nhiệm vụ của chúng mà không có cái TÔI thắng, chứng NB nhưng thực sự không có người chứng NB là vậy. Các pháp phải nên được thực hành liên tục, nhu nhuyễn, 'lý/sự' viên thông, hiểu/thực hành đều nên được viên mãn chính là vậy. kinhle

Xin chân thành cám ơn quý ĐH đã gieo duyên lành hướng đến pháp giải thoát. kinhle

Kính chúc ĐH AlphaTran luôn tinh tấn thấy/biết các pháp, tinh tấn thực hành, sớm trọn thành các hạnh nguyện, xả ly.

Kính chúc quý ĐH luôn tấn hóa trong pháp hành, giác ngộ, giải thoát.

kinhle

Kính,
mt


tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

minhthoat đã viết:
tlaai đã viết:
- Chúng Ta thường nhầm lẫn giửa từ "NHỊN & NHẪN".
- Nhịn thì được ví như lấy "Chân mà đè cỏ". Nó còn mãi trong Tâm của Ta....cả tới lúc chết !!
ĐH Tlaai kính,

ĐH Tlaai lắng lòng, đọc kỹ lại lời trình bày trên của ĐH AlphaTran, sẽ thấy có lẻ không phải như ĐH nghĩ.

"NHỊN & NHẪN" thường là bỏ qua, chứ không đi qua, để bước tới, vì không thấy rõ. Thường "NHỊN & NHẪN" thì sẽ không và không thể tiếp tục quán sát tiếp, vì sợ rằng sẽ có phản ứng, sẽ khó kiềm chế.

Ở đây, theo trình bày của ĐH AlphaTran, ĐH ấy mặc dù không chính thức thực hành hướng đến Thất Giác Chi, nhưng đã, đang thực hành trên các chi phần nầy, ở ngưỡng cửa của con đường dẫn tới xả ly, dẫn tới giải thoát, dẫn tới NB.

Lần thứ 1: …thấy sân, biết sân, thấy sân tăng trưởng, thấy các hành tăng trưởng, tự nhìn chính mình & xả bỏ (quán niệm đây là sân vì có thấy/biết, có Như Lý Tác Ý)...
Lần thứ 2: …thấy và biết có sân, thấy/biết tâm phản ứng với sân, thấy/biết sân đang tăng trưởng, … tự mình nhìn chính mình, quán niệm, xả bỏ…
Lần thứ 3: …thấy/biết không sân, thấy/biết nên hành với danh/sắc như thế nào, thấy biết duyên hành…

Như vậy ở ĐH ấy, sự thấy, biết, niệm, quán, xả diễn ra liên tục, nếu đúng những gì ĐH ấy diễn tả, đây có thể xem là thực hành trên Trạch Pháp Giác Chi, Niệm Giác Chi, vì thấy biết vẫn xảy diễn, không mất nên có hiện diện của Định Giác Chi, liên tục quán sát, do vậy có cả Tinh Tấn Giác Chi. Chỉ tiếc là, sự thấy/biết của Trạch Pháp Giác Chi không trọn vẹn, không nên qua khái niệm suy diễn của tục đế, mà nên Tầm, đón bắt các đối tượng danh/sắc của Tục Đế chỉ qua thân, thọ, tâm, pháp. Nếu được như vậy, thì chi Trạch Pháp này sẽ là một chi phần được hoàn chỉnh, trọn vẹn.

Khinh An Giác Chi chưa có mặt, vì mặc dù có niệm, quán, nhưng lại nẩy sinh cái TA (tự mình nhìn chính mình) để thấy/biết đối tượng danh/sắc, chứ không phải cái niệm THẤY/BIẾT thuần túy để thấy/biết đối tượng (cái thấy trong cái thấy, cái nghe trong cái nghe). Do đó, cũng chưa có Hỉ Giác chi.

Tuy vậy, nếu ĐH ấy tiếp tục thực hành, thực hành đúng theo Bát Chánh Đạo (cám ơn ĐH Gashipanh), theo đúng Tứ Niệm Xứ, "lý/sự viên thông" - nhuần nhuyễn hiểu rõ pháp hành (cám ơn ĐH Tlaai), thì ĐH AlphaTran sẽ sớm có được Xả Giác Chi là kết quả do sự tinh tấn mang lại từ sự liên tục thực hành các chi phần khác. Khi 7 chi phần này sinh lên đầy đủ, mạnh mẽ, sự thắng tri các pháp là do nhiệm vụ của Thất Giác Chi, không phải thắng tri bằng khái niệm, không phải bằng tưởng, không phải bằng cái TA, không có tưởng tri, không có cái TÔI, cái TA thấy/biết mà chỉ là các pháp thấy/biết. 7 giác chi liên tục có mặt, thấy/biết liên tục, niệm, trạch, tinh tấn, định, khinh an, hỉ, xả, tức là thắng tri, tức là xả ly, tức là giải thoát, tức là NB.

Lành thay! mt cũng xin cám ơn lối ẩn dụ đơn giản nhưng sâu sắc, từ kinh nghiệm đời, đạo của ĐH Gashipanh
Gashipanh đã viết: Từ từ rồi sẽ "lên tay nghề" (nhu nhuyễn) thôi
Tương tự như một vận động viên, dày công tập luyện, củng cố cơ bắp. Vị ấy có thể về đến đích, chiến thắng, ngoài ý chí & sự hiểu biết về kỷ thuật, phần lớn và chủ yếu vẫn là nhờ ở sự kiên trì tinh tấn luyện tập, thực hành, các cơ bắp được săn chắc dẻo dai, được thường xuyên tập luyện, tim mạch phổi nội tạng hổ trợ đều khỏe mạnh, nên chiến thắng là tất yếu, là hệ quả chắc chắn từ sự khỏe mạnh của các cơ bắp, chứ không thể chỉ bằng chút ý chí, chỉ bằng cái TÔI, cái hiểu, cái biết cái tưởng, nhưng với các cơ bắp lỏng lẻo, chậm chạp, nội tạng yếu ớt. Không là cái TÔI, mà là các pháp thắng pháp. Nếu Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, được tu tập liên tục, tinh tấn, nhuần nhuyễn, đến khi 7 chi thiền - Thất Giác Chi - sinh lên đầy đủ, thì chính là trí tuệ thắng tri các pháp, 7 chi phần này sẽ tự động hoàn thành nhiệm vụ của chúng mà không có cái TÔI thắng, chứng NB nhưng thực sự không có người chứng NB là vậy. Các pháp phải nên được thực hành liên tục, nhu nhuyễn, 'lý/sự' viên thông, hiểu/thực hành đều nên được viên mãn chính là vậy. kinhle

Xin chân thành cám ơn quý ĐH đã gieo duyên lành hướng đến pháp giải thoát. kinhle

Kính chúc ĐH AlphaTran luôn tinh tấn thấy/biết các pháp, tinh tấn thực hành, sớm trọn thành các hạnh nguyện, xả ly.

Kính chúc quý ĐH luôn tấn hóa trong pháp hành, giác ngộ, giải thoát.

kinhle

Kính,
mt
* Xả-Ly , nghĩa của nó Không phải là Nhẫn, mà Nhẫn ...cũng không phải là "NHỊN".
* Nhịn = tạm thời bỏ qua, cho qua .Nhưng vẫn chất chứa ,ẩn sâu trong Tâm. Sẽ khởi sanh lại nhiều lần sau đó. (Sanh-diệt). Bởi không thấy được "Gốc rể của Tham-Sân-Si", do đâu mà có!
* Nhẫn = Thấy rỏ cái sai trật nơi mình, Chấp nhận "Pháp" đó, việc đó. Mà không khởi Tâm Sân-Si....Phiền nảo!
* Xả-Ly : Phải Thấy Biết rỏ thật tướng của Pháp đó, mà không khởi Tâm . Nên Pháp đó sẽ không Sanh khởi trở lại.
* Chúng sanh chỉ "là Nhịn, là Tập Xả" . Mà không có được ..."Ly". Muốn đạt được Xả-Ly. Trước phải mượn 1 Pháp nào đó để mà tạm quên cái Tham-Sân-Si đó (Bình Tâm trở lại).Nên nói "Lấy Chân đè cỏ" hay mượn 1 Chân lý nào đó mà bỏ qua cái Tham-Sân-si đang sanh khởi...( Như Lý Tác Ý). Tiếp đó Ta phải tập nhìn thẳng vào "Gốc rể" của vấn đề đã khởi sanh ra "Nó".

* Nên phải Quán Ly Tham, Ly Sân & Ly Si ...V.v..là thế. Đây cũng chỉ là thực hành Xả-Ly mà thôi. Thật chưa chứng thật được ... Xả-Ly!
* Mỗi từ, mỗi câu, Lời Phật dạy, vượt ngoài "Đối - Đãi, Vô-thường". đều là nói lên cái tính Tuyệt đối. Không còn nằm trong sai-trật, sanh-diệt. Nên gọi là Chân lý.
P/s: Chúng Ta chỉ thấy-biết được khi Ta đang Sân .Mà không xét được nguyên nhân, gốc rể của cái "Sân ấy" từ đâu mà có!
tangbong


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Alphatran
alphatran đã viết:Cô nói "với một tâm từ đối cảnh không nghịch lòng, không xem đó là bất như ý mà chỉ thấy có pháp bất thiện thế gian". Con cũng hiểu ý này nhưng mà lại không thực hành được. Cô có thể hoan hỷ chỉ rõ giúp con cách tác ý khi đối cảnh nghịch lòng để ta chỉ thấy nó là bất thiện chứ không thấy bất như ý? Cũng tức là bậc đắc một, hai, ba, bốn thiền thì đối cảnh như thế nào trong khi lại không sanh phiền não.
tâm từ của bậc Thánh hữu học thấy thực tướng mọi pháp, mọi diễn tiến đều là khổ, vô thường, vô ngã nên không chấp.
tâm của hành giả có tuệ phân biệt danh sắc, phân biệt nhân duyên sẽ thấy thực tính các pháp đều là danh & sắc, thiện hay bất thiện, nên hành giả đó cũng có thể không chấp.
alphatran đã viết:Con nhận thấy điểm CHẤP KẸT LỚN NHẤT mà con bị chính là CHẤP PHÁP. Học càng nhiều lại càng chấp vào đó nhiều, phiền não dấy lên như từng đợt sóng dữ, bất chợt, tối om. Nếu không chấp thì cứ như kẻ vô tình, bất tri bất giác. Con thấy có đúng có sai cũng vì chấp pháp.
Học & Hành không tương ưng & không song hành với nhau nên mới xảy ra Chấp.
Không chấp tức là Xả, là tâm quân bình chứ sao lại vô tri vô giác ?
alphatran đã viết:Kinh Tăng Chi Bộ - Tập I - Phẩm Sứ giả của trời, Phật dạy:
- Vậy này Sàriputta, hãy học tập như sau : "Trong cái thân có thức này, sẽ không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên, chúng tôi sẽ chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy !". Như vậy, này Sàriputta, các Ông cần phải học tập. Khi nào Tỷ-kheo đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; vị ấy chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Người như vậy, này Sàriputta, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau..."
Cô có thể chỉ giúp con là TRI KIẾN VỀ PHÁP PHẬT DẠY và "ngả kiến, ngã sở kiến" kia là khác nhau ở điểm nào hay cũng là một. Và nếu là một thì khi học lời Phật dạy làm sao để "không có ngả kiến, ngã sở kiến". Con thật sự khát khao sự an lạc thuần tịnh của trạng thái "đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ", hay "đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau".
Tri kiến về Pháp Phật dạy bt hiểu là chánh kiến, chánh kiến là 5 thứ tuệ tri về: Pháp Thiện & Pháp Bất Thiện; về Tứ Thực là 4 loại thức ăn nuôi thân & tâm; về Lý Tứ Đế; về Liên Quan Tương Sinh, cuối cùng là tuệ tri về sự Tập Khởi & Đoạn Diệt của Lậu Hoặc (xem Kinh Chánh Kiến trong mục Nghiên Cứu Kinh Luật Luận)
Ngã kiến, ngã sở kiến là kiến điên đảo tưởng điên đảo (nằm trong thường kiến & đoạn kiến) có căn gốc là Si (vô minh) & thân kiến là nguyên nhân gần của nó. Do không có Chánh Kiến (nhân) nên không nhận ra thực tánh của cả đối tượng lẫn chủ thể đều chỉ là danh & sắc, từ đó chấp thủ vào Tôi/Ta thấy, biết & thấy, biết của Tôi/Ta (quả) . Vị Thánh Nhập Lưu đã đoạn trừ được Kiến chấp này bằng Chánh Tri Kiến.
Ngã mạn tùy miên là tâm so sánh từ thô đến vi tế (chấp bằng, chấp hơn, chấp thua) cũng có căn gốc là vô minh. Tâm ngã mạn phải đến quả Vô Sanh mới hoàn toàn trừ diệt.
Từ chánh kiến (làm 1 nhân trong Đạo Đế) cho đến đoạn tận khổ đau (là quả) không có cách nào hơn nữa thưa Đạo Hữu, hãy lấy Bát Chánh Đạo mà tu Giới Định Tuệ thì sẽ được
alphatran đã viết:sự an lạc thuần tịnh của trạng thái "đối với thân có thức này, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ; đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có ngả kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ", hay "đã chặt đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiệu quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau".
Cuối cùng, một lần nữa xin hãy tập từ bi với chính mình & tập bố thí cho chính mình sự nhẫn nại với pháp hành, nhẫn nại với những lời không thuận ý. Trong đời sống này, từ đau khổ mà ta học được những bài học đáng giá, Giáo Pháp cũng dạy ta đi đến tận cùng đau khổ sẽ thực sự thấy hạnh phúc, vậy thì xem ra trong trái ý, nghịch nhĩ cũng ban tặng cho ta nhiều Pháp đáng trân trọng.

Đạo hữu Alphatran cần có thêm nhẫn nại sẽ vượt qua để thấy Pháp tangbong tâm bắt cảnh quá nhanh cũng là một chướng ngại khi đang tu tập, hãy chậm lại, chậm lại......

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu minhthoat cùng quý đạo hữu

Alpha có được những định hướng ban đầu về xả ly nhờ quý vị chỉ dạy và trợ duyên. Alpha còn phải tìm hiểu và thực hành nhiều hơn nữa. Vấn đề này chắc còn nằm trong đầu alpha một thời gian dài.

Thành kính cảm ơn các vị kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Xả ly bậc nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

alphatran đã viết:
tlaai đã viết:
* ĐH Alpha à! Ông ...Tham wa' đi!
-Như nếu Ông giải thích được rỏ ràng 2 từ Xả - Ly :
* Xả là Xả cái chi ?
* Ly là Ly cái chi ?
Tóm lại ...Xả Ly cái chi chi ?
Tiếp:
* Xã - Ly Bậc Nhất & Xã - Ly BaLaMật có khác nhau hay không ?
* Nếu Ông phân tích được rỏ ràng. tlaai sẽ cố gắng thỏa mản cái sự mong mỏi của Ông .
tangbong
Kính đạo hữu tlaai,

Kính mong đạo hữu lắng nghe chút lời mộc mạc thật tâm này, thưa đạo hữu.
Lần thứ nhất khi đọc lời trên của đạo hữu tâm sân của alpha nỗi lên. Hai tay định là sẽ viết bài nói lời mâu thuẩn rằng không muốn thảo luận hay học tập từ nơi đạo hữu. Có lẽ đây là cái tâm theo quán tính của những gì đã xảy ra trước đây. Ngay lúc ấy alpha biết mình sân đang tăng trưởng, tay sắp viết lời phẫn nộ... nên tự nhìn chính mình và quyết định xả bỏ, ngừng lại.
Lần thứ hai khi vào mong tin của cô biểntâm và các vị khác thì alpha cũng đọc những lời trên của đạo hữu, tâm alpha cũng có lóe lên chút sân nhưng lần này ít hơn và cũng tính viết hồi âm nhẹ nhàng hơn, ít sân hơn. Ngay lúc ấy alpha biết mình sân đang tăng trưởng, tay sắp viết lời có tính sân... nên tự nhìn chính mình và quyết định xả bỏ, ngừng lại.
Lần này thưa đạo hữu, alpha không còn sân nữa, nên bình tĩnh viết lời thú thật với đạo hữu, mong đạo hữu hoan hỉ hiểu cho. Bởi vì alpha không hợp duyên với cách mà đạo hữu thảo luận nên xin phép được từ chối việc học tập với đạo hữu. Alpha viết những lời này lúc tâm mình được an lạc, không sân và với lòng thành, lòng chân thật, với tâm từ.

Kính cảm ơn đạo hữu đã quan tâm đã trợ duyên để alpha được quán lấy chính mình, sửa đổi chính mình tangbong
Alpha nên đọc lại bài kinh dụ mũi tên giải đáp dạy tu tập tâm xả ly.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.121 khách