Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

alpha:
Nếu nhìn nhận như thế mà nói Tịnh Độ Tông có tu Tuệ thì lại có phần mâu thuẩn. Vì sao? vì Niệm Phật cầu vãng sanh là nhờ vào tha lực của A DI ĐÀ PHẬT để về Tịnh Độ A Di Đà, nhờ những thuận lợi của cõi ấy mà thành tựu con đường tu đạo. Tức là về đấy tu tiếp. Nếu Pháp môn Tịnh Độ có tu TUỆ (thể nhập Niết Bàn giải thoát rồi) thì đâu cần cầu vãng sanh nữa?


Một đặc điểm quan trọng nữa của Tịnh Độ Tông là pháp môn được coi là DỄ TU DỄ CHỨNG, nhưng nếu có tu TUỆ, thể nhập niết bàn ngay trong đời này mà nói là dễ thì chắc là không được coi là dễ nữa. Vì sao? Vì thể nhập Niết Bàn mà sao dễ được.

Alpha thực sự muốn biết Phật định nghĩa TUỆ như thế nào, quý vị nào biết chỉ giúp alpha với!
A Di Đà Phật.
Căn bản đạo hữu đã hiểu sai ở chỗ "TU HUỆ LÀ ĐỂ NHẬP NIẾT BÀN GIẢI THOÁT". Chứ không cần vãng sanh.

Huệ = Trí Huệ

Huệ do tụng kinh niệm Phật mà có
Huệ do Quán chiếu mà có
Huệ do Phật lực gia trì mà có
Huệ do được lý nhất tâm mà có
Huệ do Bát Nhã mà có
Huệ do .....

Nhưng theo ý của đạo hữu là nói cái huệ của GIỚI ĐỊNH HUỆ, tam vô lậu học (không cần nguyện vãng sanh) mà nhập Niết Bàn giải thoát phải không? hay là sao? Nếu đạo hữu đặt câu hỏi như vậy thì mình tin rằng đạo hữu vẫn chưa rõ về pháp Đại Thừa nói chung và pháp môn Tịnh Độ nói riêng. Nếu đúng vậy thì mình sẽ viết tiếp bài sau. Nếu không phải ý như vậy thì xin đạo hữu nói rõ thêm...

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

dct87 đã viết:alpha:
Nếu nhìn nhận như thế mà nói Tịnh Độ Tông có tu Tuệ thì lại có phần mâu thuẩn. Vì sao? vì Niệm Phật cầu vãng sanh là nhờ vào tha lực của A DI ĐÀ PHẬT để về Tịnh Độ A Di Đà, nhờ những thuận lợi của cõi ấy mà thành tựu con đường tu đạo. Tức là về đấy tu tiếp. Nếu Pháp môn Tịnh Độ có tu TUỆ (thể nhập Niết Bàn giải thoát rồi) thì đâu cần cầu vãng sanh nữa?


Một đặc điểm quan trọng nữa của Tịnh Độ Tông là pháp môn được coi là DỄ TU DỄ CHỨNG, nhưng nếu có tu TUỆ, thể nhập niết bàn ngay trong đời này mà nói là dễ thì chắc là không được coi là dễ nữa. Vì sao? Vì thể nhập Niết Bàn mà sao dễ được.

Alpha thực sự muốn biết Phật định nghĩa TUỆ như thế nào, quý vị nào biết chỉ giúp alpha với!
A Di Đà Phật.
Căn bản đạo hữu đã hiểu sai ở chỗ "TU HUỆ LÀ ĐỂ NHẬP NIẾT BÀN GIẢI THOÁT". Chứ không cần vãng sanh.

Huệ = Trí Huệ

Huệ do tụng kinh niệm Phật mà có
Huệ do Quán chiếu mà có
Huệ do Phật lực gia trì mà có
Huệ do được lý nhất tâm mà có
Huệ do Bát Nhã mà có
Huệ do .....

Nhưng theo ý của đạo hữu là nói cái huệ của GIỚI ĐỊNH HUỆ, tam vô lậu học (không cần nguyện vãng sanh) mà nhập Niết Bàn giải thoát phải không? hay là sao? Nếu đạo hữu đặt câu hỏi như vậy thì mình tin rằng đạo hữu vẫn chưa rõ về pháp Đại Thừa nói chung và pháp môn Tịnh Độ nói riêng. Nếu đúng vậy thì mình sẽ viết tiếp bài sau. Nếu không phải ý như vậy thì xin đạo hữu nói rõ thêm...

A Di Đà Phật.
Thưa hiền hữu,

Ý của alpha là thế này,

Pháp của Phật là pháp giải thoát: Từ khổ ---> Niết Bàn (Hay chân như bổn tánh cũng là một thôi)
Quá trình đó phải kinh qua ba món: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

Bên Thiền thì ba món này rất rõ: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ rõ ràng.

Nhưng bên tịnh thì mình thấy GIỚI - ĐỊNH mà chưa thấy TUỆ.

Vậy câu hỏi là, bên Tịnh có tu Tuệ hay không? Nếu có thì tu như thế nào trong khi luôn trụ vào câu hồng danh A Di Đà Phật?

Tóm tắt chỉ có bấy nhiêu.

Hy vọng hiền hữu giải giúp được cho mình.

Đa tạ hiền hữu đã quan tâm.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Tự Tánh Di Đà là gì vậy đệ thử tìm hiểu xem? thì sẽ rõ tangbong


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đồng Nát đã viết:Tự Tánh Di Đà là gì vậy đệ thử tìm hiểu xem? thì sẽ rõ tangbong
Hiền huynh,
Đệ đang tìm hiểu đây, sao huynh không thương tình nói thêm đôi chút chớ!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

:D :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết: Vậy câu hỏi là, bên Tịnh có tu Tuệ hay không? Nếu có thì tu như thế nào trong khi luôn trụ vào câu hồng danh A Di Đà Phật?
Pháp môn tu nào cũng dựa trên nên tản Giới Định Tuệ. Có sâu và cạn.

Ông hỏi Tịnh Độ có tu Tuệ không. Tôi đáp có. Chính ngay nơi nhiếm tâm niệm Phật biết rõ mình đang niệm Phật, không phan duyên theo trần cảnh đó là Tuệ. Ngay đó cũng là Định, ngay đó cũng là Giới.

Giới Định Tuệ là một. Phân biệt mà thành Ba.

Nhưng đó là cạn. Nếu tiến lên cao và sâu thì như Thật Tướng Niệm Phật. Rốt ráo thì Minh Tâm Kiến Tánh. Tuệ của Tự Tánh Di Đà chiếu soi là Tuệ Vô Thượng, hay Bát Nhã gọi là "Bát Nhã Ba La Mật" "Trí Tuệ Cứu Cánh".

Ngay nơi Tự Tánh Di Đà Chiếu Soi tức Tự Tánh ấy đều đầy đủ Giới Định Tuệ.

Gọi Tự Tánh Giới Định Tuệ là "Giới Cứu Cánh, Định Cứu Cánh, Tuệ Cứu Cánh" là bởi vì Tự Tánh vốn có, chẳng phải do tu chứng mà có mà được.

Như mặt trời vốn có, ban đêm không thấy thôi chứ mặt trời vẫn có, khi đủ duyên đến ban ngày thì mặt trời sáng tỏ. Không phải do xoay trái đất thì mặt trời mới có.

Cũng vậy, Tự Tánh như mặt trời vốn sẵn, do mê đánh mất khống thấy, khi đủ duyên thì tự tánh hiện, không phải do tu chứng mà có được Tự Tánh.

Người Tịnh Độ phải vãng sanh Cực Lạc tu tiếp mới được Trí Tuệ Cứu Cánh, hay Tự Tánh Di Đà chiếu soi, thiền gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Ông không nên thắc mắc so sánh Thiền với Tịnh Độ. Bởi hai pháp môn tôn chỉ tu hành khác nhau.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
Và cứ tương tự như thế, các vị hãy đặt câu hỏi cho các câu trích còn lại:

- Hành trì như thế nào để Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh?
- Hành trì như thế nào để Không sanh lòng tham, sân, si?
- Hành trì như thế nào để Chẳng chấp thị phi nhân ngã?
- Hành trì như thế nào để Niệm Phật không gián đoạn?
- Hành trì như thế nào để Vọng tưởng không mống khởi?
- Hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm?

Còn nếu nói khơi khơi theo lời người khác, chỉ có mỗi lòng tín thì lòng tín ấy không thực sự tín.

Về cái câu này đạo hữu battinh trích:
battinh đã viết: - Nguyện thứ 33. Khi con thành Phật, chúng sanh vào nước con được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận.
Mấy câu hỏi trên tôi đã nói rồi, người chơn thật niệm Phật: Hành trì câu "Niệm Phật" (Trì Danh Niệm Phật) nhiếp Lục Độ. Hành trì như thế nào thì bạn cứ dùng thân, khẩu, ý niệm Phật miên mật thì sẽ hiểu những câu ở trên.

Còn nguyện thứ 33 là nói Phật A Di Đà dùng nguyện lực của ngài hộ trì cho người niệm Phật khi vãng sanh vào nước của ngài sẽ được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận là nói trí huệ vô lậu. Còn mình ở đây tu giới định tuệ chỉ được gọi là trí huệ hữu lậu mà thôi. Có ai dám nói mình đã được trí huệ vô lậu không? Chắc là không rồi! Chỉ có Bồ tát mới được trí huệ vô lậu. Vì vậy mà Phật A Di Đà mới dùng nguyện lực hộ trì, và khi minh đã vãng sanh về đó thì mình là Bồ tát rồi, vì ở cõi này toàn là Bồ tát bạn lành của chúng ta (đồng giai Bồ Tát) và mình sẽ tiếp tục tu giới định huệ để được trí huê vô lậu, còn nếu không thì bị đuổi trở về cõi Ta Bà... Hu, hu!!! :-P

Ôi! Chắc lại một phen "nhức đầu" như trong chữ "Diệu" của Tứ Diệu Đế rồi. Để tôi qua bên kia trả lời tiếp cho bạn nhé, một lần này thôi!
:D
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 25/04/12 05:22 với 2 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:
alphatran đã viết: Vậy câu hỏi là, bên Tịnh có tu Tuệ hay không? Nếu có thì tu như thế nào trong khi luôn trụ vào câu hồng danh A Di Đà Phật?
Pháp môn tu nào cũng dựa trên nên tản Giới Định Tuệ. Có sâu và cạn.

Ông hỏi Tịnh Độ có tu Tuệ không. Tôi đáp có. Chính ngay nơi nhiếm tâm niệm Phật biết rõ mình đang niệm Phật, không phan duyên theo trần cảnh đó là Tuệ. Ngay đó cũng là Định, ngay đó cũng là Giới.

Giới Định Tuệ là một. Phân biệt mà thành Ba.

Nhưng đó là cạn. Nếu tiến lên cao và sâu thì như Thật Tướng Niệm Phật. Rốt ráo thì Minh Tâm Kiến Tánh. Tuệ của Tự Tánh Di Đà chiếu soi là Tuệ Vô Thượng, hay Bát Nhã gọi là "Bát Nhã Ba La Mật" "Trí Tuệ Cứu Cánh".

Ngay nơi Tự Tánh Di Đà Chiếu Soi tức Tự Tánh ấy đều đầy đủ Giới Định Tuệ.

Gọi Tự Tánh Giới Định Tuệ là "Giới Cứu Cánh, Định Cứu Cánh, Tuệ Cứu Cánh" là bởi vì Tự Tánh vốn có, chẳng phải do tu chứng mà có mà được.

Như mặt trời vốn có, ban đêm không thấy thôi chứ mặt trời vẫn có, khi đủ duyên đến ban ngày thì mặt trời sáng tỏ. Không phải do xoay trái đất thì mặt trời mới có.

Cũng vậy, Tự Tánh như mặt trời vốn sẵn, do mê đánh mất khống thấy, khi đủ duyên thì tự tánh hiện, không phải do tu chứng mà có được Tự Tánh.

Người Tịnh Độ phải vãng sanh Cực Lạc tu tiếp mới được Trí Tuệ Cứu Cánh, hay Tự Tánh Di Đà chiếu soi, thiền gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Ông không nên thắc mắc so sánh Thiền với Tịnh Độ. Bởi hai pháp môn tôn chỉ tu hành khác nhau.
Kính đạo hữu Thánh Tri,

Lý giải của đạo hữu có được chiều sâu, alpha thật cảm ơn lắm.

Nay vì vẫn còn điều không hiểu, hy vọng là hiền hữu có thể hoan hỉ giải thích thêm.

Hiền hữu nói:
Thánh_Tri đã viết: Chính ngay nơi nhiếm tâm niệm Phật biết rõ mình đang niệm Phật, không phan duyên theo trần cảnh đó là Tuệ
Theo lý nhất tâm mà nói, tâm hành giả phải trụ hoàn toàn vào câu niệm hồng danh, bất cứ niệm nào ngoài câu niệm hồng danh này đều là vọng niệm. Nhưng theo câu nói trên của hiền hữu thì có đến hai tâm:
- Tâm trụ nơi câu niệm hồng danh
- Tâm biết rõ mình đang niệm hồng danh

Vậy là chẳng nhất tâm?

Theo như bài viết trên thì có phải hiền hữu cho rằng có hai bậc tuệ trong Tịnh Độ Tông
- Bậc 1: Chính ngay nơi nhiếm tâm niệm Phật biết rõ mình đang niệm Phật, không phan duyên theo trần cảnh đó là Tuệ
- Bậc 2: Nếu tiến lên cao và sâu thì như Thật Tướng Niệm Phật. Rốt ráo thì Minh Tâm Kiến Tánh. Tuệ của Tự Tánh Di Đà chiếu soi là Tuệ Vô Thượng, hay Bát Nhã gọi là "Bát Nhã Ba La Mật" "Trí Tuệ Cứu Cánh". Người Tịnh Độ phải vãng sanh Cực Lạc tu tiếp mới được Trí Tuệ Cứu Cánh, hay Tự Tánh Di Đà chiếu soi, thiền gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Thứ nhất: Tiến lên là tiến lên như thế nào, alpha muốn hỏi về pháp hành chỗ này, tức cụ thể mình làm gì để tiến lên, hay để tiến lên thì phương pháp tu tập là như thế nào?

Thứ hai: cơ sở nào TRONG KINH giúp hiền hữu khẳng định về Cực Lạc mới được Trí Tuệ Cứu Cánh hay Minh Tâm Kiến Tánh?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết: Mấy câu hỏi trên tôi đã nói rồi, người chơn thật niệm Phật: Hành trì câu "Niệm Phật" (Trì Danh Niệm Phật) nhiếp Lục Độ. Hành trì như thế nào thì bạn cứ dùng thân, khẩu, ý niệm Phật miên mật thì sẽ hiểu những câu ở trên.

Còn nguyện thứ 33 là nói Phật A Di Đà dùng nguyện lực của ngài hộ trì cho người niệm Phật khi vãng sanh vào nước của ngài sẽ được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận là nói trí huệ vô lậu. Còn mình ở đây tu giới định tuệ chỉ được gọi là trí huệ hữu lậu mà thôi.

Ôi! Chắc lại một phen "nhức đầu" như trong chữ "Diệu" của Tứ Diệu Đế rồi. Để tôi qua bên kia trả lời tiếp cho bạn nhé, một lần này thôi!
:D
Này hiền hữu,

Hiền hữu đã cố gắng giúp alpha thật là đáng quý lắm. Tuy nhiên nếu đến mức phải đau đầu như thế thì xin hoan hỉ dừng lại đi. Hơn nữa, alpha có cảm giác hiền hữu đang phiêu bồng trong vọng tưởng, nói quá xa thực tế, đọc chẳng hiểu hết lời.

Thành tâm đa tạ hiền hữu.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tu hành đến cứu cánh thì đều như nhau.

Tu Thiền phải là Chứng Ngộ như các Ngài Huệ Năng, Bá Trượng, Hoàng Bá thì mới là sanh tử tự tại còn như chỉ là Giải Ngộ thì vẫn còn là trong sanh tử.

Niệm Phật cũng vậy Vãng Sanh mới thật là sanh tử tự tại còn chưa Vãng Sanh vẫn còn là trong sanh tử.

Tu hành Lý Sự phải viên thông như trong Kinh Hoa Nghiêm Thiện Tài Đồng Tử lúc ban đầu được Ngài Văn Thù Sư Lợi dạy Phát Tâm Bồ Đề (đây chính là nghĩa Kiến Tánh trong Thiền Tông) sau đó thì Thiện Tài Đồng Tử mới đi cầu học với 53 vị Thiện Tri Thức (thứ lớp tu hành Bồ Tát Hạnh) sau Thiện Tài Đồng Tử được Ngài Văn Thù Sư Lợi thọ ký đây mới thật là triệt ngộ rốt ráo rồi khi Thiện Tài Đồng Tử gặp Ngài Phổ Hiền thì mới thật là thâm nhập Bồ Tát Hạnh.

Kinh Hoa Nghiêm nói Sơ Phát Tâm liền đồng Chư Phật đây là nói Lý Tánh cũng trong Kinh Hoa Nghiêm thì phải viên mãn Phổ Hiền Hạnh mới là đồng Chư Phật đây là Sự Tướng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
alphatran đã viết:
Và cứ tương tự như thế, các vị hãy đặt câu hỏi cho các câu trích còn lại:

- Hành trì như thế nào để Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh?
- Hành trì như thế nào để Không sanh lòng tham, sân, si?
- Hành trì như thế nào để Chẳng chấp thị phi nhân ngã?
- Hành trì như thế nào để Niệm Phật không gián đoạn?
- Hành trì như thế nào để Vọng tưởng không mống khởi?
- Hành trì như thế nào để Không bị sự khác và pháp khác làm mê lầm?

Còn nếu nói khơi khơi theo lời người khác, chỉ có mỗi lòng tín thì lòng tín ấy không thực sự tín.

Về cái câu này đạo hữu battinh trích:
battinh đã viết: - Nguyện thứ 33. Khi con thành Phật, chúng sanh vào nước con được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận.
Mấy câu hỏi trên tôi đã nói rồi, người chơn thật niệm Phật: Hành trì câu "Niệm Phật" (Trì Danh Niệm Phật) nhiếp Lục Độ. Hành trì như thế nào thì bạn cứ dùng thân, khẩu, ý niệm Phật miên mật thì sẽ hiểu những câu ở trên.

Còn nguyện thứ 33 là nói Phật A Di Đà dùng nguyện lực của ngài hộ trì cho người niệm Phật khi vãng sanh vào nước của ngài sẽ được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận là nói trí huệ vô lậu. Còn mình ở đây tu giới định tuệ chỉ được gọi là trí huệ hữu lậu mà thôi. Có ai dám nói mình đã được trí huệ vô lậu không? Chắc là không rồi! Chỉ có Bồ tát mới được trí huệ vô lậu. Vì vậy mà Phật A Di Đà mới dùng nguyện lực hộ trì, và khi minh đã vãng sanh về đó thì mình là Bồ tát rồi, vì ở cõi này toàn là Bồ tát bạn lành của chúng ta (đồng giai Bồ Tát) và mình sẽ tiếp tục tu giới định huệ để được trí huê vô lậu, còn nếu không thì bị đuổi trở về cõi Ta Bà... Hu, hu!!! :-P

Ôi! Chắc lại một phen "nhức đầu" như trong chữ "Diệu" của Tứ Diệu Đế rồi. Để tôi qua bên kia trả lời tiếp cho bạn nhé, một lần này thôi!
:D
alphatran đã viết:
battinh đã viết: Mấy câu hỏi trên tôi đã nói rồi, người chơn thật niệm Phật: Hành trì câu "Niệm Phật" (Trì Danh Niệm Phật) nhiếp Lục Độ. Hành trì như thế nào thì bạn cứ dùng thân, khẩu, ý niệm Phật miên mật thì sẽ hiểu những câu ở trên.

Còn nguyện thứ 33 là nói Phật A Di Đà dùng nguyện lực của ngài hộ trì cho người niệm Phật khi vãng sanh vào nước của ngài sẽ được thành tựu trí huệ biện tài không cùng tận là nói trí huệ vô lậu. Còn mình ở đây tu giới định tuệ chỉ được gọi là trí huệ hữu lậu mà thôi.

Ôi! Chắc lại một phen "nhức đầu" như trong chữ "Diệu" của Tứ Diệu Đế rồi. Để tôi qua bên kia trả lời tiếp cho bạn nhé, một lần này thôi!
:D
Này hiền hữu,

Hiền hữu đã cố gắng giúp alpha thật là đáng quý lắm. Tuy nhiên nếu đến mức phải đau đầu như thế thì xin hoan hỉ dừng lại đi. Hơn nữa, alpha có cảm giác hiền hữu đang phiêu bồng trong vọng tưởng, nói quá xa thực tế, đọc chẳng hiểu hết lời.

Thành tâm đa tạ hiền hữu.
Bạn trích dẫn thiếu một chỗ tôi giải thích "Nguyện thứ 33" (vì tôi có sửa lại sau đó 2 lần khoảng 8 phút, bài gởi là 19:14, sửa xong là 19:22), sau khi bạn trả lời bài viết của bác Thánh Tri.

Cám ơn bạn có lời khuyên, tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tuệ Tu trong Tịnh Độ Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"alphatran"]
Theo lý nhất tâm mà nói, tâm hành giả phải trụ hoàn toàn vào câu niệm hồng danh, bất cứ niệm nào ngoài câu niệm hồng danh này đều là vọng niệm. Nhưng theo câu nói trên của hiền hữu thì có đến hai tâm:
- Tâm trụ nơi câu niệm hồng danh
- Tâm biết rõ mình đang niệm hồng danh

Vậy là chẳng nhất tâm?
Niệm A nghe rõ ràng A.
Niệm Di nghe rõ ràng Di
Niệm Đà nghe rõ ràng Đà
Niệm Phật nghe rõ ràng Phật.

Niệm A Di Đà Phật nghe rõ ràng A Di Đà Phật.

Mỗi câu Phật hiệu liên tiếp nhau khích và nghe rõ ràng.

Đó là ý nói biết mình đang niệm chứ không có niệm thứ hai nào khác.

Dĩ nhiên người niệm chưa đạt Nhất Tâm Bất Loạn cho nên trong lúc niệm có thể suy nghĩ lăng xăng việc nầy việc khác, hoặc nghe tiếng xe chạy bên ngoài liền mất chánh niệm, hay nghe người nhà nói chuyện liền phan duyên nghe theo mà mất chánh niệm niệm Phật.

Người Nhất Tâm Bất Loạn là 24 giờ, mỗi phút giây sát na luôn luôn có câu Phật hiệu A Di Đà Phật tuôn chảy không ngừng. Không có kẻ hở nào để cho cái gì lọt vào hết. Đó mới thật sự là người đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Mà đó chỉ là Sự Nhất Tâm. Lý Nhất Tâm thì cao hơn.

Do vậy đạt Sự Nhất Tâm không phải dễ dàng.
Thứ nhất: Tiến lên là tiến lên như thế nào, alpha muốn hỏi về pháp hành chỗ này, tức cụ thể mình làm gì để tiến lên, hay để tiến lên thì phương pháp tu tập là như thế nào?
Ông tu Tịnh Độ cốt là để vãng Sanh Cực Lạc. Đó là mục tiêu cứu cánh trong đời tu hành của người tu Tịnh Độ. Mà muốn vãng sanh thì phải đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh.

Sau đó khi vãng sanh thì mới tiếp tục tu cao lên nữa.

Hiện tại ông chưa lo xong Tín Nguyện Hạnh, chưa vãng sanh, đòi lên cao thêm để làm gì?

Người Tham Thiền thì có tông chỉ và mục đích khác. Họ tham thiền để Tỏ Ngộ Tự Tâm Bản Tánh.

Ông tu Tịnh Độ muốn tiến lên cao thì trước phải tròn Tín Nguyện Hạnh và vãng sanh cái đã mới tiến lên cao.

Thứ hai: cơ sở nào TRONG KINH giúp hiền hữu khẳng định về Cực Lạc mới được Trí Tuệ Cứu Cánh hay Minh Tâm Kiến Tánh?
Bởi mục đích tu Tịnh Độ là vãng sanh Cực Lạc ngay trong đời nầy, chứ không phải là Trí Tuệ Cứu Cánh hay được Minh Tâm Kiến Tánh trong đời nầy.

Do vậy người vãng sanh chưa hẳng là người tỏ ngộ tự tâm. Họ là người phàm, nương nhờ nguyện lực A Di Đà Phật mà vãng sanh. Họ chưa tỏ ngộ tự tâm bổn tánh.

Sau khi sang Cực Lạc rồi, tu hành tiếp do Phật A Di Đà dạy thì họ mới Tỏ Ngộ Tự Tâm Bản Tánh.

Còn người Tham Thiền thì mục đích là Minh Tâm Kiến Tánh ngay trong đời nầy, ngay cõi Ta Bà nầy như các Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng, Lâm Tế, v.v...


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.146 khách