Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính gửi các vị đạo hữu,

Alpha cũng đang khảo sát một số tư liệu để tìm hiểu về vấn đề Tuệ tu trong Tịnh Độ Tông. Alpha thường nghe về GIỚI - ĐỊNH trong Tịnh Độ nhưng ít nghe về TUỆ trong Tịnh Độ.

Một số tư liệu có đề cập đến Tuệ này, nhưng lý giải sơ bộ, nên alpha cũng không hiểu mấy.

Nếu quý vị nào từng có kinh nghiệm đến vấn đề này hoặc có nguồn tư liệu nào liên quan có thể hoan hỉ giúp alpha không?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đang niệm Phật mà chánh niệm tỉnh giác biết rõ mình đang niệm phật thì đó chính là Tuệ trong Tịnh Độ.

Còn niệm Phật mà không chánh niệm, miệng niệm mà tâm lăng xăng đi nơi khác thì đó không phải là chánh niệm tỉnh giác. Hoặc miệng niệm mà tâm mệt mỏi mê mờ thì đó gọi là hôn trầm trảo cử.

Cái nầy không học được. Phải do thực hành trải nghiệm mới biết.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:Đang niệm Phật mà chánh niệm tỉnh giác biết rõ mình đang niệm phật thì đó chính là Tuệ trong Tịnh Độ.

Còn niệm Phật mà không chánh niệm, miệng niệm mà tâm lăng xăng đi nơi khác thì đó không phải là chánh niệm tỉnh giác. Hoặc miệng niệm mà tâm mệt mỏi mê mờ thì đó gọi là hôn trầm trảo cử.

Cái nầy không học được. Phải do thực hành trải nghiệm mới biết.
Cảm ơn đạo hữu Thánh Tri đã quan tâm chủ đề này.

Theo mình thấy thì rất có thể định nghĩa cái Tuệ mỗi Tông phái mỗi khác thì phải. Không biết có đúng như vậy không. Vì mình thấy cách xác định TUỆ tu trong Tịnh Độ mỗi người nhìn mỗi khác. Ý kiến của Thánh Tri cũng là một cách nhìn nhận. Nhưng nếu dùng quan điểm của Thiền mà nhìn Tuệ trong Tịnh Độ thì đó chưa phải là Tuệ, chỉ mới là ĐỊNH mà thôi.

Đặc điểm dễ nhận thấy của Tuệ là buông cả đề mục (ở đây chính là câu niệm Phật) đã trụ từ bước Định để "liễu tri thực tại".

Mong các đạo hữu cùng thảo luận giúp alpha làm rõ vấn đề nhé.

Chân thành cảm ơn


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

alphatran đã viết:Kính gửi các vị đạo hữu,

Alpha cũng đang khảo sát một số tư liệu để tìm hiểu về vấn đề Tuệ tu trong Tịnh Độ Tông. Alpha thường nghe về GIỚI - ĐỊNH trong Tịnh Độ nhưng ít nghe về TUỆ trong Tịnh Độ.

Một số tư liệu có đề cập đến Tuệ này, nhưng lý giải sơ bộ, nên alpha cũng không hiểu mấy.

Nếu quý vị nào từng có kinh nghiệm đến vấn đề này hoặc có nguồn tư liệu nào liên quan có thể hoan hỉ giúp alpha không?
Để TTT trích dẫn đoạn bài giảng của Pháp Sư Tịnh Không lên. ĐH xem sẽ hiểu.

Trích A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Phần 4
http://www.niemphat.net/Luan/sosaodienn ... sosao4.htm

(Diễn) Vô Lượng Quang tức tự tánh Chiếu, Vô Lượng Thọ tức tự tánh Tịch. Quán Âm tức tự tánh Bi, Thế Chí tức tự tánh Trí. Thanh Văn tức tự tánh Chân, Bồ Tát tức tự tánh Tục, chủng chủng trang nghiêm tức tự tánh vạn đức vạn hạnh.
(演) 無量光即自性照,無量壽即自性寂,觀音即自性悲,勢至即自性智,聲聞即自性真,菩薩即自性俗,種種莊嚴即自性萬德萬行。
(Diễn: Vô Lượng Quang là Chiếu của tự tánh, Vô Lượng Thọ là Tịch của tự tánh. Quán Âm là Bi của tự tánh. Thế Chí là Trí của tự tánh. Thanh Văn là Chân của tự tánh, Bồ Tát là Tục của tự tánh. Các thứ trang nghiêm chính là vạn đức vạn hạnh của tự tánh).

Quý vị xem mấy câu này hết sức trọng yếu, người học Phật chúng ta ắt phải biết. Nếu không, quý vị sẽ tu mù, luyện đui, sẽ thành mê tín. Trong kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật tự nêu ra hai danh hiệu của A Di Đà Phật: Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Thật ra, A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng. A dịch là Vô, Di Đà là Lượng, Phật dịch là Giác. Do vậy, nghĩa gốc của [danh hiệu A Di Đà Phật] là Vô Lượng Giác. Không có gì chẳng giác! Trong vô lượng phương diện, đức Phật chỉ nêu ra hai danh xưng: Một là Quang, hai là Thọ. Hai danh xưng này cũng bao hàm ý nghĩa rất phong phú; bởi lẽ, Quang tượng trưng mười phương, tượng trưng cho không gian, Thọ tượng trưng cho ba đời, tượng trưng cho thời gian. Nay chúng ta nói là “thời - không”; hễ nói tới thời gian và không gian là đã bao gồm toàn bộ. Đức Phật dùng hai danh xưng này để hình dung danh hiệu, mà cũng là để hình dung tánh đức, giảng rõ công đức của tự tánh. Nếu vận dụng công phu vào nơi đây, ý nghĩa của Quang và Thọ lại hết sức hay. “Quang” là quang minh, tượng trưng trí huệ. Tu hành dụng công quan trọng nhất là quán chiếu. Trong bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa, cư sĩ Giang Vị Nông cho biết tu Kim Cang Bát Nhã có ba tầng cấp, khởi sự từ đâu? Từ quán chiếu! Đấy là tầng thứ nhất. Quý vị có quán chiếu thì công phu đắc lực. Tầng thứ hai là “chiếu trụ”, chiếu trụ là đắc Thiền Định, chứng đắc tam-muội, tam-muội hiện tiền là Chánh Thọ hiện tiền. Tầng công phu thứ ba là “chiếu kiến”, chiếu kiến là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Đấy là tầng thứ ba. Tầng thứ nhất và thứ hai đều dùng tâm ý thức, tầng thứ ba là chuyển Thức thành Trí. Trước hết, chúng tôi giảng về tầng thứ nhất, vì đây là điều chúng ta quan tâm nhất. Quán chiếu là gì? Phàm trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đãi người, tiếp vật, có thể dựa vào lý trí để quan sát; đó gọi là quán chiếu. Nếu dấy lên cảm tình thì là mê, quán chiếu sẽ bị mất đi. “Tình” là gì? Mừng, giận, vui, buồn, yêu, ghét, ham muốn, bảy thứ tình cảm (thất tình); trong nhà Phật, những thứ được gọi là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến đều là Tình, là phiền não, là mê, là tướng của mê. Chẳng hạn như mắt chúng ta thấy sắc phù hợp ý nghĩ của chính mình liền khởi lên tâm tham, mê rồi! Trong lý trí không có mê, trong lý trí không có tâm tham. Chẳng hợp với ý nghĩ của chính mình bèn khởi lên tâm nóng giận, cũng mê rồi! Biết chính mình mê, đó gọi là “quán chiếu”, tức là tự mình biết chính mình mê. Trong cảnh giới ấy, vì sao ta lại khởi lên tham, sân, si? Một câu Phật hiệu khởi lên là quán chiếu. A Di Đà Phật, quay đầu trở lại, chuyển biến mê tình thành Phật hiệu, đấy là công phu quán chiếu sơ khởi. Nếu chúng ta niệm Phật hiệu như thế thì sẽ đắc lực, suốt ngày từ sáng đến tối, phiền não chẳng còn nữa. Phiền não vừa khởi lên, A Di Đà Phật! Phiền não chẳng còn nữa. Một câu A Di Đà Phật hóa giải phiền não, lẽ nào quý vị chẳng tự tại? Chẳng hiểu đạo lý này thì một câu A Di Đà Phật càng niệm, càng lắm phiền não. Vốn đã có rất nhiều phiền não, càng niệm, càng phiền não. Có người cho rằng: Suốt ngày từ sáng đến tối kêu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật sẽ nổi đóa! Ví như đứa bé suốt ngày từ sáng đến tối gào thét gọi mẹ, mẹ nó sẽ tức chết luôn! Phiền quá mà! A Di Đà Phật có nổi đóa hay không? Kẻ ấy chẳng hiểu ý nghĩa! A Di Đà Phật là tự tánh giác, niệm Phật nhằm lay tỉnh Đại Giác viên thường của chính mình. Khi chúng ta đang mê thì cần phải niệm Phật, cần phải thường lay tỉnh tánh giác, cần phải dùng đến công phu quán chiếu. Khi đã giác ngộ, vẫn phải thường niệm, vì sao? Giác ngộ sơ sài, sức còn yếu ớt, nếu chẳng niệm sẽ dễ mê. Do vậy, trong cuộc sống thường ngày, đối với khởi tâm động niệm, phải khởi lên Phật hiệu, hóa giải ý niệm ấy, đó gọi là “công phu đắc lực”. Quý vị có thể giữ gìn cái tâm thanh tịnh, trong mười hai thời thân tâm thanh tịnh, trí huệ tăng trưởng. Bất luận gặp chuyện gì, quý đều thấy rõ ràng, cao minh hơn người khác, quý vị niệm Phật mới được thụ dụng. Niệm Phật chẳng mê tín! Đấy là ý nghĩa Vô Lượng Quang, do có công phu quán chiếu ở trong ấy.
Vô Lượng Thọ là “tự tánh Tịch”. “Tịch” là Thiền Định. Một câu Phật hiệu đồng thời lại có công phu Thiền Định. Quán chiếu là Bát Nhã, là trí huệ. Trong một câu Phật hiệu đã có Huệ lại có Định. Chúng ta thường nói đến công phu, phải học quân bình giữa Định và Huệ. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư dạy chúng ta: “Định Huệ đẳng trì” (giữ cho Định và Huệ cân bằng). Trong một câu A Di Đà Phật vừa có Huệ, vừa có Định, há chẳng phải là Định Huệ đẳng trì ư? Có thể hóa giải phân biệt, chấp trước, phiền não, vọng tưởng, đó là Huệ; sau khi hóa giải, tâm vĩnh viễn giữ được sự thanh tịnh, tâm thanh tịnh là Thiền Định. Một câu Phật hiệu thật sự có công đức chẳng thể nghĩ bàn!


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

alphatran đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Đang niệm Phật mà chánh niệm tỉnh giác biết rõ mình đang niệm phật thì đó chính là Tuệ trong Tịnh Độ.

Còn niệm Phật mà không chánh niệm, miệng niệm mà tâm lăng xăng đi nơi khác thì đó không phải là chánh niệm tỉnh giác. Hoặc miệng niệm mà tâm mệt mỏi mê mờ thì đó gọi là hôn trầm trảo cử.

Cái nầy không học được. Phải do thực hành trải nghiệm mới biết.
Cảm ơn đạo hữu Thánh Tri đã quan tâm chủ đề này.

Theo mình thấy thì rất có thể định nghĩa cái Tuệ mỗi Tông phái mỗi khác thì phải. Không biết có đúng như vậy không. Vì mình thấy cách xác định TUỆ tu trong Tịnh Độ mỗi người nhìn mỗi khác. Ý kiến của Thánh Tri cũng là một cách nhìn nhận. Nhưng nếu dùng quan điểm của Thiền mà nhìn Tuệ trong Tịnh Độ thì đó chưa phải là Tuệ, chỉ mới là ĐỊNH mà thôi.

Đặc điểm dễ nhận thấy của Tuệ là buông cả đề mục (ở đây chính là câu niệm Phật) đã trụ từ bước Định để "liễu tri thực tại".

Mong các đạo hữu cùng thảo luận giúp alpha làm rõ vấn đề nhé.

Chân thành cảm ơn
ĐH TT nói đúng và hay đó ĐH alphatran tangbong


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu Thanh Tịnh Tâm đã dành thời gian quan tâm chia sẻ cùng alpha,

Về nhận định của đạo hữu về bài viết của Thánh Tri thì mình chưa hiểu hay chỗ nào. Cũng đang mong đạo hữu Thánh Tri giảng giải giúp thêm.

Còn về cuốn A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa thì alpha chưa đọc nên không dám nhận xét. Chỉ có điều alpha đọc mà không hiểu. Hơn nữa những nội dung như vậy thực tình khó cho alpha lắm.

Alpha đang rất cần một cái bản đồ để đi đến giác ngộ giải thoát mà cụ thể đích cuối là Niết Bàn. Alpha rất cần những tư liệu chỉ đường, nói cụ thể mang tính thực hành cao để giúp alpha hành trì, chớ không nói bao la vạn tượng mà rốt cuộc chẳng giúp mình hành trì. Trong vấn đề này alpha muốn hỏi đến pháp hành của tu TUỆ trong Tịnh Độ Tông.

Theo alpha hiểu, TUỆ là giai đoạn cuối (trong ba món GIỚI - ĐỊNH - TUỆ) có vai trò đưa hành giả thể nhập Niết Bàn. Đó là đặc điểm không thể lẫn lộn hay sai lệch của TUỆ.

Nếu nhìn nhận như thế mà nói Tịnh Độ Tông có tu Tuệ thì lại có phần mâu thuẩn. Vì sao? vì Niệm Phật cầu vãng sanh là nhờ vào tha lực của A DI ĐÀ PHẬT để về Tịnh Độ A Di Đà, nhờ những thuận lợi của cõi ấy mà thành tựu con đường tu đạo. Tức là về đấy tu tiếp. Nếu Pháp môn Tịnh Độ có tu TUỆ (thể nhập Niết Bàn giải thoát rồi) thì đâu cần cầu vãng sanh nữa?

Một đặc điểm quan trọng nữa của Tịnh Độ Tông là pháp môn được coi là DỄ TU DỄ CHỨNG, nhưng nếu có tu TUỆ, thể nhập niết bàn ngay trong đời này mà nói là dễ thì chắc là không được coi là dễ nữa. Vì sao? Vì thể nhập Niết Bàn mà sao dễ được.

Alpha thực sự muốn biết Phật định nghĩa TUỆ như thế nào, quý vị nào biết chỉ giúp alpha với!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ở trên Hòa thượng Tịnh Không giải thích chữ Tuệ trong hồng danh của Phật A Di Đà. Tôi cũng vừa mới tụng kinh A Di Đà xong, tụng tới phần 12 hồng danh của Phật A Di Đà có câu:

- Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc giới, Di Đà Hải Hội Trí Huệ Quang Như Lai.

Do chỗ này tôi lấy cuốn Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, tìm trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà thì thấy:

- Nguyện thứ 33. Khi con thành Phật, chúng sanh vào nước con được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận.

Câu hỏi của bạn thiệt khó trả lời quá. Giới, Định, Tuệ là ba yếu tố căn bản cho tất cả pháp môn mà Phật đã thuyết. Thiếu một trong ba điều đó thì đường tu giải thoát của mình cũng không thành.

Thôi thì ráng niệm Phật cho được nhất tâm để cầu vãng sanh về Cực Lạc là điều cần yếu của người chơn thật niệm Phật:

  • - Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là đại Bố thí.
    - Không sanh lòng tham, sân, si là đại Trì giới.
    - Chẳng chấp thị phi nhân ngã là đại Nhẫn nhục.
    - Niệm Phật không gián đoạn là đại Tinh tấn.
    - Vọng tưởng không mống khởi là đại Thiền định.
    - Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là đại Trí huệ.
Như vậy trong niệm Phật nhiếp cả Lục Độ không nhỉ!? Còn nói vào Niết bàn hay vãng sanh Cực Lạc là do pháp tu của người ta...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h battinh trích rất hay
- Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là đại Bố thí.
- Không sanh lòng tham, sân, si là đại Trì giới.
- Chẳng chấp thị phi nhân ngã là đại Nhẫn nhục.
- Niệm Phật không gián đoạn là đại Tinh tấn.
- Vọng tưởng không mống khởi là đại Thiền định.
- Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là đại Trí huệ.
Riêng câu cuối
- Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là đại Trí huệ

Tôi xin nói cho rõ :
Thấy có sự khác, pháp khác tức là kiến chấp sai lầm, vì chơn tánh vốn không. Ta thấy sự vật, vạn pháp tức là còn mê, do vọng tưởng mà thấy vậy.

Cõi Ta bà này do chúng sanh mê vọng tạo ra để thụ nghiệp báo. Chúng sanh còn tạo ra cõi vọng, tại sao chư Phật không thị hiện ra một cõi vọng khác thanh tịnh hơn để độ chúng sanh?

Tuy cùng là vọng cả, nhưng cõi Tịnh công đức thù thắng hơn cõi uế độ, vì ở nơi đó có đầy đủ phương tiện để chúng sinh tu học, cho đến giải thoát, mà không bị nghiệp chướng làm trở ngại. (như ở cõi Ta Bà).

Những người có trí tuệ, hiểu Phật pháp mới tin được việc này, mới cầu vãng sanh Tịnh độ.
Kẻ không có trí tuệ thì không thể tin việc này, vì họ chỉ tin những việc trước mắt, không thấy xa, rộng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

A Di Đà là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức, Vô Lượng Trí Tuệ...
Niệm danh hiệu Phật A Di Đà là niệm trên quả giác của Phật đã thành, nên người niệm Phật sẽ được Phật lực gia trì bước thẳng vào Cảnh Giới Thánh Trí Tự Chứng, Trí tuệ mở rộng đại khai ngộ, thông suốt tất cả các kinh - luật- luận, thâu nhiếp 84000 pháp môn, biện tài vô ngại. Ai niệm Phật người đó sẽ có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, được đại thần thông...
- Vì vậy một câu '' Nam Mô A Di Đà Phật'' niệm cho tới khi thành Phật cũng không bỏ.
- Pháp môn niệm Phật là để thành Phật.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Binh, battinh, tinnghia,

Cảm ơn các đạo hữu đã quan tâm chia sẻ cùng alpha,

Các đạo hữu ai nói và trích cũng hay cả. Nhưng những lời ấy như gió thoáng mây trôi, cứ lờ lờ lững lững ở đâu tận không trung. Những lời đó thể hiện quý vị có niềm tin nơi pháp môn Tịnh Độ Tông - pháp môn mà tôi đã chọn cả đời hành trì. Nhưng điều đó nó thể hiện rằng niềm tin của quý vị không vững, bởi vì ở trong niềm tin đó tôi thấy quý vị không thấu được chi tiết cặn kẽ những lời mình nói, những gì mình hành trì.

Các vị có học ở các vị đạo cao đức trọng trong Tịnh Độ Tông, trích dẫn câu chữ của các vị ấy, nhưng xin thưa đó lời của những bậc cao nhân, họ đã kinh qua từng bước để đạt đến trình độ ấy rồi mới chắc lọc được từng câu mà nói. Các vị đọc mà chỉ thấy văn tự, chẳng thấy cái sâu dày trong câu người ta nói. Tôi xin trích lại câu nói này mà đạo hữu Binh cho là rất hay:

- Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm là đại Trí huệ

Vậy nay tôi đặt vấn đề lại, tôi là kẻ đang hành trì pháp môn Niệm Phật còn sơ cơ, xin hỏi tôi phải hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm. Tức là tôi hỏi cách làm, cách hành trì để đạt được trình độ như câu trích này nói tới.

Và cứ tương tự như thế, các vị hãy đặt câu hỏi cho các câu trích còn lại:

- Hành trì như thế nào để Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh?
- Hành trì như thế nào để Không sanh lòng tham, sân, si?
- Hành trì như thế nào để Chẳng chấp thị phi nhân ngã?
- Hành trì như thế nào để Niệm Phật không gián đoạn?
- Hành trì như thế nào để Vọng tưởng không mống khởi?
- Hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm?

Còn nếu nói khơi khơi theo lời người khác, chỉ có mỗi lòng tín thì lòng tín ấy không thực sự tín.

Về cái câu này đạo hữu battinh trích:
battinh đã viết: - Nguyện thứ 33. Khi con thành Phật, chúng sanh vào nước con được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận.
Thì xin nói rõ rằng là về Tịnh Thổ rồi mới được cái "thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận" chứ không phải ngay trong đời này.

Mong hãy giải giúp alpha là giờ mình tu Niệm Phật thì tu TUỆ như thế nào đây hay là cứ đạt ĐỊNH đã, vãng sanh rồi tu tiếp TUỆ?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đạo hữu alphatran đã viết:
- Hành trì như thế nào để Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh?
- Hành trì như thế nào để Không sanh lòng tham, sân, si?
- Hành trì như thế nào để Chẳng chấp thị phi nhân ngã?
- Hành trì như thế nào để Niệm Phật không gián đoạn?
- Hành trì như thế nào để Vọng tưởng không mống khởi?
- Hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm?
Đạo hữu hỏi rất nhiều, đây cũng là vấn nạn của đạo hữu, một là đ/h chưa thấu rõ Tịnh Độ, hai là đ/h còn nghi ngờ pháp môn này.
Pháp môn này rất đơn giản, chỉ cần đạo hữu có tấm lòng chân thành, cung kính đối với Phật, tâm niệm luôn muốn thoát ly sanh tử luân hồi của cõi Ta Bà và khát khao hóa sinh trong ao sen thất bảo cõi Tây Phương Cực Lạc. Đ/H dốc lòng mà niệm, dốc lòng mà nguyện. Nói thật ra chúng ta niệm Phật là để chạy chết, vì mạng người vô thường sống nay chết mai, không ai biết trước được.
Cổ đức có câu:
'' Đừng để đến già mới niệm Phật,
Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh''
- Hành trì là thực hành đúng Tông chỉ của Tịnh Độ: '' Thật vì sanh tử phát Bồ Đề Tâm dùng Tín Nguyện sâu trì danh hiệu Phật''.
Ngày tháng trôi qua đạo hữu mới biết được công phu mình tới đâu, sẽ cảm nhận sự an lạc của pháp này thế nào. Đây la điều đ/h tự cảm nhận như uống nước nóng lạnh tự biết.
Thì xin nói rõ rằng là về Tịnh Thổ rồi mới được cái "thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận" chứ không phải ngay trong đời này.
Mong hãy giải giúp alpha là giờ mình tu Niệm Phật thì tu TUỆ như thế nào đây hay là cứ đạt ĐỊNH đã, vãng sanh rồi tu tiếp TUỆ?
- Người niệm Phật đạt Nhất Tâm Bất loạn thì ngay trong đời này họ đã có trí tuệ và biện tài vô ngại rồi. Vãng sanh về bên đó để chứng ''Vô sanh pháp nhẫn''.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

tinhnghia đã viết:
Đạo hữu alphatran đã viết:
- Hành trì như thế nào để Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh?
- Hành trì như thế nào để Không sanh lòng tham, sân, si?
- Hành trì như thế nào để Chẳng chấp thị phi nhân ngã?
- Hành trì như thế nào để Niệm Phật không gián đoạn?
- Hành trì như thế nào để Vọng tưởng không mống khởi?
- Hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm?
Đạo hữu hỏi rất nhiều, đây cũng là vấn nạn của đạo hữu, một là đ/h chưa thấu rõ Tịnh Độ, hai là đ/h còn nghi ngờ pháp môn này.
Pháp môn này rất đơn giản, chỉ cần đạo hữu có tấm lòng chân thành, cung kính đối với Phật, tâm niệm luôn muốn thoát ly sanh tử luân hồi của cõi Ta Bà và khát khao hóa sinh trong ao sen thất bảo cõi Tây Phương Cực Lạc. Đ/H dốc lòng mà niệm, dốc lòng mà nguyện. Nói thật ra chúng ta niệm Phật là để chạy chết, vì mạng người vô thường sống nay chết mai, không ai biết trước được.
Cổ đức có câu:
'' Đừng để đến già mới niệm Phật,
Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh''
- Hành trì là thực hành đúng Tông chỉ của Tịnh Độ: '' Thật vì sanh tử phát Bồ Đề Tâm dùng Tín Nguyện sâu trì danh hiệu Phật''.
Ngày tháng trôi qua đạo hữu mới biết được công phu mình tới đâu, sẽ cảm nhận sự an lạc của pháp này thế nào. Đây la điều đ/h tự cảm nhận như uống nước nóng lạnh tự biết.
Thì xin nói rõ rằng là về Tịnh Thổ rồi mới được cái "thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận" chứ không phải ngay trong đời này.
Mong hãy giải giúp alpha là giờ mình tu Niệm Phật thì tu TUỆ như thế nào đây hay là cứ đạt ĐỊNH đã, vãng sanh rồi tu tiếp TUỆ?
- Người niệm Phật đạt Nhất Tâm Bất loạn thì ngay trong đời này họ đã có trí tuệ và biện tài vô ngại rồi. Vãng sanh về bên đó để chứng ''Vô sanh pháp nhẫn''.
Này hiền hữu,

Alpha nói mà hiền hữu không hiểu ý, thôi thì ra quay lại với vấn đề đầu chủ đề: trong Tịnh Độ Tông tu TUỆ như thế nào (pháp hành)?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.148 khách