Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chiem tuan
Bài viết: 10
Ngày: 03/02/13 06:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi chiem tuan »

Kính chào đạo hữu biển tâm
bạn tôi muốn hỏi thêm 1 câu, nếu cứ ngồi thiền mà thấy ánh sáng thì phải làm gì trong khi chờ đợi để được gặp thiền sư ?
chân thành tri ân đạo hữu
chiem tuan & các bạn


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Chiem Tuan & đồng đạo

Với bất cứ cảnh nào đến trong tâm (dù cho là ánh sáng), trên thân, trong thiền hay trong cuộc sống đều bình thản quán sát. Vì bất cứ pháp nào, đối tượng nào của 6 căn trên thế gian này đều có đủ 3 đặc tướng: vô thường, bất toại nguyện & vô ngã.

Người bạn đã có chánh niệm, đã biết thế nào là chánh niệm, nên dùng chánh niệm đó để sống trong ngày, nhờ như thế không có nhu cầu ngồi thiền nhiều lắm, (ít nhất là trong thời gian chưa vào trường thiền).

Trước kia là do không mong cầu, giữ giới miên mật nên dễ nhập định. Bây giờ tâm có lo âu & lẽ đương nhiên tâm thường nhớ lại cảnh định đã kinh nghiệm, nên sự nhập định có lẽ cũng không dễ nữa.

Nếu các Thiện Hữu không thể chờ đợi để vào trường thiền Pa-Auk thì bt sẽ tạm thời giới thiệu 1 vị Thiền Sư Sir Lanka, trước tiên là xin cho bt biết quí ĐH hiện nay có ở gần miền Nam Thụy Sĩ không ? nếu không ở gần để tự đến gặp Ngài thì trường hợp cần kíp lắm cũng đành dùng điện thoại & xử dụng Anh ngữ, Ngài thiền sư sẽ từ bi chỉ dạy cho, nếu có duyên gặp được Ngài (Ngài đi về thường xuyên Thụy Sĩ-Sỉ Lanka)

Học với bất cứ với vị Thầy nào cũng không thành vấn đề, vấn đề là vị Thầy đó tuy đặt ra một khuôn mẫu để giảng dạy cho số đông, nhưng sẽ đặc biệt hướng dẫn cho người hành giả theo Ba-la-mật nơi người đó mà quí Ngài nhận ra.

Kính chúc quí Thiện Hữu giữ được chánh niệm trong đời sống.

kính,bt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
chiem tuan đã viết:........

nếu cứ ngồi thiền mà thấy ánh sáng thì phải làm gì trong khi chờ đợi để được gặp thiền sư ?
Này Hiền giả! nhân vì bắt gặp câu hỏi liên hệ đến Pháp & Luật và cđ thấy câu trả lời có nêu rõ trong Chánh Tạng nên cđ đăng lên để lợi ích cho các đồng Phạm hạnh. Kính mong Chư Hiền an lạc, hoan hỷ! kinhle
128. Kinh Tùy phiền não
(Upakkilesa sutta)

...............

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, chúng con nhận thấy được hào quang, cũng như sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Chúng con không được hiểu rõ tướng ấy là gì?

-- Này các Anuruddha, tướng ấy các Ông cần phải hiểu rõ. Ta cũng vậy, này các Anuruddha, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Nghi hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi của các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Không tác ý khởi lên nơi Ta. Vì không có tác ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc và không tác ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Hôn trầm, thụy miên, khởi lên nơi Ta. Vì có hôn trầm, thụy miên nên định của Ta bị biến diệt; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc, không tác ý và hôn trầm, thụy miên không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp". Ví như, này các Anuruddha, một người đang đi trên con đường, có kẻ giết người nhảy đến (công kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai phía, người ấy khởi lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự phấn chấn (ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có sự phấn chấn, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và trong một lần tìm được năm cửa miệng kho tàng, do nhân duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha, phấn chấn khởi lên nơi Ta. Vì có phấn chấn nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào, để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Dâm ý (dutthullam) khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta, và vì có tinh cần quá độ, nên định lực biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người với hai tay bắt nắm quá chặt một con chim cáy khiến con chim chết liền tại chỗ. Cũng vậy, này các Anuruddha, tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá độ... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, và tinh cần quá độ không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Tinh cần quá yếu đuối khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá yếu đuối, nên định biến diệt nơi Ta; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người bắt một con chim cáy quá lỏng lẻo, con chim ấy bay khỏi hai tay của người ấy. Cũng vậy, này các Anuruddha,... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, tinh cần quá độ và tinh cần quá yếu đuối không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Ái dục khởi lên nơi Ta. Vì có ái dục.. với sự hiện khởi các sắc pháp... Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý... tinh cần quá yếu đuối và ái dục không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật... Rồi này các Anuruddha, Ta nghĩ như sau: "Sai biệt tưởng khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc... ái dục và sai biệt tưởng không khởi lên nơi Ta nữa".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và Ta nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi sắc pháp. Những hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?" Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi Ta... cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc.. (như trên)... các tưởng sai biệt và trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp không khởi lên nơi Ta nữa".
Rồi này các Anuruddha,

sau khi biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm;
sau khi biết được không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của tâm;
sau khi biết được hôn trầm, thụy miên...
sau khi biết được sợ hãi...
sau khi biết được phấn chấn....
sau khi biết được dâm ý...
sau khi biết được sự tinh cần quá độ...
sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối...
sau khi biết được dục ái...
sau khi biết được tưởng sai biệt...
sau khi biết được trạng thái quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ trạng thái quá chú trọng vào các sắc pháp, một phiền não của tâm.


Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang nhưng Ta không thấy các sắc pháp cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Ta thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta chỉ nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp: cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?" Ta chỉ thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Trong khi Ta không tác ý sắc tướng, nhưng có tác ý hào quang tướng, trong khi ấy ta nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp. Còn trong khi Ta không tác ý hào quang tướng, nhưng tác ý sắc tướng; trong khi ấy Ta thấy các sắc pháp, nhưng không nhận thấy hào quang, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy được các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và nhận thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?" Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Khi nào định có hạn lượng, khi ấy mắt của Ta có hạn lượng; với con mắt có hạn lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy sắc pháp có hạn lượng. Nhưng khi nào định của Ta không hạn lượng, trong khi ấy mắt của Ta thành vô lượng, và với con mắt vô lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang vô lượng và thấy các sắc pháp vô lượng cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày".

Này các Anuruddha,
sau khi biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm;
sau khi biết được không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của tâm;
sau khi biết được hôn trầm, thụy miên...
sau khi biết được sợ hãi...
sau khi biết được phấn chấn....
sau khi biết được dâm ý...
sau khi biết được sự tinh cần quá độ...
sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối...
sau khi biết được dục ái...
sau khi biết được tưởng sai biệt...
sau khi biết được trạng thái quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, thời trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp phiền não của tâm được đoạn trừ.

Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Những phiền não tâm của Ta đã được đoạn trừ. Nay Ta tu tập ba loại định".

Rồi này các Anuruddha,
Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm, không tứ;
Ta tu tập định có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ;
Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập định câu hữu với xả.

Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ; khi nào Ta tu tập định không tầm, chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời TRI KIẾN KHỞI LÊN NƠI TA: "Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện hữu".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung128.htm
* tóm lại:
trên con đường tinh tấn ("sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần"),
Thế Tôn luôn gặp các pháp chướng ngại cho định như: "Nghi, Không tác ý, Hôn trầm Thụy miên, Sợ hãi, Phấn chấn, Dâm ý, Tinh cần quá độ, Tinh cần yếu đuối, Dục ái, Sai biệt tưởng, Quá Chú Tâm đến sắc pháp",
và mỗi lần như vậy, Ngài đều "Ta(TỰ) suy nghĩ ..." để rồi "Ta phải làm thế nào để ... không khởi lên nơi Ta nữa";
và "Sau khi BIẾT được ... là phiền não của tâm, thời phiền não của tâm ấy được đoạn trừ", đến đây thì có hai con đường:
- tác ý trên Hào quang & Sắc pháp(kèm theo sức mạnh của Định lực): tác ý trên pháp nào thì pháp ấy hiện khởi, không tác ý pháp nào thì pháp ấy không hiện khởi + Định tâm hữu hạn thì "cái thấy" hữu hạn, Định tâm vô hạn thì "cái thấy" vô hạn.
- tu tập theo Chánh Định & Giác Chi liên hệ đến các pháp: "Tầm,Tứ, Hỷ, Lạc, Xả" để diệt tận các lậu hoặc, thành tựu Giải thoát,
nhưng dầu là đi con đường nào, thì cũng phải "những phiền não của tâm đã được đoạn trừ".

Như vậy, này Hiền giả! câu hỏi của Ngài Anuruddha nêu lên tương ưng với câu hỏi của người bạn Hiền giả, và câu trả lời đã được Thế Tôn khai minh, khai khị, hiển lộ một cách đầy đủ,với cả nghĩa và văn.

Này Hiền giả! một thời Thế Tôn đã sách tấn và khuyên dạy Đệ tử như sau: "những ai sau khi Ta diệt độ, Tự Mình là ngọn đèn cho chính mình, Tự Mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng CHÁNH PHÁP làm ngọn đèn, dùng CHÁNH PHÁP làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta"

Như vậy, này Hiền giả! trong thời pháp này, nếu như PHÁP BẢO không đủ để giúp cho các hữu tình vượt thoát Luân hồi,thành tựu Chánh trí, thời không một vị nào có thể làm được điều ấy thay PHÁP BẢO.

Kính chúc Hiền giả cùng các Chư hiền an lạc, tinh tấn !!

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Chiem Tuan

bt đã gởi địa chỉ & số tel. vào tin nhắn.

kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

tán thán đ/h cục đất trích đăng Kinh Tùy Phiền Não rất là ý nghĩa

Đức Phật dạy,

khi nào biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, thời nghi hoặc phiền não của tâm được đoạn trừ

biết được thời có đoạn trừ là như thế nào?

mình nghĩ con đường giải thoát cũng tương tự con đường chúng ta đi bộ hay lái xe, thấy gai góc hay ổ gà thì chúng ta tránh

cho nên biết được thời có đoạn trừ cũng giống như thấy rồi tránh vậy

bởi vậy chúng ta cần phải thấy rõ các phiền não trong tâm tư; và sự thấy này thì chẳng ai giúp ta được vì đó là tâm tư ta; do đó tự mình là ngọn đèn cho chính mình là lời khuyên chính xác

và vai trò của các vị thầy là chỉ ra chỗ mình nên chú tâm hoặc như thế nào chớ không ban cho mình sự chú tâm

:)


chiem tuan
Bài viết: 10
Ngày: 03/02/13 06:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Sự khác nhau của 2 tầng thiền Định & Tuệ

Bài viết chưa xem gửi bởi chiem tuan »

Kính lễ đạo hữu Cục Đất

Hôm nay tôi mới trở lại nơi này đọc & tri ân đạo hữu dạy cho những bài Kinh quí báu.
ct tôi sẽ tìm hiểu thật kỹ rồi sẽ trở lại sau.
trân trọng
chiem tuan


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.100 khách