THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

153 – BỀN CHÍ

Ngài Tuyết Đường nói :
Bờ sông kiên cố hàng nghìn dặm, nhưng bị hư nát chỉ vì một lỗ kiến. Ngọc bích trắng đẹp, nhưng bị bỏ rơi chỉ vì một vết nhơ. Huống chi diệu đạo vô thượng, không phải như bờ sông kiên cố, ngọc bích trắng đẹp sao ? Tham dục, giận tức không phải như lỗ kiến, vết nhơ sao ? Cốt yếu ở chỗ tâm chí đoan cẩn, thực hành tinh tiến, gìn giữ bền vững, tu chứng hoàn mỹ, sau mới có thể làm việc lợi mình, lợi người được.

154 – BẤT ĐỘNG

Ngài Tuyết Đường nói :
Khi tôi ở chùa Long Môn, thì Bính Thiết Diện ở chùa Thái Bình. Có người nói với tôi : Bính Thiết Diện ly hương , hành cước chưa bao lâu thì nghe thấy nơi chùa ông thày thụ nghiệp của Bính Thiết Diện, một hôm bị hỏa hoạn, cháy hết. Bính Thiết Diện nhận được thư, ném xuống đất mà nói “ chỉ làm loạn tâm ý người ta”.

155 – THIỆN NGÔN

Ngài Tuyết Đường nói với Hối Am Quang hòa thượng (Qui Phong, Hối Am, Huệ Quang thiền sư ở Tín Châu, là người Kíên Ninh, nối pháp Tuyết Đường, Hành Cư thiền sư)
Năm tôi 20 tuổi, thân phụ tôi dạy “Trong tâm không làm chủ được thì không lập thân được. Ngoài mặt không đoan chính thì không tiến hành được chuyện gì”. Lời nói ấy nếu suốt đời noi theo được thì sự nghiệp của thánh hiền hàm tàng, đầy đủ trong đó. Tôi giữ gìn lời nói đó. Tại gia thì tu thân, xuất gia thì học đạo, cho đến khi xuất thân, xử sự với chúng nhân, tôi coi nó như bàn cân định nặng nhẹ, qui củ thành vuông tròn, Nếu bỏ đi thì mất chuẩn đích vậy.
(64) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

156 – HƯỚNG THƯỢNG

Ngài Tuyết Đường nói :
Ngài Cao Am khi xử sự với chúng, thường nói “Trong chúng cần phải có người tri thức” Nhân cớ ấy tôi hỏi ngài : Tại sao ?, ngài Cao Am trả lời : Ông không thấy ngài Qui Sơn nói “Người học đạo khi cử động cần phải xem bậc thượng lưu và đừng nên khinh những hạng tầm thường”. Bình sinh tôi ở trong đại chúng, tôi không chìm theo những kẻ hạ ngu, là đều xuất ra ở lời nói ấy.
Trong chúng đông người, người tầm thường thì nhiều mà người trí thức thì ít, người tầm thường thì dễ tập, mà người tri thức thì khó thân. Nếu như ở trong ấy mà chí khí mình phấn phát được, như một người chống với muôn người thì năng lực tập nhiễm với những người tầm thường sẽ hết và thực là một người dĩnh đặc, không còn hạn lượng nữa. Suốt đời tôi theo lời nói ấy nên không phụ chí hướng xuất gia vậy.

157 – TRÍ ĐỨC

Ngài Tuyết Phong Đường nói với ngài Thả Am (Trường Lư, Thả Am, Thủ Nhân thiền sư ở Chân Châu, ngài là người Việt Chi, Thượng Ngu, ngài nối pháp Tuyết Đường Hành thiền sư thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) :
Chọn người chấp sự, cần cân nhắc nặng nhẹ, phát ngôn cần suy nghĩ trước và cần phải hợp trung đạo, chứ không nên thiên vị. Nếu bạo dụng vội vàng thì ít thành, mà dù có thành thì cuối cùng cũng không được vạn toàn. Tôi ở trong chúng thấy hết những lợi bệnh, nhưng chỉ người có đức, dùng độ lượng khoan dung mà cảm phục người. Tôi thường mong những người có chí lực sau này nên xem xét và thực hành mới được lợi ích tốt đẹp.
Ngài Linh Nguyên thường nói: Phàm người ta ở nơi bình yên hay nhiếp tâm soi vào trong, thì hiểu thấu rất nhiều, nhưng đến khi theo đuổi việc ngoài thì liền trái với lẽ hỗn dung trước và mất pháp thể. Vậy nếu ai quyết tâm nghĩ đến trách nhiệm nối tiếp Phật, Tổ mở lối cho hậu côn, không thể không thường tự kiểm trách !
(65)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

158 – TÔN ĐỨC

Ứng Am hòa thượng (Thiền Đồng, Ứng Am, Đàm Hoa thiền sư ở Minh Châu, Ngài họ Uông ở Kỳ Châu. Ngài nối pháp Hổ Khâu Long thiền sư , thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) trụ trì chùa Minh Quả, ngài Tuyết Đường vẫn thường lui tới hàng ngày. Thỉnh thoảng có người bàn tán trộm. Ngài Tuyết Đường nói :
Pháp điệt của tôi là Ứng Am Hoa, là người không ưa danh lợi. không trước khen, sau chê, không a dua cẩu hợp, không nịnh hót xảo ngôn. Hơn nữa ông ấy thấy đạo minh bạch, đi ở thoát sái mà hàng Tăng sĩ khó có người được như thế nên tôi vẫn tôn trọng.

159 – THẮNG

Ngài Tuyết Đường nói :
Người học đạo, khí thắng chí là tiểu nhân, chí thắng khí là đoan nhân, chính sĩ, khí và chí bằng nhau là đắc đạo hiền thánh.
Trong tùng lâm, có người cứng cỏi, không chịu sự can gián theo qui luật, đó là khí sai khiến. Những người đoan chính, tuy có trường hợp cưỡng ép phải làm việc bất thiện, nhưng thà chết chứ không hai lòng, đó là chí sai khiến vậy.

(65) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

160 - ĐẠI ĐỨC

Ngài Tuyết Đường nói :
Khi ngài Cao Am trụ trì chùa Vân Cư , ngài Phổ Vân Viên (1) làm thủ tọa, ngài Nhất Tài Tăng (2) làm thư ký, ngài Bạch Dương Thuận (3) làm Tạng chủ , ngài Thông Ô Đầu (4) làm tri khách, ngài Hiển Mục Châu (5) làm duy na (tri sự), ngài Ứng Am Hoa làm phó tự (6), ngài Đức Dụng làm giám tự (7) đều là những vị có đức nghiệp.
Ngài Đức Dụng, khi bình thường là người rất thanh liêm, kiệm ước, không dùng một chút dầu của thường trụ. Ngài Ứng Am Hoa có lúc nói đùa :“Thời khác, sư huynh làm Trưởng lão cần phải lỗ mũi đoan chính mới được, há dùng những sự nhỏ nhặt ấy mà làm được ư ?”. Ngài Đức Dụng không đáp lại. Ngài Đức Dụng xử mình tuy kiệm ước, nhưng đối với người rất phong hậu, tiếp đón các vị từ bốn phương lại, sắc mặt không có chút mệt mỏi. Ngài Cao Am một hôm thấy thế nói :“Giám tự dụng tâm, cố nhiên không có ai được như vậy, nhưng cần phải soi xét vào việc thường trụ hơn nữa, đừng để xẩy ra một chút sơ sót gì”. Ngài Đức Dụng nói :”Trên phận sự có chỗ nào sai sót, đó chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, Nhưng tất yếu là tại chỗ hòa thượng tôn hiền, đãi sĩ, độ lượng như bể cả thâu nhận nước trăm sông, như hang núi dung nạp vạn vật, không hỏi đến việc vi tế. Thực là đại đức của Trụ trì”. Ngài Cao Am cười ! Cho nên tùng lâm này thường gọi ngài là Đại Uyển – như cái chén lớn, đựng được nhiều vật vậy.

GHI CHÚ
1) Phổ Vân , Tự Viên thiền sư ở quận Nam Khang. Ngài họ Ung ở Miến Châu. Ngài nối pháp Cao Am Ngộ thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc.
2) Nhất Tài Tăng không rõ tiểu sử, nhưng có thể chỉ vào ngài Thảo Am. Đương thời ngài Nhất Tài Tăng giữ chức thư ký, (chức vụ giữ các việc về văn thư, sớ sách, từ ngữ)
3) Bạch Dương, Pháp Thuận thiền sư ở Phủ Châu. Ngài nối pháp Phật Nhãn Viễn thiền sư, thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc. Đương thời ngài giữ chức Tạng chủ (chức vụ trông coi Đại Tạng Kinh)
4) Thông Ô Đầu tức Bắc Sơn, Pháp Thông thiền sư ở Chân Châu. Ngài nối pháp Trường Lư, Chân Yết, Thanh Liễu thiền sư thuộc đời thứ 14 phái Thanh Nguyên. Đương thời ngài giữ chức Tri khách (chức vụ trông coi việc tiếp khách).
5) Qui Tôn, Chân Mục, Chính Hiền thiền sư ở quận Nam Khang. Ngài họ Trần ở Đông Châu. Ngài nối pháp Phật Nhãn Viễn thiền sư, thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc. Đương thời ngài giữ chức Duy na (chức vụ duy trì kỷ cương tùng lâm, trông coi hết thảy việc tăng trong ngoài)
6) Phó tự :chức vụ giữ tiền bạc, vải lụa, gạo thóc và các sổ sách xuất nhập của thường trụ.
7) Song Lâm, Đức Dụng thiền sư ở Vụ Châu. Ngài họ Đái ở Bản Quận. Ngài nối pháp Cao Am Ngộ thiền sư. Đương thời ngài giữ chức Giám tự (chức vụ quản lý công việc trong chùa một cách tổng quát).
(66) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

161 – TƯƠNG ĐẮC

Ngài Tuyết Đường nói :
Người học đạo không biết chỗ hướng về đạo, thì cần phải tìm thầy, bạn để tham hỏi. Là bậc Thiện tri thức, không thể hóa đạo một mình, nên cần có những người tham học tán trợ. Bởi thế, vị sư có đạo đức làm chủ tùng lâm, thành lập pháp xã, tất nhiên sẽ có hàng tăng sĩ hiền trí các nơi lại trợ tá. Thế là có khác gì hổ gầm, gió buốt, rồng cuộn, mây bay vậy !
Xưa kia ngài Mã Tổ tại Giang Tây, vì được ngài Bách Trượng, ngài Nam Tuyền mà đại cơ, đại dụng hiển phát. Như ngài Thạch Đầu ở Nam Nhạc được ngài Dược Sơn, ngài Thiên Hoàng (Đạo Ngô) mà đại trí, đại năng rạng rỡ. Thực là nghìn năm một thuở, tâm đầu ý hợp, luận thuyết không ngờ, phơi phới như lông hồng gặp gió, vẫy vùng như cá lớn gặp biển, đều là thế tự nhiên vậy. Và cũng bởi sự hội họp ấy nên công huân xây dựng tùng lâm, làm tăng ánh sáng của Phật tổ, cũng đều là thế tự nhiên vậy.
Tiên sư khi trụ trì chùa Long Môn, một hôm nói với tôi: “Ta không có đức nghiệp, không thể qui nạp hàng tăng sĩ hồ hải một cách rộng lớn được. Ta thực hổ thẹn đối với Đông Sơn Trưởng lão !” Nói xong ngài buồn rầu sa lệ.Tôi thường nghĩ đến việc ấy. Nay làm thầy, làm khuôn pháp cho người, thực cách xa cổ nhân gấp muôn lần vậy.

162 – BẤT KHUẤT

Ngài Tuyết Đường nói:
Khi tôi ở chùa Long Môn, ngài Linh Nguyên ở chùa Thái Bình. Quan Hữu Ty đem việc vô tội mà nhiễu hại ngài. Ngài Linh Nguyên viết thư cho tiên sư nói “Chính trực khả dĩ làm đạo, và đã làm thì không thể bỏ. Uổng khuất khả dĩ trụ trì, nhưng thực không phải là chí của tôi. Chẳng bằng phóng ý tại nghìn hang, muôn hốc, ngày ăn hạt cỏ để thỏa kiếp sống thừa này, sao lại phải lo buồn, thành khẩn ư ?”. Và trong khoảng khắc không đầy 10 – 12 ngày, có mệnh ngài Hoàng Long thỉnh ngài đi trụ trì nơi khác. Nhân sự cảm hứng ấy, ngài trở về miệt Giang Tây.
(67) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

163 – TAM TƯ

Ngài Tuyết Đường nói:
Ngài Linh Nguyên hay so sánh vật loại cho các tăng sĩ biết. Ngài nói : Cổ nhân có nói “Ví như người làm tượng đất, tượng gỗ. Người làm tượng gỗ, trước nên làm tai, mũi lớn, và miệng, mắt nhỏ. Nếu sau có người chê thì tai mũi có thể làm nhỏ đi, và miệng mắt có thể làm lớn ra. Người làm tượng đất trước hết nên làm tai, mũi nhỏ và miệng, mắt lớn. nếu sau có người chê thì có thể làm tai, mũi lớn lên và miệng, mắt lớn có thể làm nhỏ đi”. Lời nói ấy tuy nhỏ mọn, nhưng có thể dụ vào việc lớn được. Người học đạo, tới việc phải quyết định lấy hay bỏ, không nên ngại phải suy nghĩ tới ba lần, như thế mới là người trung hậu.

164 – GIÁN KHÍ

Ngài Tuyết Đường nói:
Ngài Vạn An (1) tiễn chân ngài Cao Am qua chùa Thiên Thai, khi trở về nói với tôi: ”Được nghe có Đức Quán Thủ Tọa (2) ẩn trong hang Cảnh Tinh ba mươi năm không ra khỏi núi. Khi ông Long Học, Cảnh Công làm quận thú, đặc biệt muốn đón ngài về chùa Thụy Nham. Ngài Đức Quán từ chối bằng bài kệ sau :
Tam thập niên lai độc yểm quan
Sứ phù ná đắc đáo thanh san.
Hưu tương tỏa mạt nhân gian sự
Hoán ngã nhất sinh lâm hạ nhàn.

Dịch
Ba mươi năm ẩn, cửa quan cài
Thư tới non xanh uổng mệnh ai,
Việc nhỏ nhân gian toan hoán cải
Thảnh thơi rừng, suối sẵn cao hoài.

Sứ đến lần thứ hai, ngài cũng nhất định từ chối. Ông Cảnh Công than “Ngài Đức Quán được liệt vào hạng ngài Ẩn Sơn đời nay vậy!”
Ngài Vạn An nói tiếp : Nơi Thiên Thai có vị lão túc, ghi được những lời của Đức Quán Thủ Tọa thị chúng rằng “Không thể nhập được gốc đạo, tất sẽ chìm đắm trong biển sinh tử. Xúc cảnh sinh tâm, tùy tình động niệm, lòng lang ý cáo, nịnh hót dối người, dựa thế a dua, khoe danh cầu lợi, trái chân theo vọng, bội giác hợp trần là những việc mà đạo nhân ở nơi lâm hạ nhất định không làm”.
Nghe tới đây, ngài Tuyết Đường nói : Đức Quán Thủ Tọa là bậc gián khí (3) trong tăng vậy.

GHI CHÚ
(1) Đông Lâm, Vạn An, Đạo Nhan thiền sư ở Giang Châu. Ngài họ Giải ở Đồng Châu. Ngài nối pháp Đại Tuệ Cảo Thiền sư.
(2) Đức Quán tức Thế Kỳ thủ tọa, người ở Thành Đô, đắc pháp nơi Phật Nhãn Viễn thiền sư, thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc. Phật Nhãn Viễn thiền sư bảo Đức Quán thủ tọa thuyết pháp. Ngài cố từ và nói “Đây không phải là việc nhỏ, như kim vàng chích vào mắt, nếu sai một chút thì con ngươi mắt nổ. Nguyện đời đời chỉ ở nơi học địa, tự luyện mà thôi. Ngài Phật Nhãn rất khen.
(3) Gián khí là không ra làm việc đời, nhưng gián tiếp giúp đời.
(68)T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

165 – THANH LIÊM

Ngài Tuyết Đường sinh trong gia đình giàu sang, nhưng ngài không có thái độ kiêu ngạo. Ngài xử mình tiết kiệm, thanh nhã không chuộng những vật lạ đẹp. Khi ngài ở trong núi Ô Cự có tăng sĩ đem dâng ngài một cái gương sắt. Ngài nói : “Nước khe trong vắt soi được lông tóc, giữ vật này làm gì !” Ngài quyết định khước từ.

166 – ĐẠO PHONG

Ngài Tuyết Đường là người nhân từ, trung thứ, tôn hiền, kính tài, ít khi nói lời đùa cười, thô tục. Hình sắc ngài không khô khan, cử chỉ không bạo nộ và cả những lúc đi lại cũng rất mực đoan nghiêm, thanh khiết. Ngài thường nói :
Người đời xưa học đạo , lạnh nhạt với ngoại vật, không ham muốn gì, quên cả thế vị, bỏ cả thanh sắc một cách thành thực, chứ không phải miễn cưỡng. Người đời nay học đạo, làm hết mọi nghề, không bỏ sót vấn đề gì, là sao vậy ? Vì chí không bền, sự bất nhất, tuy làm nhưng chỉ là đại khái vậy !

167 – NGHIÊM HUẤN

Ngài Tuyết Đường nói
Ngài Tử Tâm ở chùa Vân Nham, trong nhà ngài hay giận mắng. Hàng tăng sĩ trông thấy chùa này là rút lui. Phương thị giả (Hòa Sơn, Huệ Phương thiền sư, nối pháp Hoàng Long Tân thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc. Đương thời ngài giữ chức thị giả ở nơi ngài Hoàng Long) nói “Là bậc Thiện tri thức, thực hành đạo của Phật, Tổ làm hiệu lệnh cho nhân thiên, nên coi người học đạo như con đỏ. Nay tại sao hòa thượng không thi hành tâm thương xót , ra ân vỗ về sự thuận tòng,dùng lời dạy trung hòa, mà lại coi Tăng chúng như cừu thù, thấy là mắng nhiếc, như vậy há là dụng tâm của Thiên tri thức ư ?”. Ngài Tử Tâm rút gậy đuổi, nói “Sự thấy biết của ông như thế, ông định sau này chỉ là kẻ nịnh bợ người thế vị, cầu cạnh nơi quyền hào, bán rẻ Phật pháp, lừa dối những người tầm thường à ? Ta không nỡ thấy sau này như thế nên ta dùng lời nói nặng để khích lệ, há có ý gì khác ! Ta muốn cho Tăng chúng biết hổ thẹn, đổi lỗi, ôm ấp trong lòng mãi không quên, để sau này sẽ là người tốt vậy ”.
(69) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

168 – PHÓNG XẢ

Tử Tâm Vân hòa thượng nói với ông Trần Oánh Trung :
Muốn cầu đại đạo, trước phải chính tâm. Còn có chút giận bực, thì tâm không chánh. Còn có chút ham muốn thì tâm cũng không chánh. Song mình không phải là bậc thánh hiền ứng thế, nên vẫn có sự yêu, ghét, mừng, giận. Nếu có, nên thẳng thắng phóng xả không nên để trong tâm, làm hại cho sự chân chính của mình, thế là được vậy !

169 – ĐỨC VÀ LỄ

Tử Tâm Vân hòa thượng nói :
Ngài Tú Viên Thông (Viên Thông, Pháp Tú thiền sư, chùa Pháp Vân ở Biện Lương . Ngài họ Tân ở Lũng Thành, Tân Châu. Ngài nối pháp Thiên Y Hoài thiền sư thuốc đời thứ 11 phái Thanh Nguyên) thường nói : “Mình không đoan chính mà lại muốn người ta đoan chính, đấy là thất đức. Mình không kính cẩn mà lại muốn người ta kính cẩn, đấy là bội lễ. Làm Thiện Tri Thức mà thất đức, bội lễ thì lấy gì làm khuôn mẫu cho đời sau !

170 – ĐƯỜNG ĐẠO

Ngài Tử Tâm nói :
Tiết kiệm, phóng xả là con đường vào đạo rất ngắn. Nay phần nhiều thấy những người học đạo, tâm vẫn còn ấm ức, miệng vẫn còn ấp úng. Ai không muốn nối gót cổ nhân. Nhưng xem sự tiết kiệm, phóng xả thì thấy trong muôn người không được một người. Như con cái nhà thế tục, không chịu đọc sách lại muốn làm quan. Như thế, ngay như đứa trẻ nít cũng biết rằng việc ấy họ không sao đạt được.
(70) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

171 - HỌC ĐẠO

Ngài Tử Tâm nói với ngài Trạm Đường :
Người học đạo có tài năng, kiến thức, trung tín, tiết nghĩa là người ở vào bậc thượng. Người có tài năng tuy không cao nhưng biết cung cẩn và có độ lượng là người ở vào bậc thứ. Người mà tâm họ còn mang sự tư tà, xem xét và trông mong nơi người khác, để tùy thế thay đổi, người ấy thực là tiểu nhân. Nếu đem đặt để tiểu nhân ấy trước đại chúng thì quyết dịnh họ phá hoại tùng lâm , và làm nhơ nhớp pháp môn vậy.

172 – TÍN PHỤC

Ngài Tử Tâm nói với ngài Thảo Đường :
Phàm chức vị trụ trì, nói năng, làm việc cần phải thành tín. Nói năng thành tín thì sự cảm phục sâu xa. Nói năng không thành tín thì sự cảm phục nông cạn. Nói năng không thực, việc làm không tín, người thế tục còn không làm, vì sợ trong hương đảng thấy sự dối trá của mình, huống là người làm chủ tùng lâm, thay Phật, Tổ tuyên dương pháp hóa. Nếu nói năng làm việc không thành tín thì hàng Tăng sĩ khắp nơi ai theo !

173 – CẦU ĐẠO

Ngài Tử Tâm nói :
Người cầu lợi, không thể nói đạo với họ. Người cầu đạo cũng không thể nói lợi với họ. Cổ nhân không phải là không biết hai thứ ấy, nhưng thế không thể kiêm được. Nếu lợi và đạo cùng làm được, thì những người buôn bán, giết thịt, bán rượu cùng những người khuân vác, buôn gánh, bán bưng trong các làng xóm, ngõ hẻm đã cầu được đạo sớm sủa rồi, hà tất cổ nhân phải bỏ giàu sang, quên công danh, muội tâm, bặt trí, ở trong nơi không sơn, đại trạch, uống nước khe, ăn rau cỏ đến suốt đời làm gì ? Nếu quyết cho lợi và đạo cùng làm được, mà không có gì ngang trái, trở ngại thì khác gì bưng chén nước rò mà tưới vào cái nồi đang cháy đỏ. Thực không thể gỡ được !
(70) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

174 – ĐỨC CẢM

Ngài Tử Tâm nói :
Hối Đường tiên sư trước kia, khi ngài đi hành cước ở Đông Ngô, ngài thấy Viên Chiếu thiền sư (Viên chiếu, Tôn Bản thiền sư ở chùa Tuệ Lâm, Đông Kinh. Ngài họ Quản ở Vô Tích, Thường Châu. Ngài nối pháp Thiên Y Hoài thiền sư , thuộc đời thứ 11 phái Thanh Nguyên) tới khai pháp tại chùa Tịnh Từ. Những vị Tăng, người tục của Tô Châu và Hàng Châu giành nhau được thỉnh ngài, mãi không thôi. Một đàng nói “Đây là thày chúng tôi vì sao các ông lại định chiếm đoạt ?” . Một đàng nói “Nay ngài là thầy của chúng tôi, các ông không còn nữa”. Cuối cùng quan quận thú Hàng Châu phải viết giấy cho Phật tử Tô Châu, xin mượn ngài ba năm để hoằng đạo mới thôi.

175 – ĐẠO NGHĨA

Ngài Tử Tâm khi ở chùa Thúy Nham, nghe biết ngài Giác Phạm bị đầy ra hải ngoại. Trên đường ngài Giác Phạm đi qua Nam Xương, ngài Tử Tâm liền mời về trong núi, tiếp đãi suốt ngày và hậu lễ tống tiễn. Có người cho rằng ngài Tư Tâm có tính mừng, giận bất thường. Ngài Tử Tâm nói :
Ngài Giác Phạm là vị tăng có đức. Sở dĩ trước kia tôi cực lực chê trách là muốn ngài Giác Phạm nên bỏ những cử chỉ lộ khuê –giác mà thôi.Nay ngài bị tù đầy là tố phận của ngài , tôi lấy đạo nghĩa khi bình thường của tùng lâm mà đối xử thôi !
Các thức giả cho rằng ngài Tử Tâm đối với người, có tâm vô tư, rất đáng khen!

176 – NHÂN TÍNH

Ngài Tử Tâm nói với ngài Thảo Đường :
Hối Đường tiên sư thường nói :” Đức tính khoan hậu của người là tính sẵn có, không thể miễn cưỡng mà có được. Nếu tính nhu mà miễn cưỡng làm ra mạnh, tất nhiên sẽ không được lâu dài. Mạnh mà không được lâu dài thì sẽ bị tiểu nhân khinh mạn. Tà, chính, thiện, ác cũng là tính sẵn có và đều khó chuyển di. Chỉ người có tính trung dung là dễ chuyển lên hay chuyển xuống theo sự biến hóa của hoàn cảnh”.
(71) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

177 – NGĂN NGỪA

Thảo Đường Thanh hòa thượng (Thảo Đường, Thiện Thanh thiền sư ở phủ Long Hưng . Ngài họ Hà ở nam Ung Châu . Ngài nối pháp Hoàng Long Tố Tâm thiền sư, thuộc đời thứ 13 phái Nam Nhạc) nói:
Lửa cháy cả cánh đồng được phát sinh từ một đốm lửa rất nhỏ. Nước làm lở núi đá được chứa chất từ những giọt tý tách. Giọt nước nhỏ ấy có thể bưng đất ngăn lấp, nhưng khi nó tràn đầy thì trôi cả gỗ, đá, ngập cả gò đống. Đốm lửa nhỏ ấy, chỉ một gáo nước có thể dập tắt, nhưng khi nó bốc mạnh, có thể cháy cả thành đô, thôn ấp, đốt cả núi rừng. Nước, lửa ấy, so với nước ái dục, lửa sân hận có khác gì đâu !
Cổ nhân trị tâm, ngăn ngừa khi vọng niệm chưa sinh, thức tình chưa khởi, thì dùng sức ít mà thu công thực lớn. Nhưng đến khi tính tình loạn động, yêu ghét công phá thì đối với mình sẽ làm hại cho kiếp sống, còn đối với người sẽ hại cho đồng nhân. Nguy lắm! nguy lắm! không thể cứu vớt được !

178 – AN ĐỊNH

Ngài Thảo Đường nói:
Trụ trì không cần điều gì khác, chỉ cần xét kỹ tình người, biết suốt trên dưới mà thôi. Tình người được xét kỹ thì trong ngoài hòa, trên dưới thông thì trăm sự được điều lý. Tình người không xét kỹ, trên dưới không thông tức là trên dưới trái ngược nhau thì trăm sự mâu thuẫn. Đó là sự phế hủy của trụ trì.
Thảng hoặc người làm chủ tự thị tư chất thông minh, hay chấp thiên kiến, không suốt tình người, bỏ công nghị mà trọng quyền mình, hủy công luận mà làm ơn riêng, khiến cho con đường tiến thiện bị hẹp dần, đạo lãnh chúng càng nhỏ bé, hủy bỏ điều chưa thấy, chưa nghe, lại an tâm vào chỗ đã tập, đã bị che lấp. Như thế muốn cho đạo trụ trì truyền bá xa rộng, khác gì người đi giật lùi lại muốn tiến về phía trước, thì không thể được !

(72) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

179 – DỊ LUẬN

Ngài Thảo Đường nói:
Sự lập thân của người học đạo cần ở chỗ chính đáng, và đừng để người ta bàn trộm. Nếu có một chút gì sa vào dị luận, thì suốt đời không thể lập nghiệp được. Xưa kia Thái Dương, Bình thị giả (1) đạo học được tùng lâm suy trọng. Nhưng vì tâm xử sự bất chánh, bị thức giả chê trách, đến nỗi suốt đời lận đận và đến khi chết cũng không có chỗ qui hướng. Gương ấy há riêng người học đạo soi thôi, mà người làm chủ một phương cũng nên kinh sợ.

GHI CHÚ
(1) Thái Dương, Bình thị giả xưa kia tham học nơi ngài Minh An, Tuy hiểu hết được tôn chỉ, nhưng chưa thoát khỏi lẽ sinh diệt, hay kềm hãm người đồng hàng và ghét người hơn mình. Khi ấy trong chúng có ngài Lang Da, Quảng Chiếu và ngài Công An, Viên Giám. Một hôm hai ngài nói với ngài Minh An “Ở đây có Bình thị giả là người thông minh”. Tự nhiên ngài Minh An lấy tay vỗ vào ngực nói “ chỗ này không tốt”. Ngài Minh An lại lấy tay chỉ ra đầu đường Tam Soa nói “Bình thị giả sau đây sẽ chết tại chỗ này”. Sau đó, khi ngài Minh An chết, có di chúc rằng “Thi thể ta trong 10 năm, không bị gì, nhưng sau sẽ bị Thái Dương đập vỡ”. Môn nhân lo sợ. Sau Bình thị giả ở chùa Thái Dương chợt nghĩ “Linh cốt của tiên sư ta để phải nơi phong thủy không lợi nên lấy lên đốt”. Các bậc kỳ túc trong sơn môn can gián, Ông Bình không nghe, nói “Nơi ấy đối với tôi có phương hại”. Nói rồi ông Bình phá tháp ra, thấy dung nhan Minh An thiền sư vẫn như khi còn sống. Bình chất củi đốt vẫn không cháy. Chúng đều kinh sợ. Bình lấy búa bổ sọ, cho thêm dầu, củi vào đốt tự nhiên cháy hết. Chúng nhân đem việc ấy trình lên quan. Quan xử về tội bất hiếu, phải hoàn tục. Sau này Bình tự xưng Hoàng tú tài, vào yết kiến ngài Lang Da. Ngài Lang Da nói “Xưa kia ông là Bình thị giả, nay đổi là Hoàng tú tài. Khi tôi ở Thái Dương đã biết việc làm của ông. Tôi không dám tiếp nhận ông”. Bình lại đến yết kiến ngài Công An, ngài Công An cũng từ chối. Ông Bình lưu lãng không nơi nương tựa, và sau bị trùng cắn chết ở đầu đường Tam Xoa. Thực đúng như lời huyền ký của ngài Minh An nói trước.
(73) T4


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.152 khách