TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Nói Thẳng 24 đã viết:ĐH Khôntg biết có thể nêu chính xác chỗ nào trong kinh nguyên thủy Phật xác quyết các vị A La Hán không thị hiện trở lại tam giới không? Chứ còn câu "không còn trở lại đời này nữa" thì người ta vẫn có thể hiểu theo cách tương tự như khi một người xuất thân từ nông thôn nghèo khó lạc hậu nhưng đã phấn đấu học hành làm ăn thành đạt trở thành một tỷ phú, khi đó người đó tuyên bố: "Tôi không còn phải trở lại túp lều nghèo hèn hồi dưới quê nữa". Tuyên bố như thế không có nghĩa là nhà tỷ phú kia vĩnh viễn không bao giờ trở về giúp đỡ quê hương. tangbong

Tấm gương tự giác-giác tha giáo hóa chúng sinh không mệt mỏi trong vô lượng kiếp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, của Chư Phật quá khứ và các vị Thánh A La Hán- Chư Phật tương lai làm cho chúng ta thực sự xúc động. Bản chất của các vị Thánh trong Đạo Phật là như vậy: Từ Bi Vị Tha không bờ bến, không thời hạn. Vâng, các Ngài không có khái niệm "yên nghỉ ngàn thu" hay "về hưu", phải không các ĐH? tangbong
Sư huynh Nói Thẳng 24 kính mến !
Hổm nay em chờ câu hỏi này lâu lắm rồi, em có thể trả lời câu này được không ? có gì sư huynh đừng la em tụi nghiệp.Trong tất cả kinh NT chổ nào có sự tuyên bố chứng Thánh Quả A LA HÁN điều có câu này đó thưa sư huynh. Thật sự khi đặt câu hỏi này nếu ai tinh ý sẽ thấy em cố tình dấu đi một đoạn CÁC VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM XONG ..đây là chổ tinh túy của các vị A LA HÁN khi tuyên bố chứng quả chứng Thánh Quả, như một lời tuyên ngôn rất đẹp đầy tính nhân văn tràn đầy hương vị TỪ,BI, HỶ, XẢ . Khi còn trụ thế các ngài đã làm hết những gì cần làm, chúng ta hãy chú ý cụm từ này nó rất đúng với khoa học và vượt trên khoa học về những đóng góp của các ngài trong sự nghiệp hoằng hoá độ sanh.Nếu như có sự thị hiện độ sanh theo nguyện lực thì chúng ta phải hiểu theo tinh thần Chánh Pháp vẫn trường tồn, đời sống phạm hạnh các ngài vẫn còn đó, trí tuệ và lời dạy của các ngài xuyên thấu thời gian vẫn còn màn bạc trên kinh điển NT, như là ngọn đuốc luôn chiếu soi , luôn nhắc nhỡ chúng ta hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự nương tựa lấy chính mình, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn dùng Chánh Pháp làm chổ nương tựa Như Lai chỉ là bậc đạo sư chỉ đường.Tam nghiệp các ngài hằng thanh tịnh thì lời nói các ngài là xác thật không hư dối : SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM XONG TỪ ĐÂY KHÔNG CÒN TRỞ LUI ĐỜI SỐNG SANH TỬ NỮA chính câu này các ngài đã khẳng định không còn tái sanh theo bất cứ hình thức nào, vì các việc cần làm các ngài đã làm xong rồi. Chính câu hỏi của toppic cũng là câu trả lời luôn cho câu hỏi. Rất cám ơn các đạo hữu trong thời gian qua đã chung tay góp sức xây dựng Chánh pháp như là một sự thị hiện tái sanh lời dạy của các Bậc thánh để góp phần nào cho công cuộc lợi pháp hoằng sanh

Nữa nè sư huynh, câu hỏi cuả sư huynh có trong Tiểu Bộ kinh- Phẩm Già có dạy đều này:
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh."

."Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong."
Câu tô màu đỏ nói lên các vị thánh A LA HÁN không còn tái sanh theo bất cứ hình thức nào
Kính chúc sư huynh luôn tăng thượng pháp của THẾ TÔN


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

LaughingHaHa đã viết:
Chào bạn chanhhoitrong_123,

Có một thông tin này mà KKT nghĩ là bạn chanhhoitrong_123 cũng muốn biết. :-P Đó là bảng so sánh giữa 10 quả vị Bồ Tát Thập Địa của Đại Thừa và Tứ Thánh Quả của Phật giáo Nguyên thủy. Trong tác phẩm Mahāyāna Buddhism (Phật Giáo Đại Thừa) của Nalinaksha Dutt, tác giả đã phân tích, so sánh và đối chiếu tất cả những thông tin có trong Kinh và Luận của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy để đi đến được kết luận này (những chữ trong ngoặc là chữ phạn (sanskrit)):

1. Hoan Hỷ Địa (Pramuditā)
2. Ly Cấu Địa (Vimalā) <----------> Tu Đà Hoàn (Srotāpana), Tư Đà Hàm (Sakadāgāmi)
3. Phát Quang Địa (Prabhākarī) <----------> A Na Hàm (Anāgāmi)
4. Diệm Huệ Địa (Arciṣmatī)
5. Cực Nan Thắng Địa (Sudurjayā)
6. Hiện Tiền Địa (Abhimukhī) <----------> A La Hán (Arhat)
7. Viễn Hành Địa (Dūraṃgamā)
8. Bất Động Địa (Acalā)
9. Thiện Huệ Địa (Sādhumatī)
10. Pháp Vân Địa (Dharmameghā)

Sau Pháp Vân Địa còn 2 quả vị nữa là Đẳng Giác và Diệu Giác. Diệu Giác chính là quả vị Phật. Để ý rằng A La Hán là tương đương với địa thứ 6 là Hiện Tiền Địa.

tangbong cafene
Đạo hữu LaughingHaHa kính mến
Đạo hữu đưa bảng so sánh này ra trong thời điểm này thật sự là rất nhạy cảm.Vì chủ đề này đang rất căng thẳng và bị loãng rồi, nếu muốn trả lời cho đạo hữu e rằng tôi sẽ bị chửi và khoá nick ,hổm nay bị ném đá quá trời hết chổ chứa rồi. Vấn đề này rất nhiều dây mơ rễ má nếu đủ duyên đạo hữu mở một toppic khác sẽ hay hơn

Trân trọng kính chào kinhle


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Hòa thượng, Tiến sĩ Phật học Thích Chơn Thiện, nguyên Trưởng ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã phân tích như sau về quả vị A La Hán:
Bốn quả vị Sa-môn này chỉ có ở Phật giáo mà không thể có ở bất cứ một tôn giáo nào khác. Chỉ có bốn quả vị ấy là chân chính của bậc Thánh: quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là quả Nhập lưu (bước vào dòng Thánh), quyết định đi thẳng vào giải thoát đó; từ quả vị Nhập lưu đến Bất lai là Thánh Hữu học, có nghĩa là còn có phần phải tu tập; quả vị A-la-hán gọi là Thánh Vô học hay vô lậu, là quả vị đã đoạn tận tham ái, chấp thủ và vô minh, hoàn toàn thoát ly sinh tử (theo Kinh Ðại Sư Tử Hống, Trung Bộ I và Sư Tử Hống Kinh, Trung A-hàm, số 24).

Có quan điểm cho rằng bốn quả vị trên chỉ là quả vị nhỏ, thuộc quả Thanh văn. Nhưng thực sự đi vào nội dung chứng ngộ thì không phải thế. Quả vị A-la-hán, với sự tận trừ mười kiết sử đã là quả vị chứng ngộ sau cùng của một đệ tử của Thế Tôn. Kinh Kim Cương cũng chỉ định nghĩa: chấp thủ ngã, pháp diệt là đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề; Kinh Lăng-già thì định nghĩa Thức diệt là Niết bàn; do đó, ở mặt Tuệ giải thoát, quả A-la-hán đã đoạn tận thức, thủ, ái, vô minh... nên phải là quả vị chứng ngộ sau cùng, dù tại quả vị này khả năng thể nhập Pháp thân có khác nhau giữa A-la-hán Thanh văn, A-la-hán Bích-chi, Bồ-tát và A-la-hán Chánh Ðẳng Giác.

Mười quả vị tu chứng của Bồ-tát được trình bày ở Thập Ðịa Kinh (Hoa Nghiêm tông, "Các Tông Phái Ðạo Phật", của Junjiro Takakusu; bản dịch của Tuệ Sỹ 1973, Tu thư Ðại học Vạn Hạnh) cũng đến qua ngõ đường Thiền định (hay Giới, Ðịnh, Tuệ):

- Sơ địa hay Hoan hỷ địa chỉ là quả vị kiến đạo, thấy rõ ngã không và pháp không.

- Nhị địa hay Ly cấu địa là quả vị viên mãn về Giới (giới thanh tịnh),

- Tam địa hay Phát quang địa thì hoàn bị nhẫn nhục.

- Tứ địa hay Diệm huệ thì hoàn bị tinh tấn.

- Ngũ địa hay là Nan thắng địa là quả vị viên mãn Thiền định.

- Lục địa hay Hiện tiền địa thì hoàn bị về Tuệ.

- Thất địa, hay Viễn hành địa thì đoạn trừ thân kiến và tu tập đại bi.

- Bát địa, hay Bất động địa, trú vô ngã tưởng, lìa xa ngã và pháp.

- Cửu địa, hay Thiện huệ địa thì thành tựu mười lực, biết rõ căn cơ chúng sinh đáng được độ hay chưa đáng được độ.

- Thập địa hay Pháp vân địa, thì có thể thuyết giảng cho tất cả thế giới. Ðấy thực sự là quả vị Phật, Thế Tôn.

Hình thức trình bày quả chứng Thập địa có khác với hình thức trình bày ở Tứ quả Sa-môn. Tuy nhiên, xét theo nội dung của chứng đắc thì quả vị A-la-hán được xem tương đương với ba quả vị sau cùng của Thập địa. Trường hợp Tôn giả Xá-lợi-phất đã được Thế Tôn xác nhận có thể thay Thế Tôn để chuyển vận bánh xe pháp, có nghĩa là có thể thuyết pháp cho bất cứ ai muốn nghe.

Nếu xét về mặt lục độ Ba-la-mật, như được trình bày ở Bát-nhã, thì vị A-la-hán cũng đầy đủ sáu Ba-la-mật vậy. Thuyết pháp mà vô trú tướng, đấy là bố thí Ba-la-mật. Trì giới mà vô trú tướng, như vị A-la-hán vẫn an trú trong giới mà vẫn lìa khỏi hết mọi chấp thủ, đấy là trì giới Ba-la-mật. Nhẫn trú ở Không tánh mà vẫn thuyết pháp giáo hóa quần sinh của A-la-hán, đó là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Vị A-la-hán đã viên mãn hạnh tinh tấn, lìa hết mọi chấp thủ tướng, đó là Tinh tấn Ba-la-mật. Vị A-la-hán đắc Chánh trí, đoạn trừ hết lậu hoặc, đã đạt đỉnh cao của Thiền định mà vừa lìa hết chấp thủ, vô minh, đấy là Thiền định Ba-la-mật và Trí tuệ Ba-la-mật.

Nếu đừng để mình vướng mắc vào ý nghĩa của ngôn từ thì chúng ta có thể dễ dàng đi ra khỏi ngộ nhận cho rằng A-la-hán là Thanh văn quả nhỏ. Thực sự A-la-hán đã là quả giải thoát tối hậu của thân giải thoát.
(http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-kl/phkl-3-03.htm)

Nhận định trên của HT cũng như của các tác giả khác chỉ là để chúng ta tham khảo. Bởi vì nếu chưa chứng được ít nhất là quả vị A La Hán Thanh văn thì chưa thể có một nhận thức đúng 100%. Hy vọng trong thời mạt pháp này sẽ có vị Tỳ kheo chứng được Thánh quả A La Hán khai thị cho chúng sinh được rõ. kinhle kinhle kinhle


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Kính ĐH CHT!

ĐH vẫn chưa đọc kỹ bài viết của tôi, tôi hỏi là: "ĐH Khôntg biết có thể nêu chính xác chỗ nào trong kinh nguyên thủy Phật xác quyết các vị A La Hán không thị hiện trở lại tam giới không?

ĐH CHT có thể tìm được trong kinh nguyên thủy có chỗ nào ghi nguyên văn câu mà tôi đã tô đậm ở trên không?

Nếu không tìm thấy, thì câu " SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM XONG TỪ ĐÂY KHÔNG CÒN TRỞ LUI ĐỜI SỐNG SANH TỬ NỮA" chúng ta vẫn có thể hiểu theo cách nói trong ví dụ về vị tỷ phú mà tôi đã nêu. tangbong


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

LaughingHaHa đã viết:
Chào bạn chanhhoitrong_123,

Có một thông tin này mà KKT nghĩ là bạn chanhhoitrong_123 cũng muốn biết. :-P Đó là bảng so sánh giữa 10 quả vị Bồ Tát Thập Địa của Đại Thừa và Tứ Thánh Quả của Phật giáo Nguyên thủy. Trong tác phẩm Mahāyāna Buddhism (Phật Giáo Đại Thừa) của Nalinaksha Dutt, tác giả đã phân tích, so sánh và đối chiếu tất cả những thông tin có trong Kinh và Luận của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy để đi đến được kết luận này (những chữ trong ngoặc là chữ phạn (sanskrit)):

1. Hoan Hỷ Địa (Pramuditā)
2. Ly Cấu Địa (Vimalā) <----------> Tu Đà Hoàn (Srotāpana), Tư Đà Hàm (Sakadāgāmi)
3. Phát Quang Địa (Prabhākarī) <----------> A Na Hàm (Anāgāmi)
4. Diệm Huệ Địa (Arciṣmatī)
5. Cực Nan Thắng Địa (Sudurjayā)
6. Hiện Tiền Địa (Abhimukhī) <----------> A La Hán (Arhat)
7. Viễn Hành Địa (Dūraṃgamā)
8. Bất Động Địa (Acalā)
9. Thiện Huệ Địa (Sādhumatī)
10. Pháp Vân Địa (Dharmameghā)

Sau Pháp Vân Địa còn 2 quả vị nữa là Đẳng Giác và Diệu Giác. Diệu Giác chính là quả vị Phật. Để ý rằng A La Hán là tương đương với địa thứ 6 là Hiện Tiền Địa.


tangbong cafene

Bổ túc thêm một ít thông tin để dành riêng cho những bạn nào muốn tham khảo thêm. Tác phẩm "Mahāyāna Buddhism" của Nalinaksha Dutt mà KKT có là bản in lần thứ 2 của tác phẩm "Aspects of Hinayāna and Mahāyāna Buddhism" của cùng tác giả. Sau khi KKT gửi bài viết trên lên thì KKT mới được biết rằng tác phẩm "Aspects of Hinayāna and Mahāyāna Buddhism" đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt và bản dịch này có ở đây:
ÐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA
http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/45daithua.html

Phần phân tích và so sánh các quả vị của Bồ Tát Thập Địa và Tứ Thánh Quả là nguyên chương 4. Chương này rất dài và đọc "rất là mệt" đó! :-P Tuy nhiên nó là một cái "mỏ" thông tin về những quả vị của Phật giáo dành cho những bạn nào thích tìm hiểu. :-P
http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/45daithua41.html
http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/45daithua42.html


tangbong cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Cụm từ "tái sinh" trong thế gian "vô ngã" này mình chỉ có thể hiểu theo nghĩa bóng là sự chấp hữu. Với vô ngã thì thế gian chỉ là một chuỗi hiện tượng trôi chảy liên tục và giữa con người với nhau thì chuỗi hiện tượng đó là chuỗi hành động tạo nghiệp và thọ nghiệp quả.

Các vị đạt giải thoát thì không còn sự chấp hữu trong họ nên không còn tái sinh vì tái sinh là sự chấp hữu. Tuy nhiên họ vẫn có nguyện khi còn tại thế. Qua nguyện mà hành động của họ sẽ ảnh hưởng cho hậu thế. Ảnh hưởng nhiều hay ít thì hậu thế phật tử sẽ cho là có nguyện lực nhiều hay ít.

Đức Phật Thích Ca không còn tái sinh nhưng kết quả hành động (tức cuộc đời truyền Pháp) của Ngài vẫn còn ảnh hưởng mạnh cho đến nay. Khi có ai có những hành động từ bi trí tuệ thì phật tử cho là sự thị hiện qua thần thông của Ngài. Đó là một cách nói do xùng bái nhưng sự thị hiện này nói chính xác hơn là sự xảy ra của những hành động do kết quả của Pháp của Ngài để lại. Tương tự cho các đệ tử đạt giải thoát của Ngài. Các vị này hành động của họ chắc chắn cũng có ảnh hưởng tốt cho hậu thế. Mặc dù không thể so sánh với Đức Phật Thích Ca nhưng chúng ta không thể nói các vị không làm gì tốt cho hậu thế.

tangbong


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Nếu cho rằng các vị A La Hán nhập Niết bàn rồi thì vĩnh viễn không thể dùng Thần Túc Thông để thị hiện trong tam giới hay không thể có thêm những tác động mới tới thế gian thì có thể coi sự nhập Niết Bàn tương đương với khái niệm "Chết là hết" của trường phái thuộc về Đoạn Kiến. Trong khi đó Niết Bàn thuộc về pháp Vô Vi, không có tính chất Vô Thường của các pháp Hữu Vi. tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không thể dùng Thần Túc Thông để thị hiện trong tam giới hay không thể có thêm những tác động mới tới thế gian
Kết quả của hành động trong quá khứ (cũ) là những tác động tương lai (mới) tới thế gian đó. Tác giả không phải thị hiện thêm nhiều lần thì mới có tác động mới.

Đoạn kiến là không chấp nhận những hành động quá khứ sẽ có tác động trong tương lai. Nếu cần tác giả thị hiện thêm nữa để có tác động trong tương lai thì đó không phải là đoạn kiến hay sao?

tangbong


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Thưa ĐH Hlich, tôi đâu có bảo những hành động quá khứ không có tác động tới tương lai!

ĐH có khái niệm về Đoạn kiến thật "chẳng giống ai"! :">


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tôi đâu có bảo những hành động quá khứ không có tác động tới tương lai!
Mình đâu có nói đ/h nói như thế, chỉ thắc mắc là tại sao lại phải là thần thông thị hiện mà không là Phật Pháp còn ảnh hưởng mạnh qua những hành động từ bi trí tuệ thời nay. Đạo hữu có thể trả lời thắc mắc này?
ĐH có khái niệm về Đoạn kiến thật "chẳng giống ai"! :">
Mình nghĩ đoạn kiến là vậy đó, tức là cho rằng có nhân mà không có quả. Thế thì đ/h cho đoạn kiến là như thế nào?

Cám ơn đ/h.

tangbong


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Nói Thẳng 24 đã viết:Kính ĐH CHT!

ĐH vẫn chưa đọc kỹ bài viết của tôi, tôi hỏi là: "ĐH Khôntg biết có thể nêu chính xác chỗ nào trong kinh nguyên thủy Phật xác quyết các vị A La Hán không thị hiện trở lại tam giới không?

ĐH CHT có thể tìm được trong kinh nguyên thủy có chỗ nào ghi nguyên văn câu mà tôi đã tô đậm ở trên không?

Nếu không tìm thấy, thì câu " SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM XONG TỪ ĐÂY KHÔNG CÒN TRỞ LUI ĐỜI SỐNG SANH TỬ NỮA" chúng ta vẫn có thể hiểu theo cách nói trong ví dụ về vị tỷ phú mà tôi đã nêu. tangbong
Sư huynh Nói Thẳng 24 kính mến cafene

Một đề toán ra sai thì làm sao có được đáp án đúng thưa sư huynh, cũng vậy câu hỏi em thuộc dạng câu hỏi sai thi ̀làm gì có trong chánh tạng NT. Chính câu tuyên ngôn KHÔNG CÒN TRỞ LUI ĐỜI SỐNG SANH TỬ cuả các ngài khi chứng Thánh quả đã là bằng chứng rồi còn gì. Điều này đạo hữu Không Biết đã phát hiện ngay từ đầu, sở dĩ em cố tình đặt câu hỏi như vậy là vì muốn giúp cho những người còn ảo tưởng về sự cứu độ của các Bậc thánh cho rằng có sự thị hiện,cứu độ,tha lực khi cầu nguyện...để họ quay về "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc " Nhưng lòng tốt của em lại bị người ta hiểu lầm cho em là cố tình phá hoại Phật Pháp, kích động các tông phái chống đối lẫn nhau, người ta nhân danh Chánh pháp, Chánh nghĩa, Chánh đạo, Chánh ngữ, Chánh tri kiến, Chánh nhân quân tử để rồi chửi mắng em vô tội vạ thật là tội cho em quá :(( phải không sư huynh, thậm chí người ta còn dùng những từ ngữ chợ búa xem em với sư huynh là đồng bọn giống như mình là bọn tội phạm vậy đó, thật không thể ngờ rằng là phật tử phải nói năng Chánh ngữ nhưng lại dùng từ dao to búa lớn để muốn thể hiện tính anh chị của mình như thẳng tay trừng trị không khoan nhượng nếu được làm MOD, nghe muốn xỉu luôn vậy đó =)). Việc một tỷ phú quay trở về quê hương để cứu giúp bà con quê mình đó là việc làm trong luân hồi sanh tử còn dính trong tham ái chấp thủ. Chúng ta không thể làm một phép so sánh đơn thuần để cho rằng một tỷ phú mà còn Từ bi, huống hồ chi một vị thánh A La Hán không quay về cứu độ là thiếu Từ bi, và càng ảo tưởng hơn sự thị hiện tái sanh của các ngài dưới mọi hình thức cùng những việc làm tốt bụng ở thế gian. Sự so sánh và ảo tưởng như thế là khập khiểng không giúp cho chúng sanh phải tự nổ lực để vươn lên tự nương tựa lấy chính mình , dùng chánh pháp làm ngọn đèn dùng chánh pháp làm chổ nương tựa, một lời di chúc bất diệt đó không phải là lòng Từ bi hay sao ? hay các chúng sanh muốn các ngài thị hiện rồi phóng quang cứu độ gia hộ cho hết phiền não, bằng những năng lực siêu nhiên để đáp ứng đủ thứ mong cầu, rồi tự kỷ ám thị cho rằng các ngài phải có trách nhiệm với chúng sanh không thể quay lưng một cách Đoạn kiến được. Niết Bàn là một trạng thái hạnh phúc tuyệt đối, phàm phu như chúng ta không thể hiểu được, do đó chúng ta không thể dùng kiến thức của một phàm phu để cho rằng các ngài sẽ trở lại cứu độ nhằm thể hiện lòng Từ bi của các ngài, hoặc vội vàng chủ quan quy trách nhiệm việc không trở lại cứu giúp của các ngài là rơi vào Đoạn kiến, để rồi đưa ra những lập luận ấu trĩ cho Niết Bàn là tự do không bị trói buộc từ đó có sự tự do trở lại cứu giúp chúng sanh. Lòng Từ bi của các ngài là vô hạn điều đó ai cũng biết, nhưng không phải chỉ có sự tái sanh và thị hiện mới được cho là từ bi, tại sao chúng ta không nhìn thấy kho tàng Pháp Bảo của các ngài để lại với muôn vàng những lời dạy minh triết đầy trí tuệ, thiết thực hiện tiền không có thời gian đến để mà thấy và chứng nghiệm hương vị Từ Bi của các ngài, như là một minh chứng sống động mang nhiều chất liệu tự giác giác tha giác hạnh viên mãn. Tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô minh diệt minh sanh, các ngài sẽ không trở lại thế gian này dưới bất cứ hình thức nào, vì sanh đã tận phạm hành đã thành những việc cần làm đã làm xong thì tại sao các ngài phải trở lui đời sống sanh tử nữa chứ ???

Những việc cần nói em đã nói xong,từ đây sắp tới em không dám nói nữa

KÍNH CHÚC SƯ HUYNH AN LẠC


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Nói Thẳng 24 đã viết:Kính ĐH CHT!

ĐH vẫn chưa đọc kỹ bài viết của tôi, tôi hỏi là: "ĐH Khôntg biết có thể nêu chính xác chỗ nào trong kinh nguyên thủy Phật xác quyết các vị A La Hán không thị hiện trở lại tam giới không?

ĐH CHT có thể tìm được trong kinh nguyên thủy có chỗ nào ghi nguyên văn câu mà tôi đã tô đậm ở trên không?

Nếu không tìm thấy, thì câu " SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH ĐÃ THÀNH NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐÃ LÀM XONG TỪ ĐÂY KHÔNG CÒN TRỞ LUI ĐỜI SỐNG SANH TỬ NỮA" chúng ta vẫn có thể hiểu theo cách nói trong ví dụ về vị tỷ phú mà tôi đã nêu. tangbong
Bài viết này Nguyên Chiếu thấy rất hay và bổ ích tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách