CHƯA CÓ KINH ĐIỂN NÀO ĐƯỢC DỊCH QUÁ NHIỀU LẦN

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 76
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

CHƯA CÓ KINH ĐIỂN NÀO ĐƯỢC DỊCH QUÁ NHIỀU LẦN

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

17/10/2024. Minh Châu



I, Sau Phật nhập diệt, có lẽ xu hướng cầu về Tịnh độ chư Phật rất thịnh hành, nhìn vào hồ sơ lịch sử thì biết rõ. Hồ sơ lịch sử - chính là bộ Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tạng.

Riêng kinh Vô Lượng Thọ còn lại trong Đại Tạng có đến: 5 phiên bản khác nhau, không trùng lặp.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch, có nói: “Trước khi Niết bàn 3 tháng cuối Phật mới độ cho vua A Xà Thế, quay về với Phật”.

Vậy thì thời gian, kinh Vô Lượng Thọ, và Quán Vô Lượng Thọ đều có nhân vật: A Xà Thế thì biết rằng: “khi đức Thế Tôn gần diệt độ mới thuyết bộ kinh này.”

Quán Vô Lượng Thọ thuyết: Khi Vi Đề Hy bị A Xà Thế muốn giết Bà, vậy thì trước 3 tháng, hoặc gần kề ba tháng, bản kinh này mới được nói ra.

Và tất cả những kinh có mặt A Xà Thế đều là giai đoạn cuối đời của đức Phật.

Nhìn tổng quát kinh Vô Lượng Thọ thấy rằng: “nội dung các bản đa phần giống nhau về phần căn bản”, còn khác nhau về phần nội dung chi tiết nhỏ, thêm bớt không đồng cho chỉnh sửa trau chuốt nội dung, do rất nhiều bộ phái Đại thừa kết tập nên không giống nhau, nhưng nhìn vào liền có thể hiểu được.



II. CHƯA TỪNG THẤY KINH ĐIỂN NÀO ĐƯỢC PHIÊN DỊCH QUÁ NHIỀU NHƯ THẦN CHÚ VÃNG SINH của Vô Lượng Thọ Phật thấy trong Tam tạng kinh điển.



1. Phiên bản của ngài Bất Không (Vô Lượng Thọ căn bản Đà La Ni) số 930 dịch:

Namo ratnatrayāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛtagarbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva karma kleśa kṣayaṃ kare svāhā



2. Phiên bản của ngài Thật Xoa Nan Đà (Cam Lộ Đà La Ni) số 1317 dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

Oṃ amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta garbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva kleśa kṣayaṃ kare, svāhā



3. Phiên bản của ngài Pháp Hiền số 934 dịch:

Namo ratnatrayāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛta bhave, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare, sarva karma kleśayaṃ kare svāhā

4. Phiên bản của ngài Cầu Na Bạt Đà La số 368 dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya Tadyathā:

amṛtodbhave, amṛta siddhaṃbhave, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare svāhā



5. Phiên bản của ngài Bồ Đề Lưu Chi số 1188a dịch:

Namo amitābhāya tathāgatāya Tadyathā:

amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānte svāhā



6. Phiên bản của ngài A Địa Cù Đa số 901 quyển 2 dịch:

Namo ratna-trayāya

Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛta bhave, amṛtodbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarva karma kleśa kariye svāhā



7. Phiên bản của ngài Pháp Thiên dịch (số 978):

OṂ_ AMṚTE AMṚTE _ AMṚTA-UDBHAVE _ AMṚTA-VIKRĀNTI _ AMṚTA-ĀYURJÑĀNA _ GAGANA KIRTTI-KARI_ SARVA KLEŚA KṢAYAṂ KARIYE _ SVĀHĀ



8. Phiên bản không tên người dịch – tựa A Di Đà Phật thuyết chú số 369:

Namo buddhāya Namo dharmāya Namo saṃghāya Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā: amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛta vikrānte gamine, gagana kīrtti kare, sarva pāpatā kṣayaṃ kare svāhā



9. Phiên bản của ngài Cưu Ma La Thập dịch số 366:

Namo amitābhāya tathāgatāya

Tadyathā: amṛtodbhave, amṛta siddhaṃbhave, amṛta vikrānta gamine, gagana kìrtti kare svāhā.



Chú thích ngắn gọn:

“Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.

“Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về cõi An Dưỡng, nằm mộng mà cảm được Chú này”.

III. ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỀ CHÚ VÃNG SINH.

NHỮNG NGƯỜI TRÌ TỤNG CHÚ VÃNG SINH CÓ CÁI CHẾT RẤT ĐẶC BIỆT, GHI LẠI TRONG ĐẠI TẠNG KINH. (ĐẠI TẠNG KINH – TỨC LÀ HỒ SƠ LỊCH SỬ)

1. Vương Nhật Hưu còn gọi là ông Vương Long Thơ ông soạn Long Thơ Tịnh Độ nổi tiếng mà từ xưa đến nay chẳng ai không biết về ông, nếu có nghiên cứu Tịnh độ.

Trong tác phẩm của ông, ông liên tục nhắc về thọ trì chú vãng sinh sẽ sớm hoàn tất trong 2 năm, nếu mỗi ngày tụng đủ 500 lần.



Trong Vãng Sinh Tập số 2072 thuộc Bộ Chư Tông có ghi lại cái chết của ông như sau:

“Khi sắp mất trước ba ngày, ông từ biệt khắp bạn thân hữu, có người không gặp ông. Đến hẹn, thì thấy ông vẫn đọc sách và lễ niệm như thường. Bỗng lớn tiếng niệm Phật A Di Đà, rồi bảo Phật đến rước ta, nói xong mà đứng chết như trời trồng”.



Như ngài Cưu Ma La Thập dạy: “Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.



Ông chết đứng.

2. Ông làm chức Thừa vụ - tên là: Diêm Bang Vinh.

Cũng trong bản Vãng Sinh Tập số 2072 có ghi như sau:

Đời Tống, có ông Diêm Bang Vinh, người ở Trì Châu, 20 năm trì chú vãng sinh, niệm Phật.

Khi qua đời người nhà mộng thấy Phật phát ra ánh sáng đón rước ông Vinh, đến sáng hôm sau thì ông Vinh ngồi kiết già xoay về hướng Tây, BỖNG ĐỨNG DẬY MẤY BƯỚC RỒI ĐỨNG MÀ CHẾT.



*Kết luận: Những người áp dụng trì chú Vãng Sinh có cái chết đều ghi lại là chết đứng, cái chết rất thanh nhàn, an ổn, họ đã áp dụng thành công lời Phật dạy – những trí tuệ của người Ấn Độ.



IV. PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC ĐÀ LA NI (chú vãng sinh tên khác) số 934.

Đại Sư PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch:

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Ông hãy lắng nghe! Nay Ta vì ông với chúng sinh đời Mạt Pháp diễn nói về Vô Lượng Công Đức Đà La Ni. Ông hãy ghi nhớ đừng để quên mất nhằm giúp cho các chúng sinh trong đời Uế Ác sau này được đại thiện lợi.



-TƯỜNG TẬN ĐỨC PHẬT NÓI RÕ RÀNG: “NAY TA VÌ ÔNG VÀ CHÚNG SINH THỜI MẠT PHÁP”.

-Tiếp theo đức Phật nói: “nhằm giúp chúng sinh thời Ác Trược” được “đại thiện lợi”.

-Nói lợi ích như sau: “bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom chứa trong một ngàn kiếp đều được tiêu diệt, hiện thân (thân trong đời hiện tại) gặt hái được sự an ổn khoái lạc”.

-An ổn và khoái lạc, đúng như kinh nói rõ, tôi Minh Châu đã cảm nhận được sâu sắc khi trì đủ 20. 000 lần trở lên.

*Đức Phật đã nói rõ vì “căn cơ đời Mạt pháp” vì “thời ác năm trược”.



V. Tên tiếng Phạn: Aparimitaguṇānuśāṁsadhāraṇī

Tên Tiếng Tây Tạng: ’phags pa yon tan bsngags pa dpag tu med pa zhes bya ba’i gzungs



Bản dịch Tây Tạng về chú vãng sinh giống bản của ngài Pháp Hiền, tên Vô Lượng Công Đức Đà La Ni số 934.

Số thứ tự trong bản Đại Tạng Kinh Tây Tạng là: Số 679 và số 851.

Số 679, Degé Kangyur vol. 91 (rgyud ’bum, ba), trang 223.a.

Số 851, Degé Kangyur vol. 100 (gzungs ’dus, e), trang 64.b.



Nội dung như sau:

namo ratnatrayāya

namo bhagavate amitabhāya tathāgatāya arhate saṃyaksambuddhāya |

tadyathā oṃ amite amitodbhave amitasaṃbhave amitavikrānte amitagamini gaganakīrtikare sarvakleśakṣayaṃkare svāhā |



VI. Kết luận:

Chưa thấy một kinh điển nào mà quá nhiều lần dịch như chú vãng sinh ở bên Tàu dịch ít nhất cũng là 9 lần, chưa nói đến bản kinh đã bị mất.

Thần chú này quá nổi tiếng ở Ấn Độ đến nổi, bản Tây Tạng vẫn còn, và có bản dịch, tên gốc tiếng Phạn.



Nam mô A Di Đà Phật


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách