THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

doccobo cám ơn ĐH nguyenviettri nhờ ĐH mà bo, hiểu biết thêm, sáng thêm, và doccobo thô thiển nghĩ rằng không biết trong số 5.000 Vị A La Hán bỏ pháp hội mà đi " Vì Niềm Tin với Phật chưa đủ, " " Ở Nhất Thừa, Tam Bảo Là : TIN, VÂN, KÍNH. "không biết có doccobo trong đó không nữa ?, mà bây giờ còn trôi lăng ở đây, " Có, hay Không cũng cầu xin xám hối với Chư Phật " và nhờ ĐH doccobo thấy rõ thêm, cái Dũng của Hành Giả Tu Phật thật là quan trọng, vì không có cái Dũng thì cái câu " Tùy Trí Tuệ Hành " thành ra giống như câu nói chơi.
Kính chào đoàn kết và xây dựng Chánh Pháp Phật.
" Ngày cuối đông cho dù có,
lạnh giá rét mướt bao nhiêu,
thì Xuân về, lại càng huy hoàng bấy nhiêu.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 22/05/17 17:39 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

ĐH tlaai đã viết.

* Gọi “Tối Thượng Thừa”, là bởi Trong “Giáo Pháp của Như Lai” còn có 1 pháp môn nữa là : “Thiền Tông Đốn Ngộ”
* Nay muốn Tin sâu vào Pháp môn này . Thời Ta phải thấy được Ngài Ma Ha-Ca Diêp đã được Đức Bổn Sư Ấn Chứng là “Sơ Tổ của Thiền Tông” & sự kế thừa của các Tổ sau đó. Các lời dạy của Chư Tổ , không nằm ngoài “Đai Ý của Phật Pháp”
* Phải Rỏ Biết được cái gọi là “Liễu Ngộ & Đốn Ngộ” của Ngài Ma Ha Ca-Diếp khi Đức Bổn Sư cầm“Bông Sen” trên tay . Bằng không có viết thêm, chỉ là vô ích...mà thôi!

doccobo với tư tưởng còn cạn hẹp trình bày với ĐH tlaai như sau. " xin lượng thứ vì hơi chậm " Luận về toàn bài viết của ĐH tlaai , thì ĐH đã ... " Thật là bất Kính " Nhưng ĐH chưa biết là Phật ở " ĐẠI BÌNH ĐẲNG " mà thuyết ra, nên tùy chúng, " Trí cao, thì lợi ích cao ", " Trí thấp thì lợi ích thấp " Ở Kinh Pháp Hoa, có thuyết dụ: Ví như mưa" Pháp " cây lớn thì hấp thụ lớn, cây nhỏ hấp thụ nhỏ tùy theo các loại cây, tất cả đều được hưởng thụ theo sức của mình. ( cho dù muôn ngàn Vị A La Hán, cũng không thể nào bàn luận, hay hiểu tới được, ) và ĐH cũng chưa biết vì sao ( 5.000 ) vị A La Hán, bỏ rời Đạo Tràng khi Phật THUYẾT KINH PHÁP HOA. " cho nên những điều ĐH tlaai nói đúng, ở bậc Tiểu Thừa , tức không hoàn toàn đúng ? " nghĩa là chưa tới BÌNH ĐẲNG " . " Cho nên, lấy gì làm BIẾT để Biết nếu không nương " Tứ Y " ( không phải áo ) để gọi là BIẾT . " Sự Tu Hành, từ dễ đến khó, nên có thứ bậc, là thế
PHẬT có 2 quả vị : 1) Phật Như Lai , là nói quả, Vô Thượng Bồ Đề. BÍCH CHI PHẬT là quả vị tạm.

TỐI THƯỢNG THỪA nói về Môn là " ĐÀ LA NI MÔN, TỨC LÀ MẬT MÔN hiển là " BIỆT GIÁO, căn cơ hiếm, lạ kỳ, chỉ có 5/ 1.000" cũng tức là Đốn Giáo, nghĩa là thẳng tắt tới " ĐẤT NHƯ LAI " như vậy những điều ĐH nói về Đức Ca Diếp thì Phật cũng đã nói bài kệ rõ ràng rồi, nên ai cố gượng ép giảng giải, " Niêm Hoa Vi Tiếu " tức chưa biết thế nào là Tối Thượng Thừa, vì vậy những ai khoe khoan là giảng giải tức " Ma thuyết ", [color=#0000BF" Vì bài kệ của Phật đã nói rõ rồi "[/color] và ở Tối Thượng Thừa, không có Đốn Ngộ, Tiệm Tu cũng không có Kiến Tánh khởi Tu những điều đó phương tiện dùng ở Đại Thừa để đưa về Tối Thượng Thừa.
Thuần Mật : là không có lý thuyết giảng giải gì cả, mà chỉ có Niềm Tin, với Chân Sư, mà hành và Thành Đạo nhưng vẫn được giải nghi nếu có. ( MẬT là vì chúng sinh dùng Tâm Thức không thể nào nghĩ tới được nên gọi là MẬT ) ( đúng ra những điều nầy viết ở trang Mật Tông. ) và TIN VÂNG KÍNH là Tam Bảo ở Đại Thừa Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. " MẬT " viết đủ " Ba Ra Mi " đọc theo tiếng Phạn, phiên âm " Ba La Mật " dịch nghĩa " Đáo Bỉ Ngạn " giảng nghĩa " Bên bờ Giải Thoát "
doccobo cám ơn ĐH giúp ôn lại sự đã học, vì tư tưởng hiểu biết còn nông cạn, rất mong cao nhân phủ chính cho, doccobo rất biết ơn.
Sửa lần cuối bởi doccobo000 vào ngày 03/06/17 04:55 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 16 :

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

" Được trích từ cuốn Kinh : NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT do Ban Hành Đạo Hội Thượng Phật giới thiệu phát hành. "

Là Chân Phật Tử thì luôn luôn phải biết rằng : Thế nào là Phật, ta làm thế nào để đến kết quả như Phật, thế mới đúng là một Chân Phật Tử.
Làm con người, từ nhà học giả uyên thâm đến kẻ thật thà không biết chữ, ai cũng biết suy tư. Suy tư là đặc tính của nhân loại, lúc nào cũng tìm một đối tượng để so sánh, phân biệt, nhận thức, kết luận.
Tư tưởng phát sinh từ trí óc con người, mỗi người mỗi khác, kẻ sâu người cạn, kẻ rộng người hẹp, nhưng tựu trung đều hướng về một đích : TẠO NGUỒN HẠNH PHÚC CHO NHÂN LOẠI VÀ CHO CHÍNH MÌNH.
Mà đã nói đến Hạnh Phúc, tất nhiên đã nhận rằng Hạnh Phúc có thật, nhưng chưa nắm được, chưa biết Hạnh Phúc ẩn trốn nơi đâu. Cho nên đã phát sinh bao nhiêu triết lý, bao nhiêu tôn giáo, nhất nhất đều cố thực hiện mục đích : HẠNH PHÚC .
Đại đa số nhân loại suy tư nông cạn ; nhận xét Hạnh Phúc hời hợt bên ngoài, tìm Hạnh Phúc bằng cách đứng núi nầy trông núi nọ ; kẻ nghèo cho rằng giàu sang là sướng, kẻ dân giả cho rằng công danh địa vị là sướng, kẻ cô độc cho rằng tình yêu là sướng ; ngược lại kẻ sống trong cảnh vợ con nheo nhóc lại ước mong được sống độc thân, kẻ giàu sang quyền quí bị công việc, chức vụ lôi cuốn không một chút rảnh tay, lại mơ một đời sống bình dị, vừa đủ của một người dân giả... Kể không thể xiết, nhưng không ra ngoài nhận xét chung : trong đời, mọi người đều khổ... Vì khổ nên thấy cái sướng trong trạng thái ngược với hoàn cảnh hiện tại của mình, rồi cố tìm cho ra, đạt cho được cái trạng thái nhân gian trái ngược ấy.
Tâm trạng đau đớn của con người đi tìm Hạnh Phúc trần gian chẳng khác gì một kẻ mũi dính đồ dơ mà không biết, tưởng rằng mùi thối ở áo mình bốc ra, thay áo hoài vẫn không hết, cho đến khi không còn áo nào để thay cả.
Chúng sinh mê muội tìm lối thoát khổ, lại sa vào cái khổ khác, là tại không chịu tìm cho ra cái gốc của khổ để diệt khổ, lại cứ mãi đi tìm cái đối đãi trước mắt, khiến lại trôi lăn chuyền nối trong bể khổ không bao giờ dứt.
Có một số ít người suy tư sâu sắc hơn : Công danh cao cho lắm đi về đâu ? Giàu sang cho lắm để được những gì ? Những thứ đó có bền vững không ? Hay tất cả đều biến tan trong nháy mắt, trong một phút vô thường, trong một phút tang điền thương hải. Một chiếc máy bay rơi, một ông nhà giàu chết, tiền bạc mang theo, từ máy bay rơi lả tả trong không gian, xuống những mái nhà tranh lụp xụp của dân giả. Từ có thành không, từ không thành có, không biết đâu mà lường trước được.
Đắm đuối theo những cái vô thường để làm chi ? Đến khi nhắm mắt tay buôn xuôi, những thứ ấy có theo ta không ? Vậy ta sẽ trôi dạt về đâu ? sống ở cõi nào trong cái không gian vô tận nầy ?
Suy tư vậy mà sợ, suy tư như vậy mà cảm thương kiếp người như bóng câu qua cửa sổ, thân phận người như bọt bèo trong biển cả mênh mông. Lòng Từ Bi sanh khởi từ đó.
Từ sự thương mình nảy ra thương người, thương đồng loại, thương chúng sinh. Lòng Bi trước còn trong vòng nhỏ hẹp nay đã lan rộng bao trùm Vũ Trụ...
Nhận chân sự đời là vô thường, khởi được lòng Bi, là bắt đầu hướng ý nghĩ mình theo một Tôn Giáo, đi tìm một lối tự Giải Thoát và Giải Thoát cho tất cả. Đây là giai đoạn đầu tiên gọi là giai đoạn Phát Tâm Tu Hành rất quan trọng, vì nó định đoạt sự Thành Công hay thất bại trong công cuộc của mình theo đuổi.
...


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo ) LÒNG TIN TƯỞNG HAY ĐỨC TIN
Đạo nào cũng lấy Đức Tin làm gốc. Nhưng cách gieo và giử Đức Tin ở mỗi Đạo mỗi khác. Sự khác biệt nầy đánh giá cái lòng Tin của Giáo Đồ, đánh giá cái Lý Thuyết của mỗi Tôn Giáo định rõ Chánh Tínmê Tín.
Tin một Tôn Giáo vì Giáo Chủ Tôn Giáo ấy nhiều Thần Thông, nhiều phép lạ huyền bí là cái Tin nô lệ của một cá nhân đối với một cá nhân. Sự nô lệ nảy sinh do ý chí yếu hèn, ỷ lại nơi sự giúp đở của kẻ khác. Tin như vậy là mê Tín.
Phật cho ta tự nhận thấy rằng Chân Hạnh Phúc của ta do ta tự tạo lấy và Chân Hạnh Phúc ấy gồm có : THƯỜNG ( còn mãi mãi ), LẠC ( yên vui hoàn toàn ), NGÃ ( tự do, tự tại, tự chủ ), TỊNH ( trong sạch sáng suốt hoàn toàn ). Vậy Tin Phật là cái Tin Tự Do, Tin BÌNH ĐẲNG, vì đã phát sinh từ nơi Tự Giác, Tự Tín : Đấy là CHÁNH TÍN.
Đức Tin là một mối quan hệ của người Tu Hành. Cho nên trước khi hạ thủ Công Phu, người Tu Hành phải Thận Trọng suy nghĩ để khi Quyết Định rồi khỏi còn phải phân vân mà mạnh dạng TIN TẤN MÃI .
...


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo )
PHÁT TÂM CHÂN CHÍNH

Là Phật Tử, chúng ta Nguyện theo con đường của Phật. Vậy chúng ta cầu mong gì nơi Phật Pháp ?
Đi Chùa, lạy Phật, cầu con, cầu sức khỏe, cầu buôn may bán đắt, cầu thăng tiến công danh là cầu sai lạc vì tất cả những sự cầu mong ấy đều vô thường, đều đem đến hậu quả " khổ ".
Nếu Tin rằng Phật " phù hộ " cho mình chiếm được những cái vô thường ấy, rồi chỉ thi hành những phần giáo lý hiển hiện bên ngoài, mà làm sai lạc ý nghĩ bên trong, thì là tà Tín và Phát Tâm bất chánh. Những Phật Tử ấy không hiểu thuyết Vô Thường, thuyết Nhân Quả, Lý Nhân Duyên, nghiệp quả của Phật .
Gieo nhân lành hưởng quả tốt, gieo nhân ác chịu quả xấu. PHẬT không phá được cái quả, cũng như không thể ban cho cái quả. Quả tốt, quả xấu đều do chính ta mê muội gieo Nhân, sinh Nghiệp Lực mà thôi.
Có kẻ đi vào Chùa lạy Phật, tụng Kinh, trai trường, cầu vãng sinh Tịnh Độ. Bước ra khỏi cổng Chùa, thấy người sướng hơn mình thì ganh, thấy người không theo mình thì thù, miệng chào " Nam Mô " mà lòng tính cho vay lấy lãi. Nước Tịnh Độ để chứa những người nầy chăng ?
Vã lại, sự vãng sanh không cầu mà được, Phật không thể ban cho ta sự Giải Thoát, sự Giải Thoát của ta phải do ta tự lo toan lấy theo lời chỉ vẽ của Phật. Kinh không phải chỉ để tụng ( C,P,T.1 ), mà để xem, suy nghiệm, và làm theo sau khi cố gắng tìm hiểu rốt ráo.
Có kẻ thấy người hiểu biết Giáo Lý hơn mình, nhờ nơi rỗi rảnh, việc đời không lo, sự sống đã có người khác cung phụng, tướng hạnh đoan trang, ăn nói hiền hòa, bèn tôn làm Thầy, nhận những lời nói của Thầy làm Giáo Điều, Tin ý Thầy là ý Phật. Nhưng Phật Pháp không phải là nơi cái tướng bên ngoài, nơi âm thanh, sắc phục của Thầy. Mãi theo sắc tướng, âm thanh, người Phật Tử xa lần Phật và theo những cái thế gian mê muội. Kinh Kim Cang có câu :
" Nhược dĩ sắc kiến ngã,
dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến NHƯ LAI ".
Nghĩa là : bằng lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh mà cầu Ta, ấy là người theo tà đạo, không thể thấy NHƯ LAI.
Hiện nay đại đa số tín đồ Phật Giáo đều vấp phải những trường hợp nêu trên. Thật ra, phần đông đều đã có cái BI, nhưng vì thiếu cái TRÍ nên bị rơi vào tà Tín, mà Phát Tâm bất chính, vô tình thành tà đạo.
Vậy thế nào là Chánh Tín ? Thế nào là Phát Tâm Chân Chính ? Thế nào là cái Trí cần có của một Phật Tử Chân Chính ?...


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo )

...Lý vô thường không phải là một định lý của Phật đặt ra. Nó vốn là lẽ đương nhiên cùng sinh với chúng sinh vọng động hay thay đổi, trong cái vũ trụ vốn cũng vô thường này. Một Chân Phật Tử nghiệm xét từ bản thân mình, hình hài lẩn tinh thần, để nhận ra tất cả sự đổi thay, tụ hợp, tan biến, tức là nhận được cái hiện tướng của Lý Vô Thường, rồi nghĩ rằng vô thường là khổ. Tất cả những gì do ngũ căn cảm xúc được đều là vô thường. Do đó sự đời dù không dứt, Tâm cũng không còn quá đắm say, luyến ái trần cảnh, vì biết rằng trần cảnh là vô thường, không phải là Chân Hạnh Phúc tức là cái Thường Còn.
Muốn thực hiện cho được Chân Hạnh Phúc, phải có một Chân Lý. Chân Lý ấy là PHẬT và con đường dẫn đến là PHẬT ĐẠO. Gặp CHÁNH ĐẠO rồi khởi niềm Tin ; Tin nơi chính mình sẽ làm đúng theo sự chĩ vẽ của PHẬT qua các Kinh Điển. Hơn thế nữa, nhận thấy và Tin rằng ta làm ta chịu, chúng sinh lăn trong vòng Nhân Quả, sống hút theo nghiệp lực do chính mình gây nên, sanh sanh diệt diệt, gieo Nhân hưởng Quả, truyền nối trầm luân.
Hiểu như vậy là tìm cái gốc của " KHỔ ", suốt được cái lý " Nghiệp Lực là nguyên do của khổ " để đi đến quyết định : đoạn Nghiệp Lực để thoát Khổ. Đây là sự Phát Tâm Chân Chính, dùng cái " TRÍ " xét cho ra điều đáng Tin đáng làm theo, tức là CHÁNH TÍN.
Đủ " BI " và " TRÍ " người Chân Phật Tử chỉ còn phải có cái " DŨNG " tức là cái can đảm để thực hiện những niềm Tin của mình, để duy trì, giữ trọn vẹn CHÁNH TÍN ấy ...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
( Lời riêng )

* của ĐH huynhnamphuong đăng ở đề tài Thế nào là Chánh niệm.
"Đừng có nói mơ"

Các bạn có nghe câu nói này chưa ? Đây là câu nói nổi tiếng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Không Nước, Không Trăng

Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.

Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gổ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.

Để ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:

Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũ

Sợi niềng tre đã yếu và sắp đứt

Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra

Chẳng còn nước trong thùng

Chẳng còn trăng trong nước

Niệm nghĩa là sinh diệt nối tiếp không ngừng. Chánh niệm chỉ là những dòng tâm thức sinh diệt, và bát chánh đạo cũng vậy, cũng chỉ là những dòng tâm thức sinh diệt
đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
______________________________________________________________________________________________________
doccobo thô thiển trình bày cái ngộ của bài " Trăng, Nước " mà cô gánh nước liểu ngộ được, như sau :
Nước là nước, Bóng là bóng. Khi không còn nước, bóng Trăng cũng mất theo nước, bóng Trăng vì " chấp " dính mắc với nước, nên bị tan mất theo nước để luân chuyển sanh tử theo nước. còn ngược lại biết nước là duyên giả hợp mà có, tức không thật có, tuy có nước có trăng nhưng không còn dính mắc với nước nữa, vì vậy khi nước không còn, bóng Trăng không theo nước.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo )

HÀNH ĐỘNG CHÂN CHÍNH

" Xã phú cầu bần, xã thân cầu đạo " là một câu thường được nhắc nhở trong trường hợp một kẻ đã đặt nặng tin tưởng vào một điều gì, quyết tâm thực hiện cho được điều ấy dù phải mất thân mạng.
Trong phạm vi bài này, điều ấy là Đạo vậy.
Cái " DŨNG " của một Chân Phật Tử thể hiện như thế nào ?
Chân Phật Tử không vì một lời dèm pha mà dừng bước trên con đường Tu Tập, phải Tự Tin, tập làm chủ lấy mình trong mọi hành vi.
Đối với thế gian, lắm khi vì chữ " BI " phải quên mình mà thuận thế gian. Nhưng lạm dụng chữ " BI " sẽ thành yếu đuối, hèn nhát, cho nên phải biết lấy cái " TRÍ " để xét lúc nào nên, lúc nào không nên thuận theo thế gian, nên hay không nên trong phạm vi nào, trong cái mức tối đa nào ?
Đối với nội Tâm, cái " DŨNG " của Chân Phật Tử được thể hiện bằng Đức Nhẫn Nhục. Có nhẫn nhục mới thắng được tất cả sự đòi hỏi của vọng tâm, mà rộng TỪ BI, HỶ, XÃ, BỐ THÍ một cách dễ dàng, nhờ đó Đạo Hạnh và Trí Tuệ sẽ được phát triễn. Có Nhẫn Nhục mới kềm được lòng tham lam, ganh tỵ, mới khỏi ghét giận oán hờn. Không sân hận tránh được si mê, ngu xuẩn, cuồng loạn ( no mất ngon, giận mất khôn ). Có như thế mới sáng suốt biết được điều phải làm, chuyện nên tránh để đừng gieo nhân xấu, để dứt được nghiệp lực, tập Nhẫn Nhục lâu thì sẽ không còn điều gì phải Nhẫn Nhục nữa.
Người Chân Phật Tử hành động có suy xét kỷ, điềm đạm mà quả cảm, hăng hái mà không va chạm, mỗi mỗi lấy Giáo Lý PHẬT mà đo lường, soi sáng cho hợp Lý Vũ Trụ. Dùng hành động hợp Lý Vũ Trụ là đã hiểu và nắm mà thoát ra khỏi Vũ Trụ, thoát khỏi Sinh Tử Luân Hồi, hưởng cái sống THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH.
Càng bao dung với người chừng nào, càng khắc khe với mình chừng ấy. Đừng tham cái người tham, đừng ghét cái người ghét, sống một cuộc đời có đường lối vững chắc, rõ rệt, hòa đồng với Chư Thánh. Phật dạy : " Không trận giặc nào gay go bằng trận giặc nội Tâm. Người chiến thắng trận giặc này là kẻ trượng phu ". Trần cảnh sinh ra vốn do nghiệp lực làm chổ nương cho Tâm. Nghiệp lực có thể hiện là do Tâm vọng động. Thắng được vọng Tâm, nghiệp lực không còn, trần cảnh hóa thành hư huyễn. Cho nên, Phật thường bảo rằng : " Tâm ( vọng Tâm ) là một vị quan khâm sai, trần cảnh si mê là quân lính hầu. Có quan thì có lính ; quan không còn thì lính cũng mất theo ".
Phật lại dạy : " Không biết Ta mà làm theo Ta là phản bội Ta ", là đặt nặng vấn đề tự Giác. Chân Phật Tử không Tin một điều gì mà mình chưa hiểu, không làm một điều gì mà mình chưa Tin, dù điều ấy có chép bằng chữ nạm kim cương trong một quyển Kinh bằng vàng quý giá....


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

( tiếp theo )
...Một Chân Phật Tử luôn luôn cầu tiến : phải cố gắng Thiền Định, tìm hiểu đả thông những thắc mắc về Lý, về Sự. Những lời Phật dạy là những ngón tay chỉ cho ta nhìn thấy mặt trăng ( Chân Lý ) ; có ngón chỉ thẳng, có ngón chỉ xiên. Muôn ngàn ngón chỉ muôn ngàn cách, tùy sức, tùy nghiệp, mỗi chúng ta nhìn theo một ngón tay, để cuối cùng đều nhìn thấy được mặt trăng.
Mỗi ngón tay là một lối Tu, là một Pháp Môn. Vô lượng Pháp Môn của Phật là vô lượng phương thuốc Độ Sinh, không Pháp Môn nào hơn Pháp Môn nào. Cho nên, Chân Phật Tử vì đời Hành Hạnh Nhẫn Nhục, đừng quên rằng Chân Lý là mặt trăng chứ không phải ngón tay chỉ mặt trăng, phải tôn trọng đường lối riêng biệt của người khác, đừng vội chê mà thành biên kiến, đừng vội khen mà thành ngu si.
Từ chổ Công Phu Thiền Định, hiệp với sức quán tưởng, ta từ bỏ trần lụy, hiểu lần cái quý giá vô cùng tận của mục đích đang đi đến. Do đó, ta tìm mọi cách bảo vệ cái chân giá trị đã ý thức được về cái quý giá ấy. Những cách bảo vệ ấy là GIỚI.
Giới là những cấm điều mà Chân Phật Tử đã tự tìm ra, hiểu được và quyết giữ tròn. Cũng có kẻ chưa hiểu gì cả, nhưng xét mình yếu đuối, chưa đủ tư duy giữ vững đường Tinh Tiến Tu Hành, bèn thi hành Giới trước khi hiểu Giới. Người Chân Phật Tử chỉ cần gia công Thiền Định, Trí Tuệ nảy nở, tự nhiên giữ được Giới ( Định cộng Giới ). Các Giới nảy nở lần theo nhịp tiến của hiểu biết, làm hiển dần Phật Tánh trong ta ( Đạo cộng Giới ) làm cho lăn trong thế mà không nhiễm, tại thế mà không dính mắc. Đấy mới thực là ly thế rốt ráo nhờ tự giác, khác hẳn với cái ly thế của tà đạo, lý luận trên âm thanh sắc tướng, lìa cái trược tìm cái thanh, chấp Ngã cao hơn núi, chấp Pháp sâu hơn biển, chấp mà không biết là mình chấp, mê mà không rõ là mình mê, vẫn tưởng mình sáng suốt, mãi miết lao mình vào biển mê như một anh mù dắt một toán đui đi trên con đường gồ ghề bên bờ vực sâu thăm thẳm.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(tiếp theo )
...Đối với chúng ta là những Chân Phật Tử, vấn đề giữ Giới cũng đặt căn bản trên sự tự giác . Chưa đạt nghĩa, đừng vội theo, đừng tự đặt ra các cấm điều, rồi tự trói buộc mình làm nô lệ mù quáng rơi vào Giới cấm thủ, có hại cho sự tu tập.
Nói tóm lại, một Chân Phật Tử muốn vạch cho mình một lối sống dẫn đến mục đích GIẢI THOÁT, phải thực hiện trọn vẹn ba chữ BI, TRÍ, DŨNG.
BI : để thương người thương chúng sinh mà hướng BỒ ĐỀ.
TRÍ : để hiểu mình, hiểu mục đích của sự Tu tập, mà Phát Tâm Chân Chính, Tin giữ những điều đáng Tin, luyện Trí tự lập, mình làm chủ lấy mình.
DŨNG : để thắng nội Tâm, cầu tiến, sang bằng, vượt qua mọi trở ngại nguy hiểm trên con đường Tu tập. Xem chướng ngại như những thử thách có tác dụng tốt, trau dồi Đức Nhẫn Nhục và tăng giá trị của Công Phu Viên Mãn.
Sám hối, Quán tưởng, và nhất là Thiền Định là Công Phu thường nhật. Mỗi ngày mỗi Tinh Tấn, ngày hôm qua làm mức Tiến cho ngày hôm nay, ngày hôm nay làm mức Tiến cho ngày mai.
Sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi không xa, không gần, mà chỉ do sự Cố Gắng của ta nhiều hay ít mà thôi.
HÀNH : BI, TRÍ, DŨNG đúng đắn, và làm đến nơi, đến chốn đó mới gọi là CHÂN PHẬT TỬ được./.

______________________________________________________________________________________________________

( C, P, T, 01 " Chấp phương tiện "
TRÍ TUỆ mở thông hình thức thay đổi. Dùng Phương Tiện để đạt mục đích, lẽ tất nhiên mục đích không được mắc vào một Phương Tiện nào cả.
Ví dụ : người mới Tu Phật, phải dạy cho họ lễ Phật, thờ tượng, tụng Kinh ... để gieo và giữ lòng Tin, rồi sẽ đi lần vào Phương Tiện khác.
Lạy Phật, thờ tượng không phải là để Giác Ngộ. Lúc đầu dùng hình thức Phương Tiện nầy không hại, nhưng nếu mãi sau vẫn khư khư như vậy mà làm, tất đã lấy Phương Tiện làm mục đích mắc vào vòng mê Tín, ỷ lại Thần Quyền rồi vậy.
Phật đưa ra Lý NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI, đó là triết lý thực tế phải thực hành, theo đó để thấy kết quả. Nhận lẽ phải ấy, ta cố làm, càng làm càng thâm nhập và trung thành với cái lẽ phải ấy, để cuối cùng đến đích : HẠNH PHÚC tức đắc CHÂN LÝ...

NAM MÔ U MINH GIÁO CHỦ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT O O O

kinhle kinhle kinhle
Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH

KHAI HỘI LONG HOA.


Ánh vàng Phật Đạo đuốc Từ Bi,
Biển sáng năm châu mở hội nghì,
Long Hoa chuyễn thế trong cùng khắp,
Tam cõi nhân loài dự tràng thi,
Dấn bước phiêu du, gọi chúng sinh,
Ớ hởi dân ơi ! mộng chẳng lành,
Mơ chi công hầu, danh, thắng lợi,
Phong vũ cuồng xoay hóa tan tành,
Nào ai biết được đâu chữ ngờ,
Bi sầu, nghiệt ngã, khóc bơ vơ,
Sót xa nhân thế, sầu lai láng,
Cảm thương tim nhói buốt vô bờ,
Biết nói sao vừa, biết nói sao,
Chu du khắp lối tiếng kêu gào,
Thế giới muôn loài chung cảnh ngộ,
LONG HOA ĐẠI HỘI TUYỂN VÀNG THAU./.
U-MINH
Nhất Tâm Kính lể Nam Mô Thập Phương Chư Phật, Đại Từ Đại Bi cảm ứng chứng minh cho chúng đệ tử thành Tâm ăn năn sám hối trước Tam Thiên Phật Pháp, để cầu nguyện cho chúng sinh trong ba cõi, sáu đường làm điều lành, tránh điều dữ, Tu theo đạo hạnh Từ Bi Bình Đẵng, để được Bậc Thiện Trí thức dạy Tu nhập Viên Giác Tánh, tránh khỏi tà sư ngoại đạo và nhị thừa. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô A Di Đà Phật kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Đại Nhật Như Lai. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Phương Tiện Pháp Hoa Hóa Thân Quán Thế Âm Bồ Tát. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Diệu Âm Phật. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Định Quang Phật, kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát. kinhle
- Y pháp bất y nhân - Y nghĩa bất y ngữ
- Y Trí bất y thức - Y Kinh liễu nghĩa bất y Kinh vị liễu nghĩa. kinhle
Nhất Tâm Kính Lễ Nam Mô Đại Trí Tuệ Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. kinhle
Nguyện đem công đức này
Cúng dường Phật mười phương
Duyên rãi khắp sinh chúng
Trong ba cõi sáu đường
Bồ Đề Tâm kiên cố
Chân Lý một hành trình
Tự độ, độ vô minh
Đồng nhập Tri Kiến Phật.
kinhle kinhle kinhle



Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Bài 27 :

TIN PHẬT
Trước khi Tu, mỗi người hẳn phải tự bảo mình nên suy nghĩ cặn kẽ, tìm hiểu rõ ràng Phật là thế nào. Khi những thắc mắc của mình một phần nào được thỏa mãn, lúc đó mới quyết định sự Tu Hành và bắt tay vào việc, Thệ NGUYỆN Quy Y, cương quyết hành trì : thế gọi là ĐẶT LÒNG TIN.
Ta đã biết Phật là vô tướng, vô tác, không thể nghĩ bàn, Pháp và Tăng vẫn là cao siêu khó mà suy xét thông thường song vẫn có những điều căn bản để Tin tưởng được.
1- Có người tìm xem chuyện hay lạ, lấy đó đặt lòng Tin. Ta biết Phật Pháp là một môn cứu khổ cho đời. Phật Pháp cao siêu có nghĩa là : giúp cho tất cả mọi người thoát khổ, một điều mà các Đạo Giáo khác khó làm được. Nếu nói là cứu giúp cho tất cả các hạng người có nghĩa là Phật Pháp không phân biệt trình độ " hiểu biết đời " . Phật Pháp phải là rất dung hòa, giản dị, phổ thông. Song dù phổ thông, dù giản dị. Phật Pháp không hề suy giảm cái tánh cách cao siêu của nó. Vì Giải Thoát con người, đó là điểm cao siêu nhưng vẫn giản dị, phổ thông nhất.
Đạo Phật là chơn thật nên không cần những mầu mè tô điểm bên ngoài, không cần những kiểu cách để tỏ ra là cao thượng, là đặc biệt.
Đạo Phật không cần cả rừng lý thuyết cao siêu, mà cần chỗ thực tế : Giải Thoát con người.
2- Có người Tin Phật, vì Tin rằng lúc chết sẽ được về Tây Phương. Đó là một điều rất quý, rất đơn giản, nghe được, vả lại, với sự Tin tưởng ấy trong lòng không phát ra bằng hành động, cũng không mất công, mất của, trở ngại cho sự sinh hoạt của ta. Nhưng có chắc rằng khi chết sẽ về Tây Phương không ? Hay lúc ấy sẽ bơ vơ, sẽ phưỡng phất hối tiếc một kiếp người đã bị phí phạm ? Nếu chắc về Tây Phương, sao những kẻ tại thế gian, tự xưng là người dẫn dắt ta Tu Hành, đến khi nhắm mắt vẫn trong ta niệm cho vài câu tiếp dẫn, đặt cho vài lễ cầu siêu Tịnh Độ...


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

Chào doccobo000.

hổm rày mình chưa đọc, nay đọc thấy bạn nói bạn viết hay quá, thật xuất sắc, thật không còn gì hay hơn!
quá tuyệt vời! trên cả tuyệt vời!
tôi không nghĩ là bạn có thể nói hay hơn được nữa, quả thật không thiếu một thứ gì cho hành giả đi vào đời.
tôi thích....tôi thích lắm!...thích lắm! hi hi hi


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: THẾ NÀO LÀ MỘT CHÂN PHẬT TỬ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Chào ĐH nguyenviettri
doccobo chỉ chép ở Kinh Nhất Thừa, trong cuốn " Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật " ( do Ban Hội Thượng Phật, phát hành ) để chia sẽ với chư Phật Tử, chứ không có lời lẽ gì là của doccobo cả, ĐH hiểu lấm rồi.
Nếu ĐH nguyenviettri Kiến Cắn thì có thể diễn tả Cảnh giới Niệm Phật nhiếp Tâm như thế nào không ? nếu không nói được thì nói khi gần nhiếp Tâm thì những hiện tượng như thế nào của Hành Giả ? để chứng tỏ ĐH có thực chứng thực hành. có nghĩa là không học để nói suông.và ĐH cũng đừng hiểu lầm ở sự cao thấp, chỉ vì doccobo cũng đã trãi qua sự đau khổ nhiều, nên hỏi để ĐH tự kiểm chứng, hoặc những cao nhân giúp ĐH thôi, chớ không ý gì khác. ĐH nên trả lời những điều doccobo hỏi, cũng là giúp đở cho những người Tu sau này.
" hỏi là hỏi vậy thôi chứ, biết rỏ ĐH không thể trả lời được, mà mục đích chỉ nhắc ĐH nguyenviettri hãy xét kỹ về mình hơn, nếu tu mà không có Định, không phát Huệ, nên coi lại sự Tu Học của ĐH. "
rất cám ơn


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.166 khách