Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Niệm Phật ::.

***

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?


Hỏi:

Có những người họ không có duyên với việc niệm A-Di-Đà Phật, họ chỉ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, vậy những người niệm Quán Thế Âm trong lúc lâm chung giữ vững một lòng niệm Quán Thế Âm có được Vãng Sanh không chú? Tại vì trong Thập-Nhị-Nguyện rằng:



“NAM-MÔ TIỀN TRÀNG-PHANG, HẬU BẢO-CÁI QUÁN-ÂM NHƯ-LAI TIẾP DẪN TÂY-PHƯƠNG NGUYỆN”




Trả lời:

Trước hết, nói về chữ duyên. Trong câu hỏi này, Diệu Âm thấy, hình như đây chưa hẳn là duyên thực sự của họ đâu.

Người không muốn niệm A-Di-Đà Phật, thường khi họ có cái nhìn sai lệch. Họ tưởng niệm A-Di-Đà Phật thì bị chết. Họ đang muốn sống thọ, họ không muốn bỏ thế giới này, họ không muốn A-Di-Đà Phật tiếp dẫn sớm, nên tránh niệm câu Phật hiệu đó thôi.

Người có tâm niệm không muốn về Tây-phương, làm sao được Vãng Sanh Tây-phương?


Một người không muốn niệm A-Di-Đà Phật có thể vì sợ chết. Đây là ý niệm mê mờ, chưa hiểu đạo! Chứ đúng ra, người càng sợ chết càng phải khẩn thiết niệm A-Di-Đà Phật, được vậy mới khỏi chết.

Người sợ mất cái thân này, sợ xa con cháu, nên trong tâm họ thường cầu cho sống thọ, sống lâu để gần gũi với con cháu. Thì gia đình, con cháu là mục tiêu tối hậu của họ. Họ không nỡ bỏ thế gian này về Tây-phương đâu!

Một người sợ chết, thì tâm của họ đang bám chặt vào cõi Ta-bà này. Nhất thiết duy tâm tạo. Người muốn ở đây, thì làm sao có thể rời được cõi này để về Tây-phương?

Người không niệm A-Di-Đà Phật, thông thường họ không có ý niệm Vãng Sanh Tây-phương, giả sử nếu có, thì tâm nguyện này cũng quá bạc nhược. Điều này đã tự thố lộ trong chính cách hành trì của họ. Trong kinh điển Phật dạy chúng sanh niệm A-Di-Đà Phật để được Vãng Sanh, mà người này không chịu niệm A-Di-Đà Phật, lại niệm một vị Đẵng Giác Bồ-tát bên cạnh đức Phật. Dù có giải thích cách nào cũng khó phủ lấp điểm này.

Đại nguyện chính của Quán Thế Âm Bồ tát là tầm thanh cứu nạn. Người niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát chính là cầu xin Ngài cứu khổ, cứu nạn, cứu nghèo, cứu đói, cứu tật bệnh, cứu tai ương, còn chuyện Vãng Sanh là chuyện phụ.

Cầu Ngài Quán Thế Âm cứu nạn, nếu thành tâm thì có thể được tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng tiêu trừ. Đây là điều tốt.

Trước mắt, họ thấy đời này sao khổ quá, làm cái gì thất bại cái đó, lại thường bị đau bệnh hoài. Người niệm Quán Thế Âm Bồ tát để cầu hóa giải những thứ đó. Nhưng nên nhớ, nghiệp do tâm tạo. Tiêu được nhiều nghiệp, không có nghĩa là nghiệp sạch tình không. Tu đường tiêu nghiệp mà tâm cứ chấp vào đó, thì sanh ra nghiệp khác, nghiệp muốn ở lại trong lục đạo luân hồi. Nếu tâm họ chấp quá chặt vào thế gian thì làm sao được Vãng Sanh!

Hơn nữa, nhiều người nghĩ rằng, lâu nay mình niệm Bồ-tát, bây giờ nếu mình Niệm Phật thì giống như kẻ phản bội Bồ-tát, e rằng Bồ-tát buồn mà quở trách, phạt tội. Họ đang coi Bồ-tát giống như người phàm phu. Đây là ý niệm tội lỗi! Họ có biết đâu, chính Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn luôn luôn niệm A-Di-Đà Phật. (Xem trên mão của Ngài có tượng A-Di-Đà Phật, tượng trưng tâm Ngài Niệm Phật).

Tất cả đều do duyên. Mình gọi là người có duyên với Bồ-tát. Nhưng thực ra, vì chưa rõ ràng đường đạo nên hình như họ có duyên với cõi Ta-bà này nhiều hơn vậy!

Trong kinh Phổ Môn, Bồ-tát cho chúng ta thấy rất rõ đại nguyện của Ngài. Nương theo đại nguyện của Bồ-tát mà chúng sanh niệm Bồ-tát. Hỏi rằng người đang niệm Bồ-tát đó có tâm Vãng Sanh là chính hay tâm cầu giải nạn là chính?

Nói rõ ràng hơn, đại nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm chính là cứu khổ cứu nạn, cứu tai ách cho chúng sanh. Chúng sanh niệm Ngài, nếu tâm nguyện khẩn cầu Ngài cứu tai ách thì rất mạnh, rất hợp. Thế giới tai nạn quá nhiều, Ngoài giờ Niệm Phật, chúng ta cần thành tâm niệm thêm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát, khẩn cầu Ngài cứu độ tai ương là điều đáng khuyến khích.

Ngài Ấn Quang thường khuyên đồng tu Phật tử, nhất là người đang bị nhiều bệnh khổ bức bách, nên niệm danh hiệu Quán Thế Âm như một trợ hạnh để cầu thế giới hòa bình, tiêu tai giải nạn. Rất tốt.

Còn một nguyện tiếp dẫn Vãng Sanh Tây-phương vì Ngài đang ở cõi Tây-phương, đức hóa chủ A-Di-Đà Phật phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, thì vị Bồ-tát nào trên cõi Cực-lạc mà không hoan hỉ tùng theo đại nguyện của Phật.

Hơn nữa, không những chỉ có Bồ-Tát Quán Thế Âm phát tâm nguyện này, ngay cả chư Phật trên mười phương pháp giới đều có phát nguyện này, đều muốn tiến dẫn chúng sanh về cõi Tây-phương Cực-lạc của đức A-Di-đà. Kinh A-Di-Đà nói: "Nhất thiết chư Phật sở Hộ Niệm", chính là ý nghĩa này. Tiến dẫn là giới thiệu, hổ trợ, Hộ Niệm, tìm mọi cách để quy tụ chúng sanh về đó để dễ thành tựu đạo quả.

Một người, vừa mới nghe rằng chư Phật đều phát tâm muốn đưa chúng sanh về Tây-phương, thành ra niệm khắp chư Phật, tưởng vậy là chính xác. Nhưng không ngờ, họ đã đi theo một lộ trình quá dài trước khi về tới đích. Niệm khắp chư Phật thì sau cùng, lúc lâm chung, còn nhớ vị nào, chọn vị nào để niệm đây.

Nếu tất cả chư Phật đều muốn quy tụ chúng sanh về Tây-Phương với A-Di-Đà Phật, các Ngài giới thiệu A-Di-Đà Phật cho chúng sanh thì sao chúng sanh không niệm thẳng A-Di-Đà Phật, để về thẳng Tây-phương gặp đức A-Di-Đà, mà niệm các Ngài. Niệm Các Ngài, đến khi gặp được các Ngài, thì bận bịu thêm cho các Ngài, vì các Ngài lại phải hướng dẫn thêm một lần nữa. Hơn nữa, danh hiệu chư Phật vô lượng vô biên, lúc lâm chung làm sao niệm nổi? Niệm không nổi thì ngã quỵ! Nếu không ngã quỵ thì tâm phân vân, đường đi mù mịt. Ngài Vĩnh Minh nói: "Nếu ấm cảnh hiện ra, theo đó mà đi (thọ nạn)", thì cơ hội nào nữa để thành đạo!

Đức Quán-Thế-Âm là vị Đẳng Giác trên cõi Tây-phương Cực-lạc. Đức Phật A-Di-Đà phát 48 lời đại thệ cứu độ tất cả chúng sanh Vãng Sanh về Cực-lạc, thì Bồ-Tát Quán-Thế-Âm chắc chắn cũng phát tâm tiếp dẫn chúng sanh. Khi Đức A-Di-Đà (thường là Hóa Thân) đến tiếp dẫn chúng sanh về Tây-phương thì Đức Quán-Thế-Âm chắc chắn là hoan hỉ, Ngài (Hóa thân) cũng sẽ tùng theo A-Di-Đà Phật đến tiến dẫn chúng ta.

Như vậy niệm Ngài rất tốt, nhưng làm sao mạnh bằng niệm chính danh hiệu đức A-Di-Đà Phật.

Như vậy, muốn Vãng Sanh thì niệm A-Di-Đà Phật là con đường thẳng nhất, dễ nhất, gần nhất, an ổn nhất, đúng pháp nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật dạy rất nhiều lần câu: "Nhất hướng chuyện niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Cực-lạc quốc". Trong kinh A-Di-Đà Phật dạy, "Chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật" để Vãng Sanh.

Học Phật cần phải y giáo phụng hành, nhất mực nghe theo lời Phật dạy, chớ nên thêm bớt. Người thật sự muốn Vãng Sanh Cực-lạc, thì không có cách nào hay hơn là trì giữ câu A-Di-Đà Phật niệm cho đến trọn đời vậy.

Hỏi:

Đại Sư Ấn Quang trước lúc niệm Phật, ngài thường bỏ ra 15 phút niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, rồi sau đó Niệm Phật suốt luôn… Vì sao vậy Chú?

Theo con nghĩ: Niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để trợ giúp cho mình trong công việc mình làm hằng ngày, làm cho mình thấy an tâm hơn, vì Ngài có hạnh nguyện cứu độ chúng sanh trong lúc khó khăn nguy hiểm, luôn che chở cho chúng sanh. Còn Phật A-Di-Đà thì chỉ giúp cho mình Vãng Sanh Tây-phương trong lúc lâm chung thôi phải không chú?

Minh Hoàng.



Trả lời:

Đại sư Ấn Quang khuyên kiêm niệm đức Quán Thế Âm chính là để giải ách nạn cho thế giới. Người bị nhiều ma chướng nên kiêm niệm Bồ tát Quán Thế Âm, rất tốt.

Còn danh hiệu A-Di-Đà Phật là vạn đức hồng danh, công đức bao trùm pháp giới chứ không phải "...chỉ giúp cho mình Vãng Sanh Tây-phương trong lúc lâm chung", như đạo hữu nói đâu. Xin xem thêm các câu trả lời khác trong mục Hộ Niệm vấn đáp trong các trang web www.tinhtong.com, hoặc www.tinhthuquan.com để rõ hơn vậy.


A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(24/05/2009)



***

wWw.KhuyenNguoiNiemPhat.Com // wWw.TinhTong.Com


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
TramLuan
Bài viết: 34
Ngày: 04/01/10 03:27
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Autralia
Nghề nghiệp: IT Professional

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi TramLuan »

Chắc chắn sẽ được (tùy nguyện) vãng sanh.
Tại sao nói là tùy nguyện? Vì thích sanh về cõi Phật nào, sẽ về cõi Phật đó.
Còn nếu không muốn thì đương nhiên sẽ không sanh.

Trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại-bi Tâm Dharani, Phật nói rất rõ ràng:
- Này thiện nam tử! Quán Thế Âm Bồ Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn,
trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai
.
Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát,
vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới giáng tích hiện làm Bồ Tát.
Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ Tát, Ma Ha Tát, Phạm vương, Đế Thích, Long thần
đều nên cung kính, chớ sanh lòng khinh mạn, xem thường.
Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát,
sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội , mạng chung sanh về cõi nước của Phật A Di Đà
.



Các đức Phật hóa hiện làm thị-giả hay đệ-tử lẫn nhau để trợ giúp cho nhau rất thường và
không có sự hơn kém, niệm một vị Phật là niệm tất cả các đức Phật.
Người phàm chúng ta hay so bì, phân biệt, tính toán nên chư phật phải suy cử, tán dương
một vị duy nhất và nói cõi Cực-Lạc, Phật A-Di-Đà là tối thắng để chúng ta khỏi tính suy lộn xộn.

Namo A Di Đà Phật


TramLuan
Bài viết: 34
Ngày: 04/01/10 03:27
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Autralia
Nghề nghiệp: IT Professional

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi TramLuan »

Chẳc chắn là được.

Dalai Lama đó là ai?
Hóa thân bồ-tát quyết không sai (1)
Quán-Thế-Âm thường kề cận
A-Di-Đà Phật, đấng Như-Lai. (2)

Quán-Thế-Âm kia lại là ai?
Chán cõi luân hồi lắm nạn tai
Ta-bà bồ-tát trong đời trước
Vãng sanh Cực-Lạc ngự liên đài (3)

Quán-Thế-Âm ơi ngài là ai?
Thương xót, tầm thanh cứu muôn loài
Thành Phật đã qua vô số kiếp
Chánh-Pháp-Minh, ta chính Như-Lai (4)

Phật kia trở lại chốn trần-ai
Khuyên nhắc chúng sinh chớ cậy tài
A-Di-Đà Phật, mau xưng niệm
Quyết định vãng sanh cũng như ngài. (5)

(1) Trong sách The Dalai Lama’s Little Book of Inner Peace, đức Dalai Lama nói:
I am considered to be the reincarnation of each one of the previous Dalai Lamas - the first one was born in 1351 - and, in turn, each one is considered to be a manifestation of the bodhisattva of compassion (Avalokitesvara).
Tôi được xem là tái-sanh của từng vị Đạt-lai Lạt-ma trước kia – Vị đầu tiên sanh năm 1351 – và lần lượt, mỗi một vị được xem là một hóa-thân của bồ-tát của lòng từ-bi (Quán-Thế-Âm).
Tuy ngài không tự nhận là hóa thân của Quán-Thế-Âm bồ-tát, nhưng ngài không phủ nhận điều này.


(2) Trong Kinh Quán Vô-lượng-Thọ, kinh Vô-lượng-Thọ

(3) Trong kinh Vô-lượng-Thọ, Đức Phật bảo ông A Nan:
Nầy A Nan! Bồ Tát thứ nhứt hiệu là Quán Thế Âm, Bồ Tát thứ hai hiệu là Ðại Thế Chí.
Hai Bồ Tát ấy ở cõi nước Ta Bà nầy tu Bồ Tát hạnh, lúc mạng chung chuyển sanh về nước An Lạc.


(4) Trong kinh Thiên-Thủ Thiên-Nhãn Đại-Bi-Tâm Đà-ra-ni (The Great Compassion Heart Dharani Sutra), Đức Phật bảo ông A-Nan:
Này thiện nam tử! Quán Thế Âm Bồ Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới giáng tích hiện làm Bồ Tát. Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ Tát, Ma Ha Tát, Phạm vương, Đế Thích, Long thần đều nên cung kính, chớ sanh lòng khinh mạn, xem thường. Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội , mạng chung sanh về cõi nước của Phật A Di Đà.

(5) Đức Phật Chánh-Pháp-Minh thành Phật đã từ lâu, vì thương xót chúng sinh mê muội (ignorance) và cố-chấp (stubborn), nên ngài giả làm người phàm, tu niệm phật vãng sanh về thế giới An-Lạc ở tây phương thành Quán-Thế-Âm bồ-tát để mọi người noi theo.

Namo Đại-bi Quán-Thế-Âm


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niệm Danh Hiệu Đức Quán Thế Âm Vẫn Được Vãng Sanh Đồng Như Niệm Danh Hiệu Của Đức Phật A Di Đà Không Khác.

Trong Kinh Quán Thế Âm Thọ Ký Nói Khi Đức Phật A Di Đà Thị Hiện Nhập Niết Bàn Thì Ngài Quán Thế Âm Sẽ Thị Hiện Thành Phật Và Sự Độ Sanh Của Ngài Cũng Đồng Như Đức A Di Đà Không Sai Khác.

Kimh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Kinh Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, Kinh Như Ý Luân Đà Là Ni, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương... Nói Niệm Danh Diệu Đức Quán Thế Âm Mạng Chung Vãng Sanh Cõi Cực Lạc.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dĩ nhiên niệm Tây Phương Tam Thánh đều được tiếp dẫn, nhưng nếu dựa vào ba Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ thì nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật, trì thêm Quán Âm. Vì đây là bổn nguyện của Phật A Di Đà.

Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni ngài Quán Thế Âm cũng khuyên niệm danh hiệu A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tùy tâm chư vị.

Nếu muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải nguyện sanh cõi Cực Lạc. Còn nếu không muốn vãng sanh thì .........

Có nguyện sanh Cực Lạc vững chắc rồi thì niệm trì danh hiệu Phật A Di Đà hay Quan Thế Âm đều được vãng sanh. Nhưng nếu cho rằng Quan Thế Âm Bồ Tát ngang bằng với Đức Phật A Di Đà là sai lầm.

Nếu có thể được thì hãy niệm trì danh hiệu Phật A Di Đà vì như vậy mới hợp với bản nguyện của Ngài. Còn niệm trì Quan Thế Âm Bồ Tát thì được cứu khổ cứu nạn ...trong đó vãng sanh là một hình thức cứu khổ cứu nạn đặc biệt. Lại nữa là ở chỗ cùng phương tiện "niệm trì danh hiệu". Đoạn này nói thêm cho biết.

Quan trọng là tâm nguyện vãng sanh phải vững chắc.

Mình đọc kinh ít, không hiểu nhiều, khó tránh nỗi sai sót.


Pháp Hỷ
Bài viết: 13
Ngày: 26/01/10 03:45
Giới tính: Nữ

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Pháp Hỷ »

Bản thân mình cũng thích niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát hơn :"> không biết sao nữa


Tâm bình thường là đạo
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thì thích niệm danh hiệu nào trong Tam Thánh thì niệm.

Nhưng Nếu đã muốn vãng sanh Cực Lạc thì tập Niệm A Di Đà Phật để khi về Cực Lạc ra mắt Phật A Di Đà, nghe Phật A Di Đà thuyết pháp cũng không đến nỏi "Bở Ngở" hay có thái độ "xa lạ" vì lúc sanh tiền chưa từng niệm.

Trong các phần kinh dịch của các Tổ, Sau Khi Tụng Kinh đọc bài Tán: "A Di Đà Phật Thân Kim Sắc, Tướng Hảo Quang Minh Vô Đẳng Luân v.v...." rồi đến niệm Phật 100 câu, 1000 câu v.v...

Sau cùng chỉ niệm Quán Âm 3 lần, Thế Chí 3 Lần và Thanh Tịnh Chúng 3 Lần.

Đấy là làm quen với Phật A Di Đà, với chư Bồ Tát ở cõi Cực Lạc, nhờ các ngài tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

Ấn Quang Đại Sư dạy niệm Phật A Di Đà 1000 câu, thì niệm Quán Âm 500 câu. Niệm Phật 10,000 câu, thì niệm Quán Âm 5000 câu. v.v...

Hồi xưa tôi cũng chuyên niệm Quán Âm nhiều hơn Di Đà. Sau biết tịnh độ thì chuyển niệm Di Đà nhiều hơn Quán Âm. Mới đầu còn thấy ngại không quen, nhưng riết rồi quen... và cho đến bây giờ niệm ai cũng được cả nhưng quen miệng thì niệm A Di Đà Phật thường hơn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ TIỀN TRÀNG PHAN HẬU BẢO CÁI QUAN ÂM NHƯ LAI TIẾP DẪN TÂY PHƯƠNG NGUYỆN
NAM MÔ VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT CẢNH GIỚI QUAN ÂM NHƯ LAI DI ĐÀ THỌ KÝ NGUYỆN


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Con thường niệm Phật A Di Đà
Khi con bị đau khổ dính mắc tai nạn con niệm thêm Quán Thế Âm
Con nghĩ mình không nên phân biệt
Nhưng Phật A Di Đà có bổn nguyện như vậy mình làm theo cho đúng với bổn nguyện của Ngài
kinhle kinhle kinhle


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.141 khách