Trang 1 trên 5

Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 28/12/07 16:23
gửi bởi thientinh82
Chào quý đạo hữu,
Vì có người bên diễn đàn khác đưa ra 1 mục rất hay như sau:
...
MỤC NÀY MUỐN HỎI:-

-VẠN PHÁP QUY TÂM, TÂM QUY HÀ XỨ?

HAY

-VẠN PHÁP QUY NHÂT, NHẤT QUY HÀ XỨ?
Mình đã có đôi dòng thô thiển tạm trình, kính mong tất cả cùng đóng góp, vì mình nghĩ câu hỏi này rất hay và thiết thực trên đường tu.
Kính.

Nguyên văn trả lời:

Quy lại Vạn pháp!

Đúng ra là:
Vạn pháp tức Tâm, Tâm tức Vạn pháp
Vạn pháp tức Nhất, Nhất tức Vạn pháp.
Cũng chẳng Vạn pháp hay Nhất, Tâm
Cũng là Vạn pháp hay Nhất, Tâm.

Xưa nay là nó, khéo thì nhận, làm gì có chỗ mà "quy"?
Nhưng, lời xưa nói "Quy" lại sai chăng?
Chẳng sai!

Tại sao nói chẳng quy là đúng mà quy cũng là đúng?
Vì trọn trước mặt nên nói chẳng có quy, "trước ba ba sau ba ba" nên nói chẳng có quy, "ở phàm chẳng giảm ở Thánh chẳng tăng" nên nói chẳng có "Quy", "Bổn lai vô nhất vật", "nói giống một vật tức chẳng trúng" nên nói chẳng có "Quy", vì "từ sanh đến tử chỉ thế ấy, xoay đầu chuyển não làm chi?" nên nói chẳng có "Quy".
Nhưng lại:
Vì vàng trong quặng mãi vẫn chẳng thể sáng nên có "quy", vì phàm Thánh thiên sai vạn biệt do bởi khéo cùng chẳng khéo nên nói có "quy", vì Tổ Tổ, Cổ đức đèn Tâm chiếu rạng trong khi chúng chúng tự có mà thường mê nên mới lập "quy", vì "bất thức huyền chỉ, đồ lao niệm tịnh" nên nói phải có "quy", vì "chẳng biết bổn lai vô nhất vật, công phu luống uổng một đời ai" nên phải có "quy" vậy.

Chẳng quy tự chẳng quy, quy lại vẫn quy, ai thấy chẳng khác?
Nếu thật đã "quy" tức sẽ thấy rõ, nếu đã thấy rõ còn tấc đất nào cho "vạn pháp", "nhất" hay "tâm"?
Tuy thế, cốt phải trực nhận, nghe suông bàn suông chỉ là đất chết!

Mong tất cả đồng quy chỗ chẳng có gì để quy!
Kính.

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 28/12/07 16:55
gửi bởi binh
Nếu biết tâm vốn không thì chẳng hỏi " Không qui về đâu?"
Đã là không rồi thì còn qui về đâu?

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 06:28
gửi bởi thientinh82
chieuthanh đã viết:Vạn Pháp quy tâm là chấp Tâm, tâm quy về đâu ? vì tâm củng là một pháp !!!

vạn Pháp quy nhất, là chấp có, Hể có tức Vô thường !

Vạn Pháp quy không , là chấp Không, tức đoạn diệt.

Vạn pháp là lưu chuyển, nên là tâm, là nhất, là không, mà chẳng là tâm, chẳng là hửu, chẳng là "Không", nên vạn pháp sinh vạn pháp, vạn pháp diệt vạn pháp và vạn pháp .... như thị.
Theo mình thì đạo hữu chẳng hiểu vấn đề!
Vì:
- Vạn pháp quy tâm thì Tâm này chẳng phải một vật như một pháp. Tâm là chỗ nào? Tâm là vật gì? Sao lại là "Ba cõi dấy lên đồng về một tâm, Phật trước Phật sau đều truyền Tâm ấy"? Xin hỏi Tổ sư Tây lai ý!
- Vạn pháp quy nhất chẳng phải ở chỗ "chấp có", vì "nhất" này chẳng phải là một vật thể nào để gọi là sợ dính chấp có, để đến nỗi sợ "hữu hình hữu hoại" theo vô thường! "Nhất" này là gì? Chính là chỗ "Trời đất cùng ta đồng gốc" (Triệu Luận), chính là "nhất tinh minh sinh lục hòa hợp" vậy.
- "Nhất" và "Tâm" là đồng, là khác? Hãy nghĩ kỹ!
- Vạn pháp quy Không, Không này chẳng hề là chấp không, chấp đoạn diệt! Không này chính thị là chỗ Không Huệ của Bát Nhã, lại nói Bát Nhã đoạn diệt sao? Không này chính là "Tất Cánh Không", ly Tứ cú tuyệt Bách phi, mà tức tứ cú lại tức bách phi, dung thông vô ngại, không là tất cả mà lại chẳng hề lìa tất cả, há có chỗ để lập cái chấp Không sao?
- Lại hỏi, "Nhất", "Tâm", "Không" là đồng? là khác?

Vạn pháp lưu chuyển mà cũng chưa từng lưu chuyển.
Vạn pháp là tâm, là nhất, là không, mà cũng chẳng là tâm, chẳng là nhất (chứ chẳng phải chữ "hữu" ở trên!), chẳng là Không, nhưng KHÔNG PHẢI NÓI SUÔNG MÀ ÍT NHẤT PHẢI THẬT THẤU RÕ TẠI SAO NÓ NHƯ THẾ!
Nên, Vạn pháp chẳng sinh vạn pháp, vạn pháp chẳng diệt vạn pháp.
Vạn pháp lại tự là sinh diệt, lại tự là bất sinh bất diệt, lại tự là động, lại tự là tịnh, ai khéo thấy chăng?
Quả là "vạn pháp như thị", nhưng ai khéo thấy thật Như Thị chăng, để thật sống với Như Thị mà chẳng bị trệ nơi hai chữ Như Thị vậy!?

Pháp pháp thường vọng
Pháp pháp thường chân
Pháp pháp bất như
Pháp pháp như thị
Pháp pháp "nhất", "tâm"
Pháp pháp viễn cách
Pháp pháp trầm luân
Pháp pháp Niết Bàn!


Khéo thì thấy, thật ngôn từ chưa từng chống trái, thật rỡ rỡ ánh ánh Linh quang!
Chẳng khéo thì nguy, kề bên ngọc quý có viên thuốc độc, kề bên tri kỷ kẻo nhận lầm thần chết đang vác dao chờ!
Lại giết được chăng?
kinhle

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 06:34
gửi bởi chieuthanh
àh ! ra vậy.

Gần tới !

kinhle

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 06:49
gửi bởi thientinh82
chieuthanh đã viết:àh ! ra vậy.

Gần tới !

kinhle
Cách mảy tơ nào mà gọi gần tới?
Vả lại, nếu luận đến tới và gần tới thì chẳng hay ai kia đã "tới" thật chưa mà biết có chỗ "chẳng tới"?
:-?

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 07:34
gửi bởi Nhị Nguyên
thientinh82 đã viết:
chieuthanh đã viết:àh ! ra vậy.

Gần tới !

kinhle
Cách mảy tơ nào mà gọi gần tới?
Vả lại, nếu luận đến tới và gần tới thì chẳng hay ai kia đã "tới" thật chưa mà biết có chỗ "chẳng tới"?
:-?
Chính chỗ "hỏi" này là gần tới!

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 08:09
gửi bởi thientinh82
Nhị Nguyên đã viết:
thientinh82 đã viết:
chieuthanh đã viết:àh ! ra vậy.

Gần tới !

kinhle
Cách mảy tơ nào mà gọi gần tới?
Vả lại, nếu luận đến tới và gần tới thì chẳng hay ai kia đã "tới" thật chưa mà biết có chỗ "chẳng tới"?
:-?
Chính chỗ "hỏi" này là gần tới!
Lầm!
Chính ngay đó đã là nó, có mảy may nào ngoài mà nói "gần tới"?!?

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 19:02
gửi bởi Khách
thientinh82 đã viết:
Nhị Nguyên đã viết:
thientinh82 đã viết:
chieuthanh đã viết:àh ! ra vậy.

Gần tới !

kinhle
Cách mảy tơ nào mà gọi gần tới?
Vả lại, nếu luận đến tới và gần tới thì chẳng hay ai kia đã "tới" thật chưa mà biết có chỗ "chẳng tới"?
:-?
Chính chỗ "hỏi" này là gần tới!
Lầm!
Chính ngay đó đã là nó, có mảy may nào ngoài mà nói "gần tới"?!?
Chính chỗ này là bảo gàn tới!

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 29/12/07 21:04
gửi bởi Khách
-Vạn Pháp quy TÂM-TÂM chuyển pháp.
Kinh Lăng Nghiêm:"Tâm theo vật thì đọa luân hói,vật theo tâm thì giải thoát"
Pháp bảo đàn:"mê thì Pháp Hoa chuyền, ngộ thì chuyển Pháp Hoa".Đây là một ý kiến,xin chu vi góp ý.

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 30/12/07 13:00
gửi bởi Chanhientam
Tới với chưa tới :-SS. Cò cá tranh nhau. Ngư ông hưởng lợi. kinhle
binh đã viết:Nếu biết tâm vốn không thì chẳng hỏi " Không qui về đâu?"
Đã là không rồi thì còn qui về đâu?
Chính vì "biết tâm vốn không" mà phải hỏi ""Không qui về đâu?" Không thì thiên hạ sẽ tưởng cái "không" đó là tối thượng.
Tâm có thực vốn "không" không?
Vô vàng công đức sao nói không? Chân không diệu hữu sao nói không?

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 30/12/07 18:29
gửi bởi binh
:)) :shock:

Thể của tâm vốn không. Nếu thấy vạn pháp chỉ do dụng của tâm ảo hóa ra. Cho nên về thể thì vạn pháp vốn không.
Nói qui về tức là truy nguyên nguồn gốc thể tánh của vạn pháp
thì nó đã vốn không rồi, còn muốn không qui về đâu nữa hả
Này đừng hỏi nữa, tôi khungbo

Re: Vạn pháp quy tâm, tâm quy hà xứ?

Đã gửi: 30/12/07 18:40
gửi bởi phuoctuong
CÁC BÁC ƠI !

MUÔN PHÁP VỀ MỘT, MỘT VỀ ĐÂU
MÌNH VỪA LẾU LÁO HỎI MỘT CÂU
AI ĐEM LÔNG RÙA, SỪNG THỎ ĐẾN
SẼ THẤY MỘT KIA Ở TRÊN ĐẦU...(...lông rùa, sừng thỏ)???

các bác thấy sao?