Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Ai có câu hỏi cần cư sĩ Diệu Âm trả lời thì gửi mail đến địa chỉ [email protected] nhé

Sau đây là các thư của cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc:

Hỏi:... chồng tôi hằng ngày thường đi chùa gần nhà và có một vị ... ở trong chùa lại bảo với chồng tôi rằng vợ con làm như vậy coi chừng "Dục Tốc Bất Đạt", câu nói này làm cho tôi hơi thối chí. Vậy kính mong chư vị là người đã tu theo pháp môn Tịnh Độ này thời gian dài và có nhiều kinh nghiệm, xin hảy cho tôi một lời khuyên là tôi làm như vậy là đúng hay là sai, có phải dục tốc bất đạt không?

Trả lời: Ngài Ấn Quang Đại Sư dạy, người tu hành mà không nguyện vãng sanh, thì dù cho tu hành có giỏi cho mấy thì thời nay cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Người không nghe lời Tổ Sư thì tự mình tu theo đường nào mà đạo vậy.

Ngài dạy, người niệm Phật mà chỉ lo cầu phước báu nhân thiên thì chẳng khác gì kẻ đem viên ngọc như ý, đáng giá liên thanh, đổi lấy tán kẹo của con nít. Thật quá oan uổng. Ngài dạy, chân tâm chúng ta là Phật mà không chịu nguyện về Tây Phương, mà chỉ lo mấy thứ phước báu hữu lậu, thì thật quả là kẻ vô minh.

Ngài Tịnh Âm Đại Sư dạy, người lo tu hành làm phước, dù cho phước báu lớn tới đâu thì việc thoát ly sanh tử cũng không thể thực hiện. Ngài nói: Việc thiện càng lớn, sanh tử càng nặng, khi chết một niềm luyến ái nổi lên nhất định bị vạn kiếp trầm luân. Tổ Sư dạy người niệm Phật cầu vãng sanh, người mà chỉ lo tu thiên phước mà không cầu vãng sanh thì đáng thương hại lắm vậy.

Ngài Thiên Đạo Đại Sư dạy, niệm Phật cầu sanh tịnh độ thì vạn người tu vạn người vãng sanh, gọi là muôn người tu, muôn người chứng. Ngài nói, dù niệm Phật chưa được nhất Tâm bất loạn, nhưng nếu tổ chức hộ niệm cẩn thận thì người nào cũng được vãng sanh. Là Tổ sư đâu thể nói giỡn chơi.


Ngài Liên Trì Đại sư dạy, ba tạng kinh, 12 phần giáo ai muốn nghiên cứu cho ngộ đạo thì cứ việc nghiên cứu, 84 ngàn pháp môn ai muốn tu trì thì cứ việc tu trì, riêng Ngài chỉ niệm câu Phật hiệu A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh độ. Ngài còn nói, người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ chính là người thượng căn, còn những người tu theo các cách khác thì nếu không là hạ căn thì cũng chỉ trung căn là cùng. Tại sao vậy? Vì chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh mới một đời thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh thành Phật. Tổ sư dạy vậy tại sao chúng ta còn ngồi đấy lý luận làm gì, không có đường tu nhất định, rõ ràng, khi lương qua đời này (nghĩa là chết, mất phần vãng sanh) thì biết kiếp nào gặp lại Phật pháp nữa để lo chuyện giải thoát nữa đây.

Ngài Quán Danh đại sư dạy: Thời mạt pháp này tất cả kinh sám không còn có khả năng cứu độ nổi chúng sanh, chỉ còn câu Phật hiệu A-di-đà Phật mới làm nổi. Tại sao vậy? Vì nghiệp chướng chúng sanh trong thời mạt pháp này quá nặng, nhất định không thể tự chứng đắc, nếu không niệm Phật thì quyết chắc sẽ bị lọt lại trong sáu đường đau khổ. Bây giờ nói giỏi nói hay, đến khi chung cuộc (tức là lúc sắp chết) đành phải khóc ròng. Lúc đó dẫu cho ân hận cũng đâu còn kịp nữa.

Ngài Lý Bình Nam dạy, người mà không chịu niệm Phật cầu sanh tinh độ thì không phải ngu si cũng là thứ cuồng vongl.
Ngài quyết lòng dạy người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Trong đời Ngài đã cứu hơn 500 người vãng sanh Tây phương cực lạc.
Hòa thượng Tịnh Không nói, người nào không chịu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì nếu không phải là kẻ ngu si cũng là người cuồng vọng. Nhưng cuồng vọng cũng là ngu si. Cho nên, người không niệm Phật cầu vãng sanh chính là người ngu si. Tại sao vậy? Vì thiếu trí hụê mới nghi ngờ lời Phật. Vì cống cao ngã mạn mới chống lại lời Phật. Người không theo pháp Phật làm sao gọi là đệ tử Phật. Không đệ tử Phật thì muốn nói sao nói, muốn làm sao làm, muốn đọa lạc ở đâu chẳng được. Trong những đạo tràng của Ngài, ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, tuyệt đối Ngài không cho phép bất cứ một hình thức tạp tu nào. Trong những năm qua, hàng trăm người vãng, hầu hết là Phật tử tại gia.


V.v... và v.v...

Tất cả chư Tổ Sư đều dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này hãy niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực lạc để vãnh sanh một đời thành đạo. Chúng ta nên thành tâm nghe theo lời chư Tổ Sư dạy để tu hành là an ổn nhất vậy.

Không phải chư Tổ Sư dạy, mà đức Thích Ca Mầu Ni Phật cũng dạy rất nhiều trong kinh điển.


Kinh A-di-đà, 4 lần Phật dạy rằng, phải phát tâm nguyện sanh Tây Phương cực lạc. Người nào nghe ngài thuyết về cõi Tây Phương mà tin tưởng, phát nguyện vãng sanh, rồi chấp trì danh hiệu A-di-đà Phật niệm từ 1 ngày đến 7 ngày chuyên lòng nhất tâm thì khi lâm chung A-di-đà Phật và chư Thánh chung sẽ hiện ra tiếp dẫn về Tây phương cực lạc. (Phật đâu có nói láo được).

Kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói không biết bao nhiêu lần, dạy chúng sanh phải một lòng niệm câu Phật hiệu cầu vãng sanh. Nếu người nào tin tưởng, phát nguyện vãng sanh, và chuyên nhất niệm câu Phật hiệu thì dẫu 10 niệm (trước phút lâm chung) mà không được vãng sanh thì A-di-đà Phật thề không thành Phật. Tại sao ta không y giáo phụng hành để vãnh sanh thành Phật, mà lại chạy theo người thế tục nói.

Kinh Đại Tập Phật dạy, thời mạt pháp này (dù cho) vạn ức người tu hành, khó tìm thấy một người chứng đắc (nghĩa là vượt sanh tử luân hồi), nhưng Phật lại nói, chỉ có người nào trì giữ pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì được thoát luân hồi.

Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tai Đồng Tứ đã chứng đắc pháp thân, người thầy căn bản là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dạy niệm Phật. Thiện Hữu Tri Thức mà Ngài thám phong thì vị đầu tiên là Ngài Đức Văn dạy niệm Phật, vì cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát dạy 10 đại nguyện vương cầu sanh Tây phương Cực lạc (Nghĩa là cũng niệm Phật cầu vãng sanh). Bồ tác minh Tâm kiên tánh mà còn niệm Phật, tại sao chúng ta không chịu niệm Phật?

Nhiều lắm, nhiều lắm. Tất cả kinh điển đều dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Nhất là thời mạt pháp này, Phật dạy không chịu niệm Phật thì nhất định không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Không thoát ly sanh tử luân hồi, thì tu có giỏi cho mấy vẫn phải chết trong sanh tử luân hồi. Quyết định không thể thành đạo giải thoát. Tu mà không thành đạo thì tu làm chi cho uổng sức vậy?


Phật dạy đường thành đạo chúng sanh, ta tu hành mà không theo pháp Phật, không theo lời Phật, lại dạy chúng sanh đi ngược lời Phật dạy, làm cho chúng sanh mất phần giải thoát, mất phần thành tựu, thì tội lỗi này ai sẽ chịu đây?

Cho nên tu không đúng kinh Phật rất có tội. Kinh khủng lắm.

Phật dạy thời mạt pháp tu hành phải “y pháp bất y nhân”. Nghĩa là, phải y đúng theo pháp Phật tu hành, không được theo bất cứ người nào cả. Nói rõ hơn, người nào nói đúng kinh pháp thì nghe, người nào nói ngược kinh pháp thì tuyệt đối không được nghe. Nếu như đã nghe theo thì i đọa lạc ráng chịu.

Lúc ta bị đọa lạc, nhất định không ai cứu nổi ta đâu.

Như vậy ta phải theo lời Phật để một đời này vãng sanh thành đạo, chứ tại sao lại nói ngược lời Phật, không chịu về Tây Phương lại muốn ở lại đây chịu khổ.

Đạo Phật là đạo cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử, vãng sanh thành Phật, chứ Đạo Phật đâu phải bắt chúng ta phải ở lại cõi Ta-bà này chịu cảnh ngũ trược ác thế để bị đọa lạc. Vậy thì người tu học Phật sao không lo chuyện thành đạo, lại cứ nấn ná ở lại chốn vô thường này để tiếp tục chịu vô thường.

Tu theo đúng pháp Phật tại sao lại nói là “dục tốc bất đạt”. Chư Tổ Sư đều dạy: Sanh tử dù dài, quyết lòng thoát ly sanh tử. Rõ ràng việc sanh tử là điều tối hệ trọng, cần phải giải quyết. Muốn giải quyết sanh tử trong một đời này chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh, thì 10 niệm tất sanh. Phật đã cho chúng sanh một con đường dễ dàng thẳng tắp, tại sao lại không đi?

Không đi mà còn can ngăn người khác con đường thành đạo thì thật là tội lỗi!

Trong kinh Phật dạy, “Vọng thất Bồ đề tâm, tu chư thiên pháp, thì danh mà nghiệp” (Quên đường thành đạo, cho lo chuyện tu tạp nhạp các thứ thiên pháp thế gian, thì dù có làm thiện lành cho mấy cũng là ma nghiệp). Tại sao vậy? Vì đành lạc mất hướng vãng sanh thành đạo của chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh trong các ngả đường sanh tử luân hồi, xui khiến họ không theo đường Phật dạy lại đi theo con đường luẩn quẩn để sau cùng chịu nạn. Đây chính là ma nghiệp, ma đạo chứ còn gì nữa?

Thôi, xin đạo hữu hãy sáng suốt tự quyết định lấy. Đạo hữu hãy tự quyết định đường tu. Chỉ có chính đạo hữu quyết định tương lai của chính mình. Không ai giúp được đạo hữu đâu.

A-di-đà Phật
Diệu Âm
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 09/01/09 20:46 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Thầy tôi cũng tu theo pháp môn TỊNH ĐỘ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lý lại không sâu rộng như PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG và chư vị, phần lớn phật tử trong chùa bây giờ đều đi lạc đường hết vì không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết, nếu thầy TỊNH KHÔNG mà có thể đến VIỆT NAM khai thị thì phước đức vô lượng vô biên cho phật tử tại Việt Nam.


Trả lời: Xin đạo hữu không nên phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi người có mỗi hạnh, mỗi người có mỗi vị trí khác nhau.

Ngài Tịnh Không có cái hạnh giảng pháp (Giảng Pháp Tam Muội). Ngài giảng rất rõ ràng chi tiết cho tất cả chúng sanh hiểu đạo mà tu hành. Ngài không bao giờ giảng nửa vời, vừa giảng vừa dấu, úp úp, mở mở. Nghĩa là trong lòng có bao nhiêu nói ra hết để mong chúng sanh hiểu thấu đáo mà tu hành.

Diệu Âm nghĩ rằng, nếu Ngài về Việt Nam được thì tốt. Nhưng tốt hơn là người nghe pháp để tu, chứ không cần gì Ngài phải về Việt Nam. Băng pháp của Ngài nhiều lắm, hãy sưu tầm mà nghe và làm theo là được. Gặp Ngài chưa chắc mình hỏi được gì, vì Ngài nói tiếng Tàu.

Còn việc Phật tử đi lạc đường, đây là chuyện rất phổ thông trong thời nay. Chính là vì người giảng pháp không giảng thấu đáo cho đệ tử tu hành. Rất nhiều người suốt một đời công phu, đến trước giờ tắt hơi cũng không biết đi về đâu, không biết lời nguyện nào để thành đạo, lời nguyện nào phải bị trầm luân trong luân hồi lục đạo. Nhiều người tu hành rất giỏi nhưng tu càng giỏi thì tâm càng ngạo mạn, không chịu theo kinh Phật phụng hành, tự nghĩ ra cách tu riêng của mình, dẫn chúng sanh đi lạc đường, mất phần giải thoát. Nhiều lắm.

Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vọng tưởng thì theo cảnh vọng. Tâm cống cao thì dù tu hành có giỏi cho mấy, nhiều lắm là theo loài A-tu-la (quỉ thẩn) là cùng. Tâm mơ hồ chắc chắn phải bị cảnh mơ hồ trói buộc. Tu hành dù có giỏi cho mấy, mà không rõ đường đi vãng sanh thành Phật, cũng chỉ hưởng chút phước nhân thiên là cùng, mà thực ra, chưa chắc đã hưởng được phước báu nhân thiên. Vì sao vậy? Vì một niệm cuối cùng nó xác định tương lai. Một ý niệm sân giận con cháu, sân giận đệ tử, sân giận người khác làm xấu, v.v… thì chính ta đi tuột xuống địa ngục. Tham lam đi theo Ngạ quỉ, ngu si lọt vào hàng bành sanh. Đạo hữu cố gắng nhớ kỹ lời này cố gắng bỏ lan tạp khi sân giận, tham dâm, mê muội, cạnh tranh, ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có vậy tâm của mình mới thanh tịnh, thoải mái.


Người tu hành mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai, gặp gì cũng bài xích, chống hết người này đến người khác … thì dù hình tướng có là gì đi nữa cũng không phải là bậc chân tu hạnh đâu. “ Nhược chơn tự đáo nhơn. bất kiến thế gian quả” (nếu là người chơn chánh tu hành, không được nhìn lỗi của người khác). Ấy thế mà có nhiều người cứ tìm lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều khi, họ không có lỗi mình cũng tìm cho ra lỗi để chửi bới, bài xích… Đây là điều rất phổ biến của người thường tục. Tệ hại lắm.


Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp thì nhất định không phải là bậc chân tu hạnh.


Ta tu hành phải tránh xa điều này. Muốn vãng sanh, Đạo hữu nên cố gắng chú ý những điểm này. Cứ thế chứ không cao xa đâu (và xin nói rõ, đây là nói chung để biết, chứ không phải dạy đạo hữu đâu nhé)…

Nói thêm, trước khi chết mà không biết hộ niệm, cứ cầu xin bác sỹ chữa trị, cứ nói “còn nước còn tát”, v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!
Vừa chết xong thì bị đưa xác vào nhà xác, ướp lạnh, chích thuốc chống rã thân xác, cố gắng giữ các xác được lâu khỏi bị thúi cho con cháu tựu về nhìn, khóc lóc v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.


Chết xong thì đụng chạm vào xác thịt, ôm nắm, níu kéo, bị con cháu tắm rửa, thay quần áo, đụng chạm vào thân xác, v.v… khóc lóc, than thở, gào thét… tất cả đều gây đau đớn, khốn khổ, buồn bã, luyến tiếc, khủng hoảng… cho người bệnh. Tạo ra cơ duyên bị đọa lạc. Chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.
Nhiều người tu hành suốt đời mà không hiểu được đạo lý này. Thật đáng thương.

Cho nên, biết “Đạo” mới giải thoát, không biết “Đạo” bị đọa lạc. Đạo này chính là đường niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ, rồi chuẩn bị hộ niệm cho nhau để cứu nhau vãng sanh, chứ “Đạo” không phải là tụng kinh gõ mõ đâu.
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 09/01/09 20:48 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Về thời khóa tu hành

Trả lời: Thời khóa như vậy tốt lắm, có công phu đều đặn thật đáng khen. Chúng mừng cho đạo hữu hạ quyết tâm lớn.


Về việc hồi hướng công đức, nên nhớ hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, bà con thân thuộc nhiều đời nhiều kiếp cầu cho họ siêu sanh. Đừng nên chỉ có hồi hướng riêng cho mình.


Cũng cần hồi hướng cho những người đặc biệt nào của mình đang bị chướng ngại.


Sau cùng hồi hướng về Tây phương cầu nguyện mình được vãng sanh thành đạo để cứu độ chúng sanh.

Hỏi: Tôi có nên tiếp tục tụng kinh PHÁP HOA không?

Trả lời: Tụng kinh Pháp Hoa rất tốt, đem công đức hồi hướng về Tây phương cũng được vãng sanh. Tuy nhiên trong pháp niệm Phật rất cần sự chuyên nhất. Tụng nhiều kinh không được chuyên nên lòng tin không được mạnh, sức nguyện cũng không mạnh, nhiều khi lúc lâm chung có thể có chướng ngại.

Kinh Pháp Hoa lý đạo cao lắm chứ không phải thông thường, dành cho chư vị Bồ tát minh tâm kiên tánh ở cảnh giới Hoa tạng tu trì chứ không dành cho phạm phàm phu tục tử của chúng ta đâu. Nên nhớ, Phật khai pháp hội Pháp Hoa, chư vị A-la-hán hiểu không nói mà đành phải bỏ ra. Chúng ta dễ gì hiểu thấu lý đạo trong kinh Pháp Hoa. Hiểu không thấu lý đạo và chú cầu thì hành giả làm sao đạt được yêu cầu của kinh. Không hiểu, công phu không đạt thì coi chừng hiểu sai, thực hành sai, đưa đến kết quả sai lạc. Chính vì thế cần phải chú ý.

Hãy chuyên tụng kinh A-di- đà, hoặc tụng kinh Vô lượng thọ, là tốt nhất. Đây là kinhdạy cho những người hạ căn, nhu cầu là tin tưởng, phát nguyện vãng sanh, thành tâm trì danh niệm Phật. Mấy điều này ai cũng có thể làm được. Làm được điều này rồi thì các việc khác có Phật gia trì. Suốt đời một bộ kinh. Khi thấu hiểu một bộ kinh thì tất cả kinh sẽ thấu suốt. Chắc chắn như vậy.

Ấy vậy mà những bộ kinh này được gọi là kinh thánh Phật độ. Không phải tầm thường đâu. Nhân Phật thì quả Phật. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Nhân quả đồng thời. Tối thượng.

Người tụng hiểu kinh thời nay rất khó thâm nhập đạo lý của Phật, vô tình, tụng thì nhiều mà rốt cuộc không hiểu gì cả, đến lúc chết cũng không biết đường nào để đi. Gọi là Lạc Đường rồi vậy.

Ở Việt Nam đến nay có hàng trăm người niệm Phật vãng sanh. Họ chỉ tụng một bộ kinh A di Đà, một câu A-di-đà Phật, họ vãng sanh bất khả tư nghì! Nhiều không đếm xiết. Hỏi rằng, thời nay mấy ai tu hành giỏi mà được như họ đâu.

Xin phải chuyên nhất niệm Phật. Trong kinh Phật dạy là: Nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tây phương cực lạc. Chỉ vậy mà thôi, đường thành đạo rất chắc chắn.


Chúc đạo hữu ngộ đạo. Tín-Nguyện-Hạnh thành tựu đạo quả.
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 09/01/09 20:49 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:1) Mình chọn đạo tràng tu có phải là phân biệt không?
Trả lời:
Mình không muốn phân biệt, nhưng tâm cơ, căn tánh của mình thấp kém, cho nên cần chọn nơi nào thích hợp để tu hành, như vậy mới có ích lợi. Ví dụ, một đạo tràng lộn xộn quá, mình tới tu không được, càng tới càng thấy phiền não thì chẳng lẽ mình tìm phiền não hay sao?

Phân biệt chính gốc củanó là sự cố chấp, hẹp hòi, đấu tranh, đố kỵ, nói xấu, chê bai lẫn nhau, v.v…

Đến một đạo tràng lộn xộn mình tu không được thì lặng lẽ đi tìm chỗ khác để tu, đấy không phải là phân biệt. Nếu mình chê bai, kình cãi với họ, phỉ báng họ, chống lại họ, nói xấu họ, moi móc chuyện xấu của họ ra cho mọi người biết, v.v… thì mình là kẻ cố chấp, phân biệt, không phải là người tu hành tốt.

Cho nên, chỗ nào không hợp với mình, mình không tới thì trước là tránh sự phiền não cho chính mình, hai là tránh gây phiền não tới người káhc, chứ không phải là phân biệt. Chỗ nào thích hợp, thanh tịnh thì mình tới tu hành để được thiện lợi, được thành tựu, thì đấy gọi là hợp duyên, tùy duyên, thuận duyên với mình.

Tu hành cẩn phải hợp căn, hợp cơ, hợp lý, hợp sự, hợp thời… mới mong có ngày thành tựu.


Tu hành mà không hợp căn cơ, không hợp ý nguyện, không hợp pháp môn, tu một cách gượng ép, không thoải mái, không vui thì đường tu hành sẽ bị sai lệch, tu hành bừa bãi, thiếu cẩn thận, cẩu thả, không trách nhiệm với chính huệ mạng của mình. Chắc chắn không thành tựu. Tu như vậy gọi là phản duyên.

Chính vì vậy, cần phải chọn nơi nào thích hợp để tu hành thì mới tốt được. Đấy chính vì ta còn là phàm phu, tâm chưa được thanh tịnh, chưa đủ năng lực chuyển đổi hòan cảnh. Cho nên, ta cần phải chọn hòan cảnh tốt để hoàn cảnh tốt đó phụ giúp việc tu hành của ta tốt hơn.

2) Vọng tưởng là gì? Con thường mong sớm về Tây phương, như vậy có là vọng tưởng không?
Vọng tưởng là nghĩ tưởng bậy bạ, không để tâm thanh tịnh, an lạc mà cứ nghĩ cái này, nghĩ cái kia, mơ chuyện này, mơ chuyện kia, thích những chuyện xa vời, quá tầm tay của mình, v.v.. đó là vọng tưởng.


Ví dụ: Nghĩ rằng mình đã chứng đắc, thì đấy là vọng tưởng. Tưởng mình giỏi hơn người khác (cống cao ngã mạn): vọng tưởng. Thích nói huyền nói diệu: vọng tưởng. Lý luận lung tung: Vọng tưởng. Ham thích thần thông: Vọng tưởng. Thích được phép lạ: Vọng tưởng. Cầu xin Phật cho mình trúng số : Vọng tưởng. Ngày ngày mong cầu thấy Phật hiện thân: Vọng tưởng. Mong mình có năng lực phi thường: Vọng tưởng. V.v…


Còn niệm Phật cầu sanh Tây phương là nguyện theo lời Phật dạy. Làm đúng theo lời Phật thì gọi là chánh nguyện, chánh cầu chứ không phải là vọng cầu. Gọi là “ Y giáo phụng hành”.

Tâm tin tưởng Phật pháp thì không tin tưởng các tà phái khác. Tâm nghĩ về Tây phương thì khỏi nghĩ các vọng tưởng khác. Tâm niệm Phật thì khỏi niệm các vọng niệm khác. Đây gọi là chánh tín, chánh nguyện, chánh hạnh.

Tha thiết nguyện vãng sanh là một trong ba điểm quan trọng pháp niệm Phật. Ta phải giữ cái tâm nguyện này suốt đời. Lấy chánh nguyện này làm chánh, còn các chánh nguyện khác làm phụ, gọi là trợ nguyện. Lấy niệm Phật là chân hạnh còn các việc làm khác là trợ hạnh, (tức là phụ thuộc). Ví dụ, như làm thiện làm lành, giúp người bố thí, làm website Phật pháp, cúng đường, in kinh, ấn tống, phóng sanh, v.v… tất cả đều là trợ hạnh, trợ nguyện (trợ tức là phụ thuộc, chứ không phải chánh yếu), để hỗ trợ cho việc vãng sanh. Có như vậy thì lúc lâm chung tâm mình mới vững vàng, vui vẻ, an nhiên, một đường đi về Tây phương cực lạc, không bị lạc.

Nhiều người tu hành thường lấy trợ nguyện làm chánh nguyện, trợ hạnh làm chánh hạnh. Đây là vì họ sơ ý, không hiểu thấu Phật pháp. Ví dụ, phát nguyện suốt đời bố thí giúp người nghèo khổ. Nguyện vậy tốt, nhưng không hoàn toàn đúng, (gọi là bất liễu giáo = tu không trọn vẹn phép giải thoát). Sau cùng đến lúc lâm chung thì cái nguyện này mạnh quá, nó xui khiến họ cứ cầu mong cho sống thêm được ngày nào hay ngày đó để đi bố thí, giúp người. Nguyện giúp người quá mạnh thì nguyện vãng sanh sẽ yếu xuống. Họ sẽ quên mất ý nguyện vãng sanh, vì thế họ không được vãng sanh. Vô tình họ bị lọt lại trong lục đạo. Họ có thể tái sanh thành người giàu có, hưởng phước. Phật dạy, những người này là tu phước báu Nhân – Thiên. Không thể thành tựu đạo nghiệp. Nên nhớ, lúc sắp bỏ báo thân chúng ta không còn sáng suốt, bình tĩnh, an nhiên… như bây giờ đâu.

Khi hưởng phước rồi không còn tu hành nữa, trái lại có phước thì hủy báng người tu hành, chê bai người nghèo khó, chống lại Phật pháp… chính vì vậy mà họ tạo nghiệp, để sau đỡ bị quả báo nặng. Đây gọi là “Tam thế oán”.

Cho nên, phải nguyện vãng sanh là chính, tất cả các nguyện khác đều hỗ trợ cho việc vãng sanh, thì tất cả việc gì cũng hàm ý để mình được vãnh sanh. Vậy là đúng.

Diệu Âm
Hỏi: Hôm nay là thứ hai, Diệu Nhàn thấy mẹ trở tánh ít chịu niệm Phật và thường lặp đi lặp lại rằng bà không làm gì tội lỗi đến nỗi phải bị bịnh khổ như thế; vậy phải gỡ như thế nào?

Trả lời: Diệu Nhàn,
Đó chính là bệnh khổ hiện hành. Ai cũng có những trường hợp tương tự. Bệnh khổ này thực ra do chính mình gây ra Nhân rồi chịu Quả chứ không ai khác. Trước những ngày giờ cuối cùng, tất cả nghiệp khổ hiện về làm cho tâm hồn khủng hoảng, đau đớn, không còn bình tĩnh được nữa.

- Thành tâm khuyên Cụ quyết lòng thành tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì sớm được ngày vãng sanh.
- Hãy khuyến khích cụ quyết lòng chấp nhận quả báo này, vì nó chính là do từ những cái Nhân mà mình đã vô ý tạo ra như : sát sanh hại vật, tham sân si, v.v.. Đừng nên than trách, đừng nên oán trời, trách đất mà tạo thêm nghiệp mới.
- Hãy xác định cho Cụ biết, thành tâm sám hối thì tất cả nghiệp chướng, dù lớn cho mấy cũng được Phật gia trì mà mình vượt qua hết và chắc chắn mình được an nhiên vãng sanh.
- Sau khi sám hối rồi, khuyên Cụ nhất định không được nhớ đến nghiệp chướng nữa, không được nhớ đến những điều sai lầm nữa (Vì A-di-đà Phật đã thề cho mình đới nghiệp vãng sanh rồi). Phải chú ý nhiếp tâm vào việc niệm Phật cầu vãng sanh.
- Nhắc lại, không được nhớ đến nghiệp chướng, nhớ đến tội lỗi nữa. Phải quên hết để nhiếp tâm niệm Phật. Nếu Cụ nhớ đến tội lỗi thì mất vãng sanh.
- Nhắc nhở mạnh mẽ, nếu không chú tâm niệm Phật thì bị chết, bị đọa lạc, bị khổ đau hơn đến hàng ngàn, hàng vạn lần như vậy, chứ không phải chí có bấy nhiêu đó đâu. Mau mau niệm Phật.
- Khuyên phải có tâm lý chút ít, không được làm cho Cụ buồn phiền, tức bực. Ví dụ, lời nói của mình cộc cằn, trách móc sẽ làm Cụ giận. Chăm sóc, cho uống nước, nóng thì mở máy lạnh, lạnh thì đắp chăn mền, đau nhức thì xoa bóp cho Cụ thoải mái, v.v…
- Đừng hỏi Cụ nhiều quá, bắt Cụ phải trả lời hoài cũng không tốt. Người bệnh họ mệt lắm.
- Nhiều lúc Cụ mệt quá, Cụ muốn mình ngưng niệm Phật để cho Cụ nghỉ thì mình cũng phải ngưng. Thời gian để chăm sóc, cho uống nước, nếu muốn niệm Phật thì niệm nhỏ lại, v.v… chứ không phải bắt buộc Cụ phải niệm Phật hòai được.
- Hãy vỗ tay khen tặng khi Cụ phát tâm tốt, phát nguyện vãng sanh tốt, niệm Phật tốt. Cố gắn khen tất cả điều tốt để Cụ vui vẻ. Hãy tuyên dương khi Cụ làm bất cứ điều gì hay. Tập thành tâm khen thưởng, cần tâm lý, không nên quá lộ liễu.
- Hãy vui vẻ, nét mặt của mình phải luôn luôn tươi cười, lòng tin của mình vững vàng, thì lời nói của mình cũng tin tưởng vững vàng…
- Thấy Cụ đau đớn mình không nên xoa xít việc đau, mà khuyến tấn Cụ cố gắng vươn lên để niệm Phật, quyết lòng xả bỏ vạn duyên. Mau mau xác định với Cụ là sắp sửa bỏ báo thân rồi, mau mau niệm Phật, quyết lòng niệm Phật, tranh thủ từng giây phút để niệm Phật, thì Phật lực gia trì chắc chắn vượt qua ách nạn để vãng sanh.
- Tuyệt đối không được nhăn mày, nhăn mặt khó chịu với Cụ, không được khóc lóc hay than thở với Cụ. Không được buồn bã trước mặt Cụ …Có vậy Cụ mới bùng lên niệm Phật được.
- Chú ý người thân vào thăm nom, nói điều bậy bạ, làm chao đảo tinh thần Cụ.
- Tất cả người hộ niệm nên thành tâm cảm ơn Cụ, vì chính nhờ Cụ mà mình được niệm Phật, tạo công đức. Cho nên, Cụ nằm một ngày mình có công đức một ngày, Cụ nằm nhiều ngày mình tạo công đức nhiều ngày. Đừng chán nản, thối tâm.

(Nếu trước đây mà nghiên cứu kỹ sự hộ niệm, thì những việc này bây giờ chắc chắn đã thực hiện được dễ dàng. Rất nhiều người khinh thường việc hộ niệm nên cuối cùng bị lung tung, rối ren. Bây giờ Diệu Nhàn hãy cố gắng lên để quyết cứu độ Cụ vậy).

Về việc Sám hối, hãy khuyên Cụ thành tâm sám hối tất cả những lỗi lầm mà mình đã sơ ý làm ra trong đời này và nhiều đời khác. Hãy xác nhận rõ rằng chính Cụ, dù có hiền lành cho mấy, cũng có lúc mê muội làm sai mà gây tội lỗi. Phải có tinh thành này để được sám nghiệp vãng sanh, đừng nên nghĩ rằng mình là người không có tội lỗi mà bị sám nghiệp không được.

Hãy khuyến khích Cụ, hãy nghĩ rằng, đúng lý ra với nghiệp chướng này, Cụ phải chịu đau đớn nhiêu fhơn, bị khổ sở hơn, chứ không phải chỉ bấy nhiêu đó đâu. Nghĩa là hãy chuẩn bị chịu khổ 100 lần hơn nữa, chứ mới có đau một chút ít này không thấm thía vào đâu. Cho nên, chỉ còn một cách là, phải mau mau niệm Phật để kịp thời để được hóa giải. Đừng nghĩ, đừng lo lắng, đừng sợ đến chuyện chuyện đỏ nữa. Vô ích, mà bị nạn. Hãy lo niệm Phật liền, niệm Phật gấp đi.


Nếu có tinh thần sám hối mạnh mẽ như vậy thì tự nhiên những cơn đau biến mất. Hãy phát tâm dũng mãnh mà niệm Phật, càng đau càng mừng, vì biết rằng càng đau mình càng sớm về với A-di-đà Phật.

Tuyệt đối không cầu hết bệnh, tuyệt đối không cầu hết đau, tuyệt đối không oán trời, trách đất nữa. Quyết lòng cầu sanh Tịnh độ.

Diệu Nhàn và gia đình thành tâm bái lạy Phật, cầu giải oan gia trái chủ cho Cụ. Khi hộ niệm, mọi người chắp tay, một người đại diện thành tâm cầu xin oan gia trái chủ buông tha, cầu xin họ hãy cùng với chúng ta hộ niệm cho Cụ (Xin xem các bài giải oan gia trong sách qui tắc trợ niệm), hoặc nghe lại các băng hộ niệm vãng sanh, Diệu Âm đã diễn giải rất nhiều, mọi trường hợp mới khác, tùy theo hiện tượng mà tìm cách hóa giải.


Nói chung về hóa giải oan gia là:
- Xác nhận mẹ mình đã vì mê muội mà làm những điều sai lầm mới kết nên chướngnạn này, đã là phàm phu thì không ai tránh khỏi.
- Nhưng bây giờ Cụ đã ăn năn, sám hối, đã niệm Phật cầu vãng sanh.
- Nguyện cầu, khấn cầu, thỉnh cầu… chư vị oan thần hãy buông xả thù hằn, không nên kết thêm thù hằn, cùng với chúng ta niệm Phật hộ niệm cho Cụ vãng sanh viên mãn. Nhàn này sẽ giúp chư vị siêu sanh. Khi cụ vãng sanh thành đạo sẽ có đủ năng lực cứu độ chúng sanh, cứu độ tất cả chư vị oan thần.
- Gia đình, con cháu đều hứa ngày ngày tu hành, niệm Phật đều hồi hướng công cho chư vị oan thần trái chủ. Hứa thì hãy làm.
- Phóng sanh, làm công đức, v.v… để hồi hướng cho cụ

Thành tâm hóa giải vài ba lần thì sẽ được
Chúc Diệu Nhàn thành công. Cầu chúc Cụ sớm vãng sanh Cực lạc.


Diệu Âm
(13/10/2008)
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 09/01/09 20:50 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: hằng ngày con niệm Phật mà thấy nhứt đầu, khó chịu trong người, tối ngủ lại gặp ác mộng... Con thực sự rất lo lắng, không biết phải làm sao?

Trả lời:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy chân thành miệm một câu Phật hiểu có thể tiêu đến 80 ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Người thành tâm niệm Phật thì nghiệp chướng sẽ tiêu mòn đến sạch luôn.

Người niệm Phật mà bị nhứt đầu là do nghiệp chướng của mình lớn quá, vì vậy khi gặp môn thuốc a-dà-đà này bị công phá thành ra nhứt đầu đó. Giống như uống thuốc vậy, thuốc hay thi công phạt mạnh, uống vào thì những lần đầu thường bị cảm thấy khó chiụ. Nhưng cứ uống thì chẳ bao lâu sau sẽ hết.

Cho nên, cứ tiếp tục niệm Phật, một lòng tin tưởng vào sự gia trì của Phật, đừng nên chao đảo tinh thần.

Niệm Phật có ba điều cần phải có, đó là tín-nguyện-hạnh. Phải tin tưởng, phaỉ phát nguyện vãng sanh, phải thành tâm niệm Phật liên tục. Nên nhớ, nguyện là nguyện cầu mình được vãng sanh chứ không phải cầu hết bệnh. Nguyện tha thiết chứ không phải cầu lâý lệ. Tha thiết được vãng sanh thì mấy thứ nhứt đầu sơ sài có gì mà lo lắng dữ vậy!

Nếu người niệm Phật bị nhứt đầu mà còn lo lắng về nhứt đầu thì càng bị nhứt đầu nhiều hơn. Vì sao vậy? Vì không tin, không tha thiết việc vãng sanh, cho nên niệm Phật không chí thành chí thiết đó!

Tín-nguyện-hạnh tuy ba mà một, thiếu một thì trật cả ba. Vì thế mà niệm Phật không được tương ưng. Đây cũng là do nghiệp chướng tạo nên.

Bây giờ làm sao?
1) Thành tâm sám hôí nghiệp chướng. Bằng cách nào? Lạy Phật & niệm Phật cho nhiều và chí thành sám hối khi laỵ-niệm.

2) Quyết lòng buông xả vạn duyên. Làm sao buông xả? Chẳng lẽ bỏ chồng bỏ con sao? Không phaỉ vậy. Buông xả là trong tâm thoải mái, khong lo sầu, không cố chấp, không tham đắm, không giận hờn, không sợ nhứt đầu, không nghĩ ngợi lung tung nữa. Ngay cả việc sai trái cũng quên luôn. Hãy chú tâm niệm Phật để cuối đời mình được vãng sanh.

3) Nếu có nhứt đầu thì cứ nói thẳng với mình là:" Đáng đó, ai bảo trước đây làm sai chi! Ai baỏ tu hành trễ quá chi! Ai bảo sát sanh nhiều quá chi!... Tất cả nghiệp chướng hiện hành thành quả báo thì đành phải chấp nhận, nay phải lo niệm Phật để về Tây phương luôn thì khỏi bị nghiệp khảo nữa. Về Tây-phương thành đạo để giaỉ quyết nghiệp báo.

Hãy nghĩ rằng với nghiệp chướng của mình, mình phải chịu quả báo nặng hơn chứ không phải bây nhiêu này đâu. Đúng ra mình phaỉ bị đau nhiều hơn gấp 100 lần cơ. Nếu có tâm sám hối dũng mãnh như vậy thì tự nhiên thấy không còn đau nữa. Tức là vui vẻ rồi vậy.

Người nào tín nguyện hạnh đầy đủ thì tự nhiên khoỉ nhứt đầu. (Nếu không khỏi thì uống vài viên thuốc cho dịu bớt rồi lo niệm Phật đi, có gì đâu mà lo lắng dữ). Vạn pháp giai không. Suy cho cùng, nhứt đầu cũng là không luôn. Vô sự!.

Ngươì ta bị ung thu sắp chết mà niệm Phật còn hết bệnh thay, huống chi đau đầu. Có biết bệnh ung thư sắp chết họ đau đớn như thế nào không? Đau như cắt thịt vậy đó, âý thế mà niệm Phật còn hết đau thay, huống chi nhứt đầu!

Biết lúc sắp chết đau đớn như thế nào chưa? Đau như con rùa bị lột cái mai vậy đó. Đau quằn quại mà niệm Phật còn an nhiên vãng sanh thay huống chi nhút đầu!

Biết khi mình cầm dao cắt cổ con gà, nó đau như thế naò không? Ấy thế mình chỉ mới nhứt đâù 1 chút mà la làng lên sao!

Nếu không phấn đấu, không tin tưởng thì làm sao thoát khỏi nghiệp baó?

Hãy nghĩ đến cái khổ của chúng sanh thì cái khổ cuả mình tự nhiên tan biến. Còn cứ lo nghĩ đế cái khổ của mình thì khổ tạo thêm khổ, gọi là "Khổ-Khổ" vậy! sám hối chính là đây. Chứ còn than trới trách đất thì nghiệp chồng lên nghiệp. Chắc chắn bị khổ nhiều hơn.

*) Còn việc nằm ác mộng là do tâm mình bị vọng tưởng nhiều quá, lo lắng nhiều quá, sợ sệt nhiều quá, giận hờn nhều quá, buồn phiền nhiều quá, bất an nhiều quá. Ngược lại, không để tâm thanh tịnh, không an nhàn, không thoãi mái, không vui vẻ, không coi đời là huyễn mộng, còn chấp quá nhiều vào tham sân si mạn... nói chung tâm bất an, bất tịnh nhiều quá mới sinh ra mộng mị. Lúc ác mộng, cứ khởi tâm niệm Phật thì hết liền. Chắc chắn. Còn niệm Phật mà không hết thì giả đò niệm, miệng niệm cho lâý có, chứ tâm không tin. Niệm kiểu naỳ vô ích.

Thế gian thường nói: "Tâm bất tịnh, thị chi bất kiến, thính chi bất văn, thực bất tri kỳ vị" là vậy đó. Thôi thì tất cả đều bỏ hết đi, coi sự đời nhẹ tựa lông hồng đi, để cho đầu óc mình thoải mái. Nghĩa là, phaỉ vui vẻ, không lo lắng gì cả, tì tự nhiên vô sự.

Nên nhớ, người thành tâm niệm Phật có quang minh của Phật gia bị, có 25 vị Bồ tát gia trì, có chư thiên long bát bộ bảo vệ... Mình đang tắm trong từ lực rất mạnh mà còn sợ gì nữa mà phải chịu ác mộng, lo sợ, ngủ không yên?

Tin không? Tin thì hết. Không tin thì chiụ thua!

Bên cạnh đó, phải hiểu giá trị của sự làm lành lánh dữ. Nên tập phóng sanh lợi vật, thành tâm sám hối nghiệp chướng, tu hành niệm Phật phải luôn luôn hồi hướng công đức cho 1)Pháp giới chúng sanh; 2) Ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ của mình; 3) Oan gia traí chủ nhiều đời nhiều kiếp; 4) H/H về Tây phương, cầu VS thành đạo để độ tận chúng sanh.

Sám hối cũng là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thành tâm niệm Phật thì linh ứng, niệm Phật mà không thành tâm thì không có phần lợi ích.

Không làm điều ác,
Phải làm điều lành,
Tâm hồn thoãi mái,
Tự nhiên hết bịnh.

Diệu Âm.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Vấn đề cảm ứng có thực hay không?

Trả lời:

Sự cảm ứng chắc chắn có. Nhưng có lúc thực, có lúc giả. Đây là điều chúng ta cần bàn tới.

"Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng". Quang minh của Phật ở khắp mọi nơi, ở ngay trong nhà của mình, ở sát bên cạnh mình. Người thành tâm cầu nguyện thì tự nhiên đều được cảm ứng.

Hữu cầu tức là: CẢM, tất ứng tức là: ỨNG. Như vậy sự cảm ứng sao lại không có!

Những chứng minh cụ thể. Ví dụ như những người trước phút lâm chung, được hộ niệm, bạn đồng tu luôn luôn nhắc nhở người sắp xả bỏ báo thân phát tâm niệm A-di-đà Phật nguyện cầu vãng sanh về Tây-phương. 10 người thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh, lại được hộ niệm đúng pháp thì 9 người được vãng sanh, tướng hảo xuất hiện bất khả tư nghì.

Được vãng sanh là được CẢM ỨNG đạo giao.

Nếu không có cảm ứng đạo giao thì thời này làm sao có được 1 người vãng sanh thoát vòng sanh tử.

Ngài Thiện Đạo đại sư đời nhà Đường bên Trung Quốc nói, niệm Phật nếu không được nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung phải cần đến sự hộ niệm. Niệm Phật và được hộ niệm thì 100 người tu 100 người đắc, 1000 người tu 1000 người được đi, gọi là: "Muôn người tu muôn người chứng".

"Tu" ở đây là niệm Phật; "Chứng" có nghĩa là vãng sanh, vì Ngài đang nói về pháp môn Niệm Phật. Sự chứng đắc này không phải là tự tu tự chứng, mà người niệm Phật thành tâm tha thiết cầu vãng sanh, được cảm ứng đến Phật lực gia trì, cảm ứng với 48 đại nguyện của đức A-di-đà Phật mà được Phật tiếp độ. Có cầu tất ứng, thành tâm cầu nguyện thì được linh ứng, Phật không bỏ sót một người nào hết.

Phật dạy như thế, chư Tổ cũng dạy như thế, chúng sanh nên y giáo phụng hành. Trên thực tế cũng đã có rất nhiều chứng minh cụ thể. Những người niệm Phật, được hộ niệm cẩn thận, 10 người ra đi, có đến 9 người vãng sanh. Xác xuất này quá cao. Trong thời này, có tu cách nào khác mà thành tựu được như vậy đâu?

Nhưng tại sao trong 10 người niệm Phật, vẫn còn có 1 người bị lọt lại trong lục đạo, nghĩa là bị chết, không được vãng sanh?

Vì, một là, bản thân người đó không tin tưởng pháp môn niệm Phật, không chuyên tâm niệm Phật, còn tham chấp chuyện thế gian, còn luyến lưu lục đạo, còn ham muốn sự nghiệp, còn mơ đến công danh, còn muốn đi lòng vòng trong sanh tử, còn muốn chịu cảnh luân hồi... chứ không thấy sự vãng sanh là quí. Họ là người không quyết lòng buông xả để niệm Phật cầu vãng sanh! Nếu ai cũng vướng những điều này, thì cả 10 người đều bị chết, vô số người không được vãng sanh chứ không phải chỉ có 1 người!

Tu hành mà tạp loạn quá cũng khó đưọc vãng sanh. Trong ba điều không nên (gọi là kỵ) của pháp niệm Phật vãng sanh là: nghi ngờ, tạp nhạp, gián đoạn, thì tu tạp nhạp tạo nên sự trở ngại lớn nhất làm mất phần vãng sanh. Tu nhiều pháp môn quá thuộc về Giáo-hạ, chỉ dành cho người thượng căn hoặc trung-thượng căn mới làm nổi. Người hạ căn trong thời này rất khó thành tựu.

Hai là, vì người thân trong gia đình quá tham chấp danh vọng hão huyền, cứ chạy theo tập tục sai lầm của thế gian, không tin tưởng Phật pháp, không coi trọng sự hộ niệm, không biết vãng sanh là gì, không muốn người thân của mình vãng sanh, sát sanh hại vật để cúng tế, đãi đằng. Nói chung, không hiểu Phật pháp, không chịu hoặc chống phá việc hộ niệm vãng sanh, v.v...

Ba là, vọng tưởng nhiều lại không thấu hiểu đạo lý, mập mờ đường giác ngộ, bị oan gia trái chủ lợi dụng phá hoại, gạt gẫm mà bị lạc đường..

Bốn là, vì không cầu Phật lực gia trì, chỉ tự lực phá nghiệp (mà thực ra là phá nghiệp không nổi). Vì thế, bị nghiệp báo hiện hành bức khổ chịu đựng không nổi mà bị loạn tâm. Loạn thì mất tịnh, mất tịnh thì hôn mê, bất giác, chắc chắn phải theo cảnh loạn ác mà chịu nạn.

Chính vì vậy mà không được vãng sanh

Quí đạo hữu nên nhớ rằng, tâm của chư Phật đại từ đại bi, nguyện của chư Phật rộng lớn như thái không, gọi là "Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới", Quí Ngài muốn cứu độ tất cả chúng sanh, không bỏ một người. Cho nên cũng có câu, "Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân". Bất xả nhất nhân là không bỏ một người nào. Trong kinh Phật nói, dẫu cho một người tội chướng sâu nặng, Quí Ngài cũng không bỏ. Chỉ cần thành tâm sám hối rồi niệm Phật vẫn được cứu độ. Chính vì thế mà niệm Phật rất dễ được vãng sanh. Đáng tiếc, con người không nghe lời Phật nên mới phải bị nạn! Tâm Phật luôn luôn là tịch tịnh, có cảm thì tự nhiên ứng, giống cái chuông, hễ có đánh thì tự nhiên phát thành tiếng. Không có CẢM, Phật không có ỨNG. Tất cả đều do tâm tạo. Cảm ứng đạo giao cũng do chính tâm mình khởi CẢM trước.

Như vậy, người "niệm Phật" mà mất phần vãng sanh là tại mình, chứ không phải tại Phật!

Điểm chính yếu vẫn là vì niềm tin quá cạn cợt. Niềm tin cạn cợt chính vì chưa đủ thiện căn. Niềm tin thuộc về thiện căn. Người còn nghi ngờ lời Phật, nghi ngờ câu niệm A-di-đà Phật thuộc là người thiếu thiện căn! Dù cho hình tướng có như thế nào vẫn là thiếu thiện căn! Còn mở tâm niệm câu Phật hiệu thuộc về phước đức. Người không chịu niệm Phật chính vì cái phước báu không khéo vun trồng trong quá khứ. Thiếu thiện căn, thiếu phước đức, thì nghiệp sanh tử nặng, nó xui khiến họ không tin, không thích niệm Phật, họ rất hững hờ với cơ hội thoát ly tam giới, vĩnh đoạn sanh tử, một đời thành Phật này.

Nghi ngờ lời Phật, là một trong 6 thứ căn bản phiền não (tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến) làm cho họ mất phần giác ngộ. Một khi xa lìa kinh Phật thì chắc chắn tham đắm những tư tưởng hão huyền, mê say những thứ thế trí biện thông, ưa nói huyền nói diệu, thích khoe khoang những thứ triết lý vô thực để sau cùng hưởng lấy những cảnh hão huyền, vô thường, đoạ lạc!

Tưởng cũng nên nhắc điều này, rất nhiều người cứ lầm tưởng rằng, ngưòi triết lý hay, lý luận giỏi là người ngộ đạo. Đây là ý nghĩ vô cùng sai lầm! Ngộ đạo là người biết đường một đời này thành đạo, chứ đâu phải là người nói hay! Ngài Vĩnh Minh là một đại quốc sư, đại Thiền sư đã chứng đắc, "Minh tâm kiến tánh" đời nhà Tống, nói rằng, ... người tu niệm Phật (cầu sanh tịnh độ) thì vạn người tu vạn người được vãng sanh. Vãng sanh thì gặp được A-di-đà Phật, gặp được A-di-đà Phật rồi thì lo gì không khai ngộ! Còn không niệm Phật, dù tu có giỏi, có chứng đắc (như Ngài), nhưng lúc lâm chung, chỉ cần khởi một niệm đắn đo, do dự, thì ấm cảnh liền hiện tiền, tức thì nó lôi mình theo nẻo luân hồi sanh tử! Một đại Thiền sư mà vẫn ngộ đạo bằng câu A-di-đà Phật.

Như vậy, một bà cụ già hiền lành, thành tâm niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh, mới chính là người giác ngộ. Vì sao vậy? Vì chính bà cụ này chắc chắn sẽ vãng sanh, gặp A-di-đà Phật, viên mãn Phật đạo trong một đời này.

Còn người giảng giải hay, ưa lý luận cao siêu, nhiều khi có thể chỉ vì có năng khiếu ăn nói, hoặc là, cái tự điển nói, vọng tưởng nói, tâm lý nói, tình thức nói... chứ chưa chắc là thực tâm nói. Nói hay nhưng làm không được thì bị Lão Tử chê là "Ngôn giả bất tri"; Nho gia nói, "Tri hành bất nhất"; còn Phật thì nói, "Giải hành bất tương ưng". Dị âm đồng nghĩa! Có nhiều khi nói hay nhưng hành động trái ngược thì quả thật là tệ hại và tạo nên hậu quả nghịch! Ví dụ, giảng về "Tùy hỷ công đức", mà thấy ai làm một điều gì, bất kể tốt hay xấu, cũng tìm cách chê bai, hạ bệ. Người không phải chân tu thường thể hiện bản chất này. HT Tịnh Không nói, đây là thứ tập khí căn bản của chúng sanh, nó chướng ngại rất lớn cho đường vãng sanh của họ. Ngài Ấn Quang nói, đây là hạng người hẹp hòi, tiểu nhơn, không tốt! Người biết tu hành, đang niệm Phật cầu vãng sanh cần phải chú ý tránh xa điều này.


Còn người có đủ thiện căn phước đức, thì cơ duyên gặp câu Phật hiệu, họ sẽ thành tâm niệm Phật quyết cầu vãng sanh. Nếu người trong gia đình cũng tin tưởng, quyết lòng hộ niệm cho người thân, thì sự vãng sanh hầu như được chắc chắn. Đồng lòng, đồng nguyện, một hướng như vậy, gọi là "Hiển Cảm". Những buổi hộ niệm có khai thị, có hướng dẫn, có nhiếp tâm niệm Phật, v.v... tất cả mọi người đều chí thành khẩn thiết, thì đây gọi là Hiển Cảm. Có hiển cảm thì rất dễ được "Hiển Ứng". Hiển Ứng là sự gia trì của Phật Bồ tát hiển hiện rõ rệt, ai cũng có thể thấy được.

Thường thường trong các cuộc hộ niệm vãng sanh, chư vị đồng tu dễ chứng kiến được những sự hiển ứng này. Sự hiển ứng xuất hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau. Vì dụ: Một người bệnh ung thư, đáng lẽ phải chịu đau đớn dữ dội, nhưng khi niệm Phật thì tự nhiên không còn đau đớn nữa. Cụ Lưu Lầu ở Canada vừa mới vãng sanh ngày 15/10/2009 là một ví dụ cụ thể. Ngày 11/9/2009, khi còn nằm trong bệnh viện, bác sĩ báo cho gia đình biết là cụ sắp chết. Cụ bị đau đớn vô cùng. Hễ hết than đau thì liền mê man bất tỉnh (vì tác dụng của thuốc morphine). Nhưng khi xuất viện đem về nhà để hộ niệm, chúng tôi yêu cầu giảm dùng thuốc morphine đến mức tối thiểu, thì ngay đêm đầu tiên niệm Phật, cụ đã tỉnh lại liền. Sau khi bị ói ra một chút, cụ ăn luôn 2 tô cháo và không cảm thấy đau đớn nhiều nữa. Sau đó, Cụ tiếp tục tỉnh táo để niệm Phật, vui vẻ nói chuyện, dặn dò con cháu niệm Phật, dạy người nhà làm thiện làm lành, v.v... Những ngày sau Cụ còn đi lại, thỉnh thoảng đùa vui và con cháu quây quần chung quanh để nghe cụ nói chuyện. Cụ thường tự phát nguyện rằng, cụ quyết lòng vãng sanh, không để lạc đường, vãng sanh xong rồi sẽ về cứu độ tất cả những người đã đến giúp cụ vãng sanh. Có khi cụ còn bảo con cháu dẫn đi dạo vườn để ngắm cảnh. (Nên nhớ đây là tự nhiên được giảm đau chứ không phải là dùng thuốc morphine nữa đâu. Dùng nhiều chất morphine sẽ bị mê man bất tỉnh, một trạng thái tối kỵ cho người muốn vãng sanh).

Có nhiều người vãng sanh, trong ngày vãng sanh có nhiều hoa đồng loạt nở rộ ra, ví dụ như: Cụ Lai Thị Mãnh, cụ Trịnh Kim Tuấn, cụ Nguyễn Minh Công... Có người được chim tụ về (cụ Trịnh kim Tuấn). Có người có hương thơm, có ánh sáng, có ánh rán vàng trên không trung, nước uống tự nhiên biến vị thành ngọt ngào, v.v... Nhiểu lắm. Sự hiển ứng xuất hiện bất khả tư nghì, kể không hết...

Ngoài hiển cảm, hiển ứng, còn có "Minh Cảm, Minh Ứng". Minh Cảm là âm thầm cầu nguyện, Minh Ứng là sự âm thầm gia trì, điều này phải chú ý mới nhận ra được. (Vì thư đã khá dài, xin luớt qua!).

Nói chung, sự cảm ứng chắc chắn có. Vì có cảm ứng nên người niệm Phật mới được vãng sanh. Nếu không có cảm ứng thì không thể vãng sanh được. Vì sao vậy? Vì thời này, chúng sanh nghiệp nặng, chướng sâu, rất khó tự giải thoát. Nếu không nhờ đến Phật lực cứu độ thì vĩnh viễn không có một người đắc đạo giải thoát. Hầu hết người được vãng sanh trong thời này không phải là do tự tu hành chứng đắc mà chính là lòng thành tâm cầu nguyện mà cảm đến Phật ứng hiện tiếp dẫn về Tây-phương Cực-lạc.

Tổ Ấn Quang nói, vãng sanh không phải là chứng đắc, mà do lòng chí thành chí kính cầu nguyện mới CẢM đến Phật mà được tiếp dẫn vãng sanh. Cảm đến Phật tức là được CẢM ỨNG.

Người tu hành mà không niệm Phật, không có tâm chí thành cầu nguyện vãng sanh, gọi là tự tu tự chứng, nếu không phải là bậc thượng căn thượng trí, thì chắc chắn không ai có thể phá trừ được nghiệp hoặc. Chính vì thế, sau cùng họ phải bị theo nghiệp thọ báo, không có thể thoát ly tam giới. Nghĩa là, phải kẹt trong sanh tử luân hồi. Hơn nữa, người căn tánh hạ liệt mà quyết tự tu chứng, không cần đến sự cảm ứng của Phật tiếp dẫn vãng sanh, đây chính là một thứ tập khí phát sinh từ bản chất ngã mạn. Tâm ngã mạn này đoạn mất phần cảm ứng, không được hưởng cái phước phần "Đới nghiệp vãng sanh"! Trong nhiều giảng ký, HT Tịnh Không nói, bây giờ thì họ nói hay lắm, nhưng chúng ta biết họ phá không được nghiệp hoặc. Còn nghiệp thì phải tùng nghiệp thọ báo, chắc chắn họ sẽ bị chết và bị lọt lại trong lục đạo luân hồi. Còn chúng ta, vì biết niệm Phật cầu vãng sanh, ta được Cảm Ứng đến Phật lực gia trì mà được vãng sanh Tịnh-độ. Vãng sanh xong ta sẽ thành Phật, thành Phật rồi về cứu họ.

Niệm Phật và cẩn thận sự hộ niệm thì được vãng sanh vững vàng, dễ dàng. Rất nhiều hiện tượng vãng sanh đã xảy ra khắp nơi. Ở VN trong mấy năm gần đây, hàng trăm cuộc vãng sanh hiển hiện bất khả tư nghì, sự thật này đến nay đã quá rõ ràng, khỏi cần phải tuyên truyền nữa. Thành quả này chính là nhờ Niệm Phật và được Hộ niệm vậy.

Còn niệm Phật mà không có hộ niệm, xác xuất vãng sanh thật sự còn quá thấp! Vì sao vậy? Như đã nói bên trên, chúng sanh trong thời này căn cơ thấp, nghiệp chướng nặng, tâm lực quá yếu, không đủ sức đạt đến cảnh giới "Niệm Phật tam muội hay Nhất tâm bất loạn". Ngược lại, vọng tưởng nhiều, ma chướng quá mạnh, oán thân tráí chủ nhiều, tất cả trở lực này sẽ dồn lại công phá lúc lâm chung, làm người ra đi vượt qua không nổi chướng ngại, nên vẫn có thể bị nạn. Nếu có được hộ niệm, thì nhờ lực hộ niệm của đại chúng giúp họ dễ dàng vượt qua chướng nạn và an toàn vãng sanh.

Cũng xin xác định rõ điều này, hộ niệm là niệm Phật hỗ trợ cho người sắp xả bỏ báo thân biết rõ đường về Tây-phương Cực-lạc, chứ không phải niệm Phật để cho người bệnh chết, rất nhiều người đã lầm lẫn như vậy! Thực ra, hộ niệm là giúp cho người bệnh an toàn, an toàn vãng sanh, hoặc an toàn hết bệnh. Nếu phần số đã mãn thì được an toàn vãng sanh, tránh các cạm bẫy hiểm nghèo, không bị lạc vào các đường xấu ác. Nếu phần số chưa hết thì nhờ tín nguyện hạnh đầy đủ mà tự nhiên bệnh tình sẽ thuyên giảm, nhiều khi bình phục luôn. Đây là sự thực mà chư Tổ Sư thường xuyên nhắc nhở.

Một ví dụ rất điển hình vừa mới xảy ngay trong tháng 10/2008 này, ở Đức (Germany) có một sự Cảm Ứng đăc biệt, một người bị ung thư, 42 tuổi, đã đến giai đoạn chót, chờ chết. Nhờ phát tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, chỉ trong vòng vài tháng mà bệnh ung thư đã hoàn toàn tự biến mất. Bác sĩ DO THI VAN HUONG, người chuyên trị về bệnh ung thư ở Đức, và cũng là người trong gia đình của người bị ung thư này, đã chứng kiến sự nhiệm mầu của pháp niệm Phật, nên quyết định sẽ đưa vấn đề niệm Phật và hộ niệm lên Hội Đồng Y Khoa Đức. Công việc này đang được bác sĩ VAN HUONG, hội ý với nhiều bác sĩ người Đức khác, để hợp sức thực hiện dự án này.

Đây là một tin rất hay, trong mấy ngày qua chúng tôi có gởi đến chư vị tin này. Cầu chư Phật Bồ-tát gia trì cho bác sĩ VAN HUONG thành công, đưa Phật học vào lòng người Âu châu, cứu độ chúng sanh.

(Chư đạo hữu nào muốn biết rõ thêm về sự phát tâm của bác sĩ VAN HUONG, xin liên lạc với Diệu Âm, Diệu Âm sẽ gởi chính lời thư phát tâm của Bác sĩ VAN HUONG cho quí vị xem qua. Và cũng xin nhắn nhủ rằng, người chí thành niệm Phật đã được cảm ứng là điều rất tốt. Được cảm ứng rồi thì xin quí đạo hữu hãy giữ vững lòng tin, quyết tâm thành khẩn niệm Phật, tha thiết cầu cuối đời được vãng sanh bất thối thành Phật, thì đạo nghiệp của mình mới hoàn thành. Đừng nên mãn nguyện với cảm ứng này mà sanh lòng tự mãn, sanh lòng tự mãn rất dễ bị thối tâm, làm mất sự lợi ích về sau).

Như vậy, sự cảm ứng đạo giao chắc chắn có thực, xin chư vị đừng nghi ngờ.

Tuy nhiên, (xin nhấn mạnh, rất mạnh vào hai chữ TUY NHIÊN này), chư vị cũng cần chú ý đến một điều: Tâm chơn ứng cảnh chơn, tâm vọng ứng cảnh vọng. Nếu tâm ta thực sự chân thành thì cảm ứng sự chân chánh. Nếu tâm ta không chân thành thì cảm ứng đến quả báo tà vạy. Xin hãy tự hỏi lại rằng, tâm ta có thật sự chân thành hay không?

Câu này thực sự rất khó trả lời cho xác đáng! Vì sao vậy? Vì ai cũng nghĩ mình chơn thành, ít có ai nghĩ rằng mình đang vọng tưởng. Trong thực tế, tâm vọng thì nhiều vô số kể, còn tâm chơn thì rất hiếm có, hoặc có mà không bền! Cái khổ nạn vẫn còn nhiều chính vì ở chỗ này đây!

Ví dụ, có một vị kể rằng, tôi thường thấy Phật, thường được Bồ Tát Quán Thế Âm ứng mộng, thường được chư bề Trên khải thị, v.v... Hỏi rằng việc này có đúng không?

Trong nhiều giảng ký, HT Tịnh Không có nói rằng, người thành tâm niệm Phật, chư Phật, Bồ-tát đôi khi cũng phương tiện ứng hiện để khuyến tấn. Đây là sự thật. Nhưng một vài lần thì được, chứ còn ứng đều đều, thường xuyên thì coi chừng chính người đó có vấn đề...!

Thường những người mới phát hiện ra một chân lý, mới ngộ ra được đạo pháp, họ phát tâm rất mạnh. Chính cái sơ phát tâm mạnh mẽ này tạo ra những sự cảm ứng mạnh mẽ. Nhưng đáng tiếc, phát tâm thì cao, nhưng định lực không cao, lý đạo chưa vững, đối với những cảm ứng tốt đẹp họ tham chấp vào. Đã tham chấp thì tâm vọng, tâm vọng thì cảm ứng biến thành vọng. Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh. Tâm chơn sanh cảnh chơn, tâm vọng sanh cảnh vọng! Khi tâm đã vọng tưởng, thì cảnh vọng đã thay cho cảnh chơn, nhưng vì tâm đã vọng nên họ không còn sáng suốt nhận ra sự giả vọng, vẫn cứ tưởng rằng chơn. Đây là điều đáng tiếc!

HT Tịnh Không thường dạy rằng, dù sao mình cũng cần giữ tâm thanh tịnh mới an toàn tốt đẹp. Cho nên chúng ta cần giữ tâm thành thực, tận tụy mà làm đạo. Chú ý kiểm soát đừng để vấ đề danh văn lợi dưỡng chen vào mà biến chất, không tốt! Nói cho dễ hiểu hơn, hãy giữ tâm hồn bình thản, an nhiên, thoải mái, vui vẻ, hiền hòa, khiêm nhường, coi mọi chuyện nhẹ nhàng, tất cả đều vô tư lự... đây vẫn là điều căn bản của người biết tu hành.

Phật dạy, "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Sự cảm ứng của mình khi chân thành thì linh hiển, chân chính. Khi tham đắm thì hư huyển. Chân chánh (hay gọi là chân thật cũng được) hoặc hư huyễn nó biến đổi trong từng một sát na. Sát na trước, lòng chí thành chí kính, sự cảm ứng là thật. Sát na sau, tâm vừa khởi niệm tự hào, vui mừng khấp khểnh, thì lập tức biến thành vọng rồi. Vọng là hư vọng, hư vọng vì tâm mình bị loạn. Rõ ràng từ một cảnh chơn biến thành cảnh vọng chỉ trong vòng một niệm. Phật dạy, "Nhất thiết pháp như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện", là chỉ cho tâm vô thường, cảnh vô thường vậy.

Người giữ tâm thanh tịnh, có định lực thì không tham chấp vào cảnh hư huyễn, thì cảm ứng tốt hay không tốt đối với họ đâu còn có nghĩa gì nữa! Từ đó, khi cảm ứng được một điều tốt họ chắc chắn được thọ đắc tốt, cảm đến điều xấu họ cũng cảm đắc tốt luôn. Vì sao vậy? Vì tâm họ thanh tịnh, tốt hay xấu đối với họ cũng là nhẹ nhàng, vô sự!

Còn người không có định tâm thì thường buồn vui bất chợt, thương ghét vô thường, lòng chân thành, thanh tịnh ban đầu dễ biến thành tham chấp, hiếu kỳ, vọng cầu, v.v.... Sự biến chuyển này quá nhanh, quá tế vi, nhiều lúc chính họ không hay. Chính vì vậy, từ cái tâm chơn dễ biến thành cái mê vọng! Những người tu hành trước thì có được nhiều cảm ứng khá tốt(!), nhưng sau lại chuyển thành không tốt, nguyên nhân chính là vì tâm còn lao chao quá, hiếu kỳ quá, chưa đủ sức định vậy.

Ngài Ấn Quang dạy, tu hành luôn luôn phải tự nghĩ rằng mình công phu còn yếu, coi mình là phàm phu. Ngài dạy như vậy để chúng sanh tinh tấn lo tu hành, mới có hy vọng thành đạo. Còn người khoe mình đã chứng đắc thì khó tránh khỏi nạn tai về sau!

Ấn Tổ, là Đại Thế Chí bồ-tát tái thế, nhưng Ngài chưa từng tuyên bố mình đắc đạo. Ngược lại, Ngài luôn luôn tự nhận mình nghiệp nặng để làm gương cho chúng sanh. Ấy thế, trong đời này, có rất nhiều người laị dám tự khoe rằng mình đã đắc đạo, đã minh tâm thấy tánh, đã được niệm Phật nhất tâm bất loạn, đã được Phật thọ ký rồi, dám mạnh dạn nói ra những cảnh giới bất bình thường!!!

Trong năm 2007, khi về VN có một vài người tới thăm tôi và họ tự giới thiệu rằng chính họ đã chứng đắc rồi, là người đã vãng sanh rồi, họ còn khoe rằng sư phụ của họ ban đêm thì về Tây phương Cực lạc nghỉ, sáng xuống trần cứu độ chúng sanh. Họ hỏi tôi:
- Anh Diệu Âm niệm Phật đã chứng đắc tới đâu rồi?
Tôi thành thật nói, tôi chưa chứng đắc được gì cả. Câu trả lời này làm cho họ thất vọng ê chề! Họ nghĩ rằng tôi đã chứng đắc cao lắm, và yêu cầu tôi nói sự chứng đắc của tôi xem thử có bằng họ không. Nhưng họ đã hiểu lầm và tôi cũng đành xin lỗi! Thôi, hy vọng hay thất vọng là việc riêng của họ, tôi chẳng dám nói sai sự thật...

Cũng xin nhắc lại điều này, trong năm 2007, có một tờ báo ở VN đã đăng một bài viết nói về cảnh giới "Nhất tâm bất loạn", người viết lấy bút hiệu là Diệu Âm. Nhiều người đọc được tưởng rằng là tôi viết, điện thoại tới chúc mừng. Khi nghe đến tôi rất đỗi ngỡ ngàng và đã nhiều lần lên tiếng đính chính việc này. Xin thưa rằng, người viết đó không phải tôi. Hôm nay, nhân bàn về sự cảm ứng, tôi khẳng định thêm một lần nữa rằng chính tôi chưa bao giờ chứng đắc được cảnh giới Nhất tâm bất loạn, chưa bao giờ dám diễn tả điều nhất tâm bất loạn với ai.

Xin chư vị nhớ cho, người thế gian đồng tên đồng hiệu là chuyện thường. Diệu Âm (Úc châu) vẫn còn nguyên là kẻ phàm phu nghiệp chướng sâu nặng! Xin chớ nhầm lẫn!

"Nhất tâm bất loạn" là danh từ của Tịnh-tông, cảnh giới chứng đắc này tương đương với "Minh tâm kiến tánh" của Tông-môn, "Đại triệt đại ngộ" của Giáo-hạ, là sự chứng đắc của các vị không những phá được kiến-tư nghiệp hoặc, phá được trần-sa hoặc mà còn phá được một phẩm Vô-minh chứng một phần Pháp thân, thành bậc đại thừa Bồ tát Sơ Trụ, bậc Pháp-thân Đại-sĩ ở cảnh giới Hoa Nghiêm chứ đâu phải thường. Những người chứng đắc này, thực tế đối với họ vạn pháp đã giai không rồi. Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, họ có thể đi xuyên qua bức tường dễ dàng. Có khả năng này hay không, người cho mình đã chứng đắc hãy tự kiểm lấy đi!

Như vậy, đã gọi là "Nhất tâm bất loạn", đã "Minh tâm kiến tánh", v.v... thì chắc phải biết rõ rằng, "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Đã hư vọng rồi mà còn dám khoe ra, kể ra những cảnh chứng đắc nữa sao!?



Thành tâm nêu lên vấn đề này, mong chư vị bạn hữu đồng tu gần xa, hãy cố gắng tập tánh khiêm nhường, đừng nên hiếu kỳ mà lỡ gặp điều khó khăn về sau mà bị trở ngại, không tốt!

Ấn Tổ cảnh cáo rằng người thời nay tu hành thường bị trở ngại vì tánh hiếu kỳ. Tu hành có hạ thu công phu, có được thành tựu thì tốt. Nhưng cần chú ý, nhiều người vừa đạt được một điều gì hơi lạ thì vội vã khoe ra, nói khuếch đại đến 100 lần, đến 1000 lần nhiều hơn. Ngài Tịnh Không nói, định lực của quí vị đã bị phá tan rồi. Ấn Tổ nói, tội này lớn hơn sát đạo dâm vọng đến trăm đến ngàn lần, vì nó nhiễu loạn lòng người, (nhất là người sơ cơ, hiếu kỳ), có thể phá tan Phật pháp. Ngài nói tiếp, nếu không chịu khiêm hạ, cứ tham đắm vào đó, đến lúc nặng quá rồi, dẫu chư Phật 10 phương xuống cứu cũng không nổi!

Lời Tổ căn dặn đã quá rõ ràng, xin chư vị lưu tâm nhớ lấy.

Cầu nguyện tất cả đều giữ đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Cầu nguyện tất cả hết báo thân này cùng được cảm ứng đạo giao, đều được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.

Diệu Âm (25/10/2008)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAMO AMITA BUDDHA


_()_
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Cho em hỏi về vấn đề bàn thờ. Nhà em thì có 2 tần lầu thường thường thì tụi em chỉ ở dưới lầu thôi ...... một tháng không lên trên lầu một lần nữa .... riêng em thì em để bàn thờ ở dưới lầu ..... nhưng Ba Mẹ thì nói để bàn thờ trên lầu tốt hơn ... xin anh DA cho ý kiến .... nếu là tùy tâm so duc thì để đâu cũng vậy mà phải không anh

Trả lời:
Để bàn thờ chỗ nào mà chẳng được! Có Phật nào chấp việc này. Tuy nhiên nên chọn chỗ càng trang nghiêm càng tốt. Điều này thể hiện tâm thành kính của ta. Tâm có thành thì mới linh ứng.

Nhiều nhà quá nhỏ hẹp, không có chỗ nào riêng biệt trang nghiêm, họ lập bàn thờ ngay trong phòng ăn, phòng khách, phòng học, thậm chí nhiều người không có bàn họ để dưới đất thờ cũng được. Đây là vì hoàn cảnh eo hẹp chứ không phải bất kính.

Còn nhà cao cửa rộng, có nhiều chỗ trang nghiêm, sáng sủa mà mình lại đặt bàn thờ Phật chỗ tối tăm, heo hút, ồn ào... thì không nên. Tại sao? Mất sự cung kính.

Phải có tâm cung kính Tam Bảo. Đã cung kính thì phải thể hiện rõ rệt qua hình thức. Chớ nên bừa bãi! Tất cả đều để gìn giữ tâm cung kính, tâm chí thành của mình đối với Tam bảo.

Ví dụ, khi tới chùa ta phải nghiêm trang, cung kính lạy Phật, không được nói chuyện trong chánh điện, phải tắt điện thoại khi vào NPĐường, trong các buổi lễ không được nói chuyện riêng, trước tượng Phật không được đứng chắp tay phía sau, không được ngông nghênh cười giỡn, v.v... Một phần thành kính một phần lợi ích, 10 phần cung kính 10 phần lợi ích. Nên nhớ.

Những người tới chùa mà nói cười huyên náo, cử chỉ không nghiêm trang, vì chính họ ngạo mạn, bất kính Tam bảo. Hình tướng bên ngoài thể hiện bản chất bên trong. Làm vậy mang nghiệp lớn lắm, không tốt!

Nhà đạo hữu có hai từng, Diệu Âm đề nghị nên để bàn thờ Phật ở tầng trên thì tốt hơn. Không những thế, nên tìm chỗ thanh tịnh nhất, trang nghiêm nhất, sáng sủa nhất. Tượng Phật luôn luôn hướng ra ngoài sáng, nếu thuận theo hướng nhà thì càng hay, hoặc ít ra phải có ánh sáng tự nhiên chiếu vào bàn thờ mới tốt. Không nên an trí tượng Phật quay vào bóng tối.

Tất cả các tự viện, chùa đều đặt tưọng Phật, bàn thờ theo cách này.

Tầng dưới, nếu muốn, cũng nên thiết kế thêm hình Phật, lưạ chỗ nào tốt nhất treo hình Phật, rất tốt. Nhưng nơi thờ cúng chính vẫn nên ở tầng trên thì hay hơn.

Nếu thiết kế bàn Phật thật trang nghiêm thì tâm ta sẽ trang nghiêm. Mỗi lần nhìn bàn thờ Phật là mỗi lần tâm ta được trang nghiêm, thanh tịnh, vui vẻ. Nếu Bàn thờ không trang nghiêm thì thường tạo trong tâm sự buồn phiền, mất vui. Nếu chính ta có định lực, có đủ thanh tịnh thì người nhà của ta cũng bị ảnh hưởng, từ đó sinh ra buồn phiền, khó chịu trong tâm, chác chắn sẽ ảnh hưởng đến ta không ít.

Những điều này đều ảnh hưởng tới tiến trình tu tập cuả ta cả. Đây là điều tự nhiên. Trang nghiêm cảm ứng trang nghiêm. Tự trang nghiêm thì tự lợi lạc, nếu có môi rường trang nghiêm hỗ trợ thì càng tốt hơn, tâm ta sẽ tăng tiến bất thối. Ngược lại, thì có thể ảnh hưởng đến sự tiến tu đạo nghiệp vậy. Nên nhớ, Tâm-Cảnh luôn luôn ảnh hưởng hỗ tương nhau.

Còn việc "Tùy tâm sở dục" không thể nói trong trường hợp này đâu. Đây là câu Phật nói trong kinh Vô Lượng thọ diễn tả trên cảnh giới Tây-phương, ở đó tất cả ý niệm, nhu cầu, sở thích... của ta, (gọi là DỤC), đều được đáp ứng đầy đủ, (gọi là TUỲ TÂM). Chúng sanh ỏ đó (toàn là Bồ tát bất thối) đều bình đẳng hưởng thọ công đức cua A-di-đà Phật ban cho. Chính vì thế ở cõi Cực lạc tiếng khổ cũng không có chứ nói chi là sự khổ.

Xin đừng hiểu tùy tâm sở dục là ở đây muốn sao thì muốn, làm sao cũng được. Nghĩ như vậy thường dẫn đến mất hết Lễ-Nghi-Tiết, thành ra thiếu mất trật tự, gây điều lộn xộn.

Diệu Âm
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 03/02/09 19:07 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi: Có 1 cư sĩ ở VN, tương đối thân quen với em, khuyên em theo phương pháp tu
thiền. Người này trước đây đã tu Tịnh độ rất lâu năm rồi, bây giờ chuyển sang tu Thiền. Theo người này thì tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chỉ về
Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?
Theo người đó thì tất cả các Phật đều có thể bị giả? Kể cả Phật A Di Đà cũng có thể bị giả? Và nếu 1 ví dụ có 1 nha sư đã nhìn thấy Phật A Di Đà hiện ra, nhưng sau đó thì phát hiện là giả. Theo anh nói thì Phật A Di Đà không thể nào bị giả được. Thế nào là đúng?

Trả lời:

Tu Thiền, tu Tịnh, tu Mật, tu Hiển, tu Giáo... tu nào cũng có thể đắc đạo. Nhưng phải hợp với căn cơ mới được thành tựu. Còn tu mà không hợp căn cơ thì không thể nào thành tựu được. Tu không thành tựu thì tu làm chi cho uổng phí công sức để hưởng lấy kết quả trống không. Tệ hơn nữa, coi chừng bị trở ngại, bị chướng nạn, bị sập bẫ... tự mình chịu mất phần thiện lợi, đôi khi còn bị thiệt hại cuộc đời của mình nữa là khác!

Trong câu nói của vị nào đó, Diệu Âm chú ý mấy điểm:
1) Tu Tịnh độ lâu năm rồi;
2) Tu thiền là bước đi thẳng;
3) Về Tây-phương chưa thoát luân hồi.
4) Phật A-di-đà bị giả, một vị .....

Những điểm này thật đáng nên phân tích kỹ lưỡng
.
(Vì vấn đề này lớn quá, sợ rằng một thư này mổ xẻ không đủ. Kiều Thanh cần kiên nhẫn nhé).

1) Tu Tịnh lâu năm:

Một người tự xưng là tu Tịnh độ lâu rồi. Nhưng xin hỏi, tu Tịnh thì đã tu theo kinh nào vậy? Hành trì như thế nào? Ai hướng dẫn vậy? Mà sao, khi nói ra thấy hình như chưa bao giờ tu qua Tịnh độ vậy? Đã gọi là tu Tịnh thì lý Tịnh độ phải thông suốt, nếu không thông suốt thì ít ra cũng hiểu phần căn bản chứ. Còn ở đây, qua lời thuật lại của Kiều Thanh, thì hoàn toàn không có một nét gì về Tịnh độ cả!?...

Trong Pháp môn Tịnh độ, có ba bộ kinh căn bản là: kinh Phật thuyết A-di-đà, kinh Đại thừa Vô lượng Thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, Kinh Quán Vô lưọng thọ và cộng thêm một bộ luận nữa là Luận Vãng Sanh của Bồ tát thiên Thân, gọi chung là tam kinh nhất luận.

Người tu Tịnh độ lâu năm, thì ba bộ kinh và 1 bộ luận này chắc phải tụng qua, không thuộc lòng thì ít ra cũng nắm được phần chính yếu. Xin hỏi, thực sự người đó đã đọc qua chưa? Nếu đã đọc qua, xin hỏi có hiểu lời Phật dạy trong đó không? Nếu nói hiểu, xin hỏi có hiểu rõ ràng không? Nếu nói đã hiểu rõ, xin hỏi tại sao lại nói những lời hoàn toàn trái ngược với lời Phật dạy trong kinh vậy!?...

Vì để cho chúng sanh thời mạt pháp này tin tưởng vững mạnh hơn vào pháp môn Tịnh độ hầu được viên mãn thành đạo, Tổ Ấn Quang cùng chư đại đức đã đưa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm và chương Đại Thế Chí Viên thông vào hệ thống Kinh luận Tịnh độ, thành ra có 5 kinh và 1 luận. Tất cả tông chỉ của pháp môn Tịnh độ đã gói trọn trong 5 kinh và 1 luận này.

Một người tu Tịnh lâu năm, nghĩa là lâu năm phải đọc tụng kinh điển Tịnh độ, phải nghiên cứu kinh điển Tịnh độ, phải lý giải được lời Phật dạy trong pháp tu Niệm Phật. Như vậy, LÝ-SỰ Tịnh độ đã nhập vào tâm, một lời nói ra phải có âm hưởng Tịnh độ, phải hợp theo lời Phật dạy trong kinh điển Tịnh độ chứ. Ở đây, những lời nói, ý tưởng hoàn toàn trái ngược với kinh Phật, hoàn toàn sai lý Tịnh độ, thì xin hỏi rằng, suốt thời gian gọi là tu Tịnh đó, người đó đã tu như thế nào? Hành như thế nào? Y cứ vào kinh nào? Chứ còn tất cả năm bộ kinh và một bộ luận chính yếu chuyên công của pháp môn Tịnh độ hoàn toàn không có chỗ nào nói những lời như người cư sĩ đó nói, cũng không có một ngụ ý nào hàm chỉ đến những điều như người đó nói. Như vậy, thì làm sao dám tự xưng là tu Tịnh lâu năm được!?

Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, "Thời mạt pháp kinh đạo diệt tận", nghĩa là, kinh của Phật dần dần bị diệt, pháp của Phật dần dần bị tận. Chánh pháp càng ngày càng yếu, tà pháp càng ngày càng mạnh, cho đến hết pháp vận của Phật (tất cả 12 ngàn năm) thì đến thời diệt pháp, (có nghĩa là không còn pháp Phật nữa).

Tại sao bị diệt vậy? Chính vì chúng sanh mê muội chạy theo kiến chấp sai lầm, tạo nên nghiệp chướng sâu nặng, thế thì tự chúng sanh phải thọ báo nạn. Báo nạn này bắt nguồn từ chỗ chúng sanh không tu theo kinh Phật, không làm theo kinh Phật. Ngược lại con nghi ngờ lời Phật, nói sai lời Phật dạy trong kinh điển, không chịu y giáo phụng hành, mà còn tự vạch lấy đường riêng để đi. Nói cách khác dễ hiểu hơn, tu theo người khác, hành theo hướng khác, chứ không tu hành theo pháp Phật.

Xin chư vị đồng tu cần nên sáng suốt nhận định trong vấn đề tu hành, cần chú ý hiểu rõ những phương cách hành trì. Sự đạo, Lý đạo cần phải phân minh hầu tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc! Hiện nay, trong xã hội, có rất nhiều người tụ xưng là tu theo Thiền, theo Tịnh, theo Mật... nhưng thực ra, họ tu hành theo kiểu tự sáng chế ra, không theo một quy củ nào hết, cứ nghĩ sao làm vậy. Rất nhiều giáo phái hoàn toàn tự chế, tự hành, thật mới lạ, hoàn toàn theo tôn chỉ riêng của họ. Nếu quí vị chú ý một chút thì thấy ngay hiện tượng này, rõ ràng lắm chứ không phải úp mở gì đâu.


Ví dụ, chúng ta thường nghe có người tự xưng là tu Tịnh, nhưng thật ra họ không tu Tịnh. Trong cách hành trì, kinh Tịnh độ thỉnh thoảng một tháng có tụng qua đưọc một vài lần, còn suốt thời gian khác thì họ tụng đủ thứ, họ hành đủ thứ, ngay cả dùng bùa, dùng Ngải, pháp thuật, lên đồng, nhập xác... đều được cố tâm thực hành cả. Ấy thế mà tự xưng là Tịnh độ. Trong kinh Tịnh độ, có chỗ nào Phật dạy như vậy đâu?

Tu như vậy gọi là tu "Tạp" chứ không phải tu "Tịnh". Tu Tịnh là tu "Nhất", tu Tạp là tu "Loạn"! Nhất là "Nhất tâm bất loạn", Loạn là: "Loạn tâm bất tịnh". Nói chung, họ không tu theo Tịnh, không hành theo Tịnh. Ngược lại, họ hoàn toàn tu theo Tạp, hoàn toàn hành Loạn, mà vẫn hiểu lầm là tu theo Tịnh độ. Dù cho, đôi khi họ cũng đọc qua kinh Tịnh độ, nhưng xét cho kỹ, sự đọc tụng này cũng nằm trong cái tạp loạn mà thôi. Vì sao vậy? Vì họ hoàn toàn không nguyện vãng sanh, không tin vãng sanh, không tin A-di-đà Phật. Họ tụng kinh Tịnh độ chỉ để cầu phước, cầu pháp thuật, cầu thần thông, cầu công năng đặc dị nào đó... Những thứ này Phật cấm tuyệt mà họ lại thích. (Xin mở ngoặc, đây là nói chung chứ không nói riêng ai).

Cho nên, khi gặp một người tự xưng là tu hành chân chính, chúng ta cần nên âm thầm xem xét cho kỹ về cách hành trì và hướng đi của họ mới dám xác quyết, chứ không thể bừa bãi vội vã tin theo. Ví dụ, Phật dạy vãng sanh về Tây-phương để thành đạo Vô-thượng, vậy mà chúng sanh lại nói, về Tây-phương còn luân hồi sanh tử. Kinh A-di-đà, kinh Vô-lượng-thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng-nghiêm, kinh Đại-tập, v.v... và v.v... nhiều lắm, rất nhiều kinh điển của Phật đều nói điều này, bằng cách này hay cách khác đều khuyên chúng sanh phải nguyện sanh về đó để viên thành Phật đạo. Có người không tin có cõi Cực-Lạc, có người nói sanh về Tây-phương là sanh qua nước Ấn-độ, (về Ấn độ nóng bức, nghèo khổ đói khát có gì vui đâu?), về Tây-phương là ích kỷ, là trốn đời, v.v...và v.v... Những lời này ngược với lời Phật dạy, ngược với lý đạo, sai Phật pháp. Ngũ kinh Tịnh độ hoàn toàn không có nói. Tam tạng kinh điển của Phật để lại, chắc chắn không có kinh nào Phật nói điều này. Chúng ta phải cẩn thận, chớ để những lời tà vạy trong tâm.

Tu Tịnh là chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người nào quyết lòng tu như vậy, trong kinh Vô lượng thọ Phật gọi là "Chánh định tụ"; tu Tạp nhạp, đụng đâu tu đó, không có hướng nhất định, hiếu kỳ, thấy điều gì lạ lạ đều muốn làm thử, Phật gọi những người này là "Bất định tụ"; Những người không tin pháp môn niệm Phật, bài bác pháp niệm Phật, phật gọi là "Tà định tụ". Phật dạy, chỉ có "Chánh định tụ", nghĩa là người chân chánh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, (Nghĩa là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác). Còn người "Bất định tụ" và "Tà định tụ" thì thời này nhất địng không thể nào thành tựu đạo quả. Đây là Phật dạy. Trong kinh A-di-đà Phật, hai lần đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật thọ ký rằng, "người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ sẽ không còn thối chuyển cho đến khi chứng Vô thượng Bồ đề". Trong Kinh niệm Phật Ba la mật, Phật xác quyết rằng vãng sanh Tây phương thì sẽ thành Phật, cho nên Phật tuyên bố thẳng rằng, "Vãng sanh Tây phương tức là thành Phật". Vậy thì tại sao có người dám nói rằng về Tây-phương là còn chết, còn luân hồi sanh tử.

Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết! Nói sai kinh Phật tội lỗi vô cùng lớn, xin chớ vọng ngôn!Một người tu Tịnh, nếu đúng là Tịnh, thì chắc chắn Lý vãng sanh vững vàng, Sự vãng sanh vững vàng. Đã vững vàng lý sự, thì đâu có thể nói điều trái, ngược ngạo với kinh Phật được! Cần phải kiệt thành sám hối!!!

Còn người tu tạp, không thể tự xưng là tu Tịnh được.Tạp là loạn, đã loạn thì không tịnh. LOẠN và TỊNH là hai nghiã hoàn toàn trái ngược nhau, xin chu vị đừng lầm lẫn!

Trong pháp tu Tịnh độ có ba điều cấm kỵ là: Hồ Nghi, Xen Tạp, Gián Đoạn. Hồ Nghi lời Phật thì không thể chấp nhận là người học Phật chân chính được, nhất là pháp môn Tịnh độ. Giáo pháp của Phật là khuyên nhắc chúng sanh "Đoạn nghi sanh tín", chứ có thể nào bảo chúng sanh đoạn tín sanh nghi đâu? Nhiều người vì thiện căn quá kém nên mới không tin lời Phật, vì cống cao ngã mạn cho nên cứ đề khởi mối nghi. Phật đại từ đại bi thấy vậy cũng phải tùy duyên mà giáo hóa, giảng giải cho chúng sanh mau mau phá mê khai ngộ, bỏ nghi sanh được tín tâm vững vàng để sớm được vãng sanh thành đạo Vô thượng... Đáng tiếc! Thương cho chúng sanh cứ mãi mê mờ nghi ngờ lời Phật dạy!

Đã nghi ngờ lời Phật, là phạm điều kỵ thứ nhất. Phạm điều thứ nhất thì dẫn đến phạm tất cả các điều. Chính vì thế, dù cho nhiều năm sinh hoạt dưới hình thức Tịnh độ, hoặc xưng danh là Tịnh độ, chứ thực chất không phải là tu Tịnh độ. Không tu Tịnh độ nên Lý Tịnh độ không hiểu sâu, hoặc nhiều khi không biết gì cả. Từ đó, hình tuớng thì nói tu, nhưng tâm hồn thì chạy theo vọng tưởng, vọng cầu, những sự hiếu kỳ hư huyễn để sau cùng bị loạn, mất cả lý tưởng chân chánh. Khi đã mất lý tưởng chân chánh thì không còn biết đâu là chánh, đâu là tà. Điều này thấy được khá rõ ràng, vì người học Phật mà dám mạnh dạn nói sai lời Phật dạy, không lấy kinh điển làm tiêu chuẩn tu hành, bên cạnh lại chạy theo tư tưởng thế gian, lấy kiến giải của người thế gian mà tu hành theo. Thật sai lắm vậy!

Thời mạt pháp, Phât dạy chúng sanh phải theo "Tứ y pháp để tu" thì mới được thiện lợi. Tứ Y pháp là, "Y Pháp bất Y nhân, Y ý bất Y ngữ, Y liễu pháp bất Y bất liễu pháp, Y trí bất Y thức". (Tứ y pháp này có bàn kỹ trong bộ KNNP). Trong bốn điều y cứ này, đầu tiên Phật nhấn mạnh, chúng sanh phải "Y Pháp bất Y Nhân". Nghĩa là, nhất định phải y theo kinh điển tu hành, không được nghe theo bất cứ ai cả. Xin chư vị đồng tu nhớ lấy điểm này. Khi nghe một ngưòi nào nói điều gì liên quan đến Phật pháp thì phải xét lại cho k ỹ rằng đìều này có đúng theo kinh hay không? Hễ đúng thì theo. Không đúng thì nhất định không được làm theo, dù người nói đó là ai! Quyết định vững như vậy mới tránh khỏi lạc vaò đường Tà, tránh tai họa vào thân, tránh điều khổ nạn cho vạn kiếp về sau.

Tu không chuyên nhất, lại "Xen tạp" đủ thứ là phạm điều kỵ thứ hai. Vì xen tạp thành ra nghiên cứu tùm lum. Hơn nữa lại không nghiên cứu chánh pháp, không chịu ngày đêm đọc tụng kinh Phật, suy nghiệm lời Phật trong kinh điển để thực hành cho chính xác, mà cứ để tâm chạy theo thế trí biện thông, những luận giải vô căn cứ, thành ra lời Phật dạy thì quên mất, lời chúng sanh dạy thì để trong tâm. Chính vì thế mà nói lên toàn là luận điệu sai trái, hoàn toàn không có trong kinh Phật, mà vẫn cứ yên chí làm theo không một chút giựt mình tỉnh ngộ! Nếu không mau sám hối, chắc chắn sẽ dẫn tới tới chỗ tai hoạ!

Trong ba điều kỵ của pháp niệm Phật, xen tạp là điều tối kỵ trong các điều kỵ. Tu hành xen tạp quyết định khó phần thoát ly sanh tử luân hồi, nhất định đời này sẽ bị kẹt lại trong tam đồ lục đạo. Đáng thương lắm vậy!

Điều thứ ba là Gián đoạn. Gián đoạn, không phải chỉ cho vì công việc làm ăn làm trở ngại việc niệm Phật liên tục, mà chính là cách tu hành xen tạp. Tu xen tạp, suy cho cùng, vì lý đạo chưa thông, không đủ niềm tin vào pháp Niệm Phật, một đời thành Phật này. Tín tâm không đủ nên đứng đầu này trông đầu nọ, vay cách này cầu cách khác, tâm lao chao chẳng yên, gọi là "Tâm viên ý mã". Không có lòng chí thành chí kính y theo lời Phật, thành ra cơ hội liễu đoạn sanh tử có sẵn trước mũi bàn chân mà đành phải mất phần giải thoát. Đáng tiếc thay!

(Hôm nay trả lời điều (1). Các điểm, xin hẹn thư sau.

Diệu Âm
28/10/2009
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 03/02/09 19:16 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Hỏi:
Tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chr về Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?


Trả lời:
Hôm trước bàn về vấn đề "Tu Tịnh lâu năm". Hôm nay bàn đến chuyện "Tu Thiền là bước đi thẳng" và "vềTây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi".

Xin thành thực nói rằng, câu nói "Thiền là bước đi thẳng" thì đúng mà ở đây người nói có lẽ đã hiểu sai! Còn câu nói: "vềTây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi" thật là quá tệ hại, quá sai lầm, quá tội lỗi!...

"Thiền là bước đi thẳng" đúng vì đường tu nào cũng có thể gọi là tu thẳng cả, chứ không phải chỉ tu Thiền mới thẳng còn cách tu khác là quẹo. Nhưng vấn đề là "Thẳng tới đâu?". Nếu đặt mục tiêu chính xác thì thẳng tới chỗ thành tựu chánh đạo, mục tiêu sai lạc thì thẳng vào cảnh giới tối tăm! Tu theo Liễu giáo thì thẳng tới chỗ giải thoát viên mãn, tu theo Bất liễu giáo thì thẳng tới cảnh mông lung vô định hướng! Xui xẻo hơn nữa, có rất nhiều người tu hành đã chọn lầm mục tiêu, bước thẳng vào đường tà đạo, gây nhiều thiệt hại cho chúng sanh. Có người cứ tưởng rằng 3 cõi thiện trong lục đạo là tốt, thành ra đời đời kiếp kiếp phải chịu tử sanh luân hồi. Thậm chí, có người mê muội suốt đời cứ mãi tạo nhân điạ ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì tu hành dù có ra gì đi nữa cũng sẽ đi thẳng xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh để thọ khổ mà thôi!

Cho nên, tu pháp nào cũng thẳng cả, nhưng phải tự hỏi lại chính mình rằng, liệu có đủ trí huệ để nhận rõ mục tiêu tối hậu một cách chính xác chưa? Nếu trí huệ chưa có, mê mê muội muội chưa rõ đâu là đâu thì mau mau trở về với lời Phật dạy, y giáo phụng hành, nhất định phải lấy kinh Phật làm tiêu chuẩn, chớ ly một ý, một từ thì mới mong thoát khỏi hiểm nạn của thời mạt pháp này. Phật dạy, pháp giới mông huân, nghĩa là rộng lớn vô tận, huyền ảo vô cùng, chúng sanh mê mờ như chúng ta khó lòng phân định. Nếu vội vã lấy cái suy nghĩ cạn cợt của mình cho là đúng, chấp vào đó rồi tự quyết định đường đi, thì tự mình lầm lũi bước thẳng vào nơi hiểm nạn vậy!

Tu hành có rất nhiều tầng cấp, mỗi tầng cấp cần phải có phương pháp, phương tiện, nhu cầu, trí huệ, căn cơ... khác nhau. Đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật để lại cho chúng sanh 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập, pháp nào cũng vi diệu để đối trị với phiền não, nghiệp chướng. Nếu là tiểu tu thì có cách đi thẳng của tiểu tu, đại tu có cách đi thẳng của đại tu. Viên tu có cách đi thẳng của Viên tu. Nhất định mỗi bậc thành tựu đều có nhu cầu riêng, đòi hỏi những năng lực khác nhau.

Chính vì thế, nói rằng đi thẳng thì cách tu nào cũng có thể gọi là đi thẳng cả.. Nhưng khi nói đi thẳng tới đâu thì lại là vấn đề khác, càng cao càng khó hơn, càng vi tế hơn! Cách đi thẳng của người tiểu tu thì đối với người đại tu có thể chỉ là bước đi lòng vòng. Cách đi thẳng của người đại tu, đối với người viên tu chưa chắc sẽ được đánh giá cao!...

Ví dụ, có người nghĩ rằng con người là nhất, họ chỉ muốn tu sao cho được làm người là đủ. Cách tu này tốt, nhưng đối với người muốn sanh lên Trời hưởng phước thì cách tu làm người trở nên quá nhỏ hẹp. Tu để lên một cảnh giới Trời thật sự khá tốt, nhưng đối với người muốn vượt ra khỏi tam giới lục đạo họ không thèm tới.. Vượt ra khỏi tam giới lục đạo gọi là thoát ly sanh tử luân hồi.

Thoát ly sanh tử luân hồi, cảnh giới này là một trong những cảnh chứng đắc trong pháp Phật, vượt qua khỏi hàng phàm phu, bắt đầu nhập vào 4 cảnh giới cuả A-la-hán.


Tuy nhiên, thoát ly sanh tử luân hồi vẫn còn có những cảnh giới cao hơn nữa. Có rất nhiều người còn nhầm lẫn rằng vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi là cảnh giới cao nhất, tốt nhất, là thành Phật. Điều này hoàn toàn sai lầm! Chứ thật ra, vượt qua tam giới chỉ mới là "Vị bất thối" mà thôi, còn có "Hạnh bất thối", "Niệm bất thối" nữa. Mỗi bậc sau cao hơn bậc trước.

Vị bất thối là cảnh giới chứng đắc của Nhị thừa, mới phá được kiến-tư phiền não, vượt qua cảnh giới phàm phu, chứng vào 4 cảnh giới A-la-hán. Hạnh bất thối thì phá thêm được trần sa hoặc, vượt qua cảnh giới Nhị Thừa, cao hơn cảnh giới cuả các vị A-la-hán cuả Nhị thừa. Còn Niệm bất thối thì bắt đầu phá được từng phẩm Vô minh chứng từng phần pháp thân của các vị Pháp thân đại sĩ, từ Sơ Trụ Bồ tát trở lên, cao hơn các cảnh giới trước rất nhiều..

Trong khi đó, một người vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc, đều chứng được tam bất thối, tức là, Vị bất thối, Hạnh bất thối, Niệm bất thối họ đều được chứng đắc cả. Không những thế, mà trong kinh Phật, cũng nhu các luận của chư Tổ đều nói rằng, người vãng sanh Cực-lạc, dẫu cho hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng được "Viên chứng tam bất thối". Nghĩa là, Kiến tư hoặc, trần sa hoặc đã được sạch, và vô minh hoặc không phải chỉ đoạn một hai phẩm, mà đoạn được tới 36, 37 phẩm, và năng lực của họ ngang bằng với Thất Địa, Bát Địa bồ tát ở cõi Hoa Nghiêm. (Xin xem thêm giảng ký của HT Tịnh Không & xem kỹ kinh Vô lượng Thọ).

Ấy thế, nhiều người không hiểu cảnh giới, chưa nghiên cứu kỹ kinh điển của Phật, đụng đâu nghe đó, dám mạnh dạn nói rằng về tới cảnh giới Tây-phương vẩn còn trong sanh tử luân hồi! Một câu nói hoàn toàn tráí ngược với lời Phật dạy. Nếu không cẩn thận, đem ý tưởng này hướng dẫn, truyền rộng cho người khác thì tội này thuộc loại phỉ báng Phật pháp, vô cùng nghiêm trọng! Xin thành tâm khuyên rằng, hãy mau mau sám hối gấp. Vì không biết, lỡ nói sai thì thành tâm sám hối sẽ gỡ được tội rất nhiều.


Còn nếu cố chấp, không chịu sửa sai, thì cũng đành tùy duyên thôi! Tội ai nấy lo.. Gặp nhau trong đời này, dù dưới hình thức nào thì giữa chúng ta cũng có duyên với nhau. Có duyên thì cố gắng khuyên, nhiều lắm cũng chỉ là dám mạnh lời khuyên nhắc nhau thôi. Khuyên rằng, phải tự thương lấy tương lai của mình, phải cố tránh những bước chân đi thẳng vào cảnh đọa lạc, khổ đau, tối tăm nhiều kiếp. Đừng nên để cái tội này trở nên quá lớn, quá nặng. Lúc đó, dù cho, giả như chư Phật 10 phương muốn xuống cứu cũng cứu không nổi. Xin chớ xem thường!

Trên cảnh giới Tây phương có 4 độ là: Phàm Thánh Đồng Cư độ, Phương Tiện Hữu Dư độ, Thực Báo Trang Nghiêm độ, Thường Tịch Quang Tịnh độ.

Phàm phu như chúng ta sanh về Tịnh độ ở cảnh Phàm Thánh Đồng cư. Các vị A-la-hán đã vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi, các Ngài niệm Phật cầu vãng sanh về Tây phương thì được sanh ở Phương Tiện Hữu Dư độ. Như vậy tại sao có người lại nói sanh về Tây Phương còn sanh tử luân hồi? Chẳng lẽ các Ngài A-la-hán đã thoát luân hồi lại ngày đêm niệm Phật cầu đi đến chỗ chết đi sống lại, sanh tử luân hồi nữa sao?

Các vị Pháp thân đại sĩ ở cõi Hoa Nghiêm, cao hơn A-la-hán của Nhị thừa rất nhiều, họ có thể hiện thân Phật ở các quốc độ để giáo hóa cứu độ chúng sanh, cũng được đức Bồ tát Phổ Hiền dạy 10 đại nguyện vương để cầu sanh về Tây phương, hầu trọn thành Phật đạo, các Ngài được sanh về cảnh Thực Báo Trang Nghiêm độ. Pháp thân đại sĩ mà còn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, thi hàng chúng sanh phàm phu sao dám nói lời sai trái với kinh Phật.

Nói lời sai là tạo khẩu nghiệp. Nếu khẩu nghiệp này mà trái nghịch Pháp Phật thì trở thành lời đại vọng ngữ, phỉ báng pháp Phật . Xin nhớ cho, tội phỉ báng Phật pháp thuộc về "Ngũ vô gián tội", nghĩa là 5 tội bị đọa vào điạ ngục A-tỳ, thuộc Vô gián điạ ngục, vô cùng kinh khủng!

Phỉ báng pháp Phật là ý nghiệp. Ý tưởng không thuận theo pháp của Phật, không y giáo phụng hành, đây thuộc về tâm cuồng ngạo, dẫn đến tội bất kính, bất kính thuộc về thân nghiệp. Từ một điểm sơ suất là lời nói thôi, mà 3 nghiệp thân khẩu ý đã sai phạm cả rồi! Tu hành là bước đi thẳng, đi thẳng vào chỗ sai để sửa. Sao không bắt đầu ngay chỗ này mà sửa liền đi?!...

Chúng sanh ai mà không mê mờ! Nếu nhận rõ, chính ta cũng là một chúng sanh thì cũng bị mê mờ! Vì mê mờ nên tạo nghiệp. Tạo nghiệp nên phải tu để chuyển nghiệp, tiêu nghiệp, phá nghiệp. Tu hành là bước đi thẳng tới chỗ phá nghiệp. Thì sám hối lỗi lầm kịp thời không phải là một bước tu thẳng đó sao?

Vậy thì, xin khuyên lần nữa rằng, những ai lỡ nói Phật pháp mà sai với chánh pháp của Phật, hãy mau mau sám hối. Thanh tâm sám hối, kiệt thành sám hối, chắc rằng vẫn còn kịp để chuộc tội. (Đây là lời chân thành, xây dựng nhau, vì thấy quả báo quá nguy hiểm nên nhắc nhở, nhấn mạnh nhiều lần chứ không dám có vọng ý gì khác!).

Trở lại vấn đề "Tu Thiền là bước đi thẳng". Đúng đấy, trong pháp môn Thiền định được gọi là pháp "Trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật". Thành Phật là trở về chính cái chơn tâm bổn tánh của chính mình. Trực chỉ nhân tâm là đi thẳng vào tâm. Cho nên, đây là pháp đi thẳng nhất rồi chứ còn gì nữa? Nhưng thực ra, xin chư vị hãy nhớ cho, từ cái cửa miệng này đi vào chơn tâm nó cách ngăn đến 88 phẩm Kiến-hoặc thô lậu. Ai là người có khả năng phá được đây? Nhiều vị Tổ sư mà than rằng mộ vài phẩm phá không được, chẳng lẽ ta hơn Tổ sư sao? Phẩm Kiến-hoặc thô thiển mà phá không nổi thì đến phần 81 phẩm Tư-hoặc tế vi là sao phá đây?

Còn nữa, Trần sa hoặc, những dụ hoặc của thế trần, cạm bẩy của ma chướng, những thế lực của ngũ ấm ma, v.v.. và v.v... bủa vây, lôi kéo, ngăn che... tính làm sao đây? Từ cái vọng tâm này muốn cho được khai tâm thấy tánh thực sự phải trải qua trùng trùng chướng nạn, chứ đâu phải dễ dàng như ta đang ngồi trước ly càfé tán gẫu, noí huyền nói diệu đâu!

Phá trần sa hoặc chưa hết đâu, còn đến Vô-minh hoặc nữa, nếu sơ ý cứ lý hay luận giỏi mãi thì vạn kiếp sau chưa cũng chưa nhận ra nó là gì, ngược lại coi chừng còn vô minh hơn nữa, chứ đừng nói chi đến chuyện phá Vô minh để viên thành Phật đạo! Thật quá thê thảm!

Thực ra, đây là pháp tu của chư vị Bồ-tát, những vị thượng thượng căn, thượng thượng trí chứ đâu phải là pháp tu hành của kẻ hạ ngu như chúng ta. Người đời ưa Lý cao mà quên Sự thấp. Vô tình suốt đời cứ chạy theo lý huyền luận diệu, vô tình tu thì có tu, nhưng cũng chỉ là "Bước chân đi thẳng" vào cảnh thất bại, bẽ bàng, chua xót! Sanh tử vẫn còn nguyên, đọa lạc khó tránh khỏi! Buồn thay, buồn thay!

Đức Thích-Ca Mâu-ni xuống trần lập đạo để cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi, Ngài dạy chúng sanh phải cầu vãng sanh Tây phương để sớm thành tựu đạo quả, có bao giờ Ngài lại bày cho chúng sanh đi tới chỗ sanh tủ luân hồi dẻ chịu khổ!

Vậy thì sao không sớm quay đầu niệm A-di-đà Phật, cầu vãng sanh Tịnh-độ? Vãng sanh Tịnh-độ thì viên mãn ba bậc không thối chuyển. Đây là nhờ đại nguyện của đức Phật A-di-đà gia trì, chúng sanh nhờ công đức cuả Ngài ban tặng mà một đời thành đạo vô thượng. Há không hay hơn sao?

A-di-đà Phật,
Diệu Âm
(11/11/2008)
Sửa lần cuối bởi hieuphuctien vào ngày 03/02/09 19:17 với 1 lần sửa.


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Cháu Phượng,
Cháu viết thư lời lẽ chân thành, tâm cháu rất tốt. Chú trả lời cho cháu đây.

1)Cháu muốn tìm một minh sư thì chú giới thiệu cho cháu liền. Ngài Tịnh Không là minh sư đó. Chú chỉ dám giới thiệu với cháu 1 người này thôi. Tùy duyên mà học hỏi.

2)Cháu thấy chân tướng toàn là khổ đau, giả tạm không thật. Biết vậy thì tập buông xả để niệm Phật. Nhắc rõ rằng, "Buông xả" có nghiã là không chấp, không lo, không buồn, không khổ, không cạnh tranh, không ganh tỵ, không nói thị phi, v.v... nói chung là tập cho tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng, không nhức đầu vì tiền bạc, không bận bịu danh vọng, không đổ mồ hôi sôi nước mắt để mưu cầu sự nghiệp giả tạm nữa. Tất cả đều để tự nhiên, tự nhiên có, tự nhiên mất, tự nhiên đến, tự iên đi, tự nhiên được, tự nhiên mất, v.v... Gọi là buông xả, chứ không phải buông xả là sống xả láng, bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ cha, bỏ mẹ... đâu nghen.

Người biết buông xả thì lúc nào cũng vui, vì có gì quan trọng đâu mà buồn. Người còn buồn bã, phiền muộn, còn tức chuyện này, còn sợ chuyện nọ... thì chưa biết buông xả vậy!

3) Cháu thường thấy mình còn vọng tưởng, tâm không an định để niệm Phật, đây là chuyện rất thông thường chứ không có gì lớn lắm đâu. Thật tế, hình như ai cũng vậy cả, chính chú Diệu Âm này cũng không tránh khỏi.
Trong KNNP chú có nói khá nhiều về điều này, (hình như tập 3?). Đừng sợ. Hãy coi đó là điều tự nhiên, vì chúng ta đều là phàm phu mà! Nếu không có vọng tưởng thì cháu thành Phật bồ tát rồi, còn đâu phải hỏi đến chú.

Cho nên muốn hết vọng tưởng thì:
-Không thèm để ý đến nó nữa, không buồn vì vọng tưởng nữa, không sợ vọng tưởng nữa, không ghét vọng tưởng nữa... Không để ý đến thì nó đến hay đi kệ nó. Không buồn vì nó nữa thì ta cảm thấy thoải mái, vui tươi hơn. Không sợ vọng tưởng nữa thì ta an nhiên tự tại. Không ghét vọng tưởng nữa thì tâm ta thấy bình đẳng, không chê ai lắm, cũng không khen ai nhiều. Tâm ta bình lặng

- Lợi dụng vọng tưởng để tu hành. Nghĩa là, thấy mình có vọng tưởng thì biết mình căn cơ thấp, nghiệp nặng, chướng dày... Vậy thì hãy tự nhắc nhở công phu, tu hành nhiều hơn. Nhiều người cạn suy, tâm ý lỗ mãn không tự thấy mình là hạ căn, hạ trí, ưa nói huyền nói diệu mới là người tội nghiệp, vì sau cùng họ sẽ bị nạn rất nặng, chứ ta đã biết rồi thì giải nạn dễ lắm.

- Giải nạn băng cách nào? Chẳng sợ Niệm khởi, chỉ sợ Giác chậm. Niệm là chỉ cho vọng niệm, tạp niệm, nghĩ ngợi lung tung.. Giác là câu A-di-đà Phật. Nếu vọng niệm khởi lên, thì miệng niệm A-di-đà Phật liền, không cần suy nghĩ chi cho mệt óc, không cần biết vọng niệm có hết hay không, không cần xem xét vọng niệm lớn hay nhỏ, xấu hay tốt, nặng hay nhẹ. Mặc kệ nó đi, cứ cất lời niệm câu Phật hiệu thì một thời gian cháu sẽ thấy kết quả. Tuyệt vời.

Pháp niệm Phật là pháp đại giải nạn, không những giải nạn mà còn dễ dàng thành đạo nữa. Cháu đã xem qua nhiều video vãng sanh rồi phải Không? Vãng sanh thì sẽ thành đạo đó. Dễ dàng không? Rõ ràng, ai cũng có thể VS cả phải không? Như vậy chính cháu cũng sẽ VS dễ dàng, chỉ cần biết cách tu thì được thôi.

4)Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát, tu 10 điều thiện thì rất quan trọng, ai cũng phải lo làm.

Hiếu dưỡng cha mẹ là cái đức đầu tiên trong Phật giáo. Người không có hiếu thuận với cha mẹ không thể học Phật, không thể coi là người tốt được.

Phụng sự Sư trưởng là kính trên nhường dưới. Người ăn nói vô lễ, cử chỉ hỗn hào, tánh tình cao ngạo... phạm phải điều này.

Sát sanh hại vật chắc chắn bị quả báo tệ hại, thường bị bệnh hoạn khổ đau về sau. Những chứng bệnh nan y không chữa trị được hầu hết đều liên quan đến việc sát sanh. Hơn nữa, các bệnh về oan gia trái chủ đều từ sát sanh mà ra. Phải biết lành thiện lành, phóng sanh lợi vật, niệm Phật cầu sám hối mới mong giảm trừ.

Mười điều thiện là căn bản để thành người hiền lành.

4 điều này phải lo tròn, chớ nên sơ suất. Cháu phải cố gắng hết sức đẻ làm nhé.

5) Niệm Phật nhất tâm bất loạn. Đây là kết quả cuả công phu tu tập, và nói thực rõ hơn là cảnh giới chứng đắc khi ta phá được ít ra cũng sạch hết nghiệp hoặc mới được, chứ không phải niệm Phật được một vài phút an tịnh đâu. Nhiều người hiểu lầm chuyện này, thành ra khi ngồi niệm Phật có cảm giác lâng lâng nhẹ nhõm một chút thì tưởng mình đã niệm Phật nhất tâm bất loạn, chạy đi khoe khắp nơi. Không phải vậy đâu. Người ưa khoe như vậy coi chừng bị trở ngại đó!

Cho nên cháu không cần nghĩ đến việc nhất tâm bất loạn làm chi cho mệt óc. Tập buông xả thì chuyện nhất tâm bất loạn cũng buông xả luôn đi. Hãy lo cái nhân, đừng lo cái quả. Cái quả cứ để tự nhiên. Tự nhiên đến, đi, còn, mất... kệ nó. Được như vậy mới có thể nhất tâm bất loạn, chứ cứ mong cầu nhất tâm bất loạn thi vĩnh viễn không được đâu!

Muốn thành tựu đạo nghiệp thì chí thành chí kính niệm Phật, tha thiết cầu sanh Tịnh Độ. Tin tưởng vững vàng, thì cuối đời được vãng sanh bất thối thành Phật vậy.

Chú Diệu Âm
(12/11/09)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
hieuphuctien
Bài viết: 229
Ngày: 26/06/08 18:52
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ Diệu Âm trả lời bạn đọc

Bài viết chưa xem gửi bởi hieuphuctien »

Kiều Thanh,
Đã trả lời được 3 vấn đề, 1/ về tu tịnh nghiệp; 2/ thế nào là tu thẳng; 3/ sự lầm lẫn rằng về Tây Phương cực lạc còn trong sanh tử luân hồi.. Hôm nay bàn sơ qua vấn đề cuối cùng của người bạn của Diệu Thanh. (Ngắn gọn vì Diệu Âm quá bận, không thể chi tiết được- Những thuật ngữ K/T chưa hiểu sẽ giải quyết sau)

Vấn đề 4:
Theo nguoi do thi tat ca cac Phat deu co the bi gia? Ke ca Phat A Di Da cung co the bi gia? Va neu 1 vi du co 1 nha su da nhin thay Phat A Di Da hien ra, nhung sau do thi phat hien la gia. Theo anh noi thi Phat A Di Da khong the nao bi gia? Theo nao la dung?

Trả lời:
Phật nào ma cũng có thể giả được cả, đúng đó. Nhưng nếu tâm thanh tịnh, chân thành, chí thành niệm A-di-đà Phật cầu sanh tịnh độ thì không ai còn có thể giả Adiđà Phật gạt hành giả được!

Một nhà sư nhìn thấy Adiđà Phật hiện ra nhưng sau đó phát hiện là giả thì chắc chắn vị đó không phải là người chân chính tu tịnh độ, chắc chắn không phải người chuyên nhất tu theo pháp môn niệm Phật.

Giả như người đó có niệm Phật thì chắc chắn không phải niệm Phật Adiđà, nếu có niệm Adiđà Phật thì chắc chắn niệm không thành tâm, không chí thành chí thiết. Mà giả như có thành tâm niệm Adiđà Phật thì sự thành tâm này nhằm vào việc cầu phước, cầu chứng đắc, cầu thần kỳ diệu lý nào đó chứ không phải niệm Adiđà Phật để cầu vãng sanh Tây phương cực lạc.

Nếu không thuộc vào các dạng trên, thì người niệm Phật này chỉ là người niệm thử, muốn trắc nghiệm thử coi pháp niệm Phật có gì hay ho gì không? Lấy tâm nghi ngờ lời Phật dạy mà niệm Phật chứ không phải thực tâm niệm. Nói chung, đã thiếu Tín, thiếu Nguyện, thiếu Hành trong việc niệm Phật. Tín Nguyện Hạnh đều thiếu thì niệm Phật này là hình thức niệm, là miệng niệm chứ không phải là tâm niệm! Giả niệm thì phải chịu giả cảnh, hay nói rõ hơn là Ma cảnh vậy!

Phật vô hình tướng. Nghĩa là, Phật không còn hình này hình nọ nữa. Hoàn toàn không phải là những sản phẩm của các nhà hoạ sĩ vẽ ra đâu! Nhưng vì phương tiện thiện xảo để cho chúng sanh có chỗ nương dựa, nên chư Tổ Sư mới vẽ lên cho chúng sanh thờ cúng, tôn kính. Sau này rất nhiều hoạ sĩ khác cũng theo đó phát tâm vẽ Phật, tạo tượng Phật, tạo ra nét trang nghiêm nhất để đáp ứng nhu cầu cho chúng sanh, cho các tự viện, chùa chiền. Chứ thật ra Phật đâu phải có hình dáng như vậy! Phật Bồ tát đâu còn tướng người, tướng người nam, tướng người nữ, đàn ông, đàn bà gì nữa...

Phật tại tâm! Khi tâm chân thành, thanh tịnh, không loạn động thì chơn tâm hiển lộ, Phật tự chơn tâm hiển hiện, đó gọi là Giác.

Khi chơn Phật hiển hiện đâu phải là hình Phật hoặc tượng Phật hiện ra!

Một người bảo rằng thấy Phật, nhưng thật ra họ thấy tượng Phật, hình Phật vẽ, toàn là sản phẩm của các nhà hoạ sĩ, chứ có Phật nào lại trắng xanh vàng đỏ... do người hoạ sĩ chỉ định đâu? Nếu lúc người thấy đó, mà tâm hồn vọng tưởng, hồ nghi, hiếu kỳ, cống cao, tự đắc, cho mình là đúng ... thì những hình ảnh đó sẽ toàn là hư huyễn! Nếu tâm không lấy lại sự thanh tịnh, thì những hình ảnh hư huyễn đó sẽ tiếp tục hiện ra để thỏa mãn cái tâm vọng động, phân biệt, chấp trước!

Tất cả đều do tâm hiện. Nếu tâm đang hồ nghi, cao ngạo, thiếu thành kính, không tin lời Phật dạy... thì làm gì có chơn Phật hiển hiện. Thì những hình ảnh vừa thấy đó chỉ là cái hình vẽ, những cái bóng trong tâm, bất chợt vừa bắt gặp hoặc lưu trử trong tiềm thức, nó hiện ra đáp ứng ngay cái tâm đang vọng tưởng đó thôi chứ làm sao có Phật trong đó.

Ví dụ cụ thể, một người mong cầu thấy Phật, ngày ngày đều cầu mong thấy được Phật, thì một thời gian sau họ sẽ thấy Phật hiện ra, nghĩ tới hình Phật nào thì hình đó hiện lên, hiện hoài thành thói quen, thành tập khí, thành một thứ phản xạ... Hễ họ nhắm mắt lại là Phật hiện ra liền. Cộng thêm vào đó, có một chút lòng thành, mê chút thần thông, thèm một chút chứng đắc, thì chẳng bao lâu họ thấy chứng đắc ngon lành liền, thấy mình cao hơn thiên hạ, thấy mình đã chứng đắc thực sự, đã thành đạo rồi!!!

Dạng người này thế gian đâu phải thiếu! chính vì thế, chúng ta vẫn thường nghe thấy có người tự khoe rằng mình đã chứng đắc này, chứng đắc nọ, nói ra những điều thật là thần kỳ vi diệu. Nhưng quí vị cứ để ý thử coi, sau đó họ sẽ như thế nào?

Có một số người tu hành sau một thời gian bị trở ngại, bị rối loạn tâm thần, khi đưa đến gặp HT Tịnh Không, Ngài hỏi, "có phải trước đây bạn thích thần thông, thích chứng đăc lắm phải không?"...

Nhiều người sơ học, không phân biệt được đâu là chơn đâu là giả, đâu là chánh đâu là tà, cứ thấy lạ lạ, hay hay thi nhào vô, thì hãy mau mau tự hỏi "có phải mình thích thần thông, thích chứng đăc lắm phải không?"... Rồi hãy tự phản tỉnh và tự giải quyết lấy!!!

Trong kinh A-di-đà, Kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ, Phật dạy người thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh, thì khi lâm chung Adiđà Phật cùng chư Thánh chúng sẽ hiện ra trước mặt người đó tiếp dẫn họ về Tây Phương Cực lạc. Nếu lời thề của Phật đã như vậy rồi, nếu người chí thành chí kính niệm Adiđà Phật cầu sanh Cực lạc mà sau cùng Adidà Phật còn phải bị giả thì chúng sanh còn chỗ nào nữa để dựa? Thì kinh Phật phải bỏ đi sao? Thì lời Phật không còn giá trị nữa sao? Thì Adiđà Phật không đủ khả năng giữ trọn lời thề nữa sao? Thì 48 lời nguyện cuả Phật Adiđà chẳng lẽ Phật thề cho vui chốc lác sao? Thì hệ thống Phật giáo đến thế kỷ thứ 21 này sẽ bị tiêu diệt rồi sao?

Chắc chắn không có chuyện này đâu. Chuyện này, nếu có thì ít ra cũng còn tới 9 ngàn năm nữa mới xảy ra. Ngày nay, có gì đi nữa cũng chẳng qua là mới bắt đầu mớm lần đó thôi!

Ai mớm vậy? Chướng ma tìm mọi cơ duyên đả phá chánh pháp. Tà phái ngoại đạo đang phát triển lấn qua chánh pháp. Chúng sanh thiếu thiện căn phước đức không tin lời Phật dạy.

Vậy thì, nếu là người Phật tử chân chánh mau mau phải trở về đúng kinh Phật mà y giáo phụng hành, có vậy mới mong ngày thoát nạn.

Như vậy, nhưng tâm vọng động, cao ngạo, không chân thành họ thấy gì thấy kệ họ. Người niệm Phật phải nhất tâm tin tưởng vào lời Phật dạy, phải quyết lòng niệm Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Khi lâm chung không được theo một ai khác, chỉ quyết cầu Adiđà Phật lai nghinh tiếp dẫn là an toàn vãng sanh. Khi lòng chân thành, chí thành, chí thiết niệm Phật, quán chiếu vào một tượng Phật trước mắt mình mà niệm. Tâm ta thành khẩn coi đó là ảnh tượng của đức Adiđà, đây gọi là quán tượng niệm Phật, thì đức Từ Phụ sẽ tùy theo tâm của ta mà biến hoá ra tiếp dẫn ta về Tây-phương cực lạc. Quyết định trong pháp giới này không ai dám phá cái luật tiếp độ của Adiđà Phật được cả.

Ngài Tịnh Không nói, oan gia trái chủ có thể giả dạng bất cứ Phật nào để dụ hoặc chúng ta, đây là do nhân quả của chính chúng ta gây ra thì phải chịu lấy. Nhưng không ai có thể giả đức Adiđà Phật để tiếp dẫn được. Ai phạm đến quy luật này sẽ bị chư hộ pháp trừng phạt ngay, không bao giờ tha thứ!

Như vậy, người niệm Phật mà không được vãng sanh, không được đức Adiđà tiếp dẫn là tại mình không đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh vậy! KHông có tin nguyện hạnh thì có niệm Phật cũng như không!

Như vậy, một người nói, Phật Adiđà cũng bị giả đó là vì chính người thấy Phật không đủ Tín-Nguyện-Hạnh, không phải là người niệm Phật chân chính, sự tu hành của ngườ đó chính về tự lực chứng đắc chứ không phải nhị lực cầu Phật tiếp độ vãng sanh. Chính vì thế, không tương ưng với đại nguyện độ sanh của Adiđà Phật, không được hưởng sự gia trì của 48 lời đại nguyện. Họ thấy Adiđà Phật, chứ thật ra đó không phải là Hóa Thân của Adiđà Phật, mà chính là tâm vọng, tâm hồ nghi, tâm cao ngạo, tâm bất thường... hóa hiện ra giống như tấm hình "Adiđà Phật" mà hàng ngày chính họ không tin tưởng!

Tổ Ấn Quang nói, người niệm Phật thời nay vẫn bị ma gạt như thường, chính là vì Tín Nguyện Hạnh không đủ, bên cạnh tâm hồn thì cống cao, loạn động, hiếu kỳ, thích điều mới lạ... đây là cơ hội rất tốt để kết duyên với cảnh giới ma. (Xin xem thêm trong Ấn Quang văn sao)

Cho nên, người niệm Phật dù được Phật lực gia trì, nhưng xin chư vị luôn luôn phải giữ tâm chí thành, chí kính, luôn luôn phải khiêm hạ. Phải y theo lời khai thị của Ngài Ấn Quang mà tu: "...Nếu đã tu trì, phải tự hiểu công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoe trương...". Có được vậy mới tránh khỏi những hiểm nạn, mà an toàn vãng sanh Tây phương cực lạc quốc.


Adiđà Phật
Diệu Âm
(15/11/2008)


Tây phương quê cũ sớm quay về
Hơi thở mạng người chớ trể mê !
Kiếp tạm có chừng nên quý tiếc
Đừng cho lỡ bước lạc sơn khê.


(Nhất Nguyên Đại Sư)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.137 khách