NỘI CHỨNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 76
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

NỘI CHỨNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA PHẬT A DI ĐÀ (NỘI CHỨNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ)


Chú vãng sinh, còn gọi Đại Thân chú của đức A Di Đà Như Lai, nội dung được chia làm 3 phần.
1. Phần kính lễ. (từ đoạn đầu: na mô rát na tra dạ da)
2. Phần khen ngợi danh hiệu. (từ đoạn: na mắc a ri a, a mi ta ba da cho đến sám giắc sam bút đa gia)
3. Phần đức Phật A Di Đà nói: “nội chứng của mình”. (từ đoạn: tát gia tha đến hết)

I. Đức A Di Đà Như Lai đã chứng đắc, cần gì phải nêu ra nội chứng của mình?
Vì đức Phật dùng tâm từ bi, thương xót chúng sinh, muốn cứu độ chúng sinh những nghiệp và phiền não của họ mới nói ra thần chú, để chúng sinh diệt tội, tăng phước.

Mục đích ban đầu là giúp cho chúng sinh diệt tội tăng phước.
Mục đích cuối cùng là để họ được vãng sinh Cực Lạc.

Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.

Nên bản dịch thần chú vãng sinh số 368 của ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch bài chú này là: “nhổ sạch – xé toạt tất cả nghiệp chướng, được vãng sinh Tịnh độ thần chú”.

Trong bản dịch số 934 của đại sư Pháp Hiền – Phật nói kinh Vô Lượng Công Đức Đà La Ni nói:
“bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom chứa trong một ngàn kiếp đều được tiêu diệt, hiện thân (thân trong đời hiện tại) gặt hái được sự an ổn khoái lạc”.

II, Nội dung bài thần chú:
1. PHẦN KÍNH LỄ
Na mô rát na tra già da - NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy mệnh Tam Bảo)
2. GỌI TÊN DANH HIỆU CỦA ĐỨC A DI ĐÀ NHƯ LAI.
NAMAḤ (Kính lễ) ĀRYA (Thánh) AMITĀBHĀYA (Vô Lượng Quang) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng, Sát Tặc, Vô Sinh, A La Hán) SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác)
Na mắc a ri a, a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê sam giắc sam bút đa gia.

3. CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA A DI ĐÀ – NỘI CHỨNG CỦA NHƯ LAI A DI ĐÀ.

TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)
Tát gia tha:
OṂ (Cảnh giác)
AMṚTE (Cam lộ)
AMṚTA (Cam Lộ) TODBHAVE (Hiện lên)
AMṚTA (Cam Lộ) SAṂBHAVE (Phát sinh)
AMṚTA (Cam Lộ) GARBHE (Tạng, kho tàng)
AMṚTA (Cam Lộ) SIDDHE (Thành tựu)
AMṚTA (Cam Lộ) TEJE (Uy quang, uy đức)
AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTE (Dũng mãnh)
AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTA (Dũng mãnh) GAMINE (Đạt đến được)
AMṚTA (Cam Lộ) GAGANA (Hư Không) KĪRTTI (Tương xứng) KARE (Tác
làm, tạo tác)
AMṚTA (Cam Lộ) DUṆḌUBHI (Cổ, cái trống) SVARE (Âm Thanh)
SARVĀRTHA (Tất cả nghĩa lợi) SĀDHANE (Nghi thức thành tựu)
SARVA KARMA (Tất cả nghiệp) KLEŚA (Phiền não) KṢAYAṂ (cùng tận,
không còn sót) KARE (Tạo tác)
SVĀHĀ (Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn)


Ôm am rít tê, am rít tốt ba vê,
am rít ta sam ba vê, am rít ta ga bê,
am rít ta sít đê, am rít ta tê dê, am rít ta víc ran tê,
am rít ta víc ran ta, ga mi nê, am rít ta ga ga na kiếc ti ca rê, am rít ta đun đu bi xoa rê, sạt va tha xa đa nê, sạt va cát ma lê sắt sa dâm ca rê xóa ha.

Phần thần chú từ xưa đến nay, các vị Thánh tổ ít khi giải thích vì: đôi khi thần chú có nhiều nghĩa, chứng đắc sâu xa, thâm mật vi tế, khó hiểu khó bàn nên không giải thích nội dung bài chú – chỉ lấy âm thanh gốc của đức Phật dạy bảo sao nên làm vậy.

Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Thánh Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về An Dưỡng (cõi Cực Lạc) mà nằm mộng cảm ứng được bài chú này”.

Bản dịch của ngài Bất Không số 930 thỉnh về từ nước Tích Lan (Sri Lanka) nói lợi ích bài thần chú như sau:
“Lúc mệnh chung thời nhìn thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng với vô lượng câu chi chúng Bồ Tát vây quanh, đi đến nghinh đón Hành Giả, an ủi Thân Tâm, liền sinh về Thế Giới Cực Lạc, Thượng Phẩm Thượng Sinh, chứng địa vị của Bồ Tát”.

-Nay thấy trong Tạng Đa phần ghi tụng đủ 300. 000 lần, nay bản của ngài Bất Không giảm lại chỉ còn
10. 000 lần (mười ngàn lần), tôi e rằng chưa hợp với ý kiến đa số, trong bản Pháp Uyển Châu Lâm, bản Cầu Na Bạt Đà La, bản Pháp Hiền.

-Nên chọn số lần tụng chí ít là đủ: 300. 000 lần.

“Thanh văn và Bồ Tát
Chẳng biết được tâm Phật”

Lại nói: “Giả sử các chúng sinh
Đều đắc đạo tất cả
Tuệ thanh tịnh vốn không
Ức kiếp nghĩ trí Phật
Tận lực để giảng thuyết
Suốt đời chẳng biết được”.
(*Kinh Vô Lượng Thọ quyển Hạ của ngài Khang Tăng Khải dịch)

*Tức là đức Phật nói rằng: Tất cả chúng sinh đều đắc đạo thành A La Hán (tuệ thanh tịnh vốn không), dùng vô số kiếp để xét đoán, suy luận, quán sát, ngôn từ cũng không có nào hiểu rõ ràng thâm ý của đức Như Lai.


Đức Phật nói: “pháp mà ta đã chứng đắc là vi diệu, và thật hết sức vi diệu. Là sâu dày, là cực kỳ sâu dày.
Khó giác ngộ và thật khó giác ngộ là: tướng Nhất Thiết trí (là tướng biết hết tất cả, biết trùm khắp).
(*Nhập Lăng Gìa kinh số 675 của ngài Bồ Đề Lưu Chi phẩm 5 – Tuệ Mạng Tu Bồ Đề thưa hỏi)

Lại nói:
Chứng ngộ từ bên trong (nội chứng đắc)
Vô tướng lãnh hội
Không thể nói hết phô bày
Tuyệt hết biểu thị, ví dụ
Đình chỉ tranh luận
Thắng nghĩa như vậy
Siêu việt hết thảy
Sắc thái “suy xét”.
(*Giải Thâm Mật kinh số 676 của ngài Huyền Trang dịch)
Nam mô A Di Đà Phật
Minh Châu viết ngày 20/10/2024


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách