Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trích Lá Thư Tịnh Ðộ
Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

7. Bình sanh tuyệt không tín nguyện, khi lâm chung khó được nhờ sức Phật. Đã nói: 'Lúc nghiệp lành dữ đồng thời đều hiện', thì chẳng những câu niệm Phật không hiện không được vãng sanh, dù có hiện cũng không được vãng sanh. Tại sao thế? Vì không phát nguyện vãng sanh, vì không cần Phật tiếp dẫn. Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa.' Cổ đức bảo: “Tâm nghiệp rất nhiều, ngả về mối nặng như người mắc nợ, chủ mạnh kéo đi”. Nay nghiệp lành dữ đều hiện, bởi không tín nguyện, tất phải bị nghiệp lực lôi cuốn mất sự chủ trương. Thế thì biết, nương cậy sức mình, dù hoặc nghiệp còn một mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử, lựa là nhiều ư? Niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người, họa may có được một vài kẻ vãng sanh. Rất không nên đem điều ấy giáo hóa làm mất căn lành Tịnh Độ của tất cả chúng sanh đời sau. Vì nếu chỉ nương tự lực niệm cho đến nghiệp dứt tình không, chứng Vô Sanh Nhẫn thì khắp thế gian khó được một đôi người. Thảng như ai nấy đều y theo thuyết này mà tu trì, không chú trọng đến tín nguyện, tất vô lượng chúng sanh sẽ nổi chìm trong biển khổ, bặt nẻo thoát ly, ấy cũng vì một lời nói gây nên tổn hại. Mà người chủ trương thuyết trên kia lại còn nghênh ngang tự đắc cho rằng lời mình rất cao; đâu biết đó là cuồng ngôn làm dứt mất huệ mạng Phật, khiến chúng sanh lầm lạc nghi ngờ! Thương thay!

Pháp môn Tịnh Độ phải xem là đặc biệt, không nên đem sánh với giáo nghĩa thông thường. Ví như đức Phật chẳng mở môn này, chắc trong đời mạt pháp không có ai thoát khỏi đường sanh tử! Bộ Di Đà Yếu Giải của ngài Ngẫu Ích, lý sự đều đến chỗ cực điểm, nếu các hạ y theo đó hành trì, thì ngày kia trên phẩm vị vãng sanh không ai sánh kịp. Người xưa tu hành đều có thể chứng đạo, trái lại người đời nay ít kẻ minh tâm. Ấy bởi căn cơ có thấp kém ư? Hay là do lòng cung kính, khinh mạn khiến nên như thế? Tôi xem nhiều truyện ký, thấy những bậc cao nhân đều trọng kinh, tượng như Phật sống, sự kính sợ của các Ngài dù cho tôi trung, con thảo, cũng không thể phưởng phất được một đôi phần. Vì lòng thành kính cùng cực, nên các vị ấy có thể dứt hoặc chứng chơn, vượt thẳng lên cõi thánh. Thử xem một việc Nhị Tổ Thần Quang đứng hầu dưới tuyết, chặt cánh tay cầu pháp ở Thiếu Lâm, cũng đủ thấy lòng thành kính của Ngài dường nào! Người đời nay xem tượng Phật như gỗ đất, kinh Phật như giấy cũ, dù có lòng tin thọ trì, chẳng qua là đọc tụng làu thông nơi đầu mồm mà thôi, có điều thật ích gì đáng bàn luận! Tuy rằng như thế cũng gieo được viễn nhân, nhưng tội khinh lờn thật không thể tưởng nghĩ! Các hạ là bậc luận giỏi học nhiều, khi đề xướng Phật Pháp, xin nhắc nhở điều này, để mọi người cùng được lợi ích. Như thế, pháp môn và chúng sanh sẽ hân hạnh biết bao!


baoboi
Bài viết: 56
Ngày: 21/02/12 04:43
Giới tính: Nam
Đến từ: TCKBN

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi baoboi »

hay lắm! tangbong tangbong tangbong nhưng ĐH cho bb hỏi nhé, bb có vài thắc mắc thế này:
-có một vài người niệm Phật một thời gian thì kiến tánh, trí huệ phát khởi, họ miêu tả là lúc đó mắt, tai, mũi, lưỡi... như là máy chụp ảnh, máy ghi âm vậy, trí nhớ siêu phàm, muốn nhớ gì liền nhớ.... đây là bậc chứng đắc gì?
-khi học bài, làm việc vẫn thường phải suy nghĩ, phân tích, đây là vọng tưởng phải không và niệm Phật có cản trở gì không?
-người thì khuyên nên thiết tha tín nguyện, người thì bảo chỉ niệm Phật, đừng mong cầu, vậy thế nào là đúng?
xin cảm ơn, tangbong


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

baoboi đã viết:-có một vài người niệm Phật một thời gian thì kiến tánh, trí huệ phát khởi, họ miêu tả là lúc đó mắt, tai, mũi, lưỡi... như là máy chụp ảnh, máy ghi âm vậy, trí nhớ siêu phàm, muốn nhớ gì liền nhớ.... đây là bậc chứng đắc gì?
ĐH chớ nên hỏi TTT câu này, hỏi TTT cũng vô ích vì TTT chưa thấy tánh, phiền não của tôi còn nhiều đh hỏi tôi cũng vô ích.

Nhưng ĐH nên nhớ kĩ là người mà thật sự hữu tu hữu chứng thì không bao giờ tự xưng ta đã chứng đắc. Nếu khi nào ĐH nghe 1 người nào đó xưng là Phật, Bồ Tát gì đó tái lai thì xem xem người đó nói xong rồi có thị tịch ngay hay không, nếu nói sông vẫn sống trơ trơ thì đó là giả. ĐH nên đọc Kinh Lăng Nghiêm vì trong Kinh Lăng Nghiêm có biện định những chuyện này rất rõ ràng, đọc xong ĐH sẽ hiểu ngay, Kinh dạy: " Đời mạt pháp, tà sư thuyết pháp như cát sông hằng" ĐH đọc xong rồi sẽ hiểu những màn kịch của những loài yêu ma quỷ quái giở trò trong thời đại này, phương pháp rất xảo diệu khó nhận ra. Có khi những gì họ dạy 9 phần đúng, còn 1 phần thì không ổn thì nên đặt dấu ? cho người này.
baoboi đã viết:-khi học bài, làm việc vẫn thường phải suy nghĩ, phân tích, đây là vọng tưởng phải không và niệm Phật có cản trở gì không?
Khi làm việc gì đó thì ĐH hãy dốc toàn tâm toàn lực tập trung vào làm thật tốt đẹp công việc, thì làm việc cũng là niệm Phật, sau khi làm việc xong thì không nên nghĩ gì đến công việc nữa mà nhất tâm niệm Phật, nếu ĐH làm được như vậy thì sẽ hay nhất đó.
baoboi đã viết:-người thì khuyên nên thiết tha tín nguyện, người thì bảo chỉ niệm Phật, đừng mong cầu, vậy thế nào là đúng?
"Nhất tâm trì danh hiệu Phật, cầu nguyện vãng sanh" là điều kiện cần phải hội đủ để cầu sanh Tây Phương.


baoboi
Bài viết: 56
Ngày: 21/02/12 04:43
Giới tính: Nam
Đến từ: TCKBN

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi baoboi »

thanhtinhtam đã viết:
ĐH chớ nên hỏi TTT câu này, hỏi TTT cũng vô ích vì TTT chưa thấy tánh, phiền não của tôi còn nhiều đh hỏi tôi cũng vô ích.

Nhưng ĐH nên nhớ kĩ là người mà thật sự hữu tu hữu chứng thì không bao giờ tự xưng ta đã chứng đắc. Nếu khi nào ĐH nghe 1 người nào đó xưng là Phật, Bồ Tát gì đó tái lai thì xem xem người đó nói xong rồi có thị tịch ngay hay không, nếu nói sông vẫn sống trơ trơ thì đó là giả. ĐH nên đọc Kinh Lăng Nghiêm vì trong Kinh Lăng Nghiêm có biện định những chuyện này rất rõ ràng, đọc xong ĐH sẽ hiểu ngay, Kinh dạy: " Đời mạt pháp, tà sư thuyết pháp như cát sông hằng" ĐH đọc xong rồi sẽ hiểu những màn kịch của những loài yêu ma quỷ quái giở trò trong thời đại này, phương pháp rất xảo diệu khó nhận ra. Có khi những gì họ dạy 9 phần đúng, còn 1 phần thì không ổn thì nên đặt dấu ? cho người này.

Khi làm việc gì đó thì ĐH hãy dốc toàn tâm toàn lực tập trung vào làm thật tốt đẹp công việc, thì làm việc cũng là niệm Phật, sau khi làm việc xong thì không nên nghĩ gì đến công việc nữa mà nhất tâm niệm Phật, nếu ĐH làm được như vậy thì sẽ hay nhất đó.
baoboi đã viết:-người thì khuyên nên thiết tha tín nguyện, người thì bảo chỉ niệm Phật, đừng mong cầu, vậy thế nào là đúng?
"Nhất tâm trì danh hiệu Phật, cầu nguyện vãng sanh" là điều kiện cần phải hội đủ để cầu sanh Tây Phương.
cảm ơn đh, thế trường hợp người ta được Phật thọ ký vãng sanh thì sao? Ví dụ Pháp sư Tịnh Không hồi trước có nói ngài 1 năm nữa vãng sanh gì gì đó, hay là trường hợp bản thân mình nói trước cho người thân biết ngày giờ vãng sanh thì sao? có được gọi là giả không?

Đh hãy chia sẻ thời khóa và kinh nghiệm tu tập của đh được không?
bb có thắc mắc là không biết cứ định thời khóa niệm Phật tốt hơn hay là thường thường giờ giờ mọi lúc mọi nơi nhắc nhở mình niệm Phật là tốt hơn????? cảm ơn đh. tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

baoboi đã viết: cảm ơn đh, thế trường hợp người ta được Phật thọ ký vãng sanh thì sao? Ví dụ Pháp sư Tịnh Không hồi trước có nói ngài 1 năm nữa vãng sanh gì gì đó, hay là trường hợp bản thân mình nói trước cho người thân biết ngày giờ vãng sanh thì sao? có được gọi là giả không?


Xin phép được xen vào:

Lời nói của bậc chân tu thì chắc không giả đâu. Vì cũng có nhiều người tu pháp môn niệm Phật lâu năm, biết trước ngày giờ vãng sanh và nói trước cho người nhà biết để chuẩn bị tốt cho việc vãng sanh của mình.

Bây giờ chỉ còn chờ xem linh nghiệm mà thôi. Và dốc toàn lực vào việc niệm Phật cho được nhất tâm.

Định thời khóa là để có công phu, giờ giờ là nhắc tâm nhớ niệm Phật, cả hai đều tốt cả.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

baoboi đã viết: thế trường hợp người ta được Phật thọ ký vãng sanh thì sao?
Thọ kí là được Phật cho biết trước là khi nào sẽ thành Phật, danh hiệu là gì, quốc độ tên là gì, độ bao nhiêu chúng sanh, mở bao nhiêu pháp hội... Tuy nhiên, để được thọ kí thì hầu như là các vị đó đã chứng đến Thập Địa, vì các vị này không bao lâu nữa sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
baoboi đã viết:Ví dụ Pháp sư Tịnh Không hồi trước có nói ngài 1 năm nữa vãng sanh gì gì đó, hay là trường hợp bản thân mình nói trước cho người thân biết ngày giờ vãng sanh thì sao? có được gọi là giả không?
Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có chép rất nhiều chuyện vãng sanh, những người vãng sanh trong đó đại đa số đều là biết trước ngày giờ ra đi, không phải họ nói ra để khoe khoang gì, tâm họ thanh tịnh lắm nếu có ý niệm khoe khoang thì làm sao mà ra đi tự tại được? Đó chẳng qua là để độ tha mà thôi.
Ngụ ý là:
Hy vọng các vị nghe tôi nói như vậy sau khi thấy tôi ra đi một cách tự tại xong thì các vị hãy làm giống như tôi tương lai cũng sẽ sanh tử tự tại.

Lại như Kinh Thủ-Hộ-Quốc-Giới có dạy:
Người nào khi lâm chung biết ngày giờ trước, chánh niệm rõ ràng, tự tắm gội thay đổi y phục, hoặc thấy quang minh chiếu thân, hoặc thấy tướng hảo của Phật, các điềm lành hiển hiện, kẻ ấy sẽ sanh về cõi Tịnh-độ.

Nói về Pháp sư Tịnh Không thì không biết cảnh giới của ngài cao thâm đến đâu, khi Pháp sư giảng Kinh thuyết pháp thì biện tài như suối tuôn trào ra, nói pháp khế cơ khế lý. Những đạo lý do Pháp sư ngộ được trong lúc đọc Kinh đều được Pháp sư nói ra trong lúc giảng. Nếu ĐH có thể nương theo đó mà khế nhập thì may mắn lắm. ĐH đọc Kinh văn có chỗ không hiểu thì các ngài giúp ĐH một tay, làm tăng thượng duyên cho ĐH.
baoboi đã viết:Đh hãy chia sẻ thời khóa và kinh nghiệm tu tập của đh được không?
TTT cũng có rất nhiều công việc bận bịu, nên TTT tu pháp Thập Niệm sáng tối, đó là công khoá sáng tối của TTT, công khoá sáng tối thì nhất định không thể thiếu, quyết định không nên để gián đoạn, ngoài ra khi làm việc xong thì TTT liền niệm Phật. Nhưng mỗi ngày đều có nghiên giáo hết, đều dành thời gian khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ để nghiên giáo.


baoboi
Bài viết: 56
Ngày: 21/02/12 04:43
Giới tính: Nam
Đến từ: TCKBN

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi baoboi »

cảm ơn sự chia sẻ của các đh.
đh TTT cho bb hỏi:
-phương pháp thập niệm như thế nào? niệm trong bao lâu?
-nếu làm việc xong nghiên giáo, rồi niệm Phật thì sao suy tính và phấn đấu, phát triển nghề nghiệp, công việc được chứ? :-SS Sao đủ tiền nuôi thân, vợ con và làm từ thiện....
-nhân đây cho bb hỏi là một người tu tập tinh tấn thành tựu vãng sanh sẽ tốt hơn là người tu tập bình thường mà làm thiện, bố thí... nhưng vãng sanh chưa chắc chắn? ý là việc tự thân tu tập mà đoan chánh, tinh tấn đôi khi không lo công việc, không giúp được nhiều cho xã hội thì điều này có phải là xấu không?
cảm ơn đh nhiều tangbong


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

baoboi đã viết:-phương pháp thập niệm như thế nào? niệm trong bao lâu?
Niệm hết một hơi là một niệm, không luận số câu nhiều hay ít, niệm 10 hơi như vậy xong gọi là Thập Niệm. Sau đó hồi hướng vãng sanh. Phải chí thành, tha thiết, đừng lếu láo qua loa thì mới có lợi ích.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Một hơi là thở vô hay thở ra!?

Trong lúc ngồi công phu, lúc đầu tôi tập thở vô ra là một niệm A Di Đà Phật, cho đến mười niệm. Khi quen rồi thì niệm thả, không cần biết nhiều ít.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

battinh đã viết:Một hơi là thở vô hay thở ra!?
Hơi ra từ miệng.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Để TTT trích lời của Ấn Quang Đại sư dạy trong Gia Ngôn Lục:
http://niemphat.net/Luan/giangonluc/giangonluc2.htm
Nếu như công việc bộn bề, không lúc rảnh rỗi, thì sáng tối sau khi rửa ráy, súc miệng xong, nếu có tượng Phật thì nên lễ Phật ba lạy, đứng ngay, niệm nam mô A Di Ðà Phật. Hết một hơi là một niệm. Niệm đến mười hơi liền niệm Tiểu Tịnh Ðộ Văn, hoặc chỉ niệm bốn câu kệ “nguyện sanh Tây Phương Tịnh Ðộ trung...”. Niệm xong, lễ Phật ba lạy, lui ra.

Nếu không có tượng Phật thì hướng về Tây xá lạy, chiếu theo cách trên mà niệm. Ðây là phép Thập Niệm do ngài Từ Vân Sám Chủ đời Tống vì hàng vương giả, đại thần quá bận rộn việc triều chánh, không rảnh để tu trì mà lập ra. Vì sao dạy niệm hết một hơi? Là vì chúng sanh tâm tán loạn, lại không rảnh để chuyên niệm. Lúc niệm như vậy, họ sẽ mượn khí để nhiếp tâm, tự tâm chẳng tán. Phải tùy theo hơi dài hay ngắn, chẳng được cưỡng niệm cho nhiều đến nỗi tổn khí.

Lại chỉ nên niệm mười hơi, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi hơi. Niệm nhiều hơi cũng tổn khí. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh nên pháp này khiến cho tâm quy một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng sanh. Số câu niệm tuy ít, công đức rất sâu. Người cực nhàn, kẻ cực bận đều có pháp tắc. Còn kẻ nửa nhàn, nửa bận hãy tự nên châm chước để lập thành pháp tắc tu trì.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhtinhtam đã viết:
battinh đã viết:Một hơi là thở vô hay thở ra!?
Hơi ra từ miệng.
tangbong

Thở vô thở ra bằng mũi,
tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật
nên không có hơi ra nơi miệng.

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách