Thiền sâu thở tốt

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Mở đề:

Về nhất quán: Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Của hai hệ phái Phật giáo, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.

Ngày nay, Thượng tọa bộ được gọi là Nam Truyền, Phật giáo nguyên thủy Và Đại chúng bộ thì gọi là Bắc Truyền thuộc Phật giáo phát triển.

Cả hai đều tập trung ở Kinh Tứ Niệm Xứ cho đến Thân Hành Niệm rồi Nhập Tức Xuất Tức Niệm điều hợp nhất giống nhau.


Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm Đức Phật tuyên bố ” Đây chính là con đường độc nhất để thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ mọi khổ ưu và thành tựu chánh trí”.

Vậy thì, hơi thở của chúng ta chắc chắn phải có một vai trò nhất định nào đó, nó phải có một mối liên hệ rất mật thiết với quá trình tu học, và là con đường ai cũng phải đi qua. Chỉ bằng hơi thở và có hơi thở thôi mà có thể thành tựu Bậc Chánh Trí, tại sao?

Câu trả lời là có thể! Nhưng chắc chắn một điều là bạn và tôi không bao giờ chấp nhận cái kiểu tin kinh sách một cách mù quáng. Mọi Kinh nghiệm truyền thừa phải được kiểm chứng.

Nhưng không có cái gì tồn tại mà không có cái lý của nó!


Trong kinh Đức Phật dạy ”Thở” chính là con đường độc nhất để diệt trừ mọi khổ ưu của Thân – Tâm.

II. Chánh đề

Ý nghĩa thế nào về hơi thở?

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng, khi chúng ta hít vào Oxygen và thải ra CO2. Hành vi thở tưởng chừng như được kiểm soát bởi ý thức, nhưng thực ra không phải. Thử nín thở vài giây xem. Bạn sẽ thấy cơ thể mình sẽ tự điều tiết mà không cần có sự nhúng tay của ý thức.

Khí CO2 được tích lũy, không thoát ra được sẽ kích thích sự vận hành của hệ thống thần kinh, buộc chúng ta phải thở tiếp tục. Sau đó, hai lá phổi kết hợp với cơ hoành hoạt động như cơ chế của một bình Xi-lanh. Sự thay đổi thể tích trong đó tạo nên áp suất. Khi píttông được đẩy xuống, cơ hoành đi xuống thì tạo ra 1 áp suất.

Chính áp suất này đã tạo nên hơi thở vào, cho không khí tràn vào phổi. Ngược lại, khi cơ hoành đi lên, sẽ tạo ra một áp suất đổi chiều, tống khứ các khí độc ra khỏi cơ thể.v.v.


Điều này lý giải tính ” Vô Ngã” của hơi thở. Rõ ràng, hơi thở có sinh có diệt, nó không phụ thuộc vào cái ta đang nhầm tưởng là TA!

Trong kinh tạng Nikàya và A-hàm có nhắc đến các trường hợp khi thiền sâu, các Thiền Sư có thể sẽ dừng mọi họat động của cơ thể lại.

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng, khi cơ hoành hoạt động, tạo ra hai dòng áp suất trái chiều nhau như thế để tạo ra hơi thở ( thực chất là do cơ hoành hoạt động chứ không phải do hai lá phổi mà chúng ta thở), vẫn còn có 1 khỏang áp suất bằng không. Nghĩa là khi đó, tại nơi sản sinh ra các dòng hơi thở sẽ có áp xuất bằng không. Đây là trạng thái Thiền Sâu và Thở Tốt. Người hành thiền khi đó sẽ không tiêu hao năng lượng ( energy) nữa, hoặc họ sẽ giảm đến mức tối thiểu năng lượng tiêu hao ( bình quân là giảm đến 40% lượng oxygen).

Chứng minh khoa học ta thấy
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng. Điều này hòan tòan không có gì khó hiểu, nếu chúng ta chịu khó quan sát ở thiên nhiên. Chúng ta sẽ thấy có những chuyển động được thực hiện với năng lượng gần như bằng không: những con chim khi bay, sẽ có 1 khỏang chúng lượn. Khi chúng lượn như vậy, năng lượng tiêu hao dường như bằng không.

Trong Kinh: Có diễn tả một trạng thái, khi hành thiền, hành giả sẽ có cảm giác tan biến, hòa mình vào vũ trụ là chính do trạng thái áp suất bằng không này tạo ra.

Khoảng khắc đó hành giả sẽ ngưng thở! Áp suất bên trong bằng với áp suất bên ngoài không khí, sẽ tạo ra cảm giác hòa tan. (Ghi chú: Điều này không thể diễn tả bằng lý thuyết, chỉ thực hành mới biết được điều này. Là có hay là không vậy.)

Khi Thiền sâu, thở tốt, cảm giác hỷ lạc xuất hiện
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc giảng. Nguồn gốc phát sinh cảm giác này được cấu thành bởi 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là do sự nhất tâm (Tầm Tứ). Khi nhất tâm, chuyên chú vào 1 điểm nhất định là thân của hơi thở, cấu trúc của đại não sẽ có khả năng cắt đứt mọi xung động khác, và chúng ta không bị mất năng lượng do bị tán tâm.

Thứ 2, là do cách ngồi thiền, tư thế kiết già , ngồi nhẹ nhàng vững chãi như một chiếc áo đang treo sẽ làm chúng ta không tiêu hao năng lượng.

Hai yếu tố trên kết hợp sẽ làm cho tòan bộ các tế bào trong cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi, sạc pin lại. Và hiển nhiên, trạng thái khinh an, hỷ lạc xuất hiện.

Trở lại vấn đề khoa học: Bởi trạng thái áp suất bằng không nơi cơ hoành đã minh chứng điều đó! Chỉ cần tập trung quán sát hơi thở là chúng ta đã đi vào cánh cửa của bảo tòan. Thiền sâu và thở tốt chính là những điều kiện cần và tiên quyết cho quá trình làm chậm lại sự tiêu hao năng lượng, cho đến việc không tiêu hao năng lượng.

Mà đã đi vào trạng thái nghỉ, thì đâu cần ăn, cần uống hay thậm chí là việc làm chậm quá trình thở! (Một ví dụ dễ thấy hơn là hiện tượng Gấu ngủ đông đâu có cần ăn hay uống, đơn giản chỉ là làm chậm lại quá trình tiêu hao năng lượng và thở ) Bài viết do Sayuri tường thuật lại sau khi tham dự buổi nói chuyện của Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc tại Trà Quán Thanh Sơn ngày 11/09/2009.

Kết luận

Thiền sâu, thở tốt chính là sợi dây kết nối của Thân và Tâm.

Chính vì vậy, không quá khó để nhận ra tuy hơi thở mong manh, mà lại vô cùng màu nhiệm. Bởi nó là sự kết nối của thân và tâm. Muốn Thân – Tâm nhất như, không còn con đường nào khác ngoài hơi thở là Chỉ Quán niệm hơi thở.

” Đây chính là con đường độc nhất làm thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ mọi khổ ưu và thành tựu chánh trí”

Tóm lại: Thiền sâu thở tốt là cái "Dụng" để duy trì sức khỏe, an tâm, định tỉnh. Nếu Hành giả bước vào cảnh giới tu thiền để đạt được Bát thiền, tứ Quả thánh chúng cần phải liễu tri ba điều: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly khỏi chúng. Trong Trung bộ kinh: Ðại kinh Khổ uẩn Thể "Tướng " của việc hành trì cần phải hội đủ tam vô lậu học: Giới Định Huệ.

Khi đã được "Tứ thánh quả" của Đạo tức là vào thể tánh chơn như, viên giác không thể nghĩ bàn. Đến đấy không có lời để diễn tả cái thể tánh này. Xem Ba kinh Nghiệm Đức Bổn Sư Thiền nguyên thủy của soạn giả Thích minh Châu và Phật Học Phổ Thông.X; XI.108. Luận Đại thừa Khởi Tín.2

Chú thích: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BB%91t


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

ThienNhan gửi (Vậy thì, hơi thở của chúng ta chắc chắn phải có một vai trò nhất định nào đó, nó phải có một mối liên hệ rất mật thiết với quá trình tu học, và là con đường ai cũng phải đi qua. Chỉ bằng hơi thở và có hơi thở thôi mà có thể thành tựu Bậc Chánh Trí, tại sao?

Câu trả lời là có thể! Nhưng chắc chắn một điều là bạn và tôi không bao giờ chấp nhận cái kiểu tin kinh sách một cách mù quáng. Mọi Kinh nghiệm truyền thừa phải được kiểm chứng. )

Hơi thở chỉ là phương tiên thôi chủ yếu là truyển thức thành trí mới quan trọng trong quá trình luyện tập hơi thở.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

dieungo đã viết:ThienNhan gửi (Vậy thì, hơi thở của chúng ta chắc chắn phải có một vai trò nhất định nào đó, nó phải có một mối liên hệ rất mật thiết với quá trình tu học, và là con đường ai cũng phải đi qua. Chỉ bằng hơi thở và có hơi thở thôi mà có thể thành tựu Bậc Chánh Trí, tại sao?

Câu trả lời là có thể! Nhưng chắc chắn một điều là bạn và tôi không bao giờ chấp nhận cái kiểu tin kinh sách một cách mù quáng. Mọi Kinh nghiệm truyền thừa phải được kiểm chứng. )

Hơi thở chỉ là phương tiên thôi chủ yếu là truyển thức thành trí mới quan trọng trong quá trình luyện tập hơi thở.
Kính chào Đạo hữu Diệu Ngộ,

Hân hạnh được tiếp đón một thành viên mới của Diễn đàn Phật Pháp. Hy vọng mọi sự an lành học Pháp nơi bạn nhiều hơn.
Hơi thở chỉ là phương tiện thôi chủ yếu là truyển thức thành trí mới quan trọng trong quá trình luyện tập hơi thở.
Đúng vậy, hơi thở chỉ là một phương tiện. Chỉ có chuyển thức thành trí mới là quan trọng.
Làm sao để chuyển thức thành trí đây?

1. Thế giới và loài hữu tình:

Không biết hoặc biết về luyện tập hơi thở cũng điều hiểu.v.v. (Không thở thì không còn gọi là loài hữu tình.)

2. Về khoa học, Y khoa, Ngoại đạo, Bà La môn giáo (Yoga)...

Cũng rất chú trọng luyện tập về hơi thở.

3. Tông phái Phật giáo:

Các tông phái Thiền, Tịnh, Mật...Cũng lấy hơi thở làm điểm tựa, nhưng cách luyện tập và từ ngữ Phật học có thay đổi. Nhưng không ra ngoài Chỉ Quán (hay Thiền định). Mà Thiền định thì lấy hơi thở làm chánh.

Nhưng Thiền của Phật giáo có thể chuyển thức thành trí là nhờ vào Giới Định Huệ.

Về phương pháp thực hành của Giới Định Huệ phát nguồn từ 37 phẩm trợ đạo.

Tu trong 37 phẩm trợ đạo. Chúng ta nên quán xét và suy tư cho thật kỷ lại một lần. Thì gốc của 37 Phẩm này là "Tứ Niệm Xứ". (Thân thọ tâm pháp).

tn, thân kính.

(Ghi chú: Bài này chỉ là yếu lược của hơi thở. Nếu nói sâu về Pháp học và huân tập thì Hành giả phải đi sâu vào kinh điển.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào TN
Làm sao để chuyển thức thành trí đây?
bạn có bao giờ nghĩ răng pháp quán hơi thở cũng có thể chuyển thức thành trí được không?
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]

Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’

Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’

Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

cái gì nhận biết đấy? Chính cái nhận biết đấy sẽ chuyển thức thành trí


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

dieungo đã viết:Chào TN
Làm sao để chuyển thức thành trí đây?
bạn có bao giờ nghĩ răng pháp quán hơi thở cũng có thể chuyển thức thành trí được không?
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]

Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’

Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’

Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
cái gì nhận biết đấy? Chính cái nhận biết đấy sẽ chuyển thức thành trí
Ý trên của đ/h là hành trì?
còn lý thuyết chuyển thức thành trí thi...

Hình như từ Thức thành Trí ở trong kinh Trung Bộ của Cố Ni Sư Trí Hải, dịch và giảng, có dạy thì phải. http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BA%A3n

Còn đ/h muốn hiển bài ý mình thì viết ra, chúng ta cần cở mở thêm. Đại đa số Thành Viên điều thông cả hai hệ phái Phật giáo.

Đừng ngại cứ viết ra, sẽ có rất nhiều người cần bạn. Tn tới giờ huân tu lạy Phật rồi, sẽ trở lại sau, Chúc mai mắn.

tn, kính


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào TN tỉnh giác, chánh niệm là gì?
tôi biết tôi thở ra, tôi biết tôi thở vô,tôi biết tôi tức giận, tôi biết tôi thèm ăn kẹo...
chính cái biết này mới chuyển thức thành trí.
Hơi thở, cảm giác, thiện, ác, chúng sinh hữu tình,... chỉ là phương tiện ban đầu.
http://phattue.org/node/340 Kinh pháp môn căn bàn này nói lên điều gì?
tưởng tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh ý thức yêu nó, ghét nó, nó là của ta...
Liễu tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh cái biết nó không thật có, nó không trường tồn, nó không phải của ta(
Thắng tri là: thấy sự vật hiện tượng mà như không có sự vật hiện tượng.

vậy từ tưởng trí đến liễu tri, rồi đến thắng tri thì phải cần cái biết ấy chứ không phải hơi thở. Cho lên mới nói chuyển thức thành trí mới quan trọng pháp môn niệm hơi thở.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

quán hơi thở, "biết rõ" các nội pháp và các ngoại pháp...Pháp hiện tại chính là đây! kinhle
Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật! kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:
dieungo đã viết:Chào TN
Làm sao để chuyển thức thành trí đây?
bạn có bao giờ nghĩ răng pháp quán hơi thở cũng có thể chuyển thức thành trí được không?
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]

Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’

Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’

Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
cái gì nhận biết đấy? Chính cái nhận biết đấy sẽ chuyển thức thành trí
Ý trên của đ/h là hành trì?
còn lý thuyết chuyển thức thành trí thi...

Hình như từ Thức thành Trí ở trong kinh Trung Bộ của Cố Ni Sư Trí Hải, dịch và giảng, có dạy thì phải. http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BA%A3n

Còn đ/h muốn hiển bài ý mình thì viết ra, chúng ta cần cở mở thêm. Đại đa số Thành Viên điều thông cả hai hệ phái Phật giáo.

Đừng ngại cứ viết ra, sẽ có rất nhiều người cần bạn. Tn tới giờ huân tu lạy Phật rồi, sẽ trở lại sau, Chúc mai mắn.

tn, kính
Diệu Ngộ đ/h thân,

Tn. cố gắng sẽ trả lời một lần theo sự hiểu biết, học từ trong kinh sách bấy lâu nay, nếu sai hay đúng thì chúng ta cũng phải trở lại kinh điển.


1. Làm sao để chuyển thức thành trí đây? Chỉ Huân Tu mới chuyển thức thành trí (Tiệm ngộ).

2. Bạn có bao giờ nghĩ rằng pháp quán hơi thở cũng có thể chuyển thức thành trí được không?

- Xin thưa, được! Bởi Tỉnh giác là Thiền chỉ, Chánh Niệm là thiền quán. Quán là Định, hơi thở là mục tiêu của Tỉnh giác. (Trong sơ thiền: Tầm Tứ).
Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]

Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’

Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’

Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Cái gì nhận biết đấy? Chính cái nhận biết đấy sẽ chuyển thức thành trí. ( Chỉ là một lý thuyết hành trì để sanh "Tuệ". Duy nhất chỉ Thiền Định mới sanh trí Huệ. Trí nghĩa là Tuệ.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

dieungo đã viết:Chào TN tỉnh giác, chánh niệm là gì?
tôi biết tôi thở ra, tôi biết tôi thở vô,tôi biết tôi tức giận, tôi biết tôi thèm ăn kẹo...
chính cái biết này mới chuyển thức thành trí.
Hơi thở, cảm giác, thiện, ác, chúng sinh hữu tình,... chỉ là phương tiện ban đầu.
http://phattue.org/node/340 Kinh pháp môn căn bàn này nói lên điều gì?
tưởng tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh ý thức yêu nó, ghét nó, nó là của ta...
Liễu tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh cái biết nó không thật có, nó không trường tồn, nó không phải của ta(
Thắng tri là: thấy sự vật hiện tượng mà như không có sự vật hiện tượng.

vậy từ tưởng trí đến liễu tri, rồi đến thắng tri thì phải cần cái biết ấy chứ không phải hơi thở. Cho lên mới nói chuyển thức thành trí mới quan trọng pháp môn niệm hơi thở.
Chào TN tỉnh giác, chánh niệm là gì? -

tôi biết tôi thở ra, tôi biết tôi thở vô,tôi biết tôi tức giận, tôi biết tôi thèm ăn kẹo...
chính cái biết này mới chuyển thức thành trí.
(Trí này còn trong vòng đối đải, trong nhà Thiền chỉ gọi là Tỉnh Giác, Chánh Niệm).

Hơi thở, cảm giác, thiện, ác, chúng sinh hữu tình,... chỉ là phương tiện ban đầu.

Phương tiện ban đầu cho người mới tu tập để đạt đến: Tầm Tứ, Hỷ Lạc và Nhất Hành (Nhất tâm).
(đ/h Đồng Nát viết)
Tầm trừ diệt hôn trầm
Tứ trừ diệt hoài nghi
Hỷ trừ diệt bất bình
Lạc trừ diệt phóng tâm
Nhất hành trừ trần dục.

Phương tiện ban đầu cũng là phương tiện cuối cùng của người tu (Giác rồi thì không có chổ phân biệt, còn chưa giác thì mới có chổ phân biệt.)


http://phattue.org/node/340 Kinh pháp môn căn bàn này nói lên điều gì?
tưởng tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh ý thức yêu nó, ghét nó, nó là của ta...
Liễu tri là: thấy sự vật hiện tượng ta liền phát sinh cái biết nó không thật có, nó không trường tồn, nó không phải của ta(
Thắng tri là: thấy sự vật hiện tượng mà như không có sự vật hiện tượng.

vậy từ tưởng trí đến liễu tri, rồi đến thắng tri thì phải cần cái biết ấy chứ không phải hơi thở. Cho lên mới nói chuyển thức thành trí mới quan trọng pháp môn niệm hơi thở.

Hơi thở là đề mục Thiền (Ví dụ: Cái trục của bánh xe, muốn lăn bánh thì phải cần tới cái trục. Sau đó, Từ điểm A đến điểm B thì phải trải qua tuần giai đoạn tu hành.)

Đề mục Thiền là gì?

1. Bên Thiền Phái trúc Lâm Thiền Sư Thích Thanh Từ, "Nếu vọng sanh, thì thấy chớ không theo.

2. Đề mục của Thiền Sư Nhất Hạnh cũng là Hơi thở. "Vui với niềm Tỉnh giác (Hoa vi Tiếu)"

3. Đề mục của vua Trần Thái Tông là "Niệm Phật". Thiền Tịnh song tu...

4. Và các Thiền Trung Hoa, Nhật Bản thì lấy câu thoại đầu...Nhưng tất cả điều phải lấy "Giới" luật làm đầu.
(Nếu tu thiền mà không tu giới thuộc về Ngoại Đạo, Dù bạn là Phật tử có quy y tam bảo củng vậy. Hoặc bạn chỉ nói lý thuyết của Nhà Phật, chớ không phải là người học Phật. Muốn biết mình là Chơn/ngụy Phật tử thì mình quán xét trong 10 kiết sử căn bản, đã thanh trừ được bao nhiêu rồi!)


tn, thân ái

(Ghi chú: Hai bài tn mới vừa viết vội vã theo ý thức, Huynh Khai Nhị, Đồng Nát hay các đ/h có nhiệt tâm. Xin sữa lại cho hoàn chỉnh hơn. Rất cảm ơn.)


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Hôm nay mới thấy TN pha 1 tách COFFE đen không đường mời DN, mọi lần chỉ có DN pha COFFE đen không đường mời TN. Nhưng nhất định DN phải nhận tách COFFE này bởi vì TN đã nhận DN là tri kỷ.
DN nghĩ nếu dừng ở mức trị kỷ thôi cũng chẳng có gì để nói, chỉ là mời nhau vài tách coffe thôi. DN thấy chung ta phải nâng tầm lên một chút nữa ở mức tri âm thì mới mong hiểu nhau được.
DN, thân ái.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thiền sâu thở tốt

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Tầm trừ diệt hôn trầm
Tứ trừ diệt hoài nghi
Hỷ trừ diệt bất bình
Lạc trừ diệt phóng tâm
Nhất hành trừ trần dục.

Câu kệ trên được trích từ Kinh sách ra, không phải lời nói của ngu này. :D
Xin Thiên nhân đừng gọi ngu này là "thầy" nữa kinhle
Kính tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tại sao thiền & thở 'ăn khách' tại Anh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tôi theo dõi chuyến công du của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sang Vương quốc Anh năm nay với câu hỏi lớn trong đầu: Điều gì khiến vị thiền sư này thu hút cử tọa là công chúng Anh đến thế?

Mở đầu là một buổi nói chuyện của ông với các nghị sĩ, giới trí thức, các nhà giáo dục và hoạt động xã hội tại Tòa nhà Quốc hội Anh, chiều thứ Ba, 27-3.

Tiếp theo là buổi nói chuyện trước công chúng vào tối thứ Năm 29-3-2012 tại Trung tâm Văn hóa Southbank, London với chủ đề: Tìm hạnh phúc và bình an đích thực tại đây, bây giờ. 2700 vé cho sự kiện này đã bán sạch hết. Chỗ ngồi của cả hội trường lớn ba tầng đặt kín người.

Hai ngày sau đó, buổi thiền ngồi tại Quảng trường Trafalgar vào trưa thứ Bảy, 31/03 đã thu hút hơn 3000 người đến tọa thiền.

Sau đó là các buổi giảng tĩnh tâm rải rác ở các trường học. Tại Đại học Nottingham, kỳ tĩnh tâm dài năm ngày (5 - 10-4-2012) với chủ đề Nuôi dưỡng hạnh phúc đã thu hút 900 người đến dự.

Khi Thích Nhất Hạnh đến Ireland, sự kiện này đã được tờ Irish Times đăng trên trang nhất, ngày 10/04 với tít: Cha đẻ của chánh niệm. Buổi nói chuyện trước công chúng tại Dublin đã thu hút 2000 người đến nghe vào tối thứ Tư, 11/04.

So với hai lần công du trước của Thiền sư đến Anh vào năm 2008 và 2010, đợt này có thể được gọi là ‘thành công tốt đẹp’, theo cô Sita Bland, một thành viên trong ban tổ chức nhận định.

Đằng sau sự thành công đó là gì? Tại sao những thuyết giảng về thiền định và chánh niệm của Thích Nhất Hạnh lại có sức hút trong một xã hội phương Tây đương đại đến như vậy?

'Thiền định và chánh niệm'

Thiền thở đang ngày càng phổ biến trong xã hội phương Tây như một phương pháp trị liệu giúp giảm stress, giảm đau, trầm cảm.
Cô Martina Nguyễn, nghiên cứu sinh tiến sĩ, khoa Sử học tại trường Đại học California Berkeley, Hoa Kỳ giải thích rằng trong xã hội phương Tây đương đại, đầu óc con người lúc nào cũng bận bịu suy nghĩ nhiều việc, về cuộc sống, gia đình, sự nghiệp, v.v. Thế nên, người ta rất dễ bị căng thẳng.

Trong bối cảnh xã hội đó, phương pháp thiền định và chánh niệm được dễ dàng hấp thụ vì nôm na nó khuyên người ta: Đừng suy nghĩ gì nữa. Hãy thư giãn. Hãy tập trung vào hơi thở, hít vào… thở ra. Tôi biết mình đang sống. Tôi đang tận hưởng cuộc sống trong từng giây phút này đây.

Đấy là những điều mà cô Martina cảm thấy rất thiết thực, có thể dễ dàng áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Cô cho biết thêm một lý do khác: “Tôi cũng thích việc bài tập của ông không đề cập nhiều đến thế lực siêu nhiên nào đó. Mà nó chỉ tập trung vào việc làm thế nào để bản thân tôi có thể tìm thấy được hạnh phúc trong thế giới mình đang sống mà thôi.”

Và cuộc sống, dù ở đâu cũng thế, cũng có nhiều điều ‘hỉ - nộ - ái - ố’ (vui, giận, yêu, ghét) xảy ra hàng ngày. Thế nên, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh hứa sẽ hóa giải được những nỗi đau khổ trần tục qua phương pháp thiền định và chánh niệm thì lời hứa đó trở nên hấp dẫn vô cùng.

Cô Sita Bland, một người mộ đạo Bụt thiền định của pháp môn Thích Nhất Hạnh tại Yorkshire, Anh cho biết cô đã áp dụng phương pháp này vào nơi làm việc của mình, để giao tiếp với đồng nghiệp của mình hiệu quả hơn.

Cô nói: “Khi tôi giận thì tôi nói là mình giận. Tôi muốn đối thoại để hóa giải nó. Tôi nói với đồng nghiệp là tôi cần họ giúp đỡ để làm điều đó.”

Cô tóm tắt: "Tính thiết thực, đơn giản, hiệu quả, và dễ áp dụng vào đời sống hàng ngày là điểm ‘ăn khách’ của phương pháp chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh".

Nhưng thiền định và chánh niệm thật sự là gì? Những khái niệm và phương pháp thực hành nghe qua có vẻ rất thần bí và xa lạ với xã hội phương Tây vốn có truyền thống duy lý từ lâu đời.

Tôi trò chuyện thêm với một số sư cô, sư thầy làng Mai để tìm hiểu thêm ‘chánh niệm’ là gì và tại sao phương pháp này có sức hấp dẫn với xã hội phương Tây đương đại.

Nguyễn Xuân (Theo BBC)
Thế kỷ 21 ngày nay, tân tiến theo kỷ nghệ, khoa học. Thế giới tâm linh của con người nói riêng, và Phật giáo nói chung.

Thiền niệm quán "Hơi thở" không còn xa lạ với chúng ta. Không còn dành riêng cho hàng hạ căn, hoặc chỉ đặt biệt cho hệ phái Nam truyền. Mà cả thế giới điều biết, dành cho tất cả mọi người sống trên trái đất này.

Thiền có thể kéo dài sự sống, đem lại sức khỏe dồi dào...

Thiền có thể từ khổ đau đến nơi an tịnh.

Thiền có thể đem lại hạnh phúc cho mình, và cho mọi người chung quanh ta.

Và Thiền có thể đem đến sự "Giải thoát". Thành Bồ tát, Thanh văn, Duyên Giác, Bích Chi Phật, Phật. Nếu chúng ta đủ kiên nhẩn hành trì Giới Định Huệ, và gặp Thiện Tri Thức chỉ dạy.

Chúc tất cả mọi sự an lành đến các bạn Thành Viên Diễn Đàn này.

tn, kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.76 khách