Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

1. Ý nghĩa về Bố Thí:
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo.

Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát. Về lục độ Ba-la-mật thì gồm có 6 đức hạnh: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền định, và Trí tuệ. Về Tứ nhiếp pháp thì gồm có: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, và Đồng sự.

Trong kinh điển nguyên thủy, Bố Thí là một đức hạnh tối quan trọng mà Đức Phật thường giảng dạy và khuyên nhủ chúng ta nên cố gắng tu tập. Tứ nhiếp pháp cũng được ghi lại trong kinh điển. Thêm vào đó, trong khi kinh điển Bắc truyền có ghi 6 pháp Ba-la-mật, kinh điển nguyên thủy đề cập đến 10 pháp Ba-la-mật của hàng Bồ Tát, gồm: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Kiên nhẫn, Chân thật, Chí nguyện, Từ tâm, và Xả ly. Cho nên, khái niệm về các hạnh Ba-la-mật trong tất cả các tông phái đều rất giống nhau, đều đề cao Bố Thí như là đức hạnh đầu tiên cần phải được tu tập.

Ở đây, chỉ xin trình bày tóm tắt, giới hạn trong phạm vi pháp bố thí trong thế gian, về các lời dạy của Đức Phật cho hàng đệ tử cư sĩ tại gia chúng ta, như đã ghi lại trong Kinh Tạng Nikàya nguyên thủy.

*

1.1."Bố Thí" là chữ Hán Việt, gồm chữ "Bố" và chữ "Thí". "Bố" là bày ra, ban rộng ra, trải đều ra; như trong những chữ: ban bố, phân bố, tuyên bố, công bố, bố trí, bố cục, bố cáo, bày binh bố trận. "Thí" còn đọc một âm khác là "Thi", nghĩa là thực hiện, áp dụng, làm ra; như trong những chữ: thí nghiệm, thí điểm, thí công (thi công)

1.2"Bố thí" có nghĩa là làm cho rộng ra, trải rộng ra, phân chia cùng khắp. Từ đó, Bố Thí mang một ý nghĩa là: chia xẻ, san sẻ. Tiếng Anh thường dịch là Giving, Donating, hay Sharing. Trong tiếng Pàli (Phạn ngữ), Bố Thí là Dàna, hay Càga.

1.3."Dàna" thường được phiên âm là "Đàn-na", có khi chỉ gọi tắt là "Đàn", như trong cụm từ "Đàn Ba-la-mật", có nghĩa là "Đàn-na Ba-la-mật", "Dàna Pàrami", hay là hạnh Ba-la-mật về sự Bố Thí.

Trong kinh sách, đôi khi chúng ta thấy có sự dùng chữ kết hợp âm tiếng Phạn và tiếng Hán. Thí dụ như chữ "Đàn chủ": Đàn là từ chữ Phạn "Dàna", Chủ là tiếng Hán. Đàn Chủ là người đứng ra thực hiện việc bố thí cúng dường, tiếng Pali là "Dànapati".

"Đàn chủ" cũng còn được gọi là "Thí Chủ". Chữ "Thí" ở đây là nói tắt từ chữ "Bố Thí". Trong thuật ngữ Phật học, chữ "Thí" không còn mang nghĩa đen là "làm, thực hiện, hành động", mà thường được hiểu như là chữ tắt của "Bố Thí". Ngoài chữ "Thí Chủ", chúng ta thường thấy các chữ khác như là: Đàn-na tín thí, nhà thương thí, thí thực, thí cô hồn, tài thí, pháp thí, niệm thí, v.v. Tất cả đều có hàm chứa ý nghĩa "Bố Thí". (Theo soạn giả Bình Anson).


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tăng Chi Bộ, Chương 4 Pháp, có ghi lại lời khuyên của Đức Phật như sau:

- Này các Tỳ-khưu, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn?

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự
Hỡi các vị Tỳ-khưu,
Ðây là bốn nhiếp pháp. Kệ 1

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự,
Ðối với những pháp này,
Ở đời đối xử nhau,
Chỗ này và chỗ kia,
Như vậy thật tương xứng. Kệ 2

Và bốn nhiếp pháp này,
Như đỉnh đầu trục xe,
Nếu thiếu nhiếp pháp này,
Thời cả mẹ lẫn cha
Không được các người con
Tôn trọng và cung kính..Kệ 3

Do vậy bậc Hiền trí,
Ðồng đẳng nhìn nhiếp pháp
Nhờ vậy họ đạt được,
Sự cao lớn, tán thán. Kệ 4

=

Bài kệ 1, này cũng đã có trong Phật học Phổ Thông, dạy cho chúng ta về pháp hữu vi, tu nhân lành, làm người có đức hạnh, có cuộc sống an lạc, được mọi người kính mến. Bốn nhân lành sẽ là bước đường kết quả thành đạt để tâm đến cõi tịnh độ dễ dàng hơn là không làm gì hết chỉ muốn cầu vãnh sanh.
Bốn nhân lành là Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.


Bố thí gồm có 3, là tài thí (nội tài, ngoại tài), pháp thí, và vô uy thí.
Ái ngữ nhiếp cũng gần giống với pháp vô úy thí, và không giống những sáo ngữ, lời nịnh hót.
Ba là lợi hành nhiếp nói lên tinh thần bình đẳng về tài vật phân chia.
Bốn là đồng sự nhiếp, phân chia việc làm đồng điều cùng gia đình, bạn đồng nghiệp hay bà con lối xóm.

Bài kệ 2, khi đã thực hành, tu tập và nhiếp phục được 4 pháp lành, hành giả sẽ có cuộc sống an lạc tại đây.
Bài kệ 3, nếu tu hành không thể thực tập thời người không được kính trọng dù hành giả là bậc cha mẹ.
Bài kệ 4. Do có nhiếp phục, mà có lợi lạc, được mọi người ca ngợi.

Đây mới thật là cõi Tịnh Độ trần gian. Cho nên cầu vãnh sanh khi bỏ thân mạng cũng không cần lo. Vì đương thời bạn đã có hành trang và bản đồ rồi, thì còn lo gì nữa mà không thực hành ngay đi.

Nếu bạn không chịu hành, chịu nhiếp phục bốn pháp trên, mà chỉ hướng ngoại tầm cầu cho là mình cũng có bố thí pháp bằng cách copy, sao chép sự ca ngợi ông này, bà kia vãng sanh, lại chạy thời lời người, đem những phim ảnh, vị đoan vào đạo tràng, cho là con cá, con chuột, con két cũng có thể niệm Phật vãng sanh thì có khác nào làm quân thần của ma vương? trong khi những sự mê tín, huyển hoặc mà khoa học có thể chứng minh được, sự lừa đão đó.

Thử hỏi: tới khi ngày cận tử đã đến, thì bạn mượn người đó, hay nghe phim ảnh con mèo chuột, cá bậy bạ đó, để cầu vào Tinh độ viên mãn, có được hay không ?

Thân.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
notriethoc
Bài viết: 17
Ngày: 30/01/11 03:25
Giới tính: Nam

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi notriethoc »

Sao chú Hỉ biết họ không hành?

Ca ngợi thì tốt, tại sao chú Hỉ thấy vậy lại bất bình nhỉ.

Nếu không có những chuyện thấy nghe hay biết của những người [thời] lúc đó ghi lại và người truyền bá thì sao biết được dấu thơm của cổ nhân mà tu hành hả chú Hỉ.

Như Tịnh Độ Thánh Hiền Lục chép hơn 1000 truyện vãng sanh, có luôn cả súc sanh nữa.

-----------------------
Nhân đây notriethoc hỏi chú Hỉ vài câu :)

Giả sử chú Hỉ có nhà đất đi, giá trị mấy tỷ bạc :D , nếu có người nghèo đến xin chú Hỉ dám thực hành đại thí xả bố thí ba la mật cho họ không?

Trên là vật lớn, nhỏ như là cho thức ăn người nghèo chẳng hạn khi bố thí xong chú Hỉ có nguyện gì không?


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

notriethoc đã viết:Sao chú Hỉ biết họ không hành?

Ca ngợi thì tốt, tại sao chú Hỉ thấy vậy lại bất bình nhỉ.

Nếu không có những chuyện thấy nghe hay biết của những người [thời] lúc đó ghi lại và người truyền bá thì sao biết được dấu thơm của cổ nhân mà tu hành hả chú Hỉ.

Như Tịnh Độ Thánh Hiền Lục chép hơn 1000 truyện vãng sanh, có luôn cả súc sanh nữa.
Làm chuyện tầm bậy thì sao ca ngợ được! Hi hi. Chú Hỉ cũng không bất bình với ai, cái miệng của họ muốn viết, muốn nói sao thì nói. Bởi chú Hỉ đâu phải là cái gì ở diễn đàn.
Nếu chú Hỉ có đạo tràng, có chùa, có con cái thích tu chết (vãnh sanh)(nghĩa là không chịu tu sửa bản thân cho tốt đẹp mà chỉ thích chạy theo ảo tưởng, không thức thời, và cũng gần giống nhóm thánh giáo cực đoan, chống lại đạo hồi. "tu là phải hy sinh mạng sống cho thánh chiến,v.v. như vậy mới lên thiên đàng'
Như vậy có phải tu cầu vãnh sanh, ca ngợi súc vật, có khác nào hồi giáo cực đoan ngày nay?
Dầu cho Chú Hỉ có bổn phận làm cha mẹ, thầy bạn có chấp nhận lối tu ấy, thì chánh quyền nhà nước sở tại cũng không chấp nhận. Tu hành theo kiểu tu sống không lo, lại lo tu chết.

Vấn đề nói chung về văn hóa Phật giáo, và diễn đàn nói riêng:
Truyền bá tư duy chánh pháp Phật giáo, giao lưu cộng đồng với tinh thần lục hòa, không phân biệt tông phái Phật giáo.
Nhưng không phải ai dựa vào tông phái làm điều ngược lại với tôn chỉ giáo lý, ngược lại đời sống nhân sinh của con người. Điều chấp nhận hết, và cho là riêng tư không vính liếu đến mình.

Thành viên vào quảng cáo có thể còn một chút tình người hơn những cái mê tín, vì sao?
Cái bệnh quảng cáo chỉ gì quyền lợi cá nhân họ, chỉ nuôi sống gia đình thôi. Lỗi chỉ 1 người còn cái bệnh mê tín truyền bá sai chánh Pháp, hùa theo sách vở không kiểm chứng, sống theo thói ngồi không hưởng thụ. Thì mới mê cảnh vãnh sanh (KHÔNG LÀM CŨNG CÓ ĂN), bỏ đi cái hiện tại xấu (thế gian).
Bắt chước theo thời , bỏ gốc lấy ngọn, tu không cần học, nghe sao làm vậy, không nghĩ không suy...


Có ai hiểu rằng cầu vãnh sanh chỉ là đoạn kết của sự tu hành gian khổ một kiếp người. Tụng kinh, cầu phước, bố thí, ăn chay niệm Phật.
Há dễ, một loài chuột cá (cõi súc sinh) cũng đem ra so sánh bằng cõi người. Không tu cũng có thể nhờ người khác cầu cho vãnh sanh. Dễ quá như vậy sao! Thì những kẻ tội đồ, trộm của giết người, phá hoại hạnh phúc, họ sẽ nghĩ có chết (hay ở cõi súc sanh, địa ngục) thì cũng được vãnh sanh. Vậy tu chi cho mệt. Như vậy không phải mê tín thì gọi bằng cái gì đây?

Kết luận sự giống nhau giữa đạo Hồi và đạo cầu niệm Phật vãnh sanh:

1. Về đạo Hồi chánh gốc họ chỉ tu thân, tạo nhân lành lên thiên đường, còn nhóm hồi giáo cực đoan chỉ dạy tử vì đạo, giết người chống lại họ là tu.
2. Phật giáo Việt Nam, và những đạo Tin-lành, Thiên-chúa, Hòa-hảo.v.v. tại VN, cũng không có một đạo nào dạy ngược lại với đời sống nhân sinh. Phải làm mới có ăn. Phải tu thân sửa tánh, thì mới có ngày ngộ cảnh vô sinh. (Xem lại các kinh Tịnh Độ ở chùa, và những giảng sư trước thập niên 50, 60, 1970.) Có giảng sư nào truyền bá loài súc sanh cũng biết niệm Phật giảng sanh, hay tự vãnh sanh. Ca ngợi tu chết đó hay không?
(p.s. ngoại trừ những phật tử, tu sĩ/cư sĩ khi bị bệnh, biết không thể qua khỏi, có cầu tăng chúng/đạo tràng hộ niệm, niệm Phật vãnh sanh.)

-----------------------
Nhân đây notriethoc hỏi chú Hỉ vài câu :)

Giả sử chú Hỉ có nhà đất đi, giá trị mấy tỷ bạc :D , nếu có người nghèo đến xin chú Hỉ dám thực hành đại thí xả bố thí ba la mật cho họ không?

Trên là vật lớn, nhỏ như là cho thức ăn người nghèo chẳng hạn khi bố thí xong chú Hỉ có nguyện gì không?
Cái này, chú Hỉ xin miễn trả lời, bởi nó không phải là sự thật, thứ hai tu hành là để sửa đổi xấu thành tốt, biết phân biệt chánh hay tà, biết cái gì là mê tín cực đoan, cái gì là tín ngưởng lợi ích... hoặc giao lưu diễn đàn để tranh phần thắng hơn thua mà là biết để tự tu thân, đem đến lợi ích cho mình và cho người kế cận ta. Như vậy cũng tốt lắm rồi.

Thân ái :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
notriethoc
Bài viết: 17
Ngày: 30/01/11 03:25
Giới tính: Nam

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi notriethoc »

Thấy chú Hỉ nói không bất bình với ai, mà sao đăng bài ra công đường đó :)
Như vậy có phải tu cầu vãnh sanh, ca ngợi súc vật, có khác nào hồi giáo cực đoan ngày nay?
Ca ngợi thì ca ngợi chứ chú Hỉ, đó là Hỉ trong Tứ Vô Lượng Tâm mà :)
Hồi giáo cực đoan gì ở đây chú Hỉ, sao liên tưởng nhiều quá, kì quá.
Có ai hiểu rằng cầu vãnh sanh chỉ là đoạn kết của sự tu hành gian khổ một kiếp người. Tụng kinh, cầu phước, bố thí, ăn chay niệm Phật.
Há dễ, một loài chuột cá (cõi súc sinh) cũng đem ra so sánh bằng cõi người. Không tu cũng có thể nhờ người khác cầu cho vãnh sanh. Dễ quá như vậy sao!
Sao chú Hỉ biết mấy con súc sinh đó không tu?
Thì những kẻ tội đồ, trộm của giết người, phá hoại hạnh phúc, họ sẽ nghĩ có chết (hay ở cõi súc sanh, địa ngục) thì cũng được vãnh sanh. Vậy tu chi cho mệt. Như vậy không phải mê tín thì gọi bằng cái gì đây?
Vãng sanh đâu có dễ như vậy chứ chú Hỉ.
Có giảng sư nào truyền bá loài súc sanh cũng biết niệm Phật giảng sanh, hay tự vãnh sanh. Ca ngợi tu chết đó hay không?
Có chứ chú Hỉ, nhiều giảng sư lắm chứ, nhiều cư sĩ đại đức nữa, thậm chí Tổ sư Tịnh Độ cũng ca ngợi nữa. Ca ngợi sự vãng sanh chứ đâu có ca ngợi tu chết chứ chú Hỉ. Chết nằm trên giường bệnh khác với lúc còn sống biết trước ngày giờ ra đi, notriethoc thấy đó là sống mà ra đi chứ đâu có chết chứ chú Hỉ.


Kính chú Hỉ :)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Chú Hỉ đã viết: Thử hỏi: tới khi ngày cận tử đã đến, thì bạn mượn người đó, hay nghe phim ảnh con mèo chuột, cá bậy bạ đó, để cầu vào Tinh độ viên mãn, có được hay không ?

Thân.
Việc này không liên đến việc con chuột, con két vãng sanh. Do đó, không thể lấy việc người ta tu sai rồi suy ra con chuột, con két vãng sanh là sai!

NGUYÊN NHÂN LÀM DH VIẾT BÀI TRÊN: DH KHÔNG TIN ĐỘNG VẬT VÃNG SANH. TỪ ĐÓ, DH CHO RẰNG AI TRUYỀN BÁ VIỆC ĐÓ LÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN.

Bởi vậy, đó chính là vấn đề của bản thân của DH "không thể tin súc sanh có thể vãng sanh".

Ai học Tịnh Độ tới nơi tới chốn điều biết rõ, súc sanh có thể vãng sanh:
- Trong Kinh A Di Đà và Kinh về Tịnh Độ, Đức Phật đã nói điều kiện vãng sanh rất rõ ràng và không giới hạn là chúng sanh nào, mà là tất cả chúng sanh: Tín, Nguyện, Hạnh cho bền chắc một lòng đều vãng sanh.

- Súc sanh cũng có linh tính, khi có cơ duyên chúng sẽ thức tỉnh và tiếp nhận Phật Pháp, trong đó Niệm Phật vãng sanh là cách đơn giản nhất chúng có thể làm được, nhờ nhân duyên nhiều đời với Tịnh Độ mà thức tỉnh về Tín, Nguyện, Hạnh, Hạnh ở đây là Niệm Danh Hiệu Phật. Tín đúng, Nguyện chắc, Hạnh chỉ cần niệm trì danh hiệu Phật trong tâm là đã vãng sanh.

- Khi súc sanh chết, chúng thoát khỏi thân súc sanh hiện tại và rơi vào thân trung ấm, với cơ duyên dẫn dắt lúc này cái trí của tiền kiếp học Phật Pháp sẽ được khơi dậy và theo Tín, Nguyện, Hạnh như trên mà vãng sanh.

Trên thực tế để thẩm định việc vãng sanh là rất khó. Chúng ta đã biết người chết nóng ở đỉnh đầu là vãng sanh nếu Tín sâu, Nguyện thiết, Hạnh một lòng. Dù là khó nhưng không vì thế mà lại phủ nhận việc vãng sanh, là có lỗi với chúng sanh có duyên và chư Phật đã vất vã truyền dạy.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chào chú TPTS, có thể nào nhín chút thời gian giải bài Tịnh Độ Tông và Đạo Niệm Phật vãnh sanh (thời nay) được không, công đức vô lượng đó.
Chú Hỉ ngày mai đi Newyord chơi, chiều tối về Dallas dự đám cưới đứa cháu. Và 15 tháng 8 về Frankfurt chơi thêm 4 tiếng, sau đó mới bay về nhà. Mà kỳ này cũng có cơ hội để trực tiếp tham vấn hai đứa em chuyên thuần đạo niệm Phật vãnh sanh. Bởi lần đầu tiên trong đời 2 đứa qua nước Mỹ. (chú nghĩ cảm giác thế nào. Một người ở VN khi qua Mỹ...!? có giông giống như người ở cõi ta bà vãnh sanh cõi Tây Phương. Đây chỉ là câu hỏi vui, hi hi xin đừng ném đá chú Hỉ nhé, hẹn gặp lại. Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Hình như DH đánh trống lãng thì phải. DH phỉ báng Tịnh Độ:
Chú Hỉ đã viết: Thử hỏi: tới khi ngày cận tử đã đến, thì bạn mượn người đó, hay nghe phim ảnh con mèo chuột, cá bậy bạ đó, để cầu vào Tinh độ viên mãn, có được hay không ?

Thân.
Động vật vãng sanh đáng lẽ ra là điều hết sức hoan hỷ thay! Nhưng DH cho đó là việc bậy bạ!

Việc một người tu sai không liên quan đến việc con chuột, con két vãng sanh. Do đó, không thể lấy việc người ta tu sai rồi suy ra con chuột, con két vãng sanh là sai!

NGUYÊN NHÂN LÀM DH VIẾT BÀI TRÊN: DH KHÔNG BIẾT ĐỘNG VẬT CÓ THỂ VÃNG SANH. TỪ ĐÓ, DH CHO RẰNG AI TRUYỀN BÁ VIỆC ĐÓ LÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN.

Bởi vậy, đó chính là vấn đề của bản thân của DH "không thể tin súc sanh có thể vãng sanh".

Ai học Tịnh Độ tới nơi tới chốn điều biết rõ, súc sanh có thể vãng sanh:
- Trong Kinh A Di Đà và Kinh về Tịnh Độ, Đức Phật đã nói điều kiện vãng sanh rất rõ ràng và không giới hạn là chúng sanh nào, mà là tất cả chúng sanh: Tín, Nguyện, Hạnh cho bền chắc một lòng đều vãng sanh.

- Súc sanh cũng có linh tính, khi có cơ duyên chúng sẽ thức tỉnh và tiếp nhận Phật Pháp, trong đó Niệm Phật vãng sanh là cách đơn giản nhất chúng có thể làm được, nhờ nhân duyên nhiều đời với Tịnh Độ mà thức tỉnh về Tín, Nguyện, Hạnh, Hạnh ở đây là Niệm Danh Hiệu Phật. Tín đúng, Nguyện chắc, Hạnh chỉ cần niệm trì danh hiệu Phật trong tâm là đã vãng sanh. Được sự gia trì của Đức Phật A Đà nên tâm không tán loạn và yên bề vãng sanh.

- Khi súc sanh chết, chúng thoát khỏi thân súc sanh hiện tại và rơi vào thân trung ấm, với cơ duyên dẫn dắt lúc này cái trí của tiền kiếp học Phật Pháp sẽ được khơi dậy và theo Tín, Nguyện, Hạnh như trên mà vãng sanh.

Trên thực tế để thẩm định việc vãng sanh là rất khó. Chúng ta đã biết người chết nóng ở đỉnh đầu là vãng sanh nếu Tín sâu, Nguyện thiết, Hạnh một lòng. Dù là khó nhưng không vì thế mà lại phủ nhận việc vãng sanh, là có lỗi với chúng sanh có duyên và chư Phật đã vất vã truyền dạy.

Vấn đề này đã bàn ở đây:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =39&t=1803


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Hi hi, lẽ nào một người đã ngộ như Chú Hỉ mà có vẻ trí tuệ và duyên phước còn không bằng cả loài súc sinh nghiệp nặng như cá, chuột. Đạo Phật là Đạo của trí tuệ, "duy tuệ thị nghiệp" mà Chú Hỉ. Chú mà còn to gan đi kiện cáo tùm lum là phạm húy đó, cái nick Chú Hỉ lại đi tong bây giờ. Chú không thích vãng sinh cùng với những loại súc sinh đó thì thôi, có ai ép Chú đâu chứ! :)) :)) :))


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Xin mời mấy bác không có sự hiểu biết chơn chánh về giáo lý Tịnh độ đi chỗ khác giùm. Đây là box Tịnh độ tông, có các vị thiện tri thức của Tịnh độ giải quyết việc này.

Chân thành cảm ơn. cafene


_()_
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Kiến An đã viết:Hi hi, lẽ nào một người đã ngộ như Chú Hỉ mà có vẻ trí tuệ và duyên phước còn không bằng cả loài súc sinh nghiệp nặng như cá, chuột. Đạo Phật là Đạo của trí tuệ, "duy tuệ thị nghiệp" mà Chú Hỉ. Chú mà còn to gan đi kiện cáo tùm lum là phạm húy đó, cái nick Chú Hỉ lại đi tong bây giờ. Chú không thích vãng sinh cùng với những loại súc sinh đó thì thôi, có ai ép Chú đâu chứ! :)) :)) :))
Phật có khẳng định CHỈ CÓ LÀM NGƯỜI mới có thể giải thoát sanh tử hay không? Hay là Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều có thể tu thành Phật?

So với hàng súc sanh mà được thân cận người tu Phật, được sống trong môi trường Phật Pháp, đủ duyên để được trợ duyên, hộ niệm lúc lâm chung, thì hàng ngàn những CON NGƯỜI khác còn thua kém xa.

Đã luân hồi trong sáu nẻo đến bây giờ, hiếm ai mà nghiệp nhẹ. Hầu như cũng đều nặng! Chúng ta kiếp này làm người, chưa chắc kiếp trước hoặc kiếp sau đã được làm người.

Đôi khi, vướng một vài nghiệp báo phải trả cho xong nên chịu cái kiếp cuối là súc sanh, hoặc địa ngục, hoặc ngạ quỷ, hoặc làm người bị sát hại dã man sau đó liền được độ thoát. Hạng này trong Kinh cũng có nói chứ không phải không! Vậy cho nên, thật hồ đồ nếu ai đang kết luận, làm người là hoàn toàn nghiệp nhẹ hơn so-với-tất-cả-các-loài-súc-sanh-khác.

Cái gì cũng có ngoại lệ, kì tích. Không tin vào ngoại lệ, kì tích hầu như chỉ là những người có lối suy nghĩ thiển cận, rập khuôn.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu hạnh bố thí, ứng dụng vào Tịnh Độ viên mãn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Chúng sinh nào phạm tội nặng thì mới đọa vào loài súc sinh, là một trong "ba đường ác". Thời Phật còn tại thế đã từng có một con voi hầu Phật rất chu đáo và tôn kính, nhưng vì mang thân súc sinh nên voi không có đủ trí tuệ để hiểu Chánh pháp, không có đủ phước duyên để chứng bất cứ một Thánh quả nào. Sau khi chết, vì công đức hầu Phật nên voi thoát được kiếp súc sinh và hóa sinh lên cõi trời trở thành một vị Thiên tử, tiếp tục tu học theo Phật pháp.

Thời buổi công nghệ phim ảnh tân tiến hiện nay, chúng ta phải thận trọng với những video clip như thế này. Giáo pháp vĩ đại của Đức Phật không cần phải "lăng-xê" quá lố, thậm chí là xuyên tạc vụng về như vậy! 8->


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.112 khách