Huyền Bí Sứ Tích Lan

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Huyền Bí Sứ Tích Lan

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Một tập sách rất hay nói về tích lan. Những người nào muốn tìm hiểu về truyền thống của phật giáo nguyên thủy nên đọc qua quyển này. Theo Bộ Dìpavamsa, sau khi Chứng Đắc Vô Thượng Chánh Đẵng Chánh Giác Đức Phật của dùng Phật Nhãn của mình để quán xét thế gian và Hòn Đảo Lanka được Đức Thế Tôn đánh giá là Cao Quý Nhất.
http://www.ziddu.com/download/8310917/P ... n.pdf.html

THERAVADĀ
PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ.
GIÁO TRÌNH GIÃNG DẠY BỘ MÔN PHẬT GIÁO TÍCH LAN.
Tỳ Kheo: TUỆ QUYỀN.

BÀI I
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ TÔN GIÁO TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO TÍCH LAN.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Nước Tích Lan ( tức Srilanka) nằm trong Ấn Độ Dương , phía Nam Ấn Độ.
Đảo Tích Lan, nhìn trên bản đồ giông hình giọt nước mắt Phía Bắc hơi nhọn, phía Nam to tròn, điạ thế bốn mặt ven biển bằng phẳng, nhưng ở giữa thì núi non cao vút. Tích Lan nằm ở 5,25 độ Vĩ Bắc, 79, 42 độ Kinh Đông với diện tích là 66.000 Km vuông.
Dân số Tích Lan vào khoảng 15 Triệu người, theo thống kê thì mật độ dân số của Tích Lan được xem như là một trong những Quốc Gia có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trong số đó gồm 70% dân Sinhala, hầu hết theo Phật Giáo ngôn ngữ xữ dụng tiếng Sinhala, 20% dân Tamil theo Ấn Độ Giáo hay Hồi Giáo ngôn ngữ xữ dụng tiếng Tamil, 10% còn lại là dân Burghers phần lớn theo Thiên Chúa hay Tin Lành và lấy Tiếng Anh lam ngôn ngữ chính.
Trước đây, Tích Lan còn được gọi là Lăng Gìa ( Lankà) hoặc là Đảo Lăng Già ( Lankà-dìpa) Laṅkā, Laṅkādīpa, Laṅkātala.—Tên Pāli của xứ đảo Tích Lan, thường thấy trong Kinh văn, như Dīpavaṃsa, Mahāvaṃsa và các Chú giải .Laṅkā thoạt tiên là trú xứ của các Dạxoa; hai thành phố quan trọng của họ là Sirīsavatthu và Laṅkāpura
Khi người dân Ariyan du nhập vào đảo quốc này vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất theo Phật Lịch thì vùng đất này còn ó tên gọi khác là Sinhaladipa(Đảo Sư Tử),chính từ điểm này về sau người Ả-rập nương theo âm đó gọi Tích Lan là Seredib. Người Tây Phương do cũng phiên âm trại ra của chử Sinhala nên gọi Tích Lan là Ceylon.
Mặt khác, ngoài những tên gọi mà chúng ta đã biết Tích Lan còn có một tên gọi cổ nữa dó là Tambapannidipa được dịch là Đảo Hồng Chưởng. Tambapaṇṇi.—Tên của một làng bên Tích Lan, nơi Thánh vương Vijaya cập bến sau khi rời Suppāraka. Truyền thuyết nói rằng làng có tên như vậy vì lúc lên bờ các đệ tử của Vijaya quá mệt mỏi nên ngồi chống tay xuống đất và tay họ bị đỏ vì bụi đỏ của địa phương này. Về sau Vijaya lập kinh đô tại Tambapaṇṇi, rồi theo truyền thống cả đảo mang tên Tambapaṇṇi (2).
Tambapaṇṇi thoạt tiên do các Dạxoa trú, có kinh đô là Sirīsavatthu (q.v.). Valāhassa Jātaka (3) có nói đến một Tambapaṇṇisara. Theo Chú giải Saṃyutta (4), Tambapaṇṇidīpa rộng 100 lý.
Anurādhapura là Majjhimadesa (miền Trung) của Tambapaṇṇidīpa; phần còn lại được gọi là Paccantimadesa (miền Ngoài) (5).
Rocks Edicts II và XIII của Asoka nói rằng Tambapaṇṇi là một trong số Pratyantadesa không thể chinh phục được như Coḍa, Pāṇḍya, Satiyaputta, Keralaputta và địa hạt Antiyaka Yonarāja; nhưng dân chúng trong các miền này rất thân thiện với Vua Asoka. Vincent Smith (6) không xem đó là Tích Lan mà là con sông Tāmraparṇi ở Tinnevelly.
(1) Mhv. vi. 47; Dpv. ix. 30. (2) Ibid., vii. 38-42. (3) J. ii. 129. (4) ii. 83; nhưng trong VbhA. (p. 444), được nói như là tiyojana satika. (5) AA. i. 265. (6) Asoka (3rd ed.), p. 163; nhưng xem India Antiq. 119, p. 195 f.
Theo Ký Tích Lan thì ngoài ra còn có tên gọi khác là: . Theo Mahāvaṃsa (1) và Samantapāsādikā (2), vào thời Phật Kakusandha, đảo được gọi là Ojadīpa do Vua Abhaya trị vì tại thủ đô Abhayapura, có vườn Mahātittha, có núi Devakūṭa; vào thời Phật Koṇāgamana, đảo được gọi là Varadīpa do Vua Samiddha trị vì tại thủ đô Vaḍḍhamāna, có vườn Mahānoma, có núi Sumanakūṭaka; vào thời Phật Kassapa, đảo được gọi là Maṇḍadīpa do Vua Jayanta trị vì tại thủ đô Visālā, có vườn Mahāsāgara, có núi Subhakūṭa. Mahātittha, Mahānoma, Mahāsāgara là vườn Mahāmeghavana vào thời Phật Gotama; Devakūṭa, Sumanakūṭaka, Subhakūṭa là núi Sumanakūṭa nơi mà Phật Gotama có để lại dấu chơn. Phật Gotama đến đảo ba lần, trong lúc ba vị Phật kể trên mỗi vị chỉ du hành tới đảo có một lần (3).
Theo Bộ Dìpavamsa, sau khi Chứng Đắc Vô Thượng Chánh Đẵng Chánh Giác Đức Phật của dùng Phật Nhãn của mình để quán xét thế gian và Hòn Đảo Lanka được Đức Thế Tôn đánh giá là Cao Quý Nhất. Chúng tôi xin được nêu lên từ câu 16 đến câu 24 trong Dipavamsa :
16/-
Khaṇe khaṇe laye buddho sabbalokamavekkhati,
pañcacakkhu vivaritvā olokesi bahujjane.
Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, đức Phật đã quán xét tất cả thế gian, sau đó đã khai mở năm loại nhãn quan[2] và đã nhìn thấy nhiều loại chúng sanh.
17/-
Anāvaraṇañāṇaṃ taṃ pesesi dipaduttamo,
addasa virajo satthā laṅkādīpaṃ varuttamaṃ.
Đấng Đạo Sư không chút nhiễm ô, bậc Tối Thượng của loài người, đã sử dụng trí tuệ không bị hạn chế ấy và đã nhận thấy hòn đảo Laṅkā là cao quý nhất hạng.
18/-
Sudesaṃ utusampannaṃ subhikkhaṃ ratanākaraṃ,
pubbabuddhamanuciṇṇaṃ ariyagaṇasevitaṃ.
(Laṅkā) là xứ sở tốt đẹp, khí hậu điều hòa, vật thực dồi dào, có hầm mỏ châu ngọc, đã được chư Phật quá khứ ngự đến và tập thể Thánh nhân cư ngụ.
19/-
Laṅkādīpavaraṃ disvā sukhettaṃ ariyālayaṃ,
ñatvā kālamakālañca vicintesi anuggaho.
Sau khi nhận thấy tính chất cao quý của hòn đảo Laṅkā là có ruộng đồng màu mỡ và là trú xứ của các Thánh nhân, và sau khi quán xét về yếu tố hợp lý của thời điểm hoặc chưa đúng thời điểm, đấng Tế Độ đã suy nghĩ rằng:
20/-
Laṅkādīpe imaṃ kālaṃ yakkhabhūtā ca rakkhasā,
sabbe buddhapaṭikuṭṭhā sakkā uddharituṃ balaṃ.
“Ở trên hòn đảo Laṅkā vào thời điểm này, tất cả chúng sanh hàng dạ-xoa và lũ ác thần là đối nghịch với chư Phật, chúng có thể dương oai về quyền lực.
21/-
Nīharitvā yakkhagaṇe pisāce avaruddhake,
khemaṃ katvāna taṃ dīpaṃ vasāpessāmi mānuse.
Sau khi chế ngự bè lũ dạ xoa và các ác thần trở thành những kẻ chịu sự khuất phục, ta sẽ thiết lập an ninh và giúp cho nhân loại sinh sống tại hòn đảo ấy.
22/-
Tiṭṭhantesu ime pāpe yāvatāyuṃ asesato,
sāsanantaraṃ bhavissati laṅkādīpavare tahiṃ.
Trong khi toàn thể các hạng xấu xa này tồn tại đến hết tuổi thọ, sẽ có cơ hội cho Giáo Pháp phát triển tại nơi ấy, trên hòn đảo Laṅkā tuyệt vời.
23/-
Uddharitvān’ahaṃ satte pasādetvā bahujjane,
ācikkhitvāna taṃ maggaṃ accutaṃ ariyāpathaṃ.
Sau khi di chuyển các chúng sanh ấy đi, ta sẽ tạo niềm tin cho số đông loài người và sẽ giảng giải đạo lộ ấy, tức là con đường Bất Tử của các Thánh nhân.
24/-
Anupādā parinibbāmi suriyo atthaṅgato yathā,
parinibbute catumāse hessati paṭhamasaṅgaho.
Ta sẽ viên tịch Niết Bàn do không còn chấp thủ, tương tợ như mặt trời lặn xuống vậy. Sau khi viên tịch Niết Bàn được bốn tháng[3] thì sẽ có cuộc kết tập lần thứ nhất.
II. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN TÔN GIÁO:
Như chúng tôi đã nêu ở trên, vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất Phật Lịch, người A ri an từ phía Tây Ấn Độ đã bị người dân bản xứ trong cuộc chiến giữ nước đẩy lui về bờ biển Phía Đông rồi dần vượt biển sang Tích Lan, hành trang của nhũng người bại trận đó ngoài nỗi nhục bại trận họ còn mang theo cả nền văn hoá tín ngưỡng của họ sang vùng đất mới. Điều đó khi chúng ta di sâu vào nghiên cứu sẽ thấy rỏ nhất trong những lĩnh vực sau:
1. Kiến trúc , tạo hình và điêu khắc rất giống với nền nghệ thuật đương thời của Ấn Độ.
2. Trong những chuyến di dân đến những vùng đất mới, đời sống chăn nuôi , trồng trọt cũng như chiến đấu bảo vệ sự sinh tồn của mình những khí cụ liên quan đến đời sông của người dan cổ A ri an đã phát triển khá cao, và điều này chúng ta co thể thấy được tại Vùng Đảo Quốc này. Mặt khác, hệ thống ngôn ngữ thông dụng của Miền Bắc Ấn lại được phần đông người dân A ri an xữ dụng và thứ ngôn ngữ này có mối quan hệ phát triển hoà hợp với ngôn ngữ Pali. Thứ tiếng đó là cơ sở cho việc hình thành ngôn ngữ Sinhala sau này.
3. Phong tục tập quán là những nghi thức, nghi lể mang đậm chất tín ngưỡng của Bà La Môn giáo.
4. Sự phân cấp trong xã hội Tích Lan vào thời bấy giờ cũng được phân chia làm bốn giai cấp: Tầng lớp thống trị , Bà La Môn, giới nông thương thợ thuyền và giơí Thủ Đà La những người làm thuê.
Chính từ những điểm tương đồng nay với xã hội Ấn Độ, chúng ta có thể nói Tích Lan vào thời điểm đó là một Tiểu Ấn Độ thu nhỏ về sinh hoạt cộng đồng và xã hội đó chính là những lợi thế cho Phật Giáo du nhập vào vùng đất này sau này.
Trước khi Phật Giáo được truyền bá vào Tích Lan, trên Đão đã phổ biến tục sùng bái Tổ Tiên, tương truyền đối với những cư dân có lòng trung thành với Quốc Vương với Quốc Gia sau khi chết sẽ được biến thành quỷ thần, sẽ dùng tâm thức và thần lực của mình bảo hộ cho lợi ích của người thân và Quốc Vương. Kết hợp từ những suy nghĩ đó cọng với tập tục sùng bái tổ tiên dần dần trở thành tục sùng bái Thiên Thần. Họ cho rằng Thiên Thần là người Bảo Hộ có Uy Lực lớn lao, Thiên Thần có thể Ban Phát những Phúc Lành đến cho những người làm những điều Thiện Lành và sẳn sàng trừng phạt những kẻ làm ác. Song song với những luận điểm đó đời sống du mục va chăn nuôi trồng trọt của những người dân cổ sơ cũng đóng góp không nhỏ vào truyền thống tín ngưỡng tin vào những vị thần linh có khả năng mang lại cho họ sự ấm no hạnh phúc như Thần Nước, thần sông, Thần Núi .v.v. Và đặc biệt là Thần Cây
Tích Lan trước khi Phật Giáo được truyền bá vào Đạo Bà La Môn và Đạo Lão Thể cũng đã du nhập vào đây khá sớm nhiều đền thờ Thần Đạo Bà La Môn và Chùa, Miếu cho các Giáo Đồ Bà La Môn cư trú. Về sau này, đến đời Vua Devanampiyatissa Đức Vua cũng đã từng hạn chế nơi cư trú của những Giáo Đồ Bà La Môn Giáo này.
Song song với việc có mặt của những Giáo Đồ Bà La Môn Giáo thì trước thời Vua Devanampiyatissa Đạo Kỳ Na Giáo cũng đã rất hưng thịnh nhưng về sau khi Phật Giáo được truyền bá đến nơi này thì dần dần những ngôi Tự Viện của Kỳ Na Giáo trở thành những ngôi Tự Viện của Phật Giaó, từ đó dẩn đến sự suy vong của Đạo Kỳ Na Giáo.
Tóm lại, vị trí địa lý, con người và lịch sử xã hội của Sri Lanka có những điều kiện khá thuận lợi cho việc Phật Giáo du nhập vào Đão Quốc này.















BÀI II :
PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO XỨ TÍCH LAN.
I. Bậc Đạo Sư và Xứ Lanka:
Như chúng tôi trình bày ở trên, sau khi Chứng Đắc Quả Vị Chánh Đẵng Chánh Giácb sau bảy ngày thọ hưởng Hương Vị Giải Thoát o Cội cây Giác Ngộ Bậc Đại Sĩ đã dùng Phật Nhãn quán xét Thế Gian và nhận thấy Đão Lanka sau này sẽ trở thành Trung Tâm Nâng Đở Giáo Pháp. Trong Đảo Sữ có ghi nhận rằng:
- Anāvaraṇañāṇaṃ taṃ pesesi dipaduttamo,
addasa virajo satthā laṅkādīpaṃ varuttamaṃ.
Đấng Đạo Sư không chút nhiễm ô, bậc Tối Thượng của loài người, đã sử dụng trí tuệ không bị hạn chế ấy và đã nhận thấy hòn đảo Laṅkā là cao quý nhất hạng.
Cũng theo 2 bộ sách Dipavamsa( Đão Sử) và Mahavamsa( Đại Sử) ngoài việc Bậc Đại Sĩ Quán Xét về Đão Lanka như thế , Ngài cũng đã không ít lần thăm viếng Hòn Đão Lanka này. Tương truyền, có ít nhất ba lần Bậc Đạo Sư của Chúng ta đã viếng thăm Đão Lanka và ba lần thăm viếng đó là:
“-Bây giờ xét thấy rằng lễ đại tế tự do Ưu-lâu-tần-la Ca-diếp đứng ra tổ chức đã gần kề, và vì ngài thấy rằng vị đạo sĩ này hoan hỷ để ngài ra đi, nên đức Thế tôn, Bậc chiến thắng kẻ thù bèn đi khất thực ở Bắc Cu-lộ-châu, và khi ngài đã độ thực gần hồ A-nâu-đạt-trí (Anotatta), vào tháng thứ chín sau khi ngài thành Phật, nhằm ngày rằm của tháng mười hai (âm lịch, Báo-sa-nguyệt), tự thân ngài ra đi đến đảo Tích Lan (Laṇka) để làm thanh tịnh xứ Tích Lan. Vì bậc chiến thắng đã biết xứ Tích Lan là nơi để giáo pháp của ngài chiếu sáng trong vinh quang rực rỡ; và ngài biết rằng xứ Tích Lan có nhiều Dạ-xoa, và những Dạ-xoa ấy trước hết phải bị đuổi đi khỏi xứ Tích Lan.
Và ngài cũng biết rằng ở giữa đảo Tích Lan này, trên bờ sông xinh đẹp, trong khu rừng Ðại Long Lâm viên (Mahānāga) khả ái, dài ba do tuần và rộng một do tuần, có một đại chúng Dạ-xoa đang trú ngụ trên đảo này. Ðức Thế Tôn đi đến đại chúng Dạ-xoa này, và ở đó giữa đại chúng ấy, khi đứng lơ lửng trong không trung ở trên đầu của chúng, chỗ ấy về sau gọi là Ðại Hằng giang bảo tháp (Mahiyaṇganathūpa), ngài làm cho chúng kinh hãi bằng cách tạo ra mưa bão, bóng tối vân vân. Những Dạ-xoa đầy khiếp đáp, bèn cầu xin bậc Chiến thắng vô úy giải thoát cho chúng khỏi những nỗi sợ hãi, và bậc chiến thắng, bậc đoạn trừ sợ hãi, nói với những Dạ-xoa bị kinh hãi như vậy: "này các Dạ-xoa, Như Lai sẽ xua tan nỗi sợ hãi khổ ưu này của các ngươi, nhưng các ngươi phải đồng lòng cho ta một chỗ khả dĩ ta có thể ngồi." Các Dạ-xoa đáp lời đức thế tôn như vầy: "Bạch đức thế tôn, chúng tôi sẽ cho ngài ngay cả đảo này của chúng tôi. Hãy giải thoát cho chúng tôi khỏi nỗi sợ hãi." Rồi sau đó, khi ngài đoạn trừ nỗi kinh hãi trong chúng, cơn lạnh buốt và bóng tối, và đã trải tấm da của ngài trên đất mà chúng đã dâng đến ngài, bậc chiến thắng, khi ngồi ở đó, khiến cho tấm tọa cụ giãn rộng ra, trong khi đó quanh tấm tọa cụ là ngọn lửa đang cháy rực Bị đe dọa bởi sức nóng của ngọn lửa đang cháy và đầy nỗi kinh hoàng, chúng đứng quanh ở ngoài đường ranh. Rồi bậc giải thoát khiến cho sơn đảo (Giridīpa) đến đây gần với chúng, và khi chúng đã dị định cư ở đó, ngài thân tấm tọa cụ ấy trở lại chỗ cũ của nó. Rồi bậc giải thoát xếp lại tấm tọa cụ bằng da của ngài, Chư thiên cu hội và trong hội chúng ấy, bậc Ðạo sư thuyết giảng chánh pháp đến họ. Có nhiều loại chúng sanh tỏ ngộ chánh pháp, chúng sanh quy y tam bảo và thọ trì ngũ giới không xiết kể.
Vị thiên tử Ðại Tu-ma-na (Mahāsumanā) ở trên núi Tu-ma-na-cứu-la (Sumanakūṭa), đã chứng đắc quả thánh Tu-đà-huờn, muốn xin bậc Ứng cúng một cái gì đó của ngài để tôn thờ. Bậc chiến thắng, bậc đem lại lợi ích cho chúng sanh, bậc có mái tóc màu đen huyền và thuần khiết, đưa tay lên đầu của ngài và ban cho vị thiên tử kia một nắm tóc của ngài. Và vị thiên tử kia, khi thọ nhận nắm tóc này trong một cái hủ bằng vàng sáng chói, khi vị ấy đã đặt những sợi tóc ấy trên đống châu ngọc đa sắc có chu vi bảy hắc tay, đống châu ngọc ấy được chất chồng ở chỗ bậc đạo sư đã ngồi, trùm lên đống châu ngọc bằng một bảo tháp được làm bằng ngọc bích và tôn thờ những sợi tóc ấy.
Khi Ðức Chánh biến tri đã viên tịch, vị trưởng lão tên là Sa-la-phù (Sarabhu), là đệ tử của trưởng lão Sāriputta, đã dùng thần thông của mình nhận lấy một cánh xương đòn của bậc Chiến thắng ngay trên hỏa đài và đem cánh xương ấy đến đảo Tích Lan này, và cùng với những vị Tỳ khưu đứng quanh vị ấy, tại đó trưởng lão đã tôn trí xương ấy vào trong cùng bảo tháp ấy, phủ lên xương ấy bằng những viên sỏi màu vàng, rồi sau đó vị trưởng lão ấy, sau khi đã làm cho bảo tháp ấy cao mười hai hắc tay, bèn trở về lại. Ðứa con trai của người anh (em) của vua Thiên ái Đế-tu (Devānampiyatissa), tên là Uddhacūḷābhaya, trông thấy bảo tháp kỳ diệu ấy và lại đắp lên nó và làm cho bảo tháp ấy cao ba mươi hắc tay. Vua Duṭṭhagāmaṇi, khi đang trú ngụ ở đó trong thời gian đánh nhau với những người Ðà-mi-la (Damiḷa), đã cho xây dựng một lớp bọc ngoài bảo tháp ấy cao tám mươi hắc tay. Bảo tháp Ðại-hằng-giang được hoàn thành như thế. Khi Ngài đã làm cho đảo của chúng ta trở thành chỗ thích hợp cho loài người trú ngụ, bậc lãnh đạo vĩ đại, dũng cảm như các bậc đại anh hùng, bèn trở lại Ưu-lâu-tần-la.
CUỘC VIẾNG THĂM ÐẾN ÐẠI HẰNG GIANG (MAHIYAṆGAṆA) CHẤM DỨT Ở ÐÂY.
*
Bây giờ Bậc Ðạo Sư có lòng Ðại bi, Bậc chiến thắng, đang hoan hỷ cứu độ toàn thế gian, khi đang ngụ ở Jetavana vào năm thứ năm sau khi ngài thành Phật, thấy rằng một cuộc chiến tranh, gây ra bởi chiếc ngai vàng bằng ngọc, gần như sắp xảy ra giữa hai vị rồng Ðại phúc Long vương (Mahodara) và Tiểu phúc (Cūlodara), là hai cậu cháu và những tùy tùng của họ và Ngài, Ðức Chánh biến tri, vào lúc sáng sớm của ngày bố-tát uposatha thuộc tháng Chất-đa (Citta) hạ huyền (tức ngày ba mươi tháng ba âm lịch), do lòng bi mẫn đối với các vị rồng, đã mang y và bát và tìm đến đảo rồng (Nāgadīpa, ở miền tây bắc của nước Tích Lan).
Lúc bấy giờ chính Ðại phúc Long vương là vua, có năng lực thần thông, ở tại cõi rồng trong đại dương, rộng năm trăm do tuần. Em gái của vị Long vương này kết hôn với một vị Long vương khác ở núi Kaṇṇāyaddhamāna; con trai của nàng là tiểu phúc. Ông ngoại của vị rồng này đã cho mẹ của vị ấy một chiếc ghế bằng châu ngọc sáng chói, sau đó vị rồng kia chết và do vậy cuộc chiến tranh này của người cháu và ông cậu thật đáng sợ; và các vị rồng trên ngọn núi cũng trang bị khí giới bằng năng lực thần thông.
Vị chư thiên tên là Tam-di-đề-tu-ma-na (Samiddhisumana) mang cây Vương xứ thọ (Rāja-yatana) đang mọc ở Jetavana (Kỳ viên), là chỗ ngụ khả ái của vị ấy, và khi cầm nó như một chiếc lọng che cho bậc Chiến thắng, vị ấy ra đi cùng với bậc đạo sư, hầu ngài đến chỗ mà trước kia vị ấy đã trú ngụ tức là (Nāgadīpa). Trong kiếp gần nhất, chính vị chư thiên ấy đã sanh làm người tại đảo-rồng (Nāgadīpa), tại chỗ mà sau này có cây Vương xứ thọ mọc lên, vị ấy trông thấy Phật Ðộc giác đang thọ thực. Và khi trông thấy cảnh tượng này, tâm của vị ấy rất vui sướng và dâng các ngài những nhánh cây để chùi bát. Do đó người đàn ông này được tái sanh trong cây ấy ở trong khu vườn kỳ-viên khả ái, và về sau cây ấy đứng ở bên ngoài cổng chùa có lỗ châu mai, vị chúa của chư thiên thấy rằng đây là lợi ích cho vị chư thiên ấy, và vì lợi ích sẽ sanh lên cho xứ sở của chúng ta, bèn đem vị chư thiên ấy đến xứ Tích Lan này cùng với cây Ðại thọ ấy.
Khi đứng lơ lửng ở đó trong không trung bên trên của bãi chiến trường, bậc Ðạo sư, là Bậc đoạn trừ vô minh, đã tạo ra bóng tối bao trùm các vị rồng. Rồi để thoa dịu những kẻ đang kinh hoàng khiếp đảm, một lần nữa ngài lại tỏa rộng ánh sáng. Khi họ trông thấy Ðức Thế tôn, họ vui sướng làm lễ dưới chân Ngài. Rồi bậc Chiến thắng thuyết cho họ pháp đem lại sự hòa hợp. Sau đó cả hai vị rồng ấy hoan hỷ dâng chiếc ngai vàng ấy đến bậc Sa-môn. Khi bậc đạo sư đã đáp xuống trên cát, đã ngồi vào chiếc ngai ở đó, và đã được làm thỏa mãn bằng đồ ăn và thức uống của chư thiên do các vị Long vương dâng đến ngài, Ðức Thế tôn bèn an trú cho tám mươi loại koṭi rồng trong tam qui và ngũ giới, họ là những vị rồng trú ngụ ở trong đại dương và trên đất khô.
Vị Long vương Ma-ni-nhãn (Maṇiakkhike) ở sông Ca-lê-gia-ni (Kalyānī), đối với Ðại phúc Long vương là anh của mẹ, đã đến đó để tham chiến, và lần trước khi đức Phật đi đến lần đầu tiên, sau khi đã nghe đức Phật thuyết giảng chánh pháp, vị ấy được an trú trong tam qui và ngũ giới, bây giờ cầu xin đức Như Lai rằng: "Ôi bậc đạo sư! Lòng bi mẫn của ngài đối với chúng con thật là vĩ đại! Nếu ngài không xuất hiện thì chúng con sẽ bị thiêu đốt ra tro bụi rồi. Cầu xin lòng bi mẫn của ngài hãy soi sáng cho riêng con nữa. Ôi ngài, bậc có lòng từ quảng đại, cầu mong ngài hãy đến đây một lần nữa trong xứ sở của con, hỡi đấng vô song". Khi đức Thế tôn nhận lời đi đến đó bằng sự im lặng của ngài, Ngài trồng cây Vương xứ thọ ở trên chính chỗ ấy để làm chỗ kỷ niệm thiêng liêng, và Ðức Thế tôn của tam giới trao cây Vương xứ thọ và chiếc ghế ngồi bằng bảo ngọc đến các vị Long vương để họ kính ngưỡng. "Khi nhớ rằng Như Lai đã từng xử dụng những thứ ngày, hỡi các Long vương? Hãy tôn kính đến thứ ấy. Ðiều này, rất đáng ưa thích, sẽ đem lại lợi ích và hạnh phúc cho các người". Khi đức thế tôn đã ban bố lời này và những lời khuyến giáo khác, Ngài, Bậc cứu rỗi đầy lòng bi mẫn của tất cả thế gian, bèn trở về Kỳ viên.
CUỘC VIẾNG THĂM ÐẢO RỒNG (NĀGA-DĪPA) CHẤM DỨT Ở ÐÂY
*
Vào năm thứ ba sau đó, vị Long vương Ma-ni-nhãn tìm đến đức Chánh biến tri và thỉnh mời ngài cùng với chúng Tỳ khưu. Vào năm thứ tám sau khi ngài chứng đắc quả Phật, khi bậc chiến thắng đang ngụ ở Kỳ viên, Bậc Ðạo Sư ra đi cùng với năm trăm vị Tỳ khưu, vào ngày thứ hai của tháng Vesākha xinh đẹp, nhằm lúc trăng tròn và khi giờ thọ thực đã được công bố, Bậc Chiến Thắng, chúa tể của các bậc trí tuệ, cùng với chúng Tỳ khưu khi mặc vào chiếc y ngài và mang bát, bèn đi cùng với chúng Tỳ khưu đi đến vùng Ca-lê-gia-ni (Kalyānī), là chỗ ở của Long vương Ma-ni-nhãn. Dưới cái lọng có cẩn những viên ngọc được che trên chỗ mà sau này bảo tháp Ca-lê-gia-ni được dựng lên, cùng với chúng Tỳ khưu, Ngài chọn chỗ ngồi của ngài trên chiếc ngai bằng ngọc và vị Long vương với tùy tùng của vị ấy rất hoan hỷ cúng dường vật thực chư thiên gồm cả loại cứng và loại mềm, đến đấng Pháp Vương, bậc Chiến Thắng, với tăng chúng của ngài.
Khi bậc đạo sư, bậc có lòng bi mẫn đối với toàn thể thế gian, đã thuyết pháp ở đó, Ngài, Bậc Ðạo sư bèn đứng dậy, và để lại những dấu chân của ngài hiện rõ trên xứ Tu-ma-na-cứu-la (Sumanakūṭa), và khi ngài đã trải qua thời gian của ngài đến thỏa thích dưới chân núi, ngài cùng với chúng Tỳ khưu lên đường đi đến Trường-trì (Dīghavāpi). Và ở đó bậc Ðạo sư cùng với chúng Tỳ khưu ngồi ở chỗ mà sau này có dựng lên bảo tháp, và nhập vào đại định, để thánh hóa chỗ ấy rồi Bậc Ðại Sa-môn đứng dậy khỏi chỗ ấy, và khi biết rõ những chỗ nào thích hợp và những chỗ nào không thích hợp, Ngài đi đến chỗ mà sau này gọi là Ma-ha-ni-già Lâm viên (Mahānegha-vanārāma), sau khi ngài ngồi cùng với chúng đệ tử của ngài ở chỗ mà sau này có cây bồ đề, bậc Ðạo sư nhập vào đại định, và cũng như thế ở chỗ mà về sau có Đại bảo tháp (Mahāthūpa) và cũng tại chỗ mà sau này có dựng lên bảo tháp trong tịnh xá Tháp viên (Thūpārāma). Rồi khi ngài đã xuất định, Ngài đi đến chỗ về sau là bảo tháp Sīlācetiya (thạch tháp), và sau khi Bậc lãnh đạo tăng già thốt lên lời khuyến giáo đến thiên chúng, Ngài, bậc giác ngộ, người đã đi qua tất cả các con đường giác ngộ, bèn trở về Kỳ viên.
Như vậy bậc đạo sư có trí tuệ vô biên, khi thấy trước sự cứu rỗi cho xứ Tích Lan, trong thời gian về sau, và cũng biết rõ trong thời gian ấy sẽ có lợi ích cao tột cho những hội chúng A-tu-la và rồng, tại Tích Lan, đã đến viếng thăm hải đảo xinh đẹp này trong ba lần, ngài, bậc có lòng bi mẫn khai ngộ cho thế gian; do đó hải đảo này sáng chói bằng ánh sáng của chánh pháp đã trở thành thánh địa đối với những tín đồ mộ đạo.” chúng tôi xin nêu trọn vẹn bản dịch : “ Đại Vương Thống Sử” của Đại Đức Minh Huệ.
Cũng trong Bản dịch này chúng ta còn có một chi tiết quan trọng cần lưu tâm khi Đức Thế Tôn vào trước giờ Viên Tịch đã nói với Sakka đang đứng gần Ngài rằng: "Vijaya, con trai của Sīhabāhu, sẽ đến đảo Tích Lan từ nước Lāḷa, cùng với bảy trăm tùy tùng. Hỡi chúa của chư thiên, giáo pháp của Như Lai sẽ được thành lập tại Tích Lan, do đó hãy cẩn thận bảo vệ vị ấy và những tùy tùng và nước Tích Lan."
Qua những điều được nêu trên chúng ta phải ghi nhận rằng: “ Bậc Đạo Sư đã nhận thấy sự quan trọng về Hòn Đão Lanka trong việc chấn hưng và phát triển Giáo Lý Phật Đà sau khi Ngài Viên Tịch”.
Thông qua lời căn dặn của Bậc Đạo Sư với Vua Trời Sakka trước khi Ngài Viên Tịch chúng ta thấy rằng : vua Trời Sakka đã dõi theo bước chân của Vijaya bằng cách cho một vị chư thiên có nước da màu hoa sen canh giữ xứ Lanka và Vijaya tại vùng Đão Quốc này sau khi nhận được những lời phó thác của Bậc Đạo Sư cho mình. Chính từ điểm này chúng ta co thể đưa ra giả thuyết rằng: Có lẽ sự du nhập của Phật Giáo vào xứ Lanka đã xuất hiện từ trước khi Phái Đoàn Truyền Giáo do Ngài Mahinda xuất hiện tại Lanka, những nhà sử học Tích Lan có thể cường điệu hóa việc Ngài Mahinda là con của một vị Quốc Vương có công chấn hưng Phật Pháp trên cõi Diêm Phù Đề này nên đã vô tình hay cố ý bỏ quên công trạng của những người tiền nhiệm? Cả hai nhà Sử Gia Oldenberg và Malalasekera cũng có chung nhận định trên. Và chúng ta cũng không bỏ qua những giả thiết khác như những thường dân đã mang Phật Giáo đến xứ này trước cả Ngài Mahinda, và số thường dân đó sông rải rác và vì không có những Tăng Sĩ nên những Tự Viện không có dẩn đến mất hẳn những thông tin liên quan.
Cũng theo truyền thuyết Tích Lan ghi nhận trong Pūjāvaliya thì: Ngài Tapussa và Bhallika có đến viếng bờ biển phía Đông của Đảo Tích, đồng thời có kiến tạo nơi đây một tự viện, có bia ký xác nhận sự kiện này.
II. TÌNH BẠN CỦA ĐỨC DHAMMASOKA VÀ ĐỨC VUA DEVANAMPIYA:

Vua Asoka (trị vì -264 / -227)
A Dục Vương. Đại đế của vương quốc Magadha. Ông là con của Bindusāra. Bindusāra có 16 bà vợ và 101 người con. Biên niên sử Pāli (Dīpavaṃsa và Mahāvaṃsa) (1) chỉ nói đến ba người con là Sumana (Susīma theo truyền thuyết của phương Bắc), Asoka, và Tissa (em ruột út của Asoka). Mahāvaṃsa Ṭikā (2) có ghi tên của mẹ các ông là Dhammā và gọi bà là Aggamahesī (Chánh hậu của Vua Bindusāra); bà thuộc tộc Moriyavaṃsa. Giáo thọ của gia đình Dhammā là Janasāna, một đạo sĩ ngoài Phật giáo (3).
Asoka được cử làm Thống đốc Avanti (mà thủ phủ là Ujjeni) từ khi còn rất trẻ (4). Lúc Vua Bindusāra lâm bịnh nặng, Asoka rời Ujjeni về Pāṭaliputta, nắm quyền cai quản thủ đô và lên ngôi hoàng đế. Theo Mahāvaṃsa (5), ông đã giết hết các anh em, trừ Tissa, để thực hiện mộng đoạt ngôi cửu ngũ, và do đó ông có tên Caṇḍāsoka (caṇḍa: tàn bạo) (6). Thật khó quyết đoán sự thật của câu chuyện này. Thạch sắc chỉ (Rock Edicts) của Asoka ghi rằng ông có rất nhiều anh chị em và quyến thuộc sống trong thời sắc chỉ được ban ra tại Pāṭaliputta cũng như ở những đô thị khác (7). Riêng em út ông là Tissa được ông cử làm phó vương (uparāja) (8), nhưng Tissa (q. v.) chọn xuất gia và về sau đắc quả Alahán. Chú giải Theragāthā (9) còn đề cập đến một người em nữa,Vītāsoka, cũng đắc quả Alahán.
Asoka có 16 bà vợ. Người vợ thứ nhứt của ông là con gái của thương gia Vedisagiri mà ông gặp trong lần đến nhà thương gia trên đường đi Ujjeni (10). Bà nhủ danh Devī, còn được gọi là Vedisa-Mahādevī. Bà xuất thân từ một gia đình Sakiya di cư sang Vedisa để trốn Viḍūḍabha (11). Bà sanh hai con, một trai tên Mahinda và một gái tên Saṅghamittā; Saṅghamittā về sau là vợ của Aggribrahmā và mẹ của Sumana. Bà Devī không có theo Asoka về Pāṭaliputta, vì Hoàng hậu của Vua Asoka ở đó là Asandhamittā (12). Asandhamittā mất năm thứ 30 của triều đại Asoka; bốn năm sau, Vua Asoka sắc phong Tissarakkhā làm Hoàng hậu (13).
Theo Mahāvaṃsa (14), Asoka lên ngôi 218 năm sau khi Phật nhập diệt nhưng bốn năm sau mới đăng quang. Biên niên sử (15) có ghi nhiều truyền thuyết về uy lực phi thường của ông. Lệnh của ông lan lên không trung và xuống đất những một do tuần. Ông được chư Thiên cung cấp nước từ hồ Anotatta và đủ thứ vật dụng sang quý mỗi ngày. Dạxoa, Xà vương, cả chuột và cu rừng cũng lo chăm sóc ông, và nhiều thú vật khác đến hy sanh trong bếp hoàng cung để cung cấp thức ăn cho ông.
Thoạt tiên Asoka giữ lệ cúng dường của vua cha đặt ra, nhưng không bao lâu sau ông thất vọng nơi người được cúng dường và chuyển sang tìm bậc thánh giả (holy men). Bấy giờ, qua cử sổ hoàng cung, ông thấy cháu ông là Sadi Nigrodha đang đi khất thực. Sẵn tình thâm giao từ kiếp trước (16), ông có thiện cảm với Nigrodha ngay và cho mời sadi vô cung. Nigrodha thuyết cho ông nghe kinh Appamādavagga; ông rất hoan hỷ. Sau đó, ông ngưng cúng dường các hệ phái khác và chỉ cúng dường Nigrodha và tỳkheo của Tăng Đoàn. Lợi tức của ông, theo Samanthapāsādikā (i. 52), lên đến 500.000 đồng mỗi ngày. Ông dùng tiền của này để làm việc thiện—cúng dường Nigrodha 100.000 để ông tùy tiện sử dụng, một số tương đương để cúng dường dầu thơm và bông lên các đền thờ, 100.000 để hoằng pháp, 100.000 để lo cho an sanh của Tăng Đoàn, và số còn lại giúp đở thuốc men cho người bệnh. Đối với Nigrodha, ngoài lễ vật thường nhựt, ông dâng y ba lần mỗi ngày bằng cách đặt y trên lưng voi được trang sức với nhiều vòng hoa đẹp. Sadi Nigrodha chia y cho các tỳkheo đồng viện (17).
Được Moggaliputta-Tissa cho biết có 84 ngàn Pháp môn, Đại đế Asoka cho xây 84 ngàn tịnh xá trong nhiều kinh thành và một Asokārāma tại Pāṭaliputta. Với sự trợ lực của Xà vương Māhakāla, ông cho đúc tôn tượng Đức Phật to như người thật và luôn luôn cúng kính rất nhiều lễ vật.
Vào năm thứ sáu của triều đại ông, Asoka cho hai con là Mahinda, 20, và Saṅghamittā, 18, thọ giới với hai Đại sư Moggaliputta-Tissa và Dhammapālā (18). Công đức này đưa ông từ paccadāyaka lên sāsanadāyādin.
Nhằm mục đích thanh lọc hàng ngũ tỳkheo và loại trừ chủ thuyết ngọai đạo, Asoka bảo trợ Kết tập lần thứ ba và nhờ Moggaliputta-Tissa chủ trì. Nghe nói khi biết các tỳkheo sùng đạo không chịu thọ bát quan trai giới chung với tỳkheo mà họ cho là không xứng đáng, Asoka phái quan đại thần đến để giải hòa. Nhưng quan viên này hiểu lầm lệnh của ông và cho chém đầu nhiều tỳkheo chơn chính khiến bào đệ Tissa (lúc bấy giờ đã xuất gia) phải can thiệp (19).
Vào năm thứ 17 của triều đại ông, sau khi Kết tập viên mãn, Asoka phái nhiều trưởng lão đi hoằng pháp nhiều nơi: Majjhantika đi Kasmīra và Gandhāra; Mahādeva đi Mahisamaṇḍala; Rakkhita đi Vanavāsa; Yona Dhammarakkhita đi Aparantaka; Mahaarakkhita đi Yona; Majjhima đi Himālaya; Soṇa và Uttara đi Suvaṇṇabhūmi; Mahinda cùng Iṭṭhiya, Uttiya, Sambala và Bhaddasāla đi Lankā (21). Năm sau, ông gởi Saṅghamittā và nhánh Bồ đề chiết từ cội chánh ở Boddhagayā đi Tích Lan theo lời thỉnh nguyện của Vua Tích Lan Devanampiyatissa (22). Trước đó, ông đã gởi cháu ngoại mình là Sumana đến Tích Lan để an vị một ít xá lợi Phật và chiếc bình bát của Phật trong các bảo tháp (23).
Đại đế Asoka trị vì 37 năm (24). Vào cuối đời, ông được tôn danh là Dhammāsoka vì công đức thánh thiện của ông (25). Dīpavaṃsa còn gọi ông là Piyadassī (26).
Biên niên sử ghi rằng Asoka và Devanaṃpiya Tissa của Tích Lan là hai bạn tâm giao--dầu chưa lần nào gặp mặt—ngay trước khi Mahinda đi sứ qua Tích Lan. Tissa từng gởi tặng ông nhiều báu vật và ông cũng đã hồi đáp tình bằng hữu ấy một cách rất xứng đáng. Ông gởi đến Tích Lan một phái bộ gồm toàn đại thần do ông kén chọn cùng phẩm vật thượng hạng mà Tissa có thể dùng đủ cho một lần đăng quang thứ hai. Ông còn gởi theo một thông điệp đặc biệt như sau: “Quả nhơn đã quy y Phật, Pháp và Tăng, và tuyên bố rằng quả nhơn là tín đồ của đạo Phật. Hởi bậc thức giả, hảy cầu tìm chuyển hóa tâm mình, quy y Tam Bảo.” (27).
Milindapañha (28) có nói đến chuyện Asoka gặp kỳ nữ Bindumatī ở Pāṭaliputta, người đã biến nước sông Hằng chảy ngược dòng để trình diễn uy lực của lời Nguyện cầu Chơn thật (Act of Truth). Theo Petavatthu Aṭṭhakathā (29), có vì vua ở Suraṭṭha, danh xưng Piṅgala, thường đến viếng Asoka để cố vấn ông. Có thể đó là một bạn thân hay quan phụ đạo của ông.
Asoka được gọi là dīpacakkavatti chớ không phài là padesarājā (tiểu vương) như Bimbisāra và Pasenadi (30).
(1) Các nguồn tài lệu chính nói về Asoka gồm có: Dīpavaṃsa (chương i., v., vi., vii., xi., vân vân.), Mahāvaṃsa (v., xi., xx., vân vân. ), Samantapāsādikā (pp. 35 ff.). Vài nguồn khác là Divyāvadāna passim và Avadānaśataka ii. 200 ff. Về tham luận chi tiết của các nguồn và nội dung, xem La Légende de l’Empereur Asoka của Prszlyski. (2) p. 125; Mbv. 98. Theo kinh điển của phương Bắc (E.g., Asokāvadānamālā) bà được gọi tên Subhadrāngī, con gái của một Bàlamôn ở Campā. (3) Sự việc ấy giải thích lý do Asoka bảo trợ các đạo sĩ ngoại đạo vào lúc ban đầu. (4) Divy. nói rằng ông ở Takkasilā với bộ chỉ huy ở Uttarāpatha, tại đó ông thay thế Susīma và dập tắt một cuộc nổi loạn. (5) v. 20; Mbv. 98. (6) Mhv. v. 198. (7) Xem Mookherji, Asoka, pp. 3-6. (8). Mhv. v. 33. (9) i. 295 f. Tài liệu phương Bắc có nhiều sai biệt khi nói đến anh em của ông. Xem Mookherji, p. 6. (10) Mhv. xiii. 8 ff. (11) Mbv., pp. 98, 116. (12) Mhv. v. 85. (13) Ibid., xx. 1-3. Bia trên trụ Allahabad ghi tên một hoàng hậu khác, Kāruvākī, mẹ của Tivara. Divy. (chương xxvii) ghi tên Padmāvati, mẹ của Kunāla. Ngoài các con nói trên còn có Jalauka, Cārumati (Mookherji, p. 9). (14) v. 21, 22. (15) Ibid., 22 ff. (16) Asoka, Devanaṃpiyatissa và Nigrodha là ba anh em đi buôn mật và có lần cúng dường mật lên một Phật độc giác. Assandhamittā là thiếu nữ chỉ đường cho Phật độc giác đến hàng mật. Chuyện được kể trong Mhv. v. 49 ff. (17) MA. ii. 931. (18) Ibid., v. 197, 209. (19) Ibid., vs. 240 ff. (20) Ibid., 280; trong kinh điển của Bắc phương tên của Moggaliputtai-Tissa là Upagupta. Chính vì lần Kết tập đó mà Kathāvatthu (q. v.) được soạn thảo. (21) Ibid., xii. 1-8. Về chi tiết của công tác và tên của nơi đến, xem nơi mỗi tên; danh sách tên này còn được thấy trong Samantapāsādikā, nơi có thêm nhiều chi tiết hữu ích. Xem Mookherji, pp. 33 ff để biết thêm về các vị này. (22) Mhv. xx. 1. (23) Ibid., xvii. 10 ff. (24) Ibid., xx. 6. (25) Ibid., v. 189. (26) E.g., vi. 1, 5, 25. Vương hiệu Devānampiya mà Asoka dùng trong các bia cũng được người cùng thời với ông là Tissa dùng ở Tích Lan, và cháu nội của ông là Dasaratha dùng để khắc bia trong Hang của Đồi Nāgarjunī. Còn được dùng bởi nhiều vua Tích Lan: Vaṅkanāsika Tissa, Gajabāhukagāmini và Mahallaka-Nāga (Ep. Zeyl. i. 60. f). (27) Mhv. xi. 18-36. (28) p. 121. (29) 244 ff. (30) Sp. ii. 309.
Đức vua Devānampiyatissa (Tissa được chư tthiên ái kính).
Theo sách Đại sử (Mahāvaṃsa) thì:
Vị vua đầu tiên của Tích Ian là Vijaya trị vì vương quốc là 38 năm, tiếp thep là vua Paṇḍuvāsudevatrị vì được 30 năm.
Kế tiếp là vua Abhaya, tuy vậy vương quốc Tích trở thành “những lãnh địa” của các vương tử em của vua Abhaya, thời kỳ này kéo dài 37 năm.
Paṇḍukābha sau khi giết chết 8 người cậu mình, đã làm lễ đăng quang vào năm 37 tuổi, trị vì xứ Tích Lan được 70 năm.
Nối ngôi vua Paṇḍukābhaya là vua Mutasiva (307-247 tTl), trị nước được 60 năm (1).
Theo sách Dīpavaṃsa (Đảo sử) (2),Đức vua Mutasiva xem như đồng thời với vua ADục nhưng lớn tuổi hơn.
Năm thứ sáu của triều đại ADục là năm thứ 48 của triều đại Mutasiva. Vua Mutasīva lên ngôi vào năm 14 của triều đại Candaguppa (xem như triều đại của vua Mutasiva kéo dài gần ba triều đại Khổng Tước).
Khi cuộc Kết tập Phật ngôn lần thứ III tại Pāṭaliputta (HoaThịThành) diễn tiến, vua Mutsiva vẫn còn tại thế, nhưng bấy giờ đã già yếu.
Đây là lý do khiến Đức Mahinda trì hoãn “việc hoằng pháp” tại Tích Lan, Đức Mahinda chờ đợi vua Devanampiyatissa đăng quang vương vị, Ngài mới sang Tích Lan hoằng pháp.
Vua Muṭasiva có 10 người con trai là: Abhaya, Tissa, Nāga (Mahānāga), Uttiya, Mattābhaya, Mitta, Sīva (Mahāsīva) Asela, Sūratissa và Kīra. Có được hai công nương là Anulā và Sivalī (sđd).
Vị vương tử thứ hai của vua Muṭasiva là Tissa có đức hạnh và thông minh hơn các vị vương tử khác. Đồng thời lại là người có tâm “ân cần đến hạnh phúc của người khác”, do đó vị vương tử này được mọi người yêu mến, tặng cho mỹ danh Devānampiyatissa (Tissa được chư thiên ái kính)(3).
Đức vua ADục cũng có mỹ danh là Devānampiya, có lần Đức vua ADục nghe các thương nhân hàng hải thuật: “Ở đảo Tích một vị vương tử cũng có mỹ hiệu là Devānampiya”; Đức vua ADục vô cùng hoan hỷ, gửi thư cùng các tăng vật để kết bạn với vương tử Devānampiyatissa.
Như vậy, vua Devanampiyatissa là bạn của vua ADục tuy hai người chưa diện kiến nhau, chỉ giao du qua thư từ cùng các tặng vật.
Vào ngày lễ Đăng quang của vương tử Devānampiyatissa (4), do phước riêng, những kho báu chôn sâu trong lòng đảo nổi lên mặt đất, những rương châu báu của các thương thuyền bị đắm chìm cũng trôi dạt vào bờ biển đảo Tích Lan, những viên ngọc trai trong lòng biển được nước ngầm dẫn vào bờ vô số, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Ngoài ra, những loại ngọc báu khác như: Ngọc bích, lưu ly, hồng ngọc … cũng phát sinh đến cho Đức vua Devanampiyatissa.
Một phần châu báu được Đức Vua Devanampiyatissatrích gởi tặng vua ADục để thắt chặc tình hữu nghị giữa hai nước cùng với tình bạn.
Vì vua ADục có trợ giúp cho Đức vua Devanampiyatissa được đăng quang kế vị vua Muṭasiva.
Đáp lại, ngoài những châu ngọc quý chỉ có ở nước Ấn do chư thiên mang đến, Đức vua ADục còn gửi tặng vua Devānampiyatissa “ngũ hiệu lịnh” của Đức vua là: Quạt, vương miện, kiếm, lọng và đôi giày, tất cả làm bằng ngọc quý, và chỉ dẫn “nghi thức đăng quang”.
Đồng thời, vua ADục gửi thư giới thiệu Phật giáo đến vua Devānampiyatissa, tạo tiền đề thuận lợi cho Đức Mahinda truyền bá giáo pháp của Đức Phật ở Tích Lan.
Và vua Devānampiyatissa làm lễ đăng quang lần thứ hai, theo nghi thức được vua ADục chỉ dẫn.
Vào ngày Đức vua Devanampiyatissa “làm lễ đăng quang lần thứ hai”, đoàn truyền giáo do Đức Mahinda dẫn đầu (5) đi đến đảo Tích.
Ngài Mahinda và Phái Đoàn Truyền Giáo:
Tiểu Sử
Trưởng lão Mahinda là vương tử của Vua Asoka và bào huynh của Trưởng lão ni Saṅghamittā. Ông vừa 14 tuổi lúc vua cha lên ngôi và thọ giới lúc 20; Trưởng lão Mahādeva truyền giới trong lúc Trưởng lão Majjhantika đọc tụng tuyên ngôn (kammavācā), và Trưởng lão Moggaliputtatissa làm tế độ sư. Ngay trong ngày thọ giới, ông đắc quả Alahán (1). Tỳkheo Mahinda theo thầy học đạo trong ba năm. Lúc thầy ông về hưu ở Ahogaṅgā, ông lảnh đạo chúng tỳkheo một ngàn vị trong suốt bảy năm (2).
Vào lần Kết tập III, Tỳkheo Mahinda đã được 12 hạ lạp và được giao cho trọng trách hoá độ Tích Lan. Tuy nhiên, sáu tháng sau, đợi khi Vua Devanampiyatissa lên ngôi kế nghiệp phụ vương, Trưởng lão mới ngự qua Tích Lan. Thoạt tiên, Trưởng lão Mahinda đi Dakkhiṇāgiri, kế về sanh quán Vedisagiri để thăm Mẫu hậu Devī, trú tại tịnh xá Vedisagiri và thuyết giáo pháp cho Baṇḍuka trong một tháng, và sau cùng, theo lời thỉnh cầu của Thiên chủ Sakka, ngự xứ đảo với bốn Trưởng lão Iṭṭhiya, Uttiya, Sambala và Bhaddasāla, Sadi Sumana, và Baṇḍuka, trong ngày Bố tát của tháng Jeṭṭha.
Ngay lúc ngự đến Tích Lan, Trưởng lão truyền giới cho Vua Devanampiyatissa với bài pháp thoại Cūlahatthipadopama Sutta và liền sau đó thuyết Samacitta Sutta. Hôm sau, theo lời thỉnh cầu của nhà vua, ông du hành trên không trung và hạ xuống kinh đô Anurādhapura tại điểm mà sau này Đệ nhứt bảo tháp Paṭhamacetiya được kiến tạo. Sau bữa thọ thực, ông thuyết Petavatthu, Vimānavatthu và Sacca Saṃyutta; Hoàng hậu Anulā và 500 nữ nhơn trong triều đắc quả Dự lưu. Tiếp theo, ông thuyết độ đại chúng kinh Devadūta Sutta tại chuồng voi, và Bālapaṇḍita Sutta tại Nandanavana vào buổi chiều. Ông nghỉ đêm tại vườn Mahāmeghavana.
Hôm sau Vua Devanampiyatissa cúng dường lên Tăng Đoàn vườn Mahāmeghavana. Trưởng lão Mahinda chỉ cho nhà vua những nơi sẽ là thánh địa, làm lễ rải bông tại các thánh địa này kể cả nơi mà về sau Mahā Thūpa được kiến tạo. Ông kể lại sự viếng thăm Tích Lan của bốn vị Phật trong hiện kiếp. Vào ngày thứ tư, ông thuyết Anamatagga Sutta tại Nandanavana và giúp Vua Devanampiyatissa xác định ranh giới của thánh địa Mahāvihāra. Liên tiếp, ông thuyết Khajjanīya Sutta ngày thứ năm, Gomayapiṇḍi Sutta ngày thứ sáu, và Dhammacakkappavattana Sutta ngày thứ bảy.
Vua Devanampiyatissa kiến tạo gấp rút Kāḷapāsāda-pariveṇa để an trú Trưởng lão Mahinda. Tiếp theo ông xây thêm các pariveṇa Suṇhāta, Dīghacaṅka, Phalagga, Therāpassaya, Marugaṇa và Dīghasandasenāpati (3).
Trưởng lão Mahinda an trú trong Mahāmeghavana 26 hôm. Vào ngày trăng 13 của tháng Āsāḥa, ông đi nhập hạ tại Missakapabbata sau khi thuyết kinh Mahāppamāda Sutta.
Trong một ngày rằm, Vua Devanampiyatissa cúng dường lên các Trưởng lão 68 cốc xây trên núi và Trưởng lão Mahinda truyền giới cho 62 tỳkheo tại Tumbarumālaka; tất cả đều đắc thắng trí của bậc Alahán. Qua ngày rằm của tháng Kaṭṭika, sau lễ Tự tứ, Trưởng lão tâu với nhà vua cử Sadi Sumana đi Pāṭaliputta để cung thỉnh xá lợi Phật mà Dhammāsoka và Thiên chủ Sakka hộ trì lâu nay về tôn trí trên núi Missaka và đặt tên núi này là Cetiyagiri; riêng xá lợi xương đòn gánh được thờ trong Thūpārāma (q.v.). Trưởng lão cố vấn nhà vua gởi sứ thần Mahāariṭṭha sang triều Vua Asoka tâu xin cho Trưởng lão ni Saṅghamittā đem qua vương quốc một nhánh Bồ Đề. Trưởng lão ni và nhánh Bồ Đề đến Tích Lan sau đó. Trưởng lão cố vấn nhà vua xây nhiều tịnh xá trên toàn quốc, cách nhau không quá một do tuần, mà Issarasamaṇaka và Vessagiri là hai ví dụ điển hình.
Truyền thuyết (4) nói rằng Trưởng lão Mahinda có dạy Chú giải Tam Tạng sau khi dịch từ tiếng Pāli ra tiếng Tích Lan. Ông có tụng đọc Samantapāsādikā (5) dưới sự chủ trì của Trưởng lão Mahāariṭṭa.
Trưởng lão Mahinda tiếp tục hoằng pháp tại Tích Lan tám năm sau khi Vua Devanampiyatissa băng hà, dưới triều Vua Uttiya và nhập diệt ngày mùng tám tháng Assayuja tại Cetiyagiri nơi ông nhập hạ, lúc ông 60. Nhục thân của Trưởng lão được hộ tống đi nhiễu trong kinh đô đến Mahāvihāra và đặt trong tịnh xá Pañhambamālaka; nhiều lễ cúng dường được cử hành trọng thể trong suốt bảy ngày. Hoả đài bằng cây hương được thiết lập bên góc Đông của tịnh xá Therānambandhamālaka, chỗ mà sau này Mahā Thūpa được dựng lên ở bên phải. Một nữa xá lợi được tôn trí trong bảo tháp xây ngay trên chỗ trà tỳ và số còn lại được thờ trong các bảo tháp rải rác trên núi Cetiya và nhiều nơi khác. Địa điểm trà tỳ của Trưởng lão, được gọi là Isibhūmaṅgaṇa (Samôn đình), là nơi hoả táng trong nhiều thế kỷ qua của các Thánh đệ tử trú trong vòng ba do tuần quanh đó (6).
Về sau, Vua Sirimeghavaṇṇa đúc tượng vàng Mahinda và cử hành lễ tôn trí trong Ambatthalacetiya kéo dài tám ngày. Ngày thứ chín, nhà vua đích thân dẫn đoàn tuần hành hộ tống tôn tượng đến tịnh xá Sotthiyākara làm lễ cúng dường trong ba hôm. Ngày thứ 12, tôn tượng được thỉnh về Mahāvihāra, đặt trong sân của cội Bồ Đề suốt ba tháng cho thần dân chiêm ngưỡng. Sau đó, vào ngày Tự tứ, tôn tượng được thỉnh vô hoàng cung và đặt trong điện xây trên sân Đông Nam. Một lễ hội cúng dường do triều đình ra chiếu tổ chức hằng năm trong nhiều thế kỷ qua để tưởng niệm Cố Trưởng lão Mahinda.
Tôn tượng Trưởng lão Mahinda về sau được thỉnh đặt tại thánh địa trà tỳ của Ngài bởi Vua Dhātusena (8) và trên bờ hồ Mahindataṭa bởi Vua Aggabodhi I (9); công đức thỉnh tượng đến bờ hồ được giao cho tộc Taraccha.
(1) Mhv. v. 204 ff.; Dpv. v. 24 f.; Sp. i. 51. (2) Mhv. v. 233; Sp. i. 52. (3) Xem chi tiết nơi s.v. (4) Cv. xxxvii. 228 ff. (5) pp. 102 ff. (6) Xem chi tiết về Mahinda trong Mhv. xiii-xx; Dpv. vii. 57 f.; xii., xiii., xiv., xv.; Sp. i. 61, 69 ff., 79 ff., 83 ff., 90 ff., 103, etc. (7) Cv. xxxvii. 66 ff. (8) Ibid., xxxviii. 58. (9) Ibid., xlii. 30.
Khi Đức Mahinda đến đảo Tích, ngày hôm sau Ngài đã tế độ được vua Devānampiyatissa cùng 40.000 ngàn quy ngưỡng Tam bảo qua bài kinh Cūlahatthipādūpanasuttaṃ (Ví dụ dấu chân voi tiểu kinh) (6).
Ngày hôm sau, Đức vua Devānampiyatissa cho trang hoàng Hoàng cung thật xinh đẹp. Các cung phi được nghe Đức vua Devānampiyatissa tán thán về những ân đức cao thượng của quý Trưởng lão, nên họ mong muốn được chiêm bái, đảnh lễ các Ngài.
Một khánh đường được thiết lập trước Hoàng cung và những bảo tọa dành cho các Ngài được sắp đặt ở nơi cao, rồi Đức vua cho cổ xe đến thỉnh các Ngài ngự vào Hoàng cung.
Đức vua cúng dường vật thực đến Đức Mahinda cùng chư Tăng, sau khi các Ngài thọ thực xong, Đức vua ngồi dưới chân các vị Trưởng lão.








Câu Hỏi Ôn Tập Phật Giáo Tích Lan

Câu 1: Những điều kiện để đất nước Tích Lan trở thành Quôc Giáo.

Trong Lịch Sử Nhân Loại, Đức Vua Asoka là người đầu tiên nâng Phật Giáo lên hàng vị trí Quốc Đạo, còn ở Tích Lan thì là Vua Devanampiyatissa. Ngài tín mộ Phật Giáo đến mức độ cung thỉnh Chư Tăng Kết Giới Sìma Hoàng Cung của mìnhđể mình được sống “trong lòng Phật Giáo”. Người dân Tích Lan Tuyên bố rằng: “Một vị Vua cai trị đất nước phải là người Phật Tử” đến thế kỷ thứ 16 Phật Lịch thì tiêu chí đó được đổi lại là: “ Một vị vua không những là một Phật Tử đúng nghĩa mà còn phải có nếp sống và tư tưởng y như một vị Bồ Tát”.

Người kế tiếp đóng vai trò khá quan trọng chính là Ngài Mahinda, vốn xuất thân là một Hoàng Tử văn võ song toàn được Đức Vua Asoka hết lòng thương yêu đã từ bỏ Vương Triều chọn lấy con đường hành Pháp Viễn Ly. Chính neý đẹp thanh tao đó có chút gì gần gũi với Bồ Tát khi quyết chí xuất gia tầm đạo đã mang lại niềm thương mến và tràn đầy cãm xúc cho Đức Vua Devanampiya. Ngài lại là người lào thông Tam Tạng với Chú Giải nên khi nhận trách nhiệm hoằng Pháp tại Tích Lan tren vai Ngài là những trách nhiệm cực kỳ thiêng liêng và cao cả. Ngài là xứ giã hoà bình đúng nghĩa khi Ngài là đầu mối để thắc chặt mối thâm giao lâu đời giữa 2 Quốc Gia. Những gì Ngài truyền tải đến người nghe phù hợp với căn cơ , tín ngưỡng trình đọ của người đó. Chính vì thế Người dân Tích Lan cảm nhận được sự gần gũi giữa Đạo Phật và những gì mà họ đã tin sùng vọng bái. Thực chất khi Ngài Mahinda sang Tích Lan , những tôn giáo khác đã có mặt tại đây nhưng để nhất quán từ trên xuông dưới thì chi có Phật Giáo. Đức Vua tín ngưỡng và khuyến khích thần dân tín ngưỡng khiến cho Phật Giaó tuy mới du nhập vào nhưng được các tầng lớp nhân dân hoan nghinh và ủng hộ. Chính niềm tin bất thối vào Tam Bảo như thế nên người dân và Vương Triều đã bao lần thoát khỏi cảnh nước mất nhà tan. Sự đồng cam cộng khổ ấy vô tình thắt chặt mối quan hệ của từng người với nhau tạo thành những động lực rất lớn để vượt qua những gian lao thử thách đó. Người ta cảm thấy an tâm và được che chở khi Quy ngưỡng vào 3 ngôi Tam Bảo.

Mặt khác, lần lượt đón nhận những Báu Vật quan trọng trên thế gian như Xá Lợi Phật hay Bình Bát của Ngài hoặc Cội cây Giác Ngộ được xem như những linh vật “ Trấn Sơn Chi Bảo” của vùng đất này.

Tuy nhiên, giá trị to lớn nhất chúng ta cần đề cập đến đó chính là Giá Trị Tâm Linh Đạo Đức từ tư tưởng đến hành động của Phật Pháp mang lại cho mọi người là những lợi ích thiết thực nhất khiến cho Phật Giáo trở thành Quốc Giáo tại Tích lan.

Câu2: Những lợi ích Phật Giáo đã mang lại cho đất nước Tích Lan.

Sau khi trở thành Quốc Giáo, những nhà lãnh đạo tối cao của Tích Lan luôn quan niệm rằng: “Mình chính là những vị Bồ Tát” . Đạo Đức Tư Tưởng và những hành xữ trong đời sống bình nhật của Đức Vua phải gắn chặt với đời sống của người dân, chính vì thế những công trình xã hội, những y tế học đường, lề lối canh tân cải cách đễ mang lại đời sống ấm no cho người dân là nghĩa vụ tối cao cua nhà vua đương triều. Người dân được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc trong suôt những triều đại vương quyền khác nhau một phần nào đã nói lên được điều đó.

Lợi ích từ Tư Tưỡng đạo đức là cái vốn quý nhất được người dân Tích Lan kế thừa từ Tinh Thần Phật Giáo. Một đát nước mà đa số người dân là những người Phật Tử thuần thành cọng với đấng Minh Quân lấy Tôn Chỉ Phật Giáo làm kim chỉ nam, lam Khẩu hiệu cho người dân theo đó học tập và hướng về như Khẩu hiệu của Vua Amandagàmini là “ Mà ghàta – không sát sanh” đủ để chúng ta thấy những lợi ích vô biên của Phật Giáo mang lại cho đời sóng của người dân.

Không những thế chúng ta phai ghi nhận rằng: Đất nước Tích Lan đã thừa hưỡng rất nhiều kể từ khi Phật Giáo truyền thừa sang đất nước này ngoài niềm tin vào Tam Bảo, ngoài Tam Tạng Chánh Truyền ngoài những trào lưu tư tưởng mới người dân Tích còn hưởng cả kho tàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc và nền văn học lâu đời của Ấn Độ qua đó cách cư xữ sinh hoạt thường thức của người dân đều dựa trên những nền tảng Giáo Lý Cơ Bản của nhà Phật.

Và giờ đây, những lợi ích đó vẫn còn mãi trong lòng người dân Tích Lan.




Câu 3: Phật Giáo Tích Lan có yếu tố tiên khởi trong mọi hình thái Phật Giáo

Nói đến Tich Lan là chúng ta nói đến những hội hè , đình đám. Những lễ Hội này phát xuất từ những nhu cầu về tâm linh dan chen vào đó là niềm tin và tín ngưỡng. xuất phát từ những nhu cầu thiết thực đó dưới các truyều đại ở Tích Lan đã hình thành những lễ hội mang tính chất cộng đồng. Và xuất phát từ đây một số Lễ Hội được cả thể giới công nhận và nhất loạt tổ chức, những Lễ Hội đó vẫn con duy trì đến ngày nay.

Song song với những Lễ Hội đó chính là cơ cấu tổ chức xã hội Tăng Chúng, có thể nói Tăng Đoàn là những nhà lãnh đạo tinh thần cho người dân xứ sở này trong một thời gian dài. Với vai trò đó từ hình thức đến nội dung Chư Tăng cần phải có những hành đọng tích cực trong việc Học Pháp và Hành Pháp. Từ đó biết áp dụng giá trị đích thực của Giáo Lý vào đời sống của mọi người. mặt khác Giới Hạnh và Đức Độ của Quý Ngài chính là những tấm gương phản chiếu cho thế gian.

Mặt khác, sự giao lưu Văn Hoá với các nền Văn Minh Phương Tây không làm mất đi vẽ đẹp Văn Hoá Tích Lan mà thông qua đó làm nhịp cầu để đi xa va bay xa hơn. điều đó chúng ta nhân thấy khi người Anh đô hộ Tam Tạng Kinh Điển đước các nhà dịch giả Tích Lan dịch sang Tiếng Anh, đây là hình thức khiến cho Phật Giaó được truyền bá sang các nước Phương Tây.

Hình ảnh Hình ảnh


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.125 khách