Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TỊNH ĐỘ DUY TÂM
DI ĐÀ TỰ TÁNH


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

phuoctuong đã viết:TỊNH ĐỘ DUY TÂM
DI ĐÀ TỰ TÁNH



Dạ đúng . Tịnh Độ ở trong tâm , Di Đà cũng là Tâm . Vãng Sanh cũng là Vãng Sanh Tịnh Độ trong tâm . Cho nên cứ cầu vãng sanh cũng đâu trở ngại gì . Phật dạy trong Kinh A Di Đà , Kinh Vô Lượng Thọ thế nào thì ta làm thế ấy . Phật dạy nguyện vãng sanh thì cứ nguyện đi , vãng sanh rồi sẽ hiểu hết mọi chuyện thôi .


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tâm Không Dấy Vọng Niệm Là Duy Tâm Tịnh Độ

Không Dấy Niệm Phân Biệt Mà Thường Biết Sáng Suốt Rõ Ràng Là Tự Tánh Di Đà.

Nếu Chưa Được Tâm Không Dấy Vọng Niệm, Không Dấy Niệm Phân Biệt Mà Thường Biết Sáng Suốt Rõ Ràng Thì

Duy Tâm Tịnh Độ
Tự Tánh Di Đà.


Vẫn chỉ là trên Văn Tự.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

gioidinhtue đã viết:
phuoctuong đã viết:TỊNH ĐỘ DUY TÂM
DI ĐÀ TỰ TÁNH



Dạ đúng . Tịnh Độ ở trong tâm , Di Đà cũng là Tâm . Vãng Sanh cũng là Vãng Sanh Tịnh Độ trong tâm .


Thế còn cõi Ta bà thì sao ạ?

Cho nên cứ cầu vãng sanh cũng đâu trở ngại gì . Phật dạy trong Kinh A Di Đà , Kinh Vô Lượng Thọ thế nào thì ta làm thế ấy . Phật dạy nguyện vãng sanh thì cứ nguyện đi , vãng sanh rồi sẽ hiểu hết mọi chuyện thôi .


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ta Bà là Mộng Huyễn, Cực Lạc là Mộng Huyễn.

Cực Lạc Là Mộng Lành, Ta Bà là Mộng Dữ.

Khi chưa Tỉnh Mộng thì thà là Mộng Lành còn hơn là Mộng Dữ.

Tỉnh Mộng rồi thì chẳng nói Cực Lạc, Ta Bà nhưng phải thực sự là Tỉnh Mộng 100%.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Mộng Lành hay Mộng Dữ thì người chưa tỉnh mộng, có thể có vài người không sợ. Cái mà người tu hành sợ nhất chính là Vô Minh, Vọng Tưởng.

Tu Tịnh Độ Cực Lạc là Tận Dụng Mộng Lành Chấm Dứt Tất Cả Mộng.

Vãng sanh rồi thì sẽ thẳng tiến đến điều này, chấm dứt vòng luân hồi sanh tử, không sót một vị nào. Sau đó đi đâu hay ở lại tiếp tục cứu cánh rốt ráo thì tùy sở nguyện.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

kimcang đã viết:Ta Bà là Mộng Huyễn, Cực Lạc là Mộng Huyễn.

Cực Lạc Là Mộng Lành, Ta Bà là Mộng Dữ.

Khi chưa Tỉnh Mộng thì thà là Mộng Lành còn hơn là Mộng Dữ.

Tỉnh Mộng rồi thì chẳng nói Cực Lạc, Ta Bà nhưng phải thực sự là Tỉnh Mộng 100%.
VO_DANH đã viết:Mộng Lành hay Mộng Dữ thì người chưa tỉnh mộng, có thể có vài người không sợ. Cái mà người tu hành sợ nhất chính là Vô Minh, Vọng Tưởng.

Tu Tịnh Độ Cực Lạc là Tận Dụng Mộng Lành Chấm Dứt Tất Cả Mộng.

Vãng sanh rồi thì sẽ thẳng tiến đến điều này, chấm dứt vòng luân hồi sanh tử, không sót một vị nào. Sau đó đi đâu hay ở lại tiếp tục cứu cánh rốt ráo thì tùy sở nguyện.

Hai vị này đã nói lên tất cả rồi , nếu ai còn chưa chịu tin hiểu thì coi như chưa đủ duyên với tịnh độ , khi nào đủ duyên rồi lại phát tâm cầu sanh thôi . Hòa Thượng dạy con người quý ở chổ " tự biết mình " nếu cứ muốn làm chuyện cao xa quá mức chỉ sợ lỡ việc lớn , Tự tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ không phải để cho phàm phu nói cũng như chứng ngộ nhất là vào thời này .


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

gioidinhtue đã viết:
kimcang đã viết:Ta Bà là Mộng Huyễn, Cực Lạc là Mộng Huyễn.

Cực Lạc Là Mộng Lành, Ta Bà là Mộng Dữ.

Khi chưa Tỉnh Mộng thì thà là Mộng Lành còn hơn là Mộng Dữ.

Tỉnh Mộng rồi thì chẳng nói Cực Lạc, Ta Bà nhưng phải thực sự là Tỉnh Mộng 100%.
VO_DANH đã viết:Mộng Lành hay Mộng Dữ thì người chưa tỉnh mộng, có thể có vài người không sợ. Cái mà người tu hành sợ nhất chính là Vô Minh, Vọng Tưởng.

Tu Tịnh Độ Cực Lạc là Tận Dụng Mộng Lành Chấm Dứt Tất Cả Mộng.

Vãng sanh rồi thì sẽ thẳng tiến đến điều này, chấm dứt vòng luân hồi sanh tử, không sót một vị nào. Sau đó đi đâu hay ở lại tiếp tục cứu cánh rốt ráo thì tùy sở nguyện.

Hai vị này đã nói lên tất cả rồi , nếu ai còn chưa chịu tin hiểu thì coi như chưa đủ duyên với tịnh độ , khi nào đủ duyên rồi lại phát tâm cầu sanh thôi . Hòa Thượng dạy con người quý ở chổ " tự biết mình " nếu cứ muốn làm chuyện cao xa quá mức chỉ sợ lỡ việc lớn , Tự tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ không phải để cho phàm phu nói cũng như chứng ngộ nhất là vào thời này .
Tôi cho rằng "Tự tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" không phải là viễn vông,nếu hiểu Tịnh Độ chẳng ngoài tâm, Di Đà không khác bổn tánh thì càng tự tin hơn trên con đường tu của pháp môn tịnh độ. Tôi thấy những ngươì bài bác pháp môn tịnh độ thường dùng hai câu này để biện minh, nhưng đâu phải chỉ cõi Tịnh Độ duy tâm mà thôi, còn những cõi khác chẳng lẻ ở ngoài tâm?


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Trong đời thường, có nhiều người bạn của Quỳnh Nga, rủ họ đi Chùa, Học Phật, họ không đi. Hỏi tại sao không đi? Họ nói:"Phật tại Tâm mà". Rồi thấy họ sát sanh nói sao giết ác vậy? Họ nói :"Vạn pháp duy tâm tạo bạn ơi, mình giết nhưng tâm mình đang thương và muốn hóa kiếp cho nó nên như vậy là tốt".... Thấy họ nói vậy, có lí không?

Các người đó không đi Chùa vì chẳng muốn, và trong tâm cũng chẳng hướng Phật, sát sanh cũng vì lợi ích cho riêng mình chứ chẳng vì thương chúng sanh cho nên họ nói :"Phật tại Tâm, vạn pháp duy tâm tạo" cũng chỉ là lời nói sáo rỗng, không có ý nghĩa thực sự, và đó chỉ là lời biện minh.

Như chúng ta thấy, cũng như biết :"Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng", nhưng Tâm ta đã-thực-sự xem nó là hư vọng hay chưa? Những chuyện may mắn đến ta vui không, chuyện xui xẻo xảy ra ta có buồn không?...

Tịnh Độ chẳng ngoài Tâm. Nhưng ta chưa chứng-được-trạng-thái "Tâm chứa Tịnh Độ" nên chớ có nói "Tịnh Độ chẳng ngoài tâm".

Hãy nên nhìn vào thực tế xem trong Tâm ta có Tịnh Độ chưa mà nói nó chẳng ngoài Tâm? Hoặc ví như Tâm (Chân Tâm) mà chứa Tịnh Độ đi nữa ta cũng chẳng rõ vì chưa thực chứng cho nên nói cũng chỉ như con két học tiếng người.

Theo Pháp môn Tịnh Độ thì Đức Phật chỉ dạy rõ ràng rằng Cõi Giới Cực Lạc ở đâu và Tu trì như thế nào để Sanh về đó (Có sanh về tức là đang nói đến cõi giới ngoài tâm [hiện tại] của chúng ta rồi.)

Vãng sanh Cực Lạc rồi sẽ rõ biết và thực chứng cái gọi là "Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ", lúc đó lời nói mới thực có giá trị. Còn như Tâm chúng sanh thời nay mà nói câu này, e rằng chỉ là lời nói sáo rỗng.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Nếu cõi Tịnh độ ở ngoài tâm thì không ai có thể vãng sinh Cực lạc. Đừng hòng nghe chim ca lăng tần gia hót mà chỉ nghe két, nhồng hót thôi!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

pucaquynhnga22 đã viết:Trong đời thường, có nhiều người bạn của Quỳnh Nga, rủ họ đi Chùa, Học Phật, họ không đi. Hỏi tại sao không đi? Họ nói:"Phật tại Tâm mà". Rồi thấy họ sát sanh nói sao giết ác vậy? Họ nói :"Vạn pháp duy tâm tạo bạn ơi, mình giết nhưng tâm mình đang thương và muốn hóa kiếp cho nó nên như vậy là tốt".... Thấy họ nói vậy, có lí không?

Các người đó không đi Chùa vì chẳng muốn, và trong tâm cũng chẳng hướng Phật, sát sanh cũng vì lợi ích cho riêng mình chứ chẳng vì thương chúng sanh cho nên họ nói :"Phật tại Tâm, vạn pháp duy tâm tạo" cũng chỉ là lời nói sáo rỗng, không có ý nghĩa thực sự, và đó chỉ là lời biện minh.


Thì đa phần các Phật Tử đâu có biết gì đâu, hoặc người thường ngoài đời không phải Phật tử cũng không biết gì đâu. Nói "Phật Tại Tâm mà" chỉ là diện cớ thôi, nhưng chẳng biết Phật là gì, Tâm là gì. Cho nên mới hiểu sai, nói tầm bậy để biện minh cho hành động xấu ác của mình. Nhưng chỉ trách họ có duyên với Phật Pháp mà không có phận ở đời nầy thôi. Mong rằng họ sẽ có duyên và phận với Phật Pháp đời sau mà có thiện tri thức hướng dẫn tu hành đúng đường.

Các Bạn của Quynh Nga tự xưng Phật Tử mà tôi nghĩ có lẽ chưa có Quy Y Tam Bảo, hoặc cũng chưa học hiểu nghiên cứu giáo lý của Đạo Phật, chỉ nghe người khác nói rồi nói lại thôi. Nhưng đó là những người không học không hiểu Phật Pháp.

1. Những người không học hiểu Phật Pháp thì nói câu "Phật Tại Tâm, hay Duy Tâm tạo" thì hoàn toàn sai. Vì sao? Vì thấy trên hành động họ làm trái ngược!

2. Những người có học có hiểu Phật Pháp thì nói câu "Phật Tại Tâm hay Duy Tâm Tạo" thì đúng được ít phần. Vì sao? Vì thấy trên hành động họ làm phù hợp, tức là họ có hành.

Do vậy không thể tổng quy kết mà nói được rằng ai nói thế đều không đúng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tại sao nên Nguyện Vãng Sanh CỰC LẠC?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

phuoctuong đã viết: Tôi cho rằng "Tự tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" không phải là viễn vông,nếu hiểu Tịnh Độ chẳng ngoài tâm, Di Đà không khác bổn tánh thì càng tự tin hơn trên con đường tu của pháp môn tịnh độ. Tôi thấy những ngươì bài bác pháp môn tịnh độ thường dùng hai câu này để biện minh, nhưng đâu phải chỉ cõi Tịnh Độ duy tâm mà thôi, còn những cõi khác chẳng lẻ ở ngoài tâm?
1. Đúng thế. Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ không phải để đả kích người tu Tịnh Độ như thời xưa, mà nên giúp sức cho người tu Tịnh Độ hiện tại càng tự tin trên con đường tu Tịnh Độ của mình. Người Tu Tịnh Độ hiện tại phải học hiểu và đừng ngại ngùng khi nghe nói câu ấy thì hay hơn!

Tin Phật Thích Ca dạy, Tin Phật A Di Đà, Tin Tự Tâm của mình. Phải đầy đủ các lòng tin như thế. Nếu chỉ tin Phật Thích Ca, tin Phật A Di Đà, mà không Tin Tự Tâm thì cũng không được tốt lắm.

Trích Kinh A Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư:
1. Thế nào là tin ở mình?

Người tu học mà tin ở mình là: tin ở cái tâm tính của mình (1), nó chỉ hiện ra trong một loáng (một niệm). Tâm tính của mình đây chẳng phải là trái tim thịt đâu, chẳng phải là những cái bóng trần duyên mình tưởng tượng thấy hiện ra ở trong khối óc, trái tim đâu. Tâm tính của mình đây: về thời gian, nó không có lúc nào là kiếp trước của nó, không có lúc nào là kiếp sau của nó; về không gian, nó không có chỗ nào là bến bờ của nó. Lúc nào cũng có nó, chỗ nào cũng có nó, nó tràn đầy khắp cả vũ trụ, khắp không gian vô biên, khắp thời gian vô tận. Tâm tính của mình, suốt ngày nó theo mọi trần duyên, suốt ngày nó chẳng hề biến đổi.

Cả quãng hư không mênh mông bát ngát khắp mười phương và bao nhiêu thế giới nhiều như vi trần đang quay cuồng ở trong đó, đều là những vật bị tạo ra ở trong tâm tính của mình trong một niệm hiện ra đây. Mặc dầu mình tối tăm điên đảo, mê hoặc, không nhận rõ được tâm tính của mình nó bao la rộng lớn như thế, nhưng nếu mình chịu hồi tâm trong một niệm (một loáng) thì quyết định là mình sẽ được sinh vào cái thế giới Cực Lạc, là cái thế giới vốn sẵn có đủ ở trong tâm tính của mình, không còn nghi ngờ gì nữa.



2. Tịnh Độ là danh từ chung, chỉ cho tất cả cõi Phật thanh tịnh.

Tu Pháp Môn Tịnh Độ có nghĩ là người tu hành nguyện sanh các cõi Phật, tùy theo Kinh dạy về Tịnh Độ mà làm theo. Như Kinh Di Đà, Kinh Dược Sư là dạy hai cách tu về Tịnh Độ. Thì hay pháp đó cũng gọi chung là Pháp Môn Tịnh Độ.

Nhưng do vì từ xưa đến nay mấy ngàn năm người tu nguyện sanh Cực Lạc thì nhiều hơn các cõi Tịnh Độ khác, cho nên bây giờ ai cũng hiểu khi nói pháp môn Tịnh Độ nghĩa là nói đến pháp môn vãng sanh về cõi Cực Lạc mà thôi.

Thành ra nói Duy Tâm Tịnh Độ là đã nói tất cả cõi Tịnh Độ, chứ không riêng gì một cõi. Bởi vì Tâm Tánh Thanh Tịnh sẵn có nơi mình thì cùng khắp ba đời mười phương không hạng lượng.

Nếu Tâm Thanh Tịnh thì mười phương cõi Tịnh Độ đều hiện rõ. Không cần đi đâu mà cũng đã ở đó rồi. Bởi vì vốn chẳng có sanh cũng chẳng có diệt, chẳng có đến cũng chẳng có đi, chẳng vãng cũng chẳng lai.

Xưa nay tâm tánh cùng khắp mười phương đâu có hạng lượng nơi nào. Ví như hư không vậy, ví như biển cả mênh mong vậy.

Bọt nước biển ở Việt Nam, Bọt Nước Biển ở Mỹ và các nước khác tuy nhiều bọt nước biển đến thế, mà trở về được biển cả thì không cần phải đi đâu để tìm bọt biển cả vì đã là biển cả mênh mong rồi.

Cũng thế nếu trở về được Tâm Tánh Thanh Tịnh xưa nay thì đã cùng khắp mười phương, chẳng cần phải đi đâu cả mà đã ở đó rồi.

Dĩ nhiên không bắt buộc người tu Tịnh Độ nào cũng như thế, vì biết rằng phần đông là không tin nỏi tự tâm của mình, nên thôi dùng phương tiện chĩ họ cõi Cực Lạc ở Phương Tây mười muôn ức cõi Phật vậy.

Hạng người có nhiều trình độ khác nhau, Hạ, Trung, Thượng Căn. Tùy căn nào mà tu theo trình độ căn ấy thôi!


Trích Kinh A Di Đà Yếu Giải:
6. Thế nào là tin ở lý?

Người tu học tin ở lý là tin rất sâu rằng: Mười vạn ức Phật độ tuy là nhiều lắm, xa lắm; mà thực ra nó chỉ ở trong tâm tính của ta hiện ra trong một niệm đây. Nó không thể ở ra ngoài tâm tính của ta được, bởi vì tâm tính của ta không có đâu là ngoài để cho nó ở. Vả lại tin rất sâu rằng: Ở Tây Phương, Tịnh Ðộ của thế giới Cực Lạc với tịnh thân của vị Giáo Chủ và của các bạn (2) đều giống như những cái bóng hiện ra ở trong cái gương tâm tính của ta đây hiện ra trong một niệm.

Hoàn toàn những sự ấy tức là lý, hoàn toàn những vọng ấy tức là chân, hoàn toàn phần tu ấy tức là phần tính, hoàn toàn phần người khác ấy tức là phần mình; bởi vì tâm tính của mình tràn đầy khắp cả. Tâm tính của Phật cũng tràn đầy khắp cả. Tâm tính của hết thảy chúng sinh cũng tràn đầy khắp cả. Thí dụ như nghìn ngọn đèn cùng ở trong một căn nhà, ánh sáng của đèn nào cũng tràn đầy khắp cả nhà; ánh sáng này, ánh sáng khác nó giao chập vào với nhau chẳng hề chướng ngại gì cả. Tin sâu như thế gọi là tin ở Chính Lý (vì mình tin toàn thể cái khối Nhất Chân Pháp Giới ấy là chính lý).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.118 khách