KHẮC KỲ THỦ CHỨNG

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

KHẮC KỲ THỦ CHỨNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

KHẮC KỲ THỦ CHỨNG

(Khuyết tên tác giả)

Kinh văn viết: “Giả sử nghiệp ác mà có hình tướng thì tận hư không cũng chẳng chứa hết. Tuy rằng ngày đêm tinh tấn niệm Phật, trăm ngàn câu Phật hiệu, mỗi câu Phật hiệu diệt được tám mươi trăm ngàn ức kiếp sanh tử tội lỗi. Dù có trải qua trăm năm như vậy, những tội diệt được chỉ như đất móng tay, ác nghiệp còn lại như đất địa cầu. Duy chỉ có niệm Phật “nhất tâm bất loạn” mới diệt sạch tội. Thí như người khỏe đột phá vòng vây thoát khỏi nguy hiểm, dù cho ba quân cũng chẳng thể chế phục.

Muốn được nhất tâm cần phải kiết thất, mỗi thất bảy ngày, nếu lâu quá chỉ e rằng thành tán thiện nhân duyên. Lại cũng không nên kiết thất quá đông (vì đông thì khó tránh ồn ào náo nhiệt) khi câu Phật hiệu vừa ngưng thì chuyện thế liền khởi, như vậy sẽ luống uổng ngày tháng làm sao hưởng được lợi ích chân thật.
Người thật phát tâm thì phải kiết kỳ thất tinh chuyên tu tập, cầu sự chứng nghiệm. Trước hết nghiên cứu kỹ cả hai pháp môn tự lực tha lực. Khi đã hiểu rõ thì tự mình chọn lựa, chân thật tín nhiệm không còn chút nghi, để tâm niệm quy nhất. Người tin tự lực thì dùng lý mà hành trì; ai tin tha lực thì dùng sự mà hành trì. Lý trì và sự trì ở trong Liên Trì Di Đà Sớ Sao và trong Linh Phong Di Đà Yếu Giải (Kinh A Di Đà yếu giải) đều đã biện minh cực kỳ tinh tường, nên tìm nghiên cứu, chọn lựa pháp tu cho mình. Điều tối kỵ là tâm niệm lưỡng lự phân hai, như hai pháp tự lực và tha lực song tu cũng khó thành tựu.

Pháp môn tự lực tức là thiền tông “giáo ngoại biệt truyền”. Pháp này thù thắng nhưng chẳng dễ hành trì, vì phải đoạn được kiến hoặc tư hoặc mới mong thoát ly sanh tử luân hồi, đó gọi là theo chiều dọc thoát ly tam giới.

Pháp môn tha lực là nhờ thệ nguyện của đức Phật Di Đà, cho nên dù chưa đoạn được kiến hoặc tư, hoặc cũng được mang nghiệp vãng sanh. Đây là pháp môn tối thắng không gì dễ hơn. Thí như người nghèo, nương vua chuyển luân để chu du thiên hạ, đó chẳng phải tự lực, mà nương nhờ sức của vua chuyển luân vương vậy! Lại như đứa trẻ, nương nhờ tình thương của mẹ chăm sóc mà đưọc trưởng thành, chẳng phải tự lực mà chính nhờ mẹ chăm sóc dạy dỗ mới đưọc nên người.

Nếu có người nào tin pháp môn tha lực, tin chẳng chút nghi ngờ nào thì mới có thể kiết thất bảy ngày chuyên tâm niệm Phật. Tự tu một mình thì dễ giữ im lặng niệm Phật, nếu có đồng bạn phải chọn người có quyết tâm cao.

Trước khi khởi thất phải dọn phòng ốc trì chú kiết giới. Phàm vào đạo tràng, nên tuỳ sức mình sắm sửa cúng dường tôn tượng, chí thành lễ bái nghinh thỉnh chư Phật quang giáng đạo tràng. Đối trước tưọng Phật thành tâm phát nguyện: “nguyện đem thân mạng này giao cho đại nguyện của Phật Di Đà. Trong suốt bảy ngày con thề không tạm khởi một niệm nghĩ đến những việc thế gian, cũng không một niệm nghĩ đến thân mạng.” Phát nguyện xong rồi, cầu Phật từ bi thương xót cứu vớt, trong bảy ngày này phóng quang nhiếp hộ. Nương nơi Phật lực buông xả vạn duyên, lặng yên khởi thất. Sau khi khởi thất không cần nguyện lại chỉ tụng một biến kinh A Di Đà thêm ba biến vãng sanh, kế đến tụng bài tán Phật (A Di Đà Phật thân kim sắc…) rồi bắt đầu niệm. Chỉ trong ngày đầu là theo nghi thức như vậy, những ngày kế tiếp cho đến mãn thất không cần tụng Kinh, chú và kệ nữa, chỉ trì niệm một câu Hồng danh Phật hiệu.
còn tiếp


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.94 khách