Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức - Sayadaw Pa-Auk - Myanmar -

Câu Hỏi: Ý nghĩa của câu „Do thức sanh, danh sắc sanh; do danh sắc sanh, thức sanh„ đề cập trong Kinh Đại Duyên (Mahānidāna Sutta) của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) là gì?

Trả Lời: Liên quan đến pháp Duyên Khởi, Đức Phật dạy „do thức sanh, danh sắc sanh“ hay „do duyên thức, danh sắc sanh“ (viññāṇa paccaya nāmarūpaṁ) và „do duyên danh sắc, thức sanh“ (nāmarūpa paccaya viññāṇaṁ).
Trong phương pháp năm uẩn thì đề cập ‘nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo.’ Khi nói „do duyên thức, danh sắc sanh“ Đức Phật muốn nói gì? Ở đây, thức ám chỉ tâm (citta), danh ám chỉ các tâm sở (cetasika), và sắc chỉ muốn đề cập đến loại sắc do tâm tạo (cittajarūpa). Vậy do thức sanh, các tâm sở sanh, do thức sanh, sắc do tâm tạo sanh. Vì thế, do thức sanh, danh (cetasika—tâm sở) và sắc (sắc tâm —cittajarūpa) sanh.
Nếu hành giả có thể phân biệt được sắc do tâm tạo (cittajarūpa), thời hành giả có thể hiểu được ý nghĩa này một cách rõ ràng.

"Danh sắc tập khởi, thức tập khởi” (nāmarūpasamudayā viññāṇasamudayo) nghĩa là do sự sanh khởi của danh & sắc, thức khởi sanh. Trong lúc hành giả phân biệt năm uẩn qua lối quan hệ nhân quả, hành giả phải cố gắng để thấy mối quan hệ giữa các danh uẩn. Đức Phật dạy ‘phassasamudaya vedanāsamudayo, phassasamudaya saññāsamudayo, phassasamudaya saṅkhārāsamudayo, nāmarūpasamudaya viññāṇasamudayo.’ = “Do tập khởi của xúc hay do duyên xúc, thọ sanh; do tập khởi của xúc, tưởng sanh; do tập khởi của xúc, hành sanh” ; với thức Đức Phật dạy rằng “do tập khởi của danh sắc, thức sanh”. Ở đây danh là các tâm sở. Sắc là các căn xứ. Thức của các chúng sinh trong cõi ngũ uẩn không thể sanh mà không có một căn xứ. Không có các tâm sở, thức cũng không thể sanh được. Vì thế các tâm sở cũng là một nhân gần cho thức khởi sanh. Thức và các tâm sở tùy thuộc vào nhau để khởi sanh. Bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành và thức) tùy thuộc lẫn nhau. Nếu một danh uẩn nào đó là nhân, thì ba danh uẩn kia là quả. Nếu hai danh uẩn là nhân, hai danh uẩn còn lại sẽ là quả. Nếu ba danh uẩn là nhân, danh uẩn còn lại sẽ là quả.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cho nên "danh" trong câu "thức duyên danh sắc" chỉ là ba uẩn không phải thức uẩn tức là "thọ, tưởng, và hành"; duyên và sở duyên có lẽ chính xác hơn nhân và quả

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Kính ĐH Hlich

Bt không hiểu rõ về thuyết 4 Duyên, đạo hữu có thể giải thích thêm được chăng ?

Đạo hữu nói đúng, tương quan Thức – Danh Sắc 1 & Danh Sắc 2 – Thức không đơn giản là nhân quả mà nhìn qua 24 duyên thì nó là hỗ tương duyên & đồng sanh duyên, không kể đến nhân duyên hay nhiều duyên phụ thuộc khác, và nếu mình hiểu được khá chi li như chính sự chi li của nó thì đâu thấy cái Ta hay tác nhân nào. Ở chỗ tương quan này Đức Phật đã trở đi trở lại nhiều lần, giống như vì không vượt qua được nó nên con người cứ mãi trở thành !
kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

đ/h bt khỏe ạ,

24 duyên của thắng pháp pali thì chi tiết và có sự lặp lại; phái du già giản tiện đi và giữ lại ba duyên chánh đó là nhân duyên, cảnh duyên, và vô gián duyên, và duyên thứ tư (tăng thượng duyên) là nói chung các duyên phụ khác

mình học sơ về 24 duyên và tạm hiểu mục đích của bộ vị trí là sự chứng minh qua cách liệt kê rằng,
1. không có pháp nào hiện hữu độc lập
2. không có chiều hướng nhất định nào trong nhân duyên, ví dụ thiện pháp có thể duyên thiện pháp và cũng có thể duyên bất thiện pháp; bất thiện pháp có thể duyên bất thiện pháp và cũng có thể duyên thiện pháp, sắc duyên danh, sắc duyên sắc, danh duyên danh, danh duyên sắc ...

cho nên rốt cuộc chẳng có pháp nào là khả đắc, chúng ta có thể cho tầm tứ đi ngủ mà được tỉnh giác :D

kính,

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong À, bt nhớ có lần đọc qua đâu đó, Cảnh duyên có 2 phần : năng & sở, thức nương vào cảnh mà phân biệt là sở duyên duyên. Bt chỉ nhớ sơ sơ , nếu đúng thì cho hỏi thêm 1 câu nữa thôi, rồi :

đúng là phải nên:

"cho nên rốt cuộc chẳng có pháp nào là khả đắc, chúng ta có thể cho tầm tứ đi ngủ mà được tỉnh giác"

chứ biết làm gì hơn.

„tâm tạo các pháp“ có phải là sở duyên duyên ?

chúc ĐH an lành
kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

mình nghĩ các pháp do tâm tạo là nói đến danh tự, khái niệm, ngôn ngữ ... những thứ của thế giới "giả danh"; còn thế giới "thực pháp", cái thế giới mà hành giả chiêm nghiệm, thì nó có các pháp duyên với nhau trong đó có pháp tâm là chủ

sở duyên duyên hay cảnh duyên, đó là nói đến cái được biết (đối tượng) làm cảnh duyên cho cái biết (thức); cái đối tượng (sở duyên) duyên cái năng duyên (thức) theo cung cách cảnh duyên

hầu hết chúng ta sống khép kín trong thế giới "giả danh", tức là thức luôn chạy theo cảnh duyên "giả danh"; cho nên "vạn pháp duy tâm" cũng không sai lắm đâu

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Thức

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kính ĐH Hich

từ duyên đến sở duyên duyên không đầy chớp mắt
từ sở duyên duyên về duyên xa muôn trùng

bt biết mình còn cần Pháp học nhiều. Tri ân Đạo hữu

Kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.102 khách