VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

vdpgg-bia.jpg
vdpgg-bia.jpg (7.33 KiB) Đã xem 5342 lần
VI DIỆU PHÁP
Giảng Giải
Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

BAN HOẰNG PHÁP PHÁP QUỐC TÁI BẢN
Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp.
Bá niên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghĩa.

Vi Diệu Pháp, pháp thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay ta nghe thấy chuyên lòng học,
Nguyện giải Như lai nghĩa nhiệm mầu.

-ooOoo-
Mục Lục

DẪN NHẬP
[01] PHÁP
[02] PHÁP TỤC ÐẾ
[03] PHÁP CHƠN ÐẾ
[04] TÂM
[05] TÂM BẤT THIỆN
[06] TÂM VÔ NHÂN
[07] TÂM DỤC GIỚI TỊNH HẢO
[08] TÂM SẮC GIỚI
[09] TÂM VÔ SẮC GIỚI
[10] TÂM SIÊU THẾ
[11] TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM
[12] SỞ HỮU TÂM
[13] SỞ HỮU TỢ THA
[14] SỞ HỮU BẤT THIỆN
[15] SỞ HỮU TỊNH HẢO
[16] TỔNG KẾT CÁC SỞ HỮU TÂM
[17] SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU TÂM
[18] LỘ TRÌNH TÂM
[19] PHI LỘ
[20] SẮC PHÁP
-ooOoo-
DẪN NHẬP


Vi Diệu Pháp xuất phát từ đâu?

Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên - Tāvatiṃsa) với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.

Theo một vài học giã thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā) ...".

Trong 6 tập của Tạng Diệu Pháp (trừ tập Ngữ Tổng - Kathāvatthu - do Ngài Mục Kiền Liên (Moggallanaputta) viết; cũng có thuyết cho rằng tập này do chính Ðức Phật thuyết nhưng Ngài Moggallana thêm vào 500 câu) đều do Ðức Phật thuyết và Ðại Ðức Xá lợi Phất (Sārīputta) được danh dự giảng rộng và sâu vào chi tiết.

Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chúng ta không cần phải biết là Vi Diệu Pháp có phải do chính Ðức Phật thuyết hay không mà chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó chính là người giác ngộ (hay Phật) và chỉ người nào hiểu được lẽ thật, người đó mới nói lên được sự thật.

Vi Diệu Pháp là gì?

Phạn ngữ Abhidhamma có nghĩa là những giáo lý cao siêu, vi diệu. Tiếp đầu ngữ Abhi dùng để diễn đạt sự tinh tế, thù thắng, sâu xa. Danh từ Dhamma dịch là Pháp, một Phạn ngữ có nhiều nghĩa, ở đây nó có nghĩa là lời dạy của Ðức Phật, giáo điều hay giáo lý. Vậy Vi Diệu Pháp là những giáo lý tinh hoa của Ðức Phật, giáo lý này có tính chất đặc thù hơn Kinh tạng và Luật tạng.

Chúng ta có thể thắc mắc là tại sao Kinh tạng và Luật tạng nói riêng, và toàn thể giáo lý của Ðức Phật nói chung, đều có hiệu năng đưa đến giải thoát; tại sao lại có phần này gọi là Vi Diệu mà phần kia thì không?.

Ở đây, tiếng Vi Diệu (cao sâu) không dùng với ý niệm giải thoát mà dùng trên phương tiện diễn đạt. Trong khi tạng Kinh và Luật trình bày Pháp lý theo ngôn từ phổ thông, theo Pháp Tục Ðế; thì tạng Abhidhamma trình bày những pháp bản thể chơn tướng hay pháp Chơn Ðế (Paramattha).

Một điều cần ghi nhận là tạng Diệu Pháp dùng các danh từ diễn đạt pháp lý theo một thuật ngữ chuyên môn, tức là các danh từ chơn đế (danh chơn chế định).

Như ở Kinh tạng và Luật tạng, khi nói đến chúng sanh, Phật dùng các danh từ mặc ước, khái niệm như Chư thiên, Ma vương, Vua, Quan, ... Còn ở tạng Abhidhamma khi đề cập đến chúng sanh, Phật dùng các từ như Uẩn, Xứ, Giới, Ðế, ...

Về phương diện diễn đạt, tạng Abhidhamma chú trọng về 4 pháp gọi là Vô Ngại Giải (Paṭisambhidā) = sự thông suốt, không có ngăn ngại trong việc giảng giải. Bốn pháp vô ngại giải ấy là:

1) Pháp vô ngại giải (Dhammapaṭisambhidā): là sự diễn đạt thông suốt các pháp, vì ở tạng Vi Diệu Pháp các pháp được gom lại thành một giềng mối và phân tích rõ ràng.

2) Nghĩa vô ngại giải (Atthapaṭisambhidā): là các ý nghĩa được trình bày, giải thích một các rộng rải, không sai lầm. Trong tạng Diệu Pháp, các ý nghĩa của danh từ, của các pháp được minh định một cách rõ ràng chứ không có sự lôi thôi trong vấn đề định nghĩa.

3) Từ vô ngại giải (Niruttipaṭisambhidā): là sự dùng từ để diễn đạt pháp rất thông suốt, không lẩn lộn. Trong tạng Diệu Pháp các từ ngữ được dùng một cách rất chính xác, đâu ra đấy. Thí dụ như tiếng " tư tưởng " mà ta thường dùng theo phổ thông được hiểu là ý nghĩ, nhưng ở tạng Diệu Pháp " Tư " là sự cố ý, suy nghĩ và " Tưởng " được dùng để chỉ sự nhớ lại, ôn lại ...

4) Biện vô ngại giải (Paṭibhānapaṭisambhidā): là sự thông suốt, lưu loát trong sự biện bác. Trong tạng Diệu Pháp, pháp lý được trình bày đầy đủ, nghĩa lý được giải thích rõ ràng, ngôn từ dùng đúng chỗ không lẩn lộn. Nhờ các ưu điểm ấy, người học Abhidhamma sẽ không lúng túng khi trình bày các pháp lý.

Với những lý do trên, nên tạng này được gọi là Vi Diệu. Ngoài ra, chữ Abhidhamma còn được các dịch giả Trung Hoa dịch là :

Vô tỷ pháp : là pháp cao siêu, không có pháp nào so sánh bằng.
Thắng pháp: là pháp thù thắng hơn Kinh tạng và Luật tạng.
Ðại pháp: là pháp cao sâu, rộng rãi hơn các pháp trong Kinh tạng và Luật tạng.
Ðối pháp: là đối tượng của trí tuệ cao siêu, sáng suốt.
Hướng pháp: là pháp có khả năng hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liểu tri các pháp.

Yếu lược nội dung Vi Diệu Pháp.

Theo bà Rhys David, một học giả người Anh, khi nói về nội dung Vi Diệu Pháp, đả viết: " Vi Diệu Pháp nói gì? - Vi Diệu Pháp nói những gì trong ta, ngoài ta và chung quanh ta ".

Cái gì trong ta? - Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hay Ngũ Uẩn- những thành phần hợp lại thành một con người, một chúng sanh. Vi Diệu Pháp trình bày con người về cả hai phương diện Tâm lý và Vật lý.

Cái gì ngoài ta và cái gì chung quanh ta? - Ngoài việc trình bày cho thấy bản thể, chơn tướng của chúng ta, Vi Diệu Pháp còn chỉ cho ta thấy những gì thuộc về ngoại thân, những hiện tượng sanh diệt của những gì thuộc về thế giới bên ngoài của chúng ta và sự thoát ly thế gian (Niết Bàn).

Như vậy, bà David đã cho ta thấy rằng Vi Diệu Pháp trình bày những chơn tướng, thực thể của cái gì thuộc về nội thân và những gì thuộc về ngoại thân. Cũng nên nói thêm là khi trình bày những điều ấy, Vi Diệu Pháp đã mô tả về trạng thái, nhân sinh, sở hành, ..., của từng pháp một cách rất chi tiết.

Tóm lại, với câu giải trên, chúng ta đã thấy Vi Diệu Pháp nói gì và đề cập đến những gì. Sang một khía cạnh khác, chúng ta có thể hỏi: " khi trình bày, phân giải những điều ấy, Vi Diệu Pháp muốn cho ta biết những gì?".

Ngài Ðại Ðức Santakicco (Tịnh Sự) - một học giả chuyên môn về Abhidhamma - đã nói: "Vi Diệu Pháp trình bày về sự vô thường, khổ não, vô ngã và cái gì vượt ngoài ba tướng trạng ấy".

Câu nói trên đã hàm tận những ý nghĩa hết sức sâu xa và cô động một cách đầy đủ về nội dung của Vi Diệu Pháp.

Ở tạng Diệu Pháp, bốn vấn đề trọng yếu được trình bày là Tâm (thành phần tri giác của chúng sanh); Sở hữu tâm (Thành phần phụ thuộc của tâm); Sắc pháp (thành phần vật chất) và Niết Bàn (sự vắng lặng các pháp hành).

Khi bàn về Tâm cũng như Sở hữu tâm, Vi Diệu Pháp đã cho ta thấy những Duyên (Paccayo) hay yếu tố tạo thành sự hiện hữu của Tâm và sự diễn tiến hoại diệt của từng tâm sát na trong Lộ trình tâm (Cittavithā).

Cũng vậy, khi nói về Sắc pháp, Vi Diệu Pháp đã trình bày về thể trạng của Sắc pháp, những duyên trợ tạo và gìn giữ sắc pháp, cũng như tiến trình sanh diệt của từng sát na sắc pháp trong Lộ sắc.

Cuối cùng, sau khi đã trình bày về các pháp hữu vi (pháp do duyên trợ tạo), Vi Diệu Pháp còn trình bày về Niết Bàn (một trạng thái vô vi), không bị chi phối bởi vô thường, khổ não, vô ngã.

Ðể kết luận, ta có thể nói, nội dung của Vi Diệu Pháp là dạy cho chúng ta rõ về con người, thế gian và xuất thế gian (Niết Bàn).

Mục đích của việc học Vi Diệu Pháp.

Khi đã hiểu biết Vi Diệu Pháp nói gì thì vấn đề cần bàn đến là học Vi Diệu Pháp để làm chi? Hay mục đích của việc học Vi Diệu Pháp là gì? Học Vi Diệu Pháp có lợi ích gì?

Phật giáo đã dạy về bản chất giả tạm, khổ não của thế gian và con đường vượt khỏi những điều ấy là con đường siêu thế gian. Vì vậy, khi đánh thức giấc mộng vô minh của chúng sanh, Phật đã dùng nhiều phương tiện, trình bày về bản chất thật thể của thế gian là như thế nào để chúng sanh có thể ý thức được bản chất thật của thế gian là vô thường, khổ não và vô ngã.

Trong tinh thần đó, Vi Diệu Pháp nói lên lẽ thật, chơn tướng bản thể của các pháp để chúng ta có được ý niệm đứng đắn về thế gian (dẹp bỏ những thành kiến sai lầm).

Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con người và thế gian.

Trên con đường tu tập, người phật tử cần làm hai việc: học pháp và hành pháp. Học pháp là tìm hiểu, thu lượm cho mình một kiến thức đúng, lợi ích cho việc tu tập. Hành pháp là đem những điều học được áp dụng cho đời sống hàng ngày. Vi Diệu Pháp sẽ thích ứng, và hết sức bổ ích cho cả hai việc làm đó.

Vi Diệu Pháp giúp cho ta một kiến thức cơ bản, không bị lầm lẩn khi nghiên cứu Phật pháp, bằng những cách diễn đạt Pháp vô ngại giải, Từ vô ngại giải và Biện vô ngại giải. Nhờ đó ta có thể lảnh hội dể dàng những ý nghĩa trong những lời dạy của Ðức Phật.

Thí dụ: Trong tạng Kinh, Ðức Phật dạy về Pháp Vô Ngã (không có cái ta, không phải là của ta), rồi trong tạng Luật, Phật lại dạy: "Lấy vật có chủ là trộm cắp", hai điều trên sẽ gây hoang mang cho chúng ta nếu chúng ta không biết về pháp tục đế (Sammuttisacca) và pháp chơn đế (Paramatthasacca) được giảng trong Vi Diệu Pháp. Ðó là lợi ích đối với việc học pháp. Về mặt hành pháp, nhất là đối với những người hành thiền quán, Vi Diệu Pháp lại là một môn học thiết yếu nhất, nó cho chúng ta một sự hiểu biết rõ ràng về Danh Sắc, phân tích, giải thích rõ ràng các pháp hữu vi, nhờ đó, khi thực hành thiền quán, minh sát, chúng ta sẽ nhận định rõ ràng và chính xác về các đề mục (Thân, Thọ, Tâm, Pháp).

Một người đã học Abhidhamma, khi hành Tứ Niệm Xứ sẽ nhận định rõ ràng và chính xác các đề mục. Trái lại, một người hành Tứ Niệm Xứ mà không biết gì về Vi Diệu Pháp thì có thể lẩn lộn, sai lầm trong việc quán sát các đề mục.

So sánh.

- Nếu nói trên phương diện đặc biệt riêng của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng thì:

Tạng Kinh: sâu xa về nghĩa lý (Suttana Attha Gambhiro).

Tạng Luật: sâu xa về việc làm (Vinaya Kicca Gambhiro).

Tạng Diệu pháp: (tạng Luận), sâu xa về bản thể của các pháp (Abhidhamma Sabhāva Gambhiro).

- Nếu nói về tính chất quan trọng của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng qua thí dụ của "cây" thì :

Tạng Kinh: là phần bông hoa, cành lá của cây, bởi tạng Kinh tiêu biểu cho vẽ đẹp của giáo lý Phật giáo.

Tạng Luật: là gốc rể của cây, bởi tạng Luật là nền tảng, là sự sống còn của giáo lý. Tạng Luật còn, Phật giáo còn. Tạng Luật mất, Phật giáo mất.

Tạng Diệu pháp: là lõi cây, vì nó là phần tinh túy, tinh hoa của giáo lý.

- Nếu nói trên bước tiến tu tập của người Phật tử thì giá trị của tạng Diệu pháp trong Tam Tạng là:

Tạng Kinh gọi người đến: vì tạng Kinh rất hấp dẫn, thu hút.

Tạng Luật trói người lại
: vì tạng Luật ghép đời sống vào khuôn khổ, qui củ.

Tạng Diệu Pháp giết người chết: vì bài trừ tất cả mọi kiến thức sai lầm, nhất là ngã chấp.

Do đó, ta có thể nói, nếu nghiên cứu và tìm hiểu Phật pháp mà không biết về tạng Diệu Pháp là một thiếu sót lớn; hơn thế nửa, việc học hỏi Phật pháp cũng không bảo đảm chắc chắn được.
-ooOoo-
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 10/10/12 20:55 với 3 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - 1. Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 1

PHÁP
(Dhamma)


Pháp là những gì có chơn tướng riêng biệt.

Chữ Dhamma là một danh từ có một ý nghĩa hết sức bao quát được dùng theo nhiều nghĩa tùy theo trường hợp. Các nhà chú giải đã định nghĩa rằng: "Attano Lakkhanaṃ Dhāreti: Dhammo"= Tự giữ chơn tướng gọi là Pháp (nhậm trì tự tánh).

Chữ Lakkhanaṃ có nghĩa là thể trạng, trạng thái, bản chất, chơn tướng. Như vậy, những gì có thể trạng đều gọi là pháp, dù thể trạng ấy là gì đi nửa cũng vậy. Thí dụ như vuông, tròn, dài, ngắn, tốt, xấu...

Tóm lại, Pháp là danh từ chỉ vật gì có trạng thái riêng mà tri giác có thể nhận biết được, dù vật đó thuộc về vô vi hay hữu vi, giả danh hay bản thể, hiệp thế hay siêu thế.

Ðại Ðức Santakicco đã định nghĩa về Pháp bằng hai câu sau:

Pháp là chi ? – Chi cũng là Pháp.
Pháp có trạng thái ra sao ? – Ra sao cũng là trạng thái của Pháp.


Pháp tuy có rất nhiều nhưng Ðức Phật đã gom lại và chia thành hai loại:

- Pháp Tục Ðế (Sammuttisacca): Sự thật thế tình thông thường.

- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca): Sự thật bản thể, chơn tướng của các pháp.
vdp01.jpg
vdp01.jpg (19.74 KiB) Đã xem 5315 lần
Hai pháp Tục Ðế và Chơn Ðế bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - PHÁP TỤC ÐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 2.

PHÁP TỤC ÐẾ
(Samuttisacca)


Tục đế có nghĩa là sự thật thông thường theo thế tình, sự thật của ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ. Như khi nói đến cái xe thì người ta hiểu rằng xe là một vật có bánh xe để di chuyển. Tiếng xe dùng để chỉ một vật gồm bánh xe, sườn xe ... hợp lại. Như vậy, xe là một sự định đặt ngôn từ để diễn đạt một vật chớ thật ra không có gì là chiếc xe cả. Tuy nhiên, gọi một vật có bánh để chạy là xe thì so với thông thường cũng không phải là sai, do đó mới có định nghĩa, Tục đế là những sự thật thông thường do thế tình đặt ra.

Chữ Sammuttisacca còn được các dịch giã dịch bằng những danh từ khác nhau như sau:

Chế định: ngôn từ để chỉ định vật gì định đặt.
Mặc ước: ước định, khái niệm về vật gì.
Thi thiết: đặt bày ngôn từ diễn đạt các sự vật ...

Mặc dù được dịch với nhiều danh từ, nhưng tựu chung thì Tục đế là các ngôn từ được định đặt ra để diễn đạt các sự vật. Pháp Tục Ðế được chia ra làm hai loại:
vdp02.jpg
vdp02.jpg (26.75 KiB) Đã xem 5281 lần
- Danh chế định (Nāmapaññatti) lại được phân ra làm sáu loại:

1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ vật thật có, bản thể chơn tướng, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế ...

2. Phi danh chơn chế định (Avijjamāna paññatti): là những danh từ giả lập, không có bản thể, chơn tướng (giả định theo mặc ước). Những danh từ dùng để diễn đạt pháp Tục đế. Thí dụ: Chư thiên, Ma vương ...

3. Danh chơn, phi danh chơn chế định (Vijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, chữ trước chỉ vật có thật (pháp Chơn đế), chữ sau chỉ vật theo qui ước (pháp Tục đế). Thí dụ: Tâm tôi, Tiếng radio, Mùi sầu riêng ... Tâm, tiếng, mùi là những danh từ chỉ vật có thật (chơn đế); tôi, radio, sầu riêng là những danh từ giả định (tục đế).

4. Phi danh chơn, danh chơn chế định (Avijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước thuộc về ngôn từ giả định (pháp Tục đế), tiếng sau thuộc về những danh từ chỉ vật có thật (pháp Chơn đế). Thí dụ: Tôi sân, nó có tâm tham ... Tôi, nó là giả danh, không có thật; sân, tâm tham là những trạng thái có thật.

5. Danh chơn, danh chơn chế định (Vijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật có thật. Thí dụ: Tâm Tham, Nhãn Thức, Thọ Lạc ... Tâm, Tham, Nhãn, Thức, Thọ, Lạc đều là những sự vật có thật (những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn Ðế).

6. Phi danh chơn, phi danh chơn chế định (Avijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, trong đó tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật giả danh như nhơn loại, thiên hạ, trời đất, cha con, ông cháu, ... những danh từ đó diễn đạt những sự vật không có thật (chỉ là giả danh) theo pháp chơn đế mặc dù đối với pháp tục đế chúng hoàn toàn có thật.

- Nghĩa chế định (Atthapaññatti) gồm có bảy loại như sau:

1. Hình thức chế định
(Santhānā paññatti): là những danh từ dùng để diễn đạt hình dáng của sự vật như núi cao, biển rộng, hố sâu, sông dài, bàn tròn, người lanh lẹ, ....

2. Hiệp thành chế định (Samūha paññatti): những danh từ chỉ các sự vật hiện hữu bởi sự tập hợp của nhiều vật khác nhau như nhà (sự kết hợp bởi rui, mè, kèo, cột ...), xe (sự kết hợp bởi sườn, bánh, tay lái, ...), gia đình (sự kết hợp bởi cha, mẹ, con cái ...).

3. Chúng sinh chế định (Satta paññatti): là những danh từ dùng để chỉ những sinh vật có thức tánh, mạng căn như người, trời, tiên, Phật, ...

4. Phương hướng chế định
(Disā paññatti): là những danh từ dùng để diễn đạt về phương hướng như Ðông, Tây, Nam, Bắc, ...

5. Thời gian chế định (Kāla paññatti): là những danh từ dùng để chỉ một thời điễm nào đó như buổi sáng, buổi tối, Xuân, Hạ, Thu, Ðông, ...

6. Hư không chế định (Ākāsa paññatti): là những danh từ dùng để diễn tả những chỗ trống, kẻ hở, hư không như hang, hố, huyệt, ao, đầm, ..

7. Hình tướng chế định (Nimitta paññatti): cũng gọi là Tiêu Biểu chế định, là những danh từ diễn đạt một sự vật tiêu biểu, tượng trưng như lá cờ, quốc gia, bảng hiệu, ... hay các đề mục tu Chỉ Tịnh như Ðất, Nước, Lửa, Gió, xanh, vàng, ...

Không nên lầm tưởng là cứ mỗi danh từ trong danh chế định sẽ có một danh từ tương đương trong nghĩa chế định, mà phải hiểu rõ rằng các danh từ giả định trong danh chế định diễn tả một sự vật có thật dù cụ thể hay trừu tượng. Còn nghĩa chế định là những danh từ chỉ nhằm vào mặt ý nghĩa, hay nếu đi chung với danh chế định thì nhằm bổ túc thêm ý nghĩa của danh chế định đó. Thí dụ: cái nhà trên phương diện danh chế định thì nó thuộc về Phi Danh Chơn chế định, nhưng theo nghĩa chế định thì nó là Hiệp Thành chế định.

Tóm lại, mọi vật trong đời được diễn đạt bằng ngôn ngữ, để bày tỏ cho nhau được hiểu biết, bất cứ dưới hình thức nào, phương tiện nào đều là chế định. Ngay khi Ðức Phật thuyết pháp để chuyển mê, khai ngộ, Ngài cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chơn Ðế. Vì thế chúng ta cần phải biết rõ thế nào là Chơn Ðế và thế nào là Tục Ðế để khỏi lầm lẩn trong việc tu tập.
-ooOoo-
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 08/09/12 21:48 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - PHÁP CHƠN ĐẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 3.

PHÁP CHƠN ÐẾ
Paramatthasacca


Chơn đế là sự thật bản thể của Tục đế, một sự thật cố nhiên và không bao giờ thay đổi. Khi ta gọi anh A, theo Tục đế thì anh A là một người có một sắc tướng riêng biệt, một sự thật giã định để phân biệt giữa người này với người khác; theo Chơn đế thì anh A là một tập hợp của ngũ uẩn và ngũ uẩn đó mới chính thật là anh A.

Thật ra rất khó mà định nghĩa một cách trọn vẹn và đầy đủ từ ngữ Paramatthasacca, vì nó bao hàm rất nhiều nghĩa mà mỗi nghĩa là một khía cạnh của pháp Chơn đế:

Không bao giờ thay đổi (Parama aviparito): không thay đổi ở đây không có nghĩa là thường hằng, bất biến, mà nó có nghĩa là trước sau giống nhau không sai khác. Quá khứ như thế nào thì hiện tại và tương lai cũng như thế ấy; do đó được gọi là chơn như (chơn: sự thật; như: không thay đổi).

Ðối tượng của trí tuệ cao siêu (Paramattha): nghĩa lý cao siêu, chân lý vi diệu, bản thể của vạn pháp; do đó cũng được dịch là siêu lý.

Ðệ nhất nghĩa đế
(Paramatthasacca): sự thật tuyệt đối, vô song.

Ngoài ra, về mặt chiết tự ta có thể hiểu (chơn: sự thật, đế: sự thật) chơn đế là sự thật của sự thật, là thực thể của tục đế.

Theo Vi Diệu Pháp có tất cả là bốn thực thể của các pháp:

1. Tâm (Citta): thành phần tri giác của chúng sanh.

2. Sở hữu tâm (Cetasika): thành phần phụ thuộc của tâm.

3. Sắc pháp (Rūpa): thành phần vật chất, vô tri.

4. Niết bàn (Nibāna): bản thể tịch tịch, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc.

TâmSở hữu tâm là bản thể vô hình, được gọi là Danh (Nāma); đối lại với Sắc pháp (Rūpa) gọi là Sắc. DanhSắc thuộc về thành phần do duyên tạo nên được gọi là pháp hữu vi (Saṅkhāra). Trái lại Niết Bàn là sự tịch tịnh, diệt hoàn toàn, không phải là pháp bị tạo nên được gọi là pháp vô vi (Asaṅkhāra).
vdp03.jpg
vdp03.jpg (52.17 KiB) Đã xem 5260 lần
Người học Phật cần phải phân biệt rõ thế nào là giả định, thế nào là thật thể. Ðâu là hữu vi, đâu là vô vi để không có sự lầm lẩn, chấp "ngón tay là mặt trăng"; nhất là đối với người hành thiền quán thì vấn đề càng quan trọng hơn, vì hành thiền minh sát là quán xét để thấu triệt bản chất thật thể của các pháp.

Một điểm cần ghi nhận là điều tinh túy của Abhidhamma là sự sâu sắc về bản thể pháp hay pháp chơn đế. Một nhà chú giải đã viết "Abhidhamma sabhāvo gambhiro = Vi Diệu Pháp sâu xa về bản thể pháp". Vì vậy, người học Vi Diệu Pháp cần nắm vửng nghĩa lý của pháp chơn đế.
-ooOoo-


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tuỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào bạn,
1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ vật thật có, bản thể chơn tướng, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế ...
Về "Danh chơn chế định" Những danh từ như Tứ Đế, 12 Nhân duyên, Tứ Niệm Xứ, cho đến các động từ Thiền định, trì giới, Niệm Phật.v.v.. Tất cả là danh chơn chế định?

Nếu là những danh từ xuất phát từ Pháp thế gian. Thì có nghĩa là lấy vọng trừ vọng, có phải vậy không?


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tuỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính chào Đạo hữu Thien Nhan,
Thien Nhan đã viết: Về "Danh chơn chế định" Những danh từ như Tứ Đế, 12 Nhân duyên, Tứ Niệm Xứ, cho đến các động từ Thiền định, trì giới, Niệm Phật.v.v.. Tất cả là danh chơn chế định?
Theo Lu, các danh từ trên là Danh chơn chế định.
Thien Nhan đã viết:Nếu là những danh từ xuất phát từ Pháp thế gian. Thì có nghĩa là lấy vọng trừ vọng, có phải vậy không?
- Theo Lu, các danh từ thì dùng theo pháp Tục đế để diễn đạt, còn ý nghĩa là xuất phát từ Chơn đế.

- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng", như sau:
1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ vật thật có, bản thể chơn tướng, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế ...
Lời trên chỉ là trao đổi mong Đạo hữu Thien Nhan và các Đạo hữu khác cùng trao đổi thêm, vì Lu cũng đang học tập Vi Diệu Pháp.

Kính Đạo hữu!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tuỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tuỳ kheo GIÁC CHÁNH
Tuỳ kheo là Tục Đế.

Tỳ kheo là Chân Đế.

Muốn cái nào!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - TÂM

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

BÀI 4.

TÂM
Citta


Tâm là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng. Ở đây, Tâm phải được hiểu là sự nhận thức thuần túy, chủ trương biết cảnh; còn thể cách thiện hay bất thiện là do các sở hữu tâm. Giải về tâm, các nhà chú giải viết "Cintanaṃattaṃ Cittaṃ = nhận thức gọi là Tâm". "Ārammanaṃ Cinteti Cittaṃ = biết cảnh gọi là Tâm".

Theo Vi Diệu Pháp thì các danh từ Tâm (Citta), Ý (Mana), Thức (Viññāṇa) không có sự sai khác về ý nghĩa, tùy theo chỗ dùng mà chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Thí dụ: đối với 12 Xứ thì tất cả Tâm gọi là ý (Ý Xứ), đối với ngũ uẩn thì tất cả tâm gọi là thức (Thức Uẩn) ...

Atthakathā chú giải rằng:

Trạng thái (chơn tướng) của Tâm là biết cảnh (Ārammanaṃ Vijāranakkhanaṃ).

Phận sự
của Tâm là chủ trì, hướng dẩn sở hữu tâm (Pubbaṃgamarasaṃ).

Sự thành tựu của Tâm là tư cách liên tục, nối nhau sanh diệt không gián đoạn (Sandhanapaccupaṭṭhānaṃ).

Nhân cần thiết của Tâm là Sở hữu tâm và Sắc pháp (Nāma Rūpa padaṭṭhanaṃ).

Có bốn nhân sanh tâm:

1. Nghiệp quá khứ (Atītakamma) là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ tạo ra quả hiện tại. Thành phần chính phải nói là tâm quả. Như một người làm các ác nghiệp, khi chết phát sanh tâm quả dẩn đi tục sinh vào kiếp ác thú.

2. Sở hữu tâm
(Cetasika) là những thành phần phụ thuộc của tâm. Ðồng sanh, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng biết một cảnh với tâm. Không thể có một tâm nào mà không có sở hữu tâm. Khi nhìn lên bảng, ta biết ngay đó là tấm bảng, thì tâm biết đó phải có sở hữu Tưởng (nhớ lại cái đã gặp để ghi nhận cảnh hiện tại) hay phải có sự hướng tâm đến cảnh (sở hữu Tầm) hoặc trụ tâm trên cảnh (sở hữu Ðịnh) ...

Như vậy tâm không phải là một đơn vị thuần nhất mà là một tập hợp của nhiều thứ. Cũng như phim không thể chụp hình, mà đòi hỏi phải có máy chụp hình gồm ống kính, bộ phận ánh sáng ... thì phim mới ghi nhận cảnh được. Do đó, có thể nói sở hữu tâm là nhân sanh tâm hay yếu tố sanh tâm.

3. Cảnh (Ārammanaṃ) là đối tượng của tâm, tâm biết cảnh, những gì bị tâm biết gọi là cảnh. Nếu không có cảnh thì không có tâm, có tâm là có cảnh. Do đó, gọi cảnh là nhân sinh tâm.

4. Vật
(Vatthu) là những Sắc Thần Kinh (Pasādarūpa), chỗ nương của tâm thức. Như con mắt là chỗ nương của nhãn thức, tai là chỗ nương của nhĩ thức .... Do đó, gọi vật là nhân sanh tâm.

Theo Abhidhamma có tất cả là 89 tâm (hay 121 tâm nếu tính theo chi thiền) được phân loại tùy theo phương diện.

* Nếu chia theo lãnh vực (Vacara) thì tâm có 4 loại:

1. Tâm Dục Giới (Kāma vacaracitta): là tâm phần lớn bắt cảnh dục (Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc). Thuộc về lãnh vực Dục Giới gồm có 54 tâm.

2. Tâm Sắc Giới
(Rūpa vacaracitta): là tâm Thiền, lấy sắc pháp làm đề mục tu thiền. Gồm có 15 tâm.

3. Tâm Vô Sắc Giới
(Arūpa vacaracitta): là tâm Thiền, lấy đề mục không sắc pháp làm đối tượng tu thiền. Gồm có 12 tâm

4. Tâm Siêu Thế (Lokuttaracitta): là tâm biết cảnh Niết Bàn; đối tượng thoát ly thế gian, không thuộc về thế gian. Có tất cả là 8 tâm (hay 40 tâm nếu tính theo 5 chi thiền).

* Nếu phân tâm theo cảnh thì tâm gồm có 6 loại:

1. Tâm Nhãn Thức (Cakkhuviññāṇa): là tâm nương nhãn vật, biết cảnh sắc, hình ảnh. Gồm có 2 tâm.

2. Tâm Nhĩ Thức
(Sotaviññāṇa): là tâm nương nhĩ vật, biết cảnh thinh. Có tất cả là 2 tâm nhĩ thức.

3. Tâm Tỷ Thức
(Ghānaviññāṇa): là tâm nương tỷ vật, biết cảnh khí (các mùi). Gồm có 2 tâm.

4. Tâm Thiệt Thức (Jivhāviññāṇa): là tâm nương thiệt vật, nhận biết cảnh vị (các vị cay, chua, mặn,...). Gồm có 2 tâm.

5. Tâm Thân Thức
(Kāyaviññāṇa): là tâm nương thân vật, nhận thức cảnh xúc (sự va chạm, nóng, lạnh, ...). Gồm có 2 tâm.

6. Tâm Ý Thức (Mana viññāṇa): là tâm bắt cảnh pháp, là cảnh trạng khởi lên trong tâm. Có tất cả 111 tâm (trừ ngũ song thức).
vdp04 1.jpg
vdp04 1.jpg (77.7 KiB) Đã xem 5259 lần


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tuỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:Kính chào Đạo hữu Thien Nhan,
Thien Nhan đã viết: Về "Danh chơn chế định" Những danh từ như Tứ Đế, 12 Nhân duyên, Tứ Niệm Xứ, cho đến các động từ Thiền định, trì giới, Niệm Phật.v.v.. Tất cả là danh chơn chế định?
Theo Lu, các danh từ trên là Danh chơn chế định.
Thien Nhan đã viết:Nếu là những danh từ xuất phát từ Pháp thế gian. Thì có nghĩa là lấy vọng trừ vọng, có phải vậy không?
- Theo Lu, các danh từ thì dùng theo pháp Tục đế để diễn đạt, còn ý nghĩa là xuất phát từ Chơn đế.

- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng", như sau:
1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ vật thật có, bản thể chơn tướng, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chơn đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế ...
Kính Đạo hữu!
Lời trên chỉ là trao đổi mong Đạo hữu Thien Nhan và các Đạo hữu khác cùng trao đổi thêm, vì Lu cũng đang học tập Vi Diệu Pháp.
đ/h đừng ngại giao tiếp với mình, chưa học đang học hoặc đã học rồi. Chúng ta điều cùng một chí hướng muốn hiểu để cùng noi gương Đức Từ Phụ tầm cầu giải thoát.
Do đó hỏi là Khai, đáp là Phát. đ/h quán thử bài kệ này có đúng...!

Như:
Người làm ruộng đào mương dẫn nước,
Kẻ làm tên vuốt thẳng mủi tên.
Bác thợ mộc uốn ngay tấm ván.
Bực hiền lương điều phục tâm mình.(kệ 80)
*******************************
Đặt giả thuyết về Niết Bàn (Bên Bắc Tông thì có nhiều hàng Niết Bàn. Nhưng không ngoài có hai. ) Là Hữu dư và Vô vi Niết bàn.

Nếu một hành giả đả đắc định được Hữu dư y Niết bàn thì lấy gì để đắc Pháp. Cho nên nhiều kinh dẫn "Lấy vọng trừ vọng" Hay lấy gai lễ gai. Điều này hẳng nhiên có phải vậy không. Tuy nhiên những danh từ trong Phật Pháp "như Phật, bồ tát, Pháp giáo thuyết, Giới định Huệ điều là Danh chơn chế định hay danh từ chơn đế. Tùy thuận Hành giả tín ngưỡng.
- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng", như sau:
Có thể đ/h phân tách ra không?

Riêng về "Lấy vọng trừ vọng" này là yếu chỉ tông môn chính của HT. Thích Thanh Từ đó, nhưng nhiều thiền giả hiểu lầm ở cái chổ này cũng rất nhiều. Nếu đ/h nghiệm ra thì sẽ biết liền.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
- Theo Lu, các danh từ thì dùng theo pháp Tục đế để diễn đạt, còn ý nghĩa là xuất phát từ Chơn đế.
không phải vậy, đ/h nên đọc kỹ lại bài 2 và bài 3

một ví dụ trong khoa học để cho thấy sự tương phản giữa chân đế và tục đế và các danh tự của chúng: như chúng ta biết thì nước là H2O; nói theo kiểu vi diệu pháp thì nước là tục đế mà H và O là chân đế (vì H và O là thực thể của nước), do đó danh tự "nước" là phi danh chơn chế định, "hydro" và "oxy" là danh chơn chế định

cũng vậy, trong câu "tôi là danh sắc" thì "tôi" là phi danh chơn chế định chỉ tục đế tôi và "danh" "sắc" là danh chơn chế định chỉ các chơn đế danh và sắc
- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng",
trong vi diệu pháp không có khái niệm "lấy vọng trừ vọng" vì tất cả đã được phân chia định nghĩa rõ ràng; ngôn ngữ giúp chúng ta "văn" "tư" và khi đã hiểu rõ chúng ta phải "tu" (thực hành) thì mới chứng giải thoát

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Thien Nhan đã viết:
- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng", như sau:
Có thể đ/h phân tách ra không?

Riêng về "Lấy vọng trừ vọng" này là yếu chỉ tông môn chính của HT. Thích Thanh Từ đó, nhưng nhiều thiền giả hiểu lầm ở cái chổ này cũng rất nhiều. Nếu đ/h nghiệm ra thì sẽ biết liền.
Lúc đầu, Lu nghĩ "Lấy vọng trừ vộng" theo hướng vầy:

Tâm bất thiện -> vọng

Tâm thiện
(cụ thể thấy rõ nhân quả của Tâm bất thiện tuy nhiên vẫn chưa được giác ngộ) -> vọng.

Đầu tiên, Tâm bất thiện xuất hiện, người này nghĩ về nhân quả (Tâm thiện) và không theo Tâm bất thiện. Nếu khác với ý Đạo hữu nêu, thì Đạo hữu có thể nói rõ hơn :)!

Quay lại tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng" trong bài này, Lu ví dụ như vầy:

Một người tốt bụng, rộng lượng thì những từ ngữ này là Tục Đế, vì diễn tả sự thật thế gian. nhưng nếu tổng hợp chúng lại là chúng sinh cùng loại 02 Tâm Thiện thì đây lại là Chơn Đế. Tuy nhiên nếu không có những từ ngữ như tốt bụng, rộng lượng, người, thì lại không thể hiểu biết được Chơn đế là Chúng sinh, Tâm thiện.

Ý Lu là như vậy.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: VI DIỆU PHÁP Giảng Giải - Tỳ kheo GIÁC CHÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Kính Đạo hữu hlich,
hlich đã viết:tangbong
- Theo Lu, các danh từ thì dùng theo pháp Tục đế để diễn đạt, còn ý nghĩa là xuất phát từ Chơn đế.
không phải vậy, đ/h nên đọc kỹ lại bài 2 và bài 3

một ví dụ trong khoa học để cho thấy sự tương phản giữa chân đế và tục đế và các danh tự của chúng: như chúng ta biết thì nước là H2O; nói theo kiểu vi diệu pháp thì nước là tục đế mà H và O là chân đế (vì H và O là thực thể của nước), do đó danh tự "nước" là phi danh chơn chế định, "hydro" và "oxy" là danh chơn chế định

cũng vậy, trong câu "tôi là danh sắc" thì "tôi" là phi danh chơn chế định chỉ tục đế tôi và "danh" "sắc" là danh chơn chế định chỉ các chơn đế danh và sắc
- Theo Lu, ở đây không phải "lấy vọng trừ vọng" mà là theo tinh thần "ngón tay chỉ mặt trăng",
trong vi diệu pháp không có khái niệm "lấy vọng trừ vọng" vì tất cả đã được phân chia định nghĩa rõ ràng; ngôn ngữ giúp chúng ta "văn" "tư" và khi đã hiểu rõ chúng ta phải "tu" (thực hành) thì mới chứng giải thoát

:)
Lu đọc lại thì nhận thấy cách Đạo hữu hiểu phù hợp với bài giảng hơn. Có vẻ như đọc không khéo sẽ dễ hiểu sai. Đạo hữu có tài liệu gì đọc dễ hiểu hơn nữa không ?

Cám ơn Đạo hữu!

Kính chúc Đạo hữu An lạc!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]83 khách