Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

VO_DANH đã viết: Nhiều nhưng và cũng quá nhỉ!
Còn DH lại trích dẫn là:
thanhtinhtam đã viết:
VO_DANH đã viết:hiều nhưng và cũng quá nhỉ!

Còn "chữ" nào nhiều nữa không ĐH tính liệt kê luôn đi :)
Thiếu mất chữ "N", tính luôn rồi đó.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Sửa rồi, cám ơn ĐH nhắc nhở :)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

thanhtinhtam đã viết:Sửa rồi, cám ơn ĐH nhắc nhở :)
Không có chi, VO_DANH không yêu cầu DH sửa, nhưng tại vì DH bảo là tính luôn cái gọi là "chữ" nên sẵn tiện nhắc đến vậy mà. Sửa hay không sữa gì cũng được :D .


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

VO_DANH đã viết:Theo chỗ VO_DANH biết, ngoài tâm hay trong tâm bàn hoài cũng muôn thuở. :D

Thực tế là hiện giờ, Thế Giới Cực Lạc đang hiện hữu cách Ta Bà này 10 tỉ cõi Phật, đây là con số chính xác mà Kim Khẩu của Đức Phật đã xác quyết, Đức Phật đã thấy biết tất cả hết mọi thế giới.

Hiện giờ Đức A DI ĐÀ đang thuyết pháp ở đó, sau một thời gian rất lâu Ngài sẽ thị hiện nhập diệt, ngay hôm nhập diệt thì hôm sau Ngài Quan Thế Âm thành tựu Phật Quả và Thế Giới Cực Lạc biến đổi một cách trang nghiêm hơn nữa và cũng đổi tên, tên gì thì mình không nhớ.

Bậc Tu Hành thì có thể luận tánh, học tánh,.... thể nhập VÔ SANH = tự tại trước phương tiện văn tự, hình tướng, sanh tử. Nhưng hiển bày Tánh thì chỉ có duy nhất Phật Quả.
tangbong =D>

bạn nói chính xác , học hỏi ở bạn được đấy .


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Thánh_Tri đã viết:
phuoctuong đã viết: Tôi cho rằng "Tự tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" không phải là viễn vông,nếu hiểu Tịnh Độ chẳng ngoài tâm, Di Đà không khác bổn tánh thì càng tự tin hơn trên con đường tu của pháp môn tịnh độ. Tôi thấy những ngươì bài bác pháp môn tịnh độ thường dùng hai câu này để biện minh, nhưng đâu phải chỉ cõi Tịnh Độ duy tâm mà thôi, còn những cõi khác chẳng lẻ ở ngoài tâm?
1. Đúng thế. Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ không phải để đả kích người tu Tịnh Độ như thời xưa, mà nên giúp sức cho người tu Tịnh Độ hiện tại càng tự tin trên con đường tu Tịnh Độ của mình. Người Tu Tịnh Độ hiện tại phải học hiểu và đừng ngại ngùng khi nghe nói câu ấy thì hay hơn!

Tin Phật Thích Ca dạy, Tin Phật A Di Đà, Tin Tự Tâm của mình. Phải đầy đủ các lòng tin như thế. Nếu chỉ tin Phật Thích Ca, tin Phật A Di Đà, mà không Tin Tự Tâm thì cũng không được tốt lắm.

Trích Kinh A Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư:
1. Thế nào là tin ở mình?

Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm). Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu. Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi.

Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.
gioidinhtue đã viết:
phuoctuong đã viết:Nếu cõi Tịnh độ ở ngoài tâm thì không ai có thể vãng sinh Cực lạc. Đừng hòng nghe chim ca lăng tần gia hót mà chỉ nghe két, nhồng hót thôi!
Thì nghe vậy biết vậy thôi chứ làm sao mà hiểu được . Nếu nói Cực Lạc tại tâm thì người sơ cơ không biết làm sao để mà hành nữa . Thà mình chấp có ta có Phật có ta bà có tịnh độ tuy là thiển cận nhưng từ cái thiển cận này dụng công cho chắc thật để đi đến cái cảnh giới bạn nói . Chứ bây giờ mình nói chỉ là " tin suông thôi " chứ làm sao chứng đây mà chưa chứng thì nói càng rắc rối kẻ sơ cơ thêm . Các đấng Như Lai thì thấy vậy nhưng chúng ta có ai thấy như Ngài được đâu . GDH chưa bao giờ thấy được Di Đà trong tâm , Tịnh độ trong tâm thì làm sao dám nói , chỉ có thể tin chứ không dám nói . tangbong
Một câu niệm Phật, Phật là tâm
Biết Phật là tâm chẳng vọng tầm


Niệm Phật Thập Yếu
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ kẻ xuất gia đến người tại gia cư sĩ muốn mong cầu đoạn trừ sanh tử chứng quả Niết Bàn ở thời đại mạt pháp này. Vậy nên niệm Phật mà chỉ mong cầu chút ít phước báo ở cõi trời hoặc cõi người; hay niệm Phật mà mong cầu chuyển thế làm vị cao tăng đều là phí công chưa đúng mức của sự niệm Phật, mà, cũng không hợp với bản nguyện độ sanh của chư Phật. Hành giả phải một lòng phát đại hùng tâm; tín, hạnh, nguyện đầy đủ mong quyết xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm đời này ở thế giới Ta Bà mà cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc

Thượng tọa Thích Phước Nhơn

Hầu hết Bắc Tông Phật giáo bao gồm tu sĩ và cư sĩ hằng ngày đều niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" ít nhất là trong lúc chào hỏi gặp nhau. Điều này cho thấy là pháp môn Tịnh Độ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Phật tử. Tuy hầu hết đều biết niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" nhưng không biết mục đích của sự niệm Phật nên thường hay rơi vào những trường hợp như sau:

+ Nhiều tín đồ thường xuyên đi chùa lễ Phật, thấy bạn bè niệm Phật, ham vui tự mình cũng gia nhập theo hàng ngũ để niệm Phật tụng kinh, nhưng không rõ niệm Phật để làm gì. Tuy rằng sự tu niệm nầy cũng có mang lại một ít phước đức, nhưng không phải là sự mong cầu Phật đạo.

+ Có người niệm Phật là để cầu cho con cháu sung túc, đoàn tụ gia đình, làm ăn phát đạt, sức khỏe đầy đủ, buôn bán nhiều lợi lộc, phát tài trúng số... điều này cũng tốt nhưng không hợp với sự mong cầu giải thoát.

+ Có người vì đời sống khổ sở, tình cảm đau khổ, buồn chán, gặp điều không vừa ý, diện mạo xấu xa; phát tâm niệm Phật mong cầu hết khổ đời nầy, đời sau sanh làm người xinh đẹp, tiền của giàu có không bị người khinh chê... như vậy không hợp với sự liễu sanh thoát tử của nhà Phật, và cũng không hợp với bản nguyện của chư Phật ra đời.

+ Lại có người nhận thấy sự đau khổ của cuộc đời mà Phát tâm niệm Phật để cầu sanh lên các cõi Trời được hưởng phước lạc an vui, niệm như thế cũng không phải là người chân chánh niệm Phật, chưa đúng với pháp môn Tịnh Độ.

+ Hoặc có người niệm Phật mong bỏ thân này chuyển lại kiếp sau gặp được Phật pháp xuất gia tu học, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc chúng sanh; niệm Phật như vậy cũng chưa gọi là đầy đủ trí lực trong lúc niệm Phật. Vì sao? Vì khi chuyển thế đầu thai, tuy rằng có gặp Phật pháp, xuất gia tu học, nhưng không chắc chắn là kiếp đó mình có thể chứng được đạo, dù rằng túc duyên đầy đủ thiện nghiệp có thừa, có thể ngộ được đạo; nhưng chưa chứng thì con đường sanh tử vẫn còn nên sự mê mờ e rằng khó thoát. Giống như Giám Không đại sư đời Đường, hoặc Viên Quán đại sư, Pháp Vân đại sư, Hải Ấn đại sư, Mạt Sơn đại sư, Giới Diễn thiền sư... các vị này chuyển thế đầu thai kiếp thứ ba phần nhiều đi vào thế tục bỏ mất hạnh nguyện của kẻ xuất gia, như vậy dần dần sẽ rơi vào mê lộ sanh tử trở lại, và cơ hội sa đọa vào ba ác đạo khó mà thoát khỏi. Giới Diễn thiền sư là kiếp trước của Tô Đông Pha; Tô Đông Pha sau khi làm quan chẳng những đã không tu, không hộ trì chánh pháp mà lại còn hủy báng chống phá Phật pháp cho đến khi gặp Phật Ấn thiền sư hóa độ cho. Điều này cho thấy niệm Phật cầu kiếp sau chuyển thế làm người xuất gia không phải là việc tốt. Nhìn lại thời mạt pháp, chúng ta lại càng không nên phát nguyện chuyển thế làm người xuất gia tu học; vì rất nhiều tu sĩ hiện tại chỉ loay hoay trong phần tu phước mà quên đi bản nguyện mong cầu giải thoát, nên chắc chắn sẽ đi vào mê lộ của sanh tử.

Vậy chúng ta phải niệm Phật như thế nào mới đúng tinh thần mong cầu của mình và hợp với bản nguyện của chư Phật xuất thế độ sanh trong mười phương thế giới ba đời?

Chư Phật trong mười phương ứng thân nhập thế là vì muốn cho tất các chúng sanh đi vào đạo quả giải thoát, liễu sanh thoát tử. Bản nguyện này nói rất rõ trong kinh Pháp Hoa. Chư Phật nhìn thấy chúng sanh sẵn có đầy đủ các đức tướng Như Lai; nhưng, vì nghiệp duyên trần lao trói buộc nên mãi chịu sống loạn thác cuồng trong mê lầm ảo ảnh. Khi có được chút ít thiện duyên phước đức thì sanh lên các cõi Trời hưởng phước, tuy nhiên khi hết phước thì cũng bị đọa lạc trong vòng ba ác đạo. Nếu thiện duyên không có, mà ác nghiệp lại nhiều thì con đường ác đạo mở cửa đón chờ. Cho nên, Thế Tôn muốn cho chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi thật sự phải đoạn trừ sanh tử. Đoạn trừ sanh tử ấy là chứng quả vị A La hán, nhưng quả vị A La Hán chỉ có những vị xuất gia mới chứng được, còn lại đa số quần chúng Phật tử thì lại không đạt được. Đoạn sanh tử thiền gia gọi là kiến tánh chứng ngộ, nhưng mấy ai mà thiền tọa được chứng ngộ, họa chăng cũng chỉ dành riêng cho hàng tu sĩ xuất gia mới có đủ công năng thiền tọa đến chỗ kiến tánh chứng ngộ còn lại đa số quần chúng thì không. Nhìn chung cũng chỉ rất ít người xuất gia thiền tọa kiến tánh chứng ngộ, mà đa phần phải nhập thai chuyển thế để tiếp tục tu; nhưng thời mạt pháp, Phật pháp dần dần đi vào chỗ suy tàn theo định luật tự nhiên: thành, trụ, hoại, không của vạn pháp. Vậy chuyển thế để tiếp tục tu, con đường nghịch cảnh khó khăn vạn lần, trăm người chuyển thế một vài người chứng ngộ. Đa số quần chúng tu tập theo thiền tọa thì nhiều lắm cũng chỉ đạt được chút ít định tâm; nhưng định tâm thì giống như lấy đá đè cỏ, cỏ tuy không mọc nhưng cội rễ vẫn còn, gặp duyên tảng đá bị lăn đi nơi khác thì cỏ liền mọc trở lại. Cho nên biết rằng chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương là dễ dàng và phổ cập cho mọi tầng lớp từ kẻ xuất gia đến người tại gia cư sĩ muốn mong cầu đoạn trừ sanh tử chứng quả Niết Bàn ở thời đại mạt pháp này. Vậy nên niệm Phật mà chỉ mong cầu chút ít phước báo ở cõi trời hoặc cõi người; hay niệm Phật mà mong cầu chuyển thế làm vị cao tăng đều là phí công chưa đúng mức của sự niệm Phật, mà, cũng không hợp với bản nguyện độ sanh của chư Phật. Hành giả phải một lòng phát đại hùng tâm; tín, hạnh, nguyện đầy đủ mong quyết xả bỏ thân ngũ uẩn giả tạm đời này ở thế giới Ta Bà mà cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, nhập vào đại chúng bất thối Bồ Tát; việc này rất phù hợp với bản nguyện của chư Phật xuất thế độ sanh. Khi đã nhập vào đại chúng bất thối Bồ Tát thì con đường chứng quả Phật đạo không còn xa, lúc ấy hành giả cũng có thể ứng thân trở lại thế giới Ta Bà mà không sợ bị ác duyên làm mê muội.

Như vậy, hiện tại là đến thời kỳ mạt pháp, chướng duyên nghịch cảnh trùng trùng, ác hữu ác nhân đầy dẫy, kẻ tu thì nhiều, người chứng đạt thì quá ít; phần nhiều xuôi theo thế tục, hoặc họa lắm thì chỉ hiểu trên văn chương chữ nghĩa; hay nói đến thiền tọa hình như chỉ còn là phong trào, còn sự chứng ngộ kể như ánh sáng đom đóm ở giữa đêm đen. Do vậy, đại chúng đồng tu có tâm mong cầu đoạn sanh tử trong một đời thì không còn pháp môn tu nào thuận tiện và dễ dàng cho quí vị hơn là pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc gặp Phật Di Đà.

Ấn Quang đại sư, một bậc cao tăng cận đại, là Tổ thứ mười ba của Tịnh Độ Tông ở Trung Hoa có dạy: "Thời mạt pháp, chúng sanh nghiệp nặng, tâm tạp; nếu ngoài pháp môn niệm Phật mà tu các pháp môn khác, chỉ gieo được phần trí tuệ, phước đức căn lành thì có; nhưng phần liễu thoát sanh tử luân hồi trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức phi thường, song đó chỉ là những bậc Bồ Tát hiện thế mà làm mô phạm cho chúng sanh, như kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy cũng chỉ nương theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chứ không phải chứng đạo. Pháp môn Tịnh Độ thời nay tuy ít người chứng được niệm Phật tam muội như xưa; nhưng cũng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của A Di Đà mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Cực Lạc. Từ đây không còn sanh tử luân hồi, mà lần tu tập cho đến lúc chứng quả vô sanh."

Sự thù thắng cao diệu của pháp môn niệm Phật cho quảng đại quần chúng ngoài sự giới thiệu của đức Thích Ca Mâu Ni, tiếp theo còn có các vị Bồ Tát khuyên bảo mọi người nên nguyện vãng sanh về Tây Phương như: Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị Tổ sư cả thiền lẫn tịnh như: Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, Thiện Đạo, Ngẫu Ích, Ấn Quang...

Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì đều là những thiền sư nổi tiếng bên Thiền Tông sau khi tham thiền đạt ngộ, chuyển hướng niệm Phật cầu vãng sanh. Phải biết pháp môn niệm Phật là nhiệm mầu và hợp cơ với chúng sanh thời mạt pháp đến dường nào. Quí Tổ sư là bậc thạc đức cao tăng mà còn niệm Phật mong cầu sanh về Tây Phương huống hồ chi ta là hàng hậu học phước mỏng tội dày; vả lại, hàng cư sĩ tại gia duyên nghiệp chồng chất mà không mong hướng về Tây Phương Cực Lạc thì còn đường nào khác để đi?

Trong kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền, sau khi Bồ Tát Phổ Hiền phát mười đại nguyện, khuyến phát các vị Bồ Tát từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng cho đến Thập Địa đều nên phát nguyện cầu sanh về Tây Phương. Cho nên biết rằng những ai vì bảo vệ Tông Môn hay có lối nhìn thiên kiến mà chê hay phê bình pháp môn Tịnh Độ là yếu kém, không tự lực được phải nhờ tha lực, là môn tu để cho ông già bà cả, cho những người dốt nát ít học, là Phật Thích Ca không phải do niệm Phật mà thành Phật... là họ tự khinh chê chính bản thân của họ, hoặc tệ hại hơn, họ đã khinh chê đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, các vị Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ, Văn Thù, Phổ Hiền là những vị Tổ của Thiền Tông, hay các vị Thiền sư chính tông như: Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì... do đây xin nhắc nhở những người tu thiền, hãy chuyên tâm thiền định cho đến ngày kiến tánh, chứng đạo; không phải chỉ ở chỗ ngộ đạo; đừng nên tạp niệm để ý phân biệt đó đây mà rơi vào vòng biên kiến. Đối với hành giả niệm Phật nên vững tâm tiến bước trên đường niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện vững chắc, mong cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, đừng bận tâm đối với ngoại cảnh chung quanh, dầu cho ngoại cảnh ấy là những trường hợp đặc biệt. Có như vậy thì một hoa sen ở ao Liên Trì nơi cảnh Tây Phương vừa mọc lên đã ghi sẵn tên riêng của mình để chờ ngày đón rước quí vị.

Thượng Tọa: Thích Phước Nhơn


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

VODUYEN đã viết:VO_DANH biết rằng, đường tu chắc ai cũng đã lựa chọn một hướng đi cho mình.
Đó là quyền tự do của mỗi người.

Giờ đây mong sự chia sẽ của quí DH: "Tại sao nên nguyện vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc"?
Tôi nghĩ câu trả lời đơn giản nhất và trước nhất là tại vì muốn ở Cực Lạc.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
tringu_999kiep
Bài viết: 13
Ngày: 13/09/11 11:50
Giới tính: Nam

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi tringu_999kiep »

Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?”
Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:
- “Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...
Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật – nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực ... không thể nghĩ bàn”.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

VODUYEN đã viết:VO_DANH biết rằng, đường tu chắc ai cũng đã lựa chọn một hướng đi cho mình.
Đó là quyền tự do của mỗi người.

Giờ đây mong sự chia sẽ của quí DH: "Tại sao nên nguyện vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc"?
ĐH nên xem Kinh A Di Đà kĩ sẽ thấy, nay nói ra đại lược :)
-------------------------------------------------------------------------------------
Lúc bấy giờ, đức Phật bảo trưởng lão Xá Lợi Phất:

- Từ đây qua khỏi mười vạn ức cõi Phật về phương Tây, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có Phật, hiệu là A Di Đà, nay hiện đang thuyết pháp.

Này Xá Lợi Phất! Cõi ấy vì sao tên là Cực Lạc? Chúng sanh cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng các sự vui, nên tên là Cực Lạc.
...
Này Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ sao? Vì sao Phật ấy hiệu A Di Đà?

Này Xá Lợi Phất! Đức Phật ấy quang minh vô lượng chiếu các cõi nước mười phương không bị chướng ngại. Vì thế, Ngài hiệu là A Di Đà.

Lại này Xá Lợi Phất! Thọ mạng Phật ấy và nhân dân Ngài vô lượng vô biên A Tăng Kỳ kiếp, nên tên là A Di Đà.

Này Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã là mười kiếp.

Lại này Xá Lợi Phất! Đức Phật ấy có vô lượng vô biên đệ tử Thanh Văn, đều là A La Hán, chẳng thể tính toán để biết được nổi. Các vị Bồ Tát cũng giống như thế.

Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Lại này Xá Lợi Phất! Chúng sanh sanh vào cõi nước Cực Lạc đều là A Bệ Bạt Trí, trong số ấy nhiều vị là Nhất Sanh Bổ Xứ, số ấy rất nhiều, chẳng thể tính toán hòng biết được nổi, chỉ có thể tạm nói là vô lượng vô biên A Tăng Kỳ.

Này Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe nói, hãy nên phát nguyện, nguyện sanh cõi ấy. Vì cớ sao vậy? Được cùng các thượng thiện nhân như vậy cùng nhóm họp một chỗ.
-------------------------------------------------------------------------------------

Ở cõi này ít có thầy tốt, bạn tốt để cùng tu học, cho nên nguyện sanh Cực Lạc để cùng với A Di Đà Phật và Chư Thượng Thiện Nhân tụ hội 1 nơi.

Ở cõi này thọ mạng ngắn ngủi nguyện sanh về đó để được Thọ mạng Vô Lượng nhằm tiến tu đến Phật Quả cứu cánh viên mãn.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn. Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy? Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.

Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.

Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu! Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát!

Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo. Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.

Trong Kinh Tịnh Danh, Ðức Phật có dạy:"Tâm tịnh thì độ tịnh". Nghĩa là tâm có thanh tịnh, trong sạch, yên tĩnh, chúng ta mới có thể sống trong cõi tịnh độ, tức là cảnh giới thanh tịnh và an lạc được. Tâm có hiền thiện, ngay thẳng chân thật, chúng ta mới sống trong cõi thiên đàng được. Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Rõ ràng là như thế!

Như vậy cõi tịnh độ ở ngay trong tâm của chúng ta, ngay hiện đời, nếu như tâm của chúng ta không còn tham lam, sân hận và si mê nữa. Ngày xưa, sau khi thành đạo, Ðức Phật Thích Ca sống trong cảnh giới an lạc, cảnh giới tịnh độ, ngay hiện đời, ngay trên cái thế giới gọi là ta bà khổ đối với mọi chúng sinh khác. Tâm của ngài thanh tịnh, ở mọi nơi Ngài đều có thể sống yên tịnh được, dù trong tịnh xá hay trong núi rừng, dù nơi vắng vẻ hay chốn đông người, tùy theo chỗ ở thường an lạc.

http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/giao ... /6492.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

kimcang đã viết:Ta Bà là Mộng Huyễn, Cực Lạc là Mộng Huyễn.

Cực Lạc Là Mộng Lành, Ta Bà là Mộng Dữ.

Khi chưa Tỉnh Mộng thì thà là Mộng Lành còn hơn là Mộng Dữ.

Tỉnh Mộng rồi thì chẳng nói Cực Lạc, Ta Bà nhưng phải thực sự là Tỉnh Mộng 100%.
Hỏi: Tất cả các pháp đều huyễn mộng, Ta bà vốn là huyễn mộng, Cực Lạc cũng là huyễn mộng. Đồng là mộng tu có ích gì?

Đáp: Không phải thế đâu! Thập địa Bồ tát trở xuống, đều là trong mộng mà tu hành. Đến như đẳng giác vẫn còn đương ngủ vì còn vô minh. Chỉ bậc Phật mới là đại giác.

Đương lúc ở trong cảnh mộng thì khổ cùng vui rõ ràng. Cảnh mộng chịu khổ ở Ta bà sao bằng cảnh mộng an vui nơi Cực Lạc. Huống lại cảnh mộng Ta bà từ mộng vào mộng, càng lúc càng đi sâu vào chốn mê say. Còn cảnh mộng nơi cõi Cực Lạc từ mộng ra khỏi mộng thành bậc đại giác. Cõi uế cùng cõi tịnh dù đồng cảnh huyễn mộng, nhưng ảnh hưởng cùng kết quả khác xa nhau, vì thế nên cần phải sớm tu Tịnh Độ. (Triệt Ngộ đại sư)

(Chép lại trong sách Pháp Môn Giải Thoát, Tịnh Độ Trích Yếu, chùa Đức Viên - USA)

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đường tới Tây Thiên lắm gian nguy
Thổn thức lòng ta thế mới kỳ
Hoa sen đua nở chờ tôi đến
Tây Phương Cực Lạc đẹp mê ly


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]125 khách