ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

Gởi ĐH dieungo
Câu "biết mà cố phạm" theo dẫn chứng của TH thì nó không phù hợp với Đạo Phật, mà ở đời thường cũng áp dụng câu nầy thì sẽ có rất nhiều oan trái sử lầm tội người. Đạo là phải giúp đời nên Đạo và Đời tuy hai là một, TH chỉ mong ĐH Thận Trọng, vì xét thấy những câu trong bài viết nầy của ĐH tuy hợp lẽ nhưng câu nói "biết mà cố phạm" đã nói lên sự thật ĐH chưa thật sống được như những gì ĐH đã nói.
Nếu thường sống được với Đạo như những gì ĐH đã nói thì cho hỏi:
*Khi (vọng) buồn ,vui, nóng, lạnh, trên người nổi lên. Nó từ đâu đến ? Lúc hết đi về đâu ? Ai là người tạo nên sự đi và đến của nó ?...
Và không cần biết nam hay nữ ĐH có phải là một người như mọi người trên thế gian này không ?
Xin cho biết.
TH rất mong quý ĐH đừng tạo vỏ đài ở trang nầy.


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Và ĐH có từng nói nếu không biết hỏi ĐH sẽ trả lời cho, qua sự trao đổi TH thấy ĐH dieungo có ý như là biết rõ nhiều Phật Pháp vậy ĐH có còn cho TH hỏi thử mấy câu xem ĐH có hành hay tỏ rõ điều ĐH nói không, nếu ĐH cho phép hỏi.(cũng chỉ trao đổi học hỏi thôi)
Rất sẵn lòng với ĐH Thế Hữu
Thế Hữu đã viết:Gởi ĐH dieungo
vì câu "biết mà vẫn cố phạm" xin ĐH đổi lại "vì một niệm bất giác nên Vô Minh đau khổ" thì đúng hơn.
Khi một niệm bất giác Vô Minh nổi lên ĐH Thế Hữu có biết không? Nếu biết ĐH Thế Hữu có thắng nổi nó không? vì vậy câu "biết mà cố phạm" cũng là đúng. Để nhẹ nhàng hơn có thể đổi "biết mà vẫn phạm"
Khi (vọng) buồn ,vui, nóng, lạnh, trên người nổi lên. Nó từ đâu đến ? Lúc hết đi về đâu ? Ai là người tạo nên sự đi và đến của nó ?...
Nó là sắc thọ tưởng hành thức mà sắc thọ tưởng hành thức vốn vô sanh
Trung quán luận có viết.
Các pháp chẳng tự sanh,
Cũng chẳng phải tha sanh,
Chẳng cộng chẳng vô nhân,
Cho nên nói Vô Sanh.
Chúc ĐH Thế Hữu tinh tấn


Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

dieungo viết.
Khi một niệm bất giác Vô Minh nổi lên ĐH Thế Hữu có biết không? Nếu biết ĐH Thế Hữu có thắng nổi nó không? vì vậy câu "biết mà cố phạm" cũng là đúng. Để nhẹ nhàng hơn có thể đổi "biết mà vẫn phạm"

Đã bất Giác thì sao gọi là biết được.
ĐH dieungo có biết câu "biết mà vẫn phạm" tuy nhẹ nhưng vẫn không thể dùng trong Đạo Phật được nếu ĐH tư duy sâu sắc hơn sẽ thấy sự tàn hại lẫn nhau vì ai cũng cho là mình đúng còn người kia là Phạm cứ anh A nói anh B là phạm anh B nói anh A là phạm (cố chấp) vì ai cũng cho mình là đúng Ví dụ bài toán mà Aonhankhach đã có lập dụ (vừa gà vừa thỏ...) ai cũng đáp số trúng cả rất là logic ở trang "Làm thế nào để biết chắc Thành Đạo trong hiện kiếp" hơn nữa ở Đạo Thiên Chúa có câu "thương người như thể thương thân ta vậy" mà lịch sử còn ghi lại bao cuộc đổ máu vì Thánh Chiến ĐH có biết không. "Sai một ly đi một dặm". Đạo Phật gốc là TỪ BI BÌNH ĐẲNG = TỪ BI TRÍ TUỆ. Nên phải phân định cho rõ thế nào mới là Chánh Pháp.
hơn nữa Ở Kinh Pháp Bảo Đàn có câu "ta không lỗi vì thấy lỗi người mà ta có lỗi" ở Kinh Duy Ma thì "tội Tánh bổn không"
nếu ĐH là một người như mọi người thì câu "biết mà vẫn phạm" chính ĐH là người tự mình buộc mình trước có đúng không . Còn nói không đúng thì ĐH khác với con người phải không. (Đã sinh ra là con người tức ai cũng mang bản án tử rồi, chỉ còn chờ bị sử mà thôi mà xử kiểu gì điếu do nghiệp lực của mỗi một). Vậy tại sao ta buộc mà không mở có phải tốt hơn có lợi ích hơn để đúng với Đạo Phật hơn. TH vài lời thô thiển mong ĐH xem xét lại đừng để người sơ cơ lầm lạc sẽ có nguy hại vô cùng.

Khi (vọng) buồn ,vui, nóng, lạnh, trên người nổi lên. Nó từ đâu đến ? Lúc hết đi về đâu ? Ai là người tạo nên sự đi và đến của nó ?...


ĐH dieungo viết
Nó là sắc thọ tưởng hành thức mà sắc thọ tưởng hành thức vốn vô sanh
Trung quán luận có viết.
Các pháp chẳng tự sanh,
Cũng chẳng phải tha sanh,
Chẳng cộng chẳng vô nhân,
Cho nên nói Vô Sanh.

Đó là trong Kinh ai đọc chả biết còn ngay bản thân ĐH dieungo chưa hành nên chưa trả lời được , tức chưa có tý gì gọi là có Trí Tuệ cả tức là Trí Thức của Kinh Điển mà thôi (ngoan không). ĐH dieungo nên tư duy thêm để thâm nhập tự thân chứng các pháp của từng bậc. (Nếu nói ở ngay chợ Saigon mà không biết cửa Tây hay Bắc là vô lý)
Ở đây TH chỉ nói theo sự biết của mình cũng mong quý ĐH được Lý Sự Viên Dung chứ không phải nói mà không có làm.
TH rất biết ơn ĐH dieungo đã trả lời.


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

"biết mà vẫn phạm"
DN dùng cho ĐH Thế Hữu đó
Đạo Phật được nếu ĐH tư duy sâu sắc hơn sẽ thấy sự tàn hại lẫn nhau vì ai cũng cho là mình đúng còn người kia là Phạm cứ anh A nói anh B là phạm anh B nói anh A là phạm (cố chấp) vì ai cũng cho mình là đúng Ví dụ bài toán mà Aonhankhach đã có lập dụ (vừa gà vừa thỏ...) ai cũng đáp số trúng cả rất là logic ở trang "Làm thế nào để biết chắc Thành Đạo trong hiện kiếp" hơn nữa ở Đạo Thiên Chúa có câu "thương người như thể thương thân ta vậy" mà lịch sử còn ghi lại bao cuộc đổ máu vì Thánh Chiến ĐH có biết không. "Sai một ly đi một dặm". Đạo Phật gốc là TỪ BI BÌNH ĐẲNG = TỪ BI TRÍ TUỆ. Nên phải phân định cho rõ thế nào mới là Chánh Pháp.
Những lời này đã chứng minh ĐH Thế Hữu "biết mà vẫn phạm" đó, hãy hồi quang phản chiếu lại đi chẳng phải ĐH Thế Hữu nói DN "biết mà vẫn phạm" đó sao! Chẳng phải những từ dưới đây là ngụy biện sao!
sự tàn hại lẫn nhau vì ai cũng cho là mình đúng còn người kia là Phạm cứ anh A nói anh B là phạm anh B nói anh A là phạm (cố chấp)... hơn nữa ở Đạo Thiên Chúa có câu "thương người như thể thương thân ta vậy" mà lịch sử còn ghi lại bao cuộc đổ máu vì Thánh Chiến ĐH có biết không.
ĐH đang cố chấp đó còn gì! đó là biết mà vẫn phạm đó. DN lại nói thêm một lần nữa hãy thành thật với chính mình thì hơn ĐH lại không thắng nổi bản thân mình rồi.
Đó là trong Kinh ai đọc chả biết còn ngay bản thân ĐH dieungo chưa hành nên chưa trả lời được , tức chưa có tý gì gọi là có Trí Tuệ cả tức là Trí Thức của Kinh Điển mà thôi (ngoan không). ĐH dieungo nên tư duy thêm để thâm nhập tự thân chứng các pháp của từng bậc. (Nếu nói ở ngay chợ Saigon mà không biết cửa Tây hay Bắc là vô lý)
Ở đây TH chỉ nói theo sự biết của mình cũng mong quý ĐH được Lý Sự Viên Dung chứ không phải nói mà không có làm.
TH rất biết ơn ĐH dieungo đã trả lời.
DN cũng chỉ biết thế thôi cũng chẳng phải thánh nhân gì mà sao ĐH Thế Hữu lại hậm hực thế nhỉ. DN chỉ biết rằng hãy sống thành thật với chính mình thì sẽ thấy các pháp vốn vô sanh như hoa đốm hư không. Nhưng nay ĐH Thế Hữu lại vì mấy cái hoa đốm đó tự sinh kiến chấp nào là anh A nói anh B phạm nào là DN là( ...nam hay nữ ĐH có phải là một người như mọi người trên thế gian này không ?) ...
Kinh Pháp Bảo Đàn có câu "ta không lỗi vì thấy lỗi người mà ta có lỗi"
là dùng cho ĐH đó. đã không thấy nỗi mình lại còn sinh tâm bắt bẻ lỗi người Các tổ phá chấp cho để tử của mình bằng 30 gậy bằng hét, đánh mắng chắc có tội rất lớn đúng Không ĐH Thế Hữu. Ngài Lâm Tế 3 lần hỏi bị 3 lần ăn gậy chắc người thầy cũng có lỗi lớn lắm trong lòng ngài Lâm Tế đúng không ĐH Thế Hữu?
Kinh Duy Ma thì "tội Tánh bổn không"
Nếu ĐH Thế Hữu mà thật lòng với chính mình chắc tội tánh của DN cũng bổn không đúng không ĐH Thế Hữu.
Đã bất Giác thì sao gọi là biết được.
đã chứng minh ĐH Thế Hữu chẳng có sở ngộ gì về thiền tông cả. Kinh pháp bảo đàn viết Thiền tông xưa nay lập VÔ NIỆM làm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ TRỤ làm gốc.
VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lìa tướng. VÔ NIỆM là ở nơi niệm mà chẳng niệm. VÔ TRỤ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khi dễ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.
đó là sự thành thật với chính mình. Nếu ĐH Thế Hữu ngộ được điều này chắc chẳng phát biểu câu
Đã bất Giác thì sao gọi là biết được.
Mà tại sao ĐH Hữu Thế Hữu vẫn không thể thành thật với chính mình!
CHúc ĐH Thế Hữu tinh tấn hơn về thiền tông nhé!
Sửa lần cuối bởi dieungo vào ngày 22/07/13 07:44 với 2 lần sửa.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chẳng biết rằng đó là tổ sư vì quyền lập , bất đắc dĩ nói ra để khai thị, phá chấp cho người. Rốt cuộc mặt mày dính đầy đờm dãi của Phật, Tổ, rồi lại tiếp tục tự lừa mình dối người, cố đấm ăn xôi, nói nhăng nói cuội vài câu mà thật lòng là cũng chẳng biết mình đang nói gì. Nhưng chính lúc "thật lòng" thì mọi lời nói cũ đều trở thành vô nghĩa và tự tan biến, mọi việc tự nó trở lại bình thường, an ổn.
Ông Anh Shíp Gà cũng khá lắm ruốt cuộc đã dính bao nhiều lần đờm dãi của Phật, Tổ, rồi? Tổ mắng người trong kinh sách cũng là mắng mình đúng không Anh Shíp Gà?


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Già lam thanh tịnh thì cũng phải có 1 chút bụi mà, ăn thua gì đâu. Tổ sư cũng có nói, dù là con rùa thần khi nó bò đi thì cũng vô tình lưu lại vết đuôi trên cát.

Còn bèo nhèo như anhshipga, anh ship không nổi gà thì gà ship anh. Bình thường như cân đường hộp sữa. :-P
Sửa lần cuối bởi anhshipga vào ngày 22/07/13 09:12 với 1 lần sửa.


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Kính các vị đạo hữu !
Nhân đọc được bài này thấy hay , Thành Tâm xin trích đăng một đoạn để mọi người cùng suy ngẫm về một bệnh mà Thiền sư ngày trước đã chỉ ra .
( trích Ý chỉ giáo ngoại biệt truyền ):


"Bởi vậy đối trong nhà Thiền, không thể bắt chước theo lối mòn của người mà phải có chỗ sống chân thật. Bắt chước để nuôi dưỡng tập khí của mình, đó là bệnh không phải thiền.

Như trường hợp hai huynh đệ Tarzan và Ekido đang đi đến ngã quẹo trên con đường lầy lội sau cơn mưa, hai người gặp cô gái xinh xắn trong chiếc áo kimono đứng tần ngần trước khoảng đường lầy. Tarzan không nghĩ ngợi bảo ngay:

- Đi thôi này cô bé!

Tarzan đưa tay nhấc bổng cô gái đưa qua quãng đường lầy.

Từ đó về đến chùa Ekido không buồn nói chuyện một tiếng. Đến chùa Ekido chịu hết nỗi bèn nói với Tarzan:

- Chúng ta là người tu hành, không được gần người nữ, sao sư huynh lại làm như vậy?

Tarzan cười bảo:

- À, tôi đã bỏ cô ấy xuống bên đường đó rồi, còn anh anh mang về tới đây sao?

Giờ đây người học thiền đọc qua chuyện này thấy thích thú rồi cũng bắt chước làm lại để tỏ ra mình là người tự tại, không ngờ chính đó là đã rơi vào cái khuôn của người xưa. Có người đã làm rồi, nay làm lại là đã bắt chước, trong đó chỉ ngầm biểu lộ cái ta, cho thấy ta là người đạt lý thiền sâu xa, tự tại nhưng ở mặt trái là che đậy tâm phóng túng của mình. Như vậy tức đã lộ bản ngã trong đó, lại lầm cho là thiền. Rất nguy! Phải biết chúng ta học ở đó là học yếu nghĩa: Qua rồi liền thôi, không mang theo mãi trong lòng để chịu khổ. Làm rồi không để lại dấu vết trong tâm. Chứ không phải bắt chước y khuôn ở hình tướng.

Người học thiền từng đọc chuyện Thiền sư Thiên Nhiên ở Đơn Hà, thấy đoạn Sư đến chùa Huệ Lâm gặp lúc trời rét, Sư bèn thỉnh tượng Phật bằng gỗ xuống đem đốt để sưởi ấm. Viện chủ Hướng thấy vậy liền quở trách:

- Sao đốt tượng Phật của tôi?

Sư lấy gậy bới tro nói:

- Tôi đốt để lấy xá lợi.

Viện chủ bảo:

- Phật gỗ làm gì có xá lợi?

Sư nói:

- Nếu như thế sao ông lại trách tôi?

Ngay đó Viện chủ rụng lông mày. Sau có bài kệ:

Đơn Hà đốt Phật gỗ

Viện chủ rụng lông mày.

Giờ đây cũng bắt chước thỉnh tượng Phật đem đốt, hoặc bảo là tượng gỗ, tượng đá rồi khinh thường không lễ lạy, là mang họa! Đã có người làm rồi, mình làm lại là thừa, hơn nữa trở thành ngã mạn tội lỗi mà không hay biết thì càng đọa sâu. Khó cứu!

Trên đây là ngài Đơn Hà đánh thức ông Viện chủ, khiến ông vượt qua những phương tiện bên ngoài, thấy lại Phật sống ngay chính mình. Người học thiền cốt đạt được ý sống đó, chớ bắt chước theo việc làm e thành lố bịch.

Để rõ thêm ý này, chúng ta đọc kỹ câu chuyện sau đây:

Trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn, có một tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhất tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh. Những thầy khác bắt ông phải sám hối nhưng ông không chịu nghe, còn ngạo nghễ vặn lại:

- Có lỗi gì khi dùng kinh Phật chùi đít Phật?

Có người mách việc này với Bạch Ẩn. Ngài bèn hỏi ông ta:

- Người ta nói anh dùng giấy kinh để đi cầu, phải không?

- Vâng! Chính tôi là Phật. Có lỗi gì khi dùng giấy Phật lau đít Phật?

Bạch Ẩn bảo:

- Anh lầm rồi! Nếu là đít Phật tại sao dùng giấy cũ đã viết rồi? Anh phải chùi bằng giấy trắng sạch.

Vị tăng điên xấu hổ và sám hối.

Câu nói của ông tăng điên “kinh Phật chùi đít Phật”, mới nghe qua tưởng chừng như phải, song với người mắt sáng thấy rõ chỉ là người nói rỗng. Đã là đít Phật thì phải dùng giấy trắng sạch, tức là thấy thấu trước khi nói năng phân biệt, chưa rơi vào chữ nghĩa thì mới khế hợp. Còn ở đây ông bắt chước theo lối mòn cũ rích, tâm ông còn phàm phu thì đít ông là đít chúng sanh chứ đít Phật gì? Đây là gạt người thôi! Bởi vậy người học thiền phải thật sự mở sáng mắt tâm, tự có sức sống chân thật rõ ràng mới không lầm lẫn."


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

" Những người tham thiền thỉnh Đại Huệ nói thiền bệnh. Sư bảo: Thiền có bệnh gì có thể nói. Thiền lại chẳng từng bệnh nhức đầu, chẳng từng bệnh điếc tai, chẳng từng bệnh mờ mắt, chỉ là người tham thiền tham được sai biệt, chứng được sai biệt, dụng tâm sai biệt, nương thầy sai biệt, nhân những sai biệt này nên nói là bệnh. Chẳng phải nói thiền có bệnh. Như hỏi thế nào là Phật, đáp tức tâm là Phật, có bệnh gì? Hỏi con chó có Phật tánh không, đáp không, có bệnh gì? Nếu nói bảo trúc bề (thanh tre) là chạm, chẳng bảo trúc bề là trái, có bệnh gì? Hỏi thế nào là Phật, đáp ba cân gai, có bệnh gì? Hỏi thế nào là Phật, đáp cục cứt khô, có bệnh gì? Ông chẳng thấu suốt, vừa khởi đạo lý cần thấu liền ngàn dặm muôn dặm không giao thiệp. Toan đem tâm phân biệt nó, toan đem tâm suy nghĩ nó, nhằm chỗ cử lên hiểu rõ, chỗ chọi đá nháng lửa luồng điện chớp hội, cái này mới là bệnh. Thầy thuốc thế gian đành bó tay. Song cứu kính chẳng can hệ việc thiền. Ngài Triệu Châu nói: - Cốt cùng vua Không làm đệ tử, chớ bảo tâm bệnh rất khó trị. "

Trích Thiền Sư Trung Hoa Tập 3, Đại Huệ Tông Cảo


Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

Kính các vị đạo hữu !
Nhân đọc được bài này thấy hay , Thành Tâm xin trích đăng một đoạn để mọi người cùng suy ngẫm về một bệnh mà Thiền sư ngày trước đã chỉ ra .
( trích Ý chỉ giáo ngoại biệt truyền ):


"Bởi vậy đối trong nhà Thiền, không thể bắt chước theo lối mòn của người mà phải có chỗ sống chân thật. Bắt chước để nuôi dưỡng tập khí của mình, đó là bệnh không phải thiền.

Như trường hợp hai huynh đệ Tarzan và Ekido đang đi đến ngã quẹo trên con đường lầy lội sau cơn mưa, hai người gặp cô gái xinh xắn trong chiếc áo kimono đứng tần ngần trước khoảng đường lầy. Tarzan không nghĩ ngợi bảo ngay:

- Đi thôi này cô bé!

Tarzan đưa tay nhấc bổng cô gái đưa qua quãng đường lầy.

Từ đó về đến chùa Ekido không buồn nói chuyện một tiếng. Đến chùa Ekido chịu hết nỗi bèn nói với Tarzan:

- Chúng ta là người tu hành, không được gần người nữ, sao sư huynh lại làm như vậy?

Tarzan cười bảo:

- À, tôi đã bỏ cô ấy xuống bên đường đó rồi, còn anh anh mang về tới đây sao?

Giờ đây người học thiền đọc qua chuyện này thấy thích thú rồi cũng bắt chước làm lại để tỏ ra mình là người tự tại, không ngờ chính đó là đã rơi vào cái khuôn của người xưa. Có người đã làm rồi, nay làm lại là đã bắt chước, trong đó chỉ ngầm biểu lộ cái ta, cho thấy ta là người đạt lý thiền sâu xa, tự tại nhưng ở mặt trái là che đậy tâm phóng túng của mình. Như vậy tức đã lộ bản ngã trong đó, lại lầm cho là thiền. Rất nguy! Phải biết chúng ta học ở đó là học yếu nghĩa: Qua rồi liền thôi, không mang theo mãi trong lòng để chịu khổ. Làm rồi không để lại dấu vết trong tâm. Chứ không phải bắt chước y khuôn ở hình tướng.

Người học thiền từng đọc chuyện Thiền sư Thiên Nhiên ở Đơn Hà, thấy đoạn Sư đến chùa Huệ Lâm gặp lúc trời rét, Sư bèn thỉnh tượng Phật bằng gỗ xuống đem đốt để sưởi ấm. Viện chủ Hướng thấy vậy liền quở trách:

- Sao đốt tượng Phật của tôi?

Sư lấy gậy bới tro nói:

- Tôi đốt để lấy xá lợi.

Viện chủ bảo:

- Phật gỗ làm gì có xá lợi?

Sư nói:

- Nếu như thế sao ông lại trách tôi?

Ngay đó Viện chủ rụng lông mày. Sau có bài kệ:

Đơn Hà đốt Phật gỗ

Viện chủ rụng lông mày.

Giờ đây cũng bắt chước thỉnh tượng Phật đem đốt, hoặc bảo là tượng gỗ, tượng đá rồi khinh thường không lễ lạy, là mang họa! Đã có người làm rồi, mình làm lại là thừa, hơn nữa trở thành ngã mạn tội lỗi mà không hay biết thì càng đọa sâu. Khó cứu!

Trên đây là ngài Đơn Hà đánh thức ông Viện chủ, khiến ông vượt qua những phương tiện bên ngoài, thấy lại Phật sống ngay chính mình. Người học thiền cốt đạt được ý sống đó, chớ bắt chước theo việc làm e thành lố bịch.
Để rõ thêm ý này, chúng ta đọc kỹ câu chuyện sau đây:

Trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn, có một tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhất tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh. Những thầy khác bắt ông phải sám hối nhưng ông không chịu nghe, còn ngạo nghễ vặn lại:

- Có lỗi gì khi dùng kinh Phật chùi đít Phật?

Có người mách việc này với Bạch Ẩn. Ngài bèn hỏi ông ta:

- Người ta nói anh dùng giấy kinh để đi cầu, phải không?

- Vâng! Chính tôi là Phật. Có lỗi gì khi dùng giấy Phật lau đít Phật?

Bạch Ẩn bảo:

- Anh lầm rồi! Nếu là đít Phật tại sao dùng giấy cũ đã viết rồi? Anh phải chùi bằng giấy trắng sạch.

Vị tăng điên xấu hổ và sám hối.

Câu nói của ông tăng điên “kinh Phật chùi đít Phật”, mới nghe qua tưởng chừng như phải, song với người mắt sáng thấy rõ chỉ là người nói rỗng. Đã là đít Phật thì phải dùng giấy trắng sạch, tức là thấy thấu trước khi nói năng phân biệt, chưa rơi vào chữ nghĩa thì mới khế hợp. Còn ở đây ông bắt chước theo lối mòn cũ rích, tâm ông còn phàm phu thì đít ông là đít chúng sanh chứ đít Phật gì? Đây là gạt người thôi! Bởi vậy người học thiền phải thật sự mở sáng mắt tâm, tự có sức sống chân thật rõ ràng mới không lầm lẫn."
NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI !

*Người đang Tu Học Phật ngày nay không chịu tìm hiểu xem gổ, đá, nói chung loài vô tình nó có nằm ngoài cái Chân Tâm (Tâm Thành Thật) hay không, nếu không vậy do duyên gì sanh ra, cây lên mồng rồi cao lớn có hoa có trái , có loại đá trứng hấp thụ trời đất không khí.v.v... theo năm tháng cũng to dần. và cái "Phi tưởng phi phi tưởng sứ" hay cái "Tâm không ghi nhận" là thế nào?

Cám ơn ĐH thanhtam viết bài rất có bổ ích nói lên cái phải "Thận Trọng" trong khi đang Tu Học Phật cũng là "Khiêm Nhường" trong khi giao tiếp hãy miễm cười với các pháp nói lên "không còn bản ngã"và còn nói lên sự không rơi vào "Ngoan Không". Người đang Tu Học Phật đã phải thế thì Ở hàng Bậc Thánh lại không có những Đức Tính ấy sao gọi là Thành Đạo được. Mà ở đời thường không có những đức tính ấy thì thiệt thòi thua lỗ trong mọi hoàn cảnh huốn hồ là Học Phật.


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

chúng ta học ở đó là học yếu nghĩa: Qua rồi liền thôi, không mang theo mãi trong lòng để chịu khổ. Làm rồi không để lại dấu vết trong tâm. Chứ không phải bắt chước y khuôn ở hình tướng.
Đúng vậy chúng ta phải học đúng theo yếu nghĩa. Thực hành bản tánh vô trụ để thành thật với chính mình
VÔ TRỤ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khi dễ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.
Trên đây là ngài Đơn Hà đánh thức ông Viện chủ, khiến ông vượt qua những phương tiện bên ngoài, thấy lại Phật sống ngay chính mình. Người học thiền cốt đạt được ý sống đó, chớ bắt chước theo việc làm e thành lố bịch.
Có lẽ để biết ai lố bịch thì thật là khó bởi mỗi người có trí tuệ nông cạn khác nhau. Tốt nhất là hãy thật lòng với chính mình thì hơn.
tức là thấy thấu trước khi nói năng phân biệt, chưa rơi vào chữ nghĩa thì mới khế hợp. Còn ở đây ông bắt chước theo lối mòn cũ rích, tâm ông còn phàm phu thì đít ông là đít chúng sanh chứ đít Phật gì? Đây là gạt người thôi! Bởi vậy người học thiền phải thật sự mở sáng mắt tâm, tự có sức sống chân thật rõ ràng mới không lầm lẫn."
Hãy thành thật với chính mình thì mắt tâm sẽ sáng đó cũng là hồi quang phản chiếu vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

Gởi ĐH dieungo

Rất cám ơn bài viết trên của ĐH "Hãy thành thật với chính mình thì mắt tâm sẽ sáng đó cũng là hồi quang phản chiếu vậy."

Đúng vậy "HỒI QUANG PHẢN CHIẾU ẤY PHẬT THỪA" nhưng ĐH nói được vậy nhưng chưa làm, hay là làm chưa tới nơi chốn, tức NIỀM TIN chưa đủ. (những bài viết trước nói lên điều đó) và cũng chưa có bài nào nói được đúng đề tài, tức chưa trả lời những câu hỏi được.
NIỀM TIN HÀNH GIẢ ĐÃ VỮNG CHƯA. HỒI QUANG PHẢN CHIẾU ẤY PHẬT THỪA.

Thành kính cám ơn tất cả ĐH vì bài viết rất có bổ ích. Rất có nhiều công đức và nhờ nhiều công đức ấy thì mới đi đến chứng ngộ một cách dễ dàng được.

NAM MÔ ĐẠI THỪA DIỆU PHÁP LIÊN HOA HÓA THÂN THÁNH MINH VƯƠNG PHẬT. O O O


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: ĐỊNH NGHĨA CHÂN TRÍ TUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Thế Hữu đã viết:Gởi ĐH dieungo

Rất cám ơn bài viết trên của ĐH "Hãy thành thật với chính mình thì mắt tâm sẽ sáng đó cũng là hồi quang phản chiếu vậy."

Đúng vậy "HỒI QUANG PHẢN CHIẾU ẤY PHẬT THỪA" nhưng ĐH nói được vậy nhưng chưa làm, hay là làm chưa tới nơi chốn, tức NIỀM TIN chưa đủ. (những bài viết trước nói lên điều đó) và cũng chưa có bài nào nói được đúng đề tài, tức chưa trả lời những câu hỏi được.
NIỀM TIN HÀNH GIẢ ĐÃ VỮNG CHƯA. HỒI QUANG PHẢN CHIẾU ẤY PHẬT THỪA.
Chẳng cần biết nó có tác dụng như thế nào với người khác nhưng với ĐH Thế Hữu có thể làm cho ĐH tin dần là tốt lắm rồi vậy!
Vậy là ĐH Thế Hữu không chấp nhận không tin câu trả lời của DN?
Nền tảng của Chân Trí tuệ chính là lòng thành thật đó ĐH Thế Hữu không biết à!
Thế Hữu đã viết:Kính gởi ĐH dieungo hiện nay TH đang bị một cô gái tuổi đôi mươi vì duyên trao đổi Đạo Pháp mà gặp gở rồi sanh tâm mến thích mà TH thấy cô ấy cũng làm mình rung động nếu thật lòng mình kiểu nầy có trở ngại Đại Sự giải thoát của TH hay không ?
Thế Hữu đã viết:vì với Đề Tài Chính là Bình Đẵng nên cũng chưa đúng lắm phải có cách diễn đạt gọn mà người sơ cơ cũng có thể hiểu được và hàng Bồ Tát cũng hiểu được thì mới đúng Đề Tài.
DN đã nói sống thành thật với chính mình chính là trực tâm và cũng chính là bình đẳng đúng không Thế Hữu.
Nhưng có lẽ ĐH Thế Hữu Không thể hiểu nổi sống thành thật với chính mình chính là đã bình đẳng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.174 khách