Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:
"alphatran"]
Theo lý nhất tâm mà nói, tâm hành giả phải trụ hoàn toàn vào câu niệm hồng danh, bất cứ niệm nào ngoài câu niệm hồng danh này đều là vọng niệm. Nhưng theo câu nói trên của hiền hữu thì có đến hai tâm:
- Tâm trụ nơi câu niệm hồng danh
- Tâm biết rõ mình đang niệm hồng danh

Vậy là chẳng nhất tâm?
Niệm A nghe rõ ràng A.
Niệm Di nghe rõ ràng Di
Niệm Đà nghe rõ ràng Đà
Niệm Phật nghe rõ ràng Phật.

Niệm A Di Đà Phật nghe rõ ràng A Di Đà Phật.

Mỗi câu Phật hiệu liên tiếp nhau khích và nghe rõ ràng.

Đó là ý nói biết mình đang niệm chứ không có niệm thứ hai nào khác.

Dĩ nhiên người niệm chưa đạt Nhất Tâm Bất Loạn cho nên trong lúc niệm có thể suy nghĩ lăng xăng việc nầy việc khác, hoặc nghe tiếng xe chạy bên ngoài liền mất chánh niệm, hay nghe người nhà nói chuyện liền phan duyên nghe theo mà mất chánh niệm niệm Phật.

Người Nhất Tâm Bất Loạn là 24 giờ, mỗi phút giây sát na luôn luôn có câu Phật hiệu A Di Đà Phật tuôn chảy không ngừng. Không có kẻ hở nào để cho cái gì lọt vào hết. Đó mới thật sự là người đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Mà đó chỉ là Sự Nhất Tâm. Lý Nhất Tâm thì cao hơn.

Do vậy đạt Sự Nhất Tâm không phải dễ dàng.
Thứ nhất: Tiến lên là tiến lên như thế nào, alpha muốn hỏi về pháp hành chỗ này, tức cụ thể mình làm gì để tiến lên, hay để tiến lên thì phương pháp tu tập là như thế nào?
Ông tu Tịnh Độ cốt là để vãng Sanh Cực Lạc. Đó là mục tiêu cứu cánh trong đời tu hành của người tu Tịnh Độ. Mà muốn vãng sanh thì phải đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh.

Sau đó khi vãng sanh thì mới tiếp tục tu cao lên nữa.

Hiện tại ông chưa lo xong Tín Nguyện Hạnh, chưa vãng sanh, đòi lên cao thêm để làm gì?

Người Tham Thiền thì có tông chỉ và mục đích khác. Họ tham thiền để Tỏ Ngộ Tự Tâm Bản Tánh.

Ông tu Tịnh Độ muốn tiến lên cao thì trước phải tròn Tín Nguyện Hạnh và vãng sanh cái đã mới tiến lên cao.

Thứ hai: cơ sở nào TRONG KINH giúp hiền hữu khẳng định về Cực Lạc mới được Trí Tuệ Cứu Cánh hay Minh Tâm Kiến Tánh?
Bởi mục đích tu Tịnh Độ là vãng sanh Cực Lạc ngay trong đời nầy, chứ không phải là Trí Tuệ Cứu Cánh hay được Minh Tâm Kiến Tánh trong đời nầy.

Do vậy người vãng sanh chưa hẳng là người tỏ ngộ tự tâm. Họ là người phàm, nương nhờ nguyện lực A Di Đà Phật mà vãng sanh. Họ chưa tỏ ngộ tự tâm bổn tánh.

Sau khi sang Cực Lạc rồi, tu hành tiếp do Phật A Di Đà dạy thì họ mới Tỏ Ngộ Tự Tâm Bản Tánh.

Còn người Tham Thiền thì mục đích là Minh Tâm Kiến Tánh ngay trong đời nầy, ngay cõi Ta Bà nầy như các Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng, Lâm Tế, v.v...

Kính hiền hữu Thánh Tri,

Cảm ơn hiền hữu tiếp tục trích chút thời gian quý báu chia sẻ cùng alpha.

Vì lẽ mang trực tâm mà học đạo, xin hiền hữu thứ cho alpha nói thẳng: bài trả lời này không được thuyết phục, lời lẽ không cụ thể, căn cứ không đủ cho dù bài viết thể hiện hiền hữu rất công phu cẩn thận.

- Thứ nhất: điểm Tuệ bậc 1 của hiền hữu nói, mặc dù hiền hữu nói đó là Tuệ nhưng alpha thấy đó là ĐỊNH chẳng phải TUỆ. GIỚI - ĐỊNH - TUỆ là ba món có quan hệ mật thiết chặc chẽ với nhau, nhưng không thể lẫn lộn giữa chúng, vì chúng có những vai trò và đặc tính khác biệt nhau.

- Thứ hai: cái câu này
Thánh_Tri đã viết:"Hiện tại ông chưa lo xong Tín Nguyện Hạnh, chưa vãng sanh, đòi lên cao thêm để làm gì?"
và những câu tương tự như thế đều là những lời lẽ không tương ưng với cách làm của Phật. Vì sao? Hiền hữu hãy xem ngày xưa Phật chỉ bày con đường tu đạo cho đệ tử, cụ thể, rõ ràng; Phật vạch rõ con đường đi cho đệ tử, bậc này thế nào, bậc kia ra sao, cho dù đệ tử chưa tu đến bậc ấy. Điều này thể hiện rất rõ trong tất cả các Kinh trong tất cả các tông phái. Cho đến ngày nay cũng có nhiều vị tăng ni giảng giải cặn kẽ từng đường đi nước bước, từ bước chập chững vào đạo cho đến thể nhập Niết Bàn.

Và hiền hữu cũng không đưa ra được căn cứ nào trong Kinh nói sau khi vãng sanh mới tiếp tục được Phật A Di Đà dạy thì họ mới Tỏ Ngộ Tự Tâm Bản Tánh cho dù hiền hữu nói có phần đúng.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các đạo hữu,

Nhờ các đạo hữu cùng nhiệt tình thảo luận, giúp đỡ alpha và bản thân cũng miên mật tìm hiểu. Nay alpha có cơ sở để khẳng định những điều này, hy vọng cùng đem lại lợi ích cho tất cả:

Khi hỏi đến TUỆ tu trong Tịnh Độ Tông, nhiều hiền hữu:
+ vì cái tâm tham ái đối với pháp môn mình chọn
+ vì sợ người khác chê mình ngu, chê mình tu pháp liệt tuệ

nên liền bảo là Tịnh Độ Tông có tu TUỆ, trong khi đó không biết tu TUỆ trong Tịnh Độ là tu như thế nào, thậm chí chưa biết được TUỆ là gì! Đây gọi là VỌNG NGỮ. Đó chẳng phải là cách để có tín tâm thực sự nơi A Di Đà Phật. Đó cũng chẳng phải là cách thừa tự pháp của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.

Pháp Phật là pháp giải thoát đi từ thực tại khổ đau đến Niết Bàn tịch tịnh, muôn pháp không ngoài TỨ DIỆU ĐẾ, không tránh khỏi kinh qua ba bước GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Pháp môn Tịnh Độ cũng không ra ngoài những quy luật đó. Vì thế khẳng định rõ ràng, Pháp môn Tịnh Độ là có TU TUỆ đầy đủ, trọn vẹn, chẳng khác TUỆ của các tông phái khác, không có chuyện thua kém hay hơn tốt so với các pháp môn khác.

Alpha tự thấy được điều này và cũng mong tất cả các hiền hữu cũng tự thấy được điều đó, nay alpha gợi ý 2 điểm sau đây:

- Tìm hiểu lại xem TUỆ có vai trò gì, Phật dạy có mấy loại Tuệ
- Đọc kỹ lại 48 lời đại nguyện của A Di Đà Phật.

Kính các hiền hữu,

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Kinh Đại Phương Đẳng Bồ Tát Niệm Phật Ba La Mật, Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải rất rõ ràng về Tuệ Tu của Tịnh Độ.

Tuệ của Tịnh Độ như thế nào thì như trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật dạy: chẳng duyên 3 đời chẳng duyên các tướng mà Niệm Phật.

Kinh Đại Phương Đẳng Bồ Tát Niệm Phật Ba La Mật dạy quán Như Lai chúng sanh như huyễn không tự tánh.

Tuệ thật sự là khi dứt được vọng tưởng phiền não còn như chỉ là vọng tưởng phân biệt thì vẫn chỉ là Thức Sanh Diệt mà thôi.

Tu Thiền Tịnh Mật gì cũng có các bậc Thượng Trung Hạ mỗi bậc đều có Ngộ Chứng sai biệt.

Thiền Tịnh Mật gì tu cũng như nhau người Tham Thoại Đầu thì chỉ là Câu Thoại Đầu, Người Niệm Phật thì chỉ nhất tâm nơi hồng danh, người trì chú thì chỉ nhất tâm nơi chân ngôn mà chẳng cần quan tâm Định Tuệ gì cả mà liền được Định Tuệ.

Càng phân biệt Định Tuệ thì lại càng tán loạn vì chỉ là duyên theo ý thức danh từ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
Pháp Phật là pháp giải thoát đi từ thực tại khổ đau đến Niết Bàn tịch tịnh, muôn pháp không ngoài TỨ DIỆU ĐẾ, không tránh khỏi kinh qua ba bước GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Pháp môn Tịnh Độ cũng không ra ngoài những quy luật đó. Vì thế khẳng định rõ ràng, Pháp môn Tịnh Độ là có TU TUỆ đầy đủ, trọn vẹn, chẳng khác TUỆ của các tông phái khác, không có chuyện thua kém hay hơn tốt so với các pháp môn khác.

Alpha tự thấy được điều này và cũng mong tất cả các hiền hữu cũng tự thấy được điều đó, nay alpha gợi ý 2 điểm sau đây:

- Tìm hiểu lại xem TUỆ có vai trò gì, Phật dạy có mấy loại Tuệ
- Đọc kỹ lại 48 lời đại nguyện của A Di Đà Phật.
Sau khi thăm dò ý kiến của mọi người, vậy là bạn đã khẳng định rõ ràng trong Tịnh Độ có Tuệ tu rồi phái không? tangbong

Bạn hỏi có mấy loại Tuệ. Tôi lật cuốn "Tám quyển sách quý" (quyển 2) có bài giảng của Hòa thượng Thích Thiện Hoa nói về hai loại tuệ. Xin chép ra cho bạn đọc đỡ mất công tìm kiếm:

  • a. Hữu lậu trí: Cái trí chưa có năng lực đoạn các phiền não hữu lậu (vai trò của Tuệ). Nghĩa là trong lúc ở địa vị phàm phu tu nhân, tuy dùng trí tuệ quán sát thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã (chú thích của tôi: là quán Tứ Niệm Xứ), nhưng rồi lúc nào cũng thấy là tịnh, là vui, là thường, là thật ngã, còn bị phiền não hữu lậu lấn áp, không thể phá trừ được.

    b. Vô lậu trí: Cũng gọi là Bát Nhã trí, trí này đã phá trừ các phiền não hữu lậu, đạt đến chỗ rốt ráo thanh tịnh, nhưng chỉ khi đặng quả Thánh mới có.
(Chép tới đây thôi. Vì đoạn sau đề cập về thể và dụng của Vô lậu trí).
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 26/04/12 05:57 với 2 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:
alphatran đã viết:
Pháp Phật là pháp giải thoát đi từ thực tại khổ đau đến Niết Bàn tịch tịnh, muôn pháp không ngoài TỨ DIỆU ĐẾ, không tránh khỏi kinh qua ba bước GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Pháp môn Tịnh Độ cũng không ra ngoài những quy luật đó. Vì thế khẳng định rõ ràng, Pháp môn Tịnh Độ là có TU TUỆ đầy đủ, trọn vẹn, chẳng khác TUỆ của các tông phái khác, không có chuyện thua kém hay hơn tốt so với các pháp môn khác.

Alpha tự thấy được điều này và cũng mong tất cả các hiền hữu cũng tự thấy được điều đó, nay alpha gợi ý 2 điểm sau đây:

- Tìm hiểu lại xem TUỆ có vai trò gì, Phật dạy có mấy loại Tuệ
- Đọc kỹ lại 48 lời đại nguyện của A Di Đà Phật.
Sau khi thăm dò ý kiến của mọi người, vậy là bạn đã khẳng định rõ ràng trong Tịnh Độ có Tuệ tu rồi phái không? tangbong
Này hiền hữu,

Alpha không thăm dò, nếu hiền hữu đọc kỹ ở trên, nhiều ý kiến đều khác với nhận định của alpha.

Nhận định của Thánh Tri có đôi phần giống về đại ý những hoàn toàn khác về sở luận.

Tạ đạo hữu Kim Cang đã vì alpha mà giải bày và dẫn trích Kinh điển


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trời ạ! Lại "nhức đầu rồi! :D Bạn tạo topic để mọi người thảo luận, đóng góp ý kiến, dù có khác nhau (vì có ai giống ai đâu), bạn chọn cái hợp với bạn mà khẳng định điều đó đúng. Vậy chẳng phải là "thăm dò" sao? kinhle

Ghi chú để bạn khỏi phải hiểu lầm nhé: nhức đầu tức là phải động não, là phải suy nghĩ đó (không nói theo kinh điển), chứ không phải nhức đầu thực sự.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trích Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội;
Hiền Hộ! Tất cả phàm phu ngu mê đối với môn tam muội niệm Phật hiện tiền, thường nên suy tưởng đến chư Phật Thế Tôn không đặng sanh chấp trước lại cũng suy tưởng các Phật Thế Tôn nói pháp như đây nhưng cũng không chấp trước, lại cũng suy gẫm ta nghe nhận pháp nhưng đều không nên đắm trước tất cả hữu vi.

Tại sao lại hành động như thế?

Nầy Hiền Hộ! Là vì các pháp đều không, bổn lại vô sanh. Vì các pháp không thể niệm, không có chỗ niệm. Các pháp xa lìa tuyệt hẳn tâm tưởng, vì các pháp không thể chấp trì, chơn như không thể đắc được. Các pháp không bị nhiểm dường như hư không, các pháp trong sạch vì xa hẳn tướng chúng sanh, các pháp trong sạch vì sa hẳn tướng chúng sanh, các pháp không ô trược vì nhơn duyên diệt. Các pháp vô vi vì không có năng lực đưa loài hữu tình phải luân chuyển trong luân hồi. Các pháp tức niết bàn vì bổn lai vốn thanh tịnh. Các pháp vô sở hữu vì tất cả vật thể không có được.

Thế nên Bồ tát muốn suy gẫm tam muội này không thấy tự thân cũng không thấy chứng các pháp.

Tại sao?

Bởi vì trong đó không thể lấy sắc tướng để thấy Phật, lấy tướng âm thinh mà nghe pháp, không thể do thừa thinh văn chứng Bồ tát niệm Phật tam muội, cũng như không thể được các nhẫn địa Bồ tát.
Trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở ... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.
Đọc đây mới thấy Pháp Tu Tịnh Độ sâu xa như thế nào.

Chỉ là vì đây là cảnh giới tu tập quá khó khăn cho hàng sơ cơ nên các Tổ Tịnh Độ không đề cập đến nhiều mà chỉ nói Trì Danh Niệm Phật còn hành giả tự thân hành trì đến thâm nhập thì cũng sẽ là như trong Kinh dạy.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Huynh Kim Cang viết: Thiền Tịnh Mật gì tu cũng như nhau người Tham Thoại Đầu thì chỉ là Câu Thoại Đầu, Người Niệm Phật thì chỉ nhất tâm nơi hồng danh, người trì chú thì chỉ nhất tâm nơi chân ngôn mà chẳng cần quan tâm Định Tuệ gì cả mà liền được Định Tuệ.

Càng phân biệt Định Tuệ thì lại càng tán loạn vì chỉ là duyên theo ý thức danh từ.
Huynh Kim Cang nói chỉ đúng có giới hạn của Định Tuệ thôi, và giới hạn của từng tiêu đề thì cũng có đúng có sai.

Nhưng khi vào tiêu đề của Hệ Bát-nhã thì không phải là chữ "Khẩn định". Nếu người học Pháp, thỉnh Pháp củng như cầu Pháp. Dể rớt vào sở chấp Pháp.

Như Ngài Lục Tổ chỉ cần nghe một câu Kinh mà kiến đạo. Thì đâu có phải là một "Công án" hay một câu "tham thoại đầu" hoặc một câu "Niệm Phật miên mật". Mà là "Nghe kinh". Thì tất nhiên những người khác có thể đọc từ trong kinh ra mà "Ngộ".

Còn tùy thuộc giác nhiều, hay ít. Hoặc có rồi hoặc không đó là tùy vào người. Cho nên bát bỏ lập luận của đ/h Alpha cũng không đúng hẳn lắm. Mà không bát (chặn đứng) thì đ/h Alpha càng vào cái Thức Tri hiểu biết của mình. Có phải vậy không đ/h Alpha?


--------

Nếu phân tách nghĩa chữ Tuệ (Huệ) trong tam vô lậu học thì phải xem lại toàn bộ Thanh tịnh đạo luận, Vi diệu Pháp, và Kinh Trung Bộ. Thì mới hiểu sâu.

Còn nói ra chữ Tuệ (đúng hay không đúng điều sai theo như Kinh Kim Cang, có phải vậy? mong Huynh và Quí vị giải đáp tiếp.)

Đ/h Alpha cũng ráng lên, nếu cố gắng tìm cho được giải đáp thì tìm không bao giờ có. Hiểu đạo là phải sống theo đạo. Không miển cưởng vào đúng, sai, thiện, ác, có, không.v.v. Thì mới vui, và không động não. Giống như Batting nói vậy.

Chúc Quí vị, trí tuệ viên thông.

tn, kính


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong

Cám ơn bạn Thien Nhan,

Tôi xin nói để các bạn đừng hiểu là tôi bài bác kinh điển. Ý tôi muốn nói là mình học kinh điển để mở mang trí tuệ rồi đem áp dụng vào đời, ngay trên bản thân mình. Lấy thí dụ: Học bài thuộc rồi đi thi, đừng có mang kinh điển theo, vào phòng thi giám khảo cho các câu hỏi, mình trả lời các câu hỏi đó theo sự hiểu biết của mình, nhưng không ngoài kinh điển. Đọc những bài giảng của quý thầy, có bao giờ quý thấy trích kinh điển để dẫn chứng cho lời mình nói đâu, nhưng khi đọc thì mình hiểu ngay điều quý thấy giảng đó ở trong kinh điển nào rồi, không cần phải chứng minh, vì quý thầy đã chứng minh nó rồi.

Đó là cách học của tôi! Sao tôi bị Thien Nhan "dụ" hoài vầy cà! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:tangbong

Cám ơn bạn Thien Nhan,

Tôi xin nói để các bạn đừng hiểu là tôi bài bác kinh điển. Ý tôi muốn nói là mình học kinh điển để mở mang trí tuệ rồi đem áp dụng vào đời, ngay trên bản thân mình. Lấy thí dụ: Học bài thuộc rồi đi thi, đừng có mang kinh điển theo, vào phòng thi giám khảo cho các câu hỏi, mình trả lời các câu hỏi đó theo sự hiểu biết của mình, nhưng không ngoài kinh điển. Đọc những bài giảng của quý thầy, có bao giờ quý thấy trích kinh điển để dẫn chứng cho lời mình nói đâu, nhưng khi đọc thì mình hiểu ngay điều quý thấy giảng đó ở trong kinh điển nào rồi, không cần phải chứng minh, vì quý thầy đã chứng minh nó rồi.

Đó là cách học của tôi! Sao tôi bị Thien Nhan "dụ" hoài vầy cà! :D
Sau này ông sẽ thấy cái nhận định này của ông thiệt là tội lỗi đối với Phật Pháp lắm!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vậy thưa bạn, đây chẳng phải là trường thi học làm Phật sao?

Nếu bạn không chấp nhận, thì tôi xin sám hối với bạn.
kinhle


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:Còn nguyện thứ 33 là nói Phật A Di Đà dùng nguyện lực của ngài hộ trì cho người niệm Phật khi vãng sanh vào nước của ngài sẽ được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận là nói trí huệ vô lậu. Còn mình ở đây tu giới định tuệ chỉ được gọi là trí huệ hữu lậu mà thôi. Có ai dám nói mình đã được trí huệ vô lậu không? Chắc là không rồi! Chỉ có Bồ tát mới được trí huệ vô lậu. Vì vậy mà Phật A Di Đà mới dùng nguyện lực hộ trì, và khi minh đã vãng sanh về đó thì mình là Bồ tát rồi, vì ở cõi này toàn là Bồ tát bạn lành của chúng ta (đồng giai Bồ Tát) và mình sẽ tiếp tục tu giới định huệ để được trí huê vô lậu, còn nếu không thì bị đuổi trở về cõi Ta Bà... Hu, hu!!! :-P ! :D
Trong đoạn trích dẫn trên tôi đã nói có hai thứ trí huệ, mặc dù lúc đó bạn chưa có hỏi đến.
battinh đã viết:Sau khi thăm dò ý kiến của mọi người, vậy là bạn đã khẳng định rõ ràng trong Tịnh Độ có Tuệ tu rồi phái không? tangbong

Bạn hỏi có mấy loại Tuệ. Tôi lật cuốn "Tám quyển sách quý" (quyển 2) có bài giảng của Hòa thượng Thích Thiện Hoa nói về hai loại tuệ. Xin chép ra cho bạn đọc đỡ mất công tìm kiếm:

  • a. Hữu lậu trí: Cái trí chưa có năng lực đoạn các phiền não hữu lậu (vai trò của Tuệ). Nghĩa là trong lúc ở địa vị phàm phu tu nhân, tuy dùng trí tuệ quán sát thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã (chú thích của tôi: là quán Tứ Niệm Xứ), nhưng rồi lúc nào cũng thấy là tịnh, là vui, là thường, là thật ngã, còn bị phiền não hữu lậu lấn áp, không thể phá trừ được.

    b. Vô lậu trí: Cũng gọi là Bát Nhã trí, trí này đã phá trừ các phiền não hữu lậu, đạt đến chỗ rốt ráo thanh tịnh, nhưng chỉ khi đặng quả Thánh mới có.
(Chép tới đây thôi. Vì đoạn sau đề cập về thể và dụng của Vô lậu trí).
Đoạn trích dẫn sau, tôi trả lời cho bạn theo bài giảng của Hòa thượng Thích Thiện Hoa để chứng minh tôi có nói ngoài kinh điển không?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.144 khách