Thư giãn học Phật

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.03: Thành đạo đến nhập Niết bàn

23.Sự Hóa Ðộ Viên Mãn

Từ khi thành Ðạo dưới gốc cây Bồ Ðề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Ðức Phật đã đi khắp xứ Ấn độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài dẫm đến là Ánh Ðạo Vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lảng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày khi trời chưa sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai. Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho Tín đồ các vùng lân cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các Tăng về những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong 9 tháng nắng ráo; còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Ấn độ), thì Ngài lại ở luôn trong Tịnh xá để an cư kiết hạ.

Ròng rã trong 49 năm như thế, hạt giống Từ bi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Ấn độ. Từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh.

Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được, nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú đươc tắm gội trong ánh nắng trí huệ và nước Từ bi do Ngài tưới xuống.

Ở đâu có Ánh Ðạo vàng đến, thì Tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước ánh bình minh Ðang lên.

Giọng thuyết pháp của Ngài có oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng Hải triều lên, lấn ác tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.

Ðạo Bồ Ðề từ đây đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ thời bấy giờ tại Ấn độ. Ðức Phật sau khi đã tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.

24. Trước Khi Nhập Niết bàn

Phật báo tin sắp lìa đời.

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba la nại chừng 120 dặm. Một hôm Ngài gọi ông A nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:

-"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Ðạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô tường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A-Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".

Tin Ðức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Ðức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền Ðạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.
:) :) :)
530998_307853289327805_13095525_n.jpg
530998_307853289327805_13095525_n.jpg (51.81 KiB) Đã xem 1472 lần
Forum:

23.Sự Hóa Ðộ Viên Mãn
Thời gian Thành Đạo cho tới ngày nhập Niết Bàn, Ngài luôn luôn sống trong đời sống phạm hạnh. Ròng rã trong 49 năm như thế, hạt giống Từ bi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Ấn độ. Từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh.

Ðạo Bồ Ðề từ đây đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ thời bấy giờ tại Ấn độ. Ðức Phật sau khi đã tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.

24. Trước Khi Nhập Niết bàn
Đức Phật đã 80 tuổi, Một hôm Ngài gọi ông A nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:
-"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn."Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".
Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Một bát cháo nấm Chiên đàn cũng là bát cháo cuối cùng.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan.
Truyền đệ tử treo võng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Sau khi nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài. (Thiện Nhạn)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/11/12 12:54 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.03: Thành đạo đến nhập Niết bàn

25. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

- Một phần cho Thiên cung,

- Một phần cho Long cung,

- Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Ðộ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vào trong kim quan và 7 ngày sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn độ kéo binh hùng tượng dũng đến toan tranh dành Xá Lợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá Lợi đều được ổn thỏa.

26.Kết Luận

'Ðức Phật' đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lảng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong một địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời.

Thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong Ðạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Ðạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả dủi rong trên mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Ðức Phật thật vô biên.

26.1- Người đời nên noi gương sáng của Phật.

Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta quang niệm Ngài là một vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay.

Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân, thì đó là một bậc siêu nhân cao hơn những bậc siêu nhân khác.

Nếu ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện.

Cho nên không những đối với Tín đồ Phật giáo, mà đối với toàn thể nhân loại, Ðức Phật đáng được tôn sùng và chiêm ngưỡng.

26.2. Tín đồ nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật

- Chúng ta , những Phật tử, ai cũng biết đời Ðức Phật là đẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quí báu, sâu xa. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng học tập, thì bài học dù hay ho quí báu bao nhiêu cũng vô ích. Ðức Phật trước khi nhập diệt, đã dặn chúng ta một câu cuối cùng:

- "Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Ðạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di bất dịch.

"HÃY TINH TẤN LÊN ÐỂ GIẢI THOÁT!"

Vậy thì điều kiện trọng yếu nhất để giải thóat là sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong khi tu hành.
:) :) :)
539945_454057991307855_279120425_n.jpg
539945_454057991307855_279120425_n.jpg (61 KiB) Đã xem 1473 lần
Forum:

25. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc Là những lời nói sau cùng trước khi Ngài Nhập diệt. Ngài phú chúc như sau:

a) Y bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".
26.Kết Luận về bài Phật học phổ thông.I.03: Thành đạo đến nhập Niết bàn. Cố HT. T.T.H khuyến tấn cho chúng ta là
1. Người đời hãy nên noi gương sáng của Phật.
2. Đã là Phật tử thì nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật.

Sau cùng - "Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Ðạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di bất dịch.

Người con Phật"HÃY TINH TẤN LÊN ÐỂ GIẢI THOÁT!"(Thiên Nhạn)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/11/12 12:58 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.04: Quy Y Tam Bảo

27. MỞ ĐỀ: Quy y Tam Bảo

Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúng ta đang lặn hụp trong bể nước mắt của đau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sống trôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào. Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta.

Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thỉ, ở nơi nguồn chơn vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Vì một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng, nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cõi sáu đường.

Vậy thì trong chúng ta ai là người không muốn thoát ra khỏi cõi đen tối, sầu đau này, để dược trở về nguồn trong sáng, an vui?. Nhưng làm sao để thoát ra được? Ai sẽ là kẻ rủ lòng thương để đưa đường chỉ lối cho chúng ta? Ai là người có đủ phương pháp thần diệu để giúp chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi?

- Ðấng cao cả sáng suốt và đầy đủ năng lực ấy không ai khác hơn là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã chứng quả bất sanh, bất diệt; và chỉ có Giáo pháp của Ngài mới cứu được chúng sanh ra khỏi vô thường đau khổ.

Vậy chúng ta còn ngần ngại gì nữa mà chẳng chịu quy y Tam Bảo.
:) :) :)
cheo thuyen.jpg
cheo thuyen.jpg (8.45 KiB) Đã xem 1414 lần
Forum:

Nghĩa chữ:

TA BÀ THẾ GIỚI: Saha
Cũng viết: Sa ha. Dịch nghĩa: Nhẫn, Đại Nhẫn, Kham nhẫn. Cõi thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Phật Thích Ca làm Hóa chủ. Ta bà thế giới, dịch: Nhẫn độ: Nhẫn thổ là cõi thế nơi ấy nhà tu hành phải Kham nhẫn, phải chịu nổi sự Nhẫn nhục, vì nơi cõi nầy có đủ các sự trược, ác mà chúng sanh phải chịu. Ta bà thế giới cũng kêu là Đại nhẫn thế giới, vì ở cõi nầy, các nhà tu học phải nhẫn nhịn đối với mọi sự khổ não mới có thể tu học.

Người ta cũn gọi là Tại ác thế giới, cõi mà mọi sự ác trược, mọi thứ chúng sanh lộn lạo với nhau. Chính ở cõi nầy có năm giống chúng sanh ở chung với nhau: Địa Ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Thiên, Nhơn. Như vậy, Ta bà là cõi Uế độ, chẳng phải là cõi Tịnh độ. Cho nên chúng sanh ở cõi nầy rất khó mà tu học, và ai tu học được thì có phước đức nhiều hơn ở cõi Tịnh độ.

Trong cõi Liên hoa tạng trang nghiêm, có 20 từng thế giới. mỗi thế giới là một cõi Phật. Cõi Ta bà ở về từng thứ 13, gồm có nhiều thế giới nhỏ. Trong mỗi thế giới nhỏ, có ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, có bốn châu: Đông, Thắng thần châu, Tây, Ngưu hóa châu, Nam, Thiệm bộ châu, Bắc, Cu lư châu, và có một núi Tu di: Suméru, có hai vừng Nhựt, Nguyệt.

Ta bà là một cõi Tam Thiên đại Thiên thế giới, tức có 1.000.000.000 thế giới nhỏ. Chúa tể toàn cõi Ta bà thế giới là ngài Thi khí Đại Phạm Thiên Vương.

Quán Vô Lượng Thọ Kinh: Bà hoàng hậu Vi đề Hy bạch với Phật Thích Ca Mâu Ni rằng:

Vì ở cõi Ta bà có rất nhiều chúng sanh tham lam, độc ác, nên tôi nguyện sanh qua Cực Lạc thế giới của Phật Vô Lượng Thọ Kinh: A Di Đà.

Địa Tạng Kinh: Phật dạy rằng: Địa Tạng Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát có nhơn duyên lớn ở Ta bà, nơi miền Diêm phù đề: Nam Thiệm bộ châu, nên hai ngài thường đem lòng từ bi mà giáo hóa và cứu khổ cho chúng sanh.

Vô Lượng Thọ Kinh: Đức Phật dạy rằng: Ở cõi Ta bà nầy mà làm lành một ngày một đêm, hơn làm lành trăm năm ở cõi Phật A Di Đà. Tại sao vậy? Vì cõi của Phật A Di Đà là vô vi tự nhiên, chứa đủ mọi sự lành, không có một sự dữ nào nhỏ xíu như mảy lông, sợi tóc.

Ta Bà Thế Giới lại là tên một cõi thế giới thuở xưa, hồi đức Thích Ca Mâu Ni cổ Phật ra đời.
(Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn)

Luân hồi
(輪回) Phạm: Saôsarà. Hán âm: Tăng sa lạc. Cũng gọi Sinh tử, Sinh tử luân hồi, Sinh tử tương tục, Luân hồi chuyển sinh, Lưu chuyển, Luân chuyển. Bánh xe quay vòng. Chúng sinh do hoặc nghiệp (tham sân si) chết trong kiếp này, rồi lại sinh vào kiếp khác, hệt như cái bánh xe, cứ quay vòng mãi mãi trong 3 cõi. Đây là 1 trong những giáo nghĩa chủ yếu của Bà la môn giáo ở Ấn độ cổ đại, Phật giáo dùng theo và phát triển thêm thành giáo nghĩa Phật giáo.

Nhưng có điểm khác nhau là: Bà la môn giáo cho rằng 4 giai cấp và tiện dân, trong quá trình luân hồi, đời đời kiếp kiếp vẫn y theo giai cấp ấy, không có gì thay đổi. Còn Phật giáo thì chủ trương rằng: Trước khi có nghiệp báo thì chúng sinh đều bình đẳng, nếu ở hạ đẳng mà kiếp này tu thiện đức, thì kiếp tới có thể sinh làm thượng đẳng, thậm chí có thể sinh lên cõi trời. Còn nếu kẻ ở thượng đẳng mà kiếp này làm ác, thì kiếp sau có thể sinh vào hạ đẳng, thậm chí sinh xuống địa ngục. Đây chính là nguyên nhân của sự bất bình đẳng ở nhân gian.

Nếu muốn diệt cái khổ luân hồi trong 6 đường, thì trước hết phải tiêu trừ nhân tham, sân, si, vì đó chính là cái mầm mống khiến cho chúng sinh mãi mãi lưu chuyển trong 3 cõi. Nếu cắt đứt được ngã chấp và tham sân si, thì cái khổ luân hồi cũng sẽ chấm dứt. [X. kinh Quá khứ hiện tại nhân quả Q.2; kinh Phân biệt nghiệp báo Q.thượng; phẩm Quán vô lượng tâm trong kinh Quán Phật tam muội hải Q.6; kinh Pháp hoa Q.1; kinh Chính pháp niệm xứ Q.41; kinh Niết bàn Q.16 (bản Nam); luận Đại trí độ Q.30, Q.77; luận Thành duy thức Q.4].(Từ điển Phật Quang)

27. MỞ ĐỀ: Quy y Tam Bảo
Cố HT giảng, ở cõi đời này chỉ toàn là khổ, chớ không có vui, muốn hết khổ phải quay về với Chánh đạo, tức là Quy y, mà chúng ta quy y ai...!? - Mời bạn đoán xem phải quy y Tam bảo thế nào để trở về với Chánh Đạo.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 23/11/12 01:53 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.04: Quy Y Tam Bảo

28. Chánh Ðề: Ðịnh Danh Và Giải Nghĩa Quy y Tam bảo nghĩa là gì?.


28.1.1: Quy y nghĩa là gì? Quy là trở về; Y là nương tựa, Quy-y là trở về nương tựa nơi mà mình đã vì si mê, phóng đãn lià bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đã rời bỏ cha mẹ để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm khổ đau, quay trở về nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc và yêu thương của cha mẹ. Chữ Quy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục tòng.

28.1.2: Tam bảo nghĩa là gì?

Tam bảo là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quí báu. Nhưng sự thật, vàng bạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ, sống, già, bịnh, chết, mà lắm khi còn làm cho con người thêm khổ nữa! Còn Phật, Pháp, Tăng thì có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bỡi thế, người đời mới tôn sùng Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu (Tam Bảo).

a) Phật: Chữ Phật do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả nghĩa là: Bực đã giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

b) Pháp: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa ra. Pháp là phương pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả Phật. Ba Tạng Kinh Ðiển đều gọi chung là Pháp.

c) Tăng: Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu dịch là: Hòa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chỗ, đồng giữ giới luật của Phật, đồng chia sớt cho nhau một cách hòa thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chấc đến tinh thần.

28.1.3: Quy y Tam bảo là thế nào? - Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Hỏi 1: Tại sao phải Quy y Phật? - Vì Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng, phước huệ vô biên, đức hạnh viên mãn; - Vì Phật là người dẫn đường vĩ đại nhất, đã có cái kinh nghiệm bản thân thoát ra ngoài vòng sanh tử để chứng Ðạo.

Hỏ 2i: Tại sao quy y Pháp? - Vì chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng để đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bờ giải thoát.

Hỏi 3: Tại sao lại quy-y Tăng? - Vì Tăng là người đã hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng... để tình nguyện theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Ðạo.

28.2.1: Ba bực Tam Bảo nghĩa là gì?
Tam Bảo có ba bực: - Ðồng thể Tam bảo, - Xuất thế gian Tam bảo, - Thế gian trụ trì Tam bảo.

28.2.2: Ðồng Thể Tam Bảo là gì?

a) Ðồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt.

b) Ðồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng.

c) Ðồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý hòa hợp.

28.2.3: Xuất Thế Gian Tam Bảo là gì?

a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ðức Phật A Di Ðà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian.

b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làm cho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ v.v...

c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh Tăng đã thoát ra ngoài sự ràng buộc của thế gian như đức Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, Văn Thù, Ca Diếp, A Nan v.v...

28.2.4: Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo là gì?

a) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo, là chỉ cho Xá Lợi của Phật, tượng Phật đức bằng kim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải, hay vẽ trên giấy.

b) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luận viết hay in trên giấy, trên vải trên lá buôn v.v...

c) Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo, là chỉ các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chơn chánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại.
Tam Thánh  Phật 1.jpg
Tam Thánh Phật 1.jpg (53.67 KiB) Đã xem 1445 lần
:) :) :)
Forum:
28. Chánh Ðề: Ðịnh Danh Và Giải Nghĩa Quy y Tam bảo nghĩa là gì?.

Vào chánh đề chúng ta học, Quy y nghĩa là gì, Tam bảo nghĩa là gì...Sau đó Quy y Tam bảo thế nào, tại sao phải quy y Phật Pháp Tăng...
Sau đó nghĩa chữ Tam Bảo lại chia ra làm 3 bực: Ðồng thể Tam bảo, - Xuất thế gian Tam bảo, - Thế gian trụ trì Tam bảo.v.v. Nhưng trong 3 bực Tam bảo thì chỉ có Đồng thể Tam bảo thì chúng ta có biết nhưng khó thực hành. Cái chổ khó hành là cái chổ ta đang tu sửa.
Ví như:
a) Ðồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt. Điều này thì phải có sự tu chứng thực hành, tạm thời khoan hãy nghĩ tới.

b) Ðồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng. Hiện giờ chúng ta thực hành được bao nhiều rồi...!? :)

c) Ðồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh thanh tịnh, sự, lý hòa hợp. Nếu được vậy cõi Ta bà cũng là cõi tịnh, Như vậy tịnh hay động là do bạn hay do Thầy...!? :)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 24/11/12 15:00 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.04: Quy Y Tam Bảo

28.3 Sự Quy y Tam Bảo là gì?

Sau khi đã hiểu rõ thế nào là Quy-y Tam bảo, tất nhiên phải thực hành sự hiểu biết ấy. Thực hành bằng sự tướng cung kính, vâng theo Tam-bảo, như thế gọi là sự quy-y Tam-bảo.

28.3.1 - Sự Quy Y Phật: Hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danh hiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài, và nguyện suốt đời theo bước chân Ngài, ấy là sự quy-y Phật.

28.3.2 - Sự Quy Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm hai thời công phu, tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc tụng Kinh điển tâm trí ta không nghĩ xằn bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn mưu tính kế để lợi kỷ, tổn nhơn. Chúng ta trừ bỏ được dục vọng, tâm trí được sáng suốt, an lành, thanh tịnh.

28.3.3- Sự Quy Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật, phải kính Tăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu, thì chúng ta phải thật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầu tròn áo vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật, thì liền kính nể, quý trọng, xem như đó là vị đại diện cho Ðức Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng.

Tóm lại, thờ Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phật pháp, kính trọng Tăng già chân chính, đó chính là sự quy-y tam-bảo.

28.4. Lý Quy y Tam Bảo là gì?

Lý là bên trong. Lý quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành sự quy-y, chỉ dong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, mà quên lý quy-y, nghĩa là quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành đúng nghĩa Tam-quy.

Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ Tam-bảo. Chúng ta cần thực hành lý quy-y, hay Tam Tự Quy-Y:

28.4.1- Tự Quy Y Phật: Tự nghĩa là mình đối với tự tâm mình. Tự quy-y Phật là mình tự trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm mình, - Vâng mỗi người đều có Phật tánh, và đều có thể thành Phật. Ðó là lời Phật Thích Ca đã dạy. Nhưng Phật tánh ấy bị mê lầm, vọng tưởng che lấp. Vọng tưởng như mây mờ, Phật tánh như trăng. Mây mờ có thể che khuất, chứ không thể tiêu diệt được trăng sáng. Phật tánh chúng ta bị vọng tưởng vô minh che lấp sâu kín đến đâu cũng vẫn thường còn. Vậy thì sao chúng ta lại bỏ quên Phật tánh của chúng ta, mà chỉ chạy theo cầu khẩn Phật bên ngoài; như đứa "cùng tử" có viên ngọc quý, cha mẹ đã giấu sẵn trong chéo áo mà nó không biết, lại đi xin ăn cùng khắp mọi nơi!

28.4.2- Tự Quy Y Pháp: Nghĩa là vâng theo pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ tất cả các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn... chúng ta cần phát huy những đức tánh ấy và hành động theo chúng, tuân theo chúng. Như thế là Tự Quy-Y Pháp.

28.4.3- Tự Quy Y Tăng: Nghĩa là vâng theo Thầy trong tâm mình, Thầy trong tâm mình là đức tánh hòa hợp thanh tịnh của mình, như Tăng già là hiện thân của sự hòa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mình mê muội, không nhận thấy được ông Thầy trong tâm, nay nhờ Phật chỉ dạy, mình nhận thấy được ông Thầy thanh tịnh ấy, thì mình phải quy-y Thầy của mình trước đã chứ!

Nói tóm lại, mình phải nương tựa, quay về với Phật trong tâm mình là tánh sáng suốt; với Pháp trong tâm mình là các đức tính Từ-bi, Hỷ-xả v.v..., với Tăng trong tâm mình là sự hòa hợp, thanh tịnh của bản tâm. Như thế là Lý Quy-Y Tam-bảo.
:) :) :)
Niệm chuổi.jpg
Niệm chuổi.jpg (20.77 KiB) Đã xem 1427 lần
Forum:
28.3 Sự Quy y Tam Bảo là gì?
Là sự quy y trên hình thức, hình tướng. Có tượng Phật, hình Phật để tưởng niệm và lễ bái, có kinh Phật của Thầy tổ để học, và người xuất gia tu hành chân chính ở nơi chùa chiền để hướng dẫn chúng ta con đường tu Phật. Nếu bạn không quy y, không cần hình tướng lễ bái như vậy, thì bạn có biết Đạo Phật là gì không...!? :)

28.4. Lý Quy y Tam Bảo là gì?
Lý là thuộc về lý tánh tâm thức, hướng nội, không có hướng ngoại, hình thức như sự quy y Tam bảo. Nếu bạn cho rằng sự quy y mới quan trọng thì lý quy y càng quan trọng và cần thiết hơn.
Những người có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hay giàu sang cũng là do họ hướng nội, biết mình biết ta. Còn chúng ta là người học Phật thì chỉ chấp hình tướng mà bỏ lý sao...!? :)
Nói thì nói vậy, chớ bạn thấy... (Ví dụ như con gái đẹp, nhà đẹp, xe đẹp, tiền nhiều...) Là tôi thấy thích trước đã...!? :)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 27/11/12 00:36 với 1 lần sửa.


Phiền não # Bồ đề
Bài viết: 24
Ngày: 28/10/12 03:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiền não # Bồ đề »

(Ví dụ như con gái đẹp, nhà đẹp, xe đẹp, tiền nhiều...) Là tôi thấy thích trước đã...!? :)

Vỉ nhiên rồi, con gái đẹp tại sao không nhìn, con trai hiền ai cũng thích trước đã, còn bên trong thì ai cũng giống ai, hi hì . Bạn nghĩ xấu là do bạn có Phiền não # Bồ đề ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.04: Quy Y Tam Bảo

28.5 Nghi Thức Quy Y là thế nào?

Sau khi chúng ta đã hiểu rõ SỰ và LÝ Quy-y rồi, chúng ta cũng cần biết qua nghi thức của lễ Quy-y.

28.5.1. Trưóc nghi thức Quy Y, Ta phải gội rửa thân tâm cho trong sạch là thế nào?

Quy-y là buổi lễ quan trọng nhất trên đường tu tập của chúng ta. Nó là cuộc khởi hành để đi đến mục đích giải thoát, vì thế chúng ta không thể xem thường, cử hành một cách bừa bãi được.

Khi muốn quy-y, chúng ta phải y-phục chỉnh tề, sắm khay lễ thỉnh chư Tăng đến trai dường, đảnh lễ và cầu xin chư Tăng rủ lòng Từ-bi truyền trao quy-giới cho mình.

Trước ngày hành lễ, thân tâm chúng ta phải được gội rửa trong sạch. Ta tắm rửa sạch sẽ ăn mặc chỉnh tề. Ðó là về thân; còn về tâm thì ta phải ba phen sám hối, cho ba nghiệp được thanh tịnh. Nhờ sự tẩy gội cả trong lẫn ngoài ấy, ta mới xứng đáng đón nhận Pháp thanh tịnh cao quý của Tam-bảo.

28.5.2 Phát Nguyện quy y là gì?

Ðến giờ quy-y, chúng ta phải qùy xuống; theo lời hướng dẫn của chư Tăng, chí thành phát nguyện:

- Ðệ tử suốt đời quy-y Phật.

- Ðệ tử suốt đời quy-y Pháp.

- Ðệ tử suốt đời quy-y Tăng.

Sau khi phát nguyện Tam-quy rồi, người phát nguyện tin chắc rằng mình đã gieo hạt giống giải thoát, thế nào cũng sẽ gặt được kết quả tốt là thoát ly ba đường ác: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh. Vì thế người quy-y liền nói tiếp ba lần:

- Ðệ tử quy-y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục.

- Ðệ tử quy-y Pháp rồi, khỏi đọa ngạ quỷ.

- Ðệ tử quy-y Tăng rồi, khỏi đọa súc sanh.

Thế là trọn vẹn Tam-quy và Tam-kiết.

Ðể bảo tồn lý tưởng cao cả của mình và giữ vững đức tin trên đường Ðạo, người quy-y tự nguyện một cách mạnh mẽ và thành khẩn:

- Ðệ tử quy- Phật, nguyện trọn đời không quy y thiên, thần, quỷ, vật.

- Ðể tử quy-y Pháp, nguyện trọn đời không quy-y ngoại đạo, tà giáo.

- Ðệ tử quy-y Tăng, nguyện trọn đời không quy-y tồn hữu ác đảng.

Như thế là lễ quy-y đã hoàn tất. Người Tín đồ chỉ còn việc làm theo đúng những lời mình đã phát nguyện và đã tuyên thệ trước Tam-bảo.


28.6. Lợi ích của Quy Y Tam Bảo là thế nào?

28.6.1- Khỏi đi lạc đường đời vào nơi tăm tối.

Như chúng ta đã thấy ở đoạn mở đầu bài này, chúng ta đang lặng hụp trong biển khổ, đang bơ vơ lạc lỏng giữa đêm tối mênh mông. Trong hoàn cảnh bi đát như thế, nếu không thấy được những phương tiện để đi đến, không có những bậc Thầy để dìu dắt đến, thì chúng ta sẽ quay cuồng mãi mãi trong biển sanh tử luân hồi.

Cái đích sáng ấy là Ðức Phật, những phương tiện ấy là Pháp, và những bậc Thầy dìu dắc ấy là Tăng. Khi chúng ta đã biết có những sự quý báu như thế mà không nắm bắt lấy, thì chẳng khác gì người sắp chết đuối thấy cái bè gỗ trôi qua mà lại dại khờ xua đẩy nó ra.

Sự quy-y chính là một cách bám víu vào cái bè Tam-bảo mà Phật đã chế ra để cứu vớt những kẻ sắp chết đuối trong biển đời là toàn thể chúng ta.

28.6.2- Khi đã phát nguyện quy-y, mình giữ đúng lời đã hứa, vì có sự chứng minh của Chư Phật và Chúng Tăng.

Có người nói: "Tôi tôn sùng Ðức Phật, vì biết Ngài là một Ðấng sáng suốt hoàn toàn; Tôi trọng Pháp vì biết Pháp Phật có đủ năng lực đưa người đến giải thoát; tôi kính Tăng vì biết đấy là những vị đại diện cho Ðức Phật. Biết như thế cũng đủ, cần gì phải làm lễ phát nguyện quy-y?"

Nói như thế là chưa hiểu giá trị về phương diện tâm lý của lời hứa, lời thề trước mặt người khác.

•Khi chúng ta đã hứa với ai một điều gì, mà nuốt lời hứa, thì tâm hồn chúng ta bức rức, hối hận không an.
•Ðã hứa tất có bổn phận làm trọn lời hứa, nếu thất lời hứa, tất ta sẽ tự khinh ta.
•Nhất là khi lời hứa, lời nguyện ấy lại trong một khung cảnh trang nghiêm trước Ðiện Phật, trên có sự chứng tri của Chư Phật, dưới có sự chứng tri của chư Tăng, chung quanh có sự hộ niệm của những thân bằng quyến thuộc; phát nguyện trong khung cảnh ấy, tất nhiên chúng ta khó lòng mà trái lời nguyện hay xao lảng được.
481802_384109218339799_1383728306_n.jpg
481802_384109218339799_1383728306_n.jpg (46.79 KiB) Đã xem 1411 lần
:) :) :)
Forum:
28.5 Nghi Thức Quy Y là thế nào?
Xem bài giảng trên - Cũng có thể thay đổi theo thời gian, cũng có thể thay đổi theo tông phái và cũng có thể thay đổi theo luật lệ củ xã hội, trong nước, ngoài nước.v.v. Nhưng nghi thức Quy y Tam Bảo, dù ở đâu càng nghiêm trì, thì sẽ phát thêm lòng tín nhiệm của mỗi Phật tử càng cao.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 30/11/12 04:36 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.04: Quy Y Tam Bảo

29. Kết Luận về Quy Y Tam Bảo.

Khuyên tín đồ nên quy-y cả Sự lẫn Lý và tinh tiến trong sự quy-y

Chúng ta đã thấy, là Phật tử thì phải quy-y. Quy-y phải đủ Sự và Lý.

•29.1.Không nên hoàn toàn ỷ lại bên ngoài mà xao lảng bên trong.

•29.2.Cũng không nên hoàn toàn tự tôn tự trọng riêng mình mà khinh thị bên ngoài.

•29.3.Muốn quy-y thì trước tiên phải long trọng làm lễ quy-y để đánh dấu bước đi đầu tiên của mình trên đường giải thoát.
•29.4.Lễ ấy như là lễ tiễn đưa một người ra đi nhận một nhiệm vụ mới. Nhưng một khi đã đặt chân lên đường, thì người ấy phải dong ruổi, quyết tiến mau cho đến đích, chứ không phải chần chờ, quay đi lộn lại một chỗ, hay rẽ qua một ngả khác.
•29.5.Ðã phát nguyện quy-y mà không theo dấu chân của Ðức Phật đã để lại, không soi vào gương sáng của Ðức Phật đã nêu cao, không theo giáo pháp mà rèn luyện tâm tánh; không giữ giới luật, không vâng lời nhắc nhở của Chư Tăng, như thế là tự lừa dối mình và lừa dối người khác, và cái tai hại lại càng lớn lao hơn cả không quy-y.
•29.6.Trái lại, nếu chúng ta quy-y và thực hành đúng như lời đã phát nguyện thì con đường giải thoát dù xa, cũng sẽ có ngày thấy đích.

Xin hãy luôn luôn ghi nhớ lời nói cuối cùng của Ðức Phật: "Hãy tinh tiến lên để giải thoát!".
:) :) :)
Quán Thế Âm 6.jpg
Quán Thế Âm 6.jpg (25.08 KiB) Đã xem 1400 lần
Forum:
29. Kết Luận về Quy Y Tam Bảo. Cố HT, khuyên nhủ chúng ta 6 điều như trên, thiết nghĩ bạn nào đã có quy y Tam bảo rồi thì chắc sẽ thấm nhuần lời của HT.

Còn bạn chưa Quy Y thì cũng nên quy Y Tam Bảo.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 07/12/12 03:18 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.05: Ngũ Giới

30. Mở đề Ngũ Giới

Sau khi quy y Tam bảo phải sống đúng theo quy luật mà Ðức Phật đã chế ra, để tiến bước trên đường Ðạo. Quy luật ấy là Ngũ giới. Người theo đạo Nho phải sống đúng theo Tam cương, Ngũ thường, thì người theo Ðạo Phật cũng không thể chỉ thọ Tam Quy mà không có trì Ngũ Giới.

Người đã phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ năm giới là chỉ mới bước một nấc đầu rồi dừng lại, không thể tiến đến giải thoát thật sự được. Năm Giới này không những đưa người tiến trên đường giài thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, Quốc gia, xã hội nữa.

Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể, chính là ông thầy ngăn ngừa chúng ta làm điều xằng bậy trong thời mạc pháp. Vì thế, Ðức Phật Thích Ca đã có lời di chúc khẩn thiết sau đây trước khi Ngài nhập Niết bàn:

- "Sau khi ta diệt độ, các người tu hành phải tôn kính giới luật làm thầy; dầu cho ta còn tại thế để dạy dỗ cho các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng thêm điều nào ngoài giới luật."


Giới luật Phật chế ra rất nhiều, vì cần phải áp dụng cho nhiều hạng người tu hành: - Tỳ kheo,- Tỳ kheo ni,- Sa di, -Sa di ni. Riêng đối với hàng Phật tử tại gia, thì chỉ có 5 giới mà thôi. Nhưng nếu giữ được 5 giới ấy thì lợi ích cho mình, cho người không xiết kể.
Hình ảnh
Forum:
30. Mở đề Ngũ Giới
Là sát, đạo, dâm, vọng, và các loại gây mê, nghiện như thuốc lá, rượu mạnh.v.v. Dầu đạo hay đời ít nhiều giới luật gì cũng phải nên giữ, Giữ giới càng nhiều thì phạm sai lầm càng ít.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/12/12 05:00 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.05: Ngũ Giới

31. Chánh Ðề:Ngũ Giới

31.1 Định nghĩa năm giới là gì? là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để ngăn những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là:

•- Không được giết hại,
•- Không được trộm cướp,
•- Không được tà dâm,
•- Không được nói dối,
•- Không được uống ruợu.

Năm điều này y cứ trên tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Ðức Phật không bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta không tuân theo thì phải bị Ngài trừng phạt.

Sự giữ hay không giữ giới là do chúng ta hoàn toàn tự liệu lấy. Ðạo Phật khác với các Tôn giáo khác chính là ở điểm Ðức Phật không phải là một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành động tốt hay xấu chính đã mang theo nó một mầm thưởng phạt rồi.

Ðức Phật chỉ là một vị dẫn đường rất từ bi, và rất sáng suốt. Ngài chỉ cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường nguy hiểm không nên đi. Nhưng nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường nguy hiểm, thì tất nhiên chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên, chứ Phật không tạo ra tai họa để trừng phạt chúng ta.

Tòa án chính là luật nhân quả. Ta làm ác thì ta chịu quả xấu; ta làm thiện thì ta được qủa tốt. Năm giới chính là năm thành trì ngăn chận cho ta đừng di lạc vào đường ác, là năm hàng rào ngăn chận cho ta khỏi rơi xuống vực sâu, trong khi ta đi trên con đường giải thoát.
Hình ảnhForum:
Ở thế giới, trong một nước, trong một gia đình, trong hội trường, công viên, trường học. Hoặc một nhóm chỉ có hai người thôi. Cũng phải sống có lề luật, nội quy...Đó là cuộc sống trí tuệ loài người. Như vậy chúng ta đã quy y Tam bảo rồi chẳng lẽ ta quên đi giới luật, hè...!? :)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/12/12 05:06 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.05: Ngũ Giới

32. Giới Không được giết hại là gì?

32.1. Không được giết hại.
Là điều ngăn cấm thứ nhứt mà Phật khuyên chúng ta, là không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một giá trị quý báu, nhất là sanh mạng người; giết hại sanh mạng kia để tô bồi cho sanh mạng này là một điều ác, không hợp lý đạo.

32.2. Lý do gì, Phật cấm sát sanh?

32.2.1. Tôn trọng sự công bằng. - Chúng ta coi sanh mạng mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sanh mạng. Mình đã biết quý trọng thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sanh mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng.

Như một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái dãy dụa thoát chết! Theo lẽ công bình, điều ta không muốn ai làm cho ta, thì ta cũng đừng làm cho người khác, hay loài khác.

Phật dạy: "Ai ai cũng sợ gươm dao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết! Chớ bảo giết!". (Pháp kệ số 129)

32.2.2. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng. - Chúng ta mỗi loài tuy thân hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tánh. Phật tánh đã bình đẳng thì không thể viện lý do gì để nói rằng Phật tánh ở người giá trị hơn ở vật, ở giai cấp này màu da này giá trị hơn giai cấp kia màu da kia. Sát hại một sanh vật là sát hại Phật tánh.

32.2.3. Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Lòng từ bi của Ðức Phật xem mọi loài như con, nên Ngài không đồng ý cho đệ tử Ngài sát hại sanh vật, bất cứ trong trường hợp nào. Bỡi vì đêm tâm giết hại sanh mạng là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải dãy dụa, rên siết, quằng quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta.

Như thế, khó mà tu hành để thành chánh quả được. Ðức Khổng Tử có dạy: "Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sanh bất nhẫn kiến kỳ tử". (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống không đành thấy nó chết). Như vậy người có tâm từ bi hay lòng nhân đều không nỡ giết hại người hay loài vật.

32.2.4. Tránh nhân qủa báo ứng oán thù. - Khi ta giết một người hay một con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo thù, hay con cái thân nhân họ sẽ báo thù lại. Cứ thế mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ.

Phật dạy: "Người thường sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sanh tử, không có ngày ra khỏi" (Kinh Lăng Già).

Vì những lý do trên, Ðức Phật cấm Phật tử không giết hại. Không giết hại, sẽ có những điểm lợi sau đây:

32.3. Có lợi ích gì, của sự không sát hại?

32.3.1. Về phương diện cá nhân. - Một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật, không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong lòng không bức rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thơ thới, giấc ngủ được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.

32.3.2. Về phương diện xã hội. - Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của Phật dạy đây, thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sanh tử luân hồi cũng đươc giải thoát. Cho nên Tổ xưa có dạy:

Hết thảy chúng sanh không nghiệp giết,
Mười phương nào có nổi đao binh.
Mỗi nhà, mỗi chốn đều tu Thiện.
Lo gì thiên hạ chẳng thái bình.

Hạn chế: Vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại gia còn ăn mặn, còn làm công việc kia nọ, thì khó tránh khỏi phạm giới sát. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng là không giết người, và những con vật lớn như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà v.v... Còn những con nhỏ nếu tránh được bao nhiêu quý bấy nhiêu. chúng ta nên đi từ từ thì chắc ăn hơn. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để thỏa lòng thích giết. Trong khi giữ giới sát, ta nên đề phòng hai đều sau đây:

32.3.3. Không nên để cho ác ý sanh khởi. Giết một con vật lớn mà vì vô ý hay tự vệ, thì cái qủa của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn với cái ác ý muốn giết cho vui tay.

Nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: Những đứa bé lên 3, lên 5 ra sân gặp chuồn chuồn, bươm bướm chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt đầu nếu cha mẹ thấy mà không rầy la; đến 12,13 tuổi, chúng sắm ná, giàng thun bắn chim, đến 20,25 tuởi, chúng đâm họng heo, giết chó, vẫn không bị ngăn cấm thì sau này, quen với tánh hung bạo, trong cơn giận dữ, chúng có thể giết người không gớm tay. Vậy chúng ta không nên để tự do cho con cái quen cái sự giết hại sinh vật, mà cũng không cho chúng mục kích những cảnh chém giết ở các rạp chiếu bóng hay ở giữa đời.
Hình ảnh
Forum:
32. Giới Không được giết hại là gì? Là một giới Bồ tát hạnh, đầu tiên trong các giới. Người phạm tội nặng sẽ bị trừng phạt ở Pháp luật nhà nước và lương tâm bị cắn rức sẽ đau khổ mãi mãi.
Quốc tế văn minh ngày nay, họ cho rằng sự sát sanh sinh vật vô cớ cũng là một tội nặng, sẽ bị trừng phạt.

Có hai loại giới cho đời đạo:
" Tánh giới " thuộc về đạo đức tự nhiên (morale naturelle) và có tính chất phổ biến. Ví dụ như giết người, nói dối, ăn cắp đều bị xem là tội, trong bất cứ thời buổi hay xã hội nào. Tăng hay tục, phạm vào đều có tội. Tuy nhiên khi phạm vào, thì tục gọi là phạm tội, nhưng tăng thì là phạm giới.

- " Già giới " là giới mang theo hai ý nghĩa: 1) để ngăn sự cơ hiềm của thế gian, sự chê bai, dị nghị của người đời (chẳng hạn như tăng ni không được ăn mặc bê bối, hở hang, để người ta chê cười, phải ăn mặc và có tác phong đàng hoàng); 2) để ngăn sự phạm trọng giới (chẳng hạn như không uống rượu, để đừng gây nên tội nặng hơn).

Nhiều lúc chúng ta tưởng già giới là cá nhân, nhưng phần nhiều cũng là cái họa tự mình tạo. Ví dụ con gái ăn mặc đẹp hở hang, đi ban đêm thì cũng có ngày gặp ma...!? :)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/12/12 05:13 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thư giãn học Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật học phổ thông.I.05: Ngũ Giới


33. Giới Không được trộm cướp là gì?

Ai cũng biết trộm cướp là lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu của người, mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt... người ta không cho mà mình tự lấy đều là trộm cướp.

33.1. Trộm cướp có nhiều hình thức:

•Ỷ mạnh bè đảng giựt ngang của người là ăn cướp,;
•Cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn cướp;
•Bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán giá rẻ mạt là ăn cướp;
•Tích trử đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, được của người ta mà không tìm cách trả lại là ăn trộm.

Có thể nói tóm một câu là; Bất cứ hình thức nào, do lòng tham lam lấy của người bất chính đều là trộm cướp cả. Nếu vì nghèo nàn thiếu thốn, vợ ốm con đau, thiếu gạo thiếu thuốc, nên phải buộc lòng gian xảo, thì tội còn được châm chế; chứ đã giàu có, ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa mà còn lường gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách vương giả trên mồ hôi nước mắt của kẻ nghèo đói, thì tội ác thật nặng nề!

33.2 Lý do gì, Phật cấm trộm cướp?

33.2.1. Là: Tôn trọng sự công bằng: Chúng ta không muốn ai lấy của mình, tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng, thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người? Làm như thế là trái lẽ công bằng. Một xã hội mà thiếu công bằng thì không thể tồn tại lâu dài được.

33.2.2. Là: Tôn trọng sự bình đẳng. - Mỗi người đều có Phật tánh như nhau, tại sao ta lại muốn làm khổ người khác để ta được sung sướng? Tại sao ta lại muốn hưởng những đặc ăn bất chính trong khi ta cũng chỉ là một con người như bao nhiêu con người khác?

33.2.3. Là: Nuôi dưỡng lòng từ bi. - Một khi vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền, ta dàu dàu buồn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, tại sao ta lại nỡ tâm lấy của người để cho người phải khóc than, đau khổ vì ta? Người ta thường nói: "Tiền tài là huyết mạch". Như vậy, kẻ cướp đoạt của người tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người không có lòng thương người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy. Còn ta, đã là Phật tử, đang cố gắng nuôi dưỡng lòng từ bi, ta không thể trộm cướp của ai được.

33.2.4. Là: Tránh nghiệp báo oán thù. - Trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ công bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị. Ăn trộm là bị đưa ra tòa án tiểu hình, ăn cướp thì ra tòa án đại hình. Khi chưa bị bắt, kẻ trộm cướp phải tìm trăm phương ngàn kế để trốn tránh. sống chui rúc trong bóng tối. Khi bị bắt, người trộm cướp phải bi trói buộc, tra khảo, ngồi tù, nhốt khám. Phận mình đã đành cực thân khổ trí, lại làm cho gia đình mình, cha mẹ, vợ con cũng buồn rầu xấu hổ, và mất hết cả hy vọng ở tương lai.


Nhưng nếu luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp cũng không thoát khỏi luật nhân quả nghiệp báo. Trộm cướp của người thì sẽ bị người trộm cướp lại, gây bao thù oán khổ đau.

Phật dạy: "Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật trên lưỡi dao, thè lưỡi liếm, phải bị cái họa đứt lưỡi" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Chính thế, vì tham tiền của, lắm người đã tự gieo mình vào khám đường, vào địa ngục. Chúng ta hãy lắng nghe bài kệ cảnh tỉnh của vua Trần Thái Tông:

Khoét vách xoi tường chí những đâu,
Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;
Của người dầu có đời nay được,
Ðời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu

Vì những lý do trên nên Ðức Phật cấm các để tử trộm cướp.

33.3. Có lợi ích gì, của sự không trộm cướp?

33.3.1. Về phương diện cá nhân. - Người không gian tham thì đời sống hiện tại được an ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được người khác tin cậy, giao phó cho mình những địa vị quan trọng.

Người không gian tham thì đời sau được hưởng phước báu giàu sang, an vui, và con cháu nhiều đời cũng nhờ thừa hưởng âm chất của ông bà, cha mẹ để lại mà được vinh hiển.

33.3.2. Về phương diện đoàn thể. - Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi lo gìn giữ, vật đánh rơi không mất, thật không còn gì sung sường hơn! Người ta khổ bỡi không có của, nhưng kẻ có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo gìn giữ. Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi.

Nhà Nho có câu: "Nhơn phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ", Huống chúng ta là Phật tử lại đi trộm cướp hay sao?
Hình ảnh
Forum:

33. Giới Không được trộm cướp là gì?
- Cũng là một "Tánh giới" đối với đời hay đạo điều là trọng tội. Không những trộm cắp sẽ làm cho bạn khổ mà những người lân cận cũng khổ lây theo bạn.
Có người nói tôi không trộm, nhưng thích mua đồ ăn trộm vị thì có tội...!? :)
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 20/12/12 05:24 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách