Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Công án : tánh thấy

1) tại sao được gọi là tánh thấy ? do đâu có tánh thấy ? cái gì làm phát sanh tánh thấy ?

2) Giác ngộ được tánh thấy rồi , có cần tiếp tục tu hành không ? tại sao ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hue thong đã viết:Công án : tánh thấy

1) tại sao được gọi là tánh thấy ? do đâu có tánh thấy ? cái gì làm phát sanh tánh thấy ?

2) Giác ngộ được tánh thấy rồi , có cần tiếp tục tu hành không ? tại sao ?
Nên tìm đọc bài của tôi viết sơ lược ở đây để hiểu rõ Công Án là gì:

viewtopic.php?f=43&t=6451


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:
hue thong đã viết:Công án : tánh thấy

1) tại sao được gọi là tánh thấy ? do đâu có tánh thấy ? cái gì làm phát sanh tánh thấy ?

2) Giác ngộ được tánh thấy rồi , có cần tiếp tục tu hành không ? tại sao ?
Nên tìm đọc bài của tôi viết sơ lược ở đây để hiểu rõ Công Án là gì:

viewtopic.php?f=43&t=6451
cám ơn đạo hữu Thánh Tri nhắc nhở tangbong

Nhưng đây không phải là chuyện nói chơi,hay bàn chơi.
Nếu không ht viết ở trang khác rồi.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ở đây tôi không nói về vấn đề bàn chơi như bên trang kia. Tôi chỉ nói ông hiểu lầm công án, cho nên đọc bài kia để biết công án là gì sơ lược.

Ở đây ông ghi "Công án: tánh thấy". Ý ông cho rằng công án là tánh thấy? hay tánh thấy chính nó là một công án? Hai cái đều không phải.

Cho nên tôi mới biểu ông đọc bài kia để hiểu thế nào là công án.

Còn nếu ông hỏi câu hỏi thông thường thì tôi đâu nói gì. Ở đây ông ghi là "công án: tánh thấy" như vậy thì dùng từ ngữ không đúng, khiến người ta hiểu lầm.

Nếu ông bỏ ra hai từ "công án" thì những câu hỏi đó có thể trả lời. Nhưng nếu trả lời thì cũng chỉ thêm kiến thức, không giúp được nhiều còn hại, nếu là người Tham Thiền.

Ông muốn tìm hiểu để thực hành hay chỉ là muốn hiểu cho biết vậy thôi?

Tôi nghĩ ông chuyên về pháp tu Tứ Niệm Xứ thì phải? Thì cứ theo đó thực hành được rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hai từ ngữ "Tánh Thấy" và "Kiến Tánh" (Thấy Tánh) cũng phải hiểu rõ ràng kẻo lầm lẫn.

"Tánh" có nghĩa là tự thể, bản thể của vạn pháp. Cũng có người cho là khả năng bản năng. Nhưng phần đông ở trong Thiền Tông hiểu thì Tánh nghĩa là Bản Thể của vạn pháp.

Lúc Mê thì quên mất cái tánh nầy, do vậy toàn sống bằng vọng tâm phân biệt chấp trước mà chịu nhân quả luân hồi.

Lúc Giác thì tức là thấy được tánh ấy và trở về với bản thể hoàn toàn giải thoát, không còn vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa, và vì không còn sống với vọng tâm nữa nên thoát sanh tử luân hồi.


1."Kiến Tánh" (Thấy Tánh) là từ ngữ Thiền Tông dùng để chỉ cho sự Giác Ngộ hay Nhận Thấy được hay nhìn thấy được Tự Tánh, Phật Tánh, Tánh Giác của mình. Và trở về sống với Tánh ấy không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nữa, giải thoát tất cả, và đồng với tất cả Chư Phật không khác, Thấy Tánh tức là Thấy Phật, cũng có Kinh nói "Thấy Pháp là Thấy Như Lai, Thấy Như Lai là Thấy Pháp" là ở chỗ nầy, Tánh là Pháp mà cần thấy, mà Tánh cũng tức là Phật, Phật và Pháp bất nhị là ở chỗ nầy, cũng có nghĩa là thành Phật do vậy chư Tổ Thiền Tông nói "Kiến Tánh Thành Phật".

2."Tánh Thấy" có hai nghĩa:

a. chỉ cho khả năng bản năng thấy của mình.
b. chỉ cho Tánh Giác sẵn có nơi mình mà mình cần trở về nhận ra (Kiến Tánh).

Người ta cũng có thể dùng Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Ngưỡi, Tánh Nếm, Tánh Xúc, Tánh Biết. Nhưng chỉ chọn một trong sáu căn mà nói chung toàn bộ vậy.

Nếu nói chung toàn bộ thì có thể gọi nó là Tự Tánh, Phật Tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng Tánh v.v...


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thánh_Tri đã viết:Hai từ ngữ "Tánh Thấy" và "Kiến Tánh" (Thấy Tánh) cũng phải hiểu rõ ràng kẻo lầm lẫn.

Người ta cũng có thể dùng Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Ngưỡi, Tánh Nếm, Tánh Xúc, Tánh Biết. Nhưng chỉ chọn một trong sáu căn mà nói chung toàn bộ vậy.

Nếu nói chung toàn bộ thì có thể gọi nó là Tự Tánh, Phật Tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng Tánh v.v...
Giải thích không khế lý. Nếu cái thấy, cái nghe, cái biết mà do 6 căn và tiền trần thì đó đâu thể gọi là Tánh thấy, Tánh nghe, vì vẫn còn trong sanh-diệt, Tánh thấy và Tánh nghe không phụ thuộc vào 6 căn - 6 trần thì đó mới đúng là Bản Tánh vốn có xưa nay. Căn và trần sanh diệt nhưng Tánh thấy - Tánh nghe - Tánh biết này không sanh-diệt.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông đọc mà chẳng hiểu ý.

Tánh Thấy Nghe Ngưỡi Nếm Xúc Biết tuy là sáu nhưng thật chỉ là một. Do vậy chỉ cần dùng một trong 6 để nói cho toàn bộ. Do vậy Kinh Lăng Nghiêm dùng Tánh Thấy và Nghe để đại diện cho cả sáu Tánh.

Nếu không dùng một trong các Tánh ấy thì có thể dùng danh từ khác bao hàm toàn bộ như Tự Tánh, Phật Tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng Tánh v.v... Thật vậy Kinh Lăng Nghiêm dùng từ Như Lai Tạng Tánh để gom các Tánh ấy quy về một.

Mê thì chia thành sáu. Ngộ rồi thì sáu bất nhị, đồng thể tánh, một còn chẳng có huống gì là sáu ư?

Mê thì còn phân biệt chấp trước cho cái nầy sanh diệt, cái kia không sanh diệt. Khởi tâm phân biệt luận biện mãi.

Ngộ rồi thì đâu có chuyện như thế.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Xin lắng nghe biện giải của @ hue thong. :)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Tánh thấy, chính Đức Phật nói rõ trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nếu hiểu đúng nghĩa đó mới gọi là kiến tinh, chưa gọi kiến tánh.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:Ở đây tôi không nói về vấn đề bàn chơi như bên trang kia. Tôi chỉ nói ông hiểu lầm công án, cho nên đọc bài kia để biết công án là gì sơ lược.

Ở đây ông ghi "Công án: tánh thấy". Ý ông cho rằng công án là tánh thấy? hay tánh thấy chính nó là một công án? Hai cái đều không phải.

Cho nên tôi mới biểu ông đọc bài kia để hiểu thế nào là công án.

Còn nếu ông hỏi câu hỏi thông thường thì tôi đâu nói gì. Ở đây ông ghi là "công án: tánh thấy" như vậy thì dùng từ ngữ không đúng, khiến người ta hiểu lầm.

Nếu ông bỏ ra hai từ "công án" thì những câu hỏi đó có thể trả lời. Nhưng nếu trả lời thì cũng chỉ thêm kiến thức, không giúp được nhiều còn hại, nếu là người Tham Thiền.

Ông muốn tìm hiểu để thực hành hay chỉ là muốn hiểu cho biết vậy thôi?

Tôi nghĩ ông chuyên về pháp tu Tứ Niệm Xứ thì phải? Thì cứ theo đó thực hành được rồi.
tangbong ĐH đã đọc hết tất cả bài ht viết ?
Thứ nhất : ht học bắc tông lẩn nam tông
thứ hai : ht học và thực tập nhiều loại thiền


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thánh_Tri đã viết:Hai từ ngữ "Tánh Thấy" và "Kiến Tánh" (Thấy Tánh) cũng phải hiểu rõ ràng kẻo lầm lẫn.

"Tánh" có nghĩa là tự thể, bản thể của vạn pháp. Cũng có người cho là khả năng bản năng. Nhưng phần đông ở trong Thiền Tông hiểu thì Tánh nghĩa là Bản Thể của vạn pháp.

Lúc Mê thì quên mất cái tánh nầy, do vậy toàn sống bằng vọng tâm phân biệt chấp trước mà chịu nhân quả luân hồi.

Lúc Giác thì tức là thấy được tánh ấy và trở về với bản thể hoàn toàn giải thoát, không còn vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa, và vì không còn sống với vọng tâm nữa nên thoát sanh tử luân hồi.


1."Kiến Tánh" (Thấy Tánh) là từ ngữ Thiền Tông dùng để chỉ cho sự Giác Ngộ hay Nhận Thấy được hay nhìn thấy được Tự Tánh, Phật Tánh, Tánh Giác của mình. Và trở về sống với Tánh ấy không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nữa, giải thoát tất cả, và đồng với tất cả Chư Phật không khác, Thấy Tánh tức là Thấy Phật, cũng có Kinh nói "Thấy Pháp là Thấy Như Lai, Thấy Như Lai là Thấy Pháp" là ở chỗ nầy, Tánh là Pháp mà cần thấy, mà Tánh cũng tức là Phật, Phật và Pháp bất nhị là ở chỗ nầy, cũng có nghĩa là thành Phật do vậy chư Tổ Thiền Tông nói "Kiến Tánh Thành Phật".

2."Tánh Thấy" có hai nghĩa:

a. chỉ cho khả năng bản năng thấy của mình.
b. chỉ cho Tánh Giác sẵn có nơi mình mà mình cần trở về nhận ra (Kiến Tánh).

Người ta cũng có thể dùng Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Ngưỡi, Tánh Nếm, Tánh Xúc, Tánh Biết. Nhưng chỉ chọn một trong sáu căn mà nói chung toàn bộ vậy.

Nếu nói chung toàn bộ thì có thể gọi nó là Tự Tánh, Phật Tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng Tánh v.v...
Bài viết của ĐH rất hay,
đúng vậy ht viết rất rỏ mà phải không :hai chử "tánh thấy ?
Bài của Đh gom vào câu của lục tổ Huệ Năng"Năng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm"
nếu viết ra câu này ai cũng viết được phải không ?
Vậy ht xin hỏi ĐH :
Đạo hữu bước vô một căn phòng, trong phòng có một người mù, trong phòng không có cửa sổ,không có ánh sáng,
tối đen như mực, nhìn không thấy vật gì cả, tối đến nổi đạo hữu giơ bàn tay ra không thấy, có người đưa bàn tay ra hỏi
có mấy ngón ?
Vậy đạo hữu trả lời ra sao ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tánh thấy : tại sao được gọi là tánh thấy ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Tánh thấy, chính Đức Phật nói rõ trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nếu hiểu đúng nghĩa đó mới gọi là kiến tinh, chưa gọi kiến tánh.
tangbong =D>


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.145 khách