NGHI TÌNH

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

BATKHONG1985 đã viết: Như vậy, ngay cả Bồ Tát còn phải hiện hữu nơi các thế giới, huống chi BK này yếu kém muốn theo con đường Bồ Tát thì ắt hẳn phải sanh vào một nơi. Trong Ta Bà này, đối với chúng sanh yếu kém như BK thì không nơi nào hơn CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG.
mình cũng đang tập tu thiền ,nhưng mình nhận thấy khả năng mình không đủ để đối trị các tập khí ,nên việc tu hành cũng có tiến bộ nhưng rất chậm chạp ,cứ loay hoay hoài với những tập nghiệp cỏn con mà không dứt được .Nghĩ đến sự nguy hiểm của luân hồi trong 6 cõi ,mình cũng rất lo ,nếu quay đi quay lại trong cõi trời-người thì nghĩ đến câu "Bồ-tát cách ấm còn mê" ,mình cảm thấy sợ .Nên chăng cũng học theo bạn BAT KHONG ,cầu vãng sanh Cực Lạc ?

Tuy vậy mình vẫn thích ngồi thiền chứ không thích niệm Phật ,vậy có được không ? Nếu vậy sau mỗi thời ngồi thiền mình hồi hướng công đức ấy cầu vãng sanh Tây phương có đúng chăng ? Mong bạn BAT KHONG hoan hỷ chia sẻ thêm cách hành trì của bạn cho mình được học hỏi .

P/s: Nếu không tiện chia sẻ trước đại chúng thì mong bạn PM riêng cho mình .

thân kính
hvan kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"huongvan"]

mình cũng đang tập tu thiền ,nhưng mình nhận thấy khả năng mình không đủ để đối trị các tập khí ,nên việc tu hành cũng có tiến bộ nhưng rất chậm chạp ,cứ loay hoay hoài với những tập nghiệp cỏn con mà không dứt được .Nghĩ đến sự nguy hiểm của luân hồi trong 6 cõi ,mình cũng rất lo ,nếu quay đi quay lại trong cõi trời-người thì nghĩ đến câu "Bồ-tát cách ấm còn mê" ,mình cảm thấy sợ .Nên chăng cũng học theo bạn BAT KHONG ,cầu vãng sanh Cực Lạc ?

Tuy vậy mình vẫn thích ngồi thiền chứ không thích niệm Phật ,vậy có được không ? Nếu vậy sau mỗi thời ngồi thiền mình hồi hướng công đức ấy cầu vãng sanh Tây phương có đúng chăng ? Mong bạn BAT KHONG hoan hỷ chia sẻ thêm cách hành trì của bạn cho mình được học hỏi .
Thiền có nhiều cách. Phải có người chỉ dạy kỹ càng mới tu được, chứ không phải đọc vài sách là tu được. Bởi đi một bước sai là xa ngàn dậm.

Tổ Sư Thiền thì không chấp vào "Cái ngồi". Lục Tổ nói "Đạo Tại Tâm chư không phải tại Ngồi". Tổ Hoài Nhượng nói "Mài đá không thành gương thì ngồi thiền chẳng thể thành Phật" để phá cái ngồi thiền của Tổ Mã Tổ.

Thiền mà còn có tâm cầu đông cầu tây thì đó chẳng phải thiền. Mà còn có tâm cầu đông tây là bởi vì không "TIN" nỏi Tự Tâm Phật Tính nơi mình.

Chính vì khó tin nỏi tự tâm Phật Tính nên trong Kinh A Di Đà gọi là "Nan tín chi pháp". Bởi Kinh A Di Đà là nói về Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ.

Chư Tổ dạy mình phải tham thoại đầu, lấy cái không biết để chấm dứt cái biết của bộ não. Dày lâu thì sẽ đến thoại đầu tức là vô thủy vô minh, cơ duyên đến thì liền đại ngộ.

Người trẻ tuổi cần nên tìm hiểu Tổ Sư Thiền và pháp Tham Thoại Đầu nếu có duyên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

huongvan đã viết:
BATKHONG1985 đã viết: Như vậy, ngay cả Bồ Tát còn phải hiện hữu nơi các thế giới, huống chi BK này yếu kém muốn theo con đường Bồ Tát thì ắt hẳn phải sanh vào một nơi. Trong Ta Bà này, đối với chúng sanh yếu kém như BK thì không nơi nào hơn CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG.
mình cũng đang tập tu thiền ,nhưng mình nhận thấy khả năng mình không đủ để đối trị các tập khí ,nên việc tu hành cũng có tiến bộ nhưng rất chậm chạp ,cứ loay hoay hoài với những tập nghiệp cỏn con mà không dứt được .Nghĩ đến sự nguy hiểm của luân hồi trong 6 cõi ,mình cũng rất lo ,nếu quay đi quay lại trong cõi trời-người thì nghĩ đến câu "Bồ-tát cách ấm còn mê" ,mình cảm thấy sợ .Nên chăng cũng học theo bạn BAT KHONG ,cầu vãng sanh Cực Lạc ?

Tuy vậy mình vẫn thích ngồi thiền chứ không thích niệm Phật ,vậy có được không ? Nếu vậy sau mỗi thời ngồi thiền mình hồi hướng công đức ấy cầu vãng sanh Tây phương có đúng chăng ? Mong bạn BAT KHONG hoan hỷ chia sẻ thêm cách hành trì của bạn cho mình được học hỏi .

P/s: Nếu không tiện chia sẻ trước đại chúng thì mong bạn PM riêng cho mình .

thân kính
hvan kinhle
Chỉ cần tín sâu, nguyện thiết là được vãng sanh, còn niệm Phật nhiều hay ít là để xác định phẩm vị cao hay thấp.
Cho nên dù không niệm Phật, nhưng ngồi thiền, hồi hướng công đức nguyện vãng sanh về Tây Phuơng là được.
(xin xem chữ ký của tôi, Trích lời tổ Ngấu ích nói)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Ngồi Thiền mà không đoạn được vọng tưởng và phiền não thì không có công đức, mà không có công đức thì lấy gì để hồi hướng.
Người tu Thiền mà vãng sanh thì phải Minh Tâm Kiến Tánh, nguyện hồi hướng về Tây Phương mới vãng sanh.
- Có Chân Tín thì mới có Chân Nguyện có Chân Nguyện mới có Chân Hạnh. 3 điều này không thể tách rời. Tín - Nguyện - Hạnh là điều kiện bắt buộc cho người tu Tịnh Độ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Ngồi Thiền mà không đoạn được vọng tưởng và phiền não thì không có công đức, mà không có công đức thì lấy gì để hồi hướng.
Người tu Thiền mà vãng sanh thì phải Minh Tâm Kiến Tánh, nguyện hồi hướng về Tây Phương mới vãng sanh.
- Có Chân Tín thì mới có Chân Nguyện có Chân Nguyện mới có Chân Hạnh. 3 điều này không thể tách rời. Tín - Nguyện - Hạnh là điều kiện bắt buộc cho người tu Tịnh Độ.
Nói bậy.

Người mà minh tâm kiến tánh thì còn đi đâu nữa? Bởi thể tánh cùng khắp mười phương, vãng là vãng nơi đâu, sanh là sanh nơi đâu? trong khi thể tánh không sanh không diệt.

Chẳng biết rằng khi minh tâm kiến tánh tức là vãng sanh Tịnh Độ rồi. Đã ở tịnh độ rồi thì còn hỏi tịnh độ nào khác nữa?

Vãng sanh nghĩa là thoát, không còn sống bằng cái tâm lăng xăng hư vọng ta bà (vọng tâm) nữa, bây giờ toàn thể là chân tâm, sống bằng chân tâm thanh tịnh. Từ tâm ta bà mà bây giờ đã sang tâm tịnh độ rồi. Ấy gọi là vãng sanh. Chỉ tạm mượn ngôn từ thế thôi.

Mình đã minh tâm kiến tánh, trở về với chính mình, toản thể cùng khắp đều thanh tịnh sáng suốt (Tịch Chiếu) hay đang ở Thường Tịch Quang Tịnh Độ, hay chính là Pháp Thân chư Phật rồi thì còn vãng đi đâu, sanh đi đâu nữa?

Nếu minh tâm kiến tánh rồi mà còn đòi vãng sanh đi nơi đâu nữa thì chưa phải là người minh tâm kiến tánh.

Đã tới và đang ở Saigon mà còn tìm kiếm saigon để đi đến, ở đâu nữa?!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Triệt Ngộ Thiền sư đã Minh Tâm Kiến Tánh mà còn nguyện vãng sanh Cực Lạc.
Ngài Phổ Hiền, Văn Thù là đại bồ tát cũng Minh Tâm Kiến Tánh dùng 10 Đại Nguyện Vương nguyện vãng sanh Cực Lạc nữa ông không biết sao.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tôi học theo ngài Phổ Hiền và Văn Thù còn ông muốn đi đường nào thì tùy (^ ^)


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Triệt Ngộ Thiền sư đã Minh Tâm Kiến Tánh mà còn nguyện vãng sanh Cực Lạc.
Ngài Phổ Hiền, Văn Thù là đại bồ tát cũng Minh Tâm Kiến Tánh dùng 10 Đại Nguyện Vương nguyện vãng sanh Cực Lạc nữa ông không biết sao.
Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì không cần vãng sanh CỰC LẠC cũng được, vì đã đủ sức tự mình vượt luân hồi.

Vãng sanh hay không là do Tín - Nguyện - Hạnh.

Các vị Đại Bồ Tát tuy đã Kiến Tánh nhưng vẫn nguyện sang Cực Lạc là vì ở đó câu hội độ sanh, tu học thẳng lên Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát trong một đời, rồi giáng sanh thành Phật.
Thánh_Tri đã viết: Mình đã minh tâm kiến tánh, trở về với chính mình, toản thể cùng khắp đều thanh tịnh sáng suốt (Tịch Chiếu) hay đang ở Thường Tịch Quang Tịnh Độ, hay chính là Pháp Thân chư Phật rồi thì còn vãng đi đâu, sanh đi đâu nữa?
Kiến Tánh chưa phải thành Phật.
Tổ Sư đã từng dạy "Kiến Tánh rồi cách Phật còn rất xa". Kiến Tánh giúp thẳng tiến lên thành Phật, Vô Sanh Mà Hành Đạo,... cho đến khi viên mãn nguyện tâm cứu độ.

Chư Tổ Kiến Tành rồi nhưng sự thâm sâu về sức định thì giữa các vị không đồng, chỉ có Phật Quả mới đồng.

huongvan đã viết: Tuy vậy mình vẫn thích ngồi thiền chứ không thích niệm Phật ,vậy có được không ? Nếu vậy sau mỗi thời ngồi thiền mình hồi hướng công đức ấy cầu vãng sanh Tây phương có đúng chăng ? Mong bạn BAT KHONG hoan hỷ chia sẻ thêm cách hành trì của bạn cho mình được học hỏi .
Nguyện sanh Cực Lạc nên hiểu là tâm nguyện tu học ở kiếp sau của mình. Tức mãn kiếp này, kiếp sau mong được sanh về Cực Lạc để tiếp tục tu học.

DH hãy tu học bình thường. Làm được việc gì tốt lành, tu tập được gì cũng nên hồi hướng nguyện được sanh sang CỰC LẠC.

DH hãy thường xuyên quán tưởng Thế Giới Cực Lạc như cảnh vật, sinh hoạt,... dân chúng, các vị Bồ Tát và Đức A Di Đà. Quán/Tham Thiền về Tự Tánh Di Đà hay Phật Tánh chiếu dụng khắp nơi như ánh sáng Đức A DI ĐÀ không có hạn lượng.

TÍN VÀ NGUYỆN luôn được giữ vững dù sống hay chết thì nhất định sẽ vãng sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Triệt Ngộ Thiền sư đã Minh Tâm Kiến Tánh mà còn nguyện vãng sanh Cực Lạc.
Ngài Phổ Hiền, Văn Thù là đại bồ tát cũng Minh Tâm Kiến Tánh dùng 10 Đại Nguyện Vương nguyện vãng sanh Cực Lạc nữa ông không biết sao.
Nếu các ngài ấy không hồi hướng (buông xuống ngã pháp chấp) thì làm sao được vãng sanh Tịnh Độ Thường Tịch Quang (Phật Tánh nơi các ngài), hay Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật.

Nói các ngài vãng sanh đi nơi nào khác là hạ thắp và phỉ báng các ngài ấy vậy. Bởi các ngài ấy đều chứng nhập pháp thân ở Thường Tịch Quang Tịnh Độ (Phật Tánh). Mà Pháp Thân Thường Tịch Quang Tịnh Độ cùng khắp mười phương, nơi nào là chỗ đi chỗ đến của Pháp Thân, Thường Tịch Quang Tịnh Độ?

Mục tiêu cưu cánh là trở về Pháp Thân Thường Tịch Quang Tịnh Độ, đã được rồi, đã tới rồi thì còn đi đâu nữa?

Đã đến nơi bờ giác ngộ rồi sao còn tìm đường về lối mê? Đã qua sông đến bờ rồi, còn đi đâu nữa?

Kinh Lăng Nghiêm nói "Một khi đã giác ngộ thì không còn mê nữa".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết: Nói các ngài vãng sanh đi nơi nào khác là hạ thắp và phỉ báng các ngài ấy vậy. Bởi các ngài ấy đều chứng nhập pháp thân ở Thường Tịch Quang Tịnh Độ (Phật Tánh). Mà Pháp Thân Thường Tịch Quang Tịnh Độ cùng khắp mười phương, nơi nào là chỗ đi chỗ đến của Pháp Thân, Thường Tịch Quang Tịnh Độ?

Mục tiêu cưu cánh là trở về Pháp Thân Thường Tịch Quang Tịnh Độ, đã được rồi, đã tới rồi thì còn đi đâu nữa?

Đã đến nơi bờ giác ngộ rồi sao còn tìm đường về lối mê? Đã qua sông đến bờ rồi, còn đi đâu nữa?


Kiến Tánh chưa phải thành Phật.

Tổ Sư đã từng dạy "Kiến Tánh rồi cách Phật còn rất xa". Kiến Tánh giúp thẳng tiến lên thành Phật, Vô Sanh Mà Hành Đạo,... cho đến khi viên mãn nguyện tâm cứu độ.

Chư Tổ Kiến Tành rồi nhưng sự thâm sâu về sức định thì giữa các vị không đồng, chỉ có Phật Quả mới đồng.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Đi trên đường Đại Thừa phải trải qua 52 địa vị: thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng Giác và Diệu Giác.
Thánh Tri đọc kinh Lăng Nghiêm chẳng lẽ không đọc qua điều này.
Muốn nhảy tót từ phàm phu lên thành Phật ngay trong một đời, tôi nghĩ là một điều mơ hồ.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGHI TÌNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Trích KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT - Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên -Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ:
Chữ Kiến tánh đây là nhận được tánh Phật của chính mình, tánh Phật là Phật nhân, nếu mình nhận được Phật nhân thì tương lai sẽ có Phật quả, nên nói thành Phật. Phật gọi tánh Phật đó là Phật nhân, hay nói cách khác là Phật pháp thân. Còn Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề hay trong hội Long hoa mai kia là Phật quả hay là Phật báo thân. Như vậy kiến tánh thành Phật là nhận ra Phật nhân, nhưng đến Phật quả thì phải còn nhiều đời nhiều kiếp tu nữa mới được thành, chớ không phải kiến tánh liền thành Phật. Nếu kiến tánh liền thành Phật thì chư Tổ gọi là Phật chớ đâu gọi là Tổ. Bây giờ chúng ta gọi Tổ Ðạt Ma, Tổ Huệ Khả, chớ đâu gọi Phật Ðạt Ma, Phật Huệ Khả... Như vậy các Ngài kiến tánh là nhận được Phật nhân, nhưng phải vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát mới thành Phật quả. Hiểu như thế chúng ta mới không hoang mang về việc chư Tổ kiến tánh mà không thấy vị nào thành Phật. Tôi tạm ví dụ cho dễ hiểu: Người nông dân có một số lúa giống thì nhất định sẽ có lúa ăn. Sẽ có lúa chớ không phải có lúa ăn liền, vì có lúa giống còn phải cày cấy gieo mạ, bón phân, lúa ra bông, lúachín rồi mới có lúa ăn. Như vậy người nông dân có lúa giống thì biết chắc rằng sẽ có lúa ăn, nếu người ấy siêng năng cày cấy đúng cách. Lúa giống ví dụ như Phật nhân, có Phật nhân thì sẽ có Phật quả, vì từ Phật nhân đến Phật quả, phải trải qua một thời gian khó nhọc tu hành, chớ không phải thành Phật liền trong hiện tại.
Như vậy, Kiến tánh chưa phải giác ngộ viên mãn, cần phải tu hành nhiều hơn nữa, tuy nhiên, tu học thế nào thì tuỳ nhân duyên mỗi người, có người tu tập ở Tịnh Độ, có người tu tập ở Ta Bà, ... . Đạo hữu nào tu học ở đâu không quan trọng, quan trọng là tu học thành tựu viên mãn giác ngộ.

Nam mô Phật.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 26/02/13 19:21 với 2 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]167 khách