TUYỆT QUÁN LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TUYỆT QUÁN LUẬN

TT. Thích Thông Phương Dịch

Trích Từ Trang Của Tu Viện Thường Chiếu


Phù đạo xung hư, u vi tịch quảng, bất khả dĩ tâm hội, bất khả dĩ ngôn thuyết.
Kim thả lập nhị nhân, cộng đàm chân thật. Sư chủ vi Nhập Lý, đệ tử hiệu Duyên Môn. Ư thị Nhập Lý tiên sinh tịnh vô ngôn thuyết. Duyên Môn hốt khởi, vấn Nhập Lý tiên sinh.


Xét về Đại Đạo vốn rỗng thênh như hư không, lặng lẽ, sâu xa vi diệu, chẳng thể dùng tâm lĩnh hội, chẳng thể dùng lời tỏ bày. Nay tạm lập ra hai người cùng bàn nhau về chân thật: Thầy tên Nhập Lý, trò hiệu Duyên Môn.
Lúc ấy, Thầy Nhập Lý im lặng không nói năng, Duyên Môn chợt dấy lên hỏi thầy Nhập Lý:

PHẦN I

Vấn viết : Vân hà danh tâm ? vân hà an tâm ?
Đáp viết : Nhữ bất tu lập tâm, diệt bất tu cương an, nhi khả an hỉ.


Hỏi: Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.

Giải nghĩa:
Chẳng cần phải hỏi “Tâm là gì”, vì hỏi chính là tâm vậy. Khi khởi hỏi tâm tức là khởi vọng. Chỉ cần không thắc mắc, không khởi vọng thì đó chính là tâm.
Muốn an tâm tức là khởi vọng tưởng. Chỉ cần không khởi vọng tức là an tâm.

GHI CHÚ : Nguyên tác bằng chữ Hán, không biết ai là tác giả, Truyền tụng là của tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Phần dịch sang tiếng Việt của TT Thích Thông Phuơng
Phần giải nghĩa của tôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Phiền não # Bồ đề
Bài viết: 24
Ngày: 28/10/12 03:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiền não # Bồ đề »

Về VĂN HUỆ: có TT Thích Thông Phuơng.
Về TƯ HUỆ: Đạo hữu Bình.
Về TU HUỆ: Ai ?
đ/h không viết luôn cho đủ bộ, hì hì...


VĂN HUỆ

Vấn viết : Vân hà danh tâm ? vân hà an tâm ?
Đáp viết : Nhữ bất tu lập tâm, diệt bất tu cương an, nhi khả an hỉ.

Hỏi: Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.

TƯ HUỆ:

Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.

Giải nghĩa:
Chẳng cần phải hỏi “Tâm là gì”, vì hỏi chính là tâm vậy. Khi khởi hỏi tâm tức là khởi vọng. Chỉ cần không thắc mắc, không khởi vọng thì đó chính là tâm.
Muốn an tâm tức là khởi vọng tưởng. Chỉ cần không khởi vọng tức là an tâm.
(Hình như đ/h chỉ giải câu "Đáp" ? ).

TU HUỆ:
Theo nghĩa đen là gì, còn nghĩa bóng là ý gì?

Ví như nghĩa đen của đ/h Bình giảng thì hỏi "Tâm" tức là khởi "Vọng" Không hỏi thì đó mới là "Tâm".

Còn nghĩa bóng trong thí dụ về giới học của một cư sĩ là ngũ giới thì cố gắng giữ 5 giới đó, không cần biết thêm giới của Sa Di có bao nhiêu và Tỳ kheo có bao nhiêu. Chính là thấy tâm.

Phiền não # Bồ đề ?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược vô hữu tâm, vân hà học đạo ?
Đáp viết : Đạo phi tâm niệm, hà tại ư tâm giã !


Hỏi: Nếu không có tâm, làm sao học đạo?
Đáp: Đạo chẳng phải tâm niệm, đâu ở nơi tâm.

Giải nghĩa:
Học đạo là gì ? là học cách minh tâm. Làm cho tâm sáng tỏ. Muốn tâm sáng tỏ thì đừng khởi vọng. Không khởi vọng thì tâm tự sáng. Càng muốn học tức là càng khởi vọng, càng khởi vọng thì càng xa cách bổn tâm, càng xa đạo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược phi tâm niệm, đương hà dĩ niệm ?
Đáp viết : Hữu niệm tất hữu tâm, hữu tâm tức quai đạo.
Vô niệm tức vô tâm, vô tâm tức chân đạo.

Hỏi: Nếu chẳng phải tâm niệm, sẽ lấy cái gì niệm?
Đáp: Có niệm tức có tâm, có tâm tức trái đạo.
Không niệm tức không tâm, không tâm tức đạo chân thật (chân đạo)

Giải nghĩa:
Có niệm tức có tâm (vọng tâm), có tâm (vọng) tức trái đạo.
Không niệm tức không (vọng) tâm, không (vọng) tâm tức đạo chân thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thầy tên Nhập Lý, trò hiệu Duyên Môn.
Lúc ấy, Thầy Nhập Lý im lặng không nói năng, Duyên Môn chợt dấy lên hỏi thầy Nhập Lý:

Hỏi: Thế nào gọi là tâm? Thế nào là an tâm?
Đáp: Ông chẳng cần lập tâm, cũng chẳng cần gượng an, chính là an vậy.

Hỏi: Nếu không có tâm, làm sao học đạo?
Đáp: Đạo chẳng phải tâm niệm, đâu ở nơi tâm.

Hỏi: Nếu chẳng phải tâm niệm, sẽ lấy cái gì niệm?
Đáp: Có niệm tức có tâm, có tâm tức trái đạo. Không niệm tức không tâm, không tâm tức đạo chân thật (chân đạo)

---------------

Đối đáp hay quá!

Người viết câu chuyện hai thầy trò đối đáp quả tình là người đã minh tâm kiến tánh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhất thiết chúng sanh thực hữu tâm phủ ?
Đáp viết : Nhược chúng sinh thật hữu tâm tức điên đảo.
Chỉ vi ư vô tâm trung lập tâm, nải sinh vọng tưởng


Hỏi: Tất cả chúng sanh thật có tâm chăng?
Đáp: Nếu chúng sanh thật có tâm tức là điên đảo.
Chỉ vì trong không tâm lập có tâm bèn sanh vọng tưởng.

Giải nghĩa:
Nếu xem chúng sanh thật có tâm tức chấp hữu. Chấp hữu tức điên đảo.
Chấp có tâm tức chấp ngã. Vì chấp ngã nên khởi vọng tưởng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Vô tâm hữu hà vật ?
Đáp viết : Vô tâm tức vô vật, vô vật tức thiên chân, thiên chân tức đại đạo.


Hỏi: Không tâm thì có vật gì ?
Đáp: Không tâm tức không vật, không vật tức thiên chân (chân thật vốn sẵn có), thiên chân tức Đại Đạo.

Giải nghĩa:
Không tâm tức là tâm trống không, hay trong tâm không có vọng tưởng. Tâm không vọng tưởng là tâm tự nhiên, chân thật. Đó là Đại Đạo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Chúng sanh vọng tưởng, vân hà đắc diệt ?
Đáp viết : Nhược kiến vọng tưởng, cập kiến diệt giả , bất ly vọng tưởng.


Hỏi: Chúng sanh vọng tưởng làm sao diệt được ?
Đáp: Nếu thấy vọng tưởng và thấy diệt là chẳng lìa vọng tưởng.

Giải nghĩa:
Muốn diệt vọng tưởng tức là khởi vọng niệm. cho nên” thấy vọng tưởng và thấy diệt là chẳng lìa vọng tưởng“.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Bất di diệt giả, đắc hợp đạo lý phủ ?
Đáp viết : Nhược ngôn hợp dữ bất hợp, diệt bất ly vọng tưởng.


Hỏi: Chẳng khiến cho diệt, có được hợp đạo lý chăng ?
Đáp: Nếu nói hợp và chẳng hợp cũng chẳng lìa vọng tưởng

Giải nghĩa :
Nói hợp đạo lý hay chẳng hợp đạo lý tức là chấp có, chấp có tức là vọng tưởng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược vi thời thị ?
Đáp viết : Bất vi thời thị.


Hỏi: Khi ấy thế nào ?
Đáp: Chẳng khi ấy.

Giải nghĩa:
Chỉ cần : chẳng khởi vọng tưởng thì đã chẳng hỏi khi ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN II

Duyên Môn vấn viết :
Phù ngôn thánh nhân giả, đương đoạn hà pháp ? Đương đắc hà pháp ?
Nhập lý viết :
Nhất pháp bất đoạn, nhất pháp bất đắc, tức vi thánh dã.


Duyên Môn hỏi:
Nói là Thánh nhân, chính đoạn pháp gì, chính được pháp gì mà nói là Thánh ?
Nhập Lý Đáp:
Chẳng đoạn một pháp, chẳng được một pháp, tức là Thánh.

Giải nghĩa:
Nếu đã là Thánh nhân, làm gì còn pháp (phiền não) để đoạn.
Nếu nói đắc một pháp tức chẳng phải Thánh nhân (vì còn chấp pháp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TUYỆT QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vấn viết : Nhược bất đoạn, bất đắc, dĩ phàm hà dị ?
Đáp viết : Bất đồng ! Hà dĩ cố ?Nhất thiết phàm phu vọng hữu sở đoạn, vọng hữu sở đắc.


Hỏi: Nếu chẳng đoạn, chẳng được đâu khác với phàm?
Đáp: Chẳng đồng. Tại sao? Tất cả phàm phu vọng có cái bị đoạn, vọng có cái để được.

Giải nghĩa:
Thánh nhân trong tâm chẳng có một niệm thì đoạn cái gì ?
Đã không chấp có, thì đắc cái gì ?
Cho nên Thánh nhân chẳng đoạn, chẳng đắc, tuy giống mà không đồng với phàm nhân.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.132 khách