Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Này dct87,

Nói chân thành nhé, đừng buồn....

Alpha thực sự ngán ngẫm mớ lý luận suông, trống rỗng và phiêu bồng của hiền hữu. Hiền hữu chẳng hiểu được một tí gì những gì alpha đã viết, ngay cả khi giải thích lại ông cũng chẳng hiểu nốt. Thôi thì cứ tùy duyên vậy, đến một lúc nào đó, tự ông sẽ hiểu ra. Hiện giờ tâm ông đang bị che lấp.

Này hiền hữu, tôi vì ông sẽ kể câu chuyện thực tế này, hãy khéo mà suy nghĩ

Hãy khéo suy nghĩ...

Ở một làng quê nọ có một gia đình ấy sống rất hạnh phúc với nhau. Hai vợ chồng ấy có ba đứa con. Đứa đầu là một thanh niên đang ở tuổi yêu đương, còn lại là hai em gái nhỏ đang ở thời học phổ thông. Hiền hữu chắc cũng biết ở quê, thanh niên ở tuổi của thanh niên ấy thường hay đi chơi vào ban đêm đến tận khuya hoặc gần sáng mới về.

Hôm nọ, người bố đang đêm ngủ, nghe tiếng động tỉnh giấc, thấy trong bóng đêm mờ mờ có người leo cửa sổ vào nhà mình, nghi là trộm, ông ta liền vác gậy đánh tới tấp kẻ xấu số kia. Xong bật đèn lên thì mới biết đó chính là con trai mình. Bi kịch đã xảy ra, đứa con trai đầu lòng bị chính cha nó đánh chết, máu me be bét trên thân. Thì ra anh thanh niên này đi chơi đêm về, vì nhà ngủ sớm khóa cửa chính, nên leo cửa sổ mà vào nhà.

Ông nghĩ sao? Phật dạy cha mẹ thương con như trời như biển, tính đếm sao cho hết. Thế ông ấy giết chết chính con trai mình thì đau khổ đến chừng nào. Nước mắt có thể tạm rơi sau một khoảng thời gian sau ngày chôn cất. Nhưng cả đời ông ấy sống trong nỗi ân hận, đau xót chẳng khác nào địa ngục trần gian. Hãy tĩnh tâm mà đặt mình vào hoàn cảnh ông ấy, nếu ông cảm nhận được, nước mắt của ông tự sẽ rơi.

Này hiền hữu, ông nghĩ sao? vì sao nên nông nỗi ấy?

Có hai nguyên nhân khiến ông bố hành động sai lầm:

- Thứ nhất: là cái tâm tham ái đối với tài sản của mình thúc đẩy ông ta nghĩ ngay đến việc tấn công kẻ tình nghi.
- Thứ hai: là sự sợ hãi lấn át tâm trí ông ấy. Vì sợ kẻ leo cửa sổ kia có thể làm tổn hại ông ấy và người nhà đang ngủ.

Vì THAM ÁI và SỢ HÃI che lấp lý trí mà ông ấy đã quyết định sai lầm, dẫn đến làm đau người và đau chính mình.

Này dct87, ông cũng như thế, ông đang chẳng khác ông bố ấy mấy đâu.

Chúc hiền hữu luôn được an lạc!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:
alphatran đã viết:Alpha không theo bất cứ một tông môn nào cả và cũng không thấy có sự phân chia tông môn nào, alpha chỉ tu theo Pháp Phật Thích Ca Mâu ni dạy.
Tông môn là nói về pháp hành cụ thể. Không tông môn là Pháp Tánh. Đức Phật dạy pháp hành cụ thể, đưa đến giải thoát không phân biệt tông môn.
tangbong tangbong tangbong


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Alpha thực sự ngán ngẫm mớ lý luận suông, trống rỗng và phiêu bồng của hiền hữu. Hiền hữu chẳng hiểu được một tí gì những gì alpha đã viết, ngay cả khi giải thích lại ông cũng chẳng hiểu nốt. Thôi thì cứ tùy duyên vậy, đến một lúc nào đó, tự ông sẽ hiểu ra. Hiện giờ tâm ông đang bị che lấp.
Này dct87, ông cũng như thế, ông đang chẳng khác ông bố ấy mấy đâu.
1.dct chỉ luận trên pháp, không luận về cá nhân một ai.

2.Nếu hiền hữu có tâm cầu học thì nên cùng nhau luận trên pháp mới rõ vấn đề. Nếu hiền hữu chê tôi "lý luận suông, tống rỗng và phiêu bồng" thì nên chỉ ra chỗ nào là lý luận suông, chỗ nào trống rỗng và phiêu bồng để giúp tôi khai mở tâm trí, chẳng lẽ nào thấy tôi hiểu sai, lạc vào đường tà lại bỏ mặc tôi sao?

A Di Đà Phật.

dct thì thấy đó là một câu chuyện để cảnh tỉnh người cha lẫn đứa con. Người cha nên biết cách ứng xử cho đúng, còn đứa con phải nên nhận thức điều mình đang làm. Nói cho cùng cả hai đã "biểu diễn" một cảnh tượng khiến người xem phải cảnh tỉnh tự thân và là một bài học giá trị cho những ai chưa nhận thức về điều này.

Chúc hiền hữu an lạc.


Hình ảnh
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

BATKHONG1985 đã viết:
Thien Nhan đã viết: Như Ngài Lục Tổ chỉ cần nghe một câu Kinh mà kiến đạo. Thì đâu có phải là một "Công án" hay một câu "tham thoại đầu" hoặc một câu "Niệm Phật miên mật". Mà là "Nghe kinh". Thì tất nhiên những người khác có thể đọc từ trong kinh ra mà "Ngộ".
Không thể nói như vậy!

Nghe Kinh mà Ngộ chỉ là một trường hợp của Thiền Tông mà thôi. Có người nhờ Tổ la hét mà Ngộ, có người nhờ Tổ đạp cho một cái, đánh cho một gậy mới ngộ, có người miên mật tham thoại đầu, công án mà ngộ,...như Ngài Ca Diếp, Đức Phật giơ một cành hoa sen mà lãnh ngộ được Pháp Vô Ngôn, Vô Tự, Tự Tánh Vốn Tròn Đầy, lìa hết thảy mọi nói năng lý luận.
Nói như ĐH TN thì đúng đó ĐH BK. Nghe Kinh nếu mà gặp người biết dùng phương tiện thiện xảo biết nghe thì sẽ có thể khế nhập cảnh giới của Phật!


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

thanhtinhtam đã viết: Nói như ĐH TN thì đúng đó ĐH BK. Nghe Kinh nếu mà gặp người biết dùng phương tiện thiện xảo biết nghe thì sẽ có thể khế nhập cảnh giới của Phật!
BK không phủ nhận điều đó, nhưng không phải chỉ nghe Kinh mới chứng Ngộ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dct87 đã viết:
Alpha thực sự ngán ngẫm mớ lý luận suông, trống rỗng và phiêu bồng của hiền hữu. Hiền hữu chẳng hiểu được một tí gì những gì alpha đã viết, ngay cả khi giải thích lại ông cũng chẳng hiểu nốt. Thôi thì cứ tùy duyên vậy, đến một lúc nào đó, tự ông sẽ hiểu ra. Hiện giờ tâm ông đang bị che lấp.
Này dct87, ông cũng như thế, ông đang chẳng khác ông bố ấy mấy đâu.
1.dct chỉ luận trên pháp, không luận về cá nhân một ai.

2.Nếu hiền hữu có tâm cầu học thì nên cùng nhau luận trên pháp mới rõ vấn đề. Nếu hiền hữu chê tôi "lý luận suông, tống rỗng và phiêu bồng" thì nên chỉ ra chỗ nào là lý luận suông, chỗ nào trống rỗng và phiêu bồng để giúp tôi khai mở tâm trí, chẳng lẽ nào thấy tôi hiểu sai, lạc vào đường tà lại bỏ mặc tôi sao?

A Di Đà Phật.

dct thì thấy đó là một câu chuyện để cảnh tỉnh người cha lẫn đứa con. Người cha nên biết cách ứng xử cho đúng, còn đứa con phải nên nhận thức điều mình đang làm. Nói cho cùng cả hai đã "biểu diễn" một cảnh tượng khiến người xem phải cảnh tỉnh tự thân và là một bài học giá trị cho những ai chưa nhận thức về điều này.

Chúc hiền hữu an lạc.

Này hiền hữu,

Khi nào ông bỏ được bức màn che lấp tâm trí ông thì tôi sẽ bàn với ông tiếp.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

ĐH alphatran lầm chổ này nè:
- Tuệ là một trong ba môn Vô lậu học, Tuệ có 3 loại là: Tuệ do (hiểu) Văn (tự) mà có, Tuệ do Tư (duy sâu sắc) mà có, Tuệ do Tu (chứng ngộ) mà có.
Cho nên nhận định của ĐH không chính xác đó.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cám ơn thanhtinhtam, tangbong chỗ này tôi cũng biết rồi, nhưng đã nói có hai thứ tuệ rồi không lẽ nói thêm, nên chờ xem có ai vào viết như bạn đã nói không?

Nghĩa của Văn, Tư, Tu theo tôi hiểu là như vầy: (cũng hơi giống của bạn):

- Văn tuệ: nghe thấy sanh trí tuệ.
- Tư tuệ: suy nghĩ sanh trí tuệ
- Tu tuệ: tu hành sanh trí tuệ

Kính,


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

thanhtinhtam đã viết:ĐH alphatran lầm chổ này nè:
- Tuệ là một trong ba môn Vô lậu học, Tuệ có 3 loại là: Tuệ do (hiểu) Văn (tự) mà có, Tuệ do Tư (duy sâu sắc) mà có, Tuệ do Tu (chứng ngộ) mà có.
Cho nên nhận định của ĐH không chính xác đó.
Này hiền hữu,

Ông thử chỉ giúp tôi, sai là sai thế nào? Nói cụ thể, có căn cứ xác đáng, đừng lý luận suông nhé!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Khi nào đạo hữu alpha phát tâm Bồ Đề thì tôi sẽ thảo luận tiếp. Vì tôi đã phân tích một cách tỉ mỉ nhưng đạo hữu vẫn cho là nói suông, phiêu bồng, vậy thì còn cách nào nữa đâu.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dct87 đã viết:Khi nào đạo hữu alpha phát tâm Bồ Đề thì tôi sẽ thảo luận tiếp. Vì tôi đã phân tích một cách tỉ mỉ nhưng đạo hữu vẫn cho là nói suông, phiêu bồng, vậy thì còn cách nào nữa đâu.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Vậy thì tôi xin dừng ở đây vậy.

Hãy khéo suy nghĩ kỹ lưỡng câu chuyện tôi kể với ông để hiểu những điều cần hiểu.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

alphatran đã viết:
thanhtinhtam đã viết:ĐH alphatran lầm chổ này nè:
- Tuệ là một trong ba môn Vô lậu học, Tuệ có 3 loại là: Tuệ do (hiểu) Văn (tự) mà có, Tuệ do Tư (duy sâu sắc) mà có, Tuệ do Tu (chứng ngộ) mà có.
Cho nên nhận định của ĐH không chính xác đó.
Này hiền hữu,

Ông thử chỉ giúp tôi, sai là sai thế nào? Nói cụ thể, có căn cứ xác đáng, đừng lý luận suông nhé!
A Di Đà Phật, nay TTT sẽ nói đại lược cho ĐH hiểu, mong ĐH đừng coi là thừa thải và cũng đừng đọc theo kiểu như cưỡi ngựa ngắm hoa:

3 món Giới, Định, Huệ mà Phật chỉ dạy đều là cương lãnh trọng yếu nhất mà Phật dạy cho chúng sanh chứng được cảnh giới Niết Bàn giống như Phật đã chứng đắc. Bất luận tu học pháp môn nào đều không rời lìa ba tổng cương lĩnh này. Đây là thứ lớp của sự tu hành chứng quả.

Niết Bàn có ý nghĩa là Không Sanh Không Diệt. Trong Phật Pháp có rất nhiều danh từ thuật ngữ được nói đến chẳng hạn như: Chân Tâm, Bổn Tâm, Chân Tri, Chân Thức, Thanh Tịnh Tâm, Viên Giác Tánh, Chân Tâm Thường Trụ, Nhất Tâm Bất Loạn, Bất Khả Tư Nghị, Tự Tánh, Thanh Tịnh Pháp Thân Phật, Chân Như... Đều là nói về một chuyện.
- Trước tiên phải xác định vấn đề chính là Pháp môn Tịnh Độ có Tuệ Tu hay không! Câu hỏi đề cập đến pháp tu có nội dung về Tuệ Tu hay không. Vì thế nó hoàn toàn khác với câu hỏi: hành giả Tịnh Độ có tu Tuệ hay không. Câu hỏi thứ hai thì tuỳ người. Các pháp môn khác cũng thế, dù pháp môn có Tuệ Tu rõ ràng nhưng có khi hành giả không hành trì tới.
ĐH đừng chia chúng ra làm ba là Văn Huệ là Văn, Tư Huệ là Tư và Tu Huệ là Tu. Chúng tuy 3 nhưng mà là một, là chỗ khởi dụng của Tự Tánh. Đồng thời hoàn thành cùng một lúc không có trước sau thứ tự. Đó chính là Tam Huệ của Bồ Tát. 8 vạn 4000 pháp môn của Phật thì pháp nào cũng có thể giúp cho chúng sanh trở về Tự Tánh.
- Tuệ là một trong ba môn Vô lậu học, Tuệ có 3 loại là: Tuệ do (hiểu) Văn (tự) mà có, Tuệ do Tư (duy sâu sắc) mà có, Tuệ do Tu (chứng ngộ) mà có.
Huệ trong Giới, Định, Huệ là Căn là Bản Thể của Trí Huệ tức Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là Thanh Tịnh Tâm đó là Tự Thụ Dụng của Phật. Tam Huệ là chổ khởi dụng của Trí Huệ tức Hậu Đắc Trí. Hậu Đắc Trí là Tám Thức, là Tha Thụ Dụng tức để cho chúng sanh Thụ Dụng. Thể và Dụng không hai giao triệt lẫn nhau. Đây chẳng phải là cảnh giới của ĐH và tôi, càng chẳng phải là cảnh giới của Thanh Văn và Bích Chi Phật, mà là cảnh giới của bậc Pháp Thân Đại sĩ nói trong Kinh Hoa Nghiêm, là cảnh giới của Đại Bồ Tát kiến tánh. Căn Bản Trí là Lý Pháp Giới. Hậu Đắc Trí là Sự Pháp Giới. Lý Sự Vô Ngại, Sự Sự Vô Ngại đó chính là Tứ Thánh Pháp Giới được nói trong Hoa Nghiêm Kinh. Các ngài biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày của mình thì đều đầy ấp Trí Huệ trong ấy. Khởi tâm động niệm của các ngài đều vì hết thảy chúng sanh.

Chữ "Văn" trong Tam Huệ có ý nghĩa là "Nghe". Là đại biểu cho tiếp xúc, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi, thân chạm, lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần dùng một chữ "Văn" làm đại biểu đó là Văn Huệ. Hễ tiếp xúc thì các ngài hiểu rõ ràng, rành mạch, phân minh thì dùng chữ Tư làm đại biểu đó là Tư Huệ. Hễ hiểu rõ thì là không mê, không mê thì dùng chữ "Tu" làm đại biểu đó là Tu Huệ. Đó chính là câu: "Chẳng chấp vào tướng, như như Bất Động" được nói đến trong Kinh Kim Cang.

Tôi lấy ví dụ:
Khi có chúng sanh nào có phiền não thì đều đến chỗ Phật để thỉnh giáo, vì chúng sanh chấp trước cho nên Phật mới tùy thuận sự chấp trước của người ấy mà chấp trước. Ngay khi ấy từ trong sự Thanh Tịnh Tịch Diệt của Phật biến hiện ra Tám Thức cho chúng sanh Thụ Dụng. Họ Thụ Dụng xong thì Phật lại từ trong Tám Thức khôi phục lại Thanh Tịnh Tâm.
- Giới Định Tuệ có quan hệ chặc chẽ với nhau, điểm riêng của Tuệ là trực tiếp đưa hành giả vào Niết Bàn. Dù giới - định giỏi đến mấy mà không có Tuệ (ở những tầng Tuệ cao nhất) thì không thể vào Niết Bàn.

- Theo 3 loại Tuệ phân biệt trên đây thì, ba môn này có thể xuất hiện trước sau không có thứ tự nhất định. Riêng những tầng cao của Tuệ (Tu) bắt buột phải có định sâu, tất nhiên là muốn có định sâu thì trì giới cũng phải giỏi.
Phật dạy về Định và Huệ là nói về Tự Tánh. Tự Tánh vốn có đại Thiền Định rất sâu, có Trí Huệ rất rộng lớn không thể nghĩ bàn. Xong muốn chế phục Phiền não, muốn đoạn Kiến Tư Hoặc, muốn phá Vô Minh thì phải dùng sức của Trí Huệ. Trí Huệ phát sanh từ Tâm Thanh Tịnh tức là Định.

8 vạn 4000 pháp môn là giới. Là mánh khóe để tu Định, Định Đến tột cùng thì Trí Huệ vốn có Viên Mãn trong Tự Tánh sẽ hiện tiền lúc đó sẽ chiếu phá Vô Minh, Tâm Kinh dạy:

"Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách."

Trí Huệ có sâu có cạn khác nhau, thì đương nhiên Định cũng có sâu có cạn khác nhau, cho nên mức độ đoạn Phiền não cũng khác nhau.

Nơi Thiền Tông nói về công phu "quán chiếu" đắc lực, và Tịnh Độ dạy rằng Niệm Phật đến "Công Phu Thành Phiến" thì đức Phật gọi đấy chính là: "Trí Đoạn Hạnh". "Trí Đoạn Hạnh" có thể đè nén chế phục được Phiền não, nhưng chưa đoạn được Phiền não, có thể làm cho nó chẳng khởi tác dụng.

Công phu cao hơn một tầng nữa thì Phật gọi là “Trí Xuất Sanh”. Trí là trí huệ Bát Nhã, trí huệ đã xuất sanh, đã tỏ lộ ra, và nhà Thiền gọi đó là “chiếu trụ”. Phần trên là “quán chiếu”, phần này là “chiếu trụ”; trong Tịnh tông gọi là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, đó là tam-muội hiện tiền. Pháp môn Niệm Phật được gọi là Niệm Phật tam muội!

Lại lên cao nữa thì Phật gọi là “Trí thành tựu” là nhà Thiền gọi là “chiếu kiến”, Tịnh Tông gọi là Lý Nhất Tâm Bất Loạn. “Trí xuất sanh” đoạn được Kiến Tư phiền não lúc đó đã vượt thoát khỏi Tam Giới. Luân hồi lục đạo chẳng còn nữa, chứ chẳng phải là chế phục. Do đó biết rằng, theo hết thảy các kinh dạy, địa vị của người chứng trí này là A La Hán. “Trí thành tựu” thuộc vào địa vị Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo và Sơ Địa Bồ Tát trong Biệt Giáo đã nhập Nhất Chân Pháp Giới lúc đó thì Tam Huệ mới hiện tiền.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]149 khách