Những bài kinh quan trọng đối với người tại gia.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Những bài kinh quan trọng đối với người tại gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Tương Ưng V.55.37
Người cư sĩ

Giới thiệu: Ðức Phật giảng cho Mahanama, một cư sĩ bộ tộc Thích-ca, về bổn phận cư sĩ Phật tử: quy y Tam Bảo, giữ năm giới, có lòng thành tín đối với Phật, có lòng bố thí, và thành tựu trí tuệ.


Tương Ưng V.55.37

Mahànàma

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tì-la-vệ), trong khu vườn cây bàng.

Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến lễ Ngài, ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:

-- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ?

-- Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.

-- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới?

-- Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.

-- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín?

-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.

-- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người cư sĩ đầy đủ lòng bố thí?

-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích chú chia xẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.

-- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?

-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Những bài kinh quan trọng đối với người tại gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Samyutta Nikaya V.55.37

Mahanama (Bản dịch tiếng anh của tỳ kheo Bodhi.)

On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in Nigrodha's Park.

Then Mahanama the Sakyan approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

"Venerable sir, in what way is one a lay follower?"

"When, Mahanama, one has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, one is then a lay follower."

"In what way, venerable sir, is a lay follower accomplished in virtue?"

"When, Mahanama, a lay follower abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from wines, liquor, and intoxicants that are a basis for negligence, the lay follower is then accomplished in virtue."

"In what way, venerable sir, is a lay follower accomplished in faith?"

"Here, Mahanama, a lay follower is a person of faith. He places faith in the enlightenment of the Tathagata thus: 'The Blessed One is an Arahant, fully enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, sublime, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.' In that way a lay follower is accomplished in faith."

"In what way, venerable sir, is a lay follower accomplished in generosity?"

"Here, Mahanama, a lay follower dwells at home with a mind devoid of the stain of stinginess, freely generous, open-handed, delighting in relinquishment, one devoted to charity, delighting in giving and sharing. In that way a lay follower is accomplished in generosity."

"In what way, venerable sir, is a lay follower accomplished in wisdom?"

"Here, Mahanama, a lay follower is wise, he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. In that way a lay follower is accomplished in wisdom."


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Tăng Chi Bộ VIII.26

Kinh Jivaka Komarabhacca
Người Cư sĩ gương mẫu


1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại rừng xoài Jìvaka. Rồi Jìvaka Komàrabhacca đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Jìvaka Komàrabhacca bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người cư sĩ?

- Này Jivaka, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Jivaka, là người cư sĩ.

2. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ giữ giới?

- Này, Jivaka, khi nào người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người cư sĩ giữ giới.

3. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?

- Này Jivaka, khi nào cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.

4. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?

- Này Jivaka, khi nào cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đế ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Jivaka, là cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha./.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Những bài kinh quan trọng đối với người tại gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Anguttara Nikaya VIII.26

Jivaka Komarabhacca Sutta
(On Being a Lay Follower)
(English translation by
Bhikkhu Thanissaro)

1. I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Rajagaha, at Jivaka's Mango Grove. Then Jivaka Komarabhacca went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "Venerable sir, to what extent is one a lay follower?"

"Jivaka, when one has gone to the Buddha for refuge, has gone to the Dhamma for refuge, and has gone to the Sangha for refuge, then to that extent is one a lay follower."

2. "And to what extent, venerable sir, is one a virtuous lay follower?"

"Jivaka, when one abstains from taking life, from stealing, from sexual misconduct, from lying, and from fermented & distilled drinks that lead to heedlessness, then to that extent is one a virtuous lay follower."

3. "And to what extent, venerable sir, is one a lay follower who practices for his own benefit but not that of others?"

"Jivaka, when a lay follower himself is consummate in conviction but does not encourage others in the consummation of conviction; when he himself is consummate in virtue but does not encourage others in the consummation of virtue; when he himself is consummate in generosity but does not encourage others in the consummation of generosity; when he himself desires to see the monks but does not encourage others to see the monks; when he himself wants to hear the true Dhamma but does not encourage others to hear the true Dhamma; when he himself habitually remembers the Dhamma he has heard but does not encourage others to remember the Dhamma they have heard; when he himself explores the meaning of the Dhamma he has heard but does not encourage others to explore the meaning of the Dhamma they have heard; when he himself, knowing both the Dhamma & its meaning, practices the Dhamma in line with the Dhamma, but does not encourage others to practice the Dhamma in line with the Dhamma: then to that extent he is a lay follower who practices for his own benefit but not for the benefit of others."

4. "And to what extent, venerable sir, is one a lay follower who practices both for his own benefit & the benefit of others?"

"Jivaka, when a lay follower himself is consummate in conviction and encourages others in the consummation of conviction; when he himself is consummate in virtue and encourages others in the consummation of virtue; when he himself is consummate in generosity and encourages others in the consummation of generosity; when he himself desires to see the monks and encourages others to see the monks; when he himself wants to hear the true Dhamma and encourages others to hear the true Dhamma; when he himself habitually remembers the Dhamma he has heard and encourages others to remember the Dhamma they have heard; when he himself explores the meaning of the Dhamma he has heard and encourages others to explore the meaning of the Dhamma they have heard; when he himself, knowing both the Dhamma & its meaning, practices the Dhamma in line with the Dhamma and encourages others to practice the Dhamma in line with the Dhamma: then to that extent he is a lay follower who practices both for his own benefit and for the benefit of others"./.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Kinh Gia chủ Gihi Sutta (AN 5.179)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Gia chủ Anàthapindika với khoảng 500 nam cư sĩ đoanh vây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:

- Này Sàriputta, Thầy có biết người gia chủ mặc áo trắng nào mà sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: "Ta sẽ đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác"?

Sở hành được bảo vệ trong năm học giới nào?

Ở đây, này Sàriputta, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Sở hành được bảo vệ trong năm học giới này.

Vị ấy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú nào?

Ở đây, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ nhất đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được kẻ trí tự mình giác hiểu". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ hai đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu giới được bậc Thánh ái kính, không có bể vụn, không bị sứt mẻ, không tì vết, không ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, làm cho an lạc, hướng đến Thiền định. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ tư đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú này được chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

Này Sàriputta, người gia chủ mặc áo trắng nào mà Thầy biết sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú; nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác".

Thấy sợ hãi địa ngục,
Hãy tránh xa điều ác,
Khéo chấp nhận Chánh pháp,
Bậc Hiền trí tránh xa,
Không hại các chúng sanh,
Những vật có nỗ lực,
Biết không có nói láo,
Không lấy của không cho,
Tự bằng lòng vợ mình,
Tránh xa vợ người khác,
Người biết không uống rượu,
Khiến tâm trí mê loạn,

Hãy tùy niệm đến Phật,
Hãy tùy niệm đến Pháp,
Hãy tu tâm không sân,
Hãy tu tâm nhiêu ích,
Ðể xứng đáng được sanh,
Cảnh giới các chư Thiên,
Cầu công đức lợi ích,
Hãy cung cấp vật thí,
Trước thí bậc Chí thiện,
Mới mong có quả lớn,

Này Sàriputta,
Ta sẽ nói cho Thầy,
Các bậc Chí thiện ấy,
Thầy hãy lắng nghe Ta,
Như trong một đàn bò,
Có con đen, trắng, đỏ,
Màu hung hay có đốm,
Có con màu bồ câu,
Dầu con bò màu gì,
Kiếm được con bò thuần,
Con vật kéo sức mạnh,
Ðẹp, lanh và hăng hái,
Mặc kệ nó màu gì,
Liền mắc vào gánh nặng,

Cũng vậy, giữa loài Người,
Dầu có sinh chỗ nào,
Hoàng tộc, Bà-la-môn,
Thương gia hay nô bộc,
Kẻ không có giai cấp,
Hay hạ cấp đổ phân,
Giữa những người như vậy,
Ai điều phục, thuần thục,
Ngay thẳng, đủ giới đức,
Nói thực, biết tàm quý,
Sanh tử đã đoạn tận,
Phạm hạnh được vẹn toàn,
Gánh nặng đã hạ xuống,
Không còn bị trói buộc,
Việc cần làm đã làm,
Không còn bị lậu hoặc,
Ðã đến bờ bên kia,
Không chấp trước tịch tịnh,
Phước điền ấy vô cấu,
Quả lớn đáng cúng dường.

Những kẻ ngu không biết,
Thiếu trí, ít nghe nhiều,
Chỉ bố thí bên ngoài,
Không đến gần kẻ thiện,

Những ai gần kẻ thiện,
Có tuệ, tôn bậc Hiền,
Họ tin bậc Thiện Thệ,
An trú tận gốc rễ,
Sanh Thiên hay ở đây,
Ðược sanh gia đình tốt,
Bậc trí tuần tự tiến,
Chứng được cảnh Niết-bàn.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

The Householder (English translation by Bhikkhu Thanissaro)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Then Anathapindika the householder, surrounded by about 500 lay followers, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. So the Blessed One said to Ven. Sariputta:

"Sariputta, when you know of a householder clothed in white, that he is restrained in terms of the five training rules and that he obtains at will, without difficulty, without hardship, four pleasant mental abidings in the here & now, then if he wants he may state about himself: 'Hell is ended; animal wombs are ended; the state of the hungry shades is ended; states of deprivation, destitution, the bad bourns are ended! I am a stream-winner, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening!"

"Now, in terms of which five training rules is he restrained?

"There is the case where a disciple of the noble ones abstains from taking life, abstains from taking what is not given, abstains from illicit sex, abstains from lying, abstains from distilled & fermented drinks that cause heedlessness.

"These are the five training rules in terms of which he is restrained.

"And which four pleasant mental abidings in the here & now does he obtain at will, without difficulty, without hardship?

"There is the case where the disciple of the noble ones is endowed with unwavering faith in the Awakened One: 'Indeed, the Blessed One is worthy & rightly self-awakened, consummate in knowledge & conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine & human beings, awakened, blessed.' This is the first pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.

"Furthermore, he is endowed with unwavering faith in the Dhamma: 'The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here & now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves.' This is the second pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.

"Furthermore, he is endowed with unwavering faith in the Sangha: 'The Sangha of the Blessed One's disciples who have practiced well... who have practiced straight-forwardly... who have practiced methodically... who have practiced masterfully — in other words, the four pairs, the eight individuals 1 — they are the Sangha of the Blessed One's disciples: worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the incomparable field of merit for the world.' This is the third pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.

"Furthermore, he is endowed with virtues that are appealing to the noble ones: untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration. This is the fourth pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.

"These are the four pleasant mental abidings in the here & now that he obtains at will, without difficulty, without hardship.

"Sariputta, when you know of a householder clothed in white, that he is restrained in terms of the five training rules and that he obtains at will, without difficulty, without hardship, four pleasant mental abidings in the here & now, then if he wants he may state about himself: 'Hell is ended; animal wombs are ended; the state of the hungry shades is ended; states of deprivation, destitution, the bad bourns are ended! I am a stream-winner, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening!'

Seeing the danger in hells,
the wise would shun evils,
would shun them, taking on the noble Dhamma.
You shouldn't kill living beings
existing, striving;
shouldn't grasp what isn't given.
Content with your own wife,
don't delight in the wives of others.
You shouldn't drink drinks,
distilled, fermented,
that confuse the mind.

Recollect the self-awakened one.
Think often of the Dhamma.
Develop a mind useful, devoid of ill will,
for the sake of the heavenly world.
When hoping for merit,
provide gifts first
to those peaceful ones, ideal,
to whom what is offered, given,
becomes abundant [in fruit].

I will tell you of those peaceful ones,
Sariputta.
Listen to me.
In a herd of cattle,
whether black, white,
ruddy, brown,
dappled, uniform,
or pigeon gray:
if a bull is born —
tame, enduring,
consummate in strength, & swift —
people yoke him to burdens,
regardless of his color.

In the same way,
wherever one is born
among human beings —
noble warriors, priests,
merchants, workers,
outcastes, or scavengers —
if one is tame, with good practices,
righteous, consummate in virtue,
a speaker of truth, with conscience at heart,
one who's abandoned birth & death,
completed the holy life
put down the burden,
done the task
fermentation-free,
gone beyondall dhammas,
through lack of clinging unbound:
offerings to this spotless field
bear an abundance of fruit.

But fools, unknowing,
dull, uninformed,
give gifts outside
and don't come near the good.

While those who docome near the good
— regarded as enlightened, wise —
whose trust in the One Well-gone
has taken root,
is established & firm:
they go to the world of the devas
or are reborn here in good family.
Step by step they reach Unbinding:
they who are wise."


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Chương VIII - Tám Pháp (Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

IV. Phẩm Bố Thí

(I) (31) Bố Thí (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có tám bố thí này. Thế nào là tám?

2. Vì có người đến, nên bố thí; vì sợ hãi, nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Người ấy đã cho ta, nên bố thí; Vì nghĩ rằng: "Người ấy sẽ cho ta, nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Bố thí là tốt", nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Ta nấu, những người này không nấu. Thật Ta không xứng đáng là người nấu lại không cho người không nấu", nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Do ta cho bố thí này, nên tiếng tốt được truyền đi", nên bố thí; vì trang nghiêm tâm, trang bị tâm, nên bố thí.

Này các Tỷ-kheo, có tám bố thí này.

(II) (32) Bố Thí (2)

Tín, tàm và thiện thí
Những pháp thiện sĩ cầu
Ðường này gọi Thiện đạo
Ðường này đi Thiên giới

(III) (33) Căn Bản Ðể Bố Thí

1. - Này các Tỷ-kheo, có tám căn bản để bố thí. Thế nào là tám?

2. Vì lòng dục nên bố thí; vì sân hận nên bố thí; vì ngu si nên bố thí; vì sợ hãi nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Trước tổ tiên đã bố thí, trước đã làm. Ta không xứng đáng là người để truyền thống này bị bỏ phế" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Sau khi cho bố thí này, khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Khi ta bố thí này, tâm được tịnh tín, do hân hoan, hỷ được sanh" nên bố thí; để trang nghiêm tâm, trang bị tâm, nên bố thí.

Này các Tỷ-kheo, có tám căn bản để bố thí này.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

(IV) (34) Thửa Ruộng

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

1.- Này các Tỷ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?

2. Này các Tỷ-kheo, ở đây thửa ruộng lồi lên lõm xuống, đầy đá và sạn, đất mặn, không có bề sâu, không có chỗ nước chảy ra, không có chỗ nước chảy vào, không có nước chảy, không có bờ đê. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu được tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn.

4. Này các Tỷ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?

5. Này các Tỷ-kheo, ở đây thửa ruộng không lồi lên lõm xuống, không có đầy đá và sạn, không có đất mặn, có bề sâu, có chỗ nước chảy ra, có chỗ nước chảy vào, có nước chảy, có bờ đê. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?

6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn.

Khi ruộng được đầy đủ
Hột giống gieo đầy đủ
Khi mưa xuống đầy đủ
Lúa gặt được đầy đủ
Tai họa không có mặt
Tăng trưởng được đầy đủ
Rộng lớn được đầy đủ
Kết quả được đầy đủ
Cũng vậy, sự bố thí
Giữa những người đủ giới
Và vật liệu bố thí
Cũng được sắm đầy đủ
Ðưa đến sự đầy đủ
Vì sở hành đầy đủ
Vậy ai muốn đầy đủ
Phải tự mình đầy đủ
Phục vụ người đủ tuệ
Như vậy thành công đủ
Ðầy đủ trí và đức
Với tâm được đầy đủ
Làm nghiệp được đầy đủ
Lợi ích được đầy đủ
Như thật biết cuộc đời
Ðạt được kiến đầy đủ
Ðường đầy đủ đi đến
Tiến đến ý đầy đủ
Vất bỏ mọi cấu uế
Ðạt Niết-bàn cụ túc
Giải thoát mọi khổ đau
Tức đầy đủ vẹn toàn.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

67. Kinh Càtumà (Càtumà sutta)

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

(Thế Tôn dường như không tán thán sự xuất gia vội vàng)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Catuma trong rừng cây Kha-lưu-lạc (Myrobalan).

Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta (Xá-lợi-phất) và Moggallana (Mục-kiền-liên) cầm đầu cùng đến Catuma để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, nên các tiếng náo động ồn ào khởi lên. Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

-- Này Ananda, các tiếng náo động ồn ào kia là các tiếng gì, thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau.

-- "Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta và Moggallama cầm đầu, đã đến Catuma để yết kiến Thế Tôn. Và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.

-- "Vậy này Ananda, hãy nhân danh Ta bảo các Tỷ-kheo ấy: "Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả".

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, đi đến chỗ các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo ấy như sau:

-- Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có nghĩ chăng, các tiếng náo động ồn ào thật giống như tiếng hàng đánh cá tranh giành cá với nhau?

-- Bạch Thế Tôn, đó là khoảng năm trăm Tỷ-kheo, do Sariputta và Moggallana dẫn đầu, đã đến Catuma để yết kiến Thế Tôn và các Tỷ-kheo mới đến chào đón các vị cựu trú Tỷ-kheo. Trong khi các sàng tọa được sửa soạn và y bát được cất dọn, các tiếng náo động ồn ào khởi lên.

-- Hãy đi đi này các Tỷ-kheo, Ta đuổi các Ông. Các Ông chớ có ở gần Ta.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp lại sàng tọa, cầm lấy y bát rồi ra đi.

Lúc bấy giờ, các Thích tử trú ở Catuma đang hội họp tại giảng đường vì một vài công cụ. Các Thích tử trú ở Catuma thấy các Tỷ-kheo ấy từ xa đi đến, sau khi thấy liền đến gặp các Tỷ-kheo, sau khi đến bèn nói như sau:

-- Nay chư Tôn giả đi đâu?

-- Chư Huynh, chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi đi.

-- Chư Tôn giả hãy ngồi lại một lát. Chúng tôi có thể làm cho Thế Tôn vui lòng.

-- Thưa vâng, chư Huynh.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp các Thích tử (bộ tộc Thích ca) trú ở Catuma. Rồi các Thích tử trú ở Catuma đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Thích tử trú ở Catuma bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ, cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, con bê nếu không được thấy con bò mẹ, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.

Rồi Phạm thiên Sahampati (Ta bà Chủ) với tâm của mình biết được tâm Thế Tôn. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng như vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, các hạt giống cây nếu không được nước, chúng có thể đổi khác, chúng có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những vị tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Ví như, bạch Thế Tôn, con bê, nếu không được thấy con bò mẹ, nó có thể đổi khác, nó có thể biến dạng; cũng vậy, bạch Thế Tôn, ở đây, có những tân Tỷ-kheo, xuất gia chưa được bao lâu, vừa mới đến trong Pháp và Luật này. Không được yết kiến Thế Tôn, họ có thể đổi khác, họ có thể biến dạng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy hoan hỷ với chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy tiếp đón chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, ví như trước kia, chúng Tỷ-kheo đã được Thế Tôn giúp đỡ; cũng như vậy, mong nay Thế Tôn hãy giúp đỡ chúng Tỷ-kheo.

Các Thích tử ở Catuma và Phạm thiên Sahampati đã có thể làm Thế Tôn vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con. Rồi Tôn giả Mahamoggallana bảo các Tỷ-kheo:

-- Chư Hiền, hãy đứng dậy! Hãy cầm lấy y và bình bát! Thế Tôn đã được các Thích tử trú ở Catuma và Phạm thiên Sahampati làm cho vui lòng với ví dụ hột giống và ví dụ con bê con.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahamoggallana, từ chỗ ngồi đứng dậy, cầm lấy y bát, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sariputta đang ngồi một bên:

-- Này Sariputta, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?

-- Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Chúng con nay cũng được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc.

-- Này Sariputta, hãy chờ đợi! Này Sariputta, hãy chờ đợi! Này Sariputta, chớ có để tư tưởng như vậy khởi lên Ông nữa.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Mahamoggallana:

-- Này Moggallana, Ông đã nghĩ gì khi chúng Tỷ-kheo bị Ta đuổi?

-- Bạch Thế Tôn, khi chúng Tỷ-kheo bị Thế Tôn đuổi, con nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn sẽ được ít bận rộn, sẽ được an trú trong hiện tại lạc. Và từ nay con và Tôn giả Sariputta sẽ lãnh đạo chúng Tỷ-kheo.

-- Lành thay, lành thay, Moggallana. Này Moggallana, chỉ có Ta hay Sariputta và Moggallana mới có thể lãnh đạo chúng Tỷ-kheo được.

Rồi Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi chờ đợi những ai lội xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, bốn điều đáng sợ hãi này chờ đợi những ai lội xuống nước. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn điều đáng sợ hãi này, ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: "Ông cần phải đi ra như vậy, Ông cần phải đi về như vậy; Ông cần phải ngó tới như vậy, Ông cần phải ngó quanh như vậy; Ông cần phải co tay như vậy, Ông cần phải duỗi tay như vậy; Ông cần phải mang y sanghati (tăng-già-lê), mang y bát như vậy". Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia, chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyến giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyến giáo chúng ta". Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ sự học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về sóng. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyến giáo: "Ông nên nhai cái này, Ông không nên nhai cái này; Ông nên ăn cái này, Ông không nên ăn cái này; Ông nên nếm cái này, Ông không nên nếm cái này; Ông nên uống cái này, Ông không nên uống cái này. Cái gì được phép, Ông nên nhai; cái gì không được phép, Ông không nên nhai. Cái gì được phép, Ông nên ăn; cái gì không được phép, Ông không nên ăn. Cái gì được phép, Ông nên nếm; cái gì không được phép, Ông không nên nếm. Cái gì được phép, Ông nên uống; cái gì không được phép, Ông không nên uống. Ðúng thời, Ông nên nhai, không đúng thời, Ông không nên nhai. Ðúng thời, Ông nên ăn; không đúng thời, Ông không nên ăn. Ðúng thời, ông nên nếm; không đúng thời, Ông không nên nếm. Ðúng thời, Ông nên uống; không đúng thời, Ông không nên uống".

Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai; cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn; cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm; cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống. Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì phi thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì phi thời chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì phi thời chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì phi thời chúng ta cũng uống. Khi các gia chủ có tín tâm cúng dường chúng ta những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như các món ăn ấy đang bị chận đứng lại trên miệng". Vị ấy từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập, và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá sấu. Sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Ở đây, vị này thấy gia chủ hay con người gia chủ hưởng thụ một cách đầy đủ, năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ một cách đầy đủ năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thọ tài sản, vừa làm công đức", vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời nói, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây các phụ nữ y phục không đoan chánh, hay y phục mặc lộ liễu. Khi thấy các phụ nữ y phục không đoan chính hay y phục lộ liễu, dục tình phá hoại tâm của vị ấy. Vị này, tâm bị dục tình phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này từ bỏ học tập và trở về hoàn tục, được gọi là người bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ. Này các Tỷ-kheo, sự sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ.

Này các Tỷ-kheo, những điều này là bốn điều đáng sợ hãi ở đây, chờ đợi những người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.135 khách