Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn, chào quí vị đồng tu.

Hiện mình đang gặp trở ngại trong việc học đạo, tu đời. Đó là cái bệnh hay quên, hoặc là lảng trí ?

Khi tôi đang làm một việc gì đó, ví dụ 5 hay 7 trách nhiệm thì khi đang làm bị quên lãng đi 1 hoặc là 2 việc bị bỏ xót không làm.
(Ví dụ như trường hợp một tài xế lái xe từ điểm A đến B. Phải chạy qua nhiều đèn đường, qua ngã tư, rồi đến điểm B dừng lại... Tắc máy, rút chìa khóa xe... Lên hàng, xuống hàng. Ít nhất từ 15 tới 20 động tác. Nhưng tôi thì rất thiếu Chánh Niệm thường là quên 1 dài thứ hoặc tôi không hề nhớ dài động tác nhỏ như vậy. Xin hỏi đây là bệnh gì?)

Về Đạo, thì tôi không mơ phải tu tới thành Phật, Bồ Tát... Hay cầu cho được vãng sanh, mà chỉ cầu sao giữ Chánh niệm trong mọi trường hợp. Cũng như sáng suốt trong mọi hành động của cuộc sống. Như vậy là quá đủ đối với tôi rồi.

Như vậy đó, các bạn có biết phương pháp nào để tôi có thể tu tập và giữ Chánh niệm như trên vừa kể, xin đa tạ. TN.

Đạo hữu Chánh Tín có thể biết phương pháp hay nào hoặc Phật tử nào biết về kinh nghiệm này xin giúp đở. Thành thật cảm ơn.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Trước tiên xin cảm ơn ĐH Thien Nhan đã có nhã ý hỏi ý kiến tôi, vì tôi thực sự chỉ là một kẻ sơ cơ tìm hiểu Phật Pháp chưa được bao lâu.

Về vấn đề khắc phục tình trạng bị thất niệm, tôi mạn phép được chia sẻ những pháp học và pháp hành mà tôi từng nghe các vị thầy thuyết giảng như sau:

1) Hàng ngày rất nên có thời khóa Lạy Phật sám hối những lỗi lầm của bản thân từ vô lượng kiếp trong quá khứ, lỗi lầm trong hiện tại và cả những lỗi lầm mà thể nào mình cũng sẽ còn mắc phải trong vị lai (vì mình còn vô minh mà). Phát nguyện sẽ tinh tấn và xin Phật gia hộ thêm trong công phu tu tập Chánh Niệm.

2) Chánh Niệm là một trong tám nghành của Bát Chánh Đạo, nên cần thiết phải kết hợp tu tập cả Chánh Kiến- Chánh Tư Duy- Chánh Ngữ- Chánh Nghiệp (từ bỏ điều xấu ác, gắng làm việc thiện lành)- Chánh Mạng- Chánh Định để có được thiện căn công đức làm nền tảng. Chúng ta còn nhớ Tôn giả Châu-Lợi-Bàn-Đặc (Culla Panthaka) chỉ vì trong một kiếp quá khứ do tự hào về tài trí của mình, nên đã cười khinh bỉ một huynh đệ thiếu trí, khiến vị đó xấu hổ không thể tiếp tục học tập kinh điển. Bởi nghiệp nhân như thế nên vào đời hiện tại (thời Đức Phật còn tại thế), Tôn giả phải chịu qua một thời gian đần độn học trước quên sau không thể học thuộc một bài kệ ngắn!

3) Thực tập giữ Chánh Niệm trong mọi động tác của cơ thể (cả bốn oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi) theo Kinh Thân Hành Niệm:

"...Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: "Tôi đi". Hay đứng, biết rằng: "Tôi đứng". Hay ngồi, biết rằng: "Tôi ngồi". Hay nằm, biết rằng: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm..."

Kinh này trong tạng Sankrit được dịch là Kinh Niệm Thân với cùng nội dung trên:

"...Tỳ-kheo tu tập niệm thân như thế nào? Tỳ-kheo khi đi thì biết mình đang đi, đứng thì biết mình đang đứng, ngồi thì biết mình đang ngồi, nằm thì biết mình đang nằm, ngủ thì biết mình đang ngủ. Luôn cảm giác toàn thân, biết rõ toàn thân.

Lại nữa, Tỳ-kheo tu tập niệm thân như sau. Tỳ-kheo biết rõ mình khi vào, khi ra, khéo quán sát phân biệt, khi co, lúc duỗi, khi cúi, lúc ngước; nghi dung chững chạc, khoác Tăng-già-lê ngay ngắn và ôm bát chỉnh tề; đi đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng, đều biết rõ như thực. Như vậy, Tỳ-kheo tùy thân hành mà biết đúng như thật như vậy. Tỳ-kheo như thế, sống cô độc, viễn ly, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật. Ấy là Tỳ-kheo tu tập niệm thân..."

ĐH có thể nghe bài giảng Kinh này theo link: http://vidaothieng.com/music/song/id/19/

4) Thực tập tọa thiền theo Kinh Tứ Niệm Xứ (Niệm Thân là một trong bốn Niệm Xứ đó) cho đến khi thành tựu được Chánh Niệm Tỉnh Giác.
ĐH có thể xem video hướng dẫn theo links: http://vidaothieng.com/music/viewvideo/ ... toa-thien/
http://www.youtube.com/watch?v=Fj5ppTajGjs
và đọc phần hướng dẫn lý thuyết: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... f=40&t=129
http://docstutam.blogspot.com/2013/10/b ... quang.html

5) Tham khảo phần Tu Tập Thiền Định trong cuốn "Nghiệp Và Kết Quả" (lần tái bản thứ II năm 2009) của TT. Thích Chân Quang

6) Làm việc có kế hoạch chi tiết (nên ghi ra giấy) và giữ kỷ luật sắt trong cuộc sống. ĐH có thể tìm đọc cuốn "Bảy thói quen của người thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey, cuốn "Quà tặng diệu kỳ" (The Prensent ) của Spencer Johnson cũng hữu ích cho việc rèn tính kỷ luật và giữ chánh niệm trong cuộc sống.

7) ĐH đã từng tu theo Tịnh độ thì có thể tập theo yếu chỉ của Thiền Tịnh song tu như sau: Niệm Phật phải giữ chánh niệm trong mọi oai nghi. Tu tĩnh cả tâm và thân, mọi cử động của Thân phải có sự kiểm soát của Tâm, không được có những động tác vụt chạc, hấp tấp, tùy tiện. Lúc nào cũng biết rõ toàn thân (Thân-Tâm nhất như) để tâm được an lạc trong chánh niệm không bị lôi cuốn theo vọng tưởng. Mỗi mỗi suy nghĩ-lời nói-hành động đều phải noi theo Chư Phật đem lại lợi ích cho chúng sinh, để mình luôn luôn được sống an lạc trong hào quang của Phật. kinhle

Đôi dòng nông cạn cùng chia sẻ như vậy với ĐH, đồng thời đó cũng là những dòng mà tôi tự sách tấn bản thân vì tự nhận thấy mình còn quá tệ, còn quá nhiều lỗi lầm trong bước đường Văn- Tư- Tu của mình!

Kính chúc quý Đạo hữu gặt hái được nhiều thành công trên con đường tu học theo giáo pháp của Thế Tôn! tangbong

Kính mong quý Thầy, quý Đạo hữu từ bi chỉ dạy thêm cho hàng hậu học chúng con! kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle

PS: Hay quên còn có thể là do bệnh lý, thí dụ như bệnh thiếu máu, nhiễm giun sán (cũng gây thiếu máu), huyết áp thấp, viêm xoang-mũi, mất ngủ, stress, thiểu năng tuần hoàn não...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

1) Hàng ngày rất nên có thời khóa Lạy Phật sám hối những lỗi lầm của bản thân từ vô lượng kiếp trong quá khứ, lỗi lầm trong hiện tại và cả những lỗi lầm mà thể nào mình cũng sẽ còn mắc phải trong vị lai (vì mình còn vô minh mà). Phát nguyện sẽ tinh tấn và xin Phật gia hộ thêm trong công phu tu tập Chánh Niệm....
Kính chào Đạo hữu Chánh Tín

Tôi thật là cảm ơn đ/h có nhã ý chia sẽ chủ đề này.

Lễ Phật sám hối tôi rất đồng ý kiến, và trong thời gian khi tôi không đi làm là thường Lễ bái. Và tôi đã lễ lạy tới nay hơn 4, 5 năm rồi. Thấy tốt lắm, còn đ/h cách lễ như thế nào, nếu có thể thì chia sẽ thêm thì hay lắm.
2) Chánh Niệm là một trong tám nghành của Bát Chánh Đạo, nên cần thiết phải kết hợp tu tập cả Chánh Kiến- Chánh Tư Duy- Chánh Ngữ- Chánh Nghiệp (từ bỏ điều xấu ác, gắng làm việc thiện lành)- Chánh Mạng- Chánh Định để có được thiện căn công đức làm nền tảng.
Sự thật Bát Chánh Đạo tám nghành này tôi đang áp dụng hàng ngày, nhưng được cái này thì mất cái kia. Thứ nhất là Chánh Niệm hai là Chánh Ngữ khó học và khó giữ nhất. Nên mới mở chủ đề này, để cầu cơ hội mở mang cho mình một con đường. Nhưng...
Theo tôi muốn có Chánh niệm thì phải tu tập tam vô lậu học, rồi từ giới định huệ mới phát sanh ra Chánh Niệm.
Hoặc là nói ngược lại muốn tu giới định huệ thì cần phải có Chánh Niệm.
Thấy lẩm cẩm hén, nói chuyện huề vốn giống như con gà có trước hay cái trứng gà có trước. Còn đ/h thu thập ứng dụng như thế nào?
3) Thực tập giữ Chánh Niệm trong mọi động tác của cơ thể (cả bốn oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi) theo Kinh Thân Hành Niệm...
Biết là vậy, nhưng mình không thể nào làm được.
Cả đến tu tập thiền thở là bước dễ nhất, bước đầu tiên trong thân Niệm xứ. Mà khi tịnh chưa được 1 phút là tán loạn liền. hì khổ lắm. Lý thuyết và đọc kinh sách thì tôi thật sự có đọc nhiều nhưng thực hành thì chưa tới 1 % còn tệ lắm đ/h ơi.
PS: Hay quên còn có thể là do bệnh lý, thí dụ như bệnh thiếu máu, nhiễm giun sán (cũng gây thiếu máu), huyết áp thấp, viêm xoang-mũi, mất ngủ, stress, thiểu năng tuần hoàn não...
Đúng vậy, hay quên là một bệnh lý. Riêng tôi là một triệu chứng lão quá. Mình mới lo sợ đó thôi, bây giờ mà không tu tập được thì đợi dài năm nửa, kể như là một cái thây sống báo đời cho xã hội chớ có ích lợi cái chi chi.

Những phần còn lại xin hẹn đ/h kỳ tới, thành thật cảm ơn. Mong được nhận sự hồi âm.

Thân, TN.
P/S: Có phải đường link http://vidaothieng.com/music/viewvideo/ ... toa-thien/ này đ/h là chủ đạo thành lập ra nó?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

4) Thực tập tọa thiền theo Kinh Tứ Niệm Xứ (Niệm Thân là một trong bốn Niệm Xứ đó) cho đến khi thành tựu được Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Tọa thiền theo kinh Tứ Niệm Xứ tức là ngồi thiền chỉ và quán hơi thở! - Nếu phải, thì cách này tôi đang thực hành đấy, chưa có kết quả gì và không biết hỏi ai, nên đã mở chủ đề này...

Theo kinh giảng thì Pháp này rất là hay, và dành cho những ai có nhiều thời gian rãnh rõi hoặc có đời sống khuôn khổ, ngăn nắp. Còn mình thì lăng tăng làm việc tối ngày và bản tánh thì không thể ngồi một chổ mà không làm gì. (Ngoại trừ gõ bàn phím hay xem tin tức thi lại là việc khác)
Vậy đ/h Chánh Tin có thể mách thêm phương pháp nào tốt hơn không ?
6) Làm việc có kế hoạch chi tiết (nên ghi ra giấy) và giữ kỷ luật sắt trong cuộc sống. ĐH có thể tìm đọc cuốn "Bảy thói quen của người thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey, cuốn "Quà tặng diệu kỳ" (The Prensent ) của Spencer Johnson cũng hữu ích cho việc rèn tính kỷ luật và giữ chánh niệm trong cuộc sống.
Hữu ích- tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và đọc, xin cảm ơn.
7) ĐH đã từng tu theo Tịnh độ thì có thể tập theo yếu chỉ của Thiền Tịnh song tu như sau: Niệm Phật phải giữ chánh niệm trong mọi oai nghi. Tu tĩnh cả tâm và thân, mọi cử động của Thân phải có sự kiểm soát của Tâm, không được có những động tác vụt chạc, hấp tấp, tùy tiện. Lúc nào cũng biết rõ toàn thân (Thân-Tâm nhất như) để tâm được an lạc trong chánh niệm không bị lôi cuốn theo vọng tưởng. Mỗi mỗi suy nghĩ-lời nói-hành động đều phải noi theo Chư Phật đem lại lợi ích cho chúng sinh, để mình luôn luôn được sống an lạc trong hào quang của Phật. kinhle

Đôi dòng nông cạn cùng chia sẻ như vậy với ĐH, đồng thời đó cũng là những dòng mà tôi tự sách tấn bản thân vì tự nhận thấy mình còn quá tệ, còn quá nhiều lỗi lầm trong bước đường Văn- Tư- Tu của mình!

Kính chúc quý Đạo hữu gặt hái được nhiều thành công trên con đường tu học theo giáo pháp của Thế Tôn! tangbong

Kính mong quý Thầy, quý Đạo hữu từ bi chỉ dạy thêm cho hàng hậu học chúng con! kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
Cảm ơn sự nhiệt tình chân thật Đạo hữu đã chia sẽ hết tất cả tâm ý và thời gian quý báu. Lời nói rất hợp ý, và tôi cũng đã từng làm qua nhưng khi gặp trần cảnh thì duyên theo trần cảnh hết. Nên tôi đã tu tập giữ giới điều để từ từ phá đi các nghiệp chướng trong 10 kết sử tới ngày nay.

Đó là sự học của tôi chỉ tới bao nhiêu nay đã nói hết rồi.

Nếu đạo hữu còn hứng thú, chúng ta sẽ mở chủ đề về Thất giác chi được không ?

Mong nhận sự hồi âm.

Thân. TN


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Năng lực của chánh niệm

THỰC TẬP TRON ĐƠI SỐNG HÀNG NGÀY
Trong thế giới bận rộn, phức tạp và nhiễu nhương này, chúng ta cần đi những bước thực tiễn như thế nào để rèn luyện đầu óc mình?

Bước đầu tiên lả thực tiễn một sự thực tập thiền đều đặn hàng ngày. Điều này đòi hỏi kỷ luật. Việc sắp xếp thời gian mỗi ngày để thực tập không phải luôn luôn dễ dàng vì nhiều việc khác thúc bách chúng ta.

Nhưng sự rèn luyện nào cũng vậy, muốn có kết quả thì phải tập luyện đều đặn.Tất nhiên không phải lần nào ngồi chúng ta cũng đều tập trung tâm trí được. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngán và không yên. Những lúc thăng trầm là chuyện bình thường.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta kiên trì và thực hành đều đặn, chứ không phải là chúng ta cảm thấy như thế nào mỗi thời thiền tập. Pablo Casals, nghệ sĩ hồ cầm nổi tiếng thế giới,nay đã 93 tuổi vẫn thực tập 3 tiếng mỗi ngày. Khi được hỏi tại sao ở tuồi này ông vẫn còn thực tập, ông đáp: “tôi mới bắt đầu thấy khá hơn một chút”.

II.
Việc thực tập chỉ được thực hiện với sự nỗ lực của bạn. Không ai có thể làm thay cho mình. Có nhiều phương pháp và truyền thống, và bạn có thể chon lựa cách nào thích hợp cho mình. Nhưng chỉ với sự đều đặn thì sự chuyển hóa mới diễn ra; nếu không làm thì chúng ta sẽ cứ mãi hành động theo nếp suy nghĩ bị điều kiện hóa.
Bước kế tiếp là giữ cho mình chánh niệm và tỉnh giác về thân thể mình suốt ngày. Hàng ngày khi đi vào công việc, chúng ta thường bị lạc vào những ý nghĩ về quá khứ hay tương lai, và đánh mất ý thức về thân thể của chúng ta.

Một sự nhắc nhở đơn giản về việc đi lạc vào trong dòng tư tưởng là cảm giác vội vã. Vội vã là cảm giác nào tới phá trước. Đầu óc chúng ta luôn phóng tới trước, hướng về những gì chúng ta muốn làm chứ không nằm yên trong thân thể để ý thức mình đang ở đâu.

Hãy học cách nhận diện cảm giác vội vã này- nó không liên quan gì đến chúng ta đi chậm hay nhanh. Chúng ta có thể có cảm giác vội vã khi đang đi chậm, và khi đang đi nhanh chúng ta vẫn có thể để tâm đến thân thể của mình. Đi như thế nào thì chúng ta vẫn có thể không có mặt trong thân. Nếu làm được thì bạn hãy để ý xem tư tưởng hay tình cảm nào đang thu hút sự chú ý của mình. Rồi, hãy ngừng lại và chú ý vào thân thể của mình, hãy cảm nhận bàn chân đang ở trên mặt đất, và cảm nhận được bước đi kế tiếp của mình.

III.
Đức Phật đã nói một câu rất dứt khoát về sự thực tập này “Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”. Đây không phải la một sự thực tập hời hợt. Chánh niệm về thân thể giữ cho chúng ta có mặt – và vì thế biết được những gì đang xảy ra, khó nhớ để thực tập, nhưng thực tập thi không khó. Tất cả nằm trong sự thực tập: đo là họa thiền đều đặn và luôn chánh niệm về thân thể.

Để phát triển chánh niệm và định lực sâu,có mặt với thân thể của mình, và có một mối liên hệ khéo léo với các ý nghĩ và tình cảm của mình, chúng ta không những cần thiền tọa mỗi ngày mà còn phải dành thời gian tham dự khóa tu nhập thất.

Thỉnh thoảng chúng ta nên dẹp bớt công việc, để dành thời gian cho việc thực tập miên mật hơn.Thời gian nhập thất không phải là một sự xa xỉ. Nếu chúng ta thành thật và quyết tâm mạnh mẽ để tỉnh thức, để có tự do – để hướng đến cái gì mà mình xem là có giá trị cao nhất – thì thực hiện một khóa tu nhập thất là phần thiết yếu.

IV.
Chúng ta nên tạo một nhịp điệu cho cuộc sống của mình, thiết lập một sự cân bằng giữa thời gian dành cho hoạt động bên ngoài liên hệ với thế giới, và thời gian hướng vào bên trong. Nhà thơ vĩ đại Rumi của Sufi đã từng lưu ý: “Chỉ ở trong phòng một mình một lúc thôi cũng có giá trị hơn bất cứ điều gì mà người khác cho bạn”.
Thoạt đầu thời gian quay vào trong có thể là một ngày, một dịp cuối tuần, hay một tuần. Ở trung tâm thiền của chúng tôi, các bạn có thể đến ở lại nhập thất mỗi năm 3 tháng, và ở Forest Refuge mới, các bạn có thể ở lại suốt năm.

Chúng ta có thể làm bất cứ cái gì mình thấy thích hợp và có thể làm để tìm được nhịp điệu cân bằng giữa đời sống trong thế giới bên ngoài và sự yên tĩnh trong nội tâm. Bằng cách này chúng ta mới phát triển được sự tập trung và chánh niệm ở các tầng lớp ngày càng sâu sắc hơn, mà nó sẽ làm cho chúng ta đời sống trong đời với lòng từ bi và lân mẫn hơn.
****************************
Diễn đàn luận:

Theo tôi quan sát và đọc qua... thì đây là một bài giảng rất thực tiển nếu ai thích và cần tìm đến Chánh Niệm Thiền. Những màu chữ là những cái mà tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này, hầu đem lại lợi lạc cho mình và cho mọi người muốn tìm hiểu giống tôi.

Bạn bình luận trước đi nhé, rồi chúng ta sẽ tham khảo lại sau. Chúc bạn nhiều thành công. CP.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

“Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”
"Chánh niệm về thân thể" tức là phải hiểu rằng thân này do nhân duyên hợp lại mà thành, do tứ đại mà thành. Từ đó mà bỏ chấp ngã.
Một khi chấp ngã đã bỏ rồi thì không còn gì ràng buộc nữa, thế gọi là giải thoát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Kính đh Thiên Nhan!
Theo đh thì chánh niệm là gì?


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:
“Chánh niệm về thân thể dẫn đến Niết Bàn”
"Chánh niệm về thân thể" tức là phải hiểu rằng thân này do nhân duyên hợp lại mà thành, do tứ đại mà thành. Từ đó mà bỏ chấp ngã.
Một khi chấp ngã đã bỏ rồi thì không còn gì ràng buộc nữa, thế gọi là giải thoát.
Cảm ơn Đạo hữu Bình và Quan Sát chia sẽ thêm chủ đề Chánh Niệm.

Từ bỏ chấp ngã là điều đương nhiên trên kinh điển Phật học rồi. Nhưng tôi không phải hỏi để giải thoát và ăn bánh vẽ hoài cũng hơi ngán. Mà là thực tập thế nào để mình có chánh niệm.

Đạo hữu Bình giúp điều này nhé.

Riêng về Đạo hữu Quan Sát. Thẩm vấn lại Chánh niệm là gì... Thì tôi đã viết nhiều bài thảo luận với đ/h Chánh Tín và chỉ chờ hồi âm thôi. Nếu đ/h có nhã ý thì cho thêm các lời chia sẽ nhé.

Chánh niệm có 1 nghĩa hay hàng ngàn nghĩa thì phải xem cá nhân của người đó thế nào.
Về từ ngữ phổ thông thì Chánh niệm chỉ là một động từ của ''Nhớ, nghĩ, niệm'' nhưng khi đi đôi với danh từ thì sẽ lập tức trở thành trạng từ. Và cái trạng từ này gọi là Pháp niệm hay Chánh Niệm.
Ví dụ: Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo là gì, hiểu thế nào.v.v.
Chánh Niệm của Đạo Tràng Làng Mai. Ăn trong chánh niệm, đi trong chánh niệm là thế nào.v.v.

Đây chỉ là bước khởi đầu hiểu nghĩa chữ chánh niệm... Còn đi xa hơn thì có lẽ nói hoài cũng chưa hết chữ diễn tả ''Chánh Niệm'' là gì ? Nhân đây kính mời đ/h Nhu Thuận, đ/h Kinhvua chia sẽ thêm...

Như vậy đ/h đặt nghi vấn thì tôi post hoặc ngược lại cũng tốt, miễn sao đem đến lợi ích cho mình bạn và quí vị Độc-giả được sự thoải mái trong tình cảm giao lưu, là tốt nhất của cái tôi mong đợi. Thân TN


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Thien Nhan đã viết:Chào các bạn, chào quí vị đồng tu.

Hiện mình đang gặp trở ngại trong việc học đạo, tu đời. Đó là cái bệnh hay quên, hoặc là lảng trí ?

Khi tôi đang làm một việc gì đó, ví dụ 5 hay 7 trách nhiệm thì khi đang làm bị quên lãng đi 1 hoặc là 2 việc bị bỏ xót không làm.
(Ví dụ như trường hợp một tài xế lái xe từ điểm A đến B. Phải chạy qua nhiều đèn đường, qua ngã tư, rồi đến điểm B dừng lại... Tắc máy, rút chìa khóa xe... Lên hàng, xuống hàng. Ít nhất từ 15 tới 20 động tác. Nhưng tôi thì rất thiếu Chánh Niệm thường là quên 1 dài thứ hoặc tôi không hề nhớ dài động tác nhỏ như vậy. Xin hỏi đây là bệnh gì?)
Tôi không biết đh hiểu như thế nào về chánh niệm nhưng qua những gì đh viết ở trên thì tôi biết đó không phải là chánh niệm của đạo Phật mà đó là luyện sự tập trung (gần như đạo nào cũng có cả). Chánh niệm của Phật giáo là thấy các pháp như chúng thật sự là chứ không phải là luyện sự tập trung để không bỏ sót pháp nào.
Kính!


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính ĐH Thien Nhan!
Xin lỗi vì công việc đa đoan nên đến giờ mới hồi âm đến ĐH.

Tôi cũng đã đọc bài viết trong topic "Có phải tôi đã quá tham?"(http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 47&t=10436) của ĐH, tự thấy câu chuyện của ĐH phải chăng cũng là lời nhắc nhở cho mọi người, nhất là với giới trẻ. Đời người quả là ngắn ngủi, vậy mà con người ta vẫn vô tư lãng phí cái không bao giờ lấy lại được là thời gian và những cơ hội-những quyết định mang tính định hướng cho cả cuộc đời! Thôi để tiết kiệm thời gian, tôi xin phép nói ghép vào chủ đề này, xin ĐH lượng thứ cho tôi.

ĐH đặt câu hỏi, nhưng tôi nghĩ ĐH cũng phần nào đã có câu trả lời cho mình rồi. Tôi chỉ góp ý kiến thế này thôi:

- ĐH đọc kinh sách rất nhiều, thuộc lòng nhiều bài chú nữa. Các vị thầy đã cảnh báo chúng ta rằng nhiều người cứ nghĩ thuộc kinh tụng chú là công đức vô lượng mà không có hành động làm công đức trong thực tế, thì sẽ bị tổn phước nghiêm trọng. Rất nguy hiểm cho người nào thực tế mình phước mỏng mà lại tưởng mình làm như thế, như thế, là được công đức vô lượng. Vậy mà nhiều tà sư và nhiều bản kinh ngụy tạo đã reo rắc ảo tưởng đó vào trong đầu mọi người gây hậu quả thật tai hại. Thú thực là bản thân tôi cũng đã từng có ảo tưởng như thế, cho đến khi nghe được các bài giảng của quý thầy, chiêm nghiệm trên thực tế mới giật mình tỉnh ngộ.


"Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc nhưng không hương.
Cũng vậy, lời khéo nói,
Không làm, không kết quả
." (Pháp cú 51)

Không phải vì nói nhiều,
Mới xứng danh trì pháp,
Những ai tuy nghe ít,
Nhưng thân hành đúng pháp,
Không phóng túng chánh pháp,
Mới xứng danh trì pháp.
(Pháp cú 259)

ĐH lo đến tuổi già nên đã học thuộc lòng kinh mong lấy đó làm bửu bối hộ thân. Điều này tuy đáng tán thán nhưng tôi nghĩ chưa đủ, chúng ta còn cần làm thêm 2 việc sau:

1) Tích cực bòn mót phước nghiệp làm hành trang không chỉ làm chỗ dựa lúc về già mà lợi ích cho cả đời sau nữa, như Đức Phật đã dạy rằng:

Khách lâu ngày ly hương,
An toàn từ xa về,
Bà con cùng thân hữu,
Hân hoan đón chào mừng.

Cũng vậy các phước nghiệp,
Ðón chào người làm lành,
Ðời này đến đời kia.
Như thân nhân, đón chào.
(Pháp cú 219-220)

Một trong những cách "bòn mót phước" là lạy Phật với lòng tôn kính tuyệt đối. Có lòng tôn kính Phật rồi thì Phật sẽ dẫn dắt mình suốt kiếp này qua kiếp khác theo con đường chánh, dù có lúc cuộc đời có gặp chướng ngại bức bách do đến lúc phải trả nghiệp thì rồi mình cũng sẽ đứng được dậy như con lật đật vậy. Lúc lạy Phật thì chỉ cần hướng tâm tôn kính tuyệt đối tới Đức Phật, không nên kèm theo luyện khí lực như một số trường phái khởi xướng làm phân tâm mình. Đạo hữu cứ tâm niệm rằng khi mình được quỳ dưới chân Phật là khi người học trò nhỏ đang quỳ dưới chân một vị Đạo Sư vĩ đại mà gần gũi, như người con được quỳ dưới chân Đấng Từ Phụ mà tâm sự nỗi lòng và lắng nghe Người chỉ dạy. Như thế, Đạo hữu có thấy ngay lập tức mình được an lạc về tâm hồn và sáng suốt về trí tuệ không? Càng hiểu rõ Giáo pháp và cuộc đời Đức Phật, chúng ta sẽ càng tăng thêm lòng tôn kính đối với Ngài. Đạo hữu có thể tìm đọc thêm cuốn truyện tranh "Đỉnh núi tuyết" (không phải dành cho trẻ em đâu), và vì ĐH đã có duyên với Kinh Pháp Cú nên ĐH có thể nghe những bài giảng về Kinh Pháp Cú trên trang Vidaothieng sẽ rất hữu ích, có cảm giác mình được sống lại thời Đức Bổn Sư còn đang tại thế vậy. (Mà tôi không phải là người tham gia lập trang Vidaothieng, chỉ có chút duyên được biết thôi ạ)

2) Có một pháp tu nào đó thực sự hiệu quả với mình mà dễ nhớ, dễ hành. Mỗi người một kinh nghiệm, thí dụ như bản thân tôi đã lấy câu
" Cảm giác toàn thân, biết rõ toàn thân" làm "thần chú" của mình. Tôi dán xung quanh phòng nhiều tờ giấy nhỏ nhỏ ghi "thần chú" đó để làm phương tiện (nếu ngại mọi người hiểu lầm thì có thể mình chỉ viết tắt "BRTT" cũng được) hỗ trợ mình giữ chánh niệm.
Thien Nhan đã viết:Còn mình thì lăng tăng làm việc tối ngày và bản tánh thì không thể ngồi một chổ mà không làm gì.
Thế thì ĐH thử tập Thái Cực Quyền xem, hoặc đơn giản nhất là tập đi kinh hành. Vừa tập vừa giữ công phu buông lỏng toàn thân, biết rõ toàn thân. Ban đầu chỉ tập trong quãng thời gian 5 phút một thôi, rồi tăng thời gian lên từ từ (Cả khi tọa thiền cũng vậy, phải kiên trì từng chút vậy thôi. Thời Đức Phật tại thế đã từng có một vị Ni xuất gia tu tập hàng chục năm mà tâm không có một sat na an lạc, Ngài cũng đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng đến cùng cực, nhưng khi túc duyên đã đủ thì chứng ngộ rất nhanh) kinhle

Một "thuật" nữa là ĐH hãy tâm niệm mình đang đi trên một cây cầu độc mộc, hoặc đi trên đỉnh một bức tường, hoặc đang đi vào một khu vực cực kỳ nguy hiểm nào đó (mà cuộc đời này nguy hiểm thiệt đó, sơ sảy chết liền, ĐH nhỉ! :"> ) để giúp mình tập giữ được Chánh Niệm tốt hơn.

Tôi dẫn lại câu chuyện của Tôn giả Châu-Lợi-Bàn-Đặc để nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng cực lớn của Nhân Quả Tội Phước, không chỉ trong cuộc sống thế gian mà cả trong các pháp tu xuất thế gian nữa. Người phước mỏng tội dày sẽ rất khó để thành tựu được bất kể điều gì!

ĐH cũng có thể tìm đọc (có cả pháp âm nữa đấy ạ) phần Thiền hoc 11 (Chánh Niệm) trong Giáo trình Thiền học của TT. Thích Chân Quang nữa.
quansat đã viết:Tôi không biết đh hiểu như thế nào về chánh niệm nhưng qua những gì đh viết ở trên thì tôi biết đó không phải là chánh niệm của đạo Phật mà đó là luyện sự tập trung (gần như đạo nào cũng có cả). Chánh niệm của Phật giáo là thấy các pháp như chúng thật sự là chứ không phải là luyện sự tập trung để không bỏ sót pháp nào.
Theo tôi được biết, Chánh Niệm là trạng thái của Tâm đã có kết quả tâm linh, mà biểu hiện rõ nhất là không bao giờ quên mất sự dụng công tu tập. Nếu sự chú ý luôn luôn ở lại với pháp môn, có nghĩa là Chánh Niệm có mặt. Nếu sự chú ý rời khỏi pháp môn để hướng theo vọng tưởng thì Chánh Niệm biến mất, là bị thất niệm, là bị sao lãng.

Còn khả năng "thấy các pháp như chúng thực sự là" thì chắc phải đắc đạo mới có, mà Phật gọi đó là khả năng "Thắng Tri" đó ạ.
( Người tu tập thành công thiền định sẽ có Thắng Tri và có khả năng: “Tuệ-tri như thực” )
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 18/03/14 20:19 với 1 lần sửa.


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

Chánh Tín đã viết:
Theo tôi được biết, Chánh Niệm là trạng thái của Tâm đã có kết quả tâm linh, mà biểu hiện rõ nhất là không bao giờ quên mất sự dụng công tu tập. Nếu sự chú ý luôn luôn ở lại với pháp môn, có nghĩa là Chánh Niệm có mặt. Nếu sự chú ý rời khỏi pháp môn để hướng theo vọng tưởng thì Chánh Niệm biến mất, là bị thất niệm, là bị sao lãng.
Lỗi từ trong quá khứ
Sinh kiến giải ngày nay
Cái tội phỉ báng pháp
Nên thân khổ thế này.
Chúc hai đh thành công và luôn giữ được cái "chánh niệm" lúc có lúc mất này!
/:)


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

ĐH quansat có thể giải thích rõ hơn cho chúng tôi được không? ĐH "mắng" thế làm tôi cũng phải giật mình xem lại. Nhưng tra trong kinh sách cũng như tra trên mạng thì không thấy định nghĩa hay cách hiểu nào về Chánh Niệm tương tự như ĐH nói. #-o

Mà hình như ĐH chưa đánh giá đúng về sự vĩ đại của khả năng "thấy các pháp như chúng thực sự là" thì phải. Vì hầu hết chúng ta đều nhìn các pháp qua lăng kính vọng tâm của mình mà cứ chủ quan tưởng mình là đúng (giống như người bị bệnh về mắt cứ thấy có "ruồi bay" y như thực, hoặc như người đang ngủ mơ thì không thể biết đó chỉ là giấc mơ vậy). Tôi nghĩ chỉ có Chư Phật- Bậc Toàn Giác mới thật sự xứng đáng được gọi là có khả năng "thấy các pháp như chúng thực sự là" mà thôi. kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.109 khách